Vay nóng Tinvay

Truyện:Đông Chu liệt quốc - Hồi 054

Đông Chu liệt quốc
Trọn bộ 108 hồi
Hồi 054: Sở Vương Đuổi Quân Lâm Phủ Ưu Mạnh Đóng Vai Tôn Thúc Giao
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-108)

Siêu sale Shopee

Tấn Cảnh cũng nghe tin Sở Trang vương thân hành đem quân sang đánh Trịnh, mới phong Tuân Lâm Phủ làm trung quân nguyên soái, Tiên Cốc làm phó nguyên soái, để đem quân sang cứu. Khi đi đến sông Hoàng Hà, có quân thám tử báo rằng:

- Trịnh bị Sở vây, đợi mãi không thấy quân ta đến cứu, đã hàng Sở rồi. Quân Sở đã sắp sửa rút về.

Tuân Lâm Phủ bèn triệu các tướng vào để hội nghị. Sĩ Hội nói:

- Ðem quân đi cứu mà không kịp, bây giờ đánh Sở cũng chẳng ra thế nào, chi bằng ta hãy rút về, sau sẽ định liệu.

Tuân Lâm Phủ khen phải, toan truyền rút quân về. Bỗng có một viên đại tướng đứng dậy can rằng:

- Không nên! Nước Tấn ta làm được bá chủ là vì biết bênh vực kẻ yếu, nay Trịnh đợi mãi không thấy quân ta đến cứu, mới phải hàng nước Sở, ta đánh được nước Sở thì Trịnh tất lại về với ta. Nếu ta bỏ Trịnh mà tránh quân Sở thì các nước nhỏ còn trông cậy vào ta nổi gì! Nước Tấn không làm được bá chủ nữa rồi. Nếu nguyên soái nhất định rút quân về, thì tôi tình nguyện đem quân bản bộ của tôi ra đánh một trận.

Tuân Lâm Phủ nhìn xem ai là quan phó nguyên soái Tiên Cốc. Tuân Lâm Phủ bảo Tiên Cốc rằng:

- Vua Sở thân hành đem quân tới đây, binh nhiều tướng mạnh, nếu ta đem một toán quân sang đánh, khác nào như ném thịt vào hổ đói mà thôi, phỏng có ích gì!

Tiên Cốc thét lên rằng:

- Nếu ta không đi thì sẽ có người bảo rằng đường đường nước Tấn mà không có một người nào dám đánh, chẳng cũng xấu hổ lắm ư! Chuyến này ta đi, dẫu chết tại trậncũng còn được tiếng là người có chí khí!

Tiên Cốc nói xong, tức khắc lui ra. Ði đến cửa dinh gặp anh em Triệu Ðồng và Triệu Quát. Tiên Cốc bảo Triệu Ðồng và Triệu Quát rằng:

- Quan nguyên soái sợ nước Sở muốn rút quân về, chỉ một mình ta quyết đem quân đi đánh.

Triệu Ðồng và Triệu quát nói:

- Ðại trượng phu phải như thế! Anh em tôi cũng xin đem quân bàn bộ đi theo tướng quân.

Ba người cùng nhau đem quân qua sông Hoàng Hà. Tuân Thủ không thấy Triệu Ðồng và Triệu Quát, liền hỏi quân sĩ mới biết hai người đã theo Tiên Cốc qua sông Hoàng Hà để đón đánh quân Sở, liền giật mình kinh sợ, và nói với quan tư mã Hàn Quyết. Hàn Quyết vào bảo Tuân Lâm Phủ rằng:

- Nguyên soái không biết việc Tiên Cốc qua sông Hoàng Hà hay sao?Nếu gặp quân Sở thì tất bị thua, ngài làm nguyên soái mà để cho Tiên Cốc bị thua thì lỗi ở ngài đó!

Tuân Lâm Phủ kinh sợ hỏi kế, Hàn Quyết nói:

- Việc đã lỡ ra như vậy, chi bằng ta kéo cả đại binh sang đánh, nếu được thì công về ngài, nếu không được thì cả các tướng cùng phải chịu tội, chẳng hơn là ngài chịu tội một mình hay sao?

Tuân Lâm Phủ khen phải, truyền kéo đại binh qua sông. Tiên Cốc nghe tin, mừng mà nói rằng:

- Ta vẫn biết là nguyên soái phải theo lời nói của ta!

TRịnh tướng công cho người đi dò thám, biết là quân Tấn cường thịnh lắm, chỉ sợ một mai chiến thắng thì lại trị cái tội theo Sở, mới hợp triều thần lại để thương nghị. Quan đại phu là Hoàng Thủ nói:

- Tôi xin sang sứ bên quân Tấn dể khuyên Tấn đánh Sở, Tấn được thì theo Tấn, Sở được thi theo Sở. Bên nào mạnh thế thì ta theo, chứ có lo gì!

Trịnh Tương công khen phải, rồi sai Hoàng Thú đi. Hoàng Thú đến nói với quân Tấn rằng:

- Chúa công tôi mong quý quốc đến cứu, khác nào đại hạn mong mưa. Chỉ vì xã tắc lâm nguy nên mới phải theo Sở trước mặt chứ không phải dám phản bội thượng quốc. Nay Sở chiến thắng mà sinh kiêu, vả lại đi lâu mỏi mệt, nếu thượng quốc đánh quân Sở thì nước Trịnh tôi cũng xin theo.

Tiên Cốc nói:

- Ta đánh được Sở và làm cho Trịnh phải phục, chỉ ở trận này!

Loan Thư nói:

- Người nước Trịnh hay phản phúc lắm, ta chớ nên tin lời!

TRiệu Ðỗng và Triệu Quát nói:

- Người nước Trịnh xin theo ta để cùng đánh Sở, đó là một cơ hội chớ nên bỏ! Ta nên theo lời Tiênn Cốc

Hai người nói xong, bèn không vân lệnh Tuân Lâm Phủ, mà lại tự tiện theo Tiên Cốc cùng với Hoàng Thú định ước đánh Sở, Trịnh Tương công lại sai sứ đến quân Sở, khuyên Sở Trang vương giao chiến với Tấn. Quan lệnh doãn nước Sở là Tôn Thúc Ngao lo quân Tấn cường thịnh, nói với Sở Trang vương rằng:

- Người nước Tấn không có ý quyết chiến, chi bằng ta cho người sang giảng hoà, giảng hoà mà không được, bấy giờ ta sẽ giao chiến thì lỗi tại nước Tấn.

Sở Trang vương lấy làm phải, liền sai Sái Cưu Cư sang quân Tấn xin giảng hòa. Tuân Lâm Phủ mừng lắm, nói:

- Nếu vậy thì là phúc cả cho hai nước!

Tiên Cốc trỏ vào mặt Thái Cưu Cư mà mắng rằng:

- Nước người đã cướp thuộc quốc của ta, nay lại còn sang giảng hòa! Dẫu nguyên soái ta cho hòa, ta cũng nhất định không chịu, ta quyết đánh cho chẳng còn một mống nào trở về, khiến nước ngươi biết tay Tiên Cốc này. Nhà ngươi nên mau mau về báo với vua Sở, liệu mà trốn trước đi, kẻo nữa khó toàn tính mệnh đó!

Sái Cưu Cư bị Tiên Cốc sỉ mắng một hồi, cúi đầu lui ra. Ði đến cửa dinh, lại gặp anh em Triệu Ðồng và Triệu Quát, Triệu Ðồng và Triệu Quát giơ gươm trỏ vào mặt Sái Cưu Cư mà bảo rằng:

- Nếu mày còn sang đây lần nữa thì ta sẽ cho mày nếm lưỡi gươm này!

Sái Cưu Cư ra khỏi dinh quân Tấn là Triệu Chiên. Triệu Chiên giương cung vào mặt Sái Cưu Cư mà bảo rằng:

- Mày là miếng thịt ở đầu mũi tên của ta, chẳng bao lâu ta sẽ bắt sống mày, hãy cho mày trở về báo trước cho vua Sở mày biết.

Sái Cưu Cư trở về nói với Sở Trang vương. Sở Trang vương nổi giận, hỏi các tướng xem ai dám sang khiêu chiến với quân Tấn không? Quan đại tướng là Nhạc Bá xin đi. Nhạc Bá ngồi một cái xe tiến sang vòng quân Tấn. Gặp một bọn quân hơn mười người, Nhạc Bá bắn chết một người, rồi quay xe trở về. Quân Tấn chia làm ba toán đuổi theo, toán đi giữa là Bảo Quý, toán đi phía tả là Bảng Ninh, toán đi phía hữu là Bàng Cái. Nhạc Bá hét to lên rằng:

- Ta bắn về phía tả thì trúng ngựa, bắn về phía hữu thì trúng người, nếu bắn không trúng thì ta thua!

Nhạc Bá giương cung bắn luôn mỗi bên một phát, phát bên tả trúng suốt ba bốn con ngực, xe không đi được nữa, phát bên hữu trúng Bàng Cái, còn quân sĩ thì bị thương rất nhiều. Bởi vậy toán quân phía tả và phía hữu đều không dám theo nữa, chỉ có Bảo Quý chỉ huy toán quân di giữa là cố sức đuổi gần đến nơi, Nhạc Bá chỉ còn có một phát tên, toan giương cung ra bắn Bảo Quý, nhưng lại nghĩ thầm rằng:

- Nếu phát tên này ta bắn không trúng thì tất nhiên bị hại!

Nhạc Bá còn đang nghĩ ngợi thì bỗng có một con hươu to ở đâu chạy qua trước mặt. Nhạc Bá liền bắn chết con hươu ấy rồi sai Nhiếp Thúc xuống xe lấy con hươu, đưa biếu Bảo Quý. Bảo Quý thấy Nhạc Bá bắn chẳng sai phát nào, trong lòng sợ hãi, nhân thấy Nhạc Bá sai người biếu con hươu, mới giả cách than rằng:

- Tướng nước Sở biết giữ lễ như vậy thì ta không dám xâm phạm.

Bảo Quý quay xe trở về. Tướng nước Tấn là Ngụy Kỳ biết Bảo Quý thả cho Nhạc Bá chạy, nổi giận mà nói rằng:

- Nước Sở có người đến khiêu chiến, mà nước Tấn ta không ai dám sang trận địa quân Sở, tôi e rằng người nước Sở tất cũng cười ta, vậy tôi xin sang để dò xem quân Sở mạnh yếu thế nào.

TRiệu Chiên cũng nói với Tuân Lâm Phủ rằng:

- Tôi xin cùng với NGụy tướng quân cùng đi.

Tuân Lâm Phủ nói:

- Khi trước Sở sang xin giảng hòa với ta rồi mới đánh, nay các người sang quân Sở, cũng phải xin giảng hòa trước để gọi là đáp lễ lại Sở.

Ngụy Kỳ xin vâng mệnh. Triệu Chiên đưa Ngụy Kỳ lên xe trước mà bảo rằng:

- Tướng quân báo lại việc Sái Cưu Cư, còn tôi xin báo lại việc Nhạc Bá.

Quan thượng quân nguyên soái là Sĩ Hội nghe tin Triệu Chiên và Ngụy Kỳ sang trận địa quân Sở, vội vàng vào yết kiến Tuân Lâm Phủ, đeẻ can ngăn việc ấy, nhưng vào đến nơi thì hai tướng đã đi rồi. Sĩ Hội mới nói riêng với Tuân Lâm Phủ rằng:

- Ngụy Kỳ và Triệu Chiên còn ít tuổi nóng nảy bồng bột, không biết tùy cơ ứng biến, tất làm cho quân Sở phải tức giận. Nếu quân Sở bất thình lình mà đến đánh thì ta làm thế nào?

Bấy giờ quan phó tướng là Khước Khắc cũng đến nói với Tuân Lâm Phủ rằng:

- Tình ý nước Sở khó mà lường được, ta nên phòng bị trước!

Tiên Cốc thét to lên rằng:

- Sắp sửa giao chiến, lại còn phòng bị gì nữa!

Tuân Lâm Phủ không biết đằng nào mà quyết đoán. Sĩ Hội lui ra, nói riêng với Khước Khắc rằng:

- Nguyên Soái chẳng khác gì người bù nhìn! Thôi chúng ta phải tự liệu lấy mới được.

Sĩ Hội nói xong, liền bảo Khước Khắc rủ hai quan thượng quân đại phu là Củng Sóc và Hàn Xuyên đem quân bản bộ ra phục ở trước núi ngao Sơn. Quan Trung quân đại phu là Triệu Anh Tề cũng lo quân Tấn thua, sai người sắp thuyền sẵn ở cửa sông Hoàng Hà đề phòng khi chạy trốn. Ngụy kỳ vẫn ghét Tuân Lâm Phủ, muốn làm cho Tuân Lâm Phủ mang tiếng, nên trước mặt Tuân Lâm Phủ thì nói đến việc hoà, nhưng khi sang đến quân Sở thì lại nói đến việc đánh. Tướng nước Sở là Phan Ðảng biết chuyện trước kia Sái Cưu Cơ sang sứ nước Tấn, bị tướng nước Tấn sĩ nhục nay thấy Ngụy Kỳ đến, bàn tính sự báo thù, vội vàng bước vào đại binh thì Ngụy Kỳ đã ra khỏi dinh rồi. Phan Ðảng tức khắc dục ngựa đuổi theo, bèn toan quay lại để đối địch, bỗng thấy trông rừng có sáu con hươu lớn, nhân nghĩ đến việc tướng nước Sở biếu hươu khi trước, liền giương cung bắn chết một con, sai người hầu xe đem biếu Phan Ðảng mà nói rằng:

- Khi trước Nhạc tướng quân có cho quân Tấn tôi một con hươu, nay quân Tấn tôi đáp lễ lại.

Phan Ðảng nghĩ thầm rằng:

- Quân Tấn cũng bắt chước lối cũ của ta như vậy, nếu ta đuổi theo thì chẳng hóa ra người nước Sở ta vô lễ lắm ư! Bèn cùng truyền quay xe trở lại. Ngụy Kỳ về đến dinh quân Tấn, nói với Tuân Lâm Phủ rằng:

- Vua nước Sở không cho giảng hòa, định đánh một trận để quyết thắng phụ.

Tuân Lâm Phủ hỏi:

- Triệu Chiên đâu?

Ngụy Kỳ nói:

- Tôi đi trước, hắn đi sau, thành ra tôi không được gặp.

Tuân Lâm Phủ nói:

- Nước Sở đã không cho giảng hòa thì Triệu Chiên tất nhiên bị hại!

Nói xong, sai Tuân Dinh đem quân đi đón Triệu Chiên. Nguyên Triệu Chiênđang đêm đi đến trước cửa dinh quân Sở, giải chiếu xuống đất ngồi, đem rượu ra uống, rồi sai hơn hai mươi người giả cách nói tiếng nước Sở, lén vào trong dinh quân Sở. Quân Sở biết là giả, nắm lại để hỏi. Người ấy rút dao đâm chết một người trong đám quân Sở. Quân Sở náo động cả lên, đốt đuốc đuổi bắt được mấy người. Những người khác trốn thóat chạy ra, trông thấy Triệu Chiên vẫn còn ngồi trên chiếu, thì vội vàng ôm lên xe, rồi tìm người dong xe thì đã mắc trong đám quân Sở, không ra được rồi. Triệu Chiên phải cầm cương ngựa lấy, ngựa đói không thể đi được.

Sở Trang vương nghe nói có giặc lên đến, liền thân hành đem quân ra đuổi. Quân đuổi gấp lắm, Triệu Chiên vội vàng bỏ xe trốn vào trong rừng. Tướng nước Sở là Khuất Ðăng trông thấy cũng xuống xe đuổi theo, Triệu Chiên cởi áo giáp và xe ngựa đem về nộp Sở Trang vương. Sở Trang vương vừa toan quay xe trở về thì thấy Phan Ðảng chạy đến. Phan Ðảng trỏ về phía bắc mà bảo Sở Trang vương rằng:

- Trông cắt bụi bay lên thế kia thì đại nước Tấn sắp sửa kéo đến!

Sỡ dĩ có đám cát bụi ấy là bởi có toán quân của Tuân Dinh phụng mệnh Tuân Lâm Phủ đi đón Triệu Chiên, Phan Ðảng trông không rỏ, tưởng là đại binh quân Tấn, làm cho Sở Trang vương sợ hãi, mặt xám xanh lại, may gặp có toán quân của quan lệnh doãn là Tôn Thúc Ngao kéo đến. Sở Trang vương mới được yên lòng. Sở Trang vương hỏi Tôn Thúc Ngao rằng:

- Sao lệnh doãn biết có đại binh nước Tấn sắp tới mà đem quân ra cứu ta?

Tôn Thúc Ngao nói:

- Tôi không biết có đại binh nước Tấn, nhưng tôi sợ đại vương khinh thường xông vào quân giặc, nên tôi phải đem quân tiếp ứng, còn đại binh ta cũng sắp tới đây bây giờ.

Sở Trang vương ngảnh về phía bắc, trông lại một lượt, thấy đám cát bụi cũng không thấy gì làm cao;mới bảo Tôn Thúc Ngao rằng:

- Không phải đại binh nước Tấn.

Tôn Thúc Ngao nói:

- Nay các tướng đều đả đến cả, xin đại vương cứ truyền lệnh tiến đánh, nếu ta đánh được một toán thì các toán khác đều phải vỡ tan.

Sở Trang vương liền truyền lệnh tiến binh. Tuân Lâm Phủ cũng đem quân ra đối địch, nhưng quân Sở nhiều quá, quân Tấn không thể nào địch nổi, tức khắc bỏ chạy tán loạn. Tuân dinh đi đón Triệu Chiên, không thấy đâu cả, lại gặp tường nước Sở là Hùng Phụ Cơ, hai bên giao chiến một lúc, hưng Tuân Dinh thấy quân Sở đông quá, cũng phải bỏ chạy, bị Hùng Phụ Cơ bắt sống. Tướng nước Tấn là Bàng Bá đem hai con là Bàng Ninh và Bàng Cái cùng ngồi một cái xe nhỏ để chạy trốn, đi chận không, da bàn chân trầy ra hết. Triệu Chiên trông thấy, kêu to lên rằng:

- Ai đi xe thế kia, cứu tôi với!

Bàng Bá nghe tiếng Triệu Chiên, bảo hai con chớ ngảnh cổ lại. Hai con không hiểu ý cha, tức thì ngảnh cổ nom lại phía sau xem ai. Triệu Chiên trông thấy liền gọi:

- Bàng Bá cho ta lên xe với!

Hai con nói với Bàng Bá. Bàng Bá tức giận lắm, nói:

- Ðã như vậy thì hai đứa mày nhường chỗ cho người ta! Bàng Bá tức thì đuổi hai con xuống mà cho Triệu Chiên lên xe. Bàng Ninh và Bàng Cái mất xe thành ra chết ở trong đám loạn quân. Tuân Lâm Phủ và Hàn Quyết cùng một bọn tàn quân chạy men bờ sông Hoàng Hà, ngảnh lại trông thấy Tiên Cốc bị thương ở ttrán, máu chảy đầm đià, đang xé áo chiến bào ra để buộc. Tuân Lâm Phủ trỏ vào mặt Tiên Cốc mà bảo rằng:

- Tướng quân hăng hái lắm mà sao cũng như thế!

Ði đến cửa sông Hoàng Hà, gặp Triệu Quát cũng đến, Quát nói với Tuân Lâm Phủ rằng:

- Anh tôi là Triệu Anh Tề, khi trước có sắp sẵn thuyền bè, nay đã qua sông rồi, mà chẳng bảo cho chúng ta biết, như vậy thì còn ra nghĩa lý gì nữa!

Tuân Lâm Phủ nói:

- Những lúc nguy cấp này còn bảo nhau sao kịp!

Triệu Quá vẫn hầm hầm tức giận, từ bấy giờ cùng với Triệu Anh Tề thành ra hiềm khích.

Tuân Lâm Phủ nói:

- Quân ta không thể đánh nhau với Sở được nữa, bây giờ nên mau mau nghĩ kế để qua sông.

Tuân Lâm Phủ liền sai Tiên Cốc đi tìm thuyền, nhưng chỉ tìm được có mấy chiếc. Tuân Lâm Phủ chưa kịp qua sông thì lại thấy có vô số quân ùn ùn chạy đến. Tuân Lâm Phủ nhìn xem quân nào thì tức là toán quân của Triệu Sóc và Loan Như bị tướng nước Sở là công tử Trách đánh đuổi, cùng chạy đến đây. Tuân Lâm Phủ ngảnh về phía nam, trông thấy cát bụi bay lên ngỡ là quân Sở đuổi tới, mới sai đánh trống và hạ lệnh rằng:

- Ai sang trước thì sẽ có thưởng!

Quân sĩ tránh cướp thuyền chở, thành ra giết hại lẩn nhau. Dưới thuyền người đã đầy rồi, mà còn nhiều người chen nhau bước xuống đến nổi đắm mất ba mươi chiếc thuyền. Tiên Cốc đứng ở trong thuyền lại thét to lên rằng:

- Ðứa nào bíu vào mái chèo và mạn thuyền thì cứ lấy dao mà chặt tay đi!

Các thuyền đều theo lệnh lấy dao ra chặt, ngón tay rơi vào trong thuyền, khác nào hoa rụng, phải bốc từng bốc mà ném xuống sông. Trên bờ người khóc như ri, nghe rất thê thảm! Mặt sau lại có bọn Tuân Thủ, Triệu Ðồng, Ngụy Kỳ, Bàng Bá và Bảo Quý lục tục kéo đến. Tuân Thủ đã xuống thuyền rồi, không trông thấy con là Tuân Dinh, sai người đứng ở trên bờ gọi rầm lên. Có người biết là Tuân Dinh bị bắt, nói với Tuân Thủ. Tuân Thủ nói:

- Con ta đã bị bắt thì ta không chịu về không!

Nói xong tức thì lên bờ để lại xông vào đám quân Sở. Tuân Lâm Phủ can rằng:

- Tuân Dinh đã bị bắt thì tướng quân đi cũng vô ích.

Tuân Thủ nói:

- Nếu tôi bắt được tướng nước Sở thì cũng có thể đòi lại được con tôi.

Ngụy Kỳ vốn chơi thân với Tuân Dinh, bởi vậy cũng xin theo đi. Tuân THủ mừng lắm, đem mấy trăm quân trở lại. Quân sĩ nhiều người vẫn kính phục Tuân Thủ, cho nên đều vui lòng theo cả, có người đã xuống thuyền rồi, nghe nói Tuân Thủ định trở lại để tìm Tuân Dinh, cũng đều lên bờ xin theo. Tuân Thủ là người bắn giỏi lắm, bấy giờ xông vào quân Sở, trông thấy tướng nước Sở là Tương Lão đang đi thu thấp những xe ngựa và khí giới của quân Tấn bỏ lại, có ngờ đâu quân Tấn thình lình kéo đến, không kịp đề phòng, bị Tuân Thủ bắn cho một phát, ngã lăn xuống đất. Công tử CỐc Thần trông thấy Tương Lão bị mũi tên, vội vàng đến cứu.

Ngụy Kỳ xông vào, giao chiến với công tử Cốc Thần. Tuân Thủ lại bắn luôn phát nữa, trúng ngay vào cánh tay phải của công tử Cốc Thần. Công tử Cốc Thần đau quá, đứng lại để nhổ mũi tên, bị ngụy Kỳ bắt sống và lấy thêm cả cái xác của Tương Lão mang về, Tuân Thủ nói:

- Ðem công tử Cốc Thần và xác Tương Lão này cũng đủ chuộc lại được con ta, ta nên trở về.

Nói xong, liền giục ngựa về ngay. Khi quân Sở biết mà đuổi theo thì đã khôn gkịp. Côn gtử Anh Tề đem quân đuổi đánh Sĩ HỘi. Sĩ Hội vừa đánh vừa chạy, may nhờ có quân của Cung Spốc tiếp ứng, mới chạy thoát được. Công tử Anh Tề có sức đuổi theo, lại gặp tướng nước Tấn là Khước Khắc đem quân đến. Công tử Anh Tề thấy vậy, phải thu quân trở về. Tuân THủ về đến cữa sông Hoàng Hà, thấy toán quân của Tuân Lâm Phủ chưa qua sông thết, có ý kinh sợ, may nhờ có toán quân của Triệu Anh Tề đã qua sông rồi, cho người đem thuyền sang đón, quân Tấn mới qua được sông Hoàng Hà.

Ðại Bình quân Sở đã kéo đến Bí Thành, NGũ Sâm nói với Sở Trang vương xin mau mau đuổi theo để đánh quân Tấn. Trang vương nói:

- Nước Sở ta từ khi thua Tấn ở đất Thành Bộc, vẫn lấy làm xấu hổ, nay được một trận này đủa rưả cái thẹn năm xưa, nhưng hai bên rồi cũng nên giảng hòa với nhau, ta còn giết hại làm gì nữa.

Sở Trang vương truyền đóng quân lại. Trịnh Tương công biết là quân Sở thắng trận, thân hành đến Bí Thành để khao thưởng quân sĩ, đón Sở Trang Vương về đất Hành Ưng, rước vào ở trong vương cung, mở tiệc chúc mừng. Phan Ðảng nói với Sở Trang vương xin chất xác quân Tấn để đắp một cái đài gọi là "Kinh quán" kỷ niệm võ công của người nước Sở. Sở Trang vương nói:

- Ta chỉ nhờ may mà đánh được quân Tấn, sao đáng gọi là vũ công!

Sở Trang vương nói xong, truyền cho quân sĩ nhặt chôn những xác người chết, lại làm văn tế thần sông Hoàng Hà, rồi thu quân về. Khi về đến nước Sở, ban thưởng công thần, cho ngũ Sâm làm quan đại phu. Quan lệnh doãn là Tôn Thúc Ngao thở dài mà than rằng:

- Tuân Lâm Phủ là một bậc đại thần. Việc đánh Sở này bởi tại Tiên Cốc trái lệnh, đến nổ thua quân, nay chúa công giết một Tiên Cốc, cũng đủ làm gương cho kể khác. Ngày xưa nước Sở giết Thanéh Ðắc Thần mà Tấn Văn công mừng;nước Tấn tha Mạnh Minh mà Tấn Tướng công sợ, xin chúa công tha tội cho Tuân Lâm Phủ, khiến được lập công về sau.

Tấn Cảnh công theo lời, liền chém Tiên Cốc, phục chức cho Tuân Lâm Phủ, và sai luyện tập quân mã, đợi ngày khác đi đánh báu thù.

- Quan lệnh doãn nước Sở là Tôn Thúc Ngao ốm nặng, dặn con là Tôn An rằng:

- Ta có một tờ di biểu, khi ta chết rồi, mày nên đem dâng đại vương. Ðại vương có cho mày làm quan thì mày chớ nhận. Tài mày nhỏ mọn, không nên dự vào đám quan trường. Nếu đại vương có phong ấp cho mày, mày phải từ chối, từ chối mà không được thì nên xìn đất Tẩm Khâu. Tẩm Khâu là một chỗ đất xấu, chẳng ai thèm tranh dành, hoạ may con cháu về sau mới được hưởng cái lộc ấy.

Nói xong thì chết, Tôn An đem tờ di biểu vào dâng Sở Trang vương;Trang vương mở ra đọc. Tờ di biểu như sau này:

- "Tôi vốn là kẻ khốn cùng đội ơn đại vương cất nhắc cho làm lệnh doãn, trong mấy năm nay không có công trạng gì đáng kể phụ lòng đại vương ủy thác, cũng lấy àm hổ thẹn. Nay nhờ uy linh của đại vương được mệnh chung trong nhà, thật là may cho tôi! Tôi chỉ có một đứa con ngu dốt, không thể cho làm quan được, còn cháu tôi là Viễn Bằng thì cũng có tài năng, có thể dùng được. Nước Tấn làm bá chủ đã mấy đời, mời rồi dẫu bị thua, nhưng chúa công chớ nên xem thường. Dân nước Sở ta khổ về việc chiến tranh đã lâu, chúa công nên nghĩ lại mà khiến cho dân được yên nghĩ. Người ta đến lúc sắp chết, câu hỏi thường hay họp lẽ phải. Xin chúa công xét cho".

Sở Trang vương đọc xong, than rằng:

- Tôn Thúc Ngao gần chết mà vẫn không quên việc nước. Trời làm cho Tôn Thúc Ngao chết, cũng là một sự không may cho ta.

Trang vương nói xong thân hành đến nhà Tôn Thúc Ngao ôm lấy áo quan mà khóc. Các quan đi theo hầu, cũng đều khóc cả. Ngày hôm sau, Trang vương cho công tử Anh Tề làm quan lệnh doãn, và cho Viễn Bằng làm quan châm doãn. Trang vương lại muốn cho Tôn An làm quan công chính, nhưng Tôn An theo lời cha dặn, nhất định xin từ chối, trở về xin làm ruộng. Trang vương có yêu một người kép hát là Mạnh Thù Nho, vẫn gọi là Ưu Mạnh. Ưu Mạnh là người lùn, không đầy năm thước, nguyên là một người kép hát, rất giỏi lại có tài khôi hài, được Trang vương yêu lắm. Một hôm, Ưu Mạnh ra chơi ngoài đồng, gặp Tôn An đi kiếm củi, quẩy một gánh củi trở về. Ưu Mạnh đón mà hỏi rằng:

- Sao công tử chịu khó nhọc mà gánh củi như vậy?

Tôn An nói:

- Cha tôi làm tướng quốc trong mấy năm trời, không lấy một đồng tiền nào của ai, đến lúc chết chẳng còn lý gì, bởi vậy tôi phải gánh củi.

Ưu Mạnh than rằng:

- Công tử cứ vững lòng, rồi đây thế nào đại vương cũng triệu công tử!

Ưu Mạnh về nhà chế ra một bộ mũ áo giống như của Tôn Thúc Ngao ngày trước, lại bắt chước dáng điệu ăn nói của Tôn Thúc Ngao luyện tập trong ba ngày, cái gì cũng giống, thật là Tôn Thúc Ngao sống lại!Gặp bấy giờ Sở Trang vương ngự yến ở trong cung, triệu Ưu Mạnh vào làm trò. Ưu Mạnh sai một người khác ra trò trước, đóng vai Sở Trang vương, làm ra bộ tưởng nhớ Tôn Thúc Ngao, còn mình thì đóng vai Tôn Thúc Ngao. Sở Trang vương (vai trò) trông thấy, giật mình king sợ mà nói rằng:

- Ô hay! Tôn Thúc Ngao hãy còn sống à? Ta tưởng nhớ nhà ngươi lắm, nhà ngươi nên ở lại mà giúp ta!

Ưu Mạnh nói:

- Tôi đây chỉ giống Tôn Thúc Ngao mà thôi, có phải là Tôn Thúc Ngao thật đâu!

Sở Trang vương (vai trò) nói:

- Ta tưởng nhớ Tôn Thúc Ngao mà không được trông thấy, nay thấy nhà ngươi giống Tôn Thúc Ngao, cũng khiến cho ta được đỡ nhớ. Ta cho nhà ngươi cứ làm tướng quốc, nhà ngươi chớ từ.

Ưu Mạnh nói:

- Đại vương tin dùng tôi như vậy, rất hợp với sở nguyện của tôi, nhưng tôi có lão thê ở nhà, rất là từng trải tinh đời để tôi xin về bàn với lão thê tôi, rồi mới dám vâng lệnh.

Ưu Mạnh trở vào buồng trà, một lúc lại bước lên sàn hát mà tâu với Sở Trang vương(vai trò) rằng:

- Vừa rồi tôi có bàn với lão thê tôi, thì lão thê tôi khuyên tôi chớ nhận.

Sở Trang vương (vai trò) hỏi:

- Sao vậy?

Ưu Mạnh nói:

- Lão thê tôi có đặt một bài hát để khuyên tôi, vậy tôi xin hát.

Nói xong liền hát:

- Quan tham không nên làm, thế mà nên làm!

Quan liêm nên làm, thế mà không nên làm!

Quan tham không nên làm, đã tham thì tất đê hạ, mà nên làm vì con cháu được lên xe xuống ngựa!

Quan liêm nên làm, đã liêm thì tất cao khiết, mà không nên làm vì con cháu phải ăn đói mặc rách!

Chàng chẳng thấy:

Quan lệnh doãn nước Sở ta là Tôn Thúc Ngao, lúc sống làm quan không lấy của ai một đồng nào.

Chẳng may thất lộc(người làm quan chết đi, người ta gọi là thất lộc, nghĩa là mất lộc(lương bổng) đi rồi, con cháu nghèo hèn đói khát, chỉ có cái túp chui ra chui vào...

Chàng, chàng ôi, chàng chớ học đòi Tôn Thúc Ngao!

Quân vương nào có nhớ công lao!

Trang vương trông thấy Ưu Mạnh lời ăn tiếng nói, giống hệt như Tôn Thúc Ngao thuở xưa, đã động lòng thương xót, sau nghe đến bài hát của Ư Mạnh, bỗng ứa nước mắt mà nói rằng:

- Khi nào ta dám quên công Tôn Thúc Ngao!

Trang vương liền sai Ưu Mạnh đi triệu Tôn An. Tôn An mặc áo rách, đi giày cỏ, vào yết kiến Trang vương. Trang vương hỏi:

- Nhà ngươi đến nổi cùng khốn như thế ư?

Ưu Mạnh đứng bên cạnh, đỡ lời mà tâu rằng:

- Nếu không cùng khốn thì đã không tỏ được cái nhân đức của quan lệnh doãn ngày trước!

Trang vương nói:

- Tôn An khi trước đã từ chối không muôn làm quan, nay ta nên phong cho một cái ấp lớn.

Tôn An đã cố ý xin từ chối. Trang vương nói:

- Ta đã quyết định như thế, nhà ngươi chớ nên từ chối.

Tôn An nói

- Nếu đại vương nghĩ đến chút công lao của tôi, mà muôn cho tôi được ấm no thì xin phong cho tôi ở đất TâmẩKhâu là đủ.

Trang vương nói:

- Khi cha tôi gần mất có dặn tôi như vậy, nếu không phong cho đất Tảm Khâu thì tôi không dám nhận.

Trang vương theo lời. Về sau, người ta thấy rằng Tẩm Khâu là một nơi đất xấu, không ai muốn tranh đoạt. Con cháu Tôn Thúc Ngao cứ nối đời được hưởng lộc ấy.

Tuân Lâm Phủ nước Tấn nghe tin Tôn Thúc Ngao chết, biết là quân Sở chưa có thể đi cứu Trịnh được, mới tâu với vua Tấn xin đem quân đi đánh Trịnh, nhưng chỉ cướp phá biên giới nước Trịnh, rồi thu quân trở về. Các tướng nói với Tuân Lâm Phủ xin vây kín thành nước Trịnh. Tuân Lâm Phủ nói:

- Ta vây kín thành nước TRịnh, cũng chưa chắc đã lấy nổi, vạn nhất nước Sở đem quân đến cứu thì lại thành ra thêm việc, chi bằng ta hãy để cho người nước Trịnh phải sợ ta.

Trịnh Tương công thấy vậy, quả nhiên sợ lắm, sai sứ sang bàn mưu với nước Sở và đưa người em là công tử Chương sang nước Sở, đổi lấy công tử Khứ Tật về về nước TRịnh để cùng cầm quyền chính trong nước. Sở Trang vương nói:

- Nếu nước Trịnh biết thủ tín, thì chẳng cần gì phải giữ người làm tin.

Sở Trang vương nói xong, liền cho cả hai người đều về, rồi hợp các quan triều thần lại để thương nghị.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-108)


<