Vay nóng Homecredit

Truyện:Kiếm Đế Đao Hoàng - Hồi 09

Kiếm Đế Đao Hoàng
Trọn bộ 12 hồi
Hồi 09: Tiền Lộ Mang Mang
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-12)

Siêu sale Lazada

Lam Long nhìn sững thạch trụ một hồi lâu rồi mới cùng Bạch Phụng từ biệt tứ lão. Hai người lặng lẽ rời Bàn Cổ động, trên đường đi mấy lần Bạch Phụng định mở miệng an ủi nhưng chần chừ vì không muốn khuấy động đến tâm sự của chàng.

Khi vừa xuống tới chân ngọn Tạp Đặc Mỹ Phong, Lam Long trìu mến nhìn Bạch Phụng, ngữ khí thật ôn hòa: "Phụng nhi, những ngày sắp tới muội sẽ chịu nhiều vất vã!"

Bạch Phụng thảng thốt kêu lên: "Lam Lang!" rồi ngước nhìn chàng, ánh mắt ẩn ước lệ quang, khe khẻ thốt: "Huynh đừng quá lo lắng cho muội có được không? Chỉ cần chúng ta ở cùng bên nhau, bao nhiêu khốn khó muội cũng chịu đựng nổi. Muội biết lúc này trong lòng huynh đau đớn lắm. Chẳng thà huynh la hét quở trách, muội còn thấy thoải mái hơn là huynh cứ âm thầm chịu đựng một mình."

Lam Long xiết nhẹ đôi tay nàng, giọng run lên: "Phụng nhi! Bất luận thống khổ đến đâu, huynh cũng không thể đem muội ra để làm nơi phát tiết."

Bạch Phụng dịu dàng nép vào lòng Lam Long, cất giọng nhu mì: "Ít ra huynh cũng đừng tự ép mình quá đổi. Áp lực nội tâm khiến cho người ta càng thêm mệt mỏi."

Lam Long thở dài: "Huynh sợ....rằng mình không tự kiềm chế được. Hy vọng những kẻ vô cừu vô oán đừng chạm tới huynh, bằng không...."

Bạch Phụng đưa ngón tay đặt khẻ lên môi chàng: "Huynh nghĩ được điều này là muội an tâm. Mong sao phiền nảo đừng vô cớ tìm đến."

Lam Long hít mạnh một hơi, cố nén xúc động, chậm rãi hỏi: "Phụng nhi, nếu có lúc huynh lở đánh mất lý trí, muội có tha thứ cho huynh không?"

Bạch Phụng ôm chặt lấy chàng: "Lam lang, trên đời này ngoài muội ra còn có ai thông cảm với huynh."

Lam Long chậm rải dìu Bạch Phụng, sơn lộ vắng hoe. Chàng nhìn những hàng cây xanh mướt phía trước, bất giác thở dài, giọng bùi ngùi: "Cừu hận quả thật đáng sợ, dễ làm cho lý trí người ta lu mờ. Trước đây huynh thường hay nghĩ tới chuyện cứu giúp người khác. Vậy mà khi nhớ tới cảnh gia phụ bị thảm tử trong đầu huynh chỉ hiện lên một chử ‘Sát’ mà thôi."

Bạch Phụng khẻ nhích người ra, nắm lấy bàn tay chàng,chân bước đều: "Muội cầu mong huynh sớm cởi mở được gút mắc này. Ngày nào thù hận không còn thì tâm tình huynh mới phục hồi lại như trước kia"

Lam Long lặng yên lắc đầu, sau đó khẻ bảo Bạch Phụng đề xuất khinh công. Hai người ngày đêm liên tục phi hành, chỉ nghỉ ngơi chút ít, tìm quả dại hay thú rừng ăn uống qua loa, đến ngày thứ năm đã ra khỏi núi Tu Di, qua đến trưa ngày thứ sáu thì vượt khỏi địa giới Tây Tạng. Lam Long nhìn thấy Bạch Phụng hình dung tiều tụy nhưng không một lời than oán, trong lòng cảm thấy chua xót, bèn tạt vào một tiểu sơn trấn để Bạch Phụng thay đổi y trang. Sau khi dùng xong bửa cơm nóng tại phạn điếm, chàng bước sang quán chạp phô bên kia đường để mua lương khô chuẩn bị nhập Xuyên.

Lam Long vừa khuất sau cửa quán thì bổng Bạch Phụng trông thấy hai dáng người quen thuộc đi ngang qua, bất giác đứng dậy chạy ra kêu lớn: "Có phải Lạc đại ca và Mã đại ca đó không?"

Hai người đang bước đều nghe có tiếng thiếu nữ đang gọi, bất giác dừng chân quay người lại đồng thanh hô lên: "Bạch cô nương!"

Bạch Phụng kéo hai người đứng sang một bên lộ: "Hai vị từ đâu tới?"

Mã Xung đáp: "Vừa từ Tây Tạng trở về, dự định nhập Xuyên Nam!"

Bạch Phụng chỉ vào quán chạp phô: "Long ca ca đang mua lương khô. Bọn muội cũng từ ngọn Tạp Mỹ Đặc Phong về đến đây trong vòng bảy hôm. Hiện giờ tâm tình của huynh ấy đang biến đổi trầm trọng. Hai vị có gặp huynh ấy đừng nên dò hỏi quá nhiều."

Hai người thất kinh: "Đã xảy ra chuyện gì nghiêm trọng đến như vậy?"

Bạch Phụng hướng sang Lạc Trọng: "Long ca ca vừa mới phát hiện phụ thân huynh ấy đã bị Vi Phật Ma Tăng cùng hai người nữa võ công cũng không kém lão ta quần công hại chết trong Bàn Cổ động!"

Lạc Trọng kinh hãi kêu lên: "Sâm Lâm Hồ và Nhị Thiên Yêu Đạo."

Bạch Phụng điểm đầu: "Đúng vậy, lúc trước huynh ấy thật là lạc quan, cười nói huyên thuyên còn bây giờ cứ trầm ngâm ít khi mở miệng."

Lạc Trọng cảm thông tâm trạng của Lam Long, chép miệng than: "Trước kia Lam huynh đâu biết phụ thân mình bị người hảm hại."

Bạch Phụng đề nghị: "Hay là hai vị đổi lộ trình cấp tốc nhập Xuyên Bắc đến Vu Sơn!"

Cả hai đồng thanh hỏi: "Tại sao?"

Bạch Phụng ngó hai người, uyển chuyển giải thích: "Ba lão ma lợi hại như vậy, muội biết Long ca ca không muốn người khác vì chuyện của mình mà phải ngộ hiểm nên tự ý sắp bày. Hai vị đại ca tìm đến thông tri Giang Hồ Thất Hửu, lực lượng chúng ta càng đông càng tốt."

Mã Xung vội vàng ứng tiếng: "Vậy thì bọn ta không chờ hội kiến với Lam huynh, bởi Nam Cương Tử, Tây Tái Ông và Võ Thắng Bà cũng muốn nhập Xuyên Nam. Thừa dịp ba vị tiền bối còn chưa kịp khởi trình, chúng ta đến nhắn với họ một tiếng."

Bạch Phụng hớn hở nói: "Hay quá, muội xin chào!"

Dứt lời nàng đi vào quán chạp phô, báo cho Lam Long hay Lạc Mã hai người có chuyện quan trọng phải đi gấp không kịp vào gặp chàng.

Lam Long nghi ngờ hỏi: "Chắc hai huynh ấy còn chưa biết tin hai môn thần công vừa tái xuất hiện?"

Bạch Phụng gật đầu: "Có lẽ là vậy, bằng không hai vị đại ca đã tiết lộ. Giả sử chúng ta không gặp được ba lão ngoan đồng thì cũng mù tịt về chuyện này a."

"

"Lương khô đã mau xong, chúng ta đi!"

Cả tháng nay, Lam Long và Bạch Phụng nhập Xuyên bằng tiểu lộ nên chẳng hề gặp qua nhân vật võ lâm nào. Nhưng bắt đầy từ trung bộ Tây Khang, hai người chuyển sang quan đạo thì dần dà phát hiện có nhiều cao thủ thần bí, sắc diện ngưng trọng hối hả bôn hành. Một chiều nọ Lam Bạch vừa tiếp cận tiểu trấn Đả Tiễn Lô đã nhận ra không khí nơi đây ngột ngạt. Cao thủ tụ tập đầy kín khách điếm, trà lâu, tửu quán. Người nào cũng chăm chăm nhìn ra trấn lộ dường như đang tìm kiếm ai đó.

Bạch Phụng bước song song với Lam Long, thấp giọng hỏi nhỏ: "Đả Tiển Lô đang phát sanh chuyện gì?"

Lam Long lắc đầu: "Đa số đều dò xét hành nhân đến từ hướng Bắc, chứng tỏ bọn chúng chẳng biết gì cả, chỉ thả mồi bắt bóng mà thôi."

"Chẳng nhẽ có người cố ý phao tin đồn thất thiệt?"

Lam Long cười đáp: "Huynh tin rằng tuyệt kỷ sẽ chuyền qua tay nhiều người. Người này đoạt được thì người kia mất mạng. Khi thiên hạ võ lâm truy ra người chết thì kẻ kia tiếp tục đào tẩu. Thượng cửu đại từng bảo khó mà đoán biết ai sẽ là người sau cùng."

"Chỉ e khi chúng ta vừa đến Vu Sơn thì lão đạo nhân khuyết răng cửa đã ô hô ai tai!"

"Điều này vô pháp xác định, bất quá càng về sau thì võ công cùng mưu mô của những người tham gia càng cao. Đoạt bảo không giống như đả lôi đài, kết quả chỉ thuộc về người nào giảo hoạt nhất."

"Có lẽ phải kể tới vận khí nửa. Biết đâu tuyệt kỷ lại rơi vào tay một người may mắn nào đó mà võ lâm không một ai hay biết."

Lam Long không biện bác: "Vấn đề chỉ là thời gian, đó là điểm bất đồng giửa ngẫu nhiên và kỳ ngộ. Tình hình trước mắt e rằng ngay cả kim chìm đáy bể họ cũng mò ra."

"Chúng ta kiếm món gì ăn rồi hảy tiếp tục lên đường!"

Lam Long ngước nhìn bầu trời, giọng nói trở nên xót xa: "Bây giờ cũng đã xế chiều. Thời gian qua muội vất vã lắm rồi, ăn không ngon miệng, ngủ chẳng đầy giấc. Phụng nhi, tối nay chúng ta trọ tại trấn này, sáng mai mới khởi hành."

Bạch Phụng nhoẻn miệng cười: "Muội cũng có nội công mà, đâu như người bình thường hể mệt quá thì sanh bệnh."

"Không được, muội nhất định phải nghỉ ngơi, nhân tiện huynh ra ngoài dọ thám một vòng, xem tình hình có gì biến đổi không."

Bạch Phụng không tiện tranh cải, nhủ thầm: "Thôi cứ chiều theo ý huynh ấy, biết đâu sẽ làm cho tâm tình chàng thư giản một chút."

Trải qua một đêm an tịnh, Bạch Phụng thức dậy thật sớm, Lam Long nhìn dung nhan nàng hồi phục dáng vẽ tươi tắn, trong lòng an ủi không ít.

Dùng xong bửa sáng, hai người lập tức đăng trình. Ai ngờ vừa ra khỏi trấn chưa đầy năm lý đã bị một gã thanh niên chận ngang đường.

Gã thanh niên khoảng độ hai mươi, thân hình cao hơn chàng một chiếc đầu, lưỡng nhãn hửu thần, tướng mạo anh tuấn, thoạt nhìn Lam Long cũng biết là một tay cao thủ.

Bạch Phụng không muốn xảy ra xung đột, liền vượt lên phía trước: "Thỉnh vấn các hạ, cớ vì lại ngăn đường chúng tôi?"

Gã thanh niên không đếm xỉa gì tới câu hỏi của Bạch Phụng, chỉ nhìn Lam Long chằm chập.

Lam Long thấy gã vô lễ với Bạch Phụng trong lòng đã mất hết hảo cảm, lớn tiếng gọi nàng: "Phụng nhi trở lại, để huynh hỏi hắn ta."

Gã thanh niên không chờ Lam Long khai khẩu, lạnh lùng bảo: "Không cần phí lời, các hạ để món đồ ấy lại là được rồi."

Lam Long mạnh dạn bước tới: "Món đồ gì?"

Gã thanh niên thốt: "Ngụy biện cũng vô ích. Nếu ta không lầm thì các hạ là người thứ mười đoạt được món đồ đó."

Lam Long tức tối quát lớn: "Các hạ còn chưa trắng ra là cái gì!"

Đột nhiên gã thanh niên bật cười lên ha hả: "Bát Cửu Huyền Công tâm pháp!"

Lam Long nhíu mày sẳng giọng: "Lý do gì mà các hạ đoán như vậy?"

Gã thanh niên nhơn nhơn đắc ý: "Người của ta đưa tin tới, miêu tả rõ tướng mạo nhà ngươi, đặc biệt nhấn mạnh còn có một vị cô nương tuyệt sắc đi kèm bên cạnh."

Lam Long thấy gã ta luôn miệng gán ghép, nhưng cố nín nhịn: "Bằng hửu, người trong thiên hạ dung mạo tương tự là chuyện thường tình, hình dạng cao thấp như nhau cũng đâu phải là hiếm có. Còn như nữ quyến đồng hành thì trên giang hồ có gì là lạ. Lão huynh đường đột phao vu Bát Cửu Huyền Công trong tay của mổ không lẽ chỉ vịn vào những chứng cớ vừa kể trên. Muốn tìm phiền nảo thì phải suy nghĩ cho kỷ, chớ đừng gắp lữa bỏ vào tay người khác."

Gã thanh niên thấy chàng nhún nhường càng làm già lấn tới: "Nhà ngươi có ba hoa chích choè cũng vô dụng, bản công tử biết nhà ngươi chẳng dể dàng gì chiếm được nó, thôi thì ta trả một trăm lạng bạc, hai ngươi cởi bỏ y phục và lưu túi hành trang lại."

Lam Long nghe xong nộ hỏa bừng lên ngang mày. Chàng vốn tâm tính thiện lương nên cố hết sức nhẩn nhịn, nào ngờ đối phương dám sỉ nhục đến cả Bạch Phụng thì không thể tha thứ được, bèn cười nhạt một tiếng, quay sang nói với Bạch Phụng: "Huynh không thể nào nhịn được nữa. Muội đừng trách huynh."

Bạch Phụng biết oán khí tích tụ trong lòng Lam Long bấy lâu nay chưa có dịp phát tác nên hốt hoảng cất giọng yêu kiều nói với gã thanh niên: "Các hạ đừng bức bách người thái quá. Chúng tôi chẳng hề lấy được tâm pháp gì đó, cầu xin người hảy nhượng lộ."

Gã thanh niên càng trở nên vô lại: "Cô nương xinh đẹp như thế sao lại vầy đoàn với thứ người này, nếu chẳng làm theo lời thiếu gia thì cứ bảo hắn hảy mau thi thố bản sự của mình."

Lam Long hai mắt đổ lửa, kéo Bạch Phụng sang một bên, lạnh lùng hỏi: "Nhà ngươi là ai?"

Gã thanh niên càng cười to hơn: "Được, có lẽ khi nhà ngươi biết được lai lịch bản thiếu gia thì sẽ ngoan ngoãn hơn. Nghe đây, thiếu gia chính là người kế thừa của Xuất Trần kiếm phái."

Lam Long trầm giọng: "Chã trách nhà ngươi cuồng vọng đến như vậy, thử xem nhà ngươi có được trường mạng hay không?"

Sau đó buớc tới gần gã thanh niên rồi nói tiếp: "Y phục của mổ rất khó cởi, làm phiền các hạ vậy."

Gã thanh niên tuy biết chàng tức giận đến diện sắc trắng xanh, nhưng vẫn coi thường, ngạo nghễ thốt: "Đơn giản thôi, chỉ e không còn được nguyên vẹn!"

Lam Long tức giận tới cực điểm, nhưng lòng không bấn loạn. Chàng thừa biết người của Thập đại kiếm pháp tự cao tự đại, nên hai tay buông thỏng,hửng hờ bảo: "Mau bạt kiếm!"

Thập đại kiếm phái chỉ úy kỵ những bậc cao nhân như Kiếm Đế hay Đao hoàng, đương nhiên gã này chẳng để Lam Long trong mắt. Gã cười khinh khỉnh, phóng trường kiếm kích thẳng thượng bàn Lam Long. Thế kiếm lăng lệ, kiếm quang loang loáng tựa hồ như muốn khoe mẻ với Bạch Phụng. Lam Long chẳng né tránh, cũng chẳng để tâm chiêu thức của đối phương, đột nhiên đưa tay phải ra chụp ngang thanh trường kiếm, nhếch môi nạt khẻ: "Rõ là trò trẻ."

Gã thanh niên liền cảm thấy toàn thân chấn động, bất giác đại kinh thất sắc, lập tức vận hết công lực xoay mạnh chuôi kiếm sang bên trái, định rút kiếm về, dè đâu thanh kiếm trên tay như bị một áp lực ngàn cân hút chặt, không nhúc nhích một ly.

Lam Long cười nhạt: "Vẫn còn sính cường, đúng là đồ đui mù."

Gã thanh niên mặt mày xám xịt, hai mắt láo liên, hạ giọng van nài: "Vương Cao ta xin cầu hòa!" Ngữ thanh còn văng vẳng, gã đã vận lực thúc trường kiếm về phía trước, thuận đà đá chân trái tạt ngang bẹ sườn Lam Long. Bạch Phụng đứng ngoài theo dỏi, thấy một ngọn liễu diệp đao chừng hơn nửa tấc ló ra khỏi mũi giày, định tri hô lên. Nàng vừa hé môi, bổng nghe ‘rắc’ một tiếng, trường kiếm đã bị Lam Long chấn gẩy làm đôi. Chàng cầm nửa đoạn kiếm đâm vào bàn chân của gã thanh niên, tả thủ phất nhẹ một chưởng vào ngực hắn ta, miệng quát lớn: "Cút đi."

Gã họ Vương hét lên thê thảm, thân hình như trái cầu thịt bắn ra xa bảy tám trượng mới rơi xuống đất, tiếng xương gảy nghe lách cách, máu miệng trào ra, nằm yên bất động.

Chàng lạnh lùng thốt: "Coi như một bài học để nhà ngươi chừa thói mục hạ vô nhân."

Rồi nhìn sang Bạch Phụng, thần thái khôi phục lại vẽ bình tỉnh, từ tốn bảo: "Niệm đức hiếu sinh của muội, huynh để hắn ta sống sót." Nói xong chàng chậm rãi bước đi.

Bạch Phụng theo sau, mĩm cười nói với giọng êm ái: "Lam Lang, chàng đối với muội thật tốt a!"

Lam Long quay lại, cầm lấy tay Bạch Phụng, cảm nhận được mối nhu tình tha thiết từ bàn tay nàng truyền sang, trong lòng dạt dào rung động, thốt không thành lời, lặng yên dắt tay nhau nhàn nhã bước về phía trước.

Ngày hôm sau, cả hai đặt chân đến phố trấn Nhã An giáp ranh giới Tứ Xuyên, đương khi dùng bửa trưa, Lam Long gọi một điếm tiểu nhị đến hỏi: "Từ đây đến Giản Dương phải đi lối nào?"

Tiểu nhị cười nịnh: "Công tử hỏi đúng người rồi a, tiểu nhân chính là người Giản Dương. Ài, nếu công tử dùng quan đạo thì xa lắm, trước tiên phải vòng qua mấy ngọn núi Củng Lai, Tân Phong, Hoa Dương đến Thành Đô, rồi phải hỏi thăm bọn quy nhi tử ở đó mới biết đường đi tới Giản Dương, tính ra cũng mất bảy tám ngày đường. Còn như công tử chịu dùng đường tắt thì lộ trình giảm thiểu được mấy ngày."

Lam Long từng lang bạt giang hồ còn lạ lẫm gì với những từ ngữ thô tục như ‘lão tử’ hay ‘quy nhi tử’ mà dân Tứ Xuyên thường xưng hô, nên điểm nhẹ đầu hỏi: "Đường tắt đi như thế nào?"

Tiểu nhị liền đáp: "Đều là đường mòn. Khi công tử xuất khỏi trấn thì trực chỉ hướng Bắc, nếu đi nhanh thì sáng hôm sau sẽ đến Đan Lăng, ngày kia đến Bành Sơn, rồi tiếp tục lộ trình khoảng năm sáu canh giờ nữa là tới Giản Dương."

Lam Long gật đầu, cảm tạ một tiếng. Sau khi tiểu nhị quay đi, chàng mới nói với Bạch Phụng: "Vậy không cần phải mang theo lương khô cho phiền phức. Trừ phi đi nhầm phương hướng bằng không với cước lực hiện giờ, chúng ta dư sức đến phố trấn tiếp cận."

"Muội thấy đất Xuyên xưa nay trù phú, dân cư đông đúc, dù có bị lạc đường cũng chẳng phải lo ngại. Chúng ta mau khởi hành."

Lam Long thanh toán tiền ăn, theo lời gã tiểu nhị vừa chỉ, vừa ra khỏi thành thì nhắm theo hướng bắc mà đi. Quả nhiên đất Xuyên khác hẳn Tây Khang, hai người bước trên tiểu lộ khúc khuỷu, hai bên đồng ruộng phì nhiêu, thỉnh thoảng nhìn thấy sinh hoạt của những cư dân ngụ cũng khá náo nhiệt. Có lẽ gã tiểu nhị thấy Bạch Phụng là nữ nhi nên tính sai thời gian đăng hành. Chiều ngày hôm đó Lam Bạch mới phát hiện mình đã vượt qua Đan Lăng mấy mươi lý. Hai người quyết định gia tăng cước lực đi thẳng tới Bành Sơn mới tìm quán trọ. Nào ngờ lộ trình từ tây thành Đan Lăng phải đi bọc My Sơn mới tới nơi, một phần vì trời chạng vạng tối, một phần hai người phi hành quá nhanh nên chừng hai ba canh giờ sau Lam Long lại phát hiện có gì không ổn. Chàng lập tức ra hiệu cho Bạch Phụng chậm lại, rồi ngó quanh quất tìm kiếm cư dân gần đó. Một lát sau, chàng bắt gặp một nông phu trạc tuổi trung niên đang lui hui khép cửa chuồng bò, vội bước tới thi lễ: "Xin đại thúc cho biết đường nào đi đến Bành Sơn ạ?".

Người nông phu a lên một tiếng: "Công tử đã đi quá mười lăm lý rồi, bây giờ phải rẻ bên trái."

Lam Long ngỏ lời cám ơn, rồi cùng Bạch Phụng đổi lộ trình. Hai người đi được một khoảng khá xa. Chàng nhìn Bạch Phụng nhếch nhác bụi đường, liền quay sang nói với nàng: "Chúng ta nghỉ một lát rồi mới tiếp tục, hy vọng tìm được một trang viện nào đó."

Bạch Phụng tươi cười bảo: "Huynh đừng lo, dưới chân núi phía trước nhất định có một vài phú gia đại hộ."

"Chỉ e họ không tiện lưu khách!"

"Muội không mệt, chỉ cần ăn chút gì đó rồi lên đường, cần chi phải nghỉ qua đêm."

Lam Long định tìm cách pha trò cho nàng đở mệt mỏi, bổng nhiên nghe được nhiều tiếng chân lao xao vọng tới, bèn kéo Bạch Phụng đứng núp vào bên lề, thì ra là một nhóm người võ lâm tay cầm binh khí hối hả lên đường, bất giác hạ giọng khôi hài: "Ài, không ngờ Phụng nhi nhìn xa ngàn dặm, muội xem đám người này..."

Bạch Phụng phì cười: "Biết đâu họ cũng lạc đường như huynh?"

Đợi cho cả bọn tám chín người đi qua, chàng mới bảo Bạch Phụng: "Trông điệu bộ bọn họ chẳng giống như là người đang lạc đường, chắc có sự tình quan trọng gì đó. Chúng ta mau đuổi theo."

Bạch Phụng chần chừ: "Muội lo lại xảy ra xung đột."

Lam Long trấn an: "Không đâu, họ trước ta sau, miễn chúng ta đừng quá tiếp cận với họ quá là yên chuyện."

Đi chừng hai ba lý thì đã tới gần chân núi, Lam Bạch nhìn thấy từ xa có một toà trang viện đồ sộ đang mở rộng cửa chờ đón bọn người kia tiến vào.

Bạch Phụng ngạc nhiên thốt: "Không lẽ họ là người của trang viện!"

Lam Long hối thúc nàng: "Thì tới nơi đó hỏi xem sao!"

Trang viện thắp nến sáng trưng, tiếng cười nói ồn ào. Hai người vừa đến trước đại môn đã có một gã tráng hán bước ra chào đón: "Quý khách đường xa vất vã, xin mời vào tây sảnh nghỉ chân."

Lam Long nghe xong, nắm tay Bạch Phụng lui ra mấy bước, hạ giọng nói nhỏ: "Thì ra trang chủ đang thỉnh khách, chắc người phụ trách việc nghinh tiếp đã nhận lầm chúng ta."

Bạch Phụng thoáng nhìn đã thấy có nhiều nhân vật võ lâm ngồi trong tây sảnh, trong lòng có chút lo lắng, nói khẻ vào tai chàng: "Long ca ca, không lẽ những người này đến đây để đối phó huynh."

Lam Long mạnh dạn lắc đầu: "Huynh làm gì có nhiều cừu nhân như vậy. Bọn lão ma như Nhị Thiên Yêu đạo, hay lũ tham quan, ác bá không dại gì xuất hiện ở những nơi chốn đông người thế này. Tối nay muội cứ phóng tâm dưỡng sức. Không chừng vị trang chủ này cũng là nhân vật thành danh, chúng ta thử tìm hiểu nội tình ra sao?"

Bạch Phụng ngần ngại: "Kể cả khách lạ mà chủ nhân cũng ra lịnh đón tiếp tất phải có nguyên do?"

Lam Long ôn tồn trấn an nàng: "Có thể trang chủ là một người giao du rộng rãi, không phân biệt hắc bạch lưỡng đạo. Muội nhìn sang đông sảnh thì minh bạch. Chẳng phải toàn là nhân vật bạch đạo hay sao?"

Bạch Phụng chưa hết hoài nghi: "Trước giờ hắc bạch lưỡng đạo như lữa với nước, làm sao có thể ngồi chung với nhau?"

Lam Long tặc lưỡi: "Thì phải xem mặt mủi của chủ nhân ra sao, hoặc giả bên trong còn có ẩn tình gì đó. Chúng ta âm thầm quan sát, tự nhiên sẽ rõ."

Từ trang môn đến tây sảnh cự ly khá xa, Lam Long Bạch Phụng thong thả bước đi, tiện dịp quan sát tình thế chung quanh, không thấy bố trí cơ quan mai phục nên cũng an tâm. Khi hai người tới gần sảnh đường thì được một trang đinh đón chào: "Xin mời! quý khách cứ tự nhiên. Hôm nay lai khách đến viếng tệ trang quá nhiều, nếu sự tiếp đải không được chu đáo mong hai vị thứ lỗi cho."

Lam Long ôm quyền nói: "Không dám, đã câu nệ thì không đến."

Giữa sảnh có bày một chiếu tiệc trải dài từ cửa đến tận cuối vách. Hiện có hơn trăm người gồm đủ nam nữ lão thiếu, tăng ni đạo nho chia nhau ngồi xen kẻ hai bên chiếu. Những khách đến sau không phân thứ bậc cũng tự nhiên tìm ngồi vào những chổ còn trống.

Lam Long nhìn thấy gần cuối chiếu có một nữ lang đang ngồi riêng lẽ bèn nói nhỏ vào tai Bạch Phụng: "Muội lân la đến gợi chuyện cùng nữ lang kia, thăm dò khẩu khí của cô ta, một lát sau huynh sẽ tìm tới."

Bạch Phụng vâng lời, uyển chuyển bước đi. Quả nhiên nữ lang thấy Bạch Phụng tiến dần về phía mình, liền vẩy tay mời gọi: "Cô nương a, xin mời đến đây!"

Bạch Phụng ngồi xuống dịu dàng hỏi: "Quý tính thư thư là gì?"

Nữ lang cười nhẹ: "Muội tử còn chưa biết quy củ. Hôm nay bất kỳ ai đến đây đều không phải thông báo danh tánh. Nhưng đối với muội tử thì khác, tỷ tên là Doãn Hồng, người Đông Hải. Còn muội tử?"

"Muội họ Bạch, đơn danh một chữ Phụng, người Tô Châu. Thư thư có quen biết với trang chủ hay không?"

Doãn Hồng mĩm cười: "Chưa hề gặp mặt. Thì ra muội tử là kẻ qua đường."

"Không giấu thư thư, muội cùng Long ca ca định đến đây xin tá túc một đêm. Nào ngờ vừa đến cửa thì được chiêu đãi nên chẳng biết ất giáp gì?"

"Ngay cả tính danh và lai lịch của trang chủ muội tử cũng không biết."

Bạch Phụng lắc đầu: "Thỉnh thư thư chỉ giáo."

Doãn Hồng cười bảo: "Thật ra hai huynh muội ta cũng tới đây để xem náo nhiệt." Bổng nhiên nàng ta hạ thấp giọng hỏi: "Có phải Long ca ca là vị công tử lúc nảy đi cùng với muội?"

Bạch Phụng gật đầu, ánh mắt đầy ắp yêu thương: "Đúng vậy, Huynh ấy họ Lam!"

Doãn Hồng thừa dịp trêu nàng: "Không phải muội muốn ám chỉ y chính là Bát Hoang lãng tử Lam Long, Cứu Tinh của người nghèo khổ đấy chứ?"

"

Dè đâu Bạch Phụng thật thà đáp: "Chỉ là những người cùng khổ quá tôn sùng huynh ấy, hai chữ Cứu Tinh kể ra cũng có chút khoa trương."

Doãn Hồng vui mừng bảo: "Huynh muội ta sớm nghe đến đại danh của y, không ngờ lại là một vị công tử anh tuấn. Muội tử cứ ngồi đây, tỉ đi tìm gia huynh thông tri một tiếng. Lâu nay gia huynh rất ngưỡng mộ Lam đại hiệp."

Bạch Phụng điềm nhiên gật đầu: "Chi bằng cùng gọi cả hai người đến đây."

Doãn Hồng luôn miệng đáp ứng: "Đúng, đúng!"

Một lát sau, Bạch Phụng nhìn thấy Lam Long cùng một vị thanh niên sánh vai rời khỏi khách sảnh, còn Doãn Hồng trở lại hạ giọng bảo nhỏ: "Hai người ra ngoài có chút chuyện, rồi quay về ngay."

Bạch Phụng lo xa: "Đến khi đó e không còn chổ trống."

Doãn Hồng cười tươi: "Chúng ta ngồi nơi cuối chiếu chắc không ai thèm đến chổ này. Hơn nửa buổi tiệc đã bắt đầu."

Bạch Phụng còn hơi băn khoăn: "Trà đã dọn xong, sao chưa thấy trang chủ lộ diện?"

Doãn Hồng đáp: "Trước khi muội tử tới đây, trang chủ đã ngỏ lời cáo lỗi, vì số khách tham dự có hơn năm trăm người nên trang chủ khó lòng bồi tiếp được...."

Nàng ta đang nói dở câu thì gia đinh đã lục tục bày thức ăn. Hai nàng đành xoay qua đề tài khác nhỏ giọng luận đàm. Doãn, Bạch chỉ dùng qua loa, rồi cùng rời chiếu tiệc.

Đang lúc tản bộ, Bạch Phụng sực nhớ chổ ngủ tối nay, bèn hỏi Doãn Hồng: "Doãn thư phòng của chúng ta nơi nào?"

"Tại hậu viên," Doãn Hồng đưa tay kéo Bạch Phụng đi vào hành lang bên trái, rồi nói: "Theo lối này, nữ khách sẽ được nội quyến tiếp đón."

"Muội muốn cùng nghỉ chung thư thư một phòng!"

Doãn Hồng cười khanh khách: "Sợ à? Còn Long ca ca thì sao?"

Bạch Phụng thẹn thùng, ngúng nguẩy: "Thư thư lại trêu muội nữa rồi! Muội không quen ngủ một mình nơi xa lạ."

Doãn Hồng che miệng cười: "Muội hành tẩu giang hồ, trên người mang trường kiếm thì còn lo lắng gì nữa?"

"Muội không ưa chuyện chém giết, vạn bất đắc dĩ mới dùng tới nó để tự vệ mà thôi."

"Chẳng có chuyện gì xảy ra tại Đồng gia trang này, nhưng tỉ tỉ rất hoan hỉ được bầu bạn với muội tối nay."

Nhất thời Bạch Phụng không nhớ người này là ai, nên dò hỏi: "Hẳn Đồng trang chủ phải nổi danh lắm, ngay cả hắc bạch lưỡng đạo đều nể mặt."

Doãn Hồng nhìn quanh rồi mới nói nhỏ đủ cho Bạch Phụng nghe: "Đồng trang chủ xác thực là thần thông quảng đại. Đâu riêng gì hắc bạch lưỡng đạo, mà đến cả tri phủ tri huyện, đại quan đương triều ông cũng giao du không ít. Muội tử còn chưa nghĩ ra ông ta chính là tổng tiêu đâu của Thiết Giáp tiêu cục ư?"

Bạch Phụng a lên: "Tiêu cục lớn nhất trung thổ!"

Doãn Hồng hắng giọng: "Mười hôm trước Đồng trang chủ được bảy mươi tuổi, nên phát thiệp hồng mời mọi người đến dự tiệc thọ của ông ta. Yến tiệc đãi liên tục mười bốn ngày. Ngoại trừ thân bằng cố hửu thì ông từ chối không nhận quà của một ai."

"Nghe nói tứ đại phân cục của Thiết Giáp tiêu cục còn lớn hơn nhiều tiêu cục khác."

"Đúng vậy, tứ đại phân cục ở Trường An, Lan Xuyên, Côn Minh và Quảng Châu phụ trách những mối làm ăn từ biên cương vào nội địa, còn tổng tiêu cục thì điều phối công việc toàn cả nước."

Bạch Phụng xít xoa: "Vậy thì tiêu cục cần dùng rất nhiều nhân thủ trợ giúp, chắc chắn trong đó không hiếm cao thủ võ lâm."

Doãn Hồng mĩm cười: "Có điều oai danh Thiết Giáp tiêu cục quá lớn nên những ít khi nào phải nhờ đến nhân vật võ công cao thâm lộ diện."

Hai nàng vừa mới chuyển hướng sang hoa viên đột nhiên nghe được tiếng ồn ào từ quảng trường phát ra. Doãn Hồng giật mình buột miệng thốt: "Chắc bên ngoài đã xảy ra chuyện."

Cả hai quay lại, vội vã bước về quảng trường. Vừa đến cửa tây sảnh thì nhìn thấy mọi người đang vây quanh một gã thanh niên. Lam Long cùng bào huynh của Doãn Hồng đứng cách đó không xa. Hai nàng len qua đám đông đi tới bên Lam Long, Doãn Hồng không nhịn được thấp giọng hỏi: "Trung ca ca đã xảy ra chuyện gì?"

Doãn Trung nghiêm nghị đáp: "Muội có thấy người thanh niên kia không? Y đến đây để gây sự."

"Chỉ một mình y thôi sao?" Doãn Hồng ngạc nhiên hỏi.

Bạch Phụng hướng sang hỏi Lam Long: "Còn trang chủ đâu?"

"Đã có người đi mời rồi!" Lam Long thản nhiên đáp.

Bạch Phụng lại hỏi: "Y muốn gặp trang chủ sao lại cho là có ý gây phiền phức?"

Lam Long cười: "Không nhận tiếp đãi thì không là khách. Hai vị tiêu sư nghênh tiếp đã bị y đánh bất tỉnh ngoài kia, chẳng lẽ đó là thiện ý ư?"

Doãn Hồng a lên: "Chỉ một mình y? "

Lam Long hướng sang Doãn Trung hỏi: "Sao chưa thấy trang chủ tới?"

Doãn Trung trầm ngâm: "Chắc trang chủ còn ở tại hậu viện thương lượng với Trí Nang chân nhân."

Lam Long nhủ thầm trong bụng: ‘Quả nhiên gừng càng già càng cay. Lấy lùi làm tiến.’ bèn làm bộ nóng nảy: "Còn thương lượng gì nữa, chỉ cần hỏi thẳng mục đích của đối phương rồi tìm cách ứng phó. Càng kéo dài thời gian càng khiến đối phương đắc ý."

Doãn Trung cười cười bảo: "Chén cơm giang hồ đâu phải dễ nuốt, Đồng trang chủ tính toán cẩn thận là điều tự nhiên."

Ngay lúc đó, bổng gã thanh niên cười nhạt, cất giọng lạnh lùng thốt: "Tại hạ không thể nán lại lâu hơn nữa. Phiền các vị thông tri với Đồng trang chủ chuẩn bị mười vạn lạng bạc, sáng sớm mai tại hạ đến lấy, thiếu một lạng cũng không được." Dứt lời nghênh ngang bước đi.

Bạch Phụng khều Lam Long hỏi: "Huynh nghĩ thế nào?"

Lang Long cười nhẹ: "Đấy chỉ là cái cớ!"

Bạch Phụng lấy làm lạ hỏi: "Sao không thấy người trong trang ra mặt ứng phó?."

Doãn Trung đáp: "Trang chủ chưa mở miệng, ai dám tự ý hành động?"

Doãn Hồng nói: "Sáng mai nhất định xem được một tấn tuồng hay."

Doãn Trung buông một câu: "Biết đâu tối nay gã đã bị người ta thanh toán rồi."

Lam Long chỉ cười cười thốt: "Chuyện đó có liên quan gì đến chúng ta."

Doãn Trung như sực nhớ tới điều gì liền buột miệng hỏi: "Trong số đạo sĩ có mặt, Lam huynh đệ đã tìm được người mình muốn gặp hay chưa?"

Lam Long lắc đầu: "Chuyện này không dễ dàng, đệ dự tính nghỉ lại qua đêm nhưng tình hình ở đây không có gì đặc biệt nên định tối nay rời khỏi đây."

Doãn Trung nhìn sang Bạch Phụng trong đầu nảy ra lý do để giử chân Lam Long, liền lên tiếng: "Gì gấp vậy, thể chất Bạch cô nương sao bì được với huynh. Chi bằng để cô ấy nghỉ ngơi một đêm rồi hẳng lên đường."

Doãn Hồng không muốn chia tay với vị muội tử khả ái vừa mới quen này nên hùa theo Doãn Trung: "Ta muốn cùng Bạch gia muội tử hàn huyên đêm nay. Bọn nam tử các người chỉ biết nghỉ đến mình."

Tuy Bạch Phụng thấy hai huynh muội đều lo lắng cho mình nhưng nàng vẫn e ngại Doãn Trung vô tình khơi dậy tâm sự của Lam Long, nên tìm lời thoái thác: "Doãn thư thư, muội không mệt chút nào, nếu Long ca ca lên đường thì muội cũng tháp tùng."

Lam Long cảm thấy mình quá sơ hốt, đưa mắt nhìn Bạch Phụng, bẻn lẻn cười bảo: "Doãn thư muốn lưu muội lại trò chuyện thôi thì hai người cứ trở về hoa viện trước đi."

Doãn Hồng nghe xong liền kéo tay Bạch Phụng, vừa mới xoay người lại bổng nhiên nghe tiếng loa gọi vang: "Thỉnh mời chư vị tân khách đi vào chính sảnh, tệ trang chủ có chuyện muốn trình bày!"

Doãn Trung hạ thấp giọng nói với Lam Long: "Chúng ta đến nghe Đồng trang chủ bàn về chuyện gì?"

Lam Long cười bảo: "Chín phần mười là chuyện lúc nảy!"

Khi bốn người tiến vào thì đại sảnh đã chật ních người. Chỉ thấy tại chiếc bàn giửa đại sãnh có một lão nhân mặt mũi hồng hào, tóc bạc như cước, thân hình cao trung bình, vận trường bào bằng gấm, vòng tay bái chào tứ phía, giọng như chuông ngân: "Lão hủ Đồng Bằng (chử bằng 鹏 có nghĩa chim đại bàng), kém tài kém đức may được quý vị nể tình vượt ngàn dặm đến đây chúc thọ, thật là cảm kích bất tận. Nếu sự chiêu đãi không được chu đáo kính mong chư vị vui lòng tha thứ."

Nói xong mấy lời sáo tục, lão nhân lại hắng giọng vài cái: "Lão hủ điều tra được người trẻ tuổi kia là nhân vật kiệt xuất của Bạt Tụy kiếm phái. Gần đây một số cao thủ lợi hại của Thập đại kiếm phái xuống núi tìm người so chiêu để lập uy trên giang hồ. Người trẻ tuổi kia thừa dịp quý khách tề tụ tại tệ trang mượn cớ tống tiền để khích nộ mọi người."

Lão ngưng giọng, đảo mắt nhìn quanh rồi tiếp tục: "Lão hủ suy đi nghĩ lại, không dám nhờ vả quý khách xuất thủ tượng trợ, vì ngại đao kiếm vô tình, lỡ quý khách bị đối phương đả thương thì lão phu khó mà an lòng. Cho nên lão phu cẩn cáo với chư vị chuyện ngày mai hảy để người của tệ trang ứng phó. Lão phu hết lời, mời chư vị về phòng nghỉ ngơi."

Đại sảnh yên lặng không một ai lên tiếng. Đợi mọi người lục tục rời khỏi, Doãn Hồng mới thở dài, nhẹ nhàng bảo: "Kế khích tướng của trang chủ chưa được cao minh cho lắm."

Sau đó kéo Bạch Phụng đi vào hậu viên. Doãn Trung trên đường đến khách xá hạ giọng khinh khỉnh: "Những người hiện diện hôm nay đều dày dạn phong trần. Lão trang chủ không dùng đến chiêu này thì có mấy ai ngu ngốc rước vạ vào mình."

Lam Long cười bảo: "Biết đâu chừng Đồng gia trang là nơi ngọa hổ tàng long."

Sáng sớm hôm sau, mọi người dùng xong điểm tâm liền tề tụ chung quanh quảng trường chờ đợi. Khoảng chừng nguội một chung trà, Đồng trang chủ cùng một số trang đinh xuất hiện. Lão ôm quyền thi lễ mọi người rồi quay lại hạ lệnh với một vị tiêu sư trung niên: "Lưu sư phó, mau mang mười vạn lạng bạc ra đây."

Quảng trường đang yên lặng bổng ồn ào tiếng người xầm xì với nhau. Lão trang chủ đứng cùng một lão đạo nhân trên thạch đài mắt lộ tiếu ý, vòng tay vái chào tứ phía: "Chư vị, tối qua có một số bằng hửu đến than phiền cho rằng lời lẽ của lão hủ trước chúng nhân quá thất lễ, Ha Ha, lão hủ thành thật nhận lỗi."

Lão ngừng lại một giây rồi tiếp: "Đúng vậy, tất cả quý khách đều là những nhân vật hửu danh giang hồ, lý nào lại sợ sóng gió. Lão hủ khuyên quý vị đừng nhúng tay vào chuyện tệ trang thì chẳng khác gì gián tiếp khinh thị các vị. Thực ra người tuổi trẻ kia tên Âm Phù. Hôm nay lão hủ cải biến chủ ý, muốn xem thử Phân Quang kiếm pháp của y đã luyện đến mức độ nào? Biết đâu lão phu sẽ được đại khai nhãn giới và quý vị cũng thêm chút kiến thức."

Lúc này Lưu sư phó hai tay bưng một chiếc khay gổ trên có phủ một mãnh gấm đỏ, khệ nệ đi tới đặt trên thạch đài trước mặt Đồng trang chủ.

Hốt nhiên có người lớn tiếng hỏi: "Thế trang chủ đem ngân lượng ra để làm gì?"

Lão trang chủ ngoảnh đầu về xuất phát âm thanh, thì ra người to tiếng chất vấn là một đại hán thô kệch, liền ôm quyền thi lễ: "Quý vị tân khách, chỉ là chút quà mọn, bất luận thắng thua lão hủ chia đều số ngân phiếu này tặng cho những ai xuất lực vì tệ trang. Bất quá lão phu xin được thanh minh bổn trang tuyệt đối không phải dùng tài lợi để nhử người. Bởi hôm nay cũng có mấy vị sư phó của tệ trang muốn thử sức với người tuổi trẻ kia."

Lam Long kề tai Doãn Trung nói nhỏ: "Huynh mau đưa ra kiến nghị là hôm nay mọi người đều phải che mặt lại."

Doãn Trung hiếu kỳ hỏi: "Tại sao phải làm vậy?"

Lam Long đáp: "Không cần hỏi, tự nhiên phải có dụng ý!"

Doãn Trung chưa hết hồ nghi nhưng vẫn lớn tiếng đề nghị: "Đồng trang chủ, tại hạ có ý kiến là những vị tân khách nào muốn tham gia được phép ẩn giấu chân diện mục."

Lão trang chủ quay lại nhìn Doãn Trung, thấy chàng tướng mạo đoan chính, nhất biểu nhân tài, liền bật cười ha ha: "Hảo chủ ý, đề nghị của thiếu hiệp quả nhiên đặc biệt, lão hủ hoàn toàn đồng ý.""

Tiếp đó lão cười lớn hướng về mọi người: "Chư vị đều nghe rõ, có ai muốn phản đối chăng?"

Lúc này đại chúng tại quảng trường nhốn nháo vì đâu có ai chuẩn bị nên đều ngẩn người ra. Lão trang chủ hội ý bèn sai trang đinh phân phối khăn lụa cho mọi người. Doãn Trung thấy nhiều người lục tục mang khăn, bèn thúc giục Lam Long giải thích lý do.

Lam Long hạ giọng nói vừa đủ cho một mình Doãn Trung nghe: "Thứ nhất, những người trọng sĩ diện. Rủi bị đả bại phải rút lui, thì nhờ có khăn che mặt, người khác không biết họ là ai. Thứ nhì, những người ngại gánh chuyện thiên hạ, lại càng không muốn bộc lộ thân phận. Họ cần che mặt để tránh phiền phức về sau."

Doãn Trung thở ra: "Gừng càng già càng cay! Thảo nào Đồng trang chủ lập tức tán thành."

Lam Long cười nhẹ: "Lão hy vọng kéo thêm nhiều người động thủ."

Doãn Hồng và Bạch Phụng mỗi người tay cầm một chiếc khăn tiến đến. Doãn Hồng ngần ngừ chưa chịu che khăn lên mặt, hướng sang huynh trưởng nhỏ giọng hỏi: "Ca ca, cớ gì lão trang chủ đột nhiên thay đổi chủ ý?"

Doãn Trung lắc đầu: "Thì có người phản đối."

Doãn Hồng hứ nhẹ một tiếng: "Quỷ mới tin, muội nghĩ lão có ý đồ gì khác."

Lam Long cười cười: "Bằng không lão dại gì bỏ ra mười vạn lạng bạc."

Doãn Hồng gật đầu: "Mười vạn lạng so với tài sản khổng lồ của lão thì chỉ như một sợi lông trâu."

Lúc này không khí cả quãng trường trở nên khá khẩn trương vì không ai biết được bọn Bạt Tụy kiếm sẽ xuất hiện lúc nào. Bổng Lam Long nhìn thấy Sinh Sinh và Miên Miên từ hậu viện len lỏi giửa đám quan khách đi lần về phía chàng. May mà mọi người đang hướng về đại môn chờ đợi nên không để ý đến hai đứa nhỏ. Sinh Sinh lẹ làng tiếp cận, nháy mắt ra hiệu cho chàng lùi ra sau. Lam Long hội ý kéo Bạch Phụng đến một góc vắng rồi hỏi: "Sinh Sinh, tụi cháu đến đây từ lúc nào?"

Sinh Sinh tươi cười hạ thấp giọng đáp: "Dạ, từ hôm qua."

Bạch Phụng vẫn lo lắng nhìn về đại môn, nghe Sinh Sinh nói xong, bất giác giật mình quay lại, cất tiếng gọi: "Miên Miên!"

Lam Long gắt nhẹ: "Đừng kêu lớn."

Miên Miên đon đả chạy tới. Bạch Phụng ôm chầm lấy nữ hài ân cần hỏi: "Các cháu từ đâu đến?"

Miên Miên láu lỉnh trả lời: "Từ Xuyên Tây, chiều hôm qua tụi cháu đã lẻn vào núp trong hoa viên, đến gần nữa khuya vô tình phát hiện được một bí mật."

Lam Long giơ ngón tay lên miệng, khẻ suỵt mấy tiếng rồi hỏi: "Các cháu không nghe lầm chứ?"

Nguyên lai, chiều hôm qua bọn Địa lão Thử nhân lúc trời vừa chạng vạng, đã lẻn cửa sau vào trong trang. Ba đứa lần ra đến hoa viên thì thấy giửa sân có một hồ nước khá rộng, chung quanh liễu rủ, dưới hồ cá lội nhởn nhơ. Bờ phía tây có một hòn giả sơn trông giống như một hang động, sâu độ ba bốn sải tay, cao chừng hai người lớn đứng chồng vai lên nhau. Trên đỉnh có một bức màn nước mỏng đổ xuống che khuất miệng hang, nghe rì rào rất vui tai. Cách bên trái hòn giả sơn khoảng hơn một trượng, gần giửa hồ có một ngôi thủy tạ được nối vào bờ phía đông bằng một chiếc mộc kiều. Ba đứa nổi tính trẻ con, liền chui qua bức màn nước vào trốn trong hòn giả sơn đợi mọi người yên giấc mới mò xuống bếp tìm thức ăn.

Ngờ đâu đến cuối giờ Tuất, bổng xuất hiện hai nha hoàn cầm phong đăng đi trước soi đường. Lão trang chủ cùng một lão đạo đủng đỉnh bước vào hoa viên. Địa lão Thử nhìn thấy ánh đèn liền ra hiệu cho Sinh Sinh và Miên Miên im lặng. Đoàn người vừa tới mộc kiều thì có một tráng hán hối hả chạy đến bẩm báo:

"Thưa tổng cục chủ, tiểu phân cục tại trấn Đả Tiên Lô vừa cho phi mã cấp báo, có người nhờ bổn cục hộ tải một khách hàng họ Vương bị thương khá trầm trọng và một thanh kiếm cụt về Vân Nam giao cho chưởng môn Xuất Trần kiếm phái với giá năm ngàn lạng bạc. Đới sư phó tại tiểu phân cục không dám tự chuyên nên nhờ cục chủ quyết định." Nói xong tráng hán hai tay cầm thanh kiếm cụt dâng lên.

Lão đạo đưa mắt thỉnh ý được lão trang chủ gật đầu, mới tiếp lấy thanh kiếm xăm xoi một hồi rồi thốt: "Là ai có thể dùng nội lực chấn gãy một thanh bảo kiếm như vậy?"

Lão trang chủ nhíu mày, hỏi: "Ngoài ra có thêm chi tiết nào quan trọng không?"

Tráng hán liền đáp: "Vị khách họ Vương chỉ cho biết đối phương là một thanh niên đi cùng với một nữ lang nhưng y không chịu tiết lộ danh tánh."

Lão trang chủ gụt gật đầu, kế đó khoát tay bảo tráng hán thoái lui rồi mới quay sang bàn bạc với lão đạo.

Miên Miên vênh mặt, chẩu môi thuật lại: "Ba đứa tụi cháu nín thở, ẩn mình cách họ khá xa, cố lắng tai nghe nhưng tiếng được tiếng mất, nào là.... dùng thập vạn lạng ..... dẩn ba ba vào rọ.... Bát Cửu Huyền Công...."

Lam Long rùng mình cắt ngang: "Té ra chuyện là như vậy."

Miên Miên không hiểu tại sao Lam Long phản ứng đột ngột như thế. Cô bé nhìn thẳng vào mắt Lam Long, cười hóm hỉnh: "Cháu đoan chắc Lam thúc đang ngắm nghé tới số ngân lạng kia."

May mà bọn họ cách chúng nhân khá xa, Lam Long vội trầm giọng: "Coi chừng người khác nghe được."

Sinh Sinh dùng ngón tay chỉ chỉ Doãn thị huynh muội: "Hai người họ có đáng tin cậy hay không?"

Lam Long vổ vổ vai thằng bé: "Đông Hải Nhất Kiệt Doãn Trung và bào muội Doãn Hồng cô nương, chắc tụi cháu đã được nghe danh."

Doãn thị huynh muội loáng thoáng nghe Lam Long nhắc tới tên mình nên thong thả bước tới nhập bọn.

Miên Miên nhanh nhẩu bật mí cho Lam Long: "Người của Bạt Tụy phái sẽ đến rất muộn."

Bạch Phụng kỳ quái hỏi: "Tại sao?"

Miên Miên cười đáp: "Tất nhiên bị người đón đường trì hoản.

Lam Long hỏi: "Là ai?"

Miên Miên cười hắc hắc: "Lam thúc có còn nhớ vị thúc thúc dẩn lộ trước khi gặp Thượng cửu đại bị rắn cắn hay không?"

Lam Long ngạc nhiên à lên một tiếng.

Miên Miên thích chí điểm đầu: "Hạ bát đại Lâm thúc thúc phụng lệnh Thượng cửu đại đi tìm vị đạo nhân ‘sún răng’ nên thuận đường cùng tụi cháu đến đây."

Lam Long thở dài: "Thượng cửu đại quá tốt a!"

Chàng sực nhớ tới trước khi ly khai Bàn Cổ động Thượng cửu đại đã căn dặn: "Hai đứa nhớ cho kỷ sau khi nhập Xuyên, chớ có trùng trình, mau chóng đi tới Vu Sơn. Hiện giờ võ lâm đang đổ xô về đó. Nghe đâu bí cấp đã lọt vào tay một đạo nhân. Người nầy tính tình giảo hoạt, thiện thuật dịch dung, nhưng có một điểm đáng chú ý là hắn ta bị khuyết mắt hai chiếc răng cửa."

Đang lúc Lam Long miên man suy nghĩ thì Địa lão Thử vác một thanh trường kiếm trên vai, từ bên hông hoa viên lơn tơn đi tới. Nó đảo một vòng, thấy không ai chú ý mới xà vào đứng cạnh với Lam Long. Thằng nhỏ chưa kịp chiêu hô thì đã bị Miên Miên chặn hỏi: "Cổ Lâm thúc thúc dặn bảo những gì?"

Địa lão Thử làm mặt quan trọng: "Lát nữa đây người của Chí Tôn động xuất hiện trước. Người này tự xưng là Kiếm Huyền tuổi ngoài hai mươi nhưng Chí Tôn kiếm pháp đã luyện tới mức thập phần tinh thục. Mọi việc còn lại sẽ do Cổ thúc thúc an bày."

Địa lão Thử vừa dứt lời thì Lam Long nghe được tiếng truyền âm nhập mật vo ve rót vào tai. Chàng xoay đầu nhìn xéo về bên trái, thấy một đại hán vận trường bào màu vàng nhạt, đứng quay lưng cách chàng chừng tám bước, hai tay chắp ra sau, ngón trỏ không ngớt rung động.

Một lát sau Lam Long cầm thanh trường kiếm của Địa lão Thử trao cho Doãn Trung rồi kề tai y nói nhỏ mấy câu. Doãn Trung gụt gật đầu mấy cái. Lam Long mĩm cười cầm tấm khăn lụa quấn ngang mặt. Bạch Phụng và Doãn thị huynh đệ vừa choàng xong thì đột nhiên quần hào trở nên nhốn nháo khi nhìn thấy một bóng trắng từ bên ngoài bay vút qua bức tường cao nhất trangviện, tà tà đáp xuống ngay giữa quãng trường như một chiếc lá rơi.

Quần hào trố mắt nhìn, thì ra người mới xuất hiện là một thanh niên vận bạch bào, che mặt bằng một mảnh khăn trắng, đầu chích giải lụa bạc, tóc phủ xuống vai, dáng người cao dong dõng, tay phải bồng thanh trường kiếm, vỏ màu đen, đầu kiếm trút xuống nằm gọn trong lòng bàn tay còn chuôi kiếm tựa vào vai, khí thế cao ngạo bất quần.

Đồng trang chủ chờ hồi lâu không thấy đối phương khai khẩu, đành bước tới thi lễ: "Các hạ chính là Âm thiếu hiệp của Bạt Tụy kiếm phái."

Thanh niên áo trắng lạnh lùng quét mắt một vòng, nhấn mạnh từng chữ: "Đồng trang chủ chỉ biết mỗi một Bạt Tụy kiếm phái thôi sao? Chẳng lẽ lại xem thường Chí Tôn động? Mau phái người ra giao thủ. Bằng không e rằng thập vạn lạng bạc cũng không đủ.".

Đồng trang chủ chưa kịp mở miệng đã có bảy tám người nhảy vào trong quãng trường. Doãn Trung tặc lưởi: "Thân pháp cũng không tệ."

Lam Long mĩm cười: "Vì vậy mới nói hành tẩu giang hồ chớ nên xung động. Thập vạn lạng bạc là một số mục chẳng nhỏ dễ khiến cho nhiều người mờ mắt, không chịu tự lượng sức mình, kết cục thân bại danh liệt. Trong số người này chỉ có vị nhân huynh cao gầy là tạm được."

Doãn Trung gật đầu: "Y cũng dùng kiếm, không biết xuất thân từ môn phái nào?"

Lam Long vừa định trả lời thì thanh niên áo trắng bật cười ha ha, hờ hửng nhìn mấy người đang đứng tại hiện trường, cất giọng khinh miệt hỏi: "Đồng trang chủ thật là... Nghe rằng quý trang cao thủ như mây, sao bây giờ lại để cho những hạng tầm thường ra mặt ứng phó?"

Lão trang chủ không thể cho đối phương tiếp tục lấn áp khí thế, liền ôm quyền, lớn tiếng thốt: "Bằng hửu an tâm. Tân khách của lão phu vì quá nhiệt tình chứ không có ý định lấy nhiều hiếp ít. Các vị ấy sẽ lần lượt lãnh giáo các hạ."

Thanh niên áo trắng cười nhạt: "Tại hạ không ngại người đông, nhưng trong lúc quần công khó mà kiềm chế được, e chẳng thể nào chỉ điểm tới thì ngưng."

Đột nhiên, vị đại hán cao gầy hoành tay nắm đốc kiếm, nhảy xổ tới, miệng quát lớn: "Đừng rườm lời, xem chiêu!"

Đại hán cao gầy vừa ổn định cước bộ, trường kiếm mới rời khỏi vỏ, chưa kịp phạt ra thì thanh niên áo trắng như cơn lốc ào tới trước mặt, tung thanh huyền kiếm lên không, tả thủ vận lực đập ngay bàn tay đang cầm kiếm của đại hán, thuận đà phất ngược lên ngực đối phương một cái, miệng hừ nhạt: "Nhà ngươi còn chưa đáng, cút mau!"

Đại hán cao gầy mắt nẩy đom đóm, tay buông kiếm nấc nhẹ một tiếng, thân hình như cánh diều đứt dây bay tạt về phía lão trang chủ. Thanh niên áo trắng giử nguyên tư thế, ngửa tay đón thanh huyền kiếm trên đà rơi về vị trí củ."

Lão trang chủ thấy tình thế bất diệu, phóng tới giơ hai tay đón lấy thân hình đại hán, quan tâm hỏi: "Quý hửu bị thương có nặng lắm không?"

Đại hán cao gầy đứng xuống, im lặng lắc đầu, quay người lại, tay ôm lấy ngực, khập khiểng rời khỏi quãng trường.

Bảy hán tử còn lại chứng kiến thanh niên áo trắng chỉ dùng một chiêu đã hạ được đối thủ mà không cần bạt kiếm, bất giác sinh lòng uý kị, không hẹn cùng nhau nhìn về chuôi kiếm còn đang rung bần bật, nhất tề cúi đầu chạy ra ngoài đại môn.

Lão trang chủ giận run, mắng thầm trong bụng: ‘Thật là mất mặt!" Nhất thời phân vân định bước ra ứng phó, bổng nghe phía sau có người lên tiếng: "Xin trang chủ nhường cho tại hạ."

Lão trang chủ thừa dịp lui về thạch đài. Lúc đó có một hán tử vận thanh bào từ trong đám đông thong thả bước tới cạnh thanh kiếm đang cắm dưới đất. Y thản nhiên đối diện với thanh niên áo trắng, cất giọng khách khí: "Các hạ võ công cao cường, thật là nhất cử kinh nhân, tại hạ không lượng sức mình, mong được tứ giáo!"

Thanh niên áo trắng thấy đối phương khí độ trầm ổn, nhất thời ánh mắt lóe lên song vẫn giử thái độ lạnh nhạt thốt: "Cứ việc xuất thủ, còn cù cưa mãi thì đến bao giờ mới kết thúc."

Thanh bào hán tử tánh tình hào sãng, bật cười ha hả: "Các hạ thừa bản lãnh, cần chi phải vội. Số mục này không ít. Thời buổi bây giờ kiếm tiền rất khó khăn. Người bình thường buôn bán vất vả cả đời chưa chắc thâu góp được ngần ấy ngân lượng. Các hạ có chi trì thêm vài khắc nữa cũng đáng công mà."

Dứt lời, thanh bào hán tử dẫm mạnh chân phải, thanh trường kiếm đang cắm xuống đất liền nẩy vọt lên. Đồng thời y đưa tay phải từ sau ra trước chụp ngay chuôi kiếm phạt xéo nửa vòng, kiếm quang kết thành hình cánh cung từ dưới lên trên. Đột nhiên thanh bào hán tử xoay lưởi kiếm đâm thẳng vào huyệt Đàn Trung của đối phương. Thanh niên áo trắng khẽ nhếch môi, huyền kiếm đang tựa trên vai phải bổng bật sang bên trái, tay phải giử chặt thân kiếm, tay trái nắm chuôi đưa huyền kiếm chận ngang trước ngực, vừa đúng lúc mủi kiếm của thanh bào hán tử điểm tới. Toàn trường nghe ‘cạch’ một tiếng chấn nhỉ, song phương đều lùi lại một bước.

Thanh bào hán tử quẳng trường kiếm xuống đất, vòng tay thốt: "Lãnh giáo a!" Nói xong cười lớn, phất tay áo, nghênh ngang bỏ đi.

Doãn Trung thấy thái độ thanh bào hán tử khinh túng, hạ giọng hỏi Lam Long: "Người nầy là ai?"

Lam Long dường như có chút ấn tượng nên chưa dám khẳng định, chỉ bình thản đáp: "Lẽ ra y có thể giao thủ đến cả trăm chiêu, nhưng chịu rút lui thực là thú vị."

Đang lúc hai người đàm thoại thì trận chiến tại quảng trường vẫn tiếp diễn. Sau đó liên tục có hơn chục người tham dự nhưng chẳng một ai qua nổi mười chiêu của thanh niên áo trắng. Miên Miên theo dõi tình hình, bất chợt khều nhẹ Lam Long: "Lam thúc hảy nhìn xem. Bộ dạng lúc này của lão trang chủ y như kiến bò trong chảo a!"

Lam Long thầm kêu khổ ‘chuyện này e chỉ có một mình ta và lão đạo kia là người hiểu được tâm trạng của lão trang chủ’ nhưng ngoài mặt vẫn cười tủm tỉm bảo: "Xem ra đến lượt thúc thúc."

Miên Miên vổ tay thúc giục: "Nhanh lên, Lam thúc mau ra đó dạy hắn ta một bài học."

Lam Long như muốn nói ra điều gì đó nhưng cuối cùng lại lắc đầu thốt: "Nếu phải ly khai, chắc tụi cháu đã biết phải đi về hướng nào. Thúc thúc chờ các cháu cách đây năm lý."

Dặn xong, chàng lách mình len giửa đám đông tiến đến quãng trường. Khi đi ngang qua một cây thạch lựu, chàng bẻ một nhánh nhỏ bằng ngón cái, dài chừng năm tấc, thuận tay tước bớt chỉ chừa dăm ba chiếc lá trên ngọn, rồi giấu tay sau lưng ung dung tiếp tục cất bước. Chàng vừa đi vừa phe phẩy nhánh cây, đến khi song phương cách nhau chừng năm thước mới chịu dừng chân, ngữ khí vui vẽ cười bảo: "Thập đại kiếm phái quả nhiên danh bất hư truyền. Tại hạ cũng muốn lãnh giáo vài chiêu!"

Thanh niên áo trắng dựa theo khẩu phong cũng nhận ra chàng là người trẻ tuổi nhất, nên thở dài lộ vẽ thất vọng. Y nhìn Lam Long với ánh mắt phức tạp, chậm rãi nói: "Đao kiếm vô tình, tiểu huynh đệ đừng đem tính mạng ra đùa giởn."

Lam Long ôm quyền xá xá vài cái rồi lại chắp hai tay ra sau lưng vừa cười vừa thốt: "Đa tạ tôn giá có lòng khuyến cáo. Hôm nay tôn giá đã làm một công hai chuyện, được dương danh, lại được phát tài. Chỉ tiếc một điều là tôn giá muốn mang số ngân phiếu này đi thì phải chịu khó nhẫn nại đến lúc không còn ai thượng trường mới được."

Thanh niên áo trắng cau tít đôi mày lại, đột nhiên giọng lưởi trở nên quyết liệt: "Bổn nhân đã suy nghĩ lại, kể từ bây giờ sẽ tốc chiến tốc thắng, tuyệt chẳng lưu tình."

Ngờ đâu Lam Long không tỏ vẽ sợ hải chút nào, còn nhún nhún vai ngang tàng thốt: "Tại hạ vốn xem nhẹ cái chết. Các hạ bất tất khách khí."

Thanh niên áo trắng trầm giọng lạnh lùng nói: "Vậy thì huynh đệ hảy cẩn thận."

Lam Long cũng không nhượng bộ, thản nhiên hỏi: "Không biết thanh huyền kiếm của các hạ sắc bén đến mức nào?"

Lần này thanh niên áo trắng ngữa mặt cười rộ một hồi lâu mới chịu ngừng rồi ngạo nghễ trả lời: "Đáng tiếc tại trường chưa có ai bức được bổn nhân phải bạt kiếm."

Lam Long gụt gật đầu, khẩu khí có mùi khiêu khích: "Nếu là đùa chơi thì múa may vài chiêu hoa lệ cho vui mắt cũng không sao. Bất quá một khi tại hạ bắt đầu, các hạ không còn cơ hội kiêu kỳ nữa. "

Bổng nhiên chàng quay sang hỏi lão trang chủ: "Đông ông (nguyên văn 东翁 nghĩa đen là nhà cái), ngân phiếu có thể nhận lãnh bất kỳ lúc nào?"

Đồng trang chủ hào sãng đáp: "Đương nhiên không thành vấn đề." Rồi lớn tiếng phân phó cho một vị tiêu sư đứng gần đó: "Lý sư phó hảy bọc tất cả số ngân phiếu trên khay vào trong mảnh gấm đỏ, chuẩn bị trao cho vị nào đắc thắng trận này."

Lam Long cười kha khả khom người chào một cái: "Tại hạ có lời từ biệt trước với lão trang chủ!"

Nói xong chàng xoay người lại, nhìn thẳng đối phương, thong thả duổi cánh tay phải duổi ra, đầu nhánh cây trút xuống cách mặt đất chừng gang tay, chầm chậm vẽ nữa vòng tròn từ sau lưng ra trước mặt mới rụt khuỷu tay lại, đưa bàn tay lên tới ngang bụng thì ngừng, chỉa nhánh cây nghiêng nghiêng về phía vai tả. Chàng giử nguyên tư thế, đứng nhịp nhịp nhánh cây trên tay giống như một vị thầy đồ cầm roi dạy học. Lúc này mọi người đột ngột im miệng trố mắt theo dỏi, toàn trường trở nên yên lặng như tờ. Duy có đại hán áo vàng lộ tia mắt tán thưởng, khen thầm trong bụng: "Lam huynh đệ quả thực thông minh, vừa mới nghe qua đã thấu triệt yếu quyết Vô Vi Tam Kiếm của Thượng lão nhân gia!"

Thanh niên áo trắng cúi nhìn vết cong mờ mờ do nhánh cây vừa quét qua còn lưu trên cát, bổng nhiên hai đồng tử trong mắt cùng lúc co thắt lại, biết rằng mình đã đánh giá đối thủ quá thấp. Thình lình, thanh niên áo trắng hét lớn một tiếng, nới lỏng ngón tay, thanh huyền kiếm liền rơi thẳng xuống nhưng chưa kịp chạm mặt đất thì hắn ta đã xoè bàn tay phải chụp ngay chuôi kiếm, rồi hất mủi kiếm lên. Vỏ kiếm xé gió bay vút tới yết hầu của Lam Long, cùng lúc thanh niên áo trắng nhún nhảy tới trước hai bước đánh ra ba kiếm liên tiếp. Động tác hết sức khít khao liền lạc. Hàn khí từ huyền kiếm rít veo véo lên khiến quần hào đứng cách đấu trường khá xa cũng nghe rõ nồm nột.

Lam Long bật cười khanh khách, miệng không ngừng hô hoán: "Lợi hại! Lợi hại!" Rồi lập tức vung nhánh cây đánh vỏ kiếm bật trở lại. Thế kiếm thứ nhất của thanh niên áo trắng đang đâm vào huyệt Ấn Đường nằm giửa hai đầu chân mày của Lam Long liền bị vỏ kiếm đang bay ngược về cản lối. Thanh niên áo trắng rùng tay xuống một tấc, hất nhẹ một cái, vỏ kiếm bay lên không xoay tròn một vòng rồi rơi xuống. Thanh niên áo trắng đưa tay trái đón lấy, thuận đà xoáy lưởi kiếm biến thành chiêu thứ hai nhắm vào huyệt Thiên Đột nằm giửa chổ lỏm trên đầu xương ức của Lam Long điểm tới. Chiêu kiếm chưa đi tới đích lại bị nhánh cây trên tay Lam Long từ trên đập xuống thành ra mủi kiếm bị khựng lại. Thanh niên áo trắng liền trầm eo, rút kiếm về, chân đạp đinh tấn, vận kình phóng ra chiêu kiếm thứ ba. Mủi kiếm xỉa thẳng vào huyệt Thần Khuyết ngay lổ rốn của Lam Long tốc độ nhanh không thể tả. Chiêu kiếm này trông đơn giản nhưng rất nguy hiểm, vì thanh huyền kiếm chẳng những sắc bén khôn lường mà nội lực thanh niên áo trắng cũng vô cùng thâm hậu. Hơn nữa huyệt Thần Khuyết tương thông với đan điền, cho dù Lam Long may mắn không bị mủi kiếm đâm thủng bụng thì trong nhất thời cũng chẳng thể nào ngưng tụ công lực được.

Lam Long bề ngoài điệu bộ hi ha nhưng trong lòng chẳng dám xem thường đối phương. Chàng vừa xoay nửa người sang bên trái, thì lưởi kiếm đã lướt ngang qua chỉ cách bụng chàng một tấc. Lam Long nhích người tới đồng thời hạ nhánh cây xuống kiềm chế thân kiếm rồi vuốt nhánh cây ngược lên nhằm nhiểu loạn thị tuyến của đối phương. Bổng nhiên thanh niên áo trắng hơi ngửa đầu ra sau, thành thử không kịp biến chiêu. Lam Long nào bỏ lở cơ hội, tay trái nắm lại thành quyền, dùng chiêu Bạt Kích đánh thốc vào mạn sườn đối phương, miệng hô lớn: "Đa tạ các hạ nhường nhịn."

Thanh niên áo trắng cảm thấy một luồng ám kình lợi hại ập đến, liền hớp bụng, co chân búng người lên nhảy giật lùi về phía sau ba bước, vậy mà vẫn bị dư kình làm cho xiểng liểng. Đôi bàn chân của hắn còn chưa chạm đất thì giải lụa trên đầu đong đưa rơi xuống trước mặt. Thanh niên áo trắng chẳng thốt một lời, lạnh lùng tra kiếm vào vỏ, tung ngược ra sau rồi nhún mình nhảy vọt qua bờ tường, không biết bỏ đi về hướng nào.

Quần hào đồng thanh bật lên tiếng hoan hô vang dội. Toàn trường dường như chỉ có đại hán áo vàng, Đồng trang chủ và lão đạo nhân là kịp nhìn thấy một chiếc lá từ nhánh cây trên tay Lam Long bắn ra cắt đứt giải lụa bạc.

Lam Long hoành tay ra sau, cài nhánh cây trên thắt lưng, rảo bước tiến tới trước vị tiêu sư, cười bảo: "Bằng hửu, mau đưa đây!"

Vị tiêu sư mặt mày còn đang ngơ ngác, hai tay tự động bưng khay ngân phiếu dâng cho Lam Long.

 

Lam Long không ngần ngại quơ lấy chiếc bọc gấm đỏ, nhét ngay vào trong ngực áo, cười ha hả hướng về lão trang chủ rồi thi lễ: "Tại hạ xin cáo từ a !"

Nói xong dợm chân bước đi.

Quần hào thấy vậy liền bàn tán xôn xao. Lão trang chủ đưa mắt nhìn lão đạo nhân một cái rồi bước ra lớn tiếng trấn an: "Quý vị khách quan hãy bình tỉnh...."

Đột nhiên Doãn Trung nhảy ra chận lối Lam Long, khoa khoa thanh trường kiếm cắt ngang lời của lão trang chủ: "Úy! Huynh đài chớ vội, chờ ta đi với!"

Lam Long đình bộ, chưa kịp mở miệng trả lời, thì đại hán áo vàng bật cười ròn rả một tràng thật dài, tay vẹt đám đông thoắt một cái đã tới bước trước mặt hai người, cất giọng rổn rảng nói với Lam Long: "Tiểu huynh đệ khá lắm, khá lắm! Hiện giờ tay chân lão tử cũng ngứa ngáy muốn cùng tiểu huynh đệ so vài quyền còn số ngân phiếu thì coi như thuộc về phần tiểu huynh đệ."

Lam Long nhìn thấy Cổ Lâm hóa trang thành một người trung niên, hai má hồng hào phính lên, dưới cằm còn cắm một chùm râu giả, bộ dáng trông thật hoạt kê nhưng chẳng dám cười thành tiếng.

Toàn trường nghe đại hán áo vàng nói đều lộ vẽ hứng khởi. Lão đạo nhân lại đánh mắt với lão trang chủ tông ý chờ coi diển biến ra sao. Miên Miên hướng sang Bạch Phụng nói khẻ: "Hạ bát đại, Cổ Lâm thúc thúc ra mặt rồi đó."

Bạch Phụng yêu kiều mĩm cười bảo Miên Miên: "Cô cô đi trước một bước. Sau khi xong chuyện ở đây, các cháu hãy nhanh chân đến hội họp tại Vu Sơn Xuyên Bắc."

Doãn Hồng hốt nhiên chen vào: "Tỷ muốn đi cùng Bạch muội."

Hai nàng uyển chuyển cất bước, thì tại hiện trường Doãn Trung đã giành lấy lớn tiếng đáp trả: "Vậy tôn giá hảy hỏi thanh kiếm của ta trước đã."

Nói xong, y không thèm đếm xỉa gì tới phản ứng của Cổ Lâm, liền bước tới trước một bước, rút kiếm ra khỏi vỏ. Toàn trường đều nghe một tiếng ‘cheng’ ngân vang, kiếm quang lấp loáng. Doãn Trung cũng chẳng khách khí phóng kiếm đâm vào trung cung Cổ Lâm. Chiêu kiếm coi rất tầm thường nhưng thế kiếm thật là trì trọng.

Cổ Lâm đứng yên tại chổ, miệng khen không ngớt: "Hảo kiếm, hảo kiếm!" Đồng thời hai đầu vai liên tục chuyển động lên xuống theo hình vòng tròn. Lúc mủi kiếm tới sát cận tiểu phúc thì Cổ Lâm đã dịch chân bước sang bên phải. Đột nhiên y vươn tay phải chụp ngang thanh kiếm nhanh như độc xà thổ tín (rắn độc thè lưởi). Mọi người chưa kịp kinh hô thì đã nghe một tiếng ‘rắc’ thanh trường kiếm liền bị bẻ gảy làm đôi. Doãn Trung mất đà, đôi chân loạng quạng, bước lùi ra sau hai ba bước mới đứng vững. Lão trang chủ và lão đạo nhân không hẹn cùng lúc quay đầu lại nhìn nhau, bốn mắt đều sáng rực lên.

Cổ Lâm cười hi hi quẳng khúc kiếm gảy xuống đất, rồi co ngón tay lên ngoắc ngoắc Lam Long: "Tiểu tử này cũng không tệ. Bây giờ tới lượt tiểu huynh đệ a!"

Lam Long vừa nhắc chân, bổng có một giọng nữ nhân eo éo từ bên ngoài bờ tường nói vọng vào: "Lục lang ơi, thì ra chàng trốn thiếp đến đây tìm nhiệt náo."

Âm thanh còn đang văng vẳng, thì Cổ Lâm đã trợn mắt ôm quyền, quýnh quánh nói: "Không xong, không xong! Tiểu huynh đệ hậu hội hửu kỳ. Lão tử đi trước một bước." Dứt lời, quay đầu ngó quanh quất, ba chân bốn cẳng phóng ào qua bờ tường đối diện, phút chốc đã không còn thấy tông tích.

Toàn trường nhốn nháo trở lại. Lão trang chủ lớn tiếng công bố: "Lão hủ có chuyện cần kíp, nên sự việc hôm nay đến đây kết thúc. Quý quan khách uống tạm chén trà nghĩ ngơi." Mọi người lắng nghe, chẳng ai chú ý đến lão đạo nhân đứng bên cạnh đã biến đi từ lúc nào. Lão trang chủ nói xong rồi quầy quả bước vào hậu viện.

Doãn Trung vội nhặt thanh kiếm gảy phóng người đuổi theo Cổ Lâm. Lam Long thừa lúc mọi người còn đang xôn xao, lẳng lặng rời khỏi Đồng gia trang. Chàng gia tăng cước lực một khắc sau đã bắt kịp Doãn Hồng và Bạch Phụng.

  

Doãn Hồng nhìn thấy chàng, liền vọt miệng hỏi: "Cổ huynh làm sao hạ trường?"

Lam Long tỉ mỉ thuật lại còn nháy giọng, bắt chước theo điệu bộ của Cổ Lâm, khiến hai nàng nghe xong đều ôm bụng cười ngất. Cười đã một hồi, Doãn Hồng trợn mắt a lên: "Tiểu nha đầu Miên Miên cũng lợi hại!"

 

Bạch Phụng vừa đi vừa rảo mắt nhìn chung quanh, thấy quan đạo vắng người bèn hỏi Lam Long: "Huynh đã xem qua có tấm ngân phiếu nào giả không?"

Lam Long gật đầu xác quyết: "Hàng thật, còn đóng dấu ấn của Nam Bắc Đại Thông tiền trang. Hiện giờ chúng ta không cần phải che mặt nữa."

Ba người lột khăn xuống, tiếp tục đăng trình, thỉnh thoảng Bạch Phụng lại quay đầu trông ngóng. Một lát sau nàng lại lên tiếng hỏi Lam Long với giọng cấp bách: "Huynh đã hẹn gặp mọi người tại đâu?"

Lam Long chẳng cần nghỉ ngợi, đưa tay chỉ về phía trước nói: "Cách đây hơn ba lý có một ngôi lương đình. Chúng ta tới đó nghĩ chân và chờ bọn họ."

Ba người đi theo quan lộ chuyển sang hướng Bắc thì tòa lương đình đã hiện ra trong tầm mắt. Doãn Hồng nôn nóng kéo tay Bạch Phụng, miệng làu bàu: "Không biết phải chờ đến bao lâu nữa?"

Ngôi lương đình nằm bên lề trái của quan đạo, bốn bề khoảng khoát, mái ngói đã bạc màu, những hàng ghế gỗ trông rất củ kỷ nhưng vẫn sạch sẽ rắn chắc. Ba người chưa đi đến nơi đã sớm nhìn thấy một thanh niên đang ngồi cúi đầu trầm tư, ngoài ra không có điểm gì khả nghi.

Sau khi ngồi xuống, đột nhiên Lam Long cười lớn nói: "Bằng hửu đã chờ lâu!"

Người thanh niên ngẩng đầu lên tươi cười thốt: "Các hạ thật là lợi hại!"

Lam Long khoát tay, cười hóm hỉnh, bảo: "Thất Kiếm Xuyên Tâm còn những bảy thức chưa đánh ra chẳng lợi hại hơn ư!"

Người thanh niên thở ra, ngữa mặt than: "Nếu mọi người hành tẩu giang hồ đều cẩn mật tinh tế giống như các hạ thì không còn ai ngộ hiểm nữa."

Bất ngờ Lam Long dáng điệu thần bí, buông một câu với giọng chắc nịch cười: "Nhất định huynh đài tôn danh chính là Thường Thắng, đại hiệu Tây Hoang Nhất Hùng rồi."

Người thanh niên lập tức giật mình, nhỏm người đứng dậy, không giấu hết vẽ hoài nghi, ôm quyền hỏi: "Các hạ đúng là thần nhân, chẳng biết do đâu mà nhận ra tại hạ?"

Lam Long cười hi hi, giơ tay chỉ: "Trên chuôi kiếm của huynh có khắc một chữ ‘Thường’. Tiểu đệ mạo muội đoán bừa một tiếng, ai dè lại đúng."

Thường Thắng thở ra, cất giọng nghiêm nghị hỏi: "Thỉnh vấn các hạ tôn tính đại danh?"

Chàng đứng lên: "Tiểu đệ Lam Long!"

Thường Thắng kinh ngạc a lên: "Cứu Tinh!" Rồi vui mừng thốt: "Tại hạ khổ công lặn lội tìm kiếm bấy lâu nay mà không biết lão đệ trốn biệt nơi nào?"

Doãn Hồng nghe nói liền hớt hải đứng lên hét lớn: "Các hạ là ưng khuyển của triều đình! "

Thường Thắng xua tay lia lia, vội vàng cải chính: "Cô nương hiểu lầm rồi a! Tại hạ cũng như lịnh huynh, bình sinh vốn có lòng muốn bắt cho được cái gã ‘Bát Hoang Lãng Tử’ để kết giao bằng hửu."

Doãn Hồng cảm thấy giọng điệu Thường Thắng thập phần khôi hài, liền cười lên khanh khách: "Thì ra là vậy. Xin hỏi các hạ đã gặp được gia huynh tại đâu?"

Thường Thắng lắc đầu: "Bốn người bọn ta, tuy mỗi người nổi danh một phương nhưng thật sự hiếm khi được dịp hội diện. Bất quá lần này tại hạ tình cờ nhận ra lịnh huynh trong lúc y mật đàm với Lam huynh đệ."

"Nhãn quan Thường huynh thật sắc bén, quả nhiên đã khám phá mưu kế của bọn tiểu đệ."

"May mà không bị phát hiện tại trận, bằng không đã bị Lam huynh đệ tống cho một quyền bay ra khỏi Đồng gia trang."

Thường Thắng quay sang thi lễ với Bạch Phụng, khiêm tốn bảo: " Sau này Bạch cô nương có việc dùng đến cứ mạnh dạn lên tiếng không cần phải ái ngại. Bắt đầu từ hôm nay tại hạ nhất định theo chân ‘Cứu Tinh’ bởi vì tại hạ đang cần được cứu giúp đây a!"

Doãn Hồng che miệng lại cười trêu: "Các hạ thiếu cơm ăn hay sao?"

Thường Thắng lắc đầu, thành thực đáp: "Tại hạ cần cứu một người!"

Lam Long không nhịn được cười, nhăn nhó bảo: "Thường đại ca lại đá giò lái tiểu đệ rồi!"

Đột nhiên Bạch Phụng kêu lên: "Có nhiều người đang đi đến!"

Lam Long thản nhiên nói: "Chắc là một số quan khách bỏ ra về. Kỳ quái, Doãn huynh cùng ba đứa nhóc sao chưa thấy xuất hiện?"

Doãn Hồng đưa tay chỉ sườn núi mé bên trái: "Kià, Chẳng phải là họ ư!"

Doãn Trung cùng bọn nhỏ đang thoăn thoắt phi hành về phía ngôi lương đình. Lam Long bước tới đề nghị với mọi người: "Không cần chờ nữa. Chúng ta tiếp tục đăng trình."

Bốn người đi khỏi ngôi lương đình khoảng chừng mười bước thì bọn Doãn Trung đã rượt lên tới nơi. Chợt nghe giọng nói của Miên Miên ở phiá sau vang lên với vẽ nghi ngại: "Có thêm một người nữa!"

Bạch Phụng liền quay ra sau vẩy tay gọi: "Chẳng phải ai xa lạ. Các cháu an tâm."

Doãn Trung như một trận gió lướt tới bên cạnh Lam Long, dúi vào tay chàng một chiếc bao rồi cười bảo: "Đúng như Lam huynhh đệ dự đoán. Cổ huynh nhắn mọi người không cần chờ đợi vì huynh ấy sẽ dẩn dụ lão đạo nhân và đám người của Đồng gia trang đi càng xa càng tốt, rồi một mình đến Vu Sơn trước."

Lam Long thấy mọi chuyện xảy ra đều thuận lợi, nên xoay qua đề tài khác: "Doãn đại ca, đệ xin giới thiệu vị bằng hửu đây tiếng tăm lừng lẩy ngang hàng với huynh."

Thường Thắng vọt miệng xen vào: "Ta là Tây Hoang Thường Thắng. Doãn lão tứ, Lúc trước muốn tìm lão đệ tranh cao hạ, hiện tại thì không cần nữa."

Doãn Trung bật cười ha ha: "Sớm nghe Thường huynh là người khoáng đạt. Hôm nay gặp mặt quả nhiên danh phù kỳ thực."

Thường Thắng điểm đầu: "Hôm nay Thường Thắng này đã bị người đánh bại, nếu không lạc quan chả nhẽ đâm đầu tự sát!"

Doãn Trung thấy đối phương tính tình cởi mở, ngữ khí vui vẽ, nên cũng cười khành khạch rồi khoát tay hỏi: "Thôi không bàn chuyện này nữa. Lúc nảy huynh gọi đệ là lão Tứ thật ra có ý gì?"

Thường Thắng hắng giọng, hỏi vặn lại: "Anh, Hùng, Hào, Kiệt, mỗi người một chữ. Huynh đệ thử ngẩm nghĩ xem mình được xếp vào chữ thứ mấy trong bốn chúng ta?"

Doãn Trung thật thà, gân cổ chống chế: "Thứ bậc từ miệng lưỡi giang hồ gọi loạn lên thì chẳng thể xem là chính đáng. Trừ phi, bốn người chúng ta cùng đồng ý dựa theo niên kỷ mà phân định."

Thường Thắng chụp ngay cơ hội, tỉnh bơ hỏi: "Huynh đệ sinh năm nào?"

Doãn Trung còn chưa biết mình đang bị trúng kế, thuận miệng đáp: "Ngày Mười Lăm tháng Tám, năm Khang Hi thứ Mười Chín."

Thường Thắng quay đầu nhìn sang hướng khác, bấm bụng nhịn, cố không cười ra tiếng: "Ta đây lớn hơn huynh đệ hai ngày!"

Lần này, Doãn Trung mới phát hiện mình đã bị đối phương lừa, liền nhảy dựng lên hét lớn: "Tên gia hỏa này quả nhiên biết cách chơi gát người khác !"

Thường Thắng nhịn hết nổi, phá ra cười hô hố còn bồi thêm: "Sự thật là như vậy mà."

Doãn Hồng vốn chẳng hề để tâm đến cuộc đối thoại giửa hai nam nhân, cũng hiếu kỳ buột miệng hỏi: "Tại sao Thường huynh chọn hai ngày mà không tăng con số lên nhiều hơn nữa?"

Thường Thắng ra vẽ bí mật, hạ giọng nói nhỏ: "Ta ngại Mã Xung cũng giở trò này, nên đem ra xài trước."

Lam Long thấy người bạn mới kết giao này tâm cơ linh hoạt, trí tuệ nhạy bén, bèn cười phụ họa: "Không kể tuổi tác lớn nhỏ, mấy người cứ dựa theo thứ tự của bốn chữ Anh Hùng Hào Kiệt mà xưng hô là xong."

Doãn Trong giẩy nẩy hỏi: "Lam huynh đệ bị hắn mua chuộc rồi ư?"

Lam Long cười: "Doãn huynh quá lời, đệ thấy bốn người đều chí đồng đạo hợp, dù có muốn binh ai bỏ ai cũng không được."

Lúc này đoàn người đã rời quan lộ khá xa, cảnh vật hai bên đường càng lúc càng thêm hoang dã, Bạch Phụng quay sang hỏi mọi người: "Ai trong các vị là người biết đường rành nhất khu vực này?"

Thường Thắng mau mắn trả lời: "Bạch cô nương hảy an tâm, không thể nào đi lạc."

Lam Long liền thắc mắc: "Nếu cứ đi thẳng đường này đến Vu Sơn thì địa phương sắp tới tên là gì?"

Thường Thắng nói luôn một lèo: "Tối nay sau khi rời Trử Ninh, chúng ta đi thêm một ngày đường nữa mới tới Hợp Xuyên. Từ Hợp Xuyên sẽ không còn quan lộ để đi tiếp tục mà phải ngồi thuyền đến Vu Sơn."

Bạch Phụng nhìn sang Lam Long: "Vậy thì tốt quá. Mọi người có thể nghỉ ngơi và huynh có rộng thời gian để nghiên cứu...."

Lam Long lắc đầu cắt ngang: "Đi sơn lộ cũng luyện tập được. Đâu cần phải ngồi yên một chổ."

Bạch Phụng quan tâm: "Huynh đừng cố gắng quá mức!"

Lam Long tươi cười trấn an nàng: "Không chừng qua tháng sau, huynh sẽ lãnh hội được nhiêu y lý mà ngay cả Dược Tổ lão nhân gia cũng không ngờ tới, chỉ còn thiếu phần thực nghiệm mà thôi."

Bạch Phụng lạ lùng hỏi: "Thì ra những bí quyết trên vách thạch thất không đơn thuần là võ công?

Lam Long cười lớn: "Có một số dạy về việc chửa trị bệnh."

Doãn Hồng đi bên cạnh Bạch Phụng cũng không khỏi ngạc nhiên: "Hai người đang thảo luận về chuyện gì vậy?"

Lam Long nhìn mọi người, rồi nói với một giọng thật nghiêm trang: "Chúng ta đều là người một nhà nên đệ mới dám tiết lộ bí mật này. Đệ đã lãnh hội gần hết những yếu quyết thần công chấn nhiếp võ lâm của thời thượng cổ được ghi tải trên mấy chiếc Phụng Văn Dữu." Có điều chàng không đề cập tới sự liên quan mật thiết giửa kinh văn khắc trên Phụng Văn Dửu với những kinh văn khắc trên vách mật thất trong Bàn Cổ động.

Mọi người nghe xong vừa vui vừa sợ. Thường Thắng hô lớn: "Lúc nảy, Lam huynh đệ đã dùng công phu này để đối phó với gã Kiếm Huyền phải không?"

Lam Long cười khỏa lấp: "Công lực còn chưa đủ, may mà chiêu thức biến hóa khá nhanh nhẹn!"

Bạch Phụng vội vàng hỏi: "Không phải huynh đã dùng Cầm Vương thất thức à?"

Lam Long liền giải thích với nàng: "Có dùng một phần, chỉ là mỗI chiêu đều phối họp cả ba loại công phu lại với nhau."

Doãn Hồng cổ vũ chàng: "Vậy trên đường đi nếu gặp phải hương dân nào đang bệnh thì Lam huynh đệ có dịp trổ tài rồi."

Lam Long pha trò: "Thủ đáo bệnh trừ, không hề nói ngoa!"

Bạch Phụng vui mừng: "Long ca ca vừa giúp người về mặt vật chất vừa có thể trị bịnh thật là hay biết mấy. Thế nhưng phần dược thảo thì tính làm sao?"

Lam Long cười: "Có gì dùng nấy tùy theo địa phương."

Rồi thuận tay chỉ sang bên lề: "Trong động đó có một con chuột bị bệnh. Tiếc rằng chỉ là một loài cầm thú bằng không huynh sẽ chửa trị cho nó."

Bạch Phụng vốn nhân từ, vội vàng ứng tiếng: "Long ca ca, vạn vật đều có sinh mệnh, huynh hảy cứu trị cho nó đi!"

Bổng Sinh Sinh reo lên: "Lam thúc thúc nhìn xem là ai đang đi phía trước?"

"Thợ săn. Khoảng cách cũng đâu có xa mấy, chẳng nhẽ cháu không nhìn ra?"

Sinh Sinh kéo Địa lão Thử, rảo bước đi nhanh lên, miệng thốt: "Chúng ta đi mua liệp vật về nướng ăn."

Người thợ săn gánh trên vai bốn con sơn điểu to bằng con gà, toàn thân lông đen nhánh, chung quanh cổ có một ngấn lông vàng, mỏ khá dài không biết tên gọi là gì. Hai đứa nhỏ chạy tới gọi lớn: "Lão bá bá có bán số thú săn này không?"

Người thợ săn tuổi ngoài bốn mươi, ngoảnh đầu nhìn thấy hai đứa nhỏ thì cười đáp: "Bán chứ, miễn tiểu ca chịu trả đúng giá tiền."

Địa lão Thử cho tay vào trong áo móc ra một miếng bạc rồi hỏi người thợ săn: "Chổ bạc này có đủ không?"

Người thợ săn ước lượng miếng bạc đáng giá hơn ba quan tiền liền toét miệng cười ha ha: "Vậy thì nhiều quá rồi!"

Địa lão Thử gật đầu: "Xem ra ông cũng là một người thành thật. Được, ta trả cho ông cả miếng bạc này."

Nói xong nó dúi miếng bạc vào tay người thợ săn rồi mỗi đứa hai tay xách hai con sơn điểu định chạyđi. Người thợ săn bán được giá cao, vui mừng hớn hở cởi hồ rượu trên đay lưng xuống trao cho Địa lão Thử: "Nửa hồ rượu này tặng cho tiểu ca."

Hai đứa về đến bên cạnh Lam Long, Địa lão Thử nói: "Ba con nhỏ đã chết, con lớn nhất chỉ bị thương. Lam thúc có muốn thử tài nghệ hay không?"

Lam Long bật cười bảo: "Nhưng ta nói trước nếu cứu xong thì không được làm thịt nó."

Sinh Sinh hỏi: "Tại sao?"

Lam Long vổ vổ đầu thằng nhỏ: "Nếu giết đi thì hà tất phải mất công chửa trị."

Sinh Sinh gụt gật đầu: "Tốt, thúc mau ra tay. Cánh trái của nó bị bắn gảy cần phải bó xương lại."

Lam Long cười bảo: "Người hành tẩu giang hồ trước nhất phải học cách tiếp cốt và trị thương. Bất quá ít ai biết chửa trị sao cho lượng máu bị mất được phục hồi mau chóng hay chổ vết thương được lành lặn lại như củ."

Doãn Hồng chen vào hỏi: "Thế Lam huynh đệ có thể chửa trị cho nó bay trở lại hay không?"

Lam Long đáp: "Phải thử xem mới biết!"

Chàng đặt sơn điểu trên một phiến đá, cẩn thận xem xét vết thương trên cánh của nó rồi cười bảo: "Xương chưa bị dập nát, còn có thể chửa trị."

Sau đó chàng quay nhìn tứ phía rồi phân phó cho ba đứa: "Miên Miên đi tìm hai nhánh Hoàng đầu Thảo và bốn cọng Cửu Tiết Phong. Sinh Sinh đi đào năm gốc Mật Hoa Đậu nhớ lấy luôn cả rể. Còn tiểu Thử đi bứt mười chiếc lá Quân Đạt Thái và một bụi Kê Huyết Đằng."

Ba đứa nhỏ đâu lạ gì với những loại dược thảo thông thường này nên lập tức chia nhau đi tìm. Nữa canh giờ sau cả ba đã lục tục quay trở lại. Lam Long cho tất cả dược thảo vào trong hồ rượu rồi cầm trên tay vận nội lực. Chừng một khắc sau, từ miệng hồ rượu bốc lên một làn khói mỏng.

Thường Thắng nhìn thấy bất giác kêu lên: "Tam muội chân hỏa."

Lam Long nghe xong chỉ mím môi cười: "Thường huynh cũng làm được mà."

Thường Thắng hỏi: "Bao nhiêu dược liệu có đủ không?"

Lam Long thủng thẳng đáp lời: "Hoàng Đầu Thảo chấn thống giảm đau, Mật Hoa Đậu hoạt huyết, Cửu Tiết Phong tiếp cốt, Kê Huyết Đằng sinh huyết, Quân Đạt Thái bổ nguyên. Năm loại dược thảo này nhờ rượu dẩn lực dễ hòa tan vào nhau. Tuy nhiên phải xem xét bịnh trạng khinh trọng mà phối chế dược liệu, phân lượng sai sót một hào cũng làm giảm đi hiệu quả, trái lại phục dụng quá liều thì hại nhiều hơn lợi."

Thường Thắng tặc lưởi xuýt xoa: "Về điểm này thì tại hạ chào thua."

Lam Long lắc đều hồ rượu mấy vòng, tiếp tục giải thích: "Dược liệu quí ở chổ dùng đúng bệnh. Hồ rượu này trị sơn điểu thì được, còn cho con người thì phải điều chế lại."

Nói xong chàng vạch chiếc mỏ của sơn điểu ra rồi đổ một ít rượu vào. Sau đó lại dùng rượu thoa nhè nhẹ lên chổ xương gảy. Quả nhiên chừng nửa khắc sau sơn điểu đã ngóc đầu đứng dậy, xoảy đôi cánh quạt quạt liền mấy cái. Lam Long bước tới nâng sơn điểu, dùng hai tay tung nó lên trên không, miệng hô lớn: "Coi như nhà ngươi may mắn. Bay đi!"

Sơn điểu vươn cánh chao đảo trên không một hồi, miệng kêu ‘quát... quát’ rồi mới đập cánh bay thẳng vào rừng cây. Mọi người nhất tề kêu lên: "Hoạt Hoa Đà!"

Lam Long khiêm tốn cười bảo: "Tại hạ quyết định bỏ ra mười năm để nghiên cứu cách trị những chứng nan y. Nếu như thành công sẽ ngưng luyện tập võ công, chuyên tâm vào y thuật để cứu người."

Doãn Trung tấm tắc khen: "Lam huynh đệ không hổ được xưng là Cứu Tinh."

Xế chiều hôm đó mọi người vào trong thành Trử Ninh tìm quán trọ. Sau khi tắm gội thay đổi y phục và dùng cơm xong. Không ai biết Doãn Trung và Thường Thắng đã thương lượng với nhau khi nào. Chỉ thấy hai người âm thầm rời quán trọ một lát sau mới trở lại với một chiếc rương đựng thuốc khá lớn và một tấm chiêu bài bằng vải có đề hàng chử: "Hoạt thần tiên đại cứu tinh. Trị bá bệnh. Không hết bệnh không thâu một xu."

Chiêu bài được cắm trước quan trọ. Quả nhiên một canh giờ sau đã thấy một số đông bệnh nhân kéo nhau tới trước cửa quán. Ba đứa nhỏ vội chạy ra ngoài thành hái được thảo. Trời vừa sụp tối thì chúng đã trở về với những chiếc bao đầy ắp dược liệu. Bạch Phụng và Doãn Hồng cũng bận rộn sắp xếp bịnh nhân đến tươm mồ hôi trán. Doãn, Thường cũng vất vã ghi chép, phân loại bịnh trạng, cắt đặt thứ tự cho bịnh nhân chuẩn mạch. Mọi người tuy rất mệt nhọc nhưng đều vui vẽ miệng cười không ngừng.

  

Chủ quán trông thấy bệnh nhân ngồi chật cả quán bèn năn nỉ chàng hôm sau hảy mau dọn gánh lên đường. Mọi người chật vật cả đêm không những chẳng thu được một xu tiền nào mà còn xài lạm thêm hai lạng bạc.

Trên đường đi, Doãn Trung thở dài ngao ngán: "Người tốt khó làm. Cứ điệu này thì làm sao nuốt trôi đây."


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-12)


<