Vay nóng Homecredit

Truyện:Danh môn - Hồi 330

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 330: “Trọng phản Ba Cách Đạt
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

Siêu sale Shopee

" Diệu nhi! Con không cần phải khách khí như thế con mau ngồi xuống đi" Trầm thị vừa nói vừa len lén đôi mắt nhìn Thôi Diệu, bà ta đang đánh giá về vị trưởng công tử này. Quả thật Thôi Diệu đã trưởng thành rồi. Nhìn Thôi Diệu lúc này giống hệt với trượng phu bà ta hồi trẻ. Trầm thị thở dài một hơi khe khẽ rồi nói: " Đã nhiều năm không gặp, con đã lớn như thế này rồi. Con trở về đã gặp qua tam đệ của con chưa"

Tam đệ ở đây chính là con trai của Trầm thị, năm nay nó mới lên năm tuổi. Thôi Diệu lắc đầu nói: " Từ lúc con về tới giờ bận rộn quá, vẫn chưa có thời gian đến thăm tam đệ, xin nhị nương tha lỗi"

" Nó còn chưa dậy ngủ nữa ấy. Thôi! Đến tối con gặp nó cũng được mà" Nói đến đây, Trầm thị lại chuyển chủ đề sang vấn đề khác, đây mới là vấn đề chính mà bà ta muốn nói với Thôi Diệu. Trầm thị mỉm cười: " Diệu nhi, sang năm là con mười tám rồi đấy nhỉ"

" Dạ vâng" Thôi Diệu dường như đã lờ mờ đoán được dụng ý trong lời nói của người mẹ kế, nhưng hắn cũng không nói phá ngang, chỉ cung kính trả lời.

Trầm thị thấy Thôi Diệu thái độ cung kính nghe lời, bà ta lấy rất làm hài lòng, gật đầu cười nói: " Phụ thân con là trọng thần của triều đình, mà Thôi gia ta lại là một gia tộc lớn, mỗi ngày công vụ trọng triều trong tộc lúc nào cũng bộn bề, nên cũng không có thời gian để mà quan tâm đến huynh đệ các con. Cho nên phụ thân con đã ủy thác cho ta chăm lo chuyện chung thân đại sự cho con. Cho nên hôm nay ta gặp con là muốn nói cho con biết, phụ thân đã bàn bạc qua với Phòng thị lang và thống nhất ba ngày sau sẽ cho con cùng với tiểu Mẫn làm lễ đính hôn. Nghi thức và lễ vật con không cần lo lắng, chỉ cần lúc đó con có mặt là được rồi"

Quả nhiên như Thôi Diệu đoán, chuyện mà Trầm thị định nói chính là chuyện hôn nhân của hắn. Trong lòng Thôi Diệu lúc này trào lên một nỗi tức giận. Rõ ràng mọi người biết hắn dẫn Cổ Đại về là có dụng ý, vậy mà lại còn bắt hắn ba ngày sau phải làm lễ đính hôn. Định bắt hắn làm con rối hay sao?

Thôi Diệu cố gắng kiềm chế lửa giận trong lòng, cố gắng tỏ ra bình tĩnh lễ độ. Hắn đứng dậy cúi mình thi lễ thật thấp với nhị nương của mình, nói: " Đa tạ phụ thân và nhị nương đã vì con mà phải vất vả lo nghĩ. Nhưng con đã có ý định từ trước đó là sẽ để tang tổ phụ ba năm để làm tròn đạo hiếu. Trong ba năm này, tuyệt nhiên không nói đến việc vợ con gì cả"

" Diệu nhi!" Trầm thị nghe Thôi Diệu nói thế á khẩu không biết phải nói năng với hắn thế nào nữa. Mặt bà ta nặng trình trịch, giọng nói đầy vẻ giận dỗi: " Vậy thì coi như xong, ta cũng mặc kệ chuyện của cha con các ngươi. Coi như là ta chưa nói gì cả, ngươi đi đi"

" Xin nhị nương thứ tội" Thôi Diệu chắp tay chào Trầm thị rồi rảo bước rời khỏi phòng khách.

Thôi Diệu trở về căn phòng của mình. Trong lòng hắn phiền muộn không dứt. Từ nhỏ hắn được dạy rằng cha mẹ nói gì đều phải nghe không được trái lời. Mặc dù hắn và phụ thân thời gian sống cùng không có nhiều lắm, nhưng dù sao đó vẫn là phụ thân. Mà ý của phụ thân thì không thể không nghe theo. Nhưng đối với chuyện hôn sự này hắn tuyệt đối không thể đồng ý được. Cổ Đại vì cứu hắn mà không quản vượt xa ngàn dặm tới Ba Cách Đạt tìm hắn. Ân tình của nàng đối với hắn sâu nặng như vậy sao hắn có thể phụ nàng được. Trong đầu Thôi Diệu không khỏi nhớ lại quãng thời gian mà hắn và nàng cùng nhau trở về Trường An. Quãng đường vui vẻ hạnh phúc ấy hắn luôn ghi lòng tạc dạ.

Thôi Diệu chắp tay sau lưng, đi đi lại lại ở trong phòng. Hắn đang nghĩ xem nên nói chuyện này với phụ thân như thế nào đây.

Lúc này, ở ngoài sân vọng vào những âm thanh la hét huyên náo ầm ĩ. Thôi Diệu nhướng mày, đẩy cánh cửa sổ, rồi nhìn ra bên ngoài. Chỉ thấy một gã tùy tùng người Đại Thực của hắn vừa nói to vừa khoa chân múa tay cố truyền đạt gì đó cho người quản gia. Ngược lại người quản gia cũng cố gắng giải thích cho hắn. Đáng tiếc là mỗi người một loại ngôn ngữ, mà bọn họ lại nói càng lúc càng to nhưng rốt cuộc cũng chẳng hiều là người kia đang nói gì nữa.

Thôi Diệu nở nụ cười, nói: " Lưu thúc à, anh ta nói, anh ta đang định trở về Đại Thực nên đặc biệt tới gặp cháu để từ biệt đấy"

" À! Thì ra là như vậy" Lão quản gia tỏ vẻ xấu hổ cười nói: " Ta thấy hắn tới đây mà cứ hùng hùng hổ hổ, chứ có biết là hắn muốn làm gì đâu, thì ra là đến từ biệt công tử". Lão quản gia lắc đầu, rồi xoay người đi chỗ khác.

Tên tùy tùng kia đi vào trong sân, hướng Thôi Diệu cung kính thi lễ: " Xin tiên sinh hãy tha lỗi cho chúng tôi, thật sự chúng tôi rất nhớ Ba Cách Đạt, nên xin tiên sinh cho chúng tôi về trước vậy"

Chính trong lúc này, một ý niệm táo bạo bỗng xuất hiện trong đầu Thôi Diệu. Hoàng thượng đã lện cho hắn đi sứ Ba Cách Đạt lần nữa, kiểu gì không bao lâu sau sẽ lên đường. Vậy thì vì sao hắn lại không xuất phát ngay chứ.

Ý nghĩ này vừa nảy ra trong đầu, khiến cho Thôi Diệu sung sướng như tỉnh cơn mê, trong lòng nhảy dựng lên vì vui mừng. Mặc dù hắn trở lại Trường An vào ngày hôm qua, những hôm nay dường như đã có chút không ổn. Thời gian ba ngày thoáng chốc là qua ngay thôi, nếu hắn đã đi rồi, thì việc đính hôn kia sẽ diễn ra được hay sao?

Sau hơn một năm bôn ba, trải nhiều chuyện, nên đã tôi luyện cho Thôi Diệu một ý chí quyết đoán và tự lập khắc hẳn với những con người bình thường. Hắn lập tức nói với tên tùy tùng người Đại Thực kia: " Các ngươi cũng không cần phải vội vàng như thế, ngày mai ta cũng sẽ trở về Ba Cách Đạt, lúc ấy chúng ta lại cùng đồng hành với nhau mà"

Đã có quyết đinh rõ ràng rồi, cho nên tinh thần của Thôi Diệu không còn căng thẳng nữa mà thư thái hơn. Sau một đêm không ngủ đã khiến cho hắn mệt mỏi lắm rồi. Chẳng cần cơm nước gì cả, Thôi Diệu vừa đặt lưng xuống giường là ngủ thật say, mãi cho tới tận lúc hoàng hoàng hắn với tỉnh dậy, khóe miệng vẫn còn giữ lại giấc ngon lành đó. Hắn lấy khăn rửa mặt một chút, và cảm thấy tinh thần lúc này cực kỳ hưng phấn. Bỗng nhiên, một người nha hoàn ở bên cạnh hắn nhỏ nhẹ cất giọng: " Trưởng công tử, lão gia nói sau khi công tử thức dậy thì hãy đến gặp lão gia. Người đang chờ công tử ở thư phòng"

" Ta biết rồi" Thôi Diệu lập tức thu dọn rồi chỉnh tề trang phục sau đó bước nhanh tới thư phòng của phụ thân.

Thư phòng của Thôi Hiền nằm ngay sát vách thư phòng của Thôi Viên trước đây. Sau khi phụ thân mình qua đời Thôi Hiền đã sai ngươi niêm phong khóa chặt thư phòng đó. Bởi vì trong thư phòng ấy tràn đấy hình ảnh và khí thế của phụ thân Thôi Viên, điều này khiến cho Thôi Hiền cảm thấy vô cùng bị đè nén. Sau khi từ Lĩnh Nam trở về Thôi Hiền nắm vững toàn bộ mọi công việc của Thôi gia. Nhưng từ đầu đến cuối ông ta vẫn luôn một lòng oán hận phụ thân mình, phụ thân Thôi Viên của ông ta coi trọng gia tộc hơn cả con trai ruột của mình. Nhất là mấy năm trước đây, Thôi Hiền đã được nghe chính Bùi Hữu nói rằng, ngay sau khi Trương Hoán lên ngôi đã có ý định triệu hồi ông ta về kinh nhưng Thôi Viên luôn phản đối kịch liệt, nên Trương Hoán cũng đành thôi. Thôi Hiền hiểu rằng phụ thân làm như vậy là sợ ông ta nhúng tay can thiệp vào công việc của gia tộc, nên sẵn sàng để cho đứa con của mình phải mười năm ở cái nơi khỉ ho cò gáy Lĩnh Nam này. Ông ta tự hỏi, không biết tình phụ tử ở đâu trong mắt của cha mình.

" Lão gia, trưởng công tử tới" Một người thị thiếp đứng ngay ở cửa trông thấy Thôi Diệu đang bước nhanh tới thư phòng nên vội vàng thấp giọng hướng Thôi Hiền bẩm báo.

" Cứ để cho trưởng công tử vào" Thôi Hiền nói xong liền buông quyển sách trong tay xuống. Trong mắt ông ta xuất hiện một tia không vui. Xế chiều hôm nay, ông ta trở về phủ, liền tìm gặp phu nhân của mình để hỏi han và ông ta được Trầ thị thông báo rằng Thôi Diệu viện lý do để tang tổ phụ ba năm mà quyết từ chối chuyện hôn sự này. Điều này khiến cho Thôi Hiền không vui một chút nào cả, thậm chí ông ta còn có chút tức giận. Ông ta biết rằng tình cảm của Thôi Diệu với tổ phụ còn sâu nặng hơn với ông ta nữa. Ông ta tự hỏi: Nếu mình chết đi thì nó sẽ thủ tang mấy năm đây. Đoán chùng một tháng cũng chẳng được ấy chứ.

Mặc dù Thôi Hiền đối với phụ thân Thôi Viên thật sự rất oán hận, nhưng ông ta cũng nhất trí với sự an bài của phụ thân trong chuyển hôn sự của Thôi Diệu đó là Thôi Diệu phải lấy con gái của Phòng Tông Yển làm vợ. Phòng gia là một danh gia vọng tộc của Đại Đường. Bản thân Phòng Tông Yển lại đang giữ chức Hộ Bộ Thị Lang trong triều đình. Mà theo thông tin nội bộ thì tháng sau là ông ta được thăng lên làm Lại Bộ Thị Lang. Hơn nữa Phòng Tông Yển trước nay vẫn là chỗ tâm phúc của Sở Hành Thủy, chỉ hai năm nữa thôi khi mà Sở Hành Thủy về hưu thì người ngồi vào cái ghế của tướng quốc đó có lẽ sẽ là Phòng Tông Yển chứ chẳng phải là ai khác. Đây là kết quả tất nhiên của sự thăng bằng quyền lực trong triều đình. Có thể cùng Phòng Tông Yển kết làm thân gia, thì trong lai việc Thôi Hiền tiếp nhận tướng vị của nhị thúc Thôi Ngụ là chuyện có hy vọng rồi.

Trong lúc Thôi Hiền đang trầm tư nghĩ về viễn cảnh đó thì Thôi Diệu bước vào trong thư phòng. Hắn tiến lên khom người thi lễ nói: " Hài nhi xin tham kiến phụ thân

*****

" Con ngồi xuống đi" Vẻ mặt của Thôi Hiền rất nghiêm túc, có lẽ ông ta muốn biểu lộ sự uy nghiêm của một người cha trước đưa con của mình. Ông ta thấy nhi tử của mình đã an vị, liền mở lời đi thẳng vào vấn đề, hỏi: " Ta nghe con nói, con đã thề sẽ vị tổ phụ mà giữ trọn đạo hiếu, nên sẽ nhất quyết không chấp nhận chuyện hôn sự với Phòng gia, có điều này thật không"

" Dạ vâng" Thôi Diệu trả lời bằng một giọng điệu vô cùng dứt khoát. Hắn không muốn phụ thân có suy nghĩ khác về những gì mà hắn đã nói với nhị nương Trầm thị.

" Vậy thi con hãy đọc cái này đi đã" Thôi Hiền lấy một phong thư ở trên bàn đưa cho Thôi Diệu, nói: " Đây là di ngôn của tổ phụ con trước khi lâm chung gửi cho con, trong này tổ phụ con nói rất rõ là yêu cầu con ngay sau khi trở về Trường An phải lập tức đính hôn với Phòng Mẫn, ba năm sau thì tổ chức hôn lễ. Nếu như con muốn làm tròn đạo hiếu thì ba năm cũng là đủ rồi"

Thôi Diệu mở phong thư đó ra. Nét chữ cứng cáp, có lực của tổ phụ lúc bình thương đã không còn nữa, bức di ngôn với những con chứ đứt quãng. Thôi Diệu đủ hiểu tổ phụ viết nó lúc đôi tay đã run rẩy. Mũi thấy cay cay, nước mắt Thôi Diệu đã trào ra.

Thôi Hiền thấy nhi tử của mình đã bộc lộ tình cảm thật của mình, ông ta chỉ ngầm thở dài. Vừa rồi ông ta còn chán ghét nhi tử của mình mấy phần, nhưng bây giờ điều đó cũng hoàn toàn biến mất. Chờ cho Thôi Diệu bình tĩnh trở lại ông ta mới nói lời thấm thía, khuyên bảo: " Cha muốn con lấy Phòng Mẫn là nghĩ tốt cho con, tháng sau Phòng Tông Yển sẽ được thăng lên làm Lại Bộ Thị Lang, trong tay nắm đại quyền của Lại Bộ, bao nhiêu người muốn làm con rể của ông ta mà còn không được, vậy mà người ta hết lần này tới lần khác chỉ ưu ái con. Có một nhạc phụ như vậy, mà bản thân con lại là một Tiến sĩ thì tiền đồ của con sau này sẽ vô cùng rộng mở. Sang năm con cũng đã mười tám tuổi rồi, cũng đã có thể hiểu làm quan trọng triều mà có người giúp đỡ thì sẽ tốt như thế nào. Hơn nữa nếu con lấy tiểu Mẫn rồi, khi đó Thôi gia và Phòng gia sẽ kết hợp lại, khi đó thế lực của chúng ta ở trong triều sẽ thật là lớn mạnh. Cho nên chuyện hôn nhân này, không chỉ có lợi cho con mà còn có lợi rất lớn cho gia tộc chúng ta nữa"

Thôi Diệu cũng từ trong niềm nhớ thương tổ phụ mà dần dần bình tĩnh trở lại để đối mặt với những lời của phụ thân. Những lời khuyên của phụ thân, hắn nghe không lọt một chứ nào cả. Trong đầu Thôi Diệu bỗng nảy sinh một ý niệm, hắn liền bất ngờ thốt lên: " Phòng Mẫn năm nay mới mười ba tuổi, so với tuổi của con thì thật là chênh lêch rất lớn, mà xem ra thì lại xứng đôi với nhị đệ hơn. Sao phụ thân không vun vén Phòng Mẫn cho nhị đệ có hợp lý hơn không"

" Thật là vô liêm sỉ" Thôi Hiền hung hăng đập mạnh xuống bàn. Hắn thiếu chút nữa bị những lời nói sai trái của nhi tử làm cho giận đến phát điên lên được. Ông ta chỉ thẳng vào mặt Thôi Diệu lớn tiếng quát: " Ngươi có còn là con ta hay không mà lúc nào cũng nghĩ đến chuyện sẽ lấy con yêu nữ kia làm vợ. Ta nói cho ngươi biết, nếu ngươi cả gan lấy nó thì ta đây sẽ từ mặt ngươi"

Lúc này, tính cách bướng bỉnh của Thôi Diệu đã trỗi dậy mạnh mẽ. Hắn quỳ xuống, gân cỏ phản bác Thôi Hiền: " Cổ Đại thì có gì là không tốt chứ, nàng là một cô gái ông nhu, dịu dàng. Hơn nữa con còn nợ cô ấy một ân tình. Khi con ở A Bạt Tư bị bắt rồi bị đem qua Đại Thực, chính nàng đã không quản vạn dặm xa xôi, một thân một mình chạy đến Ba Cách Đạt để cứu con. Rồi ở Mộc Lộc sa mạc, nếu như không có nàng thì con cũng đã chết trong tay bọn người Đại Thực rồi. Nàng đối với con vừa có tình lại vừa có nghĩa. Con làm sao có thể bạc tình quên nghĩa được chứ."

" Ngươi là cái đồ hỗn láo mất dạy" Thôi Hiền thấy nhi tử dám gân cổ mạnh miệng cãi lại mình. Ông ta tức giận mà mất đi lý trí, tiện tay vơ luôn cái ông đựng bút bằng ngọc, hung dữ ném thẳng vào mặt Thôi Diệu. Choang! Một tiếng vỡ vang lên. Chiếc ông đựng bút đó lao thẳng đến trán của Thôi Diệu rồi rơi xuống. Khiến cho trán của Thôi Diệu bị rách một vết nhỏ, những giọt máu theo vết rách đó mà chảy xuống mặt.

Thôi Diệu vẫn quỳ thẳng người không hề nhúc nhích chút nào. Một hồi lâu sau hắn với từ từ gằn từng chữ: " Hài nhi cũng không dám giấu diếm phụ thân, ngày hôm qua, hoàng thượng đã có ý đem Cổ Đại gả cho con. Ý chỉ của hoàng thượng con không thể làm trái được"

" Cái gì!" Thôi Hiền ngỡ ngàng, ngồi sụp xuống. Quả thật ông ta không thể tin nhưng gì mà tai ông ta vừa mới nghe thấy. Hoàng thượng đích thân nhúng tay vào chuyện này rồi. Ông ta cũng không phải kẻ ngốc nên lập tức hiểu được rằng hoàng thượng làm chuyện này chính là muốn ngăn cản việc hôn sự của hai nhà Thôi – Phòng. Một cảm giác suy sụp tràn ngập trong lòng ông ta. Thôi Hiền ngơ ngác nhìn nhi tử của mình, ông ta chợt phát hiện ra chưa bao giờ ông ta thấy nhi tử của mình xa lạ như lúc này. Ông ta tự hỏi: Đây là nhi tử của ông ta sao. Không! Thì ra lâu nay ông ta đã sinh ra một nghiệt chướng.

Thôi Hiền từ từ giơ tay lên chỉ về phía cửa, giọng nói của ông ta run rẩy: " Ngươi cút, cút ngay ra khỏi Thôi gia cho ta, bắt đầu từ hôm nay ta không có người con như ngươi, Thôi gia cũng không có đứa cháu như ngươi. Cút!"

Nước mắt Thôi Diệu theo gương mặt mà chảy xuống. Hắn dập đầu lậy phụ thân một cái rồi xoay người về phía thư phòng của tổ phụ dập đầu ba cái rất mạnh. Rồi sau đó hắn đứng lên, bộ dạng đầy quyết đoán, kiên quyết rời khỏi thư phòng của phụ thân, rời khỏi Thôi phủ.

Thôi Hiền ngẩn ngơ, vô thần hướng ra ngoài cửa sổ nhìn lên bầu trời. Nhi tử của ông ta rời bỏ ông ta mà không hề tiếc hận. Ông ta nhớ tới việc Trương Hoán vô cùng ủng hộ và giúp đỡ Thôi gia tông tộc chuyển đến Trường An. Cho đến thời khắc này, lần đầu tiên Thôi Hiền mới cảm giác được bản thân ông ta có lẽ đã phạm phải một sai lầm rất lớn.

Sau một cuộc hành trình dài, Thôi Diệu đã trở lại Ba Cách Đạt sau bốn tháng xa cách, trong khi một trận tuyết lớn cả trăm năm mới gặp một lần đang trút xuống tòa thành này. Hôm nay là ngày ba mươi tháng mười hai năm Đại Trị thứ sáu, chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm mới, năm Đại Trị thứ bảy.

Thôi Diệu cuối cùng cũng không thể nào vãn hồi được quyết định của phụ thân đuổi hắn đi. Trong thời khắc tối hậu đó, chuyện hôn nhân vô hình chung đã không còn trở nên quan trọng nữa rồi, mà điều trọng yếu nhất chính là việc phụ thân đã gán cho hắn tội phản bội Thôi gia, khiến cho hắn không thể nói được bất cứ lời nào nữa. Khi hắn đã bắt đầu hành trình tới Ba Cách Đạt lần này, thì sự được mất vinh nhục của gia tộc đã không còn để ở trong lòng nữa. Giờ đây hắn là đại biểu của một đại quốc phương đông vượt ngàn dặm đi sang Đại Thực phương tây. Hắn muốn đem tinh hoa văn hóa của phương đông sang truyền bá cho Đại Thực nói riêng và cả phương tây nói chung nữa. Đồng thời hắn cũng học hỏi hấp thụ văn minh phương tây để mang về cho Đại Đường. Hoài bão, mơ ước khát vọng của hắn cực kỳ lớn, hắn đang đi con đường mà chưa có bất kỳ tiền nhân nào đi cả.

Đô thành Ba Cách Đạt với kiến trúc hình trong đặc trưng đã hiện ra trước mắt hắn. Thôi Diệu quay đầu lại ngắm nhìn cô gái bên cạnh hắn, người con gái mà hắn yêu thương nhất. Cũng đúng lúc Cổ Đại quay đầu lại nhìn hắn. Hai trái tim trẻ trung, yêu thương cười với nhau, trong ánh mắt của họ cũng tràn ngập nhu tình hạnh phúc.

Bên trong Lục Viên Đỉnh cung, Lạp Hy Đức giận đến tái cả mặt khi thê tử đem những tin tức mà bà ta thu nhận được từ Mạch Gia đến nói cho ông ta. Cách đây một tháng Lạp Hy Đức đã nhận được tin báo Diệp Cáp Nhã đã bị Đường quân bắt giữ lại, và giam trên đất Đại Đường. Đối mặt với sự phẫn nộ, sục sôi của các tướng lĩnh và đại thần trước tin tức này, Lạp Hy Đức cũng tỏ ra vô cùng tức giận, ông ta tỏ thái độ nghiêm nghị, cương quyết chưa từng có: lên án, phản đối Đại Đường dám khi nhục A Bạt Tư vương triều. Đồng thời ông ta cũng kêu gọi tất cả quân đội chuẩn bị cho một cuộc thánh chiến. Lập tức sau đó ông ta điều binh khiển tướng. Nói là làm Lạp Hy Đức cho điều động bảy vạn quân Tự Lợi Á và sáu vạn Ai Cập quân tới khu vực phụ cận của Cáp Mã Đan.

Sau khi điều động quân đội Lạp Hy Đức lại tiến hành một loạt điều động về nhân sự khác. Cụ thể, ông ta bổ nhiệm Cận vệ quân Thống soái tối cao Ba Lý vốn là tâm phúc của Diệp Cáp Nhã làm Tín Đức Đô Đốc và lệnh cho hắn đi Thổ Hỏa La, Ấn Độ và các nơi khác để xoay sở tìm nguồn tiền cho chiến tranh. Đồng thời bổ nhiệm con trai cả của Diệp Cáp Nhã là Pháp Đức Lặc tạm thời giữ chức Duy Tề Nhĩ thay cho Diệp Cáp Nhã. Hắn sẽ chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ các công việc chính vụ trong nước.

Vì nghĩ cách, phân phó công việc để cứu Diệp Cáp Nhã, mà Lạp Hy Đức đã phải lao tâm khổ tứ, nói khản cả cổ rồi. Trong ánh mắt của ông ta hằn lên những tia máu hận thù. Lạp Hy Đức mặc áo choàng kiểu Môhamet, làm lễ trước mặt thánh A La, bái lạy cầu phúc cho Diệp Cáp Nhã. Bình thường thì ông ta luôn miệng nói thánh chiến nhưng trước A La ông ta không có đả động gì sẽ thánh chiến cả. Vô số người ủng hộ Diệp Cáp Nhã cũng cảm thấy xúc động trước tấm " chân tình" của Lạp Hy Đức. Mặc dù cũng có lời đồn thổi hoài nghi đây là hành động của Lạp Hy Đức nhằm đoạt quyền lực trong tay Diệp Cáp Nhã, nhưng sự hoài nghi này vốn không có chứng cứ, cơ sở mà Lạp Hy Đức lại tỏ ra nhiệt tâm thương xót Diệp Cáp Nhã như vậy, cho nên rất nhanh sau đó cả triều đình Đại Thực lại ào lên xu hướng ủng hộ và tin tưởng Calipha.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-340)


<