Vay nóng Tima

Truyện:Ác Hán - Hồi 295

Ác Hán
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 295: Giương đông kích tây
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Siêu sale Shopee

- Tôn hầu, đây là Đổng Tây Bình muốn bỏ qua Giang Lăng, trực tiếp đoạt Tương Dương... Y lần này chuẩn bị một trận giải quyết chiến sự Kinh Bắc, chính là xạ nhân tiên xạ mã, cầm tặc tiên cầm vương. Nếu Tương Dương thất thủ, thì cho dù bảo vệ được Giang Lăng cũng không còn ý nghĩa gì. Hơn nữa hắn chỉ cần vây Giang Lăng, sau khi đoạt được Tương Dương thì có thể trực tiếp uy hiếp Nam Dương. Ta cũng biết trên chiến trường Kinh, Dự, Đổng Tây Bình căn bản không muốn quyết chiến cùng Lưu Bị ở Nhữ Nam. Y chỉ cần đoạt được Nam Dương là có thể tạo thành thế giáp công Nhữ Nam. Tương Dương thất thủ, Nam Dương tất phá. Nếu như Nam Dương mất, Nhữ Nam nhất định sẽ xảy ra hỗn loạn... Nếu Nhữ Nam cũng mất nốt...

Gia Cát Lượng không nói tiếp mà nhìn Tôn Sách:

- Tôn hầu, chúng ta phải lập tức xuất binh, tiếp viện Tương Dương.

Tôn Sách gật đầu:

- Lời Khổng Minh chính hợp ý ta. Ta đã chỉnh bị binh mã, đến khi rạng sáng sẽ gấp rút tiếp viện Lưu Cảnh Thăng Tương Dương. Có điều, nếu như ta rời Giang Hạ...

Gia Cát Lượng trầm ngâm chốc lát:

- Nếu như Tôn hầu tin Khổng Minh, Khổng Minh nguyện tạm lưu Giang Hạ.

Tôn Sách quan sát Gia Cát Lượng từ trên xuống dưới một hồi, đột nhiên sảng khoái mỉm cười:

- Khổng Minh, ta tin ngươi.

Phải nói Tôn Sách là một người rất có đảm lược, hơn nữa nhìn người rất chuẩn. Cũng có phong thái dùng người không nghi, nghi người không dùng.

Nếu như là người khác, sợ là rất khó tin tưởng Gia Cát Lượng.

Thế nhưng Tôn Sách lại dám quyết đoán như vậy, giao hậu phương của mình cho một người không thuộc phe mình.

Cho nên trong diễn nghĩa, sau khi Tào Tháo nghe được tin Tôn Sách chết thì như trút được gánh nặng, lúc đó mới dám khai chiến với Viên Thiệu.

Gia Cát Lượng cũng không khách khí, lập tức thảo luận chi tiết cùng Tôn Sách.

Hai người trong đại trướng nói chuyện trắng đêm, bất tri bất giác đã đến lúc gà báo sáng.

Tôn Sách toàn thân khôi giáp, sai người nổi trống thăng trướng, chuẩn bị phân công nhiệm vụ gấp rút tiếp viện Tương Dương. Nhưng đúng lúc này, một con khoái mã xông vào trong quân doanh.

Sĩ tốt trên lưng ngựa ngã nhào trước trướng, lớn tiếng gọi:

- Ta là sứ giả của Trình Phổ tướng quân, có chuyện quan trọng bẩm báo.

Tôn Sách nghe ngoài trướng có rối loạn, vì vậy đỡ kiếm bước ra ngoài, đến trước mặt binh sĩ kia trầm giọng nói:

- Trình tướng quân có chuyện gì bẩm báo.

Nhìn binh sĩ kia tóc tai bù xù, dáng dấp khổ sở, trong lòng Tôn Sách dấy lên dự cảm mơ hồ.

Chỉ thấy binh sĩ lấy từ trong lòng ra một phong thư, hai tay dâng lên. Tôn Sách nhận lấy, vội vàng xé ra lướt qua.

Sắc mặt hắn nhất thời trở nên trắng bệch, tay khẽ run.

Hắn lẩm bẩm:

- Sao có thể? Sao có thể như vậy?

Gia Cát Lượng bước lên hỏi:

- Tôn hầu, đã xảy ra chuyện gì?

Tôn Sách hít sâu hai hơi, cố gắng bình ổn tâm tình, lệnh cho thân vệ bên người dẫn sĩ tốt kia xuống, sau đó xoay người bước vào đại trướng.

- Tôn hầu, rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì?

Tôn Sách cắn chặt môi, nói từng chữ:

- Giao Châu phản rồi.

- Cái gì?

- Đổng Phi Chết tiệt sao có thể xuất hiện ở Giao Chỉ? Một đạo nhân mã Quan Trung quân bất ngờ tập kích Giao Chỉ... Tên Sĩ Nhiếp đầu hàng rồi.

Giống như có tiếng sét bên tai Gia Cát Lượng, khiến tay chân hắn lạnh lẽo...

**********

Sĩ Nhiếp đầu hàng.

Trên thực tế, sự đầu hàng của Sĩ Nhiếp không chỉ đại biểu cho sự thất thủ của Giao Châu, mà quan trọng hơn là sự ảnh hưởng của nó đến Sĩ gia Giang Đông.

Xem như thế gia đầu nhập vào Tôn Sách sớm nhất, mặc dù Sĩ Nhiếp không xuất đầu lộ diện, chỉ như cường hào ác bá ở Giao Chỉ. Nhưng năm người con của hắn đều đảm nhiệm chức vị quan trọng ở Giang Đông. Nhất là trưởng tử Sĩ Chi còn đảm nhiệm thái thú Dự Chương, quyền lợi cực lớn.

Cho nên sau khi thư tín của Sĩ Nhiếp đưa đến Dự Chương, Sĩ Chi do dự hai ngày rồi mở chốt xin hàng, nghênh Sơn Man quân của Trương Nhậm vào nhập chủ Dự Chương. Sau khi Dự Chương mất, đường từ Kinh Nam đến Hội Kê lập tức trở nên thông suốt. Tháng 2 năm Thái Bình thứ 6, Vô Nan quân của Bàng Thống và Sơn Man quân của Trương Nhậm hội hợp ở Đại Mạt huyện bên bờ Cốc thủy. Quân tiên phong 6 vạn nhằm thẳng Hội Kê quận, nhăm nhe Đan Dương.

Hội Kê quận trên bản đồ có diện tích rất lớn.

Từ vịnh Hàng Châu đến cửa Mân Giang đều thuộc về quản hạt của Hội Kê. Theo đó mà nói, tám phần mười nhân khẩu của Hội Kê quận đều ở tại Thượng Ngu, Sơn Âm, Dư Diêu, cũng chính là phụ cận vịnh Hàng Châu hậu thế.

Trừ vịnh Hàng Châu, Hội Kê quận có thể nói nghìn dặm không có người ở, thậm chí so với Lương Châu lạnh lẽo còn hoang vắng hơn nhiều.

Hơn nữa ở mênh mông hoang vắng này, Phiên Miêu Sơn Việt tàn sát bừa bãi thành hoạ, núi non trùng điệp, hổ báo sài lang khắp nơi, chính là một vùng đất hoang dã.

Cũng bởi nguyên nhân này, binh mã của Bàng Thống và Trương Nhậm gần như không gặp phải trở ngại nào.

Mãi cho đến gần Đại Mạt huyện hai quân mới dừng lại chỉnh đốn binh mã, chuẩn bị công kích Hội Kê.

Tới Thượng Ngu Sơn Âm nhất định phải thông qua Ô Thương (nay là Nghĩa Ô Chiết Giang). Trình Phổ đã tập kết binh mã đóng ở Ô Thương, chuẩn bị quyết một trận tử chiến với Bàng Thống. Cùng lúc đó Đan Dương thái thú Ngu Phiên cũng chuẩn bị hiệp trợ, chỉ là binh mã trong tay không nhiều nhặn gì.

Bởi Tôn Sách truân quân Giang Hạ, mang theo 6 thành binh mã của Giang Đông.

Hơn nữa thuỷ quân bị diệt, trong tay Ngu Phiên, Trình Phổ tổng cộng cũng chỉ còn hai vạn binh mã. Bất đắc dĩ, Ngu Phiên đành phải xin giúp đỡ phía Tôn Sách.

**********

Tháng 2 Giang Nam mưa phùn lất phất.

Đại Mạt huyện (nay thuộc Cù Châu Chiết Giang), cổ xưng Cô Miệt quốc, nằm bên bờ Cốc thủy, trong địa phận có Tam Cù sơn phong cảnh hữu tình, tuyệt mỹ động nhân. Trên thượng du sông Tiền Đường có cách nói 'Sát Khống Phàn Dương, trước Âu Mân, liền Tuyên Hấp'. Nếu như vào hậu thế, Đại Mạt huyện có thể nói là cửa ngõ của Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây và Giang Tô.

Đương nhiên vào thời Đông Hán, Đại Mạt dù vẫn thuộc cai quản của Hán thất, nhưng thực tế không có quan viên nào được phái đến đây.

Chủ nhân chân chính ở đây là một quốc tộc, đã di dời từ lưu vực Hoàng Hà Trung Nguyên đến đây từ xưa, Cô Miệt tộc nhân. Cô Miệt tộc nhân ở thời Hạ cổ bị gọi là Di nhân, từng là một bộ phận cực kỳ quan trọng triều Hạ. Đầu thời Chu, Chu Võ Vương đông chinh, Cô Miệt quốc được xem như quốc tộc, một bộ phận vẫn lưu trú ở Lỗ địa, còn đại bộ phận đã theo Di tộc nam hạ.

Sau đó vượt qua biên giới, thành một bộ phận của Việt quốc thời kì Xuân Thu Chiến quốc.

Cô Miệt tộc nhân tinh về luyện kim loại, từng xuất hiện Âu Dã Tử, vang danh đúc kiếm đại sư với Can Tương, Mạc Tà. Nhưng sau thời Tần thì dần xuống dốc.

Trương Nhậm đốc soái Sơn Man quân là chủ lực, tiến đến ngoài thành Đại Mạt huyện.

Từ xa Trương Nhậm đã thấy một đội nhân mã bày trận ngoài thành, dưới cờ có một đám người trang phục cực kỳ quái lạ.

Hơn trăm đầu quái vật hình thể cao lớn mũi dài, hình dáng kỳ lạ, yên lặng phủ phục dưới mặt đất.

Mấy nghìn Nam man tộc nhân trang phục binh sĩ, cầm đao thương trong tay. Trên người hai đầu quái vật dẫn đầu ngồi ngay ngắn hai người một nam một nữ.

Nam tướng ngũ đoản, tướng mạo cổ quái.

Nhưng nữ lại thân thể thon dài, xinh đẹp như hoa.

Trương Nhậm nhận được nam tử trên lưng quái vật kia, chính là Bàng Thống. Về phần nữ tử mặt đẹp thì chắc là Thái Sơn man nữ, Chúc Dung công chúa.

Trương Nhậm vội cho binh mã dừng lại, thúc ngựa tiến lên.

Đã thấy Bàng Thống thúc vào quái vật, quái vật kia kêu lên một tiếng đứng lên, giống như một toà núi nhỏ chậm rãi bước về phía trước.

Chiến mã của Trương Nhậm tuy là lương câu bảo mã, nhưng vừa nhìn thấy quái vật kia tiến đến thì thất kinh, bất an giậm chận tại chỗ.

- Sĩ Nguyên, mau mau dừng lại.

Trương Nhậm vội hô lớn:

- Ngươi đó, từ đâu tìm được những quái vật này? Sao trông đáng sợ như vậy?

Trong tay Bàng Thống có một cây gậy trúc, nghe Trương Nhậm hô bèn dùng gậy trúc gõ lên đầu vật cưỡi.

Quái vật kia quẫy mũi dài, kêu một âm thanh rất to. Sau đó chậm rãi phủ phục xuống, sau đó Bàng Thống từ trên lưng quái vật này nhảy xuống.

Vỗ vỗ đầu quái vật, Bàng Thống cười ha ha bước tới.

Trương Nhậm cũng xuống ngựa, tiến lên phía trước ôm Bàng Thống:

- Sĩ Nguyên, cách biệt đã lâu, ngươi trông càng xấu xí. Có điều thân thể có vẻ cường tráng hơn nhiều... Không ngờ, không ngờ ngươi làm được rồi.

Lúc trước khi Trương Nhậm nghe đám người Bàng Thống xuôi nam, cố gắng tập kích Giao Châu thì cũng giống đại đa số người, đều không dám tin Bàng Thống có thể thành công. Thoáng cái một năm rưỡi trôi qua, Bàng Thống không chỉ ra khỏi núi non trùng điệp, hơn nữa còn thần không biết quỷ không hay đoạt lấy Giao Châu. Nếu như nói Trương Nhậm không cảm thấy đố kị thì không phải. Một mặt hắn đố kị vận may của Bàng Thống, nhưng mặt khác Trương Nhậm lại tán thán kỳ tư diệu tưởng của Bàng Thống, tán thán dũng khí hơn người của hắn. Ít nhất Trương Nhậm cảm thấy bản thân không dám làm như thế.

Bàng Thống cười đến nỗi mắt híp lại:

- Thế nào, đầu chiến tượng này của ta có được không?

Bàng Thống vẻ khoe khoang chỉ vào quái vật đang phủ phục dưới đất, nói:

- Nếu không có đàn gia hỏa này, chúng ta có lẽ vẫn chưa thoát khỏi rừng núi. Con này gọi là voi, là chiến thú do tộc Chúc Dung thuần dưỡng, lực lớn vô cùng, cực kỳ nhanh nhẹn dũng mãnh. Lúc trước khi hơn trăm đầu chiến tượng tiến vào dưới thành Giao Chỉ, Sĩ Nhiếp thoáng cái ngẩn ra. Chỉ trong ba ngày lão nhi đã ngoan ngoãn dâng thành đầu hàng. Lúc trước chúng ta giao phong mấy lần cùng Phiên Miêu Sơn Việt, cũng may mà có đám đại gia hỏa này, có thể nói là mọi việc đều thuận lợi.

Trương Nhậm cười nói:

- Vận khí của ngươi thật tốt, đánh Nam man không chỉ có được mỹ kiều nương, còn lập được công huân như vậy.

- Ha ha, lúc trước Lương vương nói với ta, ta trời sinh chính là người làm đại sự mà. Bình thường, bình thường thôi...

Bàng Thống lên mặt không chút ngại ngùng, sau đó kéo tay Trương Nhậm nói:

- Chúng ta vào thành xem. Lão Hổ đã sai người đồn trú binh doanh ngoài thành, bộ hạ của ngươi có thể tới đó. Đi thôi, Lão Hổ đang chờ trong thành, lúc này chắc đang tức muốn chết.

Bàng Thống dẫn Trương Nhậm trước gặp Chúc Dung, sau đó lại an bài người dẫn Sơn Man quân của Trương Nhậm đến binh doanh.

Lúc đi vào thành Trương Nhậm mới biết, Cam Bôn vốn cũng muốn ra thành giương oai một chút, nào ngờ đánh cuộc bị thua, đành phải chờ trong phủ nha. Vinh quang cưỡi chiến tượng ra ngoài thành nghênh tiếp bị Bàng Thống cướp mất, tâm tình sao có thể vui được?

Chúc Dung là một nữ hài tử rất ngoan ngoãn, còn cao hơn Bàng Thống một cái đầu. Nhưng vẫn giống như cô gái nhỏ bước theo sau Bàng Thống.

Điều này khiến cho Trương Nhậm lại phải ước ao.

Sau khi vào phủ nha, Cam Bôn đã dọn xong tiệc rượu tẩy trần cho Trương Nhậm.

Theo quy củ Nam man, Chúc Dung kính Trương Nhậm một chén rượu, sau đó theo phân phó của Bàng Thống dẫn nữ binh tuỳ tùng về hậu viện nghỉ ngơi.

Bộ dạng ngoan ngoãn khiến Trương Nhậm không thôi mơ ước.

Trên phòng lúc này chỉ còn lại ba người Bàng Thống, không khí cũng dần trở nên nghiêm túc. Bàng Thống đặt ly rượu xuống, nói:

- Ta nghe nói chiến sự Kinh Châu đã kết thúc?

Trương Nhậm gật đầu:

- Đúng là đã kết thúc. Cuối năm ngoái tam gia một mình thâm nhập Tương Dương, thuyết phục được Khoái Việt và Thái Mạo, sau đó bày kế giết Văn Sửu, đoạt được Bạch Nhĩ tinh binh, lấy được hổ phù của Lưu Biểu. Khoái Việt dùng hổ phù triệu gọi binh mã Nghi thành, sau đó tam gia phục kích trên đường, đánh tan 8000 dũng sĩ của Lưu Biểu, còn bắt biệt giá Kinh Châu Liêu Lập làm tù binh, nắm toàn bộ Tương Dương trong tay.

- Sau đó Lưu Biểu chết bệnh... Thái Mạo vào lúc con trai Lưu Biểu là Lưu Kỳ đến Tương Dương thì bày mưu dẫn Lưu Kỳ vào thành Tương Dương rồi giết chết.

- Giang Hạ của Tôn Sách nghe tin Giao Châu thất thủ thì lập tức quay lại Giang Đông, khiến cho binh lực Giang Hạ trống rỗng. Ngày 15 tháng giêng, Kinh Châu đại đô đốc Lục Tốn lĩnh thủy quân bất ngờ đánh Giang Hạ, tướng thủ Giang Hạ là Gia Cát Lượng trở tay không kịp, lập không thành kế chặn nhân mã của Lục Tốn đô đốc, sau đó lui về Sài Tang đầu phục Tôn Sách... Hàn Tung tại Nam quận khi biết tin Tương Dương thất thủ thì châm lửa đốt thành. Sau đó Khổng Minh quân sư bày kế ở Lâm Tự, bắt được Ngụy Diên đang gấp rút tiếp viện Tương Dương.

- Hà, ngẫm lại trong một tháng đó thật đặc sắc. Có điều vẫn không so được với công lao của Sĩ Nguyên lấy Giao Châu.

Trương Nhậm nói xong không nhịn được lại khen ngợi Bàng Thống.

Bàng Thống chỉ thản nhiên cười:

- Lão Hổ, việc của Cô Miệt tộc nhân đã ổn định hay chưa?

Cam Bôn nói:

- Đã ổn định rồi. Tông chính của Cô Miệt tộc tỏ ý nếu Lương vương có thể đối đãi tốt với tộc nhân của hắn thì hắn nguyện ý chịu quy phục và chịu giáo hoá, cũng cho chúng ta thuyết phục các nơi Sơn Việt Phiên Miêu chịu giáo hóa của người Hán. Đồng thời hắn còn đồng ý xuất 500 Cô Miệt kiếm sĩ theo quân... Điều kiện của lão nhi cũng không quá hà khắc, cũng chỉ hi vọng mưu cầu một thân phận cho tộc nhân.

(Tông chính: quan danh)

Muốn tác chiến với Giang Đông, Bàng Thống đành phải xem xét tình huống địa phương.

Hội Kê hay Dự Chương cũng được...

Người Phiên Miêu, Sơn Việt đông đảo, nếu như không thể vỗ về thích đáng tất sẽ tạo thành phiền phức sau này. Cũng may năm đó khi Đổng Phi ở Tây Vực đã ban bố luật pháp. Cái gọi là các tộc chịu quy hóa đều coi là người Hán, không phân biệt man di, có thể tạm gác bất đồng, bình đẳng ở chung.

Tây Vực như thế, tái bắc như thế, Nam man cũng như thế.

Nếu đã có tiền lệ, thì đối với người Sơn Việt mà nói rõ ràng là điều kiện rất hấp dẫn. Bàng Thống sau khi chiếm lĩnh Giao Chỉ thì sai người không ngừng tuyên dương luật người Hán của Đổng Phi. Cô Miệt tộc nhân tuy ở Hội Kê nhưng cũng đã nghe được tin tức này.

Cam Bôn nói rõ tình huống của Hội Kê cho Trương Nhậm.

Bàng Thống nói:

- Trải qua gần hai năm lặn lội đường xa, Vô Nan quân đã tổn thất thảm trọng. Cho nên đến khi đánh Hội Kê sợ là khó có được lực mạnh. Ta phỏng chừng thời gian để Vô Nan quân nghỉ ngơi khôi phục nguyên khí cũng cần ít nhất trăm ngày. Trương đô đốc, trong một trăm ngày này cần Sơn Man quân đứng mũi chịu sào. Tôn Sách lúc này đã quay lại Giang Đông, hiệu quả của kì binh sẽ bị yếu đi. Hơn nữa với bản tính của Tôn Sách, hắn chắc chắn sẽ phát động phản kích, áp lực của Sơn Man quân cũng không nhỏ đâu...


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-298)


<