Vay nóng Tinvay

Truyện:Côn Luân - Hồi 67

Côn Luân
Trọn bộ 87 hồi
Hồi 67: Kim Thiền thoát xác
2.00
(một lượt)


Hồi (1-87)

Siêu sale Lazada

Hạ Đà La giao đấu với Hoa Sinh đã lâu, đang bắt đầu mệt mỏi, tự nhiên một Lương Tiêu sung sức, võ công cao cường hơn hẳn trước đây nhảy vào tham chiến. Hạ Đà La thầm hiểu hôm nay khó lòng giành được thắng lợi, đành hậm hực nhảy ra khỏi trận, cười nham hiểm:

- Ngày tháng còn dài, Bình chương đại nhân chẳng nên nôn nóng, - rồi xoay người đi vào trong khoang.

Cuộc chiến vừa ngưng, Lương Tiêu liền ngoảnh ra biển, chỉ thấy sóng xanh lô xô muôn trùng, mẹ con cá voi đã bơi đi mất tự khi nào. Gã nín lặng chốc lát rồi đưa mắt về phía Liễu Oanh Oanh và Hoa Hiểu Sương. Liễu Oanh Oanh nửa khóc nửa cười, cong môi nhảy xổ đến nắm tay đấm thùm thụp lên ngực gã. Lương Tiêu không né tránh, lại vòng tay ôm thiếu nữ vào lòng, Liễu Oanh Oanh khóc thút thít.

Hiểu Sương liếc nhanh hai người, ngẩn ngơ một thoáng rồi lặng lẽ kéo Hoa Sinh đến, lúi húi băng bó vết thương cho chú ta. Lương Tiêu ngó cô, nhe răng hỏi:

- Muội vẫn khỏe chứ?

Hiểu Sương khẽ gật đầu. Liễu Oanh Oanh đầy Lương Tiêu ra, gạt lệ bảo Hiểu Sương:

- Lại đây, tại hắn mà ngươi khóc vật khóc vã, lại đấm hắn ba trăm cái cho bõ tức đi.

Không lời nào diễn tả được cảm giác hạnh phúc của Lương Tiêu khi được trở về lành lặn và sum hợp với hai cô gái, nghe vậy gã nhún vai cười rộng lượng:

- Miễn là Hiểu Sương muốn, dẫu phải hứng ba vạn nắm đấm ta cũng không sợ.

Hiểu Sương nhoẻn cười:

- Tiêu ca ca bình an trở về, muội mừng còn không hết, sao nỡ đánh đấm!

Liễu Oanh Oanh trừng mắt:

- Ghê thực, ngươi định ám chỉ rằng ta không mừng, rằng lối cư xử của ta thất thường trái khoáy chứ gì?

Hiểu Sương bĩu môi trêu nàng, đoạn cúi xuống băng bó nốt cho Hoa Sinh.

Cử chỉ thân thiết khác thường của hai cô gái khiến Lương Tiêu thắc mắc đầy một bụng, không đoán nổi cặp oan gia này trở nên hữu hảo với nhau bằng cách nào, Tạm gác băn khoăn sang một bên, gã đưa mắt nhìn Vân Thù:

- Hôm ấy hứng một chưởng của ngươi, đến giờ ta vẫn chưa dám quên. Ta chúa ghét trò đánh lén, ngươi hẵng đứng lên tiếp nhận khiêu chiến của ta đây.

Vân Thù nghiến răng vịn vách khoang, run rẩy đứng dậy. Liễu Oanh Oanh nhói lòng, muốn ngăn cản nhưng không biết nên mở lời thế nào. Lương Tiêu lia mắt từ đầu xuống chân Vân Thù, chợt cau mày:

- Ngươi bị thương à? - Trầm ngâm một thoáng, gã tiếp. - Ngươi bị thương mà ta lành lặn, hạ gục ngươi trong tình cảnh này thì cũng chẳng đáng mặt hảo hán.

Vân Thù nóng tai:

- Ai cần ngươi làm hảo hán? Ta ám toán khiến ngươi rơi xuồng biển, ngươi cũng chẳng cần vỡ vịt giữ cái vỏ hảo hán làm cóc gì. Tính mạng Vân mỗ đây, ngươi cứ lại mà lấy.

Gã nhào tới Lương Tiêu, nhưng vấp chân, ngã dập mồm chảy bao nhiêu máu, không sao gượng dậy nổi. Lương Tiêu chẳng buồn liếc lấy một cái, quay mình đìu Hoa Sinh đì. Liễu Oanh Oanh nhẹ nhàng đỡ Vân Thù dậy, gã đang nản lòng thối chí, được nàng quan tâm thì bỗng tủi thân chưa chát, nước mắt nước mũi chứa chan.

Bộ dạng khóc mếu nhếch nhác của gã khiến Liễu Oanh Oanh thương hại. Nàng bảo Hiểu Sương:

- Ngươi xem xem vết thương của hắn thế nào.

Hiểu Sương cúi xuống bắt mạch:

- Y bị thương nặng, nhưng được cái nội công thâm hậu nên chỉ cần uống ít đan dược và điều tức hai ba hôm là đỡ thôi. - Cô lục trong túi gấm ra một chiếc lọ ngọc, dốc lấy mấy viên thuốc đưa cho Vân Thù.

Vân Thù nhắm mắt gắng trấn tĩnh, mặt còn vương dấu lệ, ngực vẫn nhoi nhói đau.

Liễu Oanh Oanh muốn để gã nghỉ, bèn dắt Hiểu Sương đến chỗ Lương Tiêu, tỉ tê hỏi những chuyện xảy ra sau khi gã ngã xuống nước. Lương Tiêu thuật lại cặn kẽ, ai nấy xuýt xoa khen lạ. Liễu Oanh Oanh càng nghe càng hào hứng. Sau đó không đợi Lương Tiêu hỏi hắn, nàng đã náo nức kể hết mọi việc diễn ra trong hơn nửa tháng vừa qua. vốn nhanh mồm nhanh miệng, nàng tiện hứng thêm thắt vào câu chuyện, thôi phòng các nguy hiểm hơn lên khiến Lương Tiêu sợ cứng người, chốc chốc lại siết chặt nắm tay vì căng thẳng. Đến việc Hiểu Sương chứa bệnh cho Cáp Lý Tư, nghe kể hắn uống nước giải, gã phì cười:

- Chẳng biết Cáp Lý Tư có cần uống nữa không? Nếu cần thi để lão tử tè một bãi nước giải thật to, uống cạn đảm bảo sẽ mọc được chân...

Liễu Oanh Oanh cắt ngang:

- Người ta cần là cần nước giải của đồng nam cơ. To xác mà còn nhớn nhác.

Lương Tiêu ném cho nàng một cái nhìn tinh quái:

- Ê, lạ thế, cái gì khiến cô nghĩ ta không còn là đồng nam?

Liễu Oanh Oanh đỏ mặt mắng:

- Đồ hạ lưu, ta không thèm chuyện trò vớỉ ngươi nữa.

Cuối cùng khi nghe kể Hoa Sinh liều mạng lao vào trận ác chiến với Hạ Đà La để cứu Hiểu Sương, Lương Tiêu cảm động đứng bật dậy, cúi gập mình trước chú tiểu:

- Không lời nào diễn tả hết lòng biết ơn của Lương Tiêu này. Nếu mai sau Hoa Sinh huynh đệ cần sự tương trợ thì dẫu phải nhảy vào nước sôi lửa bỏng, làm trâu làm ngựa phục dịch, Lương mỗ cũng không từ nan.

Giật thót vì sự trinh trọng của Lương Tiêu, chú tiểu hấp tấp nhảy tránh, xua tay lia lịa. Liễu Oanh Oanh trách:

- Lương Tiêu, cái thói bốc đồng của ngươi khiến tiểu hòa thượng sợ mất vía rồi kia kìa.

- Ta không bốc đồng đâu. Hoa Sinh đã năm lần bảy lượt cứu cô và Hiểu Sương, Lương Tiêu dù thịt nát xương tan cũng không báo đáp nổi.

Liễu Oanh Oanh gắng dùng giọng cự nự để trấn áp nỗi cảm động:

- Ngươi chỉ giỏi phát ngôn bừa bãi thôi. Ngươi tự xưng trâu ngựa với tiểu hòa thượng cốt để ta mất mặt theo chứ gì?

Lương Tiêu cười cười:

- Vậy theo cô nên xưng hô thế nào cho thỏa đáng? Nếu không tìm ra cách bày tỏ sự hàm ơn, e rằng từ nay về sau ta sẽ mất ngủ hằng đêm.

Liễu Oanh Oanh đảo mắt suy nghĩ:

- Ngươi vừa gọi hắn là huynh đệ sắn tiện đó hai người kết nghĩa anh em, chẳng phải tốt lắm ư?

Hiểu Sương vỗ tay tán thưởng:

- Cách giải quyết của thư thư hay thật!

Lương Tiêu gật gật đầu, nắm tay Hoa Sinh thở dài:

- Đáng tiếc không có hương đèn đồ cúng gì hết.

Liễu Oanh Oanh rút ngay chủy thủ cạo ra ba đống mạt gỗ trên sàn thuyền:

- Người đời có thể đắp đất làm hương, vậy chúng ta vun dăm bảo làm hương cũng chẳng kém.

Lương Tiêu nói với Hoa Sinh:

- Ta quen thói ngông cuồng tự ngạo, chẳng mấy khi tôn trọng kính nể ai, đừng nói gì đến kết nghĩa kim lan đồng sinh cộng tử... - Sực liên tưởng chuyện cũ, gã ngậm ngùi bảo. - Kể ra trước đây cũng có một nghĩa muội, đáng tiếc ta đã làm cô ấy liên lụy đến nỗi phải mất mạng. Chưa thể dùng cái chết để đáp đền, ta vẫn thường dằn vặt tiếc hận. Nay chúng ta bèo nước gặp nhau, tuy không phải ỷ hợp tâm đầu, ngươi lại tham ăn tục uống, nhưng ta quý bản tính thẳng thắn chân tình của ngươi. Trên thế gian giả dối phù hoa này, hai chứ "chân tình" đó hiếm hơi lắm. Trước Hoa Sinh, Lương Tiêu không có hưynh đệ, và sau Hoa Sinh, chắc cũng không bao giờ có nữa.

Gã kéo chú tiểu quỳ xuống, dõng dạc thề:

- Lạy chín phương trời lạy mười phương đất. Xin hoàng thiên, hậu thổ chứng giám lời này: hôm nay Lương Tiêu kết nghĩa anh em với Hoa Sinh, tuy không sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày nhưng mong được chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Từ giờ trở đi có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Ai phạm lời ước, trời tru đất diệt.

Hoa Sinh không biết cách làm lễ, cứ thuỗn mặt nghe Lương Tiêu đọc. Liễu Oanh Oanh bực bội đá vào mắt cá chân chú ta:

- Ngậm hột thị thế à? Lặp lại những lời Lương Tiêu nói đi.

Hoa Sinh ậm ở, do không hiểu lắm mớ từ ngữ rắc rối của Lương Tiêu, chú bèn ngắc ngứ đọc theo ý mình:

- Lại chín cơm rồi lại ngồi ăn hết, xin hành nêm đậu đỏ, hôm nay Lương Tiôu...

Liễu Oanh Oanh cáu kình đá chú ta phát nữa:

- Hắn nói Lương Tiêu kết nghĩa anh em với Hoa Sinh thì ngươi phải nói là Hoa Sinh kết nghĩa anh em với Lương Tiêu.

Hoa Sinh đành tuân theo:

-... hôm nay Hoa Sinh kết nghĩa anh em với Lương Tiêu, chỉ mong sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày, không mong chết cùng ngày cùng tháng cùng năm...

Chưa nói hết, đã bị đá bốp một phát vào mông, bên tai vang tiếng rít của Liễu Oanh Oanh: "Ngược rồi, đọc lại!", Hoa Sinh nhăn nhó, không bật ra được lời nào nữa. Lương Tiêu khoát tay cười xòa:

- Thôi thôi, đừng câu nệ tiểu tiết. Hoa Sinh bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?

Chú tiểu gãi gãi cái đầu trọc, thè lưỡi đáp:

- Hình như mười sáu, mà hình như mười bảy, mỗ chẳng nhớ nữa.

Liễu Oanh Oanh móc máy:

- Ăn thịt uống rượu thì sao mà nhớ tài thế.

Lương Tiêu tủm tỉm:

- Vậy coi như ngươi mười bảy đi. Ta lớn hơn ngươi hai tuổi, mạo muội nhận vai ca ca, còn ngươi là đệ đệ.

Dứt lời gã vái Hoa Sinh ba lạy, xong xuôi đứng dậy, tự dưng nhớ đến A Tuyết, lòng vừa cảm khái vừa chua xót: "Ta thường vỗ ngực thông minh, trở trêu sao toàn kết nghĩa với những người khờ khạo ngốc nghếch".

Trùng phùng sau ngần ấy ngày li biệt, ai cũng có vô khối chuyện để hàn huyên. Liễu Oanh Oanh kiên nhẫn giảng cho Hoa Sinh biết thế nào là huynh đệ kết nghĩa, bấy giờ Hoa Sinh mới vở lẽ, vui vẻ gật gù. Lương Tiêu nhận thấy Hiểu Sương thường cố ý ngồi tách hẳn mình ra, có hỏi thì đáp, còn không thì chỉ mỉm cười vơ vẫn. Gã tiu nghỉu tự nhủ, giã biệt bao ngày mới gặp lại, sao bỗng nhiên cô trở nên xa cách nhường ấy. Lối cư xử của Hiểu Sương cũng không thoát khỏi cặp mắt sắc sảo của Liễu Oanh Oanh, nàng buồn bực nghĩ: "Con bé này ngốc thật thôi. Hôm ấy chỉ nói chơi chơi mà nó làm thật hay sao chứ?".

Lương Tiêu nghỉ ngơi chốc lát rồi đứng lên:

- Bính nhi vẫn ở trong tay Hạ Đà La, ta phải đi cứu nó.

Liễu Oanh Oanh lo lắng:

- Võ công Hạ Đà La rất cao cường, nếu muốn thắng hắn mà không làm ảnh hưởng tới Bính nhi thì khó đấy.

- Khó gì đâu!

Lương Tiêu ghé xuống thì thầm với mọi người mấy câu, Liễu Oanh Oanh vỗ tay cười:

- Ngươi lắm mưu mẹo quá!

Hạ Đà La ngồi điều tức cho đến khi nội lực phục hồi, sau đó kéo vò rượu đập xi uống mấy ngụm, tinh thần phấn chấn trở lại, hắn bắt đầu suy tính: "Võ công Lương Tiêu dầu có tinh tiến, song chưa chắc đã thắng được sái gia. Chỉ ngại tiểu hòa thượng bình phục, hai đứa liên thủ thì sẽ rầy rà to. Ra tay trước sẽ khống chế được người, ra tay sau sẽ bị người khống chế, sái gia phải động thủ sớm mới xong, chỉ cần giết phứt một đứa thì mọi sự êm đẹp ngay thôi". Hắn đang tính toán, chợt đằng mũi thuyền vọng vào tiếng hoan hô, liền đó là tiếng Hoa Sinh reo vui: "Lên bờ mau... ", rồi nín bặt, tựa như bị ai đó bịt mồm. Hạ Đà La nôn nao trong dạ: "Chẳng lẽ chúng đã nhìn thấy đất liền rồi ư?".

Hắn bèn nhổm dậy, định lao ngay ra ngoài khoang, đột nhiên nghi ngờ dừng bước: "Khoan hẵng, Lương Tiêu lắm mưu nhiều kế, chắc chắn có ngụy trá chi đây... mặc dù nghe giọng tiểu hòa thượng rất thật... ". Lưỡng lự một lúc, hắn hất hàm bảo A Than:

- Ngươi đi kiểm tra, nếu thấy đất liền thì mau trở vào báo.

A Than không dám trái lời, đành nhịn đau lê bước ra xem. Hạ Đà La đợi một lúc lâu mà chẳng thấy động tĩnh gì, liền sinh nghi: "Hừ, gần đây tên lạt ma có ít nhiều bất mãn với sái gia, nếu thấy đất liền thực, chưa chừng hắn vứt bò cha con ta và một mình cao chạy xa bay rồi". Bản tính đa nghi, nghĩ tới đây, Hạ Đà La không nén nổi nũa bèn bảo Cáp Lý Tư:

- Đợi ta một chút...

Cáp Lý Tư hoang mang nói:

- Tôn sư... đừng bỏ mặc con...

Hạ Đà La càu nhàu:

- Đồ vô dụng, trông chừng thằng vua con này cho tử tế, ta đi xem thế nào rồi về ngay.

Hắn lao ra ngoài khoang nhìn quanh nhìn quất. Chẳng thấy đất đai nào cả, chỉ thấy A Than đang nằm thẳng cẳng ở đằng xa. Hạ Đà La chột dạ, biết là bị lừa, nhưng chưa kịp phản ứng gì thì đã nghe vách khoang vỡ bung, hắn vội vàng quay mình chạy vào. Lương Tiêu đã ở trong đó tự bao giờ, Cáp Lý Tư vùng vẫy nhoài tay định túm lấy Triệu Bính. Lương Tiêu lẹ chân giẫm lên ngực hắn, cười nửa miệng nhìn ra. Hạ Đà La đanh mặt hỏi:

- Họ Lương kia, ngươi định làm gì đấy?

Lương Tiêu trầm giọng:

- Ngươi chiếm chỗ này quá lâu rồi, nên dọn ổ cuốn xéo đi thôi!

Hạ Đà La trả lời ngay:

- Cuốn thì cuốn!

Lương Tiêu cảnh cáo:

- Ta không tin ngươi, nhưng cũng chẳng sợ ngươi đâu. Chúng ta có bốn người, ngươi chỉ có một mình, chưa kể còn đèo bòng hai tên tàn phế, hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi muốn giở trò.

Dứt lời, gã tung chân đá văng Cáp Lý Tư đi. Hạ Đà La chìa tay đón con trai, cười khẩy một tiếng, hầm hầm rời khỏi khoang. Triẹu Bính mừng quýnh khi trông thấy Lương Tiêu, nó gọi thúc thúc rối rít rồi chạy bổ lại, bất chợt một người lạng đến ôm chặt lấy nó, thở hồng hộc. Triệu Bính định thần nhìn kỹ, nhận ra bộ mặt trắng bệch của Vân Thù thì kinh hãi khóc thét.

Lương Tiêu khổ công bày mưu tính kế, không ngờ lại bị kẻ khác xen vào trục lợi, càng không ngờ Vân Thù bị thương nặng mà còn nhanh nhẹn đến thế, nhất thời gã đứng ngẩn ra, mắt nheo lại trong cơn tức giận.

Nhảy ra giữ được Triệu Bính là toàn bộ nỗ lực sau cuối của Vân Thù. Ôm thằng bé trong tay, gã dựa vào vách thở dốc, toàn thân bủn rủn nhưng tâm ý rất cương quyết: "Dẫu phải mất mạng cũng không thể để thánh thượng rơi vào tay bọn ác tặc". Lương Tiêu nhìn từ đầu đến chân Vân Thù, tự nhủ nếu mình dùng vủ lực giằng lấy Triệu Bính thì chắc Vân Thù cũng chẳng chống đỡ nổi, nhưng nể trọng hành động quật cường của kẻ thù, gã chợt mủi lòng: "Thôi, nhường nhịn hắn một lần", rồi không để ý đến nữa, quay đi gọi Hoa Sinh:

- Này đệ, có nhúc nhắc tay chân được không đấy?

Hoa Sinh gật đầu lia lịa. Lương Tiêu bèn nói:

- Lão già kia thu xếp cho đứa con què của lão xong, nhất định sẽ đến gây hấn với chúng ta. Lát nữa, đệ chỉ cần gắng hết sức tấn công, đừng bận tâm phòng thủ! - lại dặn Liễu Oanh Oanh. - Cô lo bảo vệ Hiểu Sương và Bính nhi.

Liễu Oanh Oanh liếc Vân Thù: "Bính nhi ở trong tay hắn, bảo vệ Bính nhi cũng tức là bảo vệ hắn". Thình lình, một tràng cười đe dọa vang lên, cùng lúc cây Bát Nhã phong loáng sáng ở cửa khoang, Hạ Đà La lao bổ vào. Hoa Sinh nhớ kỹ lời Lương Tiêu dặn, bèn dốc toàn lực xuất quyền theo chiêu thế Nhất hợp tướng. Cảm nhận được sức nặng của khối kình lực, Hạ Đà La không dám đón đỡ trực tiếp bèn lắc mình né tránh. Đang định tìm sơ hờ của đối phương để tấn công, chợt thấy Lương Tiêu vỗ song chưởng từ trên cao xuống, hắn đành giật lui lại sau. Hoa Sinh cất bước rất trầm ổn, quyền cước tung ra ồ ạt, Lương Tiêu xẹt vòng qua lại như tia chớp hai bên Hoa Sinh, song chưởng linh hoạt vô cùng. Một chậm, một nhanh, họ bổ khuyết cho nhau, phối kết hợp rất nhuần nhuyễn, khiến Hạ Đà La không chống đỡ nổi phải lật đật lùi bước. Chỉ lát sau, cảm thấy gờ mạn thuyền đã ở gần bên, thầm hiểu nếu không hoàn thủ thì nhất định sẽ rơi xuống biển, Hạ Đà La bèn gầm vang, rung Bát Nhả phong thi triển hư chiêu đầy lui chú tiểu rồi tung tả quyền nện trúng ngực trái Lương Tiêu, cùng lúc phần hông hắn cũng bị Lương Tiêu đá trúng, hai người đều ngã ngửa. Hoa Sinh ngẩn người, quên cả truy kích, trong lúc đó Hạ Đà La chống hai tay cho khỏi đập lưng xuống đất, đồng thời lấy đã bật người lên, nhấp nhổm mấy nhịp là đã chạy vù về phía đuôi thuyền.

Hoa Sinh đỡ Lương Tiêu trở vào khoang. Lương Tiêu vận công hồi lâu, cuối cùng ộc ra một ngụm máu bầm, cười nói:

- Lão già khá lắm nhưng lần này bị thương cũng chả nhẹ đâu.

Liễu Oanh Oanh gợi ý:

- Đã thế, bây giờ ta và Hoa Sinh dấn thêm chút nữa, đánh hắn ngã luôn xuống nước cho xong, Lương Tiêu xua tay:

- Con giun xéo mải cũng quằn, huống hồ Hạ Đà La là cao thủ đời nay đã khiêu chiến tất có phòng bị, cô đừng nên vọng động. Hắn chưa an phận với thất bại này đâu, chắc chắn sẽ còn đến nữa. - Ngừng một lát, gã bảo Hoa Sinh. - Đệ có sức mạnh bạt sơn cửu đỉnh nhưng không biết đường vận dụng. Ta mới nghĩ ra một trận pháp, hai huynh đệ phối hợp thi triển có thể chiến thắng Hạ Đà La.

Gã đứng dậy, miệng giải thích tay mô tả, truyền thụ cho Hoa Sinh đường hướng tấn công, Sáng sớm hôm sau, Hạ Đà La đã bình phục, cũng đã nghĩ ra cách khắc chế màn liên thủ của hai huynh đệ nhà kia, bèn đến khiêu chiến, nào ngờ Hoa Sinh và Lương Tiêu lại đối phó bằng trận pháp khác và đạt hiệu quả rõ rệt. Đấu đến hơn trăm chiêu, Hạ Đà La vừa đói vừa mệt, bèn vùng tháo chạy. Thay vì truy kích đối phương, Lương Tiêu đỡ chú tiểu vào khoang băng bó chỗ vết thương củ vừa nứt ra. Đến giờ ngọ, mọi người đang quây quần nói chuyện, chợt nghe A Than rú lên ghê rợn như lợn bị chọc tiết, Liễu Oanh Oanh giật mình thốt:

- Chuyện gì xảy ra thế nhỉ? Xung đột nội bộ à?

Lương Tiêu sầm mặt, dộng mạnh nắm tay làm sàn thuyền thủng một chỗ:

- Không trừ được tên ác tặc này, trời không dung đất không tha.

Liễu Oanh Oanh sực hiểu ra, mặt tái đi. Ngơ ngác trước thần sắc khác lạ của họ, Hiểu Sương hỏi:

- Rốt cục xảy ra chuyện gì?

Lương Tiêu chẳng nói chẳng rằng, mặt rắn đanh. Liễu Oanh Oanh ghé tai Hiểu Sương thì thào:

- Lão tóc bạc kia tàn ác man rợ. Hắn không bắt cá cầm hơi như chúng ta mà giết tay lạt ma để uống máu ăn thịt rồi.

Hiổư Sương chết điếng người, ngồi lặng hồi lâu không nói năng gì được. Lương Tiêu bỗng nhận xét:

- Hình như A Than đang mang bệnh, cử động nặng nề hơn ngày thường nhiều.

Liễu Oanh Oanh hất mặt về phía Hiểu Sương:

- Đều nhờ Hiểu Sương đó.

Lương Tiêu ngạc nhiên:

- Ồ, muội tiến bộ từ khi nào thế?

Hiểu Sương cúi đầu, cảm giác ăn năn vò xé tâm can:

- Đều tại muội chẳng ra gì, nếu muội không làm bừa, có lẽ đại sư đã không mất mạng.

Lương Tiêu càng kinh ngạc hơn, bèn gạn hỏi ngọn ngành, Hiểu Sương mới thuật lại chuyện xảy ra hôm ấy. Lương Tiêu vỡ lẽ, mỉm cười nhẹ nhõm:

- Trong họa có phúc, trong phúc có họa, cổ nhân nói chẳng sai. Nếu không trúng Cửu âm độc ĩnạch thì có lẽ muội đã gặp cơn nguy hiểm rồi.

Hiểu Sương la lên bất bình:

- Tiêu ca ca! Huynh còn cười được à, muội thà để bệnh tật hành hạ chứ không muốn dùng thứ công phu đó hại người.

Lương Tiêu cười hì hì:

- Nước có thể đầy thuyền, cũng có thể lật thuyền, mọi sự đều mang hai mặt, muội chớ trách bản thân nữa. Giết A Than, dừ hắn có bị thương hay không cũng là một việc dễ như bỡn đối với Hạ Đà La.

Hiểu Sương sa lệ:

- Nhưng muội mà vận nội công là sẽ hại người.

Lương Tiêu nói:

- Xem ra công lực muội chưa đủ nên mới phải dùng sinh vật sống làm vật dẫn để khử độc chất. Hay là muội truyền Cửu âm độc mạch sang đây cho ta, ta sẽ ép nó ra thay muội, chỉ cần triệt tiêu hết âm độc thì bệnh tình muội sẽ bình phục, không bao giờ đả thương ai nữa.

Hiểu Sương ngẫm nghĩ một lát rồi lo lắng hỏi:

- Nếu huynh không trục được độc thì biết làm thế nào?

Lương Tiêu trấn an cô:

- Muội đừng lo quá, Ngũ hành tán ta còn trục ra được, Cửu âm độc đã là cái thá gì?

Hiểu Sương nghe vậy mới yên tâm, bèn thí triển thuật hoán chuyển âm dương đồn hết âm độc sang cho Lương Tiêu để gã đầy nó ra ngoài. Hai người áp chưởng vào nhau, vận công chừng một canh giờ thì Hiểu Sương cảm thấy mệt mỏi lạ thường, bèn trở tay tự bắt mạch. Nhận ra Cửu âm độc hoàn toàn không giảm sứt mà khí huyết lại hư tổn nặng nề, cô tư lự bảo:

- Chúng ta tốn công vô ích rồi. Cửu âm độc cùng sinh ra và lớn lên với muội, nó cũng như dòng máu của muội, mất đi bao nhiêu sẽ sình bù thêm bấy nhiêu, nhưng nếu hút ra nhiều quá, thiếu dương khí bổ sung thì sẽ tổn hao khí huyết, dẫn đến mất mạng.

Lương Tiêu ngao ngán:

- Thế thì biết làm sao đây?

- Không sao, Cửu âm độc khó là vì không thể ép nó ra khỏi cơ thể. Gần đây, nghiên cứu cuốn Thần Nông điển của bà bà, muội đã nghĩ ra mấy cách giảm âm tăng dương, đồng thời luyện thuật hoán chuyển âm dương đến một trình độ nào đó thì có thể khiến Cửu âm độc chảy ra với tốc độ nhanh hơn hẳn tốc độ sinh trưởng của nó, sau đó bồi bổ thêm bằng linh dược, châm cứu, chỉ chừng mười năm là sẽ bình phục hoàn toàn.

Lương Tiêu thở dài:

- Ôi, mười năm, lâu quá...

Hiểu Sương nói:

- Sư phụ bản lĩnh cao cường đến thế mà còn không điều tn nổi cho muội, bây giờ muội lại tự tìm được phương pháp chữa chạy. - Cô cười hiền. - Huynh nói rất đúng, việc qua can chẳng được nào, việc sau họa biết cách nào lần xoay, xưa chưa chắc đã bằng nay, nay chưa chắc đã sánh tày mai sau...

Cô mỉm cười, hai hàng lệ mấp mé rèm mi, vụt quay phắt mình chạy vào góc khoang, vai run bần bật. Lương Tiêu ngạc nhiên, định chạy theo an ủi, Hiểu Sương đã xua tay, nghẹn ngào cản:

- Huynh dừng lại đây.

Lương Tiêu chẳng hiểu cơn cớ vì đâu, Liễu Oanh Oanh bèn kéo gã ra ngoài khoang, mắng khẽ:

- Ngốc thế, còn không hiểu tâm ý của người ta ư?

Lương Tiêu ngơ ngác lắc đầu. Liễu Oanh Oanh trân trân nhìn gã, thở dài nói:

- Cô ấy buồn vì khi khỏi bệnh rồi, ngươi sẽ chẳng cần chăm lo cho cô ấy nữa.

Lương Tiêu cau mày cúi đầu im lặng. Liễu Oanh Oanh sốt ruột bảo:

- Quên đấy, hạn ba ngày đã trôi qua từ lâu, ngươi quyết định đến đâu rồi?

Lương Tiêu lặng thinh, Liễu Oanh Oanh vụt lộ vẻ giận, vung tay tát đánh chát vào mặt gã, giậm chân tức tối:

- Ngươi là đồ ngốc, con bé ấy cũng là đồ ngốc, một lũ ngốc, thật khiến bản cô nương tức điên lên được.

Nộ khí xung thiên, nàng chạy ào vào khoang, hầm hầm ngồi xuống, được một lúc lại thở dài, ôm Hiểu Sương vào lòng dịu dàng khuyên giải. Lương Tiêu nhìn ra biển, lòng đầy ưu tư phiền não.

Trong hai hôm tiếp theo, Hạ Đà La hoặc công khai hoặc lén tút, đã mò sang khiêu chiến mấy lần, hôm đầu ỷ có Bát Nhã phong lợi hại, hắn còn cầm cự với Lương Tiêu và Hoa Sinh được một lúc, nhưng càng về sau càng cảm thấy chưởng lực của Lương Tiêu mạnh lên. Tớỉ hôm thứ hai, ngẫm riêng đôi bàn tay bằng xương bằng thịt ấy mà đã khó đối phó, huống hồ còn Hoa Sính trợ trận, đấu tiếp thì chỉ có thua chứ không thắng được, Hạ Đà La bèn đánh bừa hai chiêu rồi tung mình thoát khỏi vòng chiến, lại cố ý ngạo mạn chửi rủa một hồi rồi mới rút về cố thủ. Nhưng suy cho cùng thì hắn vẫn còn đủ hung hãn uy phong, khiến Lương Tiêu cũng không dám bức bách thái quá.

Hạ Đà La trở về chỗ ẩn thân, u ám ngồi im hồi lâu. Sau khi ăn cụt hết thi thể A Than, hắn đã phải dùng Bát Nhã phong bắt cá, nhưng không hiểu vì sao, cá quanh thuyền họ cứ ít dần đi. Nguyên nhân là vì dòng hải lưu ở khu vực này chuyển động chậm hẳn lại, nhưng cố nhiên là Hạ Đà La không biết điều ấy. Hì hụi nửa ngày trời cũng chưa đâm được con nào, dưới biển không có cá, trên trời vắng bóng chim, sau một hồi lầm lì, Hạ Đà La bỗng quả quyết đứng dậy, soi mới nhìn Cáp Lý Tư như thể fptp. định giá món hàng, vốn hiểu gan ruột Hạ Đà La hơn bất cứ ai, bắt gặp ánh mắỉ ấy là Cáp Lý Tư biết ngay cha mình đang nung nấu điều gì, hắn lặng người đi. Hạ Đà La trừng trừng nhìn con trai hồi lâu, sau cùng nhẹ nhàng nói:

- Đừng oán ta, cha đây chẳng còn cách nào khác cả.

Hai cha con hắn hiếm khi dùng lối xưng hô như cha con nhà người.

Nghe Hạ Đà La nói vậy, hiểu rằng hắn đã hạ quyết tâm, Cáp Lý Tư chết điếng, mắt dại đi:

- Tôn sư...

Hạ Đà La ngắt lời:

- Nếu có oán, hãy oán tên Lương Tiêu. Có điều con cứ yên tâm, cha đây ăn thịt xong sẽ đủ sức giết sạch lủ mèo mả gả đồng ấy trả thù cho con.

Hiểu rằng không còn hi vọng gì nữa, Cáp Lý Tư co rúm người lại, gắng gượng lê ra xa. Bất thần ánh mắt sáng ngời, hắn trỏ tay về phía sau Hạ Đà La, reo lên hoan hỉ:

- Ấy tôn sư, trông kìa, trông kìa, đất liền... đất liền...

Hạ Đà La lắc đầu:

- Đã đến nước này, việc gì con phải nhọc công nói dối. Lương Tiêu từng dùng mưu kế ấy một lần, cha không mắc lừa nữa đâu. Con yên tâm đi, cha ra tay gọn gàng lắm, đảm bảo con chưa kịp cảm thấy đau đớn thì mọi việc đã xong xuôi rồi.

Hắn dấn bước tới, sửa soạn động thủ. Cáp Lý Tư òa lên nức nở, khẩn thiết vật nài:

- Con cắn rơm cắn cỏ lạy cha! Hãy tin con lần này, con mất chân rồi, chạy đi đâu được mà cha lo.

Nhận thấy biểu hiện của hắn không có gì là giả trá, Hạ Đà La bèn ngoảnh đầu lại nhìn, Ở nơi giao giữa biển và trời quả nhiên có một dải rất mảnh màu thẫm, hắn mừng quỷnh:

- Đúng rồi, đúng thật!

Tinh thần phấn chấn, hắn xốc luôn Cáp Lý Tư lên, giả lả:

- Con ơi, những lời cha nói với con đều tà cợt giỡn thôi, Đừng để bụng nhé!

Cáp Lý Tư thừa biết mình vừa thoát khỏi cửa tử, nhưng không dám chọc giận Hạ Đà La, đành cũng hể hả gượng cười theo, nhưng trong lòng cảm hận đến cực điểm: "Một ngày kia, khi ngươi già yếu bệnh hoạn, không nhúc nhắc nổi nữa, lúc đó ta sẽ khiến ngươi sống dở chết dở... ".

Hai cha con mỗi người ôm một toan tính riêng, nhưng ngoài mặt vẫn thơn thớt nói cười. Hạ Đà La lôi ra một con thuyền tam bản rồi thả Cáp Lý Tư xuống, khi sắp sửa nhảy theo, nghĩ thế nào hắn bỗng đảo mắt, quay ngoắt về đầu thuyền lấy mỏ neo.

Chèo chiếc thuyền tam bản tách xa thuyền lớn một quãng, Hạ Đà La chợt gầm lên, quăng mạnh mỏ neo ra. Sau một tiếng "rắc", con thuyền lớn đã thủng một lỗ, nước biển ông ộc tràn vào.

Thuyền ngập nước lún rất nhanh, chỉ chớp mắt đã nghiêng hẳn sang một bên. Biến đổi khác thường đã đánh động những người trong khoang, Lương Tiêu lao ra trước tiền. Hai chiếc tam bản còn lại trên thuyền đã bị đập gãy. Cha con Hạ Đà La đã ở cách xa hai dặm. Bọn Liễu Oanh Oanh chạy theo sau, đều hoảng hồn thất sắc. Lương Tiêu suy nghĩ rất nhanh rồi bẻ một thanh ván lát giắt vào thắt lưng, lại nhặt một sợi chão dài hai trượng, đưa một đầu cho Hoa Sinh, còn mình nắm lấy đầu bên kia, chạy lui ra xa, thình lình phi thân lên không khiến dây chão thẳng căng, gã gọi:

- Hoa Sinh, quay đi!

Hoa Sinh vận mười thành thần lực Đại Kim cương, quăng vù vù sợi chão quanh đầu. Lương Tiêu xoay vun vút theo một đường tròn khép kín với Hoa Sình làm tâm, tốc độ nhanh dần, thân hình nhòa thành một vệt tròn mở trong không khí. Liễu Oanh Oanh thích thú kêu:

- A, đây chính là cách bắt ngựa hoang.,.

Thời thơ ấu của nàng gắn liền với cuộc sống hoang dã dưới chân Thiền Sơn. Trên thảo nguyên rất nhiều ngựa hoang, mỗi khi muốn bắt chúng, dân du mục vừa cưỡi ngựa đuổi theo vừa quay thòng lọng, đến một khoảng cách nhất định thì có thể quăng mạnh thòng lọng ra mà ghì bắt con vật. Hành động đó được thực hiện nhờ một nguyên lý mà hậu thế gọi là lực li tâm, cũng chính là cơ sở để xây dựng môn ném đĩa và ném tạ xích. Lương Tiêu vốn thông hiểu các kiến thức lỷ học, biết rằng áp dụng nguyên lý lực li tâm cớ thể giúp tăng thần tực của Hoa Sinh lên nhiều lần.

Quay một hồi, ước chừng lực đạo đã đủ, Lương Tiêu liền nhắm đúng phương vị rồi đột ngột buông tay. Thân hình gã bắn vút đi như, mũi tên bật khỏi dây cung, lướt ra xa đến hơn một dặm, nhằm đúng Ị^vl hướng con thuyền tam bản, không chệch đi đâu lấy một lì. Ở giữa lưng chừng trời, Lương Tiêu rút thanh ván lát giắt bên hông, bẻ gãy một mẩu, ném xuống đạp lên, thi triển khinh công Thừa phong đạo hảỉ lướt sóng vẻo vẻo, chỉ trong khoảnh khắc đã tới rất gần con thuyền tam bản. Hạ Đà La bẻ mái chèo ném thia lia về phía gã. Lương Tiêu vừa tap quăng các mẩu ván lát vừa tung mình né tránh, nhưng chẳng mấy chốc ván lát cũng hết.

Thình lình một khúc gỗ nhọn bắn trúng ngực Lương Tiêu, máu văng ra tung tóe. Gã đau đớn ôm ngực rú lêri người giật một cái. Đằng thuyền lớn, mọi người láo nháo thét vang vi kinh hãi. Hạ Đà La mừng rơn, xuất thủ chậm hẳn lại. Không ngờ Lương Tiêu chỉ hơi trĩu người xuống, chợt lại nhảy vọt lên, lắc tay phóng khúc gỗ nhọn xuống, phóng mình đạp lên nó, trượt trên mặt sóng thêm một trượng nữa, lưng khom xuống ngửa lên một hồi là đã đuổi kịp con thuyền tam bản.

Hạ Đà La sực hiểu, lòng hối hận vô cùng. Thì ra Lương Tiêu đã dùng hết các mẩu ván lát, thấy không còn vật gì để mượn lực nữa, đúng lúc Hạ Đà La ném khúc gỗ nhọn ra, gã bèn quyết định mạo hiểm để bắt lấy. Ngặt nỗi khúc gỗ đó mang theo mười thành công lực của Hạ Đà La, lại ném ở khoảng cách gần nên lực đạo rất khủng khiếp. Dầu Lương Tiêu đã cố kìm đã nhưng nó vẫn đâm sâu vào thịt gã ba phân, máu bắn túa ra. Gã giỏi khả năng ứng biến, liền nhân đó giả vỡ như bị thương nặng để đánh lừa, khiến Hạ Đà La thôi đề phòng mà giảm cường độ tấn công. Sau đó gã ném khúc gỗ nhọn xuống mượn lực nổi của nó để nhảy lên thuyền. Hạ Đà La vung Bát Nhã phong chém ngay khi Lương Tiêu còn lơ lửng trên cao. Lương Tiêu tung cả quyền cước ra kháng cự. Con thuyền tam bản vốn nhỏ hẹp, hai người lại xuất toàn lực ở khoảng cách gần. Chỉ tích tắc, đùi Lương Tiêu đã loáng ánh máu, Hạ Đà La trúng một cước vào vai ngã ngửa người ra sau. Hắn chưa kịp biến chiêu thì Lương Tiêu đã ấn tay lên gáy Cáp Lý Tư, đanh giọng nói:

- Quay thuyền về, bằng không tất cả cùng chết.

Hạ Đà La sắt mặt lại, không hề động đậy. Hắn đang cân nhắc. Cáp Lý Tư sống chết gì cũng chỉ là thứ yếu, nhưng chẳng may Lương Tiêu giậm chân phá thuyền, nước sẽ tràn vào. Suy đi tính lại một hồi, Hạ Đà La đành khua mái chèo quay trở về đường cũ. Lúc này con thuyền lớn đã gần chìm hẳn, mạnh ai nấy ôm mấy phiến gỗ ván dập dềnh trên biển. Lương Tiêu kéo hai cô gái lên thuyền tam bản xong, Liễu Oanh Oanh với tay ra cứu Triệu Bính, Hạ Đà La cáu kỉnh gắt:

- Thêm người nữa là thuyền lật đó.

Lương Tiêu cười nhạt:

- Sao, không thích đông người à?

Gã nhấc bổng Cáp Lý Tư ném xuống biển. Hạ Đà La tức điên, định ngoạc miệng chửi rủa, nhưng thấy Cáp Lý Tư cứ níu lay vào mạn thuyền, khẩn thiết xin cứu, hắn đành vuốt giận lo lôi con trai lên. Lương Tiêu cười:

- Hạ Đà La, ngươi dạy con tốt thật, nhanh nhạy lắm.

Hạ Đà La giận ứa gan mà không dám bộc lộ, chỉ hậm hực giữ trong lòng. Vân Thù không chịu buông Triệu Bính, Liễu Oanh Oanh đành kco luôn cả gã lên. Hoa Sinh bám chặt theo mạn thuyền. Yên Chi và Bạch Si’ Nhi đều biết bơi, Kim Linh Nhi đứng trên đỉnh đầu Hoa Sinh, cũng may mắn thoát được, chỉ tiếc Khoái Tuyết không chịu được nước, khi Lương Tiêu tới nơi thì nó đã chết sặc rồi. Hiểu Sương nhìn con lừa cưng chìm dần, nước mắt tuôn ròng ròng. Liễu Oanh Oanh ôm cô lại vỗ về an ủi, hứa sẽ tặng Yên chi cho. Hiểu Sương bối rối gạt đi, cứ thế cũng dần vợi bớt đau lòng.

Lúc chập tối, thuyền tam bản đưa mọi người vào tới đất liền. Mọi người túa ra xem xét, đây là một hòn đảo rộng mênh mông, bốn mặt được vây bọc bởi những dãy núi đá tương đối cao, trong rừng cằy cối rậm rì, suối chảy róc rách, chim bay thú chạy đông đúc. Lương Tiêu bị thương nặng ở chân, Hạ Đà La tê bại cả vai, Cáp Lý Tư què cụt, Hoa Sinh và Vân Thù càng không cần phải nói. Năm người đàn ông đều hao tổn sức lực, đành tạm thời hưu chiến, ai nấy tìm chỗ lánh thân tĩnh dưỡng. Trên đảo có nguồn nước ngọt rất phong phú, so với hoàn cảnh eo hẹp trên thuyền thì khác một trời một vực. Đêm đó Lương Tiêu săn được một con dê vàng, Liễu Oanh Oanh và Hiểu Sương đi hái dừa, chụm bếp nhóm lửa, ăn một bữa no nê rồi ai nấy tìm chỗ đánh một giấc say sưa.

Sáng hôm sau, Lương Tiêu đì sục sạo cả đảo, nhưng hoàn toàn không phát hiện ra cư dân nào, tiu nghỉu trở về gọi Hoa Sinh dậy, hai người nhặt gỗ tìm dây dựng một cái chòi. Lương Tiêu sáng ý khéo tay, Hoa Sinh thì sức vóc khỏe mạnh, chỉ một ngày là đã dựng xong một cái

nhà sàn và đóng ba cái phản, Liễu Oanh Oanh nằm chung với Hoa Hiểu Sương. Lương Tiêu còn tìm thêm cỏ cây, lỏng chim lông thú về đan bốn bộ chăn đệm, lại gọt đá làm bếp lò hun đất sét làm chén bát, dựng guồng dẫn nước suối về dùng.

Sau mấy ngày lo toan sắp xếp, căn nhà đã mang không khí ấm áp của một gia đình. Liễu Oanh Oanh cười nói:

- Cứ thế này mà sống thì cũng không uổng một đời.

Hiểu Sương tươi cười tán đồng. Hoa Sinh có đồ ãn thức uống, đương nhiên chẳng lo lắng bận tâm gì nữa, riêng Lương Tiêu lắc đầu:

- Nhà cửa tuy tươm tất, nhưng không phải nơi trú ngụ lâu dài, tạm thời hẵng ở mấy hôm, sau đó sẽ tìm đường về đất liền.

Hiểu Sương tắt ngay nụ cười, lầm lũi trở vào phòng. Liễu Oanh Oanh trừng mắt nhìn Lương Tiêu rồi cũng bỏ đi luôn. Một lát sau, từ trong đó vọng ra tiếng chuyện trò ríu ran và tiếng cười giòn giã của hai nàng. Liễu Oanh Oanh còn nổi hứng hò hát, nàng hát rất hay, Hiểu Sương cũng hòa theo, giọng ca êm ái dịu dàng khiến người nghe quên hét lụy trần.

Lương Tiêu nghe một lúc, lòng bồi hồi khó tả, bèn đứng dậy đi ra khỏi sơn cốc, đến bên bờ biển, trèo lên đứng trên một đống đá, để ánh mắt ưu tư chầm chậm trôi khắp biển khơi, lòng còn cào như sóng vỗ: "Nếu không vướng cừu hận, được sống mãn đời với Oanh Oanh, Hiểu Sương và Hoa Sinh trên đảo này thì hay biết mấy, nhưng ta đang mang nặng huyết: hận, phải quyết một trận sống mái với Tiêu Thiên Tuyệt nữa". Nhớ tới những ngày tháng vừa qua, lòng lại bâng khuâng như mộng: "Trước đây ta thích Liễu Oanh Oanh, sau này tưởng nàng đã thay lòng đổi dạ, ta dành tình cảm cho A Tuyết, nhưng ngần ngừ mãi vì vướng lời kết nghĩa kim lan, chưa kịp bộc bạch thì nàng đã mất rồi. Bây giờ Oanh Oanh và Hiểu Sương đều nặng tình với ta, thật là khó biết bao nhiêu. Ái tình chẳng đơn giản như gảy bàn tính là tìm được đáp số. Chà, nếu khó dứt khoát quá thì ta cắt tóc làm sư như Hoa Sinh, chấm dứt kiếp sống tàn này đi".

Gã nhìn ra biển, lu xìu.

Thình lình một đợt sóng lớn đánh tới, trúng vào bãi đá ngầm, bắn tung thành muôn giọt nước, hất ướt hết mặt Lương Tiêu. Gã tỉnh hẳn người, giơ tay bắc loa hú lên ầm ĩ, tiếng hú ngân đài vang đi xa. Hết ba tiếng, Lương Tiêu đã tống khứ được cảm giác nghèn nghẹn trong lòng, tâm trạng thảnh thơi hơn, ngước mắt trông rà thấy biển trời nổi nhau, màu xanh ngọc bích trải đi vạn dặm, ào ạt xô đầy tới vô cùng. Gã ngắm cảnh biển, chợt nhớ lại sự thay đổi của dòng hải lưu âm dương mà trước đây đã gợi lên trong trí mình một liên tưởng mang máng. Đứng trước cảnh biển thiên biến muôn trùng, gã lần giở lại mọi chiêu thức mình đã sáng tạo ra khi giao thủ với Thích Thiên Phong thuở nào, gạn lọc mọi cặn đục, giữ lại những gì tinh túy, gọt giũa chỗ phức tạp cho thành đơn giản. Nghiền ngẫm hồi lâu, sực nghĩ ra một điều, liền rùn mình xuống vận Kình tức công, đầy mạnh song chưởng lên. Chưởng phong lan tới đâu, đá vụn trên mặt đất bốc bay tới đó. Lương Tiêu hồi tưởng cảnh tượng dưới đáy biển, song chưởng vẫn tròn liên tiếp như sóng cuộn dập đồn, lúc ôn’ ào tựa gió biển gầm rú, sóng biển bốc cao; khi êm ả như rong gợn tầng sâu, cá voi thầm hát; dữ dội như Dạ Xoa phóng mình lên mặt nước, sóng đầy sóng xô; khí thế như giao long vẫy đuôi xuyên không, phun sương nhả khói; thảng u ám như mây tụ mưa ngưng; thoắt đùng đùng như trâu lông ngựa hí. Chưởng kình tỏa bùng ra như con sóng bạc đầu chạm tới trời khiến nhật nguyệt kinh hoàng sụp đổ, lằn chớp đỏ rạch loằng ngoằng khắp nơi, tức thì nước biển như sôi, ùng ục nổi loạn, hằng hà sa số thủy tinh hải quái cưỡi sóng vượt gió hú hét lao ra... Lương Tiêu luyện tới đây, kình khí cuộn lên đầy ức trong thân thể gã, bí bức đòi được xả. Cuối cùng, khi song chưởng đầy mạnh tới trước, chưởng phong đánh trúng vào một tảng đá. Sau một tiếng’ 'bùm", muôn vàn mảnh nhỏ bung lên, khói bụi mịt mù tỏa rộng, tảng đá to đã hóa thành một đống đá vụn tơi bởi. Lương Tiêu không ngờ chưởng lực của mình mạnh mẽ tới nhường ấy, ngỡ ngàng thu chưởng về đứng lặng.

Xa xa đằng sau bỗng vang lên tiếng vỗ tay, Lương Tiêu đảo mắt nhìn, bắt gặp nụ cười tươi rói của Liễu Oanh Oanh:

- Không thật thà nhé! Lén lút luyện thành môn võ công lợi hại này mà không thèm cho ta biết Nàng đã đến từ lâu, nhưng Lương Tiêu say sưa sáng tạo võ công nên không phát giác ra, nghe vậy cười xòa:

- Tự nhiên ta học được đấy chứ.

Liễu Oanh Oanh hừ mủi:

- Nói thế ai mà tin.

Nàng nhảy tung tăng qua các môm đá để xuống chỗ gã. Lương Tiêu thấy nàng chuyên chọn chỗ hiểm trở mà đi, chỉ sợ nàng ngã, bèn chìa tay đón, Liễu Oanh Oanh đầy tay gã, bĩu môi mắng:

- Ngươi tưởng ta là tiểu thư ngàn vàng gió thôi là bay hử? Hừy toàn ỷ mình võ công lợi hại mà xem thường người khác thôi.

Nghe nàng hờn giận trách mắng, Lương Tiêu rất thương, dịu dàng keo nàng ngồi xuống, cười bảo:

- Oan uổng quá, đối với Liễu đại thần thâu, tường cao hào sâu còn chẳng đáng kể huống hồ là đất bằng, kẻ bất tài này đâu dám xem thường.

Liễu Oanh Oanh lườm gã, rồi cũng ngồi xuống bên cạnh. Hai người sóng vai nhau nhìn ra biển lớn. Liễu Oanh Oanh chợt hỏi:

- Môn chưởng pháp ghê gớm vừa rồi tên là gì vậy? Ta trông thấy mà không khỏi táng đởm kinh hôn.

- Ta ngộ ra nó từ sóng biển và từ hai dòng hải lưu ấm lạnh, chưa trọn vẹn nên cũng không nghĩ đến tên tuổi.

Liễu Oanh Oanh nháy mắt:

- Chưa luyện xong mà đã lợi hại thế rồi, nếu luyện thành thì chẳng phải là sẽ nện cho Hạ lão tặc một trận thừa sống...

-... thiếu chết hay sao? - Lương Tiêu nói luôn theo. Cả hai cùng phá ra cười.

Liễu Oanh Oanh mỉm cười:

- Chưởng pháp lợi hại thế này nhất định phải có tên tuổi cho đàng hoàng. Ngươi đã ngộ ra nó từ sóng biển, vậy thì gọi nó là Bích hải kinh đào chưởng [1] được không?

- Không được cũng phải được, ý Oanh Oanh mà lại.

Liễu Oanh Oanh chanh chua:

- Đồ giảo hoạt, miệng trơn như bôi mỡ vậy.

Hai người ngồi tựa vào nhau một lúc, liễu Oanh Oanh chợt ngập ngừng:

- Ta hỏi ngươi điều này nhé. Bính nhi từng nhắc đến một thẩm thẩm, việc ấy là thế nào vậy? Nếu không hỏi rõ thì ta thật bứt rứt không yên.

Lương Tiêu nín lặng, cuối cùng đáp:

- Nghĩa muội của ta đấy. Bính nhi không biết nên gọi lung tung.

Liễu Oanh Oanh như cất được tảng đá trên ngực, liền vui vẻ hỏi:

- Thế bây giờ cô ấy ở đầu rồi?

Lương Tiêu ngẩng nhìn trời cao, giọng xa vắng:

- Trên kia là.

Liễu Oanh Oanh sững sờ. Khi trấn tĩnh lại được, nàng vỗ nhè nhẹ vào mu bàn tay gã để an ủi. Không gian lắng đi chốc lát, Liễu Oanh Oanh chợt hỏi như vô tình:

- Nếu Hiểu Sương rời bỏ ngươi, chắc cuộc sống không còn ý nghĩa gì với ngươi nữa phải không?

Lương Tiêu cúi mặt nhìn xuống. Liễu Oanh Oanh tự dưng khó chịu, đứng dậy lạnh lùng nói:

- Thôi đi về!

Lương Tiêu gật: gật đầu đứng lên. Hai người sóng vai vòng qua các bãi đá trở về nhà sàn. Từ đằng xa, họ đã trông thấy Hạ Đà La đang đứng lù lù dưới khoảng sân, Hoa Sinh cầm một cây gậy gỗ đứng án Hiểu Sương. Lương Tiêu hoảng hồn phi thân tới nơi, Hạ Đà La ngoái lại gã, xòe hai tay ra cười:

- Bình chương chớ đa nghi, sái gia chẳng có ác ý gì đâu.

Lương Tiêu thấy Hoa Sinh và Hiểu Sương vẫn yên lành thì mới yên tâm, nhạt nhẽo hỏi:

- Ngươi đến đây làm gì?

Hạ Đà La ngó nghiêng quanh nhà họ rồi cười hinh hích:

- Xem chừng Bình chương không chỉ là một cao thủ võ học mà còn là một tay thợ khéo léo, so với chỗ này thì cái động rách nát của sái gia chẳng khác nào địa ngục Diêm La.

- Ngươi muốn nói gì thì mau nói ra, đừng vòng vo tam quốc nữa!

- À phải, rất thẳng thắn. Sái gia từng nghe đồn Bình chương giỏi tính toán, tinh thông các loại thuật số cơ quan, phần lớn tàu bè kiên cố trong đợt nam chinh trước đây đều được chế tạo theo thiết kế của Bình chương, phải không?

Lương Tiêu hiểu ra, cười khẩy:

- Muốn ta giúp ngươi đóng thuyền ấy hả?

- Không, - Hạ Đà La lắc đầu. - Không phải là giúp sái gia, mà giúp tất cả mọi người, biển khơi ẩn giấu nhiều bất trắc, nếu không có thuyền bè kiên cố thì khó mà vượt được, nhưng muốn có thuyền lớn như thế thì phải trông vào đôi tay và bộ óc khéo léo của Bình chương. Đóng được thuyền rồi, tất cả cùng giương buồm vượt sóng trở về đất liền, thế chẳng phải là rất tốt đẹp hay sao.

Liễu Oanh Oanh không đợi hắn nói hết, đã cắt ngang:

- Ai cùng giương buồm vượt sóng với ngươi? Nơi đây có non có nước, có cá có chim, đầy đủ thoải mái vô cùng! Bản cô nương thảnh thơi vui thích, không bao giờ còn muốn trở về nữa.

Hạ Đà La trợn mắt, cơn giận dữ lan dần lên khuôn mặt. Lương Tiêu xua tay cười:

- Đại sư đừng để ý đến lời cô ấy. Ngươi cứ về đi, đợi ta phác thiết kế xong xuôi rồi ngày mai chúng ta cùng chặt cây làm thuyền.

Hạ Đà La vỗ tay cười:

- Bình chương quả nhiên là anh hùng thời đại, biết nhìn xa trông rộng, chúng ta là nam tử hắn đại trượng phu, chẳng nên để mình bị chi phối bởi cái sự sâu sắc như cơi đựng trầu của bọn nữ nhi thường tình.

Liễu Oanh Oanh giận quá, mặt trắng bệch, đợi Hạ Đà La đi xa rồi, nàng mới túm Lương Tiêu la lối:

- Đồ ngốc! Ngươi bỏ ngoài tai lời ta mà lại dễ dàng để cái quân cẩu tặc đó phỉnh phờ. Hạng người ấy tin tưởng sao được?

Lương Tiêu cười cười, chẳng nói chẳng rằng. Vừa lúc ấy Vân Thù xuất hiện đằng xa, tay ẵm Triệu Bính. Đến cách họ một khoảng, gã ngần ngừ không tiến tới thêm, vẻ đắn do. Lương Tiêu cau mày, Liễu Oanh Oanh ngạc nhiên hỏi:

- Chuyên gì vậy?

Vân Thù liếc Hiểu Sương:

- Thánh thượng bị bệnh nặng lắm, ta đưa người đến nhờ cô xem xem...

Ai nấy đều sửng sốt, Hiểu Sương vội giục:

- Ổm nó lên nhà đi.

Vân Thù gật gật đầu, nhưng bước chân vẫn dềnh dàng. Liễu Oanh Oanh sốt ruột gắt:

- Sao lề mề thế! - đoạn giằng lấy thằng bé xăm xăm đi trước.

Vào đến nhà, Lương Tiêu ngồi xuống sau lưng Hiểu Sương, nhóm củi đun nước.

Da Triệu Bính trắng nhợt, hơi thở thoi thóp, mặt mày rúm ró. Hiểu Sương sờ trán nó thấy nóng như lửa thiêu, biến sắc kêu lên:

- Ốm bao lâu rồi?

- Khó chịu cũng được ba hôm rồi. - Vân Thù buồn rầu đáp.

Hiểu Sương thõng tay xuống, thở dài:

- Lẽ ra ngươi nên đưa nó đến sớm hơn.

Hệt như bị sét đánh, Vân Thù trố mắt, run run hỏi:

- Ý... ý cô là không cứu được nữa ư?

Hiểu Sương phân vân một thoáng rồi nói khẽ:

- Nếu ngươi đưa nó đến ngay khi có dấu hiệu, thì có thể còn cứu được, bây giờ ta... ta chỉ có thể gắng hết sức để giúp nó bớt đau đớn mà thôi...

Giọng cô càng về cuối càng nhỏ, hầu như không nghe rõ, tựa hồ sắp bị lấp bằng tiếng khóc đến nơi. Máu trong người Vân Thù như đông cứng lại. Gã hối hận nghĩ chả trách mình đầy bao nhiêu nội lực vào người Triệu Bính cũng không kiến hiệu, thì ra thằng bé đã mắc bệnh nan y. Hiểu Sương vuốt tay trên đôi chân nhỏ của đứa bé, thở dài:

- Nếu ngươi không tin, có thể tự bắt mạch lấy, giữa Thủ quyết âm tâm bao kinh và Thủ thiếu âm tâm kinh có một cuộn khí lạnh và nặng, đầy thế nào cũng không đi, đủ thấy nó mắc tâm bệnh, chắc là do mấy hôm nay kinh hãi quá mức mà gục ngã. Gắng công chữa trị đêm ngày thì may ra còn sống được dăm bữa nửa tháng, nhưng lỡ không may, thì e rằng... e rằng không trụ nổi đến sáng mai.

Vân Thù lần tay bắt mạch, quả nhiên nhận ra một chỗ tắc ứ giữa hai đường kinh Hiểu Sương vừa nói. Hình như vừa bị ai lấy búa nện bùm bùm vào đầu, gã thần người ra hồi lâu, cuối cùng ủ rũ đặt Triệu Bính xuống, giọng nghẹn ngào:

- Đã vậy, mong đại phu trổ hết bản lĩnh để giảm bớt đau đớn cho thánh thượng... từ mai trở đi, ta không sang đây nữa.

Gã lắc lư đứng dậy, loạng choạng đi ra cửa.

Hiểu Sương đợi gã đi xa mới thở phào nhẹ nhõm:

- Tiêu ca ca, lần này là ngoại lệ, sau này dù có xảy ra chuyện gì, muội... cũng không bao giờ làm thế.

Lương Tiêu tủm tím:

- Ta chỉ sợ muội hớ miệng, không ngờ muội làm tốt quá.

Hiểu Sương Ốm Triệu Bính vào lòng, lấy kim bạc ra châm cứu cho nó, miệng nói:

- Muội không muốn Vân đại nhân mang Bính nhi đi đánh trận nữa nên mới dằn lòng lừa y. Mong rằng từ nay về sau, Bính nhi có thể được sống vui vẻ.

- Nhất định sẽ được sống vui vẻ. - Lưang Tiêu nói.

Hiểu Sương day dứt:

- Nhưng đánh đổi bằng dối trá thế này, mai sau xuống địa ngục bị rút lưỡi, muội cũng chẳng dám kêu oan.

- Nếu muội mà phải xuống địa ngục thì trên đời này chẳng ai không bị xuống địa ngục nữa.

Liễu Oanh Oanh chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, nôn nóng hỏi:

- Hai người đang âm. mưu gì thế?

Đúng lúc ấy Triệu Bính mở mắt ra, trông thấy mọi người, nó mừng quá bật khóc. Ai nấy cùng cúi xuống nhìn, Hiểu Sương vừa vỗ về nó vừa giải thích với Oanh Oanh:

- Bính nhi vốn chỉ bị phong hàn, chữa cũng chẳng có gì là khó, Nhưng Tiêu ca ca từ đằng sau dùng truyền âm nhập mặt dạy muội cách lừa Vãn đại nhân, thuyết phục muội rằng phải thế thì Bính nhi mới được sống thoải mái. Muội nghĩ cũng đúng nên làm theo. Còn khối tắc giữa Tầm bao kinh và lầm kinh thì là do Tiêu ca ca dùng thuật hoán chuyển âm dương truyền cho muội, muội lại theo đúng cách đó đầy vào người Bính nhi. Không ngờ qua mắt được Vân đại nhân.

Liễu Oanh Oanh nghe xong, trầm mặc một lúc rồi đứng dậy, bước ra ngoài cửa. Lương Tiêu hỏi với:

- Cô làm gì đấy?

Liễu Oanh Oanh không đáp, cắm đầu đi một mạch. Ra đến bờ biổn, trông thấy Vân Thù đang đứng gào khóc trên một gộp đá, nàng bùi ngùi tự nhủ: "Lương Tiêu cũng quá đáng lắm cơ, Vân Thù vốn coi đứa bé là niềm hi vọng phục quốc, bây giờ tuyệt vọng thế kia, ai lường được hắn sẽ gầy ra những điều dại dột gì? Lở hắn nhảy xuống biển, ta làm sao cứu nổi khi không biết bơi? Năm xưa hắn từng trợ giúp ta, bây giờ hắn rơi vào tình cảnh này, ta đâu thể rủ tay bò mặc".

Đang do dự, chợt nghe tiếng cười rin rít của Hạ Đà La, Liễu Oanh Oanh bỗng lạnh toát cả người, bèn ẩn mình dưới bóng một tảng đá lớn.

Vân Thù ngừng khóc ngay, trầm giọng hỏi:

- Ngươi đến đây làm gì?

Hạ Đà La lắc mình một cái là xẹt ngay tới tảng đá, ỡm ở bảo:

- Nghe đồn Vãn đại nhân đang khóc vì thất cơ lỡ vận, sái gia bèn lại xem sao.

Vân Thù cười nhạt:

- Ngươi muốn đánh nhau à?

Hạ Đà La xua tay:

- Không đâu, chuyến này sái gia đến là để giúp Vân đại nhân hưng phục Hắn thất đó.

- Ngươi định chọc tức ta à? - Vân Thù buồn nản lẩm bẩm. - Hưng phục Hắn thất? Còn có hi vọng gì nữa đây? Thánh thượng mắc bệnh nan y, chỉ thoi thóp được mấy hôm nữa thôi.

- Đứa bé con đó đáng kể gì? Chết thì chôn.

Vân Thù giận căm gan:

- Dù Vân mỗ không đấu lại ngươi, nhưng không sợ ngươi đâu.

Hạ Đà La mỉm cười vòng tay:

- Sái gia đã nói rồi, sái gia đến đây không phải để đánh nhau với Vân đạì nhân. Vừa rồi chỉ là có sao nói vậy, chưa suy nghĩ kỹ, nếu đại nhân giận thì cho sái gia tạ lỗi.

Vân Thù nghi ngờ lắm, không biết trong bụng hắn lại đang mưu toan trò gì đây.

Hạ Đà La mỉm cười:

- Người ta nói: "Ngồi lâu còn dời chỗ, ngôi báu cũng đổi thay". Triệu Khuông Dẩn chẳng phải cũng đoạt lấy thiên hạ từ tay cô nhi quả phụ đó sao? Họ Triệu làm Hoàng đế được, họ Vin há lại thua kém?

Vân Thù sửng sốt, phẫn nộ nói:

- Đừng thở ra những lời đại nghịch bất đạo như thế mà chết không có chỗ chôn. Vein mỗ sống làm tôi nhà Tống, chết làm ma nhà Tống, đâu phải phường soán đoạt như Tào Tháo hay Vương Mãng!

Hạ Đà La hừ mũi:

- Người Tây Vực chúng ta nhìn vào chỉ thấy Tháo, Mãng là hạng quyết đoán, dám nói dám làm, là anh hùng thực sự. Hơn nứa, chẳng may đứa bé đó chết đi, ngươi đành lòng giương mắt nhìn người Tống bị người Nguyên đàn áp hay sao?

Vân Thù nuốt nghẹn:

- Thánh thượng còn sống ngày nào, ta còn bảo vệ người ngày đó.

- Vậy nếu nó chết?

Vân Thù như bị đánh quỵ, thều thào đáp:

- Thì cũng chẳng liên quan gì đến ngươi.

- Liên quan quá đi chứ. Người Hắn các ngươi có câu tục ngữ: "Khác máu, tanh lòng", hiện thời sái gia làm việc cho hoàng triều Đại Nguyên, nhưng gì thì gì cũng là người sắc Mục chứ chẳng phải Mông cổ.

Vân Thù rùng mình:

- Ý ngươi là gì?

- Mông Cổ dùng chinh chiến chiếm đoạt thiên hạ. Năm xưa Thành Cát Tư Hãn múa búa phất cờ khiến thây đổ đầy đất, vô số đồng bảo sái gia đã mất mạng dưới gươm đao của họ. Ngươi đừng nhìn sái gia cung kính ngoài mặt mà lầm tưởng trong lòng ta cũng thuần phục thế đâu.

Vân Thù khinh bỉ:

- Nhưng các ngươi ià bọn nổi giáo cho giặc để diệt Đại Tống ta, điều đó rõ rành rành như ban ngày, không thể chối cãi vào đâu được nữa.

Hạ Đà La thở dài:

- Chúng ta đều là trâu ngựa cho người Mông cổ, đã ở thế yeU phải đặt mình dưới sự sai khiến của chúng thì làm gì còn lựa chọn nào khác. Nhưng nếu có cơ hội, chúng ta cũng muốn phản kháng. Ngươi nên biết, người Mông Cổ rất thiện chiến nhưng vụng tính, bao nhiêu tiền bạc đều giao cho dân tộc ta quän lý hộ, mấy chục năm nay, các lái thương sắc Mục đều giàu nứt đố đổ vách, chẳng phải nói ngoa, ngay nhà sái gia chín đời nay làm nghề buôn, cơ nghiệp rất vững, quan hệ với hầu khắp giới phú thương sắc Mục, chỉ hiềm nhân lực quá ít ôi, rủng rinh tiền bạc cũng chẳng đủ sức để tranh hùng với Mông cổ trên chiến trường. Người Hắn các ngươi thì khác, dân số đông đúc, đất đai rộng lớn, chỉ cần rèn luyện cho tốt, tận dụng hợp lý địa thế trũng thấp, nhiều ao hồ là quyết chiến được với Mông cổ. Người sắc Mục chúng ta có tiền, người Hắn các ngươi có sức có đất, nếu đồng tâm hiệp lực, nội hỏ ngoại ứng chừng mươi mười lãm năm nữa, làm gì không diệt được Đại Nguyên?

Vân Thù nghe vậy, nhiệt huyết bỗng bừng bừng, nhưng vẫn mang tâm lý đề phòng Hạ Đà La, gã đắn do hồi lâu mới nói:

- Chắc không phải tự nhiên mà ngươi muốn giúp ta. Có điều kiện gì đây?

Hạ Đà La cười phớ lớ:

- ư, không phải tự nhiên mà giúp. Nếu sự nghiệp thành công, vùng Nãi Man của Mông cổ trước đây và toàn bộ dải đất từ núi A Nhĩ Thái kéo sang phía Tây sẽ thuộc dân sắc Mục chúng ta, phần còn lại thuộc về người Hắn các ngươi. Chưa hết, phải cho người sắc Mục tự do qua lại thông thương ở trung thổ mà không thu thuế.

Vân Thù bực dọc:

- Thế đâu được!

Hạ Đà La cười:

- Mua bán thì mặc cả là đương nhiên. Nhưng thành công chưa chắc chắn, bây giờ mà mặc cả thì khí sớm.

Như bị một cái tát vào mặt, Vân Thù lặng thinh. Hạ Đà La lại thủng thang:

- Song trước khi hợp tác, chúng ta phải giết một kẻ.

- Ai?

- Tên ác tặc Lương Tiêu. Hắn khác chúng ta, hắn mang trong mình huyết thống Mông cổ, lại là sư điệt của Bá Nhan, đồ tôn của Tiêu Thiên Tuyệt. Phải giết hắn.

Vân Thù nhướng mày:

Thật ư?

- Ngươi đã từng giao thủ với Lương Tiêu, lẽ nào không nhận ra lai lịch võ công của hắn? Theo ta được biết, kẻ này là kỳ tài trong bọn Mông Cổ, chẳng may có một ngày hắn nắm quốc chính, nhất định sẽ trở thành Thành Cát Tư Hãn thứ hai!

Vân Thù tức giận hừ một tiếng:

- Ngươi chẳng cần phải thôi phòng hắn lên như vậy, từ lâu, ta đã thề độc là phải giết chết hắn. Tình cờ đó cũng là ỷ ngươi, vậy chúng ta liên thủ, chắc hẳn hắn không đương cự nổi.

Liễu Oanh Oanh giận quá, định lao ra mắng nhiếc Vân Thù thì bỗng cảm thấy lưng tê đi, toàn thân cứng đơ, rồi tiếng Lương Tiêu thở dài bên tai nàng: "Kệ họ!". Liễu Oanh Oanh không sao cựa quậy được, lòng thì lo cuống lo cuồng. Ngoài kia, Hạ Đà La đang huênh hoang:

- Việc này không cần vội, hắn biết chế tạo thuyền bè, sái gia đã hứa sẽ cùng làm với hắn, hoàn thành rồi giết cũng không muộn. Sau đó chúng ta sẽ cùng dong buồm về đất liền, mưu đồ phục quốc.

Hạ Đà La bèn bồi thêm:

- Nếu ngươi nghi ngờ, ta xin đem con trai ta ra làm con tin.

Vân Thù lập tức đáp ngay:

- Nhất trí. Chỉ cần ngươi thành thật, ta sẽ không động đến một sợi lông chân của con trai ngươi.

Hạ Đà La cười khan. Cả hai bỏ đi, vừa đi vừa nói chuyện.

Lương Tiêu giải khai huyệt đạo cho Liễu Oanh Oanh. Nàng càu nhàu:

- Ngươi theo ta làm gì vậy?

- Ta sợ cô gặp điều bất trắc.

Liễu Oanh Oanh cười nhạt:

- Có mà ngươi sợ ta gặp Vân Thù ấy.

- Đúng thế. Ta ra đây là vì lo lắng cho cô. Nếu ta dửng dưng thì chả hóa là không quan tâm gì đến cô cả à?

Nét mặt dịu lại, Liễu Oanh Oanh mỉm cười:

- Thôi được rồi không đôi co chuyện đó nữa. - Nàng tư lự chuyển đề tài. - Trong lòng ta có rất nhiều nghi hoặc, chẳng hạn như vì sao Vân Thù cương quyết muốn giết ngươi?

- Nếu cô không hỏi, ta cũng không muốn kể, nhưng cô đã hỏi, ta cũng chẳng nỡ giấu.

Gã thở dài, rồi buồn buồn thuật lại chi tiết những việc đã xảy ra suốt từ buổi họ chia tay nhau ngày trước. Liễu Oanh Oanh nghe xong, thẩn thờ tự nhủ: "Nếu năm đó ta đừng lìa xa Lương Tiêu thì đã chẳng xảy ra những việc này!". Nàng đăm đăm nhìn gã, ánh mắt buồn rầu vô hạn: "Dằn vặt về việc đó thì có tác dụng gì nữa chứ, chỉ hận. nỗi số chúng ta quá bất hạnh mà thôi".

Mỗi người nặng một tâm sự, quay về được tới nhà sàn thì đã đến giờ lên đèn. Triệu Bính mới toát một trận mồ hôi, trong người dễ chịu, đang ngủ rất say. Hiểu Sương thắp đèn mỡ dê rồi ghé cuốn Thần Nông điển lại gần, chăm chú đọc. Hoa Sinh bắt tay sau lưng đi đi lại lạt bộ dạng bổn chôn như kiến bò chảo nóng, thấy Lương Tiêu và Liễu Oanh Oanh về tới thì rạng rỡ mặt mày, chạy ra níu tay gã bảo:

- Trời! Mỗ đói quá đại ca ơi!

Bình thời chú ta đều gọi thẳng tên Lương Tiêu, chỉ khi nào kiến bò bụng mới gọi gã bằng đại ca. Lương Tiêu đang trĩu nặng tâm sự nên cũng chẳng để ý. Liễu Oanh Oanh ngồi ghé mép phản, tư lự hỏi:

- Lương Tiêu, quả thật là ngươi định đóng thuyền cho Hạ Đà La ư?

Lương Tiêu lơ đãng đáp:

- Cố nhiên. - Thấy nàng có vẻ thắc mắc, gã nói rõ hơn. - Ta sẽ tương kế tựu kế, hành động thực thực hư hư, một mặt đóng thuyền giả cho bọn chúng, mặt khác đóng thuyền thật cho chúng ta. Bọn chúng miệt mài với công việc, không thể phát hiện ra thuyền thật đâu.

Liễu Oanh Oanh vẫn chưa hiểu:

- Thuyền giả thuyền thật là thế nào?

Lương Tiêu bèn kể rõ mưu kế cho nàng nghe. Liễu Oanh Oanh và Hiểu Sương đều mừng rỡ gật gù. Ai nấy đang phấn khởi, chợt nghe có tiếng lục bục, rồi giọng Hoa Sinh ảo não than:

- Các ngươi mải chuyện phiếm quá, dạ dày mỗ cũng biết nói theo tuôn.

Liễu Oanh Oanh đã hết buồn lo, khúc khích cười:

- Nó nổi gì vậy?

- Thì nói: "Mỗ muốn uống rượu, tạm thời chưa có rượu thì ăn thịt, ăn cơm".

Mọi người cười phá lên, Lương Tiêu chép miệng:

- Được rồi, Hoa Sinh đại gia, ta đi nấu nướng ngay đây.

Hoa Sinh khoái chí cười vang, Liễu Oanh Oanh đá chú một cái, nhiếc:

- Ngươi là đại gia của Lương Tiêu, nhưng lại là tay sai vặt của ta, không được biếng nhác, mau đi chặt củi đun nước.

Hoa Sinh không dám câi, bèn hối hả theo Lương Tiêu đi làm cơm.

Đêm ấy trôi qua bình thường. Hôm sau, mới tờ mờ sáng Hạ Đà La đâ mò tới, gọi Lương Tiêu đi đóng thuyền, lại rủ cả Hoa Sinh đi cùng, nhưng Lương Tiêu cản:

- Hắn phải trông nhà, và chăng chân tay vụng về, có đi cũng hỏng việc.

Hạ Đà La vốn định lợi dụng sức vóc của Hoa Sinh, nhưng nghe Lương Tiêu nói vậy, biết rằng Lương Tiêu vẫn còn nghi ngờ mình, dành buông xuôi.

Lương Tiêu vẽ sơ đồ cho hắn xem:

- Trên biển sóng to gió cả, thời tiết rất thất thường, chúng ta lại ít người, tốt nhất là đóng thuyền lầu cá thu, dưới đáy lắp tám bộ guồng đạp nước, dẫu gãy buồm thì vẫn có thể dùng guồng mà di chuyển.

Hạ Đà La cau mày:

- Tám bộ à, nhiều thế, chừng một hai bộ là đủ rồi.

Lương Tiêu nhằn nhằn môi:

- Đây là thuyền đi biển, hải trình lại rất dài, cẩn thận vẫn hơn.

Hạ Đà La lại hỏi:

- Độ cao độ dài thế nào?

Lương Tiêu tính toán:

- Cao một trượng sáu, dài sáu trượng.

Hạ Đà La chực chê to, nhưng sực nghĩ ra: "Chế tạo thuyền xong thì sái gia sẽ giết hết chúng nó, ngưòá ít thì cũng chẳng cần thuyền to như vậy. Nhưng hiện thời không nên để lộ ý này kẻo hắn sinh nghi". Ý đã định, từ lức đó nghe tới đề xuất nào hắn cũng gật đầu tán đồng hết. Lương Tiêu đoán ra bụng dạ hắn, bèn được đã thao thao bất tuyệt cố ý giới thiệu thật rườm rà phức tạp, thực chất thì rất nhiều bộ phận hoàn toàn vô dụng, nhưng Hạ Đà La vốn không thông hiểu về thuật che tạo cơ quan, nghe gã nói trơn tru liến thoắng đã váng cả đầu, không phân biệt được chân giả đâu nữa.

Hai người bàn thảo về thiết kế mất trọn một ngày trời, sau đó mới đi chặt cây gom dây. Công việc tiến triển rất chậm chạp, chỉ tìm gỗ làm sống thuyền mà mất mấy ngày trời, bởi Lương Tiêu hết chê ông eo thứ gỗ này không tốt, lại lắc đầu quầy quậy thứ cây đó cong queo. Hạ Đà La vẫn giữ bộ mặt tươi cười, nhưng trong bụng vô cùng sốt ruột.

Trong khi ở đằng này, Lương Tiêu giả vỡ ân cần nhiệt thành với Hạ Đà La thì ở đằng kia, Liễư Oanh Oanh cùng Hoa Sinh đi tìm vật liệu theo kích thước thiết kế của Lương Tiêu để lén dựng ván thuyền sống thuyền. Đêm xuống họ hí húi cùng Lương Tiêu đóng một con thuyền khác. Cả bọn đêm ngày ráo riết thi công. Khi sống thuyền cá thu cửa Hạ Đà La chưa đâu vào đâu thì ò đằng này Lương Tiêu đã làm đến cột buồm. Khi đằng kia mới có lỗ mỗ vài tấm ván lát thì ở đằng này Lương Tiêu đã dệt xong buồm và máng lên cột ngay ngắn. Trong khoảng thời gian đó, Vân Thù cũng có đến thăm Triệu Bính vài lần, thằng bé đều giả vỡ như sắp chết đến nơi khiến Vân Thù đau lòng khôn nguôi. Gã ra về khổ luyện võ công, đợi thời cơ khiêu chiến rồi giết chết Lương Tiêu.

Đêm thứ mười lãm, gió nam hiu hiu, bầu trời âm u mù mịt. Hôm ấy Lương Tiêu thấy đã được hướng gió, bèn tìm cớ lừa Hạ Đà La, nghỉ làm sớm để ýội vã trở về nhà sàn, cùng Hoa Sinh dùng con lăn gỗ đưa thuyền ra bờ biển, lại chất tất cả thực phẩm cần thiết lên thuyền. Hiểu Sương bế Triệu Bính lên trước, Liễu Oanh Oanh cùng Hoa Sinh theo sau. Xong xuôi, Lương Tiêu chạy tới đầu thuyền, định chặt bỏ ván cầu thì bỗng nghe thấy phía xa có tiếng cười gọi:

- Bình chương lắm mưu mẹo quá, mất bao công sức để lừa gạt sái gia, bây giờ đã có thuyền bè tử tế, định vất bỏ sái gia và con thuyền cá thu kia chứ gì?

Tất cả đều ngoảnh ra nhìn. Hai bóng người sâm sẫm đang lao như bay về phía họ.

Chú thích:

[1] Bích hải kinh đào có nghĩa là "sóng còn biển xanh". Truyện chỉ đề cập đến một phần nhỏ của Bích hái kinh đào chưởng là Lục đại kỳ kình (sáu luồng lành lớn), gồm: Oa toàn kình (kình xoáy lốc), Trích thủy kình (lành nhỏ giọt), Tíiao thiên kình (khí tràn cuồn cuộn), Hãm không lực (khí hút nén chặt), Ẳnt dương lưu (khí lạnh khí nóng), Sinh diệt đạo (khí ra khí vào).


Stickman AFK: Liên Minh Bóng Đêm

Hồi (1-87)


<