← Hồi 110 | Hồi 112 → |
Ba trăm năm trước, Võ Chu vương triều chinh bắc đại tướng quân Hoàng Phủ Thiết Lệ ở Lạc Dương khoác hoàng bào, sáng lập ra Đại Ninh vương triều, lập kinh đô ở Ung kinh, phong Lạc Dương làm Đông Kinh, bốn mươi năm trước sau Tấn Anh chi biến, Đại Ninh vương triều chính thức dời đô về Lạc Dương, đem Ung kinh thành Phỉ kinh.
Vương triều Đại Ninh trải qua ba trăm năm, Lạc kinh hiên tại đã trở nên vô cùng phồn hoa, nhân khẩu 250 vạn người, vượt qua Ung kinh trở thành thiên hạ đệ nhất đại thành.
Ở Thừa Phúc phường tại Lạc Kinh, nơi này là phía bắc của Lạc thủy, bởi vì nương tựa Đông thành và Thừa Phúc môn cho nên được goi là Thừa Phúc thành, nơi này là nơi hoàng thất tập trung quyền lực, Thân Quốc Cữu chiếm diện tích gần trăm mẫu nơi này.
Thân Quốc Cữu tên đầy đủ là Thân Trăn năm nay ba mươi chín tuổi nhưng tướng mạo có vẻ già dặn, khiến cho người ta có cảm giác hắn đã năm mươi tuổi rồi vậy, hắn dáng người cao béo, lúc cười lên lộ ra vẻ hiền lành nhưng nhìn kỹ sẽ phát hiện ra trong nụ cười đó có một vẻ âm lãnh khó có thể che giấu được.
Thân Trăn ở năm Trinh Nghiệp thứ mười bốn từng làm kinh sĩ nhiều lần đảm nhiệm chức chủ bộ, huyện lệnh thứ sử, binh bộ thị lang, bản thân hắn cũng có tư lịch rất sâu, cộng thêm muội muội của hắn là Thân Thấm Ngọc đã được phong làm hoàng hậu, uy quyền của Thân Trăn trở nên vô cùng to lớn, được chức đại đô đốc ở Ung châu, phong làm Ngô quốc công, nắm giữ tài quyền của Đại Ninh vương triều.
Hắn có rất nhiều kiểu xưng hô có người gọi hắn là Thân Quốc Cữu, có người gọi là Thân thượng thư cũng có người gọi là Thân quốc công, nhưng hắn vẫn thích người ta gọi mình là Thân Quốc Cữu hơ như vậy khiến hắn cảm thấy mình rất gần hoàng thượng, cường điệu cho thấy hắn là hoàng thân.
Trong khoảng thời gian gần đây Thân Quốc Cữu rất bất an, tài quyền ở Đông Hải quận đã bị tâm phúc của thái tử Vô Tấn cướp đi, bây giờ chú ý của hắn chính là thuế ngân của Đông cung ở Đông Hải quận có thể được mang vào kinh hay không, hắn đã nhận được tin tình báo của trưởng sử Từ Viễn ở Đông Hải quận, một trăm vạn thuế ngân của đông cung sắp vào kinh rồi.
Thân Quốc Cữu biết rõ một trăm vạn thuế ngân này rất quan trọng với thái tử, trong tháng này Đông cung lục suất hai vnạ quân đã đến thời kỳ trả lương nhưng thái tử vẫn còn thiếu tới bảy mươi vạn lượng bạc, nếu như không trả quân lương thì phải giao trả bớt một vnạ quân quyền ở trong đông cung lục suất cho triều đình.
Đây là chế độ của Đại Ninh vương triều, người kế vị có thể có quân đôi của mình, chí cao vô thượng, Thân Quốc Cữu biết rõ trong lòng hoàng thượng kỳ thật vẫn không thoải mái, đạo lý rất đơn giản, hoàng thượng không muốn có ai có thể uy hiếp được mình, nhưng hoàng thượng cũng không thể phá quy củ ở trên tấm bia sắt, cũng không muốn phá, đành phải dùng một số hành động mờ ám không cho thái tử co thể dùng tay che trời nữa mà thôi.
Đối với hoàng thượng đây là biện pháp suy yếu binh quyền trong tay thái tử nhưng cũng là một trình tự trọng yếu để Thân Quốc Cữu cướp lấy đông cung.
Cho nên một trăm vạn thuế ngân từ Đông Hải quận bất kể thế nào cũng phải cản lại, quyết không thể để cho thái tử đạt được từ khi Từ Viễn thất bại Thân Quốc Cữu đã chặn bốn đầu đường, một đầu chặn ở tào hà, hắn mệnh cho tâm phúc võ sĩ đầu lĩnh của mình dẫn năm trăm võ sĩ vương phủ chặn ở Tào Hà, một đội nữa chặn ở Giang Lăng do thủy quân đô đốc Vương Thành Phủ suất lĩnh chặn đường ở Trường Giang còn phái ra một trăm thám tử hỗ trợ tìm hiểu tin tức.
Đội thứ ba chính là nhờ hải tặc Bạch Sa hội ở Hoàng Hải, tiền hành chặn đường đi ở trên biển, đội này là khâu yếu nhất, thực lực chưa đủ, mà đội thứ tư thì chặn đường ở Hoàng Hà, do tâm phúc Tú Y nội vệ của hắn là Thiệu Cảnh Vân của hắn phái ba trăm tên Tú Y nội vệ xuất kích, cũng nhận được hiệp trợ của nội vệ doanh ở bên bờ Hoàng Hà.
Hai ngày nay Thân Quốc Cữu nhận được rất nhiều tin tức, Bạch Sa hội chặn đường thất bại mà Tề vương lại xuất kích thành công, ở gần cửa sông Đại Thanh chiếm lấy ngân thuyền thành công điều khiến cho hắn giật mình chính là Phượng Hoàng hội đã ngầm hỗ trợ ngân thuyền điều này cho thấy thái tử đã cấu kết với Phượng Hoàng hội, ít nhất là bọn chúng có quan hệ nào đó, như mình với Bạch Sa hội vậy.
Tinh tình báo này là thu hoạch ngoài ý muốn ngoài ra điều khiến cho Thân Quốc Cữu giật mình là hắn nhận được tin thám thính, năm mươi rương bạch ngân mà Tề Vương có được chính là kẽm giả bạc, người áp giải cũng đào tẩu trong doanh rồi, bọn họ cưỡi thuyền tới Tế Dương thì bị phát hiện khô thấy tung tích đâu.
Trầm ngâm một lúc, Thân Quốc Cữu bất định chủ ý, hắn liền hỏi phụ tá:
- Tào tiên sinh, tin thám thính này ông thấy thế nào?
Tào tiên sinh chính là Tào Kiến Quốc năm nay ba mươi ba tuổi, là người tín nhiệm nhất của Thân Quốc Cữu, hắn vuốt râu trầm tư:
- Lão phu có thể khẳng định thứ mà bọn họ mang theo chính là ngân phiếu chứ không phải là bạch ngân thường dùng.
Thân Quốc Cữu gật đầu:
- Ta lúc đầu cũng cảm thấy kỳ quái, ngân phiếu sao không đem lại mang theo một trăm vạn lượng bạc, xem ra bọn chúng đã dùng kế ve sầu thoát xác, đùa nghịch Tề vương một phen.
Tào Kiến Quốc ngửa đầu rồi nói:
- Tiếp tục đi tới sông Đại Thanh khả năng này không lớn, đây là thế lực của Tề vương vì vậy lộ tuyến này có thể bài trừ.
- Ta đồng ý với đề nghị của tiên sinh sau đó thì sao?
- Sau đó có hai con đường một là xuôi về phía nam đi vòng lên Lạc kinh hoặc là trở lai Hoàng Hà.
Tào Kiến Quốc trầm ngâm một lát rồi nói.
- Lão phu cho rằng bọn họ sẽ đi con đường thứ hai.
- Vì sao?
Thân Quốc Cữu khó hiểu:
- Sao tiên sinh lại khẳng định như vậy?
- Bởi vì bọn hắn ngay từ đầu đã đi đường thủy nên sau này sẽ vô thức đi theo con đường này cho có cảm giác an toàn, tiếp theo kế hoạch của bọn chúng sẽ là đi Hoàng Hà, với lại Hoàng Hà sẽ có người của thái tử ngầm tiếp ứng, lão phu nghĩ bọn họ không nỡ bỏ qua viện binh của thái tử.
- Có đạo lý, tiên sinh nói rất có đạo lý.
Thân Quốc Cữu hạ lệnh:
- Truyền lệnh cho Thiệu Cảnh Vân, bố trí thiên la địa võng ở Hoàng Hà, nhất định phải chặn đứng thuế ngân nơi này.
Có tiền có thể xui ma khiến quỷ, tuy Triệu chủ tàu muốn đi tới Hà Âm huyện tiếp một món hàng tuy nhiên Vô Tấn nguyện ý đưa ra một nghìn lượng bạc khiến cho chủ tàu họ Triệu lập tức cải biến kế hoạch, buông tha cho sinh ý ở Hà Âm huyện trực tiếp đưa đám người Vô Tấn tới Lạc kinh.
← Hồi 110 | Hồi 112 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác