Vay nóng Homecredit

Truyện:Kiếm động Trung Châu - Hồi 16

Kiếm động Trung Châu
Trọn bộ 78 hồi
Hồi 16: Giữa Trận Đồ Có Người Xuất Hiện Trông Cảnh Ngộ Lại Thấy Chạnh Lòng
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-78)

Siêu sale Shopee

Lại nói, nghe Giang Hoài Ngọc bảo khoan hãy thu hồi sợi dây thừng, cả ba người bọn Quan lão đều quay lại nhìn chàng dò hỏi, ý chừng không hiểu. Chàng đưa mắt nhìn vào khu rừng trúc, nói:

- Các vị tiên sinh hãy xem kìa.

Cả ba người nghe nói liền quay nhìn vào, chợt trông thấy nơi mép bìa rừng phía trong có một bóng người đang đứng thập thò nhìn ra ngoài này. Hắn vừa thấy mọi người nhìn vào liền vội lẩn đi.

Nghĩ đến chuyện bị khổn trong trận khi nãy, Quan lão sôi giận nói:

- Lão phu phải gọi tên kia ra đây để nện cho hắn một trận thì mới có thể nguôi được cơn giận của lão phu.

Giang Hoài Ngọc mỉm cười nói:

- Chưa chắc hắn đã ra ngoài này được.

Quan lão hỏi:

- Công tử đã nhìn thấy điều gì rồi ư.

Giang Hoài Ngọc nói:

- Tiểu sinh nhận thấy dường như trận thức này không phải do hắn lập ra mà vốn là dùng để giam giữ hắn. Nếu trận thức này mà do hắn lập ra thì nãy giờ hắn đâu có thập thò lấp ló thế kia.

Quan lão nói:

- Cũng chưa hẳn thế. Biết đâu hắn ta vì biết lão phu đang tức giận nên không dám ló mặt ra ngoài này.

Uông lão cười nói:

- Lão nói có hơi quá đấy. Nếu như hắn ta mà là chủ nhân của trận thức này tất không phải là một nhân vật tầm thường, còn sợ gì lão kia chứ. Vả chăng, nếu như hắn ta không địch nổi lão thì sẽ lui ngay vào trong trận. Có được trận pháp kia bảo vệ, lão làm gì được hắn mà hắn phải sợ.

Giang Hoài Ngọc mỉm cười nói:

- Muốn kiểm tra thực hư cũng dễ thôi. Mà giờ này có lẽ cũng đã đến lúc chúng ta dùng bữa tối rồi phải không.

Chàng chỉ nói bấy nhiêu, nhưng Quan lão đã lập tức hiểu ngay chàng định nói gì, liền cả cười đáp:

- Phải lắm. Để lão phu đi lấy rượu thịt tới. Mà phải là thứ rượu có mùi hương thật sực nức mới có tác dụng.

Vừa nói dứt là lão đã rảo bước đi ngay về phía bìa rừng. Bách Lý Hạc cũng vội đứng dậy, nói:

- Lão phu đi giúp Quan lão ca.

Đoạn lão rảo bước chạy theo phía sau Quan lão. Cả hai người họ cùng đi thật nhanh về nơi đỗ cỗ xe, lấy vật thực, trà rượu cùng những thứ vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị bữa ăn tối.

Những thức ăn ngon cùng mỹ tửu thượng hạng được Giang Hoài Ngọc cho mua chở theo trên xe rất nhiều. Tuy chàng không uống rượu, nhưng vẫn mua thật nhiều để cho ba người bọn Quan lão dùng. Chàng chỉ sợ mình chẳng còn sống được bao lâu nữa nên cũng không cần phải tiếc tiền làm gì. Vả chăng, ba lão cũng vì thương mến chàng nên mới đi theo bảo hộ.

Trời đã chập choạng tối.

Vầng thái dương đã khuất bóng nơi cuối nẻo trời tây, bầu trời chỉ còn lại một màu tối đen thăm thẳm.

Tiếng côn trùng rả rích. Thỉnh thoảng, một cơn gió nhẹ thổi qua mát dịu. Những cành lá trong rừng lay động xào xạc.

Mọi người bày rượu thịt ra cùng ăn uống trên thảm cỏ ngay tại khoảng trống giữa khu rừng rậm và rừng trúc. Trước mặt Quan lão là một vò Thiệu Hưng Nguyên lâu năm. Giang Hoài Ngọc có sẵn tiền nên trên xe không hề thiếu hảo tửu, mà toàn là loại trân phẩm thượng hạng, dù rằng chàng không uống rượu. Do vậy, ba người bọn Quan lão sinh hoạt rất phong lưu.

Quan lão chơi cắc cớ, giở nắp vò rượu ra, giơ chưởng ngang tầm với miệng vò rượu, rồi quét thẳng vào bên trong rừng trúc mấy chưởng nhẹ nhàng. Mọi người thấy lão hành động như vậy, không khỏi bắt tức cười.

Thiệu Hưng Nguyên là một loại mỹ tửu thượng hạng, hương rượu vốn đã sực nức, đến cách mấy mươi trượng hãy còn ngửi thấy. Nay lại được thêm chưởng phong của Quan lão cuốn đi, chắc chắn tận trong gian lều tranh giữa rừng trúc cũng có thể ngửi thấy mùi hương ngào ngạt của mỹ tửu.

Quan lão vẫn không ngớt vung chưởng quét ra, trong lòng rất cao hứng, cho đây là cách thức trả đũa tuyệt diệu nhất.

Hương rượu cứ thế bay xa.

Quả nhiên, chỉ lát sau là từ bên trong gian lều tranh có một người chạy vụt ra, đến mép rừng phía trong nhìn chằm chằm ra bên ngoài. Người này ngang nhiên nhìn ra chứ không thập thò lấp ló như tên khi nãy.

Mọi người nhìn kỹ lại, thấy đó là một lão già râu tóc bạc trắng, tuy ở xa quá không trông rõ, nhưng tuổi tác nếu dưới thất tuần thì cũng phải trên lục thập. Lão ta nhìn mọi người ăn uống với vẻ thèm thuồng. Giang Hoài Ngọc trông thấy tình hình lão ta như thế lại chợt sinh lòng tội nghiệp. Nhưng Quan lão đang lúc cao hứng, chàng cũng không tiện lên tiếng khuyên ngăn.

Quan lão thấy lão già kia đã xuất hiện, trong lòng càng thêm cao hứng, gia tăng chưởng lực. Những luồng chưởng phong mạnh mẽ cuốn theo mùi hương mỹ tửu sực nức ào ạt tràn vào trong rừng trúc.

Khắp tứ bề hương thơm sực nức. Giang Hoài Ngọc bất giác cảm thấy ngây ngất, nét mặt ửng hồng. Chàng không chịu được mùi rượu quá nồng, liền chuyển đến ngồi nép phía sau Quan lão để tránh.

Bách Lý Hạc nhìn lão già bên trong rừng trúc một lúc, đoạn quay sang Giang Hoài Ngọc nói:

- Công tử. Nhận xét của công tử quả không sai. Khu rừng này đúng là dùng để giam hãm lão ta thật rồi. Nếu không thế thì với vẻ thèm thuồng kia, lão ta đã chạy ra ngoài này từ lâu rồi ấy chứ.

Quan lão cũng nói:

- Có lẽ thế thật.

Thấy lão già bên trong rừng trúc có vẻ thèm muốn lắm rồi, ngồi đứng không yên, Quan lão thấy khoan khoái trong lòng, cơn giận khi nãy đã tan biến hết. Lão lại còn cất cao giọng nói thật lớn:

- Ngon. Ngon tuyệt. Quả là hảo tửu trên đời hiếm có.

Uông lão thấy trò này cũng hay hay, liền lớn tiếng họa theo :

- Phải lắm. Phải lắm. Rượu ngon thịt béo, dừng chân dùng bữa tại nơi lâm tuyền thanh tịnh này thật không uổng phí cuộc đời.

Quan, Uông hai lão rót rượu ra chung, vừa ăn uống vừa nói cười lớn tiếng ra chiều rất cao hứng. Bách Lý Hạc thấy hứng thú liền cũng tham gia. Chỉ có điều, ba lão vừa ăn uống, vừa lớn tiếng nói cười vui vẻ mà vẫn liên tục vung chưởng xua hương rượu bay vào bên trong khu rừng.

Rượu thì chỉ có ba lão uống, còn trước mặt Giang Hoài Ngọc là một bình trà. Chàng mân mê chung trà trên tay, ánh mắt vẫn chăm chú quan sát lão già bên trong rừng trúc. Mồi câu của Quan lão đã sắp có hiệu quả. Chàng thấy tội nghiệp, liền lặng lẽ nghĩ cách giúp lão ta.

Quả nhiên, chẳng bao lâu sau, lão già trong rừng đã không còn nhịn nổi nữa, lớn tiếng kêu gọi:

- Các vị. Mời các vị vào trong này.

Quan lão thấy kế đã thành, khẽ bật cười với vẻ cao hứng, nhưng lại lấy giọng lạnh lùng nói:

- Lão phu đang uống rượu đến hồi hứng thú, việc gì lại phải dời vào trong đó cho mất công. Nếu như muốn uống rượu thì lão hãy ra ngoài này. Lão phu có thể cho lão uống vài chung.

Lão già bên trong thở dài nói:

- Nếu ra được thì lão phu đã ra rồi.

Quan lão hừ lạnh, hỏi lại:

- Lão đã không ra được, sao lại kêu bọn lão phu vào trong đó. Không lẽ lão muốn bọn lão phu cũng bị hãm trong ấy như lão ư.

Lão già ấp úng nói:

- Lão phu cứ tưởng ... cứ tưởng ...

Lão ta cứ mãi ấp a ấp úng không nói nên lời, trông lại càng tội nghiệp hơn. Giang Hoài Ngọc khẽ nói:

- Muốn vào bên trong hay ra ngoài này không phải là không có cách. Nhưng chẳng biết tính hạnh lão già kia thế nào. Nếu như lão ta không phải là kẻ đại gian ác thì cũng nên giúp lão ra ngoài này.

Quan lão gật đầu:

- Nếu công tử đã nói vậy thì để lão phu hỏi lão ta xem sao.

Đoạn lão lớn tiếng hỏi:

- Thật ra lão là ai. Sao lại ở trong đó mà không ra được.

Lão già hơi có vẻ ngập ngừng, do dự thoáng chốc, mới đáp:

- Lão phu là ... Tào Công Đằng.

Quan lão hỏi lại:

- Tào Công Mạnh Đức chăng.

Lão già đáp:

- Chính là lão phu.

Bách Lý Hạc bật thốt:

- Thì ra là lão ta.

Giang Hoài Ngọc khẽ hỏi:

- Tiên sinh. Lão ta là ai vậy.

Quan lão nói:

- Lão ta tên là Tào Công Đằng, chẳng biết có quan hệ họ hàng gì với Tào Tháo thời Tam Quốc hay không, nhưng ba bốn chục năm về trước lão ta được xem là kẻ gian hùng số một đương thời.

Bách Lý Hạc nói thêm:

- Lão ta thường không thẳng thắn đánh nhau với ai mà chỉ toàn dùng mưu sâu kế hiểm hại người. Mức độ thâm độc không ai hơn được. Do vậy mới bị người giang hồ gán cho danh hiệu Tào Công Mạnh Đức, hay Tào Mạnh Đức. Thật ra thì không mấy ai biết võ công của lão ta cao đến mức nào.

Giang Hoài Ngọc lại hỏi:

- Tính hạnh lão ta ra sao.

Quan lão đáp:

- Lão ta tham tài tham sắc, thủ đoạn thâm độc, hại người vô số, đứng đầu trong bọn Thập Tam Tà năm xưa. Chắc cũng chính vì vậy mà lão ta mới bị vị cao nhân nào đấy giam hãm tại đây.

Giang Hoài Ngọc nghĩ ngợi giây lát, lại hỏi:

- Tiên sinh có đối phó được lão ta hay không.

Quan lão cười nói:

- Lão ta tuy đứng đầu Thập Tam Tà, hung danh có tiếng, người giang hồ đều khiếp sợ, nhưng so với lão phu thì thủ đoạn của lão ta vẫn hãy còn kém lắm, sao lão phu lại không thể đối phó được.

Giang Hoài Ngọc ngạc nhiên hỏi:

- Thủ đoạn của tiên sinh còn lợi hại hơn lão ta nữa sao.

Quan lão đáp:

- Về mức độ thâm độc thì khó ai hơn được lão ta. Nhưng còn về mức độ tàn độc thì lão phu đứng đầu, không một ai có thể sánh được với lão phu. Lão phu cứ nghĩ sao làm vậy, không cần phân biệt chính tà ma đạo gì cả. Vì vậy mà người giang hồ đối với lão phu vô cùng khiếp sợ, chẳng thể liệt lão phu vào hàng chính phái, nhưng cũng chẳng dám cho là tà đạo, đành xem như lão phu đứng giữa chính tà lưỡng đạo.

Giang Hoài Ngọc gật đầu nói:

- Nếu như vậy thì có thể thả lão ta ra được. Theo thái độ lão ta nãy giờ, tiểu sinh nghĩ rằng tâm tính lão ta đã thay đổi rồi.

Quan lão nói:

- Công tử thật nhân hậu quá đấy. Như thế cũng được. Nhưng hãy khoan ... Để xem sao đã.

Đoạn lão lại cao giọng nói vọng vào trong rừng:

- Lão Tào. Nghe nói lão gian hiểm xảo trá, thâm mưu độc kế hại người vô số. Có bị cầm tù trong đó cũng là đáng tội lắm. Cứu lão ra ngoài chỉ tổ gây hại thêm cho nhân thế. Lão hãy chịu khó ở trong đó vài mươi năm nữa đi nhé. Khi nào lão chết thì lão phu sẽ đến lo liệu hậu sự giúp cho.

Lão già tên Tào Công Đằng lộ vẻ tức giận, hắng giọng nói:

- Lão là hạng người gì mà dám nói với lão phu bằng cái giọng đó chứ.

Quan lão lớn tiếng cười ha hả:

- Đệ nhất tàn độc, đệ nhất sát tinh. Người ta vẫn gọi lão phu như thế. Lão nói lão phu là hạng người gì nào.

Thanh âm của Tào Công Đằng chợt có vẻ kinh hãi:

- Lão ... lão là ... Sinh Tử Phán đại hiệp đó chăng.

Quan lão cười lớn nói:

- Phải. Chính lão phu đây. Thế nào. Lão phu có đáng nói với lão bằng cái giọng đó hay không.

Trong rừng yên ắng giây lát. Sau đó, thanh âm Tào Công Đằng lại chuyển sang giọng buồn bã thê lương:

- Quả thật lão phu đành phải chết già ở nơi này rồi. Hai mươi năm. Đã hơn hai mươi năm qua rồi lão phu đã phải chịu giam mình nơi đây. Không biết lão phu còn có thể sống thêm được bao nhiêu năm nữa đây. Nếu như được đại hiệp thu xếp hậu sự cho thì còn gì may mắn hơn.

Nghe lão nói mà Giang Hoài Ngọc thoáng chạnh lòng. Đột nhiên, lão ta bỗng giật mình, hỏi lại:

- Vậy ... vậy đại hiệp có cách ra vào trận pháp này ư.

Thanh âm của Tào Công Đằng nghe như có vẻ run run, vừa hồi hộp lại vừa tràn đầy hy vọng. Quan lão cười nói:

- Lão phu thì không có cách, nhưng công tử gia lại có cách. Lão có muốn ra ngoài này uống rượu không.

Thanh âm Tào Công Đằng càng run rẩy hơn nữa, lắp bắp nói:

- Lão phu ... lão phu ra được ư.

Quan lão đáp:

- Lão sẽ ra được nếu như ưng chịu một điều kiện.

Tào Công Đằng cả mừng hỏi ngay:

- Điều kiện gì. Đại hiệp cần lão phu làm gì, dù khó khăn đến đâu lão phu cũng sẽ cố gắng đáp ứng.

Quan lão hừ lạnh nói:

- Đừng có tự tin vào mình quá như thế. Nếu như một việc mà lão phu không thể làm được thì lão dám chắc mình có thể làm được hay không.

Tào Công Đằng tiu nghỉu nói:

- Lão phu sẽ cố gắng hết sức mình.

Quan lão thoáng nở một nụ cười kỳ quái:

- Lão phu cũng chẳng làm khó lão làm gì. Điều kiện cũng dễ dàng thôi. Lão hoàn toàn có thể làm được mà cũng chẳng mất bao nhiêu công sức cả. Đối với lão có thể còn rất có lợi nữa đấy.

Tào Công Đằng hồi hộp hỏi:

- Điều kiện gì thế.

Quan lão chậm rãi nói:

- Lão chỉ cần bái công tử gia, tôn làm sư phụ. Công tử gia sẽ giúp lão ra được ngoài này.

Không chỉ riêng một mình Tào Công Đằng, cả Uông Triều, Bách Lý Hạc, và kể cả Giang Hoài Ngọc nữa thảy đều giật mình kinh ngạc. Nhưng ba người lại còn cảm thấy buồn cười nữa. Nếu nói bái Quan lão làm sư phụ thì cũng còn nghe được. Đằng này lại là Giang Hoài Ngọc ...

Ngẩn người giây lát, Tào Công Đằng ấp úng hỏi lại:

- Bái ... bái công tử gia làm ... làm sư phụ ư.

Quan lão nghiêm giọng nói:

- Phải rồi. Bái công tử gia làm sư phụ. Công tử gia sẽ cứu lão ra ngoài này. Có như thế mới đáng công chứ.

Tào Công Đằng ngơ ngẩn hỏi:

- Công tử gia năm nay bao nhiêu tuổi rồi.

Quan lão hắng giọng nói:

- Lão hỏi thế làm gì. Công tử gia về tài trí, võ công mặt nào cũng hơn lão phu cả. Lão phải bái công tử gia làm sư phụ thì công tử gia mới nghĩ cách cứu lão ra chứ. Việc ấy có gì không được.

Tào Công Đằng ngập ngừng nói:

- Lão phu ... nếu như công tử gia có thể giúp lão phu ra khỏi được nơi này thì lão phu xin đền tạ ... bằng ngân lượng. Lão phu sẽ dâng cho công tử gia mười vạn lượng, à không, một trăm vạn lượng.

Quan lão hỏi:

- Một trăm vạn lượng không phải là con số nhỏ. Lão ở trong đó đã hơn hai mươi năm nay. Ngân lượng ở đâu mà lão có sẵn thế.

Tào Công Đằng đáp:

- Hiện giờ thì lão phu chưa có, nhưng rồi sẽ có. Chỉ cần ra được bên ngoài.

Quan lão nói:

- Hứ. Lão lại định giở trò cũ ra nữa chứ gì. Công tử của chúng ta giàu sang tột đỉnh, gia thế hiển hách, cần gì thứ bạc bất nghĩa đó của lão. Lão không chịu thì thôi vậy. Chúng ta đi đây.

Tào Công Đằng hốt hoảng nói:

- Khoan. Khoan đã.

Quan lão lạnh lùng hỏi:

- Thế nào. Lão có chịu bái công tử làm sư phụ hay không.

Tào Công Đằng ngập ngừng nói:

- Hãy giúp lão phu ra ngoài trước, rồi ... sẽ tính sau.

Lão ta nói thế cũng chỉ là kế hoãn binh, chẳng thể lừa nổi ai. Quan lão là một nhân vật cực kỳ lợi hại, cả võ lâm đều phải khiếp sợ, trò trẻ con đó lão đâu xem ra gì. Lão còn định nói thêm mấy câu nữa. Nhưng Giang Hoài Ngọc đã nói:

- Tiên sinh. Đùa với lão ta thế đủ rồi. Hoàn cảnh lão ta thật đáng thương. Không nên làm khó lão nữa.

Quan lão hỏi:

- Công tử đã quyết định cứu lão ta ư.

Giang Hoài Ngọc khe khẽ gật đầu. Quan lão liền hướng vào bên trong khu rừng trúc, cao giọng nói:

- Này lão Tào. Lão hãy cứ ở yên trong đó. Chúng ta sẽ giúp lão ra ngoài này. Nhưng mà nếu lão không biết điều thì đừng có trách lão phu sao vô tình. Lão phu sẽ cho lão một trận, rồi lại đưa lão trở vào trong đó. Hãy liệu hồn.

Rồi không cần quan tâm đến việc Tào Công Đằng trả lời ra sao, Quan lão lại hạ giọng hỏi Giang Hoài Ngọc:

- Công tử. Giờ chúng ta cần làm gì.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-78)


<