Vay nóng Tima

Truyện:Bạch Nhật Quỷ Hồn - Hồi 13

Bạch Nhật Quỷ Hồn
Trọn bộ 16 hồi
Hồi 13: Phù Dung Vị Tiếu Phong Xuy Lạc -Sơn Hạ Hầu Gia Hí Lão Ma
5.00
(một lượt)


Hồi (1-16)

Siêu sale Shopee

Hãn Thanh về đến trang viện ở Lạc Dương thì đã cuối canh ba. Bọn gia đinh gác cổng chính là đệ tử năm túi của Cái Bang, được chỉ huy bởi một hóa tử sáu túi, có tên Tiểu Linh Miêu Lý Tữu Tuyền. Họ Lý mới ba mươi nhưng tiền đồ rất sáng lạng, nhờ cơ trí tinh minh và bản lĩnh cao cường, gã lại là đệ tử chân truyền của Đặng bang chủ.

Chính Tiểu Linh Miêu là người xâm nhập được vào Tổng đàn Ngũ Long Bang ở Bách Phong Trung Sơn. Việc này đã chứng tỏ được sự lợi hại của gã!

Tữu Tuyền nhận ra Hãn Thanh hoan hỉ nói:

- Mừng công tử đại thắng Vu Sơn Sơn Chủ, danh lừng tứ hải.

Thì ra Cái Bang đã cử người theo quan sát, và sớm báo tin về nhà!

Hãn Thanh gượng cười:

- Ta chỉ nhờ xuất kỳ bất ý và chút may mắn, đâu có gì hãnh diện!

Tữu Tuyền bí ẩn nói:

- Công tử cứ vào rồi sẽ thấy hết, quả là diệu kế Tá Đao Sát Nhân!

Hãn Thanh bán tín bán nghi, rảo bước vào đại sảnh, chàng đẩy cửa ra, chói mắt vì ánh nến rực rỡ, và có tiếng người quen thuộc:

- Thanh nhi mau đóng cửa lại!

Hãn Thanh vội đóng cửa và kêu lên:

- Tề nhạc phụ!

Thì ra quanh chiếc bàn gỗ lớn giữa sảnh là Tề Phi Tuyết và những người khác như Đại, Tam, Tứ, Ngũ Phán Quan, Nhất Bất Thông Chu Minh, Hà Hồng Tập.

Hãn Thanh mừng rỡ thi lễ với mọi người. Thấy gương mặt Tinh Châu Tài Thần buồn vời vợi, chàng vội hỏi:

- Hà nhạc phụ! Nhạc mẫu và hai vị sư thúc Phi Châm Môn đâu?

Hà Hồng Tập rầu rĩ đáp:

- Nhạc mẫu ngươi ở Hồng viện với Hồng Hương, còn Triệu nghĩa đệ và Vương nghĩa muội đã hy sinh cùng gần trăm đệ tử Phi Châm Môn rồi Nhất Bất Thông Chu Minh đỡ lời:

- Việc đã qua nhắc lại chỉ thêm buồn. Nay chúng ta đã phá tan Tổng đàn Ngũ Long Bang, tàn sát mấy trăm tên cũng là báo được thù!

Hãn Thanh hân hoan nói:

- Té ra chư vị đã tập kích Bách Phong! Dám hỏi sự việc thế nào?

Chu Minh lườm chàng:

- Chính tiểu quỷ nhà ngươi đã tiên đoán việc này, sắp đặt mọi việc, sao còn giả đò nữa?

Lão Hầu Gia cười ha hả:

- Đừng trách y tội nghiệp! Phần sau kế hoạch là do lão phu nhúng tay vào đấy! Vì sợ chư vị không đủ sức làm cỏ Ngũ Long Bang nên già này đã bí mật gửi thư cho phương trượng chùa Thiếu Lâm. Nhờ vậy, vào phút chót, năm trăm tăng lữ La Hán Đường đã đến tham chiến, quét sạch Ngũ Long Bang ra khỏi ngọn Bách Phong!

Hãn Thanh và mọi người nhìn Mộ Dung Cẩn với ánh mắt khâm phục.

Dưới bề ngoài phương phi nhân hậu kia là một con người có tâm cơ sắc xảo, thông tuệ!

Tề Phi Tuyết giơ ngón cái khen!

- Lão Hầu Gia quả là bậc chân nhân ẩn mặt!

Hãn Thanh vội hỏi:

- Nhạc phụ! Chẳng hay số phận bốn lão ma đầu kia ra sao?

Họ Tề vuốt râu đắc ý:

- Bắc Nhạc Quỷ Trảo bang chủ Kiếm bang Từ Cư Chính và Đông Nhạc Thần Đao bỏ mạng, chỉ còn cha con Nam Thiên Tổng Giám chạy thoát, công đầu trong vụ này nên gán cho gã Tiểu Linh Miêu của Cái Bang. Lý Tữu Tuyền đã mai phục dưới chân ngọn Bạch Phong, phát hiện ra bọn lão phu, báo ngay tin Thanh nhi và lão Hầu Gia vẫn còn sống, đưa chúng ta di vòng đường hậu sơn, tập kích bất ngờ, nhờ vậy mới thành công!

Hãn Thanh tủm tỉm nói:

- Tiểu Tế đoán rằng chư vị nghe được tin về cuộc phó ước giữa Ngũ Long Bang và Thần Ngưu Giáo, thế nào cũng tập kích tổng đàn, hay chặn đường đoàn phó ước, nên đã cho Tữu Tuyền giám sát Bách Phong, còn mình thì đi Thái Hàng Sơn.

Đại Phán Quan Diệp Lãm Trường cười bảo:

- Tâm cơ Thanh nhi đâu kém gì lão Hầu Gia!

Mộ Dung Cẩn cười khanh khách:

- Đúng thế! Thanh nhi khá hơn cha y rất nhiều!

Hãn Thanh ngượng ngùng hỏi Hà Hồng Tập:

- Nhạc phụ! Diễn biến đêm mùng chín tháng tư thế nào, xin người thuật lại cho rõ!

Lão quắc mắt đáp:

- "Đêm ấy đến lượt Phi Châm Môn tuần phòng Hầu Phủ. Do đã có thư nghị hòa của Ngũ Long Bang nên bọn lão phu không ngờ rằng họ lại trở mặt tập kích, và cũng không biết đến sự xuất hiện của Vu Sơn Sơn Chủ!

Khinh công của Bộc Ly Bôi thật là đáng sợ. Lão đi tiên phong, mở đường cho bọn Ngũ Long Bang, chỉ hai chưởng đã đánh chết Triệu tam đệ và Vương tứ muội, rồi còn tàn sát suốt đoạn tường phía Đông.

Khi lực lượng trong phủ xông ra thì họ Bộc tả xung hữu đột đả thương liền Tề lão huynh và bốn vị Phán Quan. Lão phu biết thế đã cùng, liền bảo hai con vượn đưa Lạc Bình và Hồng Hương đào thoát trước. Để bảo toàn tông mạch cho họ Mộ Dung. Thấy Quái mã và lão Hầu gia biến mất, ta tưởng ông đã thoát nên yên tâm. Sau đó, chúng ta vừa đánh vừa rút lui chạy về phía sau, nương theo đêm tối mà chạy về hướng U Linh Cốc. Nếu không nhờ hai trái Thiên Địa Mê Cầu của Bạch Thần Y thì cũng khó ma đào thoát nổi! Tổng cộng chúng ta tổn thất đến gần hai trăm người!

Cả nhà ngồi lặng lẽ như để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh. Lát sau, Hãn Thanh kể lại cuộc phó ước Ngũ Hành Sơn, và cả mối thù giữa Thần Ngưu Giáo Chủ với Hắc Hồ Bảo. Khi nghe chàng nhắc đến Sách Huyết Tôn Giả Phí Hòa, Nhất Bất Thông Chu Minh kinh hãi nói:

- Chết thực! Một mình lão Vu Sơn Sơn Chủ đã không ai địch nổi, lại thêm họ Phí thì nguy to! Tôn Giả chính là em vợ của Bộc Ly Bôi đấy! Chắc phen này họ Bộc và Tư Không Nhạ sẽ kéo quân đến Diên An liên kết với Hắc Hồ Bảo!

Hãn Thanh buồn rầu bảo:

- Nếu Thanh này có được một thanh bảo kiếm, như Trạm Lư Thần Kiếm của Hải Trừng Công Chu Kích, thì mới mong giết được Vu Sơn Sơn Chủ và Sách Huyết Tôn Giả!

Ngũ phán quan Tây Môn Thủy là người trầm mặc, ít nói, mặt xương xương, lãnh lẽo như đá. Người ngoài chẳng thể biết lão nóng nảy và liều lĩnh nhất trong các Phán Quan. Tây Môn Thủy chỉ nể sợ mỗi Tề Phi Tuyết nên không dám buông lung. Từ ngày về nương náu Hầu Phủ, được lão Hầu Gia cả Hãn Thanh trọng đãi, Ngũ Phán Quan rất yêu mến họ, nhất là Hãn Thanh.

Vì vậy, giờ đây, Tây Môn Thủy mới chịu mở miệng:

- Nghe nói Chu Kích bị xử trảm, thanh Trạm Lư Bảo Kiếm lại bị thiên tử thu hồi, chắc là đâu đó trong hoàng cung. Để lão phu đi Bắc Kinh trộm về cho Thanh nhi sử dụng!

Sau khi Hãn Thanh lấy Tề Đạm Vân thì chàng xem các Phán Quan như trưởng bối, xưng tiểu tế. Tây Môn Thủy gọi chàng là Thanh Nhi và lão có cảm giác chàng là nam tử của mình! Ở tuổi bảy mươi, ai không khao khát có gia đình cho khỏi cô đơn? Nhất là khi ảo vọng dùng Băng Hỏa Quả luyện tiên đan tan vỡ, Tây Môn Thủy thấy hụt hẫng, tịch mịch vô cùng!

Hãn Thanh kính cẩn đáp:

- Cảm tạ Ngũ thúc đã có dạ quan hoài, nhưng việc đột nhập hoàng cũng rất nguy hiểm, nơi ấy có hàng ngàn phòng ốc, đường đi rắc rối như mê cung, chẳng dễ gì tìm ra nơi cần đến. Để sau này, nếu không còn cách nào tốt hơn, tiểu tế sẽ cùng Ngũ thúc đi một chuyến!

Đêm hôm sau, Tổng binh thành Lạc Dương đột tử. Nghe nói lão chết trên người tiểu thiếp xinh đẹp, có lẽ là bị thượng mã phong.

Thế là tri phủ Hà Nam ở Hứa Xương phải bổ nhiệm ngay Tổng binh mới, và gửi công văn về bộ Lại, bộ Binh.

Bách tính thành Lạc Dương hoan hỉ khi thấy Hầu Tước Phủ được khởi công xây dựng lại. Hàng vạn mẫu đất hai bên bờ Lạc Thủy là của họ Mộ Dung, được giao khoán cho các nông dân với mức tô rất thấp, khiến cuộc sống các tá điền rất sung túc. Họ vô cùng biết ơn vị địa chủ nhân đức. Những năm mất mùa, họ không phải nộp tô mà còn được trợ cấp lúa gạo để ăn giáp hạt.

Nhưng trong sổ điền, số gạo ruộng kia lại không thuộc về Hầu Phủ mà của họ Lý, họ Vương, họ Tiên... nào đấy. Các địa chủ này đều có điểm giống nhau, là đều lấy vợ họ Mộ Dung.

Do tập quán Trung Hoa, đàn bà xuất giá thì dùng họ của chồng. Khi chết mới ghi như danh trên bia mộ. Vì vậy, người ngoài không thể biết họ là con gái Mộ Dung, trực tiếp điều hành tài sản của Hầu Phủ.

Trong các ngành kinh doanh cũng tương tự như vậy. Trà lâu, tửu quán, khách điếm, hiệu buôn... trong thành đều là sở hữu hoặc có phần hùn của Hầu Phủ và do một nữ nhân họ Mộ Dung quản lý.

Khi Hãn Thanh nghe nội tổ giới thiệu về cơ nghiệp Hầu Phủ chàng đã mỉm cười:

- Xem gia gia tin tưởng nữ nhân họ Mộ Dung hơn là nam giới!

Lão Hầu gia đắc ý, vuốt râu:

- Đúng vậy! Nữ nhân họ Mộ Dung căn cơ, thận trọng, kiên quyết và rất trung thành với tông tộc. Nhờ có họ mà tài sản của Hầu Phủ ngày càng tăng, dù không dùng thủ đoạn bóc lột, gian xảo như những tay trọc phú khác! Tuy chúng ta không trực tiếp làm quan nhưng hầu như khắp nước đều có những vị tri huyện, tri phủ phu nhân là người họ Mộ Dung, và đàn bà Mộ Dung khéo dạy chồng, nên có ảnh hưởng nhất định đến nền cai trị!

Hãn Thanh lắc đầu khâm phục:

- Đầu óc của gia gia quả là phi thường!

Mộ Dung Cẩn gượng cười:

- Họ Mộ Dung âm thịnh dương suy, nam nhân giỏi võ hơn văn nên hoạn lộ long đong, lại vì giòng dõi tiên uy, khó được trọng dụng! Cũng may lão phu xen thường danh lợi, lòng lo cho sự ấm no của tông tộc, mong rằng sau này Thanh nhi cũng làm như vậy!

Hãn Thanh gật đầu:

- Gia gia cứ yên tâm! Sau này Trung Hoa sẽ có một vị hoàng hậu là người Mộ Dung.

Hai ông cháu nhìn nhau cười khanh khách!

Cuối tháng bảy, Cái Bang đến báo tin rằng đã phát hiện tung tích của Quái mã Đà nhi ở vùng núi Tế Sơn, hướng Đông Nam thành Tế Xuyên, gần ranh giới Hà nam Huy Châu! Hãn Thanh mừng rỡ, lập tức lên đường, chỉ mang theo Tiểu Linh Miêu Lý Tữu Tuyền. Công việc phòng vệ Gia Trang đã có tám chục môn nhân nhà Mộ Dung và hai trăm đệ tử U Linh Cốc, nên Cái Bang đã rút người về, riêng Tiểu Linh Miêu túc trực cạnh Hãn Thanh để giữ đầu mối liên lạc.

Lý Tữu Tuyền hăng hái dẫn đường Tiểu Hầu Gia đi Tứ Xuyên. Trong thâm tâm, gã sẳn sàng bỏ quách chức vụ phân đà chủ Cái Bang để theo hầu thần tượng của mình là Hãn Thanh!

Nhưng lúc khởi hành, Ngũ Phán Quan Tây Môn Thủy bỗng nói:

- Lão phu sẽ cùng đi với Thanh nhi, ở nhà mãi cũng buồn!

Lão Hầu Gia tán thành:

- Hay lắm! Có Tây môn các hạ đi theo, lão phu an tâm hơn!

Mộ Dung Cẩn chỉ hơn bọn Tề Phi Tuyết mười mấy tuổi, do vai vế thông gia nên họ phải xem lão Hầu Gia vào hàng thúc bá. Tuy nhiên ông thường xưng hô khách sáo chứ ít khi gọi họ bằng hiền điệt!

Chiều ngày mùng hai tháng tám, ba người đến Hứa Xương, vào khách điếm nghỉ qua đêm. Trong bữa ăn tối, Hãn Thanh tư lự nói:

- Đà nhi là Thần vật, dù có hoảng sợ chạy khỏi Lạc Dương nhưng cũng nhớ đường về, vì sao hơn ba tháng nay nó vẫn còn lại Tứ Xuyên? Anh em Cái Bang phát hiện ra Quái mã trong trường hợp nào vậy?

Tiểu Linh Miêu đáp:

- Bẩm Hầu gia! Phân đà Tứ Xuyên báo về rằng có một hán tử tuổi ba mươi lăm, ba mươi sáu đã cỡi Đà nhi dạo chơi trong thành Tứ Xuyên. Anh em bám theo thì thấy gã trở về nhà là một sơn trang trong vùng đồi núi Tế Sơn, cạnh bờ bắc sông Hoài!

Tây Môn Thủy nói ngay:

- Lạ thực! Ngay lão phu tuy quen biết mà muốn cỡi Đà nhi cũng khó, sao hán tử kia lại có thể điều khiển dễ dàng như vậy nhỉ?

Hãn Thanh cười nhạt:

- Cả võ lâm đều biết Quái mã là của tiểu điệt, thế mà gã chiếm làm của riêng, công khai đi lại đường như có ý muốn dẫn dụ Thanh này đến Tế Sơn thì phải!

Tây Môn Thủy tán thành:

- Thanh nhi quả là cao kiến. Nhưng gã ấy dựa vào lực lượng nào mà dám vuốt râu hùm?

Lý Tữu Tuyền rụt rè góp ý:

- Theo thiển kiến của đệ tử thì có thể đây là một cái bẫy!

Không chừng Vu Sơn Sơn Chủ và Nam Thiên Tổng Giám không đi Hắc Hồ Bảo mà lại đến Tứ Xuyên, bày ra kế điệu hổ ly sơn này!

Hãn Thanh thầm khen Tiểu Linh Miêu là người biết lo xa! Chàng mim cười bảo:

- Có thể lắm! Khi đến Tứ Xuyên chúng ta hỏi đệ tử Cái Bang xem có phát hiện đoàn người lạ mặt nào không? Lực lượng Ngũ Long Bang còn lại hơn hai trăm người chứ đâu phải ít!

Mờ sáng, ba người rời Hứa Xương, đi về hướng Đông Nam, trưa hôm sau mới dến Tứ Xuyên. Trong lúc dùng cơm trưa, một hóa tử của địa phương đã được gọi đến để bọn Hãn Thanh hỏi han. Lỗ Bát cho biết tòa sơn trang kia có tên là Phù Dung Sơn trang, của một tay đại phú trẻ tuổi trong vùng. Gã ba mươi sáu tuổi nhưng chưa lập gia đình, tên gọi là Tống Chiêu Dương.

Họ Tống có đeo kiếm nhưng không hề xuất đạo nên không có thanh danh gì, và cũng không ai biết sư thừa của gã!

Sau khi phát hiện Đà nhi, anh em Tứ Xuyên đã giám sát chặt chẽ Phù Dung sơn trang nhưng không thấy có toán người lạ mặt nào Cả trong thành cũng vậy!

Hãn Thanh tư lự hỏi:

- Vì sao Sơn trang của Tống Chiêu Dương lại có tên là Phù Dung!

Lỗ Bát cười đáp:

- Bẩm Hầu gia! Tòa trang viện ấy trồng cả một vườn toàn hoa Phù Dung Tam Túy, chung quanh lại có hàng rào bằng cây hoa mộc cẩn (Còn gọi là Đay Phù Dung.) Vùng chân núi Vũ Di Sơn có nhiều Phù Dung Tam Túy nên Hãn Thanh chẳng lạ gì. Sáng sớm hoa nở ra màu trắng, trưa chuyển sang màu hồng đào, chiều tối đỏ sậm. Sau tiết sương giáng, cúc thu thưa thớt nhưng hoa phù dung lần lượt nở rộ!

Trong câu thơ cổ có câu "Sáng sớm như ngọc, hoàng hôn như ráng chiều." để miêu tả đặc tính thay đổi màu sắc kỳ diệu của hoa Phù Dung!

ún xong, ba người theo Lỗ Bát đi đến Phù Dung sơn trang. Ra Tế Sơn thành vài dặm đã thấy dãy núi Tế Sơn gồm sáu ngọn cao thấp không đều, ngọn cao nhất chỉ độ hơn trăm trượng!

Khi gần tới nơi, Hãn Thanh bảo Lỗ Bát trở lại thành, để khỏi tiết lộ quan hệ giữa chàng và Cái Bang!

Tiểu Linh Miêu Tữu Tuyền từ lâu đã trút bỏ y phục Cái Bang, đóng bộ võ phục gấm xanh sang trọng, nên không sợ ai nhận ra cái cốt ăn mày của mình.

Dung mạo gã vốn dễ coi, chỉ trừ đôi mắt láo liên, ranh mãnh!

Phù Dung sơn trang không có tường vây mà chung quanh là hàng rào Mộc Cẩn dầy đặc, trông rất đẹp mắt vì được cắt xén cẩn thận. Hoa Mộc Cẩn cũng có hình cái bát như Phù Dung và chỉ có một màu:

hoặc tím, trắng, đỏ tím nhạt. Tuy sớm nở tối tàn, nhưng không đổi màu, kỳ hoa rất dài, từ tháng năm đến tận tháng mười!

Giờ đây mới đầu tháng tám nên Phù Dung chưa nở, chỉ có hàng ngàn bông Mộc Cẩn tím nhạt tô điểm cho cảnh vật sơn trang!

Lúc còn cách cổng trang vài mươi trượng, Hãn Thanh đăm chiêu hỏi:

- Ngũ sư thúc có nhớ trong võ lâm ai là người thích hoa Phù Dung hay không?

Tây Môn Thủy vỗ đùi:

- Chẳng lẽ Thanh nhi lại muốn nhắc đến Phù Dung phu nhân Mạc Đang Quỳnh? Nhưng bà ta tuổi đã gần trăm, và ẩn cư mấy chục năm rồi mà?

Hãn Thanh gật gù:

- Tiểu điệt chỉ võ đoán thế thôi! Gia sư từng kể về Mạc tiền bối, nay thấy hoa và cái tên sơn trang nên tiểu điệt bỗng nhớ đến!

Tây Môn Thủy cau mày:

- Nếu Tống Chiêu Dương đúng là con cháu của mụ ác bà họ Mạc thì sự tình sẽ rất tệ hại. Đang Quỳnh là bào tỷ của Giáo chủ Thiên Độc giáo đất Vân Quý, võ nghệ siêu phàm, lại giỏi nghề sai khiến cổ trùng, tính tình bà ta nhỏ nhen quái ác, tất không dễ hoàn trả linh vật cho Thanh nhi đâu!

Hãn Thanh nghiêm giọng:

- Tiểu điệt cũng rất ngại ngùng, vì bà ta và gia sư có mối hiềm khích từ xưa!

Nhưng họ đã đến nơi, xuống ngựa đứng trước cửa sơn trang. Cổng chính được tạo thành bởi hai thân gỗ lớn, trên có bảng gỗ ghi bốn chữ Phù Dung Sơn Trang. Cửa cổng gồm hai cánh bằng tre già vàng óng, cột sát vào nhau!

Hãn Thanh cao giọng gọi:

- Tại hạ là Mộ Dung Hãn Thanh có việc xin cầu kiến Tống trang chủ!

Mãi nữa khắc sau mới có một tiểu tỳ ra mở cổng, mời khách vào. ® nhìn Hãn Thanh chăm chú và mỉm cười tinh quái!

Sau cánh cổng là mảnh sân gạch rộng rãi, sâu độ tám trượng, dẫn đến thềm một tòa đại viện bằng gỗ kiến trúc đơn giản, thanh thoát.

Và trên thêm sảnh có một bà lão tóc bạc, áo gấm đen, đang ngồi trên đại ỷ. Đứng cạnh ghế là một hán tử áo lục màu tro, mặt mũi anh tuấn hiên ngang!

Hãn Thanh cúi chào:

- Xin bái kiến lão thái và trang chủ!

Tống Chiêu Dương ngạo nghễ hỏi:

- Phải chăng Tiểu Hầu Gia đến đây vì Đà nhi?

Hãn Thanh giật mình, không hiểu sao gã lại biết tên linh thú. Chàng gật đầu, vòng tay đáp:

- Thua phải! Tháng tư vừa rồi Hầu Phủ bị cường địch tập kích nên Đà nhi bỏ chạy, lưu lạc đến đây. Mong trang chủ khai ân cho phép tại hạ được thu hồi lại! ¢n nuôi dưỡng Đà nhi, Thanh này quyết chẳng dám quên!

Tống Chiêu Dương cười khanh khách:

- Tại hạ sẳn sàng hoàn lại linh vật, chỉ cần Tiểu Hầu gia ưng thuận một điều kiện!

Hãn Thanh nghiêm giọng:

- Xin trang chủ cứ chỉ giáo!

Họ Tống tủm tỉm nói:

- Hầu gia hãy viết văn tự từ hôn Tề Đạm Vân!

Hãn Thanh nhíu mày:

- Nhưng chuyết thê bị đắm thuyền ngoài Đông Hải chưa biết sống chết thế nào. Cả võ lâm đều biết vậy, sao trang chủ lại nêu ra điều kiện lạ lùng ấy?

Tống Chiêu Dương thản nhiên đáp:

- Nàng sống hay chết không thành vấn đề. Các hạ cứ thực hiện yêu cầu của ta để lấy ngựa về!

Hãn Thanh lạnh lùng nói:

- Tại hạ đâu phải trẻ con mà không đoán ra Tề Đạm Vân đang có mặt tại đây!

Họ Tống gật gù đắc ý:

- Đúng thế! Ba tháng trước, ta vượt biển Đông sang đất Phù Tang về, tình cờ phát hiện trên một hòn đảo hoang có khói cầu cứu, liền cho thuyền ghé vào. Lúc ấy Tề Đạm Vân đã hoàn toàn kiệt sức vì đói khát. Ta mang nàng về Phù Dung sơn trang chăm sóc, chữa trị, và quyết định lấy nàng làm vợ. Ta bảo thực cho Tiểu Hầu Gia biết nàng đã thất tiết với ta, chẳng thể quay lại làm dâu Hầu Phủ được nữa đâu!

Nói xong, gã tưởng Hãn Thanh phải tái mặt giận dữ hay đau đớn đến run người nhưng đâu ngờ chàng điềm tỉnh bảo:

- Các hạ có ơn cứu tử chuyết thê, nên việc nàng thất tiết tại hạ cho rằng chẳng phải lỗi của nàng. Và không phải vì thế mà tại hạ thôi yêu thương Đạm Vân đâu! Trừ phi nàng quyết định lấy các hạ, còn như ngược lại thì mong các hạ hãy trả nàng cho ta!

Tây Môn Thủy mặt lạnh lòng nóng, lão căm gận rít lên:

- Tên tiểu tử chó má kia, ngươi nhân lúc cháu gái ta bệnh hoạn, giở trò cưỡng bức, thật chẳng bằng lũ súc sinh. Nếu không mau đưa Đạm Vân ra thì đừng trách lão phu độc ác.

Tống Chiêu Dương tái mặt, chưa kịp nói gì thì Hãn Thanh đã vận công quát vang:

- Vân muội, ta với nàng tình như biển, đừng vì chút tiểu tiết mà xa lìa nhau! Nàng mãi mãi là hiền thê của Thanh này!

Chàng đã dồn hết bẩy mươi năm công lực nên tiếng nói hùng mạnh như sấm dậy, khiến bà lão kia cũng phải biến sắc!

Tống Chiêu Dương giận dữ thét:

- Đừng gọi uổng công! Đạm Vân đã bị phế đôi chân rồi!

Hãn Thanh quắc mắt:

- Thế thì ta sẽ vào đưa nàng ra!

Tống Chiêu Dương cười nhạt:

- Phải thắng được ta đã!

Hãn Thanh vòng tay nói với bà lão:

- Vãn bối vì ân cứu tử chuyết thê nên cố nhẫn nhịn, không muốn va chạm với lệnh lang. Lão thái bà bậc trưởng thượng thông đạt, xin hãy khuyên giải lệnh lang!

Lúc này bà mới chịu mở miệng:

- Ngươi tưởng sở học của lão Cao Hán Ngọc là vô địch hay sao?

Nghe câu này, Hãn Thanh đã biết bà ta là ai, chàng mỉm cười:

- Mạc tiền bối nên biết rằng ngay Quang Minh Tôn Giả Khúc Tú Sơn và Hải Hà Tiên Tử còn chết dưới lưỡi kiếm của vãn bối!

Phù Dung phu nhân giật mình:

- Nếu thế thì lão thân phải tự thân mình ra tay mới được. Ngươi mà qua khỏi hai trăm chiêu thì ta sẽ trả Đạm Vân và Quái mã!

Tống Chiêu Dương có vẻ không phục:

- Mong mẫu thân cho hài nhi thử với gã một phen. Chắc gì Hãn Thanh đã thắng hai cao thủ một cách quang minh chính đại?

Phù Dung phu nhân lưỡng lự, cho rằng con mình có lý. Hãn Thanh tuổi mới hơn hai mươi, lẽ nào lại có võ công cao siêu đến mức ấy?

Hãn Thanh thở dài nhắc nhở:

- Đao kiếm vô tình, tại hạ sợ mình không làm chủ được bản thân, phương hại lệnh lang. Mong lão thái suy nghĩ cho kỹ!

Tây Môn Thủy bực bội cướp lời:

- Thanh nhi không cần phải quá nhân hậu như vậy! Để gã tiểu cẩu họ Tống cho ta!

Nghe lão thóa mạ mình hoài, Chiêu Dương động nộ rút kiếm tấn công liền. Ngay chiêu đầu gã đã dùng phép Ngự Kiếm, chiêu thức nhanh như thiểm diện.

Tiếc rằng Ngũ Phán Quan là người có khinh công cao cường nhất U Linh Cốc, chỉ khẽ đảo bộ đã rời vị trí hai trượng thoát khỏi đường kiếm. Và lão tung mình lên không phản kích nhanh.

Hãn Thanh chăm chú quan sát tiến phát của Tống Chiêu Dương với cả lòng say mê của một kiếm sĩ. Kiếm đạo mênh mông như biển, mỗi người tự tìm ra hướng đi của mình và môn phái nào cũng có những đặc sắc riêng. Phù Dung kiếm pháp xuất xứ từ nước Điền vùng Vân Nam, chiêu thức ảo diệu, biến hóa đột ngột không theo đường lối thông thường nên rất lang lệ có lẽ vì thế nên mới có tên của loài hoa đặc biệt kia!

Tống Chiêu Dương đã đạt đến tinh túy của pho kiếm nên có thể cầm đồng với một cao thủ lão thành Tây Môn Thủy. Dù vậy công lực gã kém hơn nên càng kéo dài cuộc chiến thì càng bất lợi. Chiêu Dương đã nhiều lần xuất kỳ chiêu mong lấy mạnh đối phương, nhưng ®o ®nh thân pháp của Tây Môn Thủy nhanh nhẹn phi thường nên chẳng hề hấn gì. Lão liên tục bủa chưởng vây chặt đối thủ, chưởng ảnh trùng trùng, điệp điệp như mây mù, tựa màn lưới to bền chắc gò bó thanh trường kiếm của Chiêu Dương.

Hãn Thanh thấy Ngũ Phán Quan bỏ qua nhiều cơ hội tốt thức ngộ rằng lão đã vì chàng mà kéo dài trận đấu, để chàng nắm được kiếm ý của Phù Dung kiếm pháp. Lão sợ chàng không địch lại Phù Dung phu nhân, cố dằn lòng nóng giận, tạo ưu thế cho Hãn Thanh!

Mạc Phu nhân cũng đã nhận ra thâm ý của Tây Môn Thủy. Bà ta cau mày bảo:

- Dương nhi không địch lại đệ tử của ®o ®nh Thần Quân đâu, hãy dừng tay lại đi.

Tống Chiêu Dương vì sĩ diện mạo hiểm xuất một chiêu rất ác độc. Gã suốt đời nép bên váy mẹ, chưa hề chịu khổ đau nên lòng hiếu thắng rất mãnh liệt. Tiếc rằng, chiêu thức càng nhiều sát khí thì càng lộ nhiều sơ hở, do công đáo nhiều hơn thủ. Lại thêm Tây Môn Thủy đang nuôi ý định sát hại họ Tống nên chẳng hề nương tay. Mắt lão tỏa hàn quang, song thủ ve vẩy, xuất chiêu Huyễn Hoặc Phù Sinh, lao thẳng vào màn kiếm quang.

Mạc phu nhân kinh hãi rú lên, nhưng không còn kịp nữa, mũi kiếm của Tống Chiêu Dương vừa chạm ngực đối phương thì một đạo chưởng phong đã vỗ vào bụng gã. Họ Tống hự lên đau đớn, văng ngược ra phía sau, máu miệng phun thành vòi, ngã ngửa ra sau ngất lịm.

Phù Dung phu nhân vội chạy đến nhét vào miệng ái tử ba viên linh đan và truyền công chữa trị ngay!

Gần khắc sau, bà ta thở phào đứng lên, bảo bọn tỳ nữ khiêng Chiêu Dương vào trong rồi quay sang trút hận lên đầu bọn Hãn Thanh. Gương mặt Mạc Đang Quỳnh vốn đã xấu xí vì những nếp nhăn của tuổi già, nay tái nhợt đi vì căm hận và đôi mắt chói lọi tia nhìn oán độc. Mụ rít lên the thé:

- Con trai lão thân cứu mạng Đạm Vân, không được ơn mà còn bị đánh cho suýt chết. Lão thân quyết không tha cho các ngươi đâu!

Hãn Thanh cười lạnh:

- Tống Chiêu Dương học thói tiểu nhân, thi ân cần báo, đó là tự chuốc lấy tai họa, phu nhân còn trách được ai nữa?

Mạc Đang Quỳnh nhặt thanh trường kiếm của Tống Chiêu Dương Đang nằm dưới đất Gằn giọng bảo:

- Hôm nay lão thân sẽ đòi luôn món nợ mà Cao lão quỉ đã vay năm xưa!

Mụ rút trâm, xõa mái tóc bạc phơ thưa thớt xuống. Rồi chậm rãi bước ra.

Hãn Thanh nào lạ gì phép phóng cổ độc, biến sắc bảo nhỏ Tây Môn Thủy:

- Ngũ thúc mau lui ra bốn trượng bà ta sắp thả cổ trùng đấy!

Ngu phán quan lo lắng:

- Còn Thanh nhi thì sao?

Hãn Thanh nháy mắt trấn an lão. Tây Môn Thủy hiểu ý, cười ha hả nói:

- Một mình Thanh nhi cũng đủ, lão phu sẽ làm trọng tài!

Dứt lời, lão rời xa trận địa, ung dung đứng chắp tay sau lưng, lão phát hiện Tiểu Linh Miêu Lý Tữu Tuyền đã âm thầm đi mất dạng từ lâu rồi!

Tây Môn Thủy gật gù hài lòng vì biết gã hóa tử xảo quyệt kia đã tìm cách dọ thám sơn trang để tìm Đạm Vân!

Lúc này, Phù Dung phu nhân lên tiếng:

- Để khỏi mang tiếng hiếp đáp trẻ con, lão phu nhường ngươi đánh trước ba chiêu, chỉ thủ chứ không phản kích!

Hãn Thanh kính cẩn ôm kiếm chào rồi vung kiếm xuất chiêu Trích Tiên Tiến Tữu (Lý Bạch mời rượu). Đây là chiêu đầu của pho Nhất Nguyên Tâm Kiếm, hàm ý lễ độ, nhưng nếu đánh nhanh vẫn có thể giết người!

Phù Dung phu nhân giải phá dễ dàng bằng trường kiếm và mấy thức chưởng từ tay tả.

Đên chiêu thứ hai, Hãn Thanh vẫn chỉ dùng có ba thành công lực, đánh chiêu Trùng Phong Thạch Liễu. Dĩ nhiên Mạc phu nhân chẳng hề bối rối, phối hợp kiếm chưởng để đối phó!

Hãn Thanh bỗng nhận ta trong chưởng phương của mụ có mùi thơm là lạ, chỉ thoang thoảng như hương Bách Hoa Tịnh mà nữ nhân thường sức lên mái tóc. Chàng biết ngay đối plương đã âm thầm thả cổ trùng vào người mình.

Việc nhường ba chiêu chỉ là độc kế mà thôi.

Nhưng Hãn Thanh đã đọc hết quyển y kinh của Quế Lâm Y Øn Tiên Linh Nam Ở ém Dương Linh Cảnh nên biết rõ vị trí của cổ trùng. Chàng đưa lửa tam muội lên huyệt Ngọc Đường đốt cháy nó trước khi cổ trùng vào được đáy huyệt.

Hãn Thanh rất chán ghét những kẻ xảo quyệt hèn hạ, liền dùng toàn lực vào chiêu Kình Ngư Phân Lãng, dùng phép Ngự Kiếm mà xuất thủ. Phù Dung đắc ý niệm chú, tin rằng chân khí Hãn Thanh sẽ bế tắc và rơi nhanh xuống đất. Nào ngờ đối phương vẫn lao như mũi tên rời dây cũng. Mạc Đang Quỳnh kinh hãi vội dồn thêm chân khí vào chiêu kiếm, đồng thời tả thủ vỗ nhanh một chưởng như vũ bão.

Công lực bà ta thâm hậu hơn Hãn Thanh, nhưng để mất tiên cơ, rơi vào thế bị động nên rất thiệt thòi. Mũi kiếm của Hãn Thanh tập trung đầy chân khí rẽ sóng chưởng kình và xuyên thủng màn kiếm quang quanh người đối phương.

Mụ yêu bà không hổ danh đại ma đầu, dù thất thế vẫn kịp thoát lui để bảo toàn mạng sống. Mụ không chết nhưng ngực phải thủng một lỗ thấu phổi!

Phù Dung phu nhân đau đớn rên khẽ, ôm ngực tung mình đào tẩu vào nhà!

Hãn Thanh và Tây Môn Thủy đuổi theo, lục soát khắp nơi, nhưng chẳng thấy phu nhân và Tống Chiêu Dương đâu cả. Bọn tỳ nữ sợ xanh mặt quỳ cả xuống xin tha mạng.

Hãn Thanh dịu giọng bảo:

- Ta không giết các người đâu! Hãy chỉ cho ta nơi giam giữ Tề tiểu thư!

® nữ tỳ lớn tuổi nhất run rẩy thua:

- Bẩm công tử! Tề cô nương bị nhốt trong tòa thạch thất cuối vườn hoa, đằng sau hàng cây Mộc Cẩn già!

Loài cây này trồng lâu có thể đạt được chiều cao đến gần hai trượng, thân mọc sát nhau, cành lá rất rậm rạp, nên che kín thạch lao, khiến Hãn Thanh không nhìn thấy! Chàng mừng rỡ cùng Tây Môn Thủy đi theo ả tỳ nữ. Nhưng Tiểu Linh Miêu đã từ cuối vườn hoa chạy lên. Gã hớn hở nói:

- Bẩm Hầu gia! Đệ tử đã tìm được nơi giam giữ Tề phu nhân, mở được khóa cửa. Mời Hầu gia đến rước phu nhân ra! Còn Linh mã cũng được nhốt trong chuồng ở phía sau thạch lao!

Hãn Thanh nghe vậy biết Đạm Vân không đi được, mà Lý Tữu Tuyền chẳng dám đụng chạm vào người nàng nên mới gọi chàng đến.

Hãn Thanh nóng lòng lướt đi như gió thoảng. Đ ến nơi, chàng nghẹn ngào nhìn người vợ yêu đang nằm thiêm thiếp trên giường trong ngục!

Can Thạch thất này được trang trí rất hoa lệ, chẳng khác nào một khuê phòng của bậc công nương, nhưng các bậc song cửa sổ đều bằng thép rèn lớn cỡ cổ tay một tiểu đồng! Hãn Thanh biết nàng bị điểm huyệt liền giải tỏa. Đạm Vân mở mắt, ngơ ngác nhìn phu tướng tưởng như trong mộng.

Hãn Thanh quỳ xuốn bên giường ôm nàng thì thầm:

- Vân muội! Ta biết trời xanh không nỡ bắt tội uyên ương phải xa lìa mãi mãi!

Đạm Vân biết đây là sự thực, ôm đầu chàng khóc nức nở:

- Tướng công! Thiếp đã tưởng kiếp này không còn được gặp chàng!

Lát sau, chàng cố gượng ngồi lên vừa khóc vừa nói:

- Tướng công! Thiếp chỉ mong gặp chàng một lần để nói lời vĩnh biệt, vì thân này đã ô uế rồi, không xứng đáng hầu hạ chàng nữa!

Hãn Thanh hôn lên trán nàng, mỉm cười:

- Nàng quên ta là người thế nào sao? Việc không may ấy chẳng hề ảnh hưởng đến tình phu thê của chúng ta!

Tây Môn Thủy giận dữ gầm vang:

- Mả cha cái gã súc sinh họ Tống! Lão phu chỉ tiếc rằng không giết được gã!

Đạm Vân giờ mới nhận ra lão òa lên khóc:

- Ngũ thúc ơi! Vân nhi còn mặt mũi nào mà sống nữa?

Hãn Thanh nghe lòng đau như cắt, chỉ sợ ái thê quẩn trí quyên sinh, chàng bỗng nhớ đến Viên Nguyệt Hằng Nga Hà Hồng Hương, liền hỏi:

- Họ Tống đã làm gì nàng?

Đạm Vân hổ thẹn đáp:

- Hắn... hắn đã thấy... và đụng chạm khắp... thân thể thiếp!

Hãn Thanh phá lên cười, tát yêu vào má Đạm Vân:

- Nàng đúng là con ngốc! Như thế mà lại gọ là thất tiết hay sao? Té ra Hà Hồng Hương không kể rõ chuyện năm xưa, Hương muội đã từng bị địch cưỡng bức. Thế mà ta nào có xem là thất tiết, vẫn cưới nàng làm vợ. Quan niệm thất tiết trinh của người Hán quả là cổ hủ, vô lý. Người Cao Sơn chúng ta thường lõa thể tắm suối, đùa giỡn với nhau mà nào có sao?

Đạm Vân phụng phịu trách móc:

- Thế mà Hương muội kể rằng gã họ Hứa kia không hề lột được mảnh vải nào, và cũng chưa kịp chạm một ngón tay vào người nàng, thì đã bị tướng công đả thương rồi!

Hãn Thanh phì cười:

- Hương muội xấu hổ giấu giếm thế thôi, giờ nàng đã yên tâm chưa?

Tây Môn Thủy cười ha hả:

- Thôi đừng nhõng nhẽo nữa! Lão phu còn nhớ ngày ngươi lên năm vẫn thường trần truồng tắm mưa, cả U Linh Cốc ai cũng thấy, sao không vì thế mà tự sát quách cho xong đi?

Đạm Vân thẹn đỏ mặt:

- Ngũ thúc kỳ cục quá, ngày ấy Vân nhi còn nhỏ đâu biết gì?

Tây Môn Thủy gật gù:

- Thời gian trôi qua mau thực, thấm thoát đã hai mươi năm rồi!

Hãn Thanh buột miệng:

- Té ra Vân muội chỉ mới hai mươi lăm tuổi sao?

Tiểu Linh Miêu ôm bụng cười nắc nẻ:

- Chẳng lẽ Hầu gia không biết tuổi của phu nhân?

Hãn Thanh ngượng ngùng thú nhận:

- Ngày ấy Tề nhạc phụ nói rằng Đạm Vân đã ba mươi mấy. Ta đinh ninh như thế nên cũng chẳng hỏi lại!

Đạm Vân nguýt chàng:

- Tướng công quả là người chồng hiếm có trên đời! Thiếp đoán chắc rằng chàng cũng không hề biết tuổi thực của Trịnh đại thư!

Hãn Thanh cười mát:

- Ta đã lấy vợ ma với Hồ Ly mà còn hỏi tuổi tác làm gì?

Bỗng chàng giật mình hỏi:

- Thế Vân muội và Tiểu Thuần không cùng trôi dạt hay sao?

Đạm Vân buồn bã lắc đầu:

- Lúc thuyền bị vỡ, thiếp bị sóng cuốn đi, không rõ Trịnh đại thư sống chết thế nào cả! Biển tối đen vì mưa bão, chẳng thể nhìn thấy ai. Thiếp vùng vẩy một hồi lâu, may mắn tìm được cánh cửa khoang thuyền, lênh đênh mấy ngày trời mới dạt vào đảo hoang!

Hãn Thanh cau mày:

- Lạ thực! Nàng chỉ kiệt sức vì đói khát, sao lại lâu hồi phục như vậy! hay là Phù Dung đã hạ độc thủ để kéo dài tình trạng hư nhược này?

Đạm Vân gật đầu:

- Tướng công đoán không sai! Bà ta cho thiếp uống một loại thuốc độc mạn tích để ép thiếp phải lấy Tống Chiêu Dương. Thiếp ở thế cùng lực kiệt liền nghĩ ra diệu kế, bảo rằng sẽ đồng ý nếu tướng công chịu viết giấy từ hôn.

Tống Chiêu Dương tin vào bản lãnh Phù Dung phu nhân nên đã mắc mưu. Họ định dùng cổ trùng để khống chế và mê hoặc tướng công, nhưng thiếp biết chàng không sợ!

Năm ngày sau, bốn người về đến Lạc Dương, Hầu Phủ chưa xây xong nên mọi người vẫn ở trong tòa trang viện phía Đông thành. Thấy có cả Tề Đạm Vân, ai cũng vui mừng khôn xiết, lệ mừng tuôn như suối.

Trưa hôm sau, nỗi hân hoan tăng gấp bội, khi Thiết Địch Thần Y, Lục Phán Quan và U Linh Tứ Vệ cũng về đến. Thuyền của Hách Khai Nguyên đã tìm thấy họ trên đảo Liễu Kiều của Phù Tang!

Nhưng Hãn Thanh chỉ gượng cười vì an nguy của Tiểu Thuần luôn là nỗi đau đớn, ưu tư lớn nhất trong lòng chàng!

Tề Phi Tuyết an ủi Hãn Thanh:

- Ngay bốn gã ngốc U Linh Tứ Vệ mà còn thoát chết thì Thuần nhi đâu có gì đáng ngại? Cơn bão ấy tuy mãnh liệt nhưng không kéo dài, và địa điểm đắm thuyền lại rất gần với nhiều đảo nhỏ!

Hãn Thanh bùi ngùi đáp:

- Nhạc phụ dạy rất phải, nhưng ai biết được mệnh trời thề nào! Hơn nữa, tạo hóa ố toàn, lẽ nào lại chịu để cho tiểu tế được hưởng hạnh phúc trọn vẹn!

Mộ Dung Cẩn nghiêm khắc bảo:

- Cái luận điệu bi quan kia nào phải của Bất Biệt Cư Sĩ? Chẳng lẽ Thanh nhi không sở đắc được chút pháp môn Bất Nhị hay sao?

Hãn Thanh sợ hãi đáp:

- Tiểu tôn biết lỗi, mong gia gia lượng thứ!

Tứ phán quan Hiểu Ngộ vội đỡ lời:

- Thanh nhi còn quá trẻ, tình phu thê nồng thắm, tất tâm phải loạn trước sự mất tích quá lâu của Tiểu Thuần!

Lão Hầu gia dịu giọng:

- Đời là bể khổ, chuyện sinh tử ly biệt là chuyện tất yếu của tự nhiên.

Thanh nhi tuy được cận kề bậc chân nhân tu là Cao Cư Sĩ, nhưng vì còn nặng nghiệp quả nên khó thoát vòng tục lụy!

Thực ra Bất Biệt Cư Sĩ chính là một trưởng lão của chùa Vạn Niên Tự, thuộc phái Nga My, Cao Hán Ngọc xuất gia từ thưở ấu thơ, trí tuệ thuộc hàng thượng phẩm. Năm ba mươi tuổi, họ Cao kiến tánh, phát tâm Bồ Tát, rời chùa đi khắp thiên hạ, trà trộn với mọi tầng lớp, dùng lục độ mà cảm hóa, cứu khổ chúng sinh! (Lục Đồ gồm có đức:

Bố thí, tà giới, nhẫn nhục, tinh thấu, thiền định, trí tuệ.) Đại Phán Quan Diệp Lãm Trường cười khà khà:

- Lão phu học đạo đã sáu mươi năm mà vẫn chưa dám xưng là bậc chân nhân, thì Thanh nhi không có gì đáng trách cả!

Hồng Hương muốn tỏ lòng bênh vực trượng phu, liền thỏ thẻ:

- Bẩm gia gia, kể từ mai, tôn tức sẽ bắt tướng công phải ăn chay và tụng niệm như gia gia vậy!

Hà Hồng Tập phì cười:

- Sao con không bảo Thanh nhi thí phát quy y luôn cho rồi!

Vài ngày sau, Hãn Thanh nhận được thư của giáo chủ Thần Ngưu Giáo Quân Khải Siêu. Họ Quân báo rằng Hắc Hồ Bảo đã gửi thư khiêu chiến, hẹn sáng ngày mười bốn tháng tám sẽ đến chân núi Hoa Sơn để liễu kết hận thù!

Quân Giáo chủ lo ngại Sách Huyết Tôn Giả sẽ xuất hiện, nên mong mỏi Hãn Thanh đến trợ chiến!

Thư đến vào bữa ăn trưa nên mọi người đều đông đủ. Hãn Thanh đọc cho cả nhà nghe và tư lự bảo:

- Mười hai năm trước, Hắc Hồ Bảo Chủ Tôn Cự Mộc hạ sát bào đệ Quân giáo chủ là Quân Tôn Hiến. Thế lực Hắc Hồ Bảo rất hùng mạnh nên Quân Khải Siêu không báo được thù. Ông ta bèn tổ chức ra Thần Ngưu Giáo để phục hận cho em trai. Nhưng vì sao Hắc Hồ Bảo là người có lỗi lại khiêu chiến trước nhỉ?

Tề Phi Tuyết gật gù:

- Như vậy lần này chắc chắn Sách Huyết Tôn Giả cũng đến Hoa Sơn, nên Tôn Cự Mộc mới nắm chắc phần thắng như vậy!

Ngũ Phán Quan xen vào:

-Tiểu Linh Miêu báo rằng không hề thấy Vu Sơn Sơn Chủ và Nam Thiên Tổng Giám kéo tàn quân đến Diên An. Nếu chỉ một mình Sách Huyết Tôn Giả thì cũng chẳng đáng sợ lắm! Chỉ cần lão phu và Hãn Thanh đi là đủ!

Lục Phán Quan cằn nhằn:

- Sao Ngũ ca cứ đòi đi hoài vậy? Lần này đến phiên tiểu đệ mới phải chứ?

Nhất Bất Thông Chu Minh bật cười:

- Tòa trang viện này rất kín đáo, không sợ Vu Sơn Sơn Chủ biết mà tập kích. Cả hai vị cứ đi với Hãn Thanh cho chắc ăn. Bản lĩnh Phí tôn giả chẳng kém Bộc Ly Bôi là bao nhiêu đâu!

Nhưng Hãn Thanh lại không đồng ý:

- Tiểu điệt linh cảm rằng đây là kế điệu hổ ly Sơn của Vu Sơn Sơn Chủ.

Con người cao ngạo như lão chẳng bao giờ chịu nhẫn nại lâu đến thế. Tốt nhất là tiểu điệt sẽ đi một mình, chư vị Ở lại phòng thủ gia trang!

Đại phán quan nghe xong, bấn tay tính toán, rồi lo lắng nói:

- Quẻ rất xấu, có lẽ Thanh nhi đoán đúng!

Lạc Bình ái ngại bảo:

- Nếu vậy thì tướng công đừng đi nữa!

Hãn Thanh mỉm cười:

- Nàng nói gì lạ vậy? Vì đạo nghĩa làm người, ta đây đâu thể bỏ rơi Quân Giáo Chủ! Hơn nữa, hiện nay phe đối phương chỉ còn Vu Sơn Sơn Chủ và Tư Không Nhạ, trong khi chúng ta đông đủ thế này, lẽ nào sợ họ?

Lão Hầu Gia nghiêm giọng:

- Thanh nhi cứ lên đường đi! Việc ở nhà ngươi bất tất phải lo!

Sau đó, Chu Minh và Đại Phán Quan bắt tay củng cố tuyến phòng thủ gia trang. Còn Hãn Thanh âm thầm rời Lạc Dương vào cuối canh ba. Không ai thấy được chàng xuất phát từ địa điểm nào cả! Với võ công hiện tại, Hãn Thanh không hề sợ bất cứ ai. Chàng trở lại với khuôn mặt nhẵn nhụi, trắng trẻo và xinh đẹp của mình, nhưng đôi mắt chàng vẫn ẩn chứa nỗi buồn sâu thẳm vì thương nhớ Tiểu Thuần.

Cái Bang đã được lệnh loan báo tin này ra khắp nơi, nên hào kiệt trong vòng bán kính bốn trăm dặm đều nô nức lên đường đến Hoa Sơn quan chiến!

Hãn Thanh cố tình làm như vậy để Sách Huyết Tôn Giả không xen vào cuộc so tài giữa Hắc Hồ Bảo và Thần Ngưu Giáo. Trước mắt hàng ngàn đồng đạo, hy vọng lão ác ma Phí Hòa chẳng dám muối mặt làm càn.

Mùa thu đã về trên cao nguyên Sơn Tây. Trời khá lạnh nên Hãn Thanh có cớ để khoác áo Khinh Cừu! Chiếc nón rộng vành sụp kia che kín nửa trên khuôn mặt. Danh tiếng càng lẫy lừng thì phiền toái càng nhiều. Ai cũng muốn chào hỏi Tiểu Hầu Gia, và Hãn Thanh ngượng ngùng trước sự ngưỡng mộ, dò xét của đồng đạo. Chính vì vậy, trên đường dong ruổi, Hãn Thanh không lột nón ra khi dừng chân nói phạn điếm, tửu lâu.

Trong trận đấu với Vu Sơn Sơn Chủ, chàng xuất hiện với gương mặt đầy râu và đen đúa, nên ấn tượng kia đã in sâu vào lòng hàng ngàn đồng đạo. Giờ đây gặp lại, họ sẽ khó nhận ra chàng Nếu chỉ nhìn nửa dưới khuôn mặt!

Hãn Thanh đến trấn lớn dưới chân núi Hoa Sơn vào trưa ngày mười bốn.

Đã có mấy trăm hào khách hiện diện, họ ngồi đầy trong các tửu quán, và đông nhất là ở Tây Nhạc Tửu Viên.

Cơ ngơi này mới xây dựng và khai trương vài tháng, trông còn rất mới.

Gọi là Tửu Viên vì chung quanh là vườn hoa rộng thinh thang, đầy đủ giả sơn, suối nước, tiểu đình bát giác. Tửu khách muốn cuộc nhậu được riêng tư thì có thể chọn một tòa tiểu đình xinh xắn biệt lập. Ai cũng thích được tự do bù khú với bằng hữu, nên các tiểu đình đều bị chiếm chỗ, nên chỉ riêng quán lớn là còn trống vài bàn.

Nam Thiên Tổng Giám ngồi xuống, gọi rượu thịt, bánh bao. Từ ngày ra Đông Hải trở về đến nay. Chàng uống rượu nhiều hơn lúc trước, như để trấn áp nỗi buồn lo trong lòng. Sơn Tây là quê hương của rượu phần, đâu đâu cũng có. Hãn Thanh nhấp một hớp rượu trong suốt thơm tho, nghĩ đến dòng suối không lấy gì làm sạch sẽ của sông Phân Giang bất giác mỉm cười!

Hào khách đến đây không thiếu những tay cường sơn thảo khấu, đại đạo độc hành. Do vậy, người đội nón che nửa mặt như chàng khá nhiều. Võ lâm là chốn đầy chuyện quái lạ nên chẳng ai thắc mắc làm gì! Có những cao thủ không cần giấu mặt nhưng cũng không bỏ nón ra, để tạo cho mình một vẻ thần bí, đáng nể!

Một số là những người đi không muốn đổi tên, ngồi không đổi họ, lúc nào cũng muốn thiên hạ nhìn thấy mình. Họ học võ, mang đao kiếm luôn có mặt ở những thịnh hội, những cuộc so tài, làm khách quan chiêm. Họ chỉ rút đao khi thấy chắc ăn, và không dại gì gây oán với những đối thủ mạnh hơn.

Thỉnh thoảng họ đánh đuổi, hạ sát vài tên hạng bét để cứu người cô thế, và hài lòng với những hành động nghĩa hiệp của mình! Họ chỉ thật sự dũng cảm khi có ai chạm đến quyền lợi bản thân thôi! Đó là lớp trung niên và lão thành, từng trải cay đắng giang hồ nên rất cẩn trọng. Còn lớp thanh niên thì khác hẳn, họ khao khát thanh danh và không biết sợ!

Hãn Thanh vừa ăn uống, vừa quan sát mọi người qua vành nón thấp, không dám nghĩ đến Tiểu Thuần! Chàng biết mình chỉ thực sự yêu thương có mình nàng thôi! Còn ba người vợ chỉ có duyên và nghĩa. Chàng chợt thức ngộ rằng thân mẫu mình đã hoàn toàn có lý khi không chấp nhận thói đa thê của người Hán. Con người chỉ có một trái tim để dành trọn vẹn cho một nữ nhân thôi!

Bỗng ngoài vườn kia, có một lão say nào đó cất tiếng ngâm bài thơ Tự Khiển của Lý Bạch:

Đối thủ bất giác mị Lạc hoa danh mãn y Túy khởi bộ khê nguyệt Điểu hoàn nhân điệc hi (dịch thơ) Chén tràn không biết tối Trên áo rụng đầy hoa Tỉnh rượu theo trang suối Chim về người cũng thua!

Giọng lão khàn khàn, thê thiết, bộc lộ nỗi niềm cô quạnh.

Và lát sau, lão bước vào tòa tửu điếm rộng mêng mông này. Đó là một lão đạo sĩ già nua đến mức khó mà đoán ra tuổi tác. Tóc lão bạc trắng và lưa thưa, vì quá ít nên thả rũ quanh vai chứ không búi được. Da mặt lão nhăn nheo như quả táo khô, chiếc mũi lân đỏ ửng vì men rượu.

Nhưng lưng lão vẫn thẳng, dù đang đeo một chiếc gùi mây, trong có độ chục thanh kiếm. Trên dung mạo cằn cỗi, thô kệch, mộc mạc kia, chỉ có đôi mắt là đáng chú ý. Không phải vì nhãn quang sáng rực, mà vì dường như mắt lão biết cười một nụ cười bí ẩn, ranh mãnh!

Chiếc đạo bào cũ kỹ, vá víu kia có lẽ nguyên thủy là màu trắng nhưng giờ đây không biết phải gọi là màu gì! Ngay cả hình thái cực thêu trước ngực cũng nhạt nhòa, chẳng rõ ràng.

Lão đạo ngồi phịch một bàn mé tả Hãn Thanh cao giọng gọi rượu thịt. Gã tiểu nhị nhăn nhó:

- Lão gia! Bàn rượu ngoài vườn còn chưa tính tiền!

Đạo sĩ trừng mắt:

- Thì cứ tính gộp vào, có gì mà phải rống lên như thế? Bần đạo chỉ bán một thanh kiếm cũng đủ mua cả tửu viên này!

Lão tháo gùi mây đặt lên bàn, oang oang mời chào:

- Kính chào các bậc anh hùng hào kiệt, bần đạo có vài thanh kiếm sắc bén vô song, mời chư vị đến ngự lãm!

Dứt lời, lão bày kiếm ra trên mặt bàn, từ vỏ nạm vàng cho đến vỏ da trâu xấu xí. Gã tiểu nhị bực bội nói:

- Lão gia tử! Đây đâu phải là chợ búa!

Đạo sĩ già trừng mắt:

- Bần đạo bán kiếm tất phải tìm nơi có nhiều khách võ lâm, chợ bán toàn những mụ đàn bà, làm sao bán được? Ngươi cứ dọn rượu thịt ra, đừng lắm lời nữa!

May thay, gã tiểu nhị là người kính lão nên lui bỏ đi. Gã tự nhủ rằng lão già bán kiếm này cũng lẩm cẩm, khó chịu y như ông nội của mình!

Lão đạo bắt đầu quảng cáo cho hàng hóa:

- Hỡi các bậc kiếm sĩ! Bần đạo hành nghề này đã sáu chục năm, chuyên cũng cấp những thanh kiếm quý giá nhất võ lâm. Ai muốn trở thành đại kiếm thủ, xin hãy đến đây!

Xem thử thì chẳng thiệt hại gì, có mười mấy tay ngà say ngất ngưỡng đến chọn kiếm. Lạ thay, thanh nào cũng chặt sắt như chặt bùn. Tuy nhiên, cái giá hai ngàn lượng chẳng phải ai cũng trả nổi!

Hãn Thanh cảm thấy kỳ quái, biết rằng lão già bán kiếm này chẳng phải tầm thường. Thần kiếm vốn chẳng có nhiều, vì sao lão đạo sĩ này lại suu tầm được nhiều như vậy?

Trong lúc khách hàng chọn lựa, đạo sĩ già kia thản nhiên nâng chén uống tràn. Thức nhắm cũng toàn cao lương mỹ vị đắt tiền.

Chưởng quỷ và tiểu nhị bắt đầu lo lắng khi lão đạo sĩ chưa bán được thanh kiếm nào!

Hãn Thanh chú ý thấy rằng loại thanh kiếm đạo nhân luôn tự tay thử kiếm, chặt đứt khúc sắt lớn bằng ngón chân cái rất dễ dàng. Chàng là kiếm khách, đương nhiên rất ước ao có được một thanh bảo kiếm, nhưng phong cách của lão đạo sĩ khiến chàng dè dặt!

Đột nhiên ngoài cửa quán có toán thực khách mới bước vào. Họ không tìm bàn để nhậu mà vây chặt lấy đạo sĩ bán kiếm. Thủ lĩnh của nhóm này là một hảo hán tứ tuần, râu hùm, hám én, mắt hổ trông rất oai phong lẫm liệt.

Gã cười vang dội rồi gằn giọng:

- Lão quỷ già kia! Lão bán kiếm giả khiến ta suýt bỏ mạng trong tay địch thủ, không ngờ lại gặp nhau ở chốn này!

Mại kiếm nhân thản nhiên đáp:

- Túc hạ nói gì mà lạ vậy? Bần đạo suốt đời làm ăn chân chính làm gì có chuyện giả thực?

Hán tử kia ngửa cổ cười:

- Nói ra càng thêm hổ thẹn, mỗ là Cam Chân Nhất Hào, không ngờ lại mắc mưu lão bợm già! Ta bỏ ngàn lượng mua thanh Hàn Băng Kiếm nào ngờ chỉ là kiếm gẫy được hàn lại!

Hãn Thanh đã được nghe đến danh tự của Cam Nhân Nhất Hào. Gã tên là Nguyên Tấn Nhan, bá chủ vùng Kim Châu, Túc Châu, sở hữu mấy chục mục trường và hàng vạn con tuấn mã. Chính vì quá giàu có nên gã mới dám bỏ ra ngàn lượng vàng để mua một thanh trường kiếm!

Để chứng minh cho lời mình nói, Cam Nhân Nhất Hào rút thanh kiếm bên hông ra, hơi lạnh tỏa ra nghi ngút, nhưng mũi kiếm đã gẫy một đoạn. Họ Nguyên mở bọc hành lý lấy đoạn thép bị gẫy, dài độ gang tay!

Mại kiếm đạo nhân điềm tỉnh nói:

- Bần đạo bán kiếm đã mấy chục năm, chưa hề bị ai khiếu nại cả. Túc hạ sử dụng không đúng cách nên kiếm bị gẫy, sao giờ lại bắt đền lão phu?

Thực ra, dù là thần kiếm cũng có thể gẫy như thường. Vì độ sắc bén nằm ở lưỡi. Nếu người sử dụng dùng bản mà va chạm với vũ khí thì dẫu là Can Tương, Mạc Da cũng không chịu nỗi!

Cam Nhân Nhất Hào đuối lý gầm lên:

- Nhưng thanh Hàn Băng Kiếm đã gẫy từ trước và được làm lại! Hai tháng trước, tại hạ đụng độ với Lan Châu Thần Trượng, chỉ đánh vài chiêu đã gẫy kiếm, nếu không nhanh chân đào tẩu thì đã bỏ mạng rồi!

Mại kiếm đạo nhân cười nhạt:

- Đó là việc của túc hạ, bần đạo không cần biết! Thanh Hàn Băng Kiếm này chém sắt như chém bùn, làm sao dám nói lão phu bán kiếm giả?

Lão cầm thanh kiếm gẫy chặt vào thỏi sắt, quả nhiên đứt ngọt.

Nguyên Tấn Nhan giận dữ gầm lên:

- Đúng là kiếm rất sắc, nhưng gẫy mất một đoạn thì làm sao tại hạ sử dụng được?

Đạo nhân người hì hì:

- Dài ngắn nào có khác gì nhau, tại ngươi không biết cách dùng đấy thôi!

Hãn Thanh giật mình vì lý luận của lão chẳng khác gì Bất Biệt Cư Sĩ! Cam Nhân Nhất Hào nạt lớn:

- Không cần phải nói nhiều! Lão hãy trả lại ta ngàn lượng vàng và thu kiếm về! Nếu không, đừng trách Nguyên mỗ chẳng biết kính lão!

Thái độ của Nhất Hào rất hung hăng, dữ tợn nên lão đạo có vẻ khiếp sợ.

Lão ấp úng nói:

- Nay túc hạ ỷ thế hiếp người, bần đạo cũng đành phải chịu thua. Nhưng già này chỉ còn có hai trăm lượng vàng, mong Nguyên túc hạ chấp nhận giùm cho!

Cam Nhân Nhất Hào bực tức hỏi:

- Lão làm gì mà mới hai tháng đã tiêu hết tám trăm lượng?

Đạo sĩ mỉm cười:

- Bần đạo đi ngay Qúy Châu, thấy lê thứ đói khổ vì mất mùa nên đã bố thí hết rồi!

Nguyên Tấn Nhan trợn mắt:

- Ai mà tin được một kẻ xảo quyệt như lão! Nếu không có năm trăm lượng vàng chuộc kiếm thì đừng hòng sống sót!

Mại kiếm đạo nhân sợ hãi quay sang phân bua với thực khách:

- Mong chư vị giữ đạo công bằng cho! Bần đạo bán kiếm nguyên vẹn, Cam Nhân Nhất Hào làm gẫy đòi trả lại, thật là ép người thái quá!

Nhưng chẳng ai dám lên tiếng vì thanh danh của Nguyên Tấn Nhan rất lớn, và hiện nay, sau lưng gã có tới mười cao thủ rất hung hãn!

Hãn Thanh đứng lên nói:

- Khoan đã! Tại hạ có thể tham gia cuộc giao dịch này!

Chàng bước đến cầm thanh kiếm gẫy, chặt thử vào thanh kiếm của chính mình. Hãn Thanh chỉ dồn có hai thành công lực mà kết quả thật phi thường.

Từng đoạn thép gẫy rời như gỗ mục.

Hãn Thanh móc túi lấy tờ ngân phiếu năm trăm lượng vàng trao cho Cam Nhân Nhất Hào:

- Tại hạ đồng ý mua lại thanh kiếm gẫy này với giá năm trăm lượng vàng!

Nguyên Tấn Nhan cầm lấy xem xét, nhưng không phải giả, hài lòng nói với đạo sĩ bán kiếm:

- May cho lão, nếu không thì cái mạng già kia khó vẹn toàn đấy!

Nhưng gã bỗng nghẹn lời khi Hãn Thanh trao cho Mại kiếm một tờ ngân phiếu khác:

- Tiên trưởng cho vãn bối cúng dường ngàn lạng hoàng kim để tế độ tai dân!

Chàng nói rất nhỏ nhưng không tránh khỏi những cặp lỗ tai thính nhạy ngồi gần đấy, và chỉ lát sau cả quán biết sự thật!

Mại kiếm đạo nhân giật mình hỏi lại:

- Vì cớ gì tiểu tử ngươi lại tín nhiệm bần đạo như vậy?

Hãn Thanh mỉm cười hạ giọng:

- Mười thanh thần kiếm này toàn là của giả! Chỉ có câu "dài ngắn như nhau" là thực mà thôi!

Lão đạo sĩ trợn mắt vò đầu:

- Thôi chết rồi, bần đạo đã gặp khắc tinh, không dám ở lại đây nữa!

Nói xong, lão vơ vét hết kiếm tất tả chạy mất. Hai gã tiểu nhị chặn kín cửa, mà không hiểu sao chẳng đụng đến được đến vạt áo lão ta!

Hãn Thanh trấn an:

- Tiệc rượu của vị đạo sĩ ấy ta sẽ thanh toán!

Chàng móc bạc ra trả ngay và rời quán để tránh những ánh mắt hiếu kỳ của đồng đạo. Họ đang cố đoán xem chàng là ai mà dám bỏ ra một ngàn năm trăm lượng vàng để mua một thanh kiếm gẫy!

Hãn Thanh vất vả lắm mới tìm ra chỗ trọ. Chàng hân hoan vuốt ve thanh Hàn Băng Kiếm lạnh toát, phân vân không biết dùng cách nào để hàn lại mũi kiếm.

Tuy mất một đoạn mà thanh bảo kiếm vẫn dài bằng những thanh thần kiếm thời xuân thu. Nhưng nếu dùng lửa để rèn lại mũi thì Hàn Băng Kiếm sẽ mất đi khí lạnh cố hữu của mình. Hãn Thanh tự nhủ chỉ còn cách mài mà thôi! May thay, Nhất Nguyên Tâm Kiếm không thiếu những chiêu giết người bằng lưỡi kiếm, Hãn Thanh liền ôn luyện lại, và vững tin vào sở học.

Đêm ấy, Hãn Thanh dùng khinh công thượng thừa lục soát toàn bộ những khách điếm ở trấn Hoa Sơn, tìm thấy lực lượng Thần Ngưu Giáo!

Quân Khải Siêu vui mừng khôn xiết, ôm chặt lấy chàng, hai người bàn bạc đến tận nửa đêm mới chia tay!

Sáng ra, lực lượng Thần Ngưu Giáo có mặt rất sớm. Sau lung Quân Giáo chủ là mười Ngân Khôi Hộ pháp! Giáo phái này mới xuất hiện chẳng được bao lâu, nên võ lâm không biết rõ cơ cấu cao thủ đầu não của họ!

Thực ra, Quân Khải Siêu đã đem đến Hoa Sơn những người giỏi nhất. Họ Quân đã sạt nghiệp vì chi phí huấn luyện đội dũng sĩ Ngưu Giác Đồng Khôi!

Chỉ vài khắc sau, phe Hắc Hồ Bảo cũng xuất hiện. Ngoài loan đao, trên vai bọn đao thủ còn có đoản cung và ống tên. Hai lá đại kỳ thêu hình trâu xanh và cáo đen phất phới trong ngọn gió thu.

Hắc Hồ Bảo chủ Tôn Cự Mộc tuổi độ sáu mươi nhưng vạm vỡ, to ngang, mắt hổ, mũi lân, mày rậm. Phía sau họ Tôn là một cỗ kiệu phủ sa đen, không rõ ai ngồi trong đó.

Quân giáo chủ nóng ruột tiếng trước:

- Tôn Bảo chủ! Mười hai năm trước, các hạ vì tranh giành Thiên Niên Tuyết Liên ở ém Sơn mà sát hại gia đệ Quân Tôn Hiến. Bổn tọa là anh tất không thể không báo phục. Nếu các hạ đủ dũng khí, hai ta sẽ tử đấu một trận, bất tất phải hao phí xương máu thuộc hạ!

Lời nói của họ Quân rất chí lý nên được quần hào ủng hộ! Sự có mặt của hàng ngàn hào kiệt võ lâm là một bất ngờ, ngoài dự kiến đối với Hắc Hồ Bảo, nên Tôn Cự Mộc bối rối.

Họ Tôn đã được nghe truyền tụng về cuộc chiến ở Ngũ Hành Sơn, phần nào hiểu rõ bản lãnh đối phương. Lão biết mình khó địch lại Quân Khải Siêu nên mĩm cười gian xảo:

- Thực ra, năm xưa tại hạ giết được lệnh đệ cũng nhờ sự hỗ trợ của gia sư.

Nếu Giáo chủ muốn báo thù e rằng phải giao đấu với cả Sách Huyết Tôn Giả!

Quần hùng ồ lên mai mỉa. Có người cất tiếng:

- Thật là nhục nhã! Đã sợ chết thì còn khiêu chiến làm gì?

Người khác tiếp lời:

- Hèn chi Hắc Hồ Bảo chẳng hề có tiếng tăm gì trong võ lâm! Cả cái lão Sách Huyết Tôn Giả cũng chẳng ra gì! Bị Bất Biệt Cư Sĩ đánh cho một trận, trốn đến tận bây giờ mới ló mặt ra!

Mỗi người một câu khiến Tôn Cự Mộc xanh mặt, và cả người trong kiệu cũng không chịu nỗi. Lão ta vén màn bước ra, gầm vang:

- Kẻ nào dám nói lão phu là bại tướng dưới tay Cao Hán Ngọc?

Đó là một lão nhân cao lớn, uy vũ khiếp người. Dù râu tóc bạc phơ nhưng đôi mắt lộ sáng rực, và chiếc miệng rộng đỏ như chậu máu, khiến lão chẳng hiền lành nào cả.

Tuy lão ma ẩn cư đã mấy chục năm nhưng vẫn tồn tại trong truyền thuyết, và càng trở nên đáng sợ! Quần hùng im thin thít, dù đối phương chẳng thể tìm ta người nói trong đám đông thế này!

Nhưng vẫn có một giọng trầm trầm cất lên:

- Phí tiền bối có định liên thủ với Hắc Hồ Bảo chủ hay không?

Câu hỏi tuy lễ độ nhưng không dễ trả lời. Phí Hòa lúng túng đáp:

- Lão phu thân phận cao cả, lẽ nào lại làm như vậy?

Quân Khải Siêu cười vang:

- Vậy thì lão phu xin lãnh giáo Tôn Bảo chủ vài chiêu!

Khách quan chiến, đồng thanh khen phải, khiến Tôn Cự Mộc không thể thoái lui!

Họ Tôn hơi lưỡng lự nên có người nói khích:

- Bảo chủ là cao đồ của Phí Tôn Giả, lẽ nào lại nhút nhát như vậy? Thật là đáng thẹn!

Câu này đánh trúng vào lòng tự tôn Sách Huyết Tôn Giả, lão giận dữ bảo:

- Mộc Nhi! Ngươi đừng để võ lâm chê cười lão phu đấy nhé!

Hãn Thanh mỉm cười hài lòng. Sự hiện diện của hàng ngàn đồng đạo đã có tác dụng rất tốt. Trừ những bậc chân nhân, trong võ lâm ai cũng lụy vì thanh danh cả!

Hãn Thanh trầm giọng:

- Phí tiền bối quả xứng danh kỳ nhân của võ lâm. Mong người chủ trì, kết liễu oán hận chỉ bằng một trận để tiết kiệm sinh mạng hai phe!

Phí Hòa bị gài thế kẹt, đành phải ứng tiếng:

- Đồng đạo yên tâm. Lão phu là người quang minh, thác lạc, tất không để máu chảy vô ích!

Quân Khải Siêu biết rằng đó là giọng của Hãn Thanh, lòng vô cùng cảm kích và khâm phục. Kế hoạch của chàng đã trói tay Sách Huyết Tôn Giả, giúp họ Quân có thể báo thù!

Quân Khải Siêu rút kiếm chào rồi tấn công ngay. Thanh kiếm to bản xé gió, cuốn về phía đối phương.

Hắc Hồ Bảo chủ sử dụng một cây đoản côn bằng thép ròng, chiêu thức cực kỳ mãnh liệt.

Nhưng Quân giáo chủ có bảo y hộ thân, căng phồng chân khí, nên tấn công tới tấp. Thỉnh thoảng, tay tả của lão xẹt ra những đạo chưởng kình uy mãnh, hỗ trợ cho trường kiếm.

Tuy nhiên, côn pháp của Tôn Cự Mộc chẳng tầm thường, chiêu nào cũng như sấm sét. Thanh thiết côn của lão nặng nề, có lợi thế khi va chạm. Nhưng mỗi lần đối chưởng với họ Quân, lão đều bị thua thiệt.

Quân Khải Siêu ôm mối thù sâu, một lòng khổ luyện, lại là giáo chủ Thần Ngưu Giáo nên trì giới khắt khe để làm gương cho giáo chúng. Còn Tôn Cự Mộc là bá chủ một vùng, tỳ thiếp đông đến hàng trăm, tha hồ trụy lạc, bảo sao khí lực không suy giảm?

Chưa đến trăm chiêu, họ Tôn đã trúng bốn kiếm, máu chảy đầm đìa. Lão sợ hãi gọi vang:

- Su phụ!

Sách Huyết Tôn Giả biết đồ đệ khó thoát chết, lòng cũng xao xuyến.

nhưng trong quần hùng đã có người nhắc nhở:

- Mong tiền bối đừng hủy hoại thanh danh của mình!

Phí Tôn Giả kẹt cứng, đành xuôi tay đứng nhìn. Quân Giáo chủ hứng chí xuất tuyệt chiêu. Ông quát vang, dồn chân khí ra cửa miệng, đập vào mặt đối phương, rồi vung kiếm lao vào.

Tôn Bảo Chủ bị luồng khẩu phong làm cho tối tăm mặt mũi, lộ nhiều so hở và không tránh được đường kiếm của đối phương. Họ Tôn nghiến răng vung côn quất mạnh vào đầu Quân giáo chủ. Khải Siêu chỉ lách qua, đưa vai hứng đòn và tiếp tục thọc kiếm vào ngực kẻ thù.

Họ Quân hộc máu nhưng Tôn Cự Mộc thì bỏ mạng bởi kiếm xuyên tim.

Tiếng rú thê thiết của Hắc Hồ bảo chủ khiến Sách Huyết Tôn Giả rụng rời!

Quần hùng ồ lên nhưng không vỗ tay. Họ chẳng theo phe nào cả!

Phí Tôn Giả đau xót vô vàn nhưng không biết phải làm sao. Bỗng trong đám quần hào có một người áo đen, đội nón rộng vành kín đáo, đến bên lão ma thì thầm. Sách Huyết Tôn Giả giật mình, và ngửa cổ cười vang:

- Tôn Cự Mộc chết là đã kết liễu được mối thù với họ Quân. Giờ đến lượt lão phu đòi món nợ nơi Bất Biệt Cư Sĩ Cao Hán Ngọc! Mộ Dung Hãn Thanh, mau bước ra đây!

Quần hùng mừng rỡ reo hò:

- Tiểu Hầu Gia!

Hãn Thanh biết mình đã lộ, ung dung bước ra, lột nón vòng tay nói:

- Tại hạ chính là đồ đệ của Bất Biệt Cư Sĩ! Nhưng lúc nãy lão tiền bối bảo rằng không hề bị gia sư đả bại kia mà!

Tất nhiên, Hãn Thanh được võ lâm ái mộ hơn Sách Huyết Tôn Giả, nên mọi người nhất tề nói:

- Đúng thế!

Chiến thuật tiên lễ hậu binh của chàng khiến lão ác ma bối rối. Tôn Giả bực bội gắt:

- Đó là lão phu lỡ lời, thực ra, tiểu tử ngươi mới là người mắc nợ, vì đả thương bằng hữu của lão phu là Phù Dung phu nhân!

Khách quan chiến ồn ào hẳn lên. Một gã khó chịu nào đó đã cất tiếng:

- Té ra Sách Huyết Tôn Giả cũng chẳng đứng đắn gì, dan díu với cả bà lão đã chết rồi!

Mọi người phá lên cười nắc nẻ. Gã thứ hai ong óng nói:

- Nghe đến Phù Dung phu nhân bị Tiểu Hầu Gia đâm thủng vú phải, chỉ còn lại một vú. Dám hỏi Phí lão gia có phải thực thế hay không?

Hãn Thanh giật mình nhận ra đó là giọng của Tam Vệ Lộ Vi Nhân. người ngoài không thể biết được việc này! Vậy là U Linh Tứ Vệ đã được lệnh bám theo Hãn Thanh để bảo vệ! Hàng ngàn người ôm bụng cười, khiêm Sách Huyết Tôn Giả điên tiết quát vang:

- Vú phải, vú trái gì cũng chẳng quan hệ, các ngươi đừng lắm lời!

Tứ Vệ Mễ Bất Thông đáp ngay:

- Đúng là chẳng quan trọng lắm. Chỉ ăn thua ở chỗ Tôn Giả thuận tay nào thôi.

Lần này đúng là cả một trận bão cười, ai cũng ôm bụng không sao nín nổi!

Phí lão ma tái mặt, quên cả ý định khiêu chiến với Hãn Thanh. Nhưng hán tử áo đen, đội nón kia đã lại nhỉ tai họ Phí, lão ma mừng rỡ cao giọng:

- Lão phu là bằng hữu của Tống Trung Quân, trượng phu Phù Dung phu nhân, nay thay mặt người quá cố, báo thù cho Mạc phu nhân.

Hãn Thanh thấy Sách Huyết Tôn Giả tuy hung ác nhưng lại chẳng có chút tâm cơ nào, phải nhờ người khác nhắc, lòng chàng bỗng thấy thương hại lão. Hãn Thanh nghiêm giọng:

- Tiền bối thoát vòng tục lụy đã mấy chục năm. Hà tất phải dấn thân vào ân oán giang hồ làm gì nữa?

Sách Huyết Tôn Giả tưởng chàng sợ hãi, liền đắc ý nói:

- Lão phu cũng chẳng muốn vướng bụi trần, nhưng vì cố hữu dành phải ra tay. Nếu ngươi sợ chết thì hãy lạy lão phu ba lạy!

Cử tọa ồ lên, tin rằng không bao giờ Tiểu Hầu Gia danh vang tứ hải lại chịu nhục như thế. Nào ngờ Hãn Thanh bình thản nói:

- Nếu tiền bối chịu trở về Diên An quy ẩn, không hỏi đến chuyện giang hồ nữa thì vãn bối sẳng sàng vái lạy!

Sách Huyết Tôn Giả ngớ người hỏi lại:

- Chẳng lẽ một Hầu Gia như ngươi lại dám làm như thế sao?

Hãn Thanh mỉm cười:

- Phí Tiền bối tuổi tác còn cao hơn gia tổ, vãn bối có quỳ lạy cũng chẳng sao!

Nhị vệ Quách Phủ hiểu ý chàng, liền cao giọng phụ họa:

- Lúc nãy tiền bối nói thế nào, sao giờ còn lưỡng lự? Chẳng lẽ lại muốn làm kẻ thủy chung bất nhất?

Tôn Giả bí quá la lên:

- Thôi được! Lão phu đành chịu thua tiểu tử Mộ Dung. Đồ đệ Bất Biệt Cư Sĩ quả là lợi hại!

Nói xong, lão phi thân mất dạng. Đám thủ hạ Hắc Hồ Bảo cũng mang xác Tôn Cự Mộc trở về Diên An. Quần hào hết lòng khâm phục Tiểu Hầu Gia, không những võ công cao cường mà trí tuệ cũng tuyệt luân. Hãn Thanh không cần đánh cũng đuổi chạy được một đại ma đầu!


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-16)


<