Vay nóng Tinvay

Truyện:Đại Đường tiểu lang trung - Hồi 094

Đại Đường tiểu lang trung
Trọn bộ 397 hồi
Hồi 094: Sự tình nghiêm trọng
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-397)

Siêu sale Lazada

Tang mẫu ngớ ra một lúc mới nói được:

– Đây là chuyện nhà lão nương, hôn nhân con cái là do cha mẹ định đoạt, cho dù quan lão gia cũng không quản được.

– Bà nhầm rồi, đúng là cha mẹ định đoạt hôn nhân con cái, nhưng nếu con cái dứt khoát không chịu, cũng không cho phép che mẹ dùng bạo lực, uy hiếp hay cưỡng ép đâu. Để xem khi huyện thái gia biết bà vì hám tiền, ép khuê nữ gả cho ông già trên năm tuổi làm tiểu thiếp, huyện thái gia có tán thưởng không, bách tính bên ngoài nghe phán mấy ai ủng hộ bà? Hay người ta nhổ bọt vào mặt? Người ta biết được bản mặt của bà, còn ai tới quán trà nữa.

Tả Thiếu Dương không hiểu Đường luật, nhưng kiến thức này của y không sai, bất kể triều đại nào cũng không cho phép cưỡng ép hôn nhân. Đường luật sơ nghị quy định rõ ràng:" Hôn nhân tuy có mai mối, nhưng do đe dọa ép buộc, tính tội cấp một, cưỡng ép cưới gả, tội thêm một bậc." Chuyện cưỡng ép làm thiếp cũng xử phạt, nhưng xử phạt nhẹ hơn.

Luật là thế, nhưng ở thời một chữ tình hơn trăm chữ lý này nhìn khắp lịch sử gần như không có vụ kiện nào con cái kiện cha mẹ ép buộc hôn nhân cả, vì cho dù được xử thắng cuộc, con cái kiện cha mẹ là tội bất hiếu, xử phạt nặng nề hơn nhiều.

Tang mẫu dốt nát không hiểu Đường luật nốt, vừa rồi bà ta chỉ thuận miệng dọa thôi, trong tiềm thức người bấy giờ, lên quan là đáng sợ lắm. không ngờ bị Tả Thiếu Dương đem luật ra dọa lại, có điều vẫn mạnh miệng nói:

– Đừng lấy vương pháp ra nói, lão nương không sợ.

Quay sang Tả Quý:

– Tả lang trung, nhi tử ông ức hiếp lão thái bà này, lại còn muốn đưa lên nha môn bêu xấu ta, ông ngồi yên đó không quản à?

Người nguyên tắc cũng có lúc vô nguyên tắc, hơn nữa trước đó Tang mẫu tới nhà phát hiện bị Tả Thiếu Dương lừa, không lấy được tiền đã nói không ít lời mỉa mai, làm ông giận điên người, chẳng qua ông theo lời dạy không chấp nữ nhân, giờ nghe bà ta điên đảo thị phi, càng tức giận, lành lạnh nói:

– Trung Nhi nhà ta nói không có gì sai, lệnh ái đã dặn nàng tới lấy thì trả, tất nhiên phải làm như thế, dù sao lệnh ái tận tay đưa tiền cho nhà ta vay, không thể trả người khác. Còn về phần lên nha môn là chính bà nói ra, giờ vu oan nhi tử ta, muốn đi cứ tự tiện, lên đại đường phân rõ trái phải trắng đen. Nên đánh đòn thì đánh đòn, phải phạt bạc thì phạt bạc, ai đúng ai sai sẽ rõ ngay thôi.

Tang mẫu thực sự không dám lên nha môn, càng không dám làm ầm ĩ chuyện này, tức tới mồm lệch đi:

– Giỏi, giỏi cho Tả lang trung, bao che con cái như thế? Lão nương đang bận, không rảnh dây dưa với ông. Đợi qua thời gian này, ta tìm ông lý luận.

Nói rồi lắc cái mông béo đi mất.

Bà ta đi rồi, Tả Quý nghiêm mặt nói:

– Chuyện vừa rồi là sao, bao con đi trả tiền sao sinh lắm chuyện như vậy?

Tả Thiếu Dương đem chuyện kể ra, đương nhiên không kể mình lẻn lên phỏng khuê nữ nhà người ta được, nói khác đi là Hoàng Cầm cho biết, chả sợ cha đi tìm Hoàng Cầm xác nhận.

Tả Quý nhíu mày:

– Chuyện này nếu họ không làm ầm lên nha môn thì chỉ biết thế thôi, không nên quản vào, dù sao cũng là chuyện nhà người ta, càng không nên nói ra ngoài.

Tả Thiếu Dương vâng lời, sợ cha lại hỏi chuyện nếu không phải do Tang phụ sai bảo, vì sao Tiểu Muội lại mang tiền tới cho vay, nói lảng đi:

– Phải rồi cha, Nghê Nhị trị bệnh chết lão mẫu Tùy chưởng quầy, bị tố cáo lên nha môn, ông ta bị sai dịch bắt đi rồi.

Quả nhiên Tả Quý bị đánh lạc hướng, tuy không ưa gì Nghê Nhị nhưng dù sao là người cùng nghề, nghe người ta hành y xảy ra chuyện, vội hỏi ngọn ngành ...

Cùng lúc ấy huyện nha huyện Thạch Kính.

Nghê đại phu chắp tay sau lưng đang đi vòng vòng như kiến bò chảo nóng.

Ông ta ra ngoài khám bệnh, về tới nhà hay tin đệ đệ bị nha môn bắt đi rồi, vội gọi hỏa kế khi đó đi cùng đệ đệ mình tới tra hỏi, biết đầu đuôi câu chuyện, mặc dù thấy chuyện này nghiêm trọng, song chẳng hoảng, cho rằng Tùy gia làm rùm beng lên như thế chẳng qua là muốn bắt chẹt ít tiền thôi, liền mang trọng lễ tới Tùy gia bồi tội, ai ngờ gác cửa không thông báo vào trong, chỉ nói muốn nói gì lên công đường.

Nghê đại phu nói khó một hồi, người ta không thèm để ý, đóng sập cửa không tiếp, thấy Tùy gia cứng rắn như thế, Nghê đại phu mới biết chuyện chẳng lành, về nhà suy tính mãi, liền mang số lễ vật kia đi gặp huyện lệnh.

Ông ta và Tiền huyện lệnh có giao tình, Tiền huyện lệnh bị bệnh thường gọi ông ta tới khám, trước kia ông ta có chuyện tới bái phỏng, Tiền huyện lệnh luôn gọi và nội nha nói chuyện, mà lần này lại được gác cửa đưa tới hoa sảnh tiếp khách bình thường, hộp lễ cũng không thu, Tiền huyện lệnh còn mượn cớ bận công vụ, tới giờ vẫn chưa lộ diện. Điều này làm Nghê đại phu càng lo, thầm nghĩ chuyện nghiêm trọng rồi.

Lòng đang như lửa đốt thì thị tòng ở cửa cuối cùng cũng kéo dài giọng nói:

– Huyện thái gia tới ...

Nghê đại phu vội vàng đi tới, cúi đầu chắp tay thi lễ.

Tiền huyện lệnh tuổi chừng gần 50, người tầm thước gày gò, khuôn mặt có phần khắc khổ, nghiêm nghị, rất có quan uy, liếc ông ta một cái, phẩy vạt áo ngồi xuống ghế giữa hoa sảnh:

– Ngồi đi.

– Đa tạ lão gia ban ngồi.

Nghê đại phu chưa bao giờ thấy Tiền huyện lệnh lãnh đạm nhưu vậy, sợ hãi, ngồi mà như có gai ở mông, nhấp nha nhấp nhổm.

Thị tròng mang trà lên, Tiền huyện lệnh thong thả uống, không nói gì.

Nghê đại phu kiên nhẫn chờ đợi, khi ông ta đặt cốc trà xuống mới khom lưng nói:

– Đại lão gia, hôm nay lão phủ ... Ừm, tại hạ ... À, tiểu nhân.. Khụ khụ ...

Ông ta thay đổi liền mấy cách xưng hô, thấy mình có chuyện muốn nhờ mà lại xưng là lão hủ thì có vẻ làm cao, không đủ lễ phép. Xưng tại hạ thì có phần giống khẩu khí giang hồ, không chính quy, cắn răng đổi cách xưng hô tiểu nhân có phần ti tiện, bao nhiêu năm rồi ông ta không dùng tới cách xưng hô thấp kém này nữa, ngập ngừng mấy tiếng mới nói trơn được:

– Tiểu nhân hôm nay mạo muội bái phỏng, quấy nhiễu công vụ của đại nhân, thật hổ thẹn, nhưng mà xá đệ bị bắt, lòng như lửa đốt, nên mới mặt dày tới đây, muốn nghe ngóng sự việc, nếu có hiểu lầm, cũng tiện bẩm rõ với đại nhân.

Nghê đại phu đứng dậy bê hộp lễ vật tới, đặt dưới chân Tiền huyện lệnh, mở nắp ra, bên trong có mấy xếp lụa, còn có hộp nhỏ màu đen trạm trổ công phu, cẩn thận để lên bàn trà, ấn khóa, tách một cái, nén bạc đều tăm tắp xuất hiện.

– Xá đệ tuy trẻ người non dạ, nhưng y thuật vẫn tạm được, quyết không có chuyện chữa trị sai làm chết người bệnh, cho nên, trong này e là ...

– Bản huyện cũng không nói hắn trị bệnh sai lầm gây chết người.

Tiền huyện lện cuối cùng cũng lên tiếng, giọng chậm rãi đầy vẻ nhà quan, mắt không nhìn đồ Nghê đại phu mang tới lấy một cái.

Nghê đại phu quá hiểu đời, nghe ra lời ông ta có hàm ý khác, càng thất kinh, châm chước câu chữ nói:

– Chuyện này ... Y thuật của xá đệ không kém tiểu nhân là mấy, ô đầu tuy có độc, cũng là phương thuốc thường ngày dùng rất nhiều, quyết không thể có sai sót. Về phần lão mẫu Tùy chưởng quầy vì sao trúng độc, ắt có chuyện lạ bên trong, hoặc có người hạ độc chưa biết chừng.

Tiền huyện lệnh không đáp, vỗ vỗ tay, thị tòng đi vào nghe lệnh, ông ta nói:

– Mời Thang bác sĩ tới đây một chuyến.

– Vâng.

– Ừm, gọi cả An y quan nữa.

– Vâng, lão gia.

Đường triều ở nha môn các châu huyện đều thiết lập y thự, một châu tầm trung như Hợp Châu, y thự có một bác sĩ tòng cửu phẩm, là cấp bậc thấp nhất, chức trách chủ yếu là quán lý hành nghiệp y dược trong khu vực, tương đương cục giám sát y dược sau này. Ngoài ra còn mang công năng y học viện địa phương, bình thường dạy học sinh, gặp phải lúc địa phương có dịch, dẫn học sinh đi trị liệu, số học sinh này cũng có quy định, là 12 người.

Thang bác sĩ mà Tiền huyện lệnh nói là người đứng đầu y thự Hợp Châu, tuy quan chức kém xa Tiền huyện lệnh, nhưng người ta được thứ sử đại nhân đích thân phái xuống hiệp trợ tra án, ở mức độ nhất định đại biểu cho thứ sử đại nhân cho nên phải nể mặ


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-397)


<