Vay nóng Homecredit

Truyện:Soán Đường - Hồi 064

Soán Đường
Trọn bộ 869 hồi
Hồi 064: Thanh Minh
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-869)

Siêu sale Lazada

Nhan Sư Cổ nhắm mắt lại, trong óc hiện ra Ngôn Khánh trong bộ đồ trắng toát, ở trong nông thôn nâng sách mà đọc. Chỉ là đó không phải là một đồng tử mà là một thần đồng áo trắng bồng bềnh, phong thái rợp người.

- Phu nhân làm hại ta, phu nhân làm hại ta.

Trịnh Nhân Cơ chỉ cảm thấy ngực của mình bị đè nén, cổ họng có một chất lỏng ngòn ngọt, nhịn không được phun ra một ngụm máu rồi ngã xuống đất.

- Đại huynh, huynh tỉnh lại, tỉnh lại đi.

- Người đâu, mau tới đây có ai không?

Nhan Sư Cổ và Từ Thế Tích đều luống cuống tay chân, một người ôm Trịnh Nhân Cơ, người khác thì ở cửa ra vào kêu lớn lên.

Rất lâu sau Trịnh Nhân Cơ mới từ từ trở lại.

Chỉ thấy ở trong thư phòng đã đầy người, Thôi phu nhân quỳ ở bên cạnh, ôm ấu nữ, nước mắt cuồn cuộn.

Chẳng hiểu tại sao, Trịnh Nhân Cơ đối với Thôi phu nhân lại nảy sinh ra một phiền chán không hiểu, đầu nhìn quanh lại nhìn thấy Trịnh Hoành Nghị.

Trong lúc đó, Trịnh Nhân Cơ đã hiểu ra khổ tâm của Trịnh Đại Sĩ.

Trịnh Đại Sĩ vì sao lại phải phái tổ tôn Trịnh Ngôn Khánh tới, chỉ sợ hắn cũng nhìn ra tương lai của Ngôn Khánh không tầm thường.

An Viễn đường đang từ từ suy thoái, còn Trịnh Đại Sĩ thì có thể miễn cưỡng ủng hộ, nhưng Trịnh Đại Sĩ mất, Trịnh Nhân Cơ có thể chống đỡ sao? Trịnh Nhân Cơ không phải xuất thân nhà võ, mà An Viễn đường hoàn toàn thượng võ, ngâm thơ làm phú, phong lưu danh sĩ Trịnh Nhân Cơ có thể nhưng nếu dùng một kẻ sĩ trấn trụ An Viễn đường sẽ làm cho các phòng khác sinh lòng khác.

Cho nên, Trịnh Nhân Cơ có thể miễn cưỡng bảo trì An Viễn đường thì tới đời thứ ba, Trịnh Hoành Nghị không thể chống chọi thì An Viễn đường sẽ lâm nguy. Một người như Trịnh Hoành Nghị muốn chống đỡ An Viễn đường cũng không dễ dàng, cần phải có người giúp đỡ.

Đáng tiếc...

Trịnh Nhân Cơ nhắm mắt lại:

- Lập tức phái người đuổi theo đưa Trịnh Ngôn Khánh về cho ta.

- A...

Thôi phu nhân còn chưa rõ chuyện gì xảy ra.

Nghe thấy lời nói của Trịnh Nhân Cơ thì không khỏi hơi ngu ngơ.

- Còn sững sờ gì nữa, mau đem Trịnh gia tổ tôn mời về cho ta... Thế Tích, con cùng với Hoành Nghị cùng đi, Nhan tiên sinh nữa, lại phải nhờ tới hiền đệ rồi.

Nhan Sư Cổ vô cùng tinh tường, nếu như Trịnh Ngôn Khánh về tới Huỳnh Dương thì sự tình sẽ càng thêm phức tạp.

Ăn lộc của vua, cần phải trung quân.

Hắn không nói nhiều, đứng dậy đi ra ngoài:

- Thế Tích, Hoành Nghị hai người các ngươi lập tức xuất phát, đuổi theo Trịnh Ngôn Khánh.

- Lúc này, trời mới tờ mờ sáng...

Sáng sớm, bầu trời nổi lên mưa phùn tứ phía.

Ở vùng quê, từng mảng sương mù dâng lên giống như ảo như thực, mà trời vừa sáng đã có những nông dân khoác trên mình áo tơi và mũ nón làm việc. Chỗ này hư hư thực thực như là cảnh tiên, vô cùng tiêu sái, ở phía xa xa lại nghe thấy tiếng ca, đặc biệt động lòng người.

- Mấy ngày nữa là tới Thanh Minh rồi.

Trịnh Thế An ôm Trịnh Ngôn Khánh ngồi trên xe, cúi đầu xuống nhìn cảnh đẹp này rồi nói.

Ông đột nhiên mặc vào một cái áo tơi, trên đầu đội nón lá, nhìn lên có vài phần hương vị ẩn sĩ.

Một đêm này trôi qua khiến cho oán khí trong lòng ông giảm bớt không ít, sáng sớm mua phùn đã bị Trịnh Ngôn Khánh kéo đi ra đây chơi.

Áo tơi nón lá đều là do Trịnh Vi Thiện đưa tới.

Ngôn Khánh cũng cảm thấy Trịnh Vi Thiện người này thật không tầm thường.

Như hôm nay hắn rất nghe lời tổ tôn, nói khó nghe hắn đang áp giải phạm nhân trở về vậy mà Trịnh Vi Thiện đối với Trịnh Thế An thái độ rất cung kính, không hề có chút nào bởi vì thân phận của Trịnh Thế An biến hóa mà trở nên lãnh đạm. Hơn nữa may mà hôm qua Trịnh Vi Thiện báo cho Lý Cơ, mời Đậu Uy làm chứng mới có thể rửa hết oan tình của Trịnh Ngôn Khánh. Chỉ phần ân tình này thôi đã khiến cho Ngôn Khánh phải lau mắt mà nhìn hắn.

Mặc kệ hắn xuất phát từ tâm tư gì đi nữa, người này tuyệt đối có thể kết giao.

Tai nghe tổ tôn Trịnh Thế An nói chuyện, Trịnh Vi Thiện ngồi trên lưng ngựa giật mình.

Hắn thúc mã lên, cười nói:

- Ngôn Khánh, cảnh vật tươi đẹp như vậy tại sao không làm một bài thơ, dung hợp với tình hình đi!

Trịnh Ngôn Khánh nghe thấy thì nở ra một nụ cười.

Hắn nhìn cảnh mưa phùn mịt mờ này, trầm ngâm không nói.

Một lát sau, hắn nhẹ giọng ngâm nói:

- Ai tiết thanh minh đào lý tiếu, dã điền hoang trủng tự sinh sầu.

Lôi kinh thiên địa long xà chập, vũ túc giao nguyên thảo mộc nhu.

Nhân khất tế dư kiêu thiếp phụ, sĩ cam phần tử bất công hầu.

Hiền ngu thiên tái tri thùy thị, mãn nhãn bồng hao cộng nhất khâu.

Dịch thơ:

hanh minh tiết đẹp mận đào vui

Gò mộ đồng hoang luống ngậm ngùi

Sấm động trời lay rồng rắn dậy

Mưa tràn ruộng thấm cỏ hoa cười

Kẻ xin đồ cúng, khoe cùng vợ

Người trốn rừng thiêu, bỏ tước triều

Kim cổ hiền ngu ai biết được?

Nhìn quanh cỏ dại mọc lưng đồi

Hải Đà

* Kẻ xin đồ cúng: người đi xin đồ cúng tế ăn uống no say, về nhà khoe với vợ là được nhà quyền quý mời mọc.

*Người trốn rừng thiêu: ngày xưa Từ Thôi giúp Trùng Nhĩ (Tấn Văn Công) thuở hàn vi.

Về sau Trùng nhĩ làm quan to, quên phong thưởng bạn. Từ Thôi đem Mẹ già vào núi ở.

Trùng Nhĩ mời không được, đốt rừng, nhưng ông nhất quyết không ra, chịu chết cháy trong rừng

Rời khỏi Lạc Dương, Ngôn Khánh cũng có nhiều cố kỵ.

Hắn ngâm thơ xong, thở dài một hơi, nhìn Trịnh Vi Thiện mà nói:

- Trịnh thúc thúc, thúc thúc thấy bài thơ này thế nào?

Sắc mặt của Trịnh Vi Thiện biến đổi, ánh mắt phức tạp nhìn Trịnh Ngôn Khánh, thật lâu sau vẫn không nói gì. Bất Công hầu, một câu này đủ cho thấy sự kiêu ngạo và cương trực của Trịnh Ngôn Khánh.

Thanh minh tiết, mùa xuân đánh thức vạn vật.

Mưa xuân liên tục khiến cho những ngọn cỏ thơm trở nên um tùm, đào lý nở rộ, ở tại những cánh đồng hoang vu lại có những người chết vô cùng nhiều, đám người này an nghỉ dưới mặt đất khiến cho người sống càng thêm khỏ sở. Bốn câu dạo đầu vừa vặn để chỉ chủ đề thanh minh

Thời cổ đại, có một người hàng ngày tiến vào trong tế điện thân nhân của mình mà ăn vụng đồ ăn, miệng mang đầy mỡ về nhà mà còn nói khoác lác với người khác, không hề có tôn nghiêm. Tuy nhiên trên đời này còn có một loại người như Giới Tử Thôi thời Xuân Thu, sau khi công thành lập nước xong, không muốn làm quan to lộc hậu thà ẩn cư trong núi, mặc dù tấn công phóng hỏa đốt núi cũng không cúi đầu.

Kỳ thật bất kể người nào dù ngu trí hay cao thấp, kết quả vẫn không thể tránh né chỉ là cỏ dại một đời mà thôi. Nhưng người sống thì phải có tôn nghiêm.

Trịnh Ngôn Khánh dùng bài thơ này cho thấy thái độ của hắn:

- Thà Tôn Nghiêm mà chết còn hơn Ti tiện mà sống.

Trịnh Vi Thiện biết rõ tài hoa của Ngôn Khánh không hề thấp, vừa rồi nói hắn lòng thơ chẳng qua là để tránh đường xa tịch mịch mà thôi.

Nào ngờ Ngôn Khánh thực sự làm ra, hơn nữa còn hợp với tình hình hiện tại.

Ta tuy là một gia nô, nhưng ta sống phải có tôn nghiêm, không phải là chó vẫy đuôi mừng chủ, mặc dù chết cũng không thể cúi đầu.

Ngôn Khánh trải qua một hồi oan uổng, hắn dùng bài thơ này để thể hiện tâm cảnh của mình.

Tuổi còn nhỏ, lại có tình cảm sâu đậm thế sao?

Trịnh Vi Thiện không nhịn được mà vỗ tay tán thương.

- Ngôn Khánh, tài của cậu Tào Tử Kiến cũng không thể so được.

- Tào Tử Kiến chính là con trai của Tào Tháo, Tào Thực, cùng với phụ thân Tào Tháo, đại huynh Tào Phi hợp thành Tam Tào, khai sáng ra An phong.

Trịnh Vi Thiện dùng Tào Thực so với Ngôn Khánh kỳ thực có thâm ý khác.

Thi nhân nam triều Tạ Linh Vận từng nói qua:

- Thiên hạ chung lại có một thạch, Tử Kiến chiếm lấy tám đấu, ta lấy một đấu, những người còn lại một đấu.

Ngụ ý là, Ngôn Khánh bằng tuổi này đã làm được thơ, bằng được Tào Thực, tương lai nhất định là đỗ Trạng Nguyên, nhân tài kiệt xuất. Trịnh Vi Thiện mặc dù là vũ phu, nhưng sinh ở Trịnh gia nên tầm mắt cũng không hề thấp, hắn có thể tán thưởng như vậy thì hắn đánh giá Trịnh Ngôn Khánh cao cỡ nào.

Trịnh Ngôn Khánh nghe không hiểu ý của Trịnh Vi Thiện, cũng chỉ cười nhạt một tiếng.

Nụ cười này trong mắt của Trịnh Vi Thiện càng thêm thần bí. Cái này gọi là tự tin...

- Thiếu huynh, phía trước là Vạn An núi, cậu có muốn đi xem cảnh đẹp Thạch Lâm không?

- Ta nhớ ở trên núi có một tửu quán, tư vị rất khác.... không bằng để ta làm chủ, mời thiếu huynh và quản gia lên đó nghỉ ngơi!


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-869)


<