Vay nóng Tinvay

Truyện:Tào Tháo thiên bá - Hồi 27

Tào Tháo thiên bá
Trọn bộ 31 hồi
Hồi 27: Dám làm nhục hoàng đế
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-31)

Siêu sale Lazada

Tháng giêng năm Kiến An thứ mười bảy, Tào Tháo đưa quân về Nghiệp Thành.

Nghiệp Thành là thành phố mới xây dựng từ thời Tề Hoàn Công đời Xuân Thu. Thời Hán xây dựng thêm Ngụy quốc quan, về sau Ký Châu mục Viên Thiệu chiếm cứ, xây dựng nên phủ thành. Tám năm trước, Tào Tháo đánh chiếm Nghiệp Thành, giết Viên Thiệu và con là Viên Thượng, Nghiệp Thành trở nên phủ thành của Tháo, có lúc còn gọi là Nghiệp Đô, kinh đô thứ hai sau Hứa Đô.

Tào Tháo rất thích chốn này. Về mặt địa lý, Nghiệp Thành ở đầu nam Hà Bắc, phía tây đến Thái Hàng Sơn, đông tiếp bình nguyên Hoa Sơn, thẳng phía nam là miền đông nam sông Chương, phía bắc nhìn về n Khư. Từ Nghiệp Thành xuống phía nam là Trịnh Châu, phía tây là Lạc Dương, và Hứa Đô ở về phía đông nam Lạc Dương.

Bởi vậy, Nghiệp Thành địa thế hiểm trở, có thuỷ lợi, một bình nguyên rộng lớn, xứng đáng là một trung tâm quân sự, chính trị và kinh tế. Hơn nữa bộ mặt Nghiệp Thành trông rất quy củ: từ đông sang tây bảy dặm, nam đến bắc năm dặm, ngoài thành có bảy cửa, nội thành có bốn cửa, thành phố chia làm hai phần nam, bắc rõ rệt. Khu bắc là cung điện và nhà quan, khu nam phần lớn là dân cư, có khu buôn bán và vùng thủ công nghiệp; ngoài thành có hệ thống thuỷ lợi dựa vào nguồn nước sông Chương, sông Hằng, khiến Nghiệp Thành trở nên một vùng trù phú.

Để có một nơi làm việc thoải mái, Tào Tháo cho xây dựng đài Đồng Tước là trung tâm, hai bên là Kim Phong Đài, Băng Tỉnh Đài trên bờ sông Chương về phía tây khu bắc Nghiệp Thành, còn gọi là "Nghiệp Thành Tam Đài", có hàng trăm phòng lớn nhỏ. Ở đây, Tháo thường họp bàn việc quân, tụ tập văn nhân danh sĩ mở hội văn thơ, ngâm vịnh ca múa, vô cùng thuận tiện và không mấy khi đến Hứa Đô nữa.

Tất nhiên; không hoàn toàn vì Nghiệp Thành thuận lợi khiến Tháo vui vẻ mà quên mất kinh đô. Vào năm Kiến An thứ nhất, Hiến đế Lưu Hiệp được Tào Tháo nghênh đón về Hứa Đô. Về mọi mặt, Lưu Hiệp mới được số ng cuộc sống đế vương thực sự. Có điều, đại quyền quân chính quốc gia nằm tron g tay Tào Tháo. Đ đó, làm cho các công khanh đại thần, ngoại tộc không hài lòng. Sự giàu sang, phú quý của họ do Hoàng đế ban phát. Mà Hoàng đế bù nhìn thì họ là những kẻ hữu danh, vô thực, quyền rơm vạ đá.

Lưu Hiệp vốn là người dễ tính. lại vì cảm kích tấm lòng "thờ phụng Thiên tử" của Tào Tháo, nên dù Tháo có nắm trọng quyền cũng chẳng lấy làm điều. Nhưng bọn đại thần, ngoại thích không ngày nào là không xúi giục, khiến Lưu Hiệp nghĩ đến sự tôn nghiêm của Thiên tử, bắt đầu xung đột với Tào Tháo ngày một nhiều và nghiêm trọng hơn.

Trước tiên, Nghị lang Triệu Ngạn đề xuất vấn đề phân phối quyền lực giữa "trong cung" và "trong phủ" trước ngự tiền - thực chất là vấn đề Nghiệp Đô và Hứa Đô, cụ thể là nghi lễ trong phủ còn hơn cả nghi lễ trong cung; họ khích lệ Hoàng đế đàm phán với Tào Tháo, thu hồi đại quyền.

Khi đó, Tào Tháo đang kịch chiến với Lã Bố, Tào Ngang vừa chết lúc phá Trương Tú, nên Tháo vô cùng bực dọc cho người giết Triệu Ngạn vì tội gây mầm chia rẽ, xúi giục phản loạn. Hiến đế thất kinh. Từ đó Hiến đế cứ e ngại, sợ sệt mỗi lần Tào Tháo có việc vào chầu.

Một hôm, sau hồi suy nghĩ, Hiến đế triệu kiến Tào Tháo, Tháo vào chầu. Thấy Tháo, Hiến đế nói ngay:

- Nếu khanh muốn phò tá trẫm trí vì thiên hạ thì khanh phải tôn trọng địa vị và quyền lực của trẫm. Bằng không, trẫm vui lòng nhường danh hiệu Hoàng đế, khanh suy nghĩ kỹ và toàn quyền định đoạt!

Tháo nghe xong, mặt biến sắc, vội giập đầu tạ tội, và xin được thoái triều ngay. ừ đó về sau, những lần không cần vào triều thì Tháo nhất định không vào. Mà dù có việc đi nữa, Tháo cũng để mưu sĩ Tuân Úc vào thay. Bên cạnh Hiến đế cũng có nhiều người không phản đối Tào Tháo chuyên quyền. Họ thường là người của Tào Tháo, những người có vai vế, nắm binh quyền. Duy chỉ có Tuân Úc là người thuỷ chung, tôn kính, quý mến Hiến đế. Đến nay Tháo không muốn vào triều nữa! Mọi mối quan hệ giữa Triều đình và Tể tướng do Tuân Úc đảm nhiệm.

Bên này, Tào Tháo tăng cường xây dựng Nghiệp Thành. Tào Tháo quyết định mọi việc đại sự của đất nước, chỉ cần báo cán một số kết quả với Hứa Đô. Từ đó giữa Hứa Đô và Nghiệp Đô công khai xẩy ra những xung đột về mặt chính trị.

*

Cuối cùng đã có chuyện. Một số công khanh, đại thần, ngoại tộc ở Hứa Đô cho rằng Tào Tháo xem thường Triều đình, tất sẽ giết vua xưng đế. Họ thúc giục "quốc cữu" Đổng Thừa mật bàn với Hiến đế tìm cách trừ khử Tào Tháo Bởi vậy Hiến đế có mật dụ để Đổng Thừa liên lạc với các võ quan Đổng Tập, Vương Phục, Ngô Tử Lan, khách của Tháo là Lưu Bị cùng một số người khác, âm mưu sát hại Tào Tháo.

Sự việc bại lộ, Tháo quyết định giết Đổng Thừa và Đổng Quý phi đang mang thai là kẻ liên đới. Hiến đế xin để Quý phi đẻ xong rồi hẵng giết. Tào Tháo kiên quyết từ chối. Chính cung Phục Hoàng hậu rất sợ Tào Tháo, bởi vì kẻ đứng sau rèm giật dây sự kiện Đổng Thừa chính là Phục Hoàn, cha của Phục Hoàng hậu.

Tào Tháo biết Phục Hoàn là người xúi bẩy bàn mưu tính kế với Hiến đế. Nghĩ đến chính sách "tôn thờ Thiên tử" vừa được hoan nghênh, địa vị của Phục Hoàn có phần đặc biệt, Tháo không muốn xung đột lớn với Hiến đế và bọn ngoại tộc. Bởi vậy, đối với những tên phản loạn, chỉ xử lý những kẻ nắm binh quyền như bọn Đổng Thừa. Đối với bọn công khanh, đại thần, hoàng thân quốc thích ít có quyền lực khác, thì tạm thời giả câm giả điếc coi như không biết, không cần truy cứu. Nhưng Phục Hoàng hậu lo rằng một ngày nào đó, Tào Tháo sẽ giết cả hai cha con bà. Bởi thế, nhân một lần Tháo có việc rời khỏi Hứa Đô, Phục Hoàng hậu liền sai người tâm phúc, chuyển đến cha mình một phong thư mật, mong Phục Hoàn liên hệ với các công khanh, đại thần trung nghĩa mật bàn kế hoạch, loại bỏ Tào Tháo để trừ hậu hoạ.

Đọc xong mật thư, Phục Hoàn cảm thấy đau đầu. Lần trước, may mắn lắm mới tai qua nạn khỏi. Lúc này các đại thần trong triều còn ai dám chống lại Tào Tháo nữa? Phục Hoàn đành trả lời: sẽ hành động khi có thời cơ. Thế là Hoàng hậu lại sống những ngày lo âu và chờ đợi. Còn Phục Hoàn giữ lại mật thư của Hoàng hậu để chờ thời.

Mười năm sau, vàn năm Kiến An thứ mười bốn (năm 209 công nguyên), Phục Hoàng đột ngột qua đời, mà không kịp đốt đi mật thư đó. Phục Hoàng hậu được tin, vội cho người tâm phúc đến tìm, không thấy bức mật thư đâu. Phục Hoàng hậu hết sức lo ngại. Lại trôi qua hai, ba năm nữa thật khó khăn.

Tháo không biết chuyện đó. Điều Tháo quan tâm là quan hệ giữa Nghiệp Thành và Hứa Đô ngày một xấu đi. Tuân Úc là người thay mặt Tháo tiếp xúc với Hiến đế về mọi mặt. Những năm gần đây, trong nhiều chủ trương chính trị, Tuân Úc lại ngả về phía Triều đình. Cứ nghĩ đến đó là Tháo khó chịu. Bệnh đau nửa đầu lại tái phát.

*

Một hôm, Tháo vui vẻ quay về Nghiệp Thành. Mấy tháng trời ở vùng Tây Lương cằn cỗi, Quan Trung lạnh giá nay trở lại "quê nhà" phồn hoa và trù phú, Tháo sung sướng vô cùng. Nhưng mỗi khi nhìn thấy Nghiệp Thành lại nghĩ tới Hứa Đô. Trong nét cười rạng rỡ còn thấy vương vấn một chút ưu tư.

Rất đông người ra ngoài thành nghênh đón. Tuân Úc và một số người từ Hứa Đô về đến sau cùng. Chư tướng và các quan viên gặp gỡ những người thắng trận. Họ không vào thành mà đi về phía Đồng Tước Tam Đài. Bỗng chốc, tiếng nhạc, điệu múa, lời ca nổi lên chúc mừng. Mọi người vào dự yến tiệc. Những người chinh chiến nhiều năm gian khổ, bây giờ được sống lại những giây phút nhẹ nhõm và thanh bình. Trong lúc vui vẻ, có người nào đó kể những trận đánh ở Quan Trung và Tây Lương, đến chỗ thích thú họ cười phá lên. Tháo nghĩ: nỗi nhục của Xích Bích còn đó, không thể để ánh hàn quang kia làm mê muội đầu óc tướng sĩ, nên ra lệnh bãi đàn hát, mọi người uống rượu và nói chuyện. Cuối cùng Tháo lên tiếng:

- Bình định Quan Trung và Tây Lương xong, chúng ta thống nhất được phương bắc. Về mặt chiến thuật, chúng ta giỏi về dã chiến, lần tây chinh này, chủ yếu vẫn là dã chiến. Nghĩ lúc quân ta chinh chiến Kinh Châu, gặp nhiều thuận lợi, vì từ Tương Dương đến Giang Lăng phần lớn là bình nguyên, chúng ta phát huy được ưu thế lục quân. Nhưng khi đến Trường Giang, quân ta gặp nhiều trở ngại, và đị chiến ở Xích Bích, trận đánh ở Ô Lâm, chúng ta đều thất bại, vì sao? Một lần nữa thấy rõ, chúng ta đánh thuỷ yếu. Cho nên mới để Trình Dục, Vu Cấm tăng cường luyện tập thuỷ quân. Ngày nay, liên quân Tôn Quyền, Lưu Bi đang kình địch với ta. Bất kỳ lúc nào, đều có thể xẩy ra kịch chiến ở Hợp Phì, Tương Dương. Quân taừa từ Quan Tây chiến thắng trở về, vui thì thật vui, nhưng đừng quên nỗi đau vừa xảy ra ở Xích Bích! Chuyện Quan Trung đã xong, sắp tới chúng ta nam hạ. Thuỷ quân yếu kém, chúng ta không thể rơi vào miệng hổ!

Đến đây, Tháo nhìn xuống phía dưới đài, nói tiếp:

- Từ ngày hoàn thành đài Đồng Tước, ta thường yến ẩm, văn thơ, bọn ca kỹ đến góp vui, như vậy liệu có xa xỉ không?

Tháo đứng dậy, chỉ vào khoảng đất trống trước đài rồi nói:

- Chỗ quảng trường rộng lớn kia, để không thật lãng phí. Các ông xem, ta phải làm cái gì ở đấy chứ?

Đoán được ý Tháo muốn dùng binh với Tôn Quyền và Lưu Bị, Tuân Úc lên tiếng:

- Thừa tướng lại nghĩ đến Trường Giang! Liên quân Tôn, Lưu đúng là kẻ thù lớn nhất của chúng ta. Trương Lỗ ở Hán Trung vẫn còn đó. Bởi vậy, ở phía bên trái quảng trường, chúng ta xây nhà "Giảng Võ Thành". Những lúc việc quân rỗi rãi, các tướng có thể đến đó bàn bạc đường lối quân sự sau này. Căn cứ vào tình hình trước mắt, nên tiến hành hai bước: vẽ bản đồ Ngô Việt thật tỉ mỉ, dựng sa bàn về địa chính, bàn bạc chiến lược chiến thuật nam chinh đánh Tôn Quyền, gửi kết quả nghiên cứu đến tiền tuyến Hợp Phì, Tương Dương, kiểm chứng bằng tình hình thực tế ở đó. Mặt khác cần nghiên cứu tình hình Hán Trung, để khi cần thì có ngay. Ngoài ra nên tuyển chọn những binh sĩ mưu trí, dũng cảm cho bàng thính như trường Thái học, không ngừng cung cấp những nhân tài cho quân đội. Vùng đất phía phải gần sông Chương nên đào "Huyền Vũ Trì" để luyện tập thuỷ quân. Ở đây không giống như Huyền Vũ Hồ trước đây. Huyền Vũ Trì không n lớn lắm. Tác dụng chủ yếu của nó là trang bị lý luận, xác định tính chiến lược trong thuỷ chiến, nơi luyện tập của quan tướng. Cần diễn tập chiến đấu đã có sông Chương. Hai tướng Trình Dục, Vu Cấm vẫn nên thống lĩnh mặt này. Khoảng giữa xây dựng trường đua ngựa. Như vậy, Đồng Tước Tam Đài càng thêm rực rỡ.

Mọi người nghe xong đều thích. Tháo nói:

- Quân ta tây chinh, chưa kịp nghĩ ra điều đó. Nay Tuân Úc đã sắp đặt đâu ra đấy, thật là phúc lớn cho xã tắc.

Tuân Úc vội nới:

- Thân là hạ thần, chỉ biết xả thân vì xã tắc! Tôi còn một việc vui nữa xin bẩm với Thừa tướng: Hoàng đế nghe tin Thừa tướng thân dẫn đại quân bình định Tây Lương, lòng người cảm kích, đã ban chiếu phong, như Hán tướng Tiêu Hà: vào chầu vua không phải xưng tên; ở trong triều, đi không bước rảo, trên điện có thể đeo gươm.

Chư tướng xôn xao một lúc. Ngay như Tào Tháo, vốn người trầm tĩnh cũng phải thốt lên:

- Hoàng thượng quý mến như vậy. Mạnh Đức quả không dám nhận!

Thực ra, trong lòng Tháo rất vui. Tháo vẫn tưởng quan hệ giữa mình và Hứa Đô ngày càng xấu đi. Không ngờ Hoàng đế cảm kích trước nỗi vất vả của Tháo mà gia ân lớn lao như vậy!

Các quân vội vã đến chúc mừng. Các tướng vừa theo Tào Tháo chinh chiến trở về lại càng vui hơn. Đúng lúc đó, có sứ giả từ Hứa Đô đến Nghiệp Thành. Tháo xuống lầu bày bàn nghênh đón. Tháo quì nhận chiếu và nhìn v Hứa Đô ở phía đông nam lạy tạ. Các quan cũng quỳ lạy như Tháo Sau đó Tháo mời các quan và sứ giả lên lầu tiếp tục cuộc vui.

*

Hôm sau, Tuân Úc cùng mọi người theo Tháo về Hứa Đô. Vua Hiến đế bày loan giá, ra tận ngoài thành tiếp đón. Nhân dân trong thành đổ ra xem đông nghịt. Hôm đó lần đầu tiên, Tháo trực tiếp hội báo với Hiến đế tình hình tây chinh vừa qua và những dự kiến nam chinh sắp tới Tháo nói:

- Thu phục xong Tây Lương, coi như cục diện phương bắc hoàn toàn ổn định. Ngày nay Lưu Bị liên minh với Tôn Quyền, Lưu Bị vừa muốn lấy Tây Xuyên của Lưu Chương, vừa muốn chiếm Hán Trung của Trương Lỗ, mặt khác còn kình địch với quân ta. Lưu Bị thân cô, lực mỏng, chực chống đỡ với cả ba phía thực là lực bất tòng tâm. Bởi vậy, sau khi xong việc ở Tây Lương, thần để Hạ Hầu Uyên thống lĩnh quân Quan Trung vừa thành lập chờ lệnh, có thể đến chỗ Lưu Bị thu hồi Hán Trung của Trương Lỗ; đồng thời còn để tướng Trình Dục và Vu Cấm tăng cường luyện tập quân thuỷ để nay mai nam chinh với Tôn Quyền. Hai lực lượng này, thân coi là hai chiếc càng của một con cua. Bệ hạ có thể dùng nó mà thống nhất Trung Quốc, đến tận Hoa Hạ! Từ trước đến nay, mải bôn ba nơi chiến trường, thần ít có dịp vào triều ngưỡng vọng long nhan, thật đáng tội chết! Chỉ mong Bệ hạ mở lòng trời biển khoan dung. Sau này, khi có đôi chút thành công, thần xin về chịu tội cũng chưa muộn.

Lần đầu tiên, Hiến đế xúc động vì những lời bộc bạch của Tháo, Hiến đế phán:

- Nhiều năm nay, ngươi thay ta gian khổ, chinh chiến v đất nước, không phải trẫm không biết. Việc gì phải nói tới trị tội. Trẫm chỉ mong quân, thần một thể, làm cho quốc thái dân sinh. Còn về những ý kiến của công khanh, ngoại tộc, đúng thì có đúng, nhưng chưa hợp. Trẫm bỏ qua, đừng có cứng nhắc quá. Rõ là muôn sự thế gian, nhiều người lắm chuyện!

Nghe xong, Tháo mừng rỡ, nói:

- Cảm tạ lòng ân sủng của Bệ hạ đối với vi thần! Vi thần vốn cũng chẳng muốn chuyên quyền làm gì, khi dựng đài Đồng Tước, thần đã công khai bộc bạch tấm lòng ngay thẳng của mình. Thần trộm nghĩ, nếu mình từ bỏ tất cả lúc này, thì đất nước còn bị chia cắt kia rồi sẽ ra sao? Bởi vậy thần vẫn phải ôm lấy cái quyền rơm vạ đá đó. Về sau, khi thành công rồi, thần sẽ xin rút lui ngay.

Sau đó, vua tôi nói thêm một ít chuyện đại sự quốc gia nữa rui mới thoái triều.

Ra khỏi điện, Tuân Úc nói với Tào Tháo:

- Chắc bây giờ Thừa tướng đã yên tâm, dốc sức đánh giặc rồi chứ?

Tháo nói:

- Ta mong như vậy. Trong số sĩ đại phu có nhiều người là chí sĩ thiên hạ, sở dĩ họ theo ta vì mục đích của họ hợp với lý tưởng của ta, đều vì đại nghiệp của đất nước, thờ phụng Thiên tử. Nhớ thời còn làm Trấn đông tướng quân, ẩn cư Triệu Nghiễm công khai nói một câu rằng: "Tào Trấn đông thờ phụng Thiên tử là hợp với lẽ trời, nay mai Hoa Hạ không còn cảnh cát cứ, sẽ thống nhất được giang sơn, ta có thể yên tâm nhắm mắt rồi!". Bao nhiêu năm rồi, mà lời nói đó vẫn còn văng vẳng bên tai, ta không bao giờ quên được

Tuân Úc tiếp lời:

- Đành rằng Thừa tướng không có ý phế bỏ nhà vua, nhưng cũng phải giữ ý, đừng để người khác có ấn tượng xấu. Tất nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, song tránh được phiền hà vẫn hơn.

- Triệu Nghiễm nói ta có thể thống nhất thiên hạ. Nhưng cục diện đất nước hiện nay là như vậy, ta phải làm gì?

Tuân Úc trầm mặc hồi lâu:

- Kể từ trận Xích Bích đến nay, chư tướng có cảm giác Thừa tướng hài lòng với cảnh đất nước trong thế chân vạc như bây giờ, ngay đến Thương Diệu cũng thấy được điều đó có điều chẳng ai dám nói ra! Tất nhiên, lúc này tình hình có sáng sủa hơn: Tôn Quyền giữ thế thủ không có thế công. Lưu Bị thì ì ạch, đã đến được Tây Xuyên đâu! Nếu quân ta thừa thắng đánh luôn Trương Lỗ, thì chiến tuyến kéo dài đến tận mũi Lưu Bị rồi còn gì? Tin rằng lúc đó Lưu Bị vẫn chưa vào được Tây Xuyên. Vả chăng, quân ta đã có mặt ở Quan Trung, Hán Trung thì Tây Xuyên đâu còn là miếng mồi của Lưu Bị nữa? Lưu Bị chỉ có mặt ở Kinh Châu thì cái gọi là liên minh Tôn, Lưu không còn nữa. Bấy giờ, quân ta từ bắc đến nam, từ tây sang đông chia thành hai mũi kẹp đánh Tôn Quyền, nhất thống thiên hạ. Chắc chắn là như vậy. Tuy nhiên, từ nay đến đó còn cả một quá trình gian khổ! Mong Thừa tướng nhanh chóng đánh chiếm Hán Trung; xúc tiến cho luyện tập quân thuỷ.

Tháo vui mừng lắm.

- Lời ông nói rất hợp với ý ta, ngay cả ý tưởng xây dựng "Giảng Võ Thành" cũng rất hay! Từ trước đến nay cách chọn nhân tài thật là bị động. Vừ ta có ban bố lệnh cầu hiền, chưa nghĩ ra việc mở trường Giảng Võ Thái học, chủ động bồi dưỡng hiền nhân, cung cấp cho đất nước hàng loạt những quan tướng văn võ toàn tài.

*

Tháng mười năm ấy, ở miền bắc tuyết đã rơi nhiều, gió rét thấu xương, nhưng ở miền nam, nhất là vùng Giang Nam, mọi người vẫn còn được hưởng không khí ấm áp thật dễ chịu.

Trong thành Sài Tang, Tôn Quyền đang nghị bàn việc quân với Trưởng sử Trương Hoằng.

Gần một năm nay, sau khi đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, Đông Ngô cho Lưu Bị mượn tạm ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương và Kinh Châu để cùng phòng thủ, ngăn chặn quân Tào trở lại như ý kiến của Lỗ Túc.

Trong thời gian Tháo tự dẫn đại quân viễn chinh Tây Lương, dặn Tào Nhân đóng quân ở Tương Dương, Trương Liêu ở Hợp Phì, hai quân bất động, giữ tư thế kình địch với Lưu Bị mà thôi. Ngày nay Tây Lương đã bình định xong. Tháo đang khẩn trương luyện tập quân thuỷ. Mười tháng trôi qua vẫn chưa thấy quân Tào có ý nam hạ. Hôm nay, Tôn Quyền cảm thấy Tháo sắp dẫn quân đến, nên mời Trương Hoằng tới nghị sự.

Vào thời đại chiến Xích Bích, Trương Hoằng bị phong hàn, mãi khi chiến tranh kết thúc mới được chữa bệnh. Gần một năm nay, người yếu, chỉ ở trong trướng đọc binh thư, ít khi ra ngoài.

Trương Hoằng ngồi xe, được mấy tên lính đưa đếnTôn Quyền.

Hoằng nói:

- Minh công triệu tôi, chắc vì Tào Man sắp đến?

Quyền nói:

- Mấy hôm nay ta có dự cảm Tháo sẽ mang quân đến trả thù trận Xích Bích vừa qua. Ta phải làm thế nào?

Hoằng nói:

- Tháo vừa lấy Quan Trung, sĩ khí đang mạnh. Hơn một năm qua lại luyện tập thuỷ quân. Bởi vậy ta không nên hội chiến với hắn. Nên tổ chức những trận đánh nhỏ, kéo dài. Đến một lúc nào đó, quân Tào sẽ mệt mỏi, khí thế giảm sút. Lúc đó ta có thể phá được chúng.

Quyền gật đầu tán thưởng, Hoằng nói thêm:

- Tháng vừa rồi vì mệt mỏi, ít ra ngoài nên tôi đọc được nhiều binh thư, sách cổ; mỗi lần có dịp ra ngoài lại xem thiên văn, địa lý, mới thấy vùng sông núi ở Mạt Lăng có khí đế vương, xin Chúa công dời đô ra đó để gây dựng cơ nghiệp muôn đời! Tôi có nói chuyện với Lã Mông, không rõ Mông đã bẩm báo chưa?

Quyền nói:

- Mấy hôm trước Lã Mông đã dẫn một cánh quân qua sông đi dò la tin tức của Tào Tháo, chắc cũng sắp về.

Trương Hoằng nói tiếp:

- Kinh đô mới không gọi là Mạt Lăng, gọi là Kiến Nghiệp cho xứng với tiếng tăm của Chúa Công, Chúa công nghĩ thế nào?

Tôn Quyền vui vẻ nói:

- "Sáng nghiệp" một cái tên thật hay!

Lời nói chưa dứt, thì đã nghe từ bên ngoài một giọng nói khoẻ khoắn vọng vào:

- Quả nhiên là một cái tên hứa hẹn nhiều điều may mắn. - Nhìn lại thì đó là Lã Mông, hai người hết sức mừng rỡ.

Lã Mông cúi chào Tôn Quyền, và quay sang thăm hỏi sức khoẻ của Trương Hoằng.

Hàn huyên một lúc, Tôn Quyền mới hỏi:

- Chắc tướng quân ít nhiều đã nắm được tình hình quân Tào?

Lã Mông nói:

- Quả đúng như Minh công dự đoán. Tào Tháo đã chỉnh đốn quân đội xong. Ngày một ngày hai sẽ dẫn dại quân khoảng bốn mươi vạn nam hạ.

Tôn Quyền nghe xong cúi đầu im lặng, ra chiều suy nghĩ. Lã Mông nói tiếp:

- Lúc dừng lại ở Tầm Dương, nghe nói nam hạ lần này không phải Tháo quyết tử chiến với ta đâu!

Tôn Quyền ngẩng đầu lên hỏi:

- Như thế nghĩa là sao

Lã Mông trả lời:

- Lần này Tào Tháo chỉ muốn đánh phía đông của chúng ta, chưa có kế hoạch cho chiến trường phía tây, đó là một, gọi là bốn mươi vạn đại quân nhưng thực chất là hai đạo quân của Tào Hồng và Trình Dục, thêm vào đó là số quân hơn mười vạn của Trương Liêu đóng ở Hợp Phì, mây nhiều nhưng chưa thành mưa, điều hai là như vậy.

Tôn Quyền còn ngờ vực:

- Tào Tháo quân hung, tướng mạnh như vậy, cớ sao không dốc toàn lực mà đánh?

Trương Hoằng nói xen vào:

- Tào Tháo một mặt chỉ muốn diễu võ dương oai với chúng ta, mặt khác còn muốn đóng quân ở vùng này, chuẩn bị cho kế hoạch về sau, nên chưa đụng đến chúng ta.

Lã Mông đồng ý và bổ sung thêm:

- Chính Tào Tháo đang muốn lấy Hán Trung, nên "bốn mươi vạn" quân đó chỉ nhằm khống chế chúng ta và Lưu Bị.

Nói đến đây, thấy Tôn Quyền thở dài:

- Mấy hôm nay Lưu Bị đang tiến quân vào Tây Xuyên, đối đầu với Lưu Chương. Nếu Tào Tháo đến thật, thì phòng vệ chiến tuyến phía tây sẽ gặp khó khăn!

Lã Mông nói:

Bởi vậy chúng ta phải chuẩn bị chu đáo mọi mặt, sau này sẽ dời đô về Mạt Lăng như ý của Trương Tử Cương, xây tường thành bằng đá, giữ vững Kim Thang nhằm chống trả bất kỳ kẻ nào dám đến xâm phạm.

Tôn Quyền đồng ý tất cả, và khi thấy Trương Hoằng mệt mỏi đã cho người gọi Thái y, cho Lã Mông hộ tống Trương Hoằng về trại.

Trưa hôm sau, thủ hạ của Trương Hoằng đến báo tin là ông đã mất. Quyền được tin khóc lớn, đến trại để làm điếu tang. Lần lượt có các tướng Lã Mông, Lăng Thống, Từ Thịnh, Hàn Đương, Chu Thái, Trần Vũ, Cam Minh, Lục Tốn cũng kéo đến.

Tôn Quyền nói với chư tướng:

- Tử Cương khuyên ta dời đô đến Mạt Lăng, đổi thành Kiến Nghiệp. Không ngờ hôm nay đã âm dương cách biệt! Lời Tử Cương ta nỡ nào chẳng nghe?

Thế rồi Tôn Quyền ra lệnh dời đô đến Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh, cho xây thành Thạch Đầu, khỏi phụ tấm lòng của Tử Cương.

*

Một tháng sau. Hôm đó, Lã Mông cưỡi ngựa ra ngoài đi dạo, đi mãi đến cửa Nhu Tu.

Nguồn nước của Nhu Tu từ Sào Hồ đổ xuống, từ đây chảy về nam đổ vào Trường Giang. Nhu Tu là chỗ giao nhau của Hàm Sơn và Sào Huyện. Tào Tháo nhất định phải đi qua chỗ này. Lã Mông xuống ngựa quan sát. Quả đây làvùng hiểm trở.

Sau khi đến Tầm Dương, Lã Mông thức trắng đêm suy nghĩ, tìm được phương pháp phối hợp thuỷ bộ rất hay.

Hôm sau, Lã Mông trở về Sài Tang gặp lại Tôn Quyền.

Nhìn thấy Lã Mông, Tôn Quyền vui vẻ khoe rằng:

- Kiến Nghiệp đang xây thành đắp ụ, chẳng mấy chốc nữa sẽ xong!

Lã Mông nói:

- Mạt tướng đến mong Minh công cũng cho đắp ụ ở cửa Nhu Tu.

- Đắp cái gì?

Tôn Quyền cùng các tướng có mặt đều cảm thấy lạ lùng.

- Hôm qua tôi đến cửa Nhu Tu, thấy địa thế thật hiểm trở, nên đắp thành dựng trại ở hai bên bờ.

Rất nhiều người phản đối, có tướng nói:

- Là thuỷ quân, lên bờ đánh giặc, rồi lại rút xuống thuyền, cần gì phải xây thành, đắp ụ?

Lã Mông nói:

- Việc dùng binh có thế lợi thì đánh đâu được đấy. Nếu gặp địch, hai bên giáp chiến thì nước cũng không kịp uống, còn nói gì đến chuyện xuống th

Tôn Quyền nói:

- Người không lo xa, tất vạ tới gần. Lã Mông nói rất đúng.

Tôn Quyền liền sai quân đắp ụ ở Nhu Tu. Chỉ đến tháng mười một, công việc ở hai nơi đều hoàn tất.

*

Chẳng bao lâu, đại quân nam chinh của Tào Tháo được biên chế xong. Về mặt chiến lược, Tào Tháo vẫn giữ hai chiến tuyến đông, tây như cũ. Từ Phàn Thành, Tương Dương đến Giang Lăng là chiến tuyến cũ thời đi đánh Kinh Châu vào năm Kiến An thứ mười ba (năm 208). Sau thất bại ở Xích Bích và Ô Lâm, các trọng điểm quân sự như Di Lăng, Giang Lăng đều nằm trong tay Chu Du. Khi chuyển quân đi đánh Mã Siêu, Tháo để Tào Nhân vẫn đóng quân ở vùng Tương Phàn, kình địch lâu dài với Chu Du.

Trọng điểm của tuyến phía đông là các vùng Cư Sào, Hợp Phì, cửa Nhu Tu, do Kiêu dũng tướng quân Trương Liêu trông coi.

Cuộc nam chinh lần này, có thêm một địch thủ nữa ở tuyến phía tây là Lưu Bị. Nên việc bố quân có chút ít thay đổi.

Chiến tuyến phía đông:

Thống soái: Tào Tháo

Chủ chiến quân đoàn: Quân Trương Liêu, Lý Điển,

Tuyến phía tây:

Thống soái: Tào Nhân

Chủ chiến quân đoàn: Quân Tào Nhân, Tử Hoảng, Lã Nhu, Tào Hồng.

Qua điều tra, bên phía Tôn Quyền, cũng có một bố cục tương ứng.

Chiến tuyến phía đông:

Thống soái: Tôn Quyền

Chỉ huy: Lã Mông

Chủ chiến quân đoàn: Quân Cam Ninh, Lăng Thống, Từ Thịnh.

Tuyến phía tây:

Thống soái: Lỗ Túc.

Chủ chiến quân đoàn: Quân Phan Chương, Chu Nhiên, Lục Tốn.

Trước khi đại quân xuất phát, Tháo cùng các tướng vào Giảng Võ Thành vừa xây xong ở bên trái đài Đồng Tước. Giảng Võ Thành nhỏ hơn đài Đồng Tước. Bề ngoài trông càng tương phản: những dẫy tường đá dày, rộng, trông khoẻ khoắn, mạnh mẽ. Bên trong có Giảng Võ Đường, Bạch Hổ Đường, Chu Tước Đường, Thanh Long Đường, lối cửa rất nhiều; ngoài ra còn có phòng biểu diễn võ thuật. Giảng Võ Đường ở chính giữa, Bạch Hổ Đường ở phía tây, Chu Tước Đường ở phía nam, phòng diễn võ ở phía bắc. Đối diện có Huyền Vũ Trì.

Giảng Võ Thành xây dựng xong, Tháo thường cùng trăm quan văn võ bàn bạc việc quân, tính toán chiến thuật ở đây sau đó đến Tam Đài ngâm vịnh thơ ca. Tháo vốn là một nhà thơ lớn, hai người con là Tào Phi, Tào Thực cũng chẳng kém phần. Nhất là Tào Thực, văn từ hoa mỹ, xuất khẩu thành thơ. Rất nhiều đại thần ở cạnh Tháo là những thi nhân, tao khách nổi tiếng thiên hạ như Di Hành, Phồn Khâm, Cù Tập, Ứng Cừ, Tả Diên Niên, Dương Tu, Ngô Chất, Lộ Chiêu, Đinh Di... Có cả Khổng Dung, Trần Lâm, Vương Sán, Nguyễn Vũ, Ứng Dương, Từ Cán và Lưu Trinh, cả thảy bảy người, được gọi là "Kiến An thất tử", lãnh đạo trào lưu văn học thời đó. Bảy người này đều quy thuận Tháo, và còn được gọi là "Nghiệp Hạ thất tử". Cứ cách mấy hôm, Tháo lại tổ chức hội thơ ở đài Đồng Tước, hoặc tham quan diễn tập thuỷ quân ở Huyền Vũ Trì, khi văn lúc võ, mọi người phấn chấn vô cùng.

Quân sự thái học trong Giảng Võ Thành đã mở khoá đầu tiên. Hôm khai trường, Tháo đọc diễn văn rất dài. Các học viên đến từ cơ sở, đa số là các tướng sĩ trẻ, cũng có người là loại chân trơn, hoặc là con em thành phần danh sĩ, quý tộc. Ngoài số thầy giáo cố định, còn có những giảng viên đặc biệt như tướng Tử Hoảng đến giảng về chiến lược, chiến thuật và toàn bộ quá trình trong đại chiến Quan, Tây. Quân sự thái học đầy khí thế, khiến Tháo rất vừa lòng.

Nhưng cũng có lúc học viên làm cho Tào Tháo phải tức giận. Hai loại học viên, lai lịch khác nhau, chia thành hai phái. Chúng thường tranh luận hoặc đấm đá, giành phần cao thấp. Một lần, con của đại phu Đinh Nghị là Đinh Tạc mâu thuẫn với một anh lính Tang Hưng. Trước hết chúng đấu quyền, kiếm trong phòng diễn võ, sau đó mới cưỡi ngựa bắn tên mà vẫn chưa xong. Tang Hưng bảo đến Huyền Vũ Trì quần nhau dưới nước.

Đinh Tạc tuyơi hơi kém, nhưng vì sĩ diện, bị lũ bạn khích vào, nên quyết tâm giành vinh quang cho cả nhóm. Kết quả là thua, bị Tang Hưng dìm chết.

Thời trẻ, vì nhiều lý do, Đinh Nghị chưa có con, mãi năm bốn sáu tuổi, mới cùng người vợ kế họ Lương sinh được Đinh Tạc. Hay tin, Đinh Nghị đến khóc lóc với Tào Tháo. Tháo giận quá, quyết giết chết Tang Hưng. Các quan can mãi mới thôi. Từ đó, ở Thái học có quy chế rõ ràng. Khuyến khích mọi người chăm học. Cuốn "Mạnh Đức tân thư" của Tháo là một tài liệu học sinh nào cũng phải học.

*

Tháo đến Giảng Võ Thành, để bố trí việc quân lần cuối trước khi lên đường, hoặc tổng kết cuộc chiến đấu thời gian trước.

Nửa tháng trước đây, Tháo về lại quê cũ, huyện Tiêu. Đến ngày quay lại Nghiệp Thành thì bệnh đau nửa đầu tái phát. Đúng lúc đó, ở Hà Gian có người là Điền Ngân và Tô Bá tụ binh khởi nghĩa. khiến cho khắp vùng U Châu, Ký Châu rối loạn.

Ở Nghiệp Thành, Ngũ quan tướng Tào Phi muốn động binh ngay. Tào Phi thấy cha ốm chưa về, định nhân cơ hội này thể hiện năng lực chỉ huy của mình, bù cho lần trước chưa được đi đánh Mã Siêu.

Viên quan phụ trách điều động nhân sự là Thường Lâm can rằng:

- Quan dân miền bắc chỉ thích hoà bình, rất ghét chiến tranh. Bọn Điền Ngân, Tô Bá như một lũ chó, khí thế gì đâu. Nếu đem quân đi đánh chúng, sao nhãng việc trấn thủ Nghiệp Thành e rằng sẽ mắc lỗi.

Tào Phi nói ngay:

- Nghiệp Thành có chuyện gì đâu? Vả có đem quân đi như vậy mới có kinh nghiệm chiến đấu.

Thế rồi Tào Phi cùng với tướng quân Giả Tín dẫn một vạn quân tiến đến Hà Gian. Bọn Điền Ngân, Tô Bá vốn là một lũ vô mưu nên đại quân của Tào Phi chỉ vây thành có ba ngày đã phá được.

Phá thành xong, Tào Phi đang muốn uỷ lạo dân chúng. Có khoảng hơn ngàn người dân đến xin hàng. Tả hữu đều nói với Tào Phi rằng:

- Trước đây Thừa tướng ban lệnh: Phàm những ai đầu hàng muộn màng đều đem chém bằng hết!

Tào Phi cũng biết lệnh đó, định lệnh đem mọi người đi chém. Ngay lúc đó tướng Trình Dục đến. Ông nói:

- Giết chóc là hành động bất đắc dĩ. Thiên hạ còn đại loạn. Thừa tướng ra lệnh đó khi miền bắc chưa bình định xong. Ngày nay tình hình đổi khác, không nên giết người tuỳ tiện!

Tào Phi chần chừ nhưng số người kia vẫn nhấn mạnh vào pháp lệnh của Thừa tướng, cần phải chấp hành, nếu không binh sĩ coi pháp lệnh là một thứ trò đùa!

Ai nói cũng có lý, Tào Phi rất khó xử. Trình Dục nói:

- Nếu tướng quân muốn giết hơn ngàn người dân cũng cần phải báo cáo để Thừa tướng biết đã.

Những người khác nhao nhao phản đối:

- Việc quân cần phải dứt khoát, không cứ nhất nhất đều phải báo cáo.

Trình Dục nói:

- Sự dứt khoát là chỉ những sự việc phát sinh tức thời, nếu thỉnh thị, báo cáo sẽ lỡ mất thời cơ. Tướng ở ngoài có thể không theo lệnh vua. Đó là sử dụng quyền quyết đoán. Nay giặc đã dẹp xong, những người dân tay không tấc sắt kia, còn ảnh hưởng gì đến an nguy của xã tắc, mong Giả Tín tướng quân thống nhất ý kiến, không tàn sát dân lành.

Tào Phi lập tức viết thư, cho phi mã đưa đến Tiêu huyện. Tháo xem xong phê vào đó hai chữ "xá tội", cho người hoả tốc đem đi.

Một ngàn người dân thoát chết. Sau này, khi về đến Nghiệp Thành, biết đó là đề nghị của Trình Dục, Tháo nói:

- Ông không chỉ giỏi về việc quân, còn khéo dàn xếp tâm tình giữa cha con người khác, thật là vị tướng có đầu óc hiếm thấy, mong rằng sau này, ông luôn luôn hướng dẫn cho con cái ta!

Từ khi lập Tào Phi làm thế tử, Tào Thực làm Trần Bình hầu, Tháo vẫn mong có dịp nào đó, các con được bàn định việc quân, việc nước. Lúc ở Tiêu huyện, nhận được thư của Phi và sau khi phê vào đó hai chữ "xá tội", Tháo nghĩ ngay đến nguyện vọng của dân lành mong được bình an, nghĩ đến những người dân ven sông Trường Giang bị quân Tôn Quyền quấy nhiễu trong cuộc chiến sắp tới mà sợ. Tháo dự định sẽ di dân đến một vùng

Về đến Nghiệp Thành, Tháo chưa nói với ai điều đó; cũng chưa biết có ai phản đối hay không; Tháo định đưa vấn đề ra Giảng Võ Thành bàn bạc, cho Tào Phi, Tào Thực cùng tham dự. Vừa khéo có Dương Châu biệt giá Tương Tế vừa từ miền nam lên, nếu việc bàn xong, có thể có Tương Tế đốc thúc thực hiện trước lúc khai chiến.

Như thông lệ, bao giờ cũng do Tháo nói trước:

- Hồi ở huyện Tiêu, nghe tin Tào Phi đem quân đi phá bọn giặc Điền Ngân, Tô Bá. Hơn một ngàn dân, lúc đó nên giết hay tha, ý kiến chưa nhất trí. Trình Dục sáng suốt, biết thương dân, không máy móc thi hành sắc lệnh trước đây. Một số tướng lĩnh không tính đến tình hình có nhiều biến đổi, tuy vậy cũng chẳng có gì đáng trách. Tào Phi thì không biết nghe ai, không có chủ kiến của riêng mình, sau này làm sao có thể đảm nhận được trách nhiệm lớn lao?

Nói xong, Tháo đưa mắt nhìn Tào Phi. Phi đỏ mặt tía tai, đứng ngay dậy nói:

- Mạt tướng chưa phân tích rõ được tình hình, suýt nữa hại đến tính mạng bao nhiêu người. Xin được chịu tội. Chỉ mong Thừa tướng cho một cơ hội để có thể sửa chữa lỗi lầm!

Tháo thấy Tào Phi thành khẩn, liền ôn tồn nói:

- Sự việc cũng chưa gấp gáp, vẫn còn cơ hội. Phải cố gắng sửa mình, mới mong sửa chữa được những thiếu sót vừa qua.

Lát sau, Tháo nhìn khắp một lượt các quan rồi mới đi vào chủ đề chính:

- Từ xưa đến nay vua giỏi tôi hiền trị nước đều lấy dân làm gốc. Chúng ta sắp đem đại quân nam chinh lại sợ dân vùng ven sông Hoài, sông Trường Giang khổ sở vì quân Tôn Quyền tràn qua quấy nhiễu, nên ta lại muốn di dân vào phía trong. Tào Phi thấy thế nào?

Phi nghĩ ngợi một lát rồi nói:

- Trước đây, khi chiến tranh với Viên Thiệu ở Quan Độ, Thừa tướng đã cho di dân hai vùng Huyện Yên và Bạch Mã, nhân dân thoát cảnh lầm than. Nay đối kháng với Tôn Quyền, lại muốn di dân ven sông đi chỗ khác, thật là đồng cảnh đồng tình, trăm họ sẽ ghi nhớ công đức. Việc đó nên làm và có thể làm được lắm.

Tháo mỉm cười, rồi lại quay nhìn Tương Tế vừa từ Dương Châu đến:

- Qua tình hình cụ thể ở địa phương, ông nghĩ thế nào về việc di dân?

Tương Tế nói:

- Tôi đã hiểu ý của Thừa tướng, nhưng qua tình hình biến động cụ thể ở địa phương, thì việc di dân bây giờ là khó.

Tháo nói:

- Xin nói cụ thể hơn.

- Lúc Thừa tướng đánh họ Viên, binh lực ta còn yếu, thế địch lại mạnh, nếu không di dân sẽ rơi vào tay địch, nghĩ mà sợ. Còn bây giờ, uy danh Thừa tướng trấn động thiên hạ, dân hoàn toàn tin tưởng Triều đình, ý dân kiên định, lại vì tình quê hương nữa, họ không muốời đâu. Với tình hình hiện nay, nghĩ rằng khi quân ta nam hạ, không những không nên di dân, mà để nhân dân được phối hợp với đại quân nam chinh, cổ võ sĩ khí của quân ta. Tình quân dân phải thật gần gũi, thắm thiết, khi người lính chiến đấu với quân thù thì người dân, với mọi khả năng phải ra tay giúp đỡ, cổ vũ lòng quân, binh lính hiểu rằng họ đang bảo quốc an dân. Ta không nên hoang mang làm những việc chưa thật cần thiết. Chính ra còn phải tiếp tục đường lối dồn binh lập ấp khai khẩn, sản xuất trước đó của Thừa tướng. Quân dân một lòng làm cho địch thấy mà sợ. Thuộc hạ có mấy lời mong Thừa tướng soi xét.

Tháo nghe xong mấy lời đó mà đỏ cả tai, nét mặt càng trở nên tươi tắn hơn, nói:

- Thật là ngượng cả người! Trình Dục đã bảo ban cho con ta. Chính ta cũng muốn làm gương cho nó, thì lại bị người khác lên lớp cho một bài! Không khí sôi nổi và tự do vừa rồi khiến ta rất hài long. Tinh thần ở Giảng Võ Thành cũng phải luôn luôn như vậy! Ta cảm ơn Trời, Phật đã cho ta những vị tướng cương trực, trí tuệ như Trình Dục, Tương Tế!

Nói xong, Tháo chắp tay lại nhìn hai người đó như muốn cám ơn.

Hai người vội vàng đứng dậy, cùng nói:

- Không dám, không dám!

Sau đó các tướng tiếp tục bình phẩm. bàn bạc kế hoạch nam chinh cho đến lúc thấy thật chu đáo rồi mới giải tán.

Chẳng mấy chốc sắp đến ngày nam chinh. Hôm đó, Tháo dẫn các quan về Hứa Đô báo cáo kế hoạch nam chinh với Hiến dế.

Lúc bấy giờ có quan Trưởng sử Đổng Chiêu dâng sớ tâu rằng:

- Từ xưa đến nay, chưa thấy bậc nhân thần nào công to bằng Thừa tướng, dẫu đến Chu Công, Lã Vọng cũng theo chưa kịp. Dãi nắng dầm mưa hơn ba mươi năm trời, quét sạch bao kẻ hung bạo, trừ hại cho dân, đem lại cơ đồ cho nhà Hán, sao lại chịu đứng trong hàng ngũ bầy tôi? Xứng đáng tiến chức Nguy công, phong thêm "lễ cửu tích" [1] để biểu dương công đức.

Đổng Chiêu nói riêng với Tháo:

- Nếu vì danh tiết, ngài ngồi mãi chức Thừa tướng, e người đời dị nghị. Từ nay đã có tước vị, thì liệu còn ai dám nghi ngờ lòng thành của ngài với đất nước?

Tháo đồng ý nhưng chưa biểu lộ gì cả. Tháo tin là sẽ có người phản đối, bởi nếu là Ngụy Quốc Công thì có quyền độc lập về mặt chính trị. về danh nghĩa là thoát khỏi vòng cương toả của Hoàng đế. cùng cai trị đất nước với Hoàng đế.

Dù sao Tháo cũng đã u mê vì "tin vui đó", đã dẫn đến sai lầm lớn sau này.

Quả nhiên, Tuân Úc là người phản đối đầu tiên. Tuân Úc can rằng:

- Thừa tướng ôm ấp hoài bão, dấy binh khởi nghĩa, thờ phụng Thiên tử, chăm lo cho quốc thái dân an. Ngày nay thiên hạ còn chia cắt, càng nên giữ lòng trung, Thừa tướng không nên hành động như vậy!

Tháo không vui lắm. Một lát sau mới nói:

- Đó không phải là ý ta. Đổng Chiêu dâng biểu nói như vậy thôi.

Tuân Úc nói:

- Làm người quân tử phải xa lánh kẻ tiểu nhân, Thừa tướng biết điều đó! Hồi tây chinh trở lại, Hiến đế ân sủng Thừa tướng thế nào, Thừa tướng đã vội quên. Quên cả lời Triệu Nghiễm mà lúc nào Thừa tướng cũng canh cánh bên lòng!

Tháo nói:

- Hồi ở đài Đồng Tước ta đã nói rõ ý chí của mình, không bao giờ phế bỏ nhà Hán. Ta thường lấy Chu công để noi theo. Nên việc Đổng Chiêu dâng biểu ta có đồng ý đâu!

Tuân Úc nói:

- Ngay như Chu công cũng vậy, xưng đế hay không xưng đế, là sau khi công việc đã hoàn thành. Nay thiên hạ còn chia ba, sao Thừa tướng đã vội vã thế. Phải chăng là thành ý đã mất và tà tâm đã nổi dậy?

Buổi nói chuyện làm cho Tháo toát cả mồ hôi, lạnh khắp xương sống!

Tháo biết rõ Tuân Úc là đại diện cho phần lớn số sĩ đại phu lúc đó. Tuân Úc là người hiểu rõ Tháo nhất. Lời của Tuân Úc đã đụng chạm đến cái gì đấy ẩn náu trong tâm linh của Tháo. Chính Tháo cũng chưa bao giờ dám nhìn thẳng vào cái đó, không muốn thừa nhận rằng có cái đó. Tháo tiếc rằng, hôm ở đài Đồng Tước, đã khóc lóc vì đất nước còn bị chia cắt. Thời thế tạo nên anh hùng, Tháo không muốn mình là ngụy anh hùng do cục diện mới tạo ra. Tháo muốn giấu kín cái đó ở trong lòng, nay đã bị Tuân Úc thẳng thắn lôi ra, khiến Tháo cảm thấy buồn phiền, sắc mặt luôn thay đổi, hai tay hơi run run. Nhìn thấy cảnh vậy, Tuân Úc thương cảm vô cùng, mới từ biệt Tháo về phủ.

*

Tháo lại bị đau nửa đầu. Trước đây. khi quay lại Nghiệp Thành, lúc tây chinh quá mệt mỏi, bệnh cũ đã tái phát. Chữa hàng hơn nửa tháng mới có biến chuyển. Vừa khỏi được mấy hôm, lại ốm tiếp, lần này nguy kịch hơn. khiến Tháo không còn được tỉnh táo nữa.

Cứ nghĩ đến Tuân Úc, Tháo đã cảm thấy tâm thần bất định mặt mũi bừng bừng, lòng như có lửa đốt, cộng thêm bệnh đau nửa đầu giày vò. Mấy ngày gần đây, tả hữu phát hiện Tháo như một con người khác. Chư tướng bắt đầu lo sợ: Tào Tháo như thế này mà dẫn quân nam chinh thì kết qua sẽ ra sao đây?

Tháo thường có những giấc mơ, mơ thấy Tuân Úc dẫn đầu gồm có Lưu Bị, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng, Lỗ Túc và mấy gương mặt người đã chết như Chu Du, Viên Thiệu, Đổng Trác đến vạch tội Tháo; Thương Diệu ở đâu cũng nhảy ra, chỉ vào ngôi sao của Tháo trên báu trời tự dưng đen kịt, làm cho nó mờ dần đi. Rồi Tôn Quyền dẫn đầu. cùng mọi người xông lên...

Tháo thét lên một tiếng và tỉnh lại, hai tay ôm chặt lấy đầu đau như búa bổ, miệng lẩm bẩm: "Không giết Tuân Úc thì làm sao sống nổi

Hôm sau, Tháo dâng biểu lên Lưu Hiệp, yêu cầu bãi nhiệm, đưa Tuân Úc đi uý lạo quân ở Tiêu huyện. Tuân Úc biết Tào Tháo có ý hại mình. Tuân Úc gạt nước mắt ra đi, đem theo người con là Tuân Uẩn.

Chờ xong công việc, Tháo mượn cớ giữ Tuân Úc lại, không cho về Hứa Xương nữa, bãi miễn chức Thượng thư của Tuân Úc, thay bằng Tuân Du. Tuân Úc đổi làm Thị trung, quang lộc đại phu, cùng Tháo bàn bạc việc quân. Khi Tào Tháo chỉnh đốn đội ngũ ở Tiêu Huyện xong, trên đường dẫn quân đi Nhu Tu khẩu, lúc đến Thọ Xuân, Tuân Úc cáo bệnh không đi nữa.

Thời đó, Tháo đã ốm yếu vì bệnh tật. Hôm đến Nhu Tu khẩu, việc đầu tiên, Tháo sai đặc sứ đem một hộp thức ăn đến Thọ Xuân tặng Tuân Úc để an ủi. Úc mở hộp ra không thấy có gì cả. Úc biết ý bèn uống thuốc độc tự tử.

Hôm sau con Tuân Úc là Tuân Uẩn, đem thư báo tin buồn cho Tào Tháo. Tháo đọc thư bật khóc không sao nén được. Tháo hối hận quá, sai làm ma to cho Úc, lại đặt tên thụy là "Kính hầu".

Tuân Úc suốt đời vì đại nghĩa, hành vi chính trực, cực kỳ mưu trí, hay tiến cử người hiền, chăm lo luyện tập binh sĩ, nắm vững thời cơ, định liệu mưu lược, chinh chiến bốn phương, luôn giành được thắng lợi, phò tá Tào Tháo hưng nghiệp nhà Hán, từ yếu lên mạnh, từ loạn lên đến trị, là một cánh tay đắc lực của Tháo, công lao Tuân Úc không thể phai mờ, lúc này lại tận tiết vì vương trường nhà Hán. Tin ông chết được truyền đi, người đời, kể cả kẻ thù của ông, lấy làm thương tiếc, cho rằng ông nhân đức hơn cả Quản Trọng.

Tuân Du, người kế nhiệm Tuân Úc cũng là một sĩ phu thông tuệ, cao cả, giúp Tháo lập được ều công lớn. Khác cái là Tuân Du đối xử mềm mỏng, ôn hoà, luôn luôn giữ được vai trò của mình. Tháo từng công khai đánh giá hai vị họ Tuân: "Tuân Úc luôn tiến vào cái thiện, không tiến không ngừng; Tuân Du luôn ngăn điều ác; không ngăn không nghỉ". Thế mới biết Tuân Úc làm việc theo hướng tích cực, Tuân Du có phần bảo thủ.

Tuân Úc mất đi, Tuân Du nắm quan hệ giữa Nghiệp Thành và Hứa Đô. Nhưng cái chết của Tuân Úc làm cho triều đình càng thêm sợ Tào Tháo. Rõ ràng là nhiệm vụ của Tuân Du khó khăn thêm.

*

Tháng mười hai, Tôn Quyền thấy đại quân của Tháo áp sát biên giới, lập tức sai người cầu cứu Lưu Bị. Khi đó đại quân Lưu Bị đang tranh giành mảnh đất Ích Châu với Lưu Chương, còn quân của Gia Cát Lượng và Quan Vũ chỉ đủ để giữ Kinh Châu, nên Lưu Bị đành gửi cho Tôn Quyền một lá thư kể rõ những khó khăn, đồng thời lệnh cho Gia Cát Lượng và Quan Vũ phải đánh mạnh ở tuyến tây, giảm nhẹ áp lực cho tuyến đông.

Tuy nói Lưu Bị chưa dẫn đại quân đến cứu viện Tôn Quyền ngay, nhưng Bàng Thống, quân sư của Lưu Bị, đã mượn cớ đó đến lấy Tây Xuyên.

Năm ngoái, Bàng Thống về với Lưu Bị. Thống người Tương Dương, tự là Sĩ Nguyên, đạo hiệu là Phượng Sồ tiên sinh, cùng hàng với "Ngoạ Long" Gia Cát Lượng. Lỗ Túc tiến cử Bàng Thống với Tôn Quyền. Tôn Quyền trông thấy Bàng Thống lông mày rậm, mặt đen, râu ngắn, hình dung cổ quái, nói năng mấy câu thấy không hợp vị, nên không dùng. Về sau, qua Khổng Minh, Lỗ Túc tiến cử Lưu Bị. Bị cũng nhìn tướng mạo mà dùng người, cho làm tòng sự, kiêm Thứ sử Lỗ Dương

Sau khi đến nhậm chức, không màng chính sự. Thống chỉ uống rượu say khướt, dân tình ta thán đến tai Lưu Bị. Bị giận dữ, cắt chức của Bàng Thống. Thống muốn đến chỗ khác. Lỗ Túc biết tin, liền viết thư gửi Lưu Bị. Thư viết rằng: "Tài của Bàng Thống không phải chỉ để làm chức Thứ sử, chí ít phải dùng vào chức Thị trung biệt giá mới vùng vẫy được". Gia Cát Lượng cũng nói thêm vào, Lưu Bị mới tỉnh ngộ, lập tức đòi triệu kiến Bàng Thống. Lập tức cử Bàng Thống làm Trung lang tướng, cùng với Khổng Minh bàn mưu tính kế chăm lo việc quân.

Bàng Thống nhận chức liền bàn với Lưu Bị để lấy Tây Xuyên. Lưu Bị cho rằng mình với Lưu Chương là đồng tông đồng tộc, không nên làm như vậy. Vừa may có biệt giá Trương Tùng, thủ hạ của Lưu Chương, cùng Quân nghị Hiệu uý Pháp Chính muốn đến hàng, làm nội ứng dâng hiến Ích Châu. Bàng Thống ở bên, phụ hoạ rất nhiều.

Trương Tùng thấp bé nhưng tinh anh, hành vi phóng đãng. Tùng có tài hùng biện, kiến giải hơn hẳn mọi người. Lưu Chương quá ư dung tục. Trương Tùng tự phụ tài cán hơn người, thiếu đất dụng võ, bởi vậy cứ nuối tiếc, lấy làm khổ tâm mãi.

Việc Tào Tháo lấy được Kinh Châu năm đó làm chấn động mọi người, Lưu Chương sai Trương Tùng mang lễ vật sang kính chúc Tào Tháo. Tháo từ khi giành được thắng lợi sinh kiêu ngạo, thấy Trương Tùng hình dung xấu xí nghĩ chẳng có tài gì nên không muốn dùng. Chủ bạ Dương Tu biết năng lực của Trương Tùng, nằng nặc xin Tháo cho Tùng được làm quan trong triều, vả Tùng cũng muốn hàng Tào. Nào ngờ một người rất thích chiêu hiền nạp sĩ như Tháo lại kiên quyết từ chối. Trương Tùng xấu hổ và nhục nhã, ôm hận quay về Ích Châu, đề nghị với Lưu Chương cắt quan hệ với họ Tào chuyển sang hoà hảo với

Chẳng bao giờ Tháo nghĩ được rằng: chỉ vì một phút kiêu ngạo, đã bỏ mất thời cơ thực hiện ước mơ thống nhất thiên hạ. Trước trận Xích Bích, với Trương Tú hằn thù là thế, khi nghe Tú đến hàng, Tháo đã nắm tay hoan nghênh ban cho chức tước; đối với bọn ngông cuồng Hứa Du, Bính Nguyên, nghe chúng đến hàng, Tháo đã vội vã xuống thềm thân thiết nghênh đón. Nhưng Tháo lại không dung nạp được hình dung xấu xí của Trương Tùng!

Giả thử Tháo vẫn đối xử với Trương Tùng bằng tấm lòng trước kia, với tài năng của mình, Tùng giúp Tháo lấy Ích Châu như không. Lưu Bị chỉ là tay trắng, thiên hạ chia ba làm sao được?

Từ đó, Trương Tùng chuyên tâm theo dõi mọi động tĩnh của Lưu Bị. Có một người khác nữa cũng vậy, đó là Pháp Chính, người Phù Phong, Lũng Tây, là Quân nghị Hiệu uý. Người này học rộng, tài cao, nhưng không được trọng dụng. Chỉ có Tùng hiểu được Pháp Chính nên hai người thân thiết với nhau.

Một hôm, Trương Tùng lại khuyên Lưu Chương quan hệ với Lưu Bị, chống lại Tào Tháo. Lưu Chương hỏi:

- Cử ai đi bây giờ?

Trương Tùng tiến cử Pháp Chính, Chính gặp Lưu Bị, về khen ngợi Lưu Bị là người hùng tài đại lược, hai người bàn nhau nghênh đón Lưu Bị làm chủ Ích Châu.

Ít lâu sau, Tháo sai Tư Lệ Hiệu uý Chung Do đi đánh Trương Lỗ, tấn công vào Hán Trung gần Ích Châu. Được tin, Lưu Chương vô cùng lo sợ. Trương Tùng nói:

- Đại quân Tào Tháo rất mạnh, nếu hắn lấy tn Hán Trung rồi thừa thắng đánh tới, thì liệu chúng ta có chống đỡ được không? Nay Lưu Bị là chỗ đồng tông với Chúa công, lại là kẻ thù của Tào Tháo. Bị tinh thông binh pháp, thủ hạ có Quan Vũ. Trương Phi, Triệu Vân là mãnh tướng, lại có các mưu sĩ lừng danh thiên hạ là "Ngoạ Long" Gia Cát Lượng, "Phượng Sồ" Bàng Sĩ Nguyên, nếu hai nhà liên quân với nhau, đánh chiếm Hán Trung trước, Trương Lỗ bại trận, thanh thế quân ta được nâng cao, Tào Tháo dù có nam hạ cũng chẳng dám đụng đến ta. Hơn nữa, các tướng lĩnh của ta như Bàng Nghĩa, Lý Di tự cho mình từng có công lớn, sinh kiêu ngạo, ăn ở hai lòng, muốn câu kết với bọn ngoại bang. Nếu Lưu Bị không giúp chúng ta một khi Tháo công kích từ bên ngoài, bên trong tất có loạn, Ích Châu chắc mất.

Lưu Chương cho là phải, lệnh Pháp Chính lĩnh bốn ngàn quân đi đón Lưu Bị.

Chủ hạ Hoàng Quỳ vội can rằng:

- Lưu Bị kiêu dũng nổi tiếng thời nay, đón ông ấy vào làm bộ thuộc, chắc không thoả mãn, đối xử là tân khách, liệu một nước có hai chủ được không? Nếu như khách đến khiến chúng ta vững như bàn thạch, thì liệu chủ nhân của nó có nguy hiểm gì không? Tốt nhất là bế quan toả cảng, chờ xem thiên hạ thế nào đã!

Thế rồi Pháp Chính đến Kinh Châu, ngầm hiến kế cho Lưu Bị:

- Chúa công anh minh và tài ba dễ dàng lợi dụng sự nhu nhược và u tối của Lưu Chương. Bên trong đã có Trương Tùng làm nội ứng, lấy Ích Châu như trở bàn tay.

Lưu Bị vẫn nghĩ đến chuyện tình nghĩa mà do dự. Bàng Thống nói:

- Kinh Châu cằn cỗi lại bị chiến tranh tàn phá, nhân tài bỏ đi hế mặt bắc có Tào Tháo, mặt đông có Tôn Quyền, khó vùng vẫy lắm. Ích Châu, dân cư hàng trăm vạn, đất đai mầu mỡ, sản vật phong phú, có lợi làm nổi được nghiệp lớn!

Lưu Bị nói:

- Ta nay đánh nhau với Tào Tháo, khác nào nước địch với lửa. Tháo nghiêm khắc, ta khoan hậu; Tháo độc ác, ta nhân từ; Tháo dối trá, ta thực thà; việc gì ta cũng phải khác Tháo thì mới thành công được. Nếu vì một chút lợi nhỏ mà bỏ cả tín nghĩa với thiên hạ, ta không nỡ làm!

Bàng Thống cố gắng giải thích:

- Đương lúc loạn lạc này, một người cứ cố chấp, giữ nguyên một lối, thì an định thiên hạ làm sao được? Nuốt cái bé mà không ngu muội, lấy sáng đánh tối, lấy thuận đánh nghịch, đều là cái lẽ mà người xưa đã theo vậy! Khi nàn thành công sẽ phong Lưu Chương một thái ấp rộng lớn, thì có việc gì mà chẳng tín nghĩa? Vả lại, nay Chúa công không lấy thì mai kia Ích Châu cũng về tay người khác. Xin Chúa công hãy nghĩ cho kỹ.

Bấy giờ Huyền Đức mới nghe ra, liền lệnh cho Khổng Minh, Quan Vũ ở lại giữ Kinh Châu, còn mình thì dẫn hơn một vạn quân tiến vào Ích Châu.

Chương thông tư cho các châu quận dọc đường phải cung ứng lương thực cho quân sĩ Huyền Đức. Lưu Bị vào Ích Châu có cảm giác như trở về nhà mình. Chương đích thân ra Bồi Thành nghênh tiếp, liền truyền lệnh sắm sửa xe ngựa, màn trướng, tinh kỳ, y giáp cho tươm tất.

Trương Tùng cho Pháp Chính thông báo với Lưu Bị, muốn Lưu Bị tập kích ngay trong lúc hội kiến.

- Lại phải cướp đoạt đến nước ấy cơ à?

Bàng Thống nói.

- Nếu Chúa công bắt sống được Lưu Chương trong lúc họp mặt thì rõ ràng không tốn một mũi tên, có thể chễm chệ ở một châu, hỏi còn nhân nghĩa nào bằng?

Lưu Bị vẫn không chịu:

- Ta vừa đến nơi xa lạ, ân đức, tín nghĩa chưa tới, sao đã nỡ thất đức như vậy?

Mọi người chẳng biết nói gì nữa.

Sau khi gặp mặt, Lưu Chương tiến cử Lưu Bị chức Đại tư mã kiêm Tư Lệ Hiệu uý, kiêm Ích Châu Thứ sử. Tướng sĩ hai quân giao lưu với nhau ở Bồi Thành hơn một trăm ngày. Lưu Chương cung cấp đầy đủ lương thực cùng mọi thứ cần thiết cho quân Lưu Bị, chuẩn bị bắc tiến đánh Trương Lỗ. Chương mời Lưu Bị thống lĩnh cả hai quân của danh tướng Dương Hoài, Cao Bái đóng ở Bạch Thuỷ, còn mình thì trở về Thành Đô. Lưu Bị đưa quân viễn chinh đến cửa Hà Manh, chuẩn bị tiến công Trương Lỗ. Bàng Thống nói nhỏ với Lưu Bị:

- Chúa công đi đánh Trương Lỗ thật sao? Chúa công quên mất mục đích của chúng ta rồi! Lúc này, Chúa công nên cử một đội quân tinh nhuệ, bí mật luồn về tập kích Thành Đô. Lưu Chương không nắm được quân tình, không có phòng bị gì, nhất định quân ta sẽ chiếm được Tây Xuyên. Đó là thượng sách.

- Th>còn trung sách và hạ sách là gì? Nói nốt!

Bàng Thống cười, rồi nói:

- Thưa vẫn còn. Hai tướng Dương Hoài và Cao Bái là những thủ hạ nổi tiếng của Lưu Chương, người nào cũng có binh lực mạnh đóng ở cửa Bạch Thuỷ; Lưu Chương đã giao họ cho Chúa công, nhưng có thấy bóng dáng họ đâu, rũ ràng là họ không phục. Lúc trước họ đã phản đối Lưu Chương rước Chúa công vào Xuyên. Căn cứ vào tình hình thực tế, ta thông báo cho hai người đó, ở Kinh Châu bất ngờ có biến, chúa công tính chuyện quay về bổ trợ, việc đánh Trương Lỗ đành phải hoãn lại. Hai tướng kia tuy trong lòng không phục, nhưng trong thâm tâm họ vẫn ngưỡng mộ sự anh minh của Chúa công, và cũng thích Chúa công ra khỏi Tây Xuyên, về tình và lý đều khéo, họ sẽ đến với một số thị vệ ít ỏi để tạm biệt Chúa công. Đúng lúc đó, bắt sống hai tướng, tiêu diệt bọn thị vệ rồi kéo quân về Thành Đô, đó là trung sách.

Lưu Bị hào hứng hẳn lên, hỏi:

- Thế còn hạ sách là gì?

Bàng Thống nói:

- Hiện nay, chúng ta chỉ có Kinh Châu, đòi lấy Hán Trung là điều không tưởng. Chỉ còn cách phải lấy Tây Thục trước. Nếu cả hai sách trên Chúa công đều không dùng, thì hạ sách là rút quân về thành Bạch Đế, hợp với quân Kinh Châu, rồi tính cách khác. Nhưng dù là sách nào thì cũng mong Chúa công nhanh chóng chọn lựa, kẻo cứ luẩn quẩn ở đây thì hậu quả chưa biết thế nào!

Lưu Bị nói:

- Thượng sách thì ngang ngược quá, hạ sách thì rõ ràng là bảo thủ. Hãy dùng trungậy: bắt Dương Hoài, Cao Bái trước rồi sau lấy Thành Đô cho đảm bảo.

Rồi Lưu Bị lệnh cho binh sĩ thu dọn hành trang để chuẩn bị lên đường, mặt khác cho phi mã báo tin đến Bạch Thuỷ.

Đúng lúc đó thì đại quân của Tào Tháo đã nam chinh, Tôn Quyền đến cầu viện. Lưu Bị đang bận ở Ích Châu, nên đã biên thư cho Tôn Quyền, mặt khác lệnh cho Khổng Minh, Quan Vũ phải tử chiến ở tuyến phía tây. Bàng Thống lại vừa nghĩ ra một kế, viết thư cho Lưu Chương nói rõ:

- Tôn Quyền với ta như răng với môi. Nay quân của Quan Vũ ở nhà quá yếu. Nếu không về cứu viện ngay, Tào Tháo sẽ lấy Kinh Châu mất. Lấy xong Kinh Châu, quân Tào chắc chắn sẽ tiến vào Ích Châu. Nạn giặc Tào còn ghê tởm hơn nạn Trương Lỗ nhiều lần.

Và Lưu Bị lên cầu Lưu Chương cho mượn thêm một vạn quân nữa cùng lương thực và mọi thứ kèm theo.

Bàng Thống nói:

- Như vậy chuyện giả sẽ biến thành chuyện thật.

Nhưng nhiều nguyên lão và tướng lĩnh Tây Thục ở Thành Đô phản đối Lưu Chương cho Lưu Bị mượn quân. Lưu Chương sợ nội tình sinh loạn, bèn chỉ đáp ứng cho Lưu Bị được một nửa số yêu cầu.

Từ đó, Lưu Bị đã có cớ để trách cứ Lưu Chương. Bị giận dữ, mắng sứ giả:

- Ta chống giặc đỡ cho các ngươi, tốn sức nhọc lòng. thế mà lại bủn xỉn, sao choố gắng lên được? Chi bằng trở về Kinh Châu vậy!

Ở Thành Đô, Trương Tùng chờ mãi đại quân của Lưu Bị. Lại nghe tin Huyền Đức muốn về Kinh Châu, tưởng là thực, mới viết thư định sai người đưa cho Lưu Bị và Pháp Chính. Ý nói: đại sự sắp thành, chỉ chờ quân đến, sao lại bỏ lỡ?

Ngờ đâu, có người anh ruột là Trương Túc đến chơi biết có thư đó, Trương Túc nhát gan, sợ cả nhà bị liên lụy liền giữ lấy Tùng và đem thư mật báo với Lưu Chương. Chương giận lắm, bèn cho người đến bắt Trương Tùng chém luôn.

Chương sai người truyền báo cho các quan ải, coi giữ cẩn mật, không được cho một người Kinh Châu nào vào cả. Trước đó, hai tướng Dương Hoài và Cao Bái ở Bạch Thuỷ đã đến Hà Manh đế tiễn biệt Lưu Bị. Bị trách mắng họ "không biết cư xử" rồi giết luôn, quân lính đi theo bị bắt sạch. Bồi Thành rơi vào tay Lưu Bị.

Lưu Bị báo đến Khổng Minh và Quan Vũ kế hoạch tiến công Lưu Chương; đại quân chống Tào bây giờ là chỗ Tôn Quyền. Tất nhiên. liên minh Lưu, Tôn hiện nay là hữu danh vô thực.

Tôn Quyền nhận được thư Lưu Bị cảm thấy khó nghĩ quá, chỉ còn cách gắng hết sức mình chống lại Tào Tháo.

*

Lúc ở Nhu Tu, Tháo hối hận và đau khổ mất mấy ngày vì đã giết mất Tuân Úc. Đến khi bình tĩnh lại và bệnh đau nửa đầu cũng có phần thuyên giảm Tháo lại tính kế tiến công

Mấy hôm nay, Tuân Du cũng chẳng vui vẻ gì. Tuân Úc chết đi, luôn để cho Tuân Du có cảm giác nặng nề và chết chóc. Tuân Du thừa biết Tháo đã xây đài Đồng Tước làm nơi đấu tranh chính trị trong nội bộ, kể từ lúc đất nước chia làm ba đã rõ. Đồng Tước là tượng trưng cho sự chống đối giữa Nghiệp Thành và Hứa Đô. Có thể nói Đài Đồng Tước là cung điện bên ngoài của Tào Tháo.

Đồng thời Tuân Du cũng hiểu rằng không phò tá Tào Tháo thì phò tá ai đây? Trong lúc thiên hạ hỗn loạn, đất nước bị cát cứ, chỉ có Tào Tháo mới có khả năng an ninh xã tắc.

Hôm đó, Du phân tích tỷ mỉ cục diện đối kháng giữa Tôn, Lưu rồi mới đưa ra một phương án tiến công như sau:

- Quân ta nam hạ. đúng vào lúc Lưu Bị dẫn đại quân vào Ích Châu. Số quân còn lại giữ Kinh Châu của Gia Cát Lượng và Quan Vũ vừa ít vừa yếu, chúng ta có thể lợi dụng điểm này. Bọn Tôn Quyền, Lỗ Túc, Lã Mông đều tài cán mưu lược hơn người, trọng binh của chúng. nhất định sẽ giữ vững tuyến phía tây. Còn tuyến phía đông, Tôn Quyền chủ soái, Lã Mông là phó và các tướng Cam Ninh: Lăng Thống, Từ Thịnh, Hàn Đương, Trần Vũ đóng ở đại bản doanh. Lăng Thống và Cam Ninh có mối thù giết cha, họ không chịu phối hợp với nhau, Tôn Quyền nhiều lần hoà giải, nhưng chưa xong. Đây là điểm có lợi cho ta.

Tuân Du nói tiếp:

- Bởi vậy, chúng ta giong cờ gióng trống, tiến đến tuyến phía tây của Lỗ Túc, nhưng không đánh, chỉ để Tôn Quyền chú ý mà thôi. Đồng thời đại doanh quân ta phải nhìn sang đại doanh của Tôn Quyền, hình thành thế trận kình địch lâu dài. Sau đó, đột phát kỵ binh tập kích Lịch Dương, ngã tư hai tuyến đông, tây, rồi nhanh chóng tấn công đại bản doanh của Tôn Quyền ở bờ tây sông Trường Giang. Lịch Dương là nơi quan trọng, thế tất Tôn Quyền và Lỗ Túc phải đưa quân đến cứu. Quân ta liền rút khỏi Lịch Dương. Chờ khi hai cánh quân đó vượt sông về cứu đại bản doanh thì Thừa tướng đã yên vị trên chiếc giao ỷ của Tôn Quyền.

Vì chuyện Tuân Úc mà dạo này Tào Tháo sao nhãng việc quân. Khi đến Nhu Tu khẩu mới hay tin Lưu Bị tiến đánh Ích Châu. Tình hình biến đổi có lợi cho quân Tào, nhưng đánh như thế nào để thắng, Tháo chưa kịp nghĩ chu đáo.

Ý kiến Tuân Du rất hợp với ý Tháo. Tháo vui vẻ nói:

- Nếu các vị không còn ý kiến gì thêm nữa thì cứ theo kế sách của Tuân Du mà làm.

Tào Tháo cử Tào Nhân dẫn binh mã bộ cùng Tào Hồng, Từ Hoảng, Lã Nhu vẫn đóng quân ở tuyến phía tây, lo phòng thủ Tương Dương, Phàn Thành, Giang Lăng, Di Lăng. Mặt khác, Lý Điển, Nhạc Tiến, Hứa Chử ở Nhu Tu khẩu lập đại doanh. Còn mật báo cho các tướng Trương Cận đóng quân ở vùng Hợp Phì, Cư Sào, Nhu Tu khẩu, Tầm Dương, Lịch Dương; cùng Trình Dục, Vu Cấm với số thuỷ quân đã luyện tập hơn năm nay chuẩn bị khẩn trương, hễ có dịp là đánh phá Lịch Dương.

Lịch Dương đô đốc là Công Tôn Dương. Trưởng sử Trương Chiêu đề nghị Tôn Quyền cho xây đại doanh cùng với hai tuyến đông, tây hỗ ứng lẫn nhau. Tôn Quyền cho xây và cử Dương làm Chiến sự chỉ huy quân.

Không ngờ Tào Tháo bỏ qua hai bên, đánh vào trung tâm. Khi quân Tào đến sát cõi, Công Tôn Dương nhận lệnh: theo sát tình hình, chuẩn bị để tuỳ cơ có thể cứu viện hai tuyến đông tây.

*

Cuối tháng mười hai, quân Tào trống giong cờ mở, đóng quân ở tuyến phía tây. Tôn Quyền lệnh cho Lỗ Túc phòng thủ nghiêm ngặt. Nào ngờ, Tào Tháo lệnh cho Trương Liêu, Trình Dục, Vu Cấm chọn một số thuỷ quân tinh nhuệ ngay trong đêm, hành quân cấp tốc đến Lịch Dương.

Công Tôn Dương tỉnh giấc, thấy quân Tào đã đến tận nơi. Dương cho người cầu viện Lỗ Túc và Tôn Quyền. Lần này, không phải Trình Dục, Vu Cấm dẫn đội "bắc mã" như thời chiến Xích Bích. mà dẫn đội "bắc thuyền" cùng với sự kiêu dũng hơn người của Trương Liêu, đã nhanh chóng vượt sông. Dương chống đỡ không nổi phải rút sâu vào doanh trại cách bờ sông hàng mấy dặm, cố thủ chờ viện binh.

Chưa kịp hoàn hồn, Dương bị ba tướng Trương Liêu, Vu Cấm, Trình Dục vây đánh. Tất nhiên để hở một mặt cho Dương có đường chạy. Trên một đoạn đường, Trương Liêu đã đón lõng, Dương thoát thân đến đó thì bị bắt sống. Sau đó Trương Liêu nhanh chóng đến cướp những thuyền lương trong đại doanh của Tôn Quyền ở Giang Tây, còn những gì không chuyển đi được thì phóng hoả đốt sạch. Sau chiến dịch, lính tinh nhuệ của quân Ngô bị giết khoảng hơn năm ngàn, lương thực quân nhu thu được vô khối, thiêu huỷ một doanh trại, bắt sống một tướng, Tào quân đại thắng.

Sau đó, quân Tào vượt sông quay về.

Được biết tình hình ở Lịch Dương, Tôn Quyền và Lỗ Túc hết lời thán phục tài trí của Tào Tháo.

Lỗ Túc sợ quân Tào dùng khoàn tiến công tuyến phía tây trống trải, không dám viện trợ Lịch Dương. Còn Tôn Quyền thì như điên dại, liền dẫn quân cùng với Cam Ninh, Hàn Đương, Trần Vũ hành quân đến Lịch Dương, hòng giải thoát Công Tôn Dương, chỉ để lại Lã Mông cố thủ Nhu Tu khẩu. Đến nửa đường, biết là đã chậm, tàn quân của Dương đang lục tục đổ về, không ai là không kêu khổ.

Đánh trận đầu đã thắng, sĩ khí quân Tào tăng lên vùn vụt. Tháo muốn để Tào Nhân kình địch với Lỗ Túc ở tuyến tây, còn mình thừa thắng xốc tới quyết tử chiến với Tôn Quyền. Trong khi Tôn Quyền dẫn quân cùng Cam Ninh cứu viện Lịch Dương, Tháo cho Lý Điển, Nhạc Tiến và Hứa Chử đánh mạnh vào số quân ít ỏi của Lã Mông giữ cửa Nhu Tu. Nhưng Lã Mông dựa vào thành trại, bến cảng kiên cố ở Nhu Tu, lấy yếu đánh mạnh, quyết tâm tử thủ, quân Tào đánh mãi không được, đành phải nổi trống thu quân hòng tìm kế khác.

Đi được nửa đường, Tôn Quyền dừng ngựa, lệnh cho Cam Ninh, Hàn Đương, Trần Vũ đến thẳng Lịch Dương, ngăn chặn quân Tào nếu chúng quay lại, còn mình cùng mấy đứa thân binh quay về Nhu Tu khẩu.

Quả nhiên, Lã Mông ngoan cường chống lại quân Tào, các tướng Lăng Thống, Từ Thịnh, Chu Thái đều ra trước trận. Tào Tháo thấy vậy đành phải thu quân.

Đêm hôm đó, Tôn Quyền cùng Lã Mông, Lăng Thống, Từ Thịnh, Chu Thái và Trương Chiêu cùng nhau nghiên cứu đối sách. Trương Chiêu nói:

- Trước đây lão thần đã sai lầm khuyên Chúa công hàng Tào. Lần này quân Tào lại đến, khí thế không bằng lần trước, vậy sao chúng ta chỉ thủ mà không công? Ví như sai Lỗ Túc ở tuyến tây, vượt sông tiến lên phía bắc, ai bảo không thể thắng được Tào Nhân?

Tôn Quyền phản đối:

- Cho rằng quân ta vượt sông, đánh phá xong phòng tuyến của Tào Nhân, rồi sao nữa? Cuối cùng lại phải rút về nam sông Trường Giang. Hiện nay quân Tào hùng cứ Giang Bắc, quân ta không thể cử ai vượt Trường Giang mà chống lại chúng. Chưa nói đến Lưu Bị hiện đang đánh chiếm Kinh Châu. Khi xong việc rồi, hắn sẽ đối địch với ta. Hiện đang có hoạ Tào Tháo, ta cũng chưa thể xây lưng với hắn. Ta đừng nghĩ chuyện đánh bại Tào Tháo mà hao phí binh lực của mình.

Lã Mông nói:

- Ý Minh công rất phải. Tào Tháo lần này đến báo thù là cốt yếu, nên kế hoạch chưa chắc đã vẹn toàn. Tuy có thắng lợi, nhưng thắng lợi hoàn toàn thì chưa phải. Ngày nay thiên hạ trong tư thế chân vạc rồi, quân ta chỉ cần giữ trọn Đông Ngô, có cơ để về sau giành lấy nghiệp hoá. Chính là để phòng thủ, tôi mới cho xây thành dựng trại, lập bến cảng ở cửa Nhu Tu. Tất nhiên, không bao giờ chúng ta khiếp nhược. Đó chỉ là ý nguyện, quân Đông Ngô yêu chuộng hoà bình, chán ghét chiến tranh mà thôi.

Trương Chiêu còn định nói gì đó, Tôn Quyền đã kịp gạt đi:

- Ngày mai ta sẽ dẫn đại quân tử chiến với Tào Tháo. Nếu Tháo biết điều mà rút thì tốt, bằng không cũng phải cho hắn biết đại quân Đông Ngô chẳng phải dễ chơi!

Trương Chiêu trầm mặc suy nghĩ, lần trước ta sai, lần này lại cũng sai chăng? Ôi tuổi già!

*

Ngày thứ hai, Quyền dẫn hơn bảy vạn quân đến Nhu Tu khẩu bày trận đối địch với Tào Tháo. Tháo cùng chư tướng đứng nhìn từ một ngọn núi cao. Chiến thuyền của Đông Ngô, hàng lối, trước sau san sát. Tinh kỳ, tiết việt đủ màu đủ sắc phấp phới, trông như thành trì nổi trên mặt sông. Tôn Quyền trên chiến thuyền chính giữa, hai bên các tướng tá đứng hầu. Thế trận uyển chuyển mà vững chắc, tiến là thế công, thoái có thế thủ, khiến người xem có cảm giác bất khả chiến bại. Bất giác, Tháo thốt lên: "Đẻ con nên được như Tôn Trọng Mưu, chớ như con Lưu Cảnh Thăng thì chỉ là đồ chó lợn mà thôi!", Tháo nghĩ, vừa qua có chiến thắng, nhưng muốn thắng hoàn toàn quả thực là khó. Khí thế Tôn Quyền là vậy, nếu cứ liều đánh cả hai quân đều phải tổn thất lớn.

Sau đó, Tháo xuống thuyền chèo ra giữa sông định nói chuyện với Tôn Quyền. Quyền cho thuyền lại gần còn cách khoảng một đường tên. Hai quân nín thở, chỉ còn tiếng sóng dào dạt bên tai. Tôn Quyền nói lớn:

- Thừa tướng trấn giữ Trung Nguyên, phú quý tưởng đến thế là cùng, cớ sao lòng tham không đáy, lại muốn phạm Giang Nam ta? Thừa tướng đã quên chuyện cũ, đi ngược đạo trời, không sợ trời trừng phạt hay sao?

Lời nói vang vọng khắp trên mặt sông.

Tháo đáp:

- Phận người là tôi con, không biết tôn kính nhà vua, ta phụng mệnh Thiên tử, đến hỏi tội người đó?

Quy

- Nói thế mà không biết ngượng à? Thiên hạ ai không biết ngươi mượn tiếng Thiên tử để sai bảo chư hầu, mượn việc công làm điều tư túi. Ta đây không phải là không biết tôn kính nhà Hán, thực là muốn đánh ngươi để giúp nhà Hán đó.

Tháo giận lắm, quát các tướng phóng thuyền công kích. Tôn Quyền cho thuyền rút neo quay lại, các chiến thuyền hai bên lao ra hộ tống chủ thuyền. Trong khoảng khắc hàng vạn mũi tên trên chiến thuyền của Quyền bắn ra như mưa. Tào Tháo cũng quay thuyền chạy về phía sau. Chiến thuyền và quân thuyền hai bên quần nhau một lúc.

Hai quân đều tổn thất, thắng bại chưa phân, các bên cho thuyền rút về chỗ cũ.

Hai bên lại chọi nhau hơn mười ngày nữa, đánh mấy trận khi được khi thua. Đến tháng giêng năm thứ hai năm Kiến An thứ mười tám, (năm 213 công nguyên), mưa xuân tầm tã, ngòi lạch đầy nước, quân sĩ ở trên đám bùn lầy, vô cùng khổ sở. Trình Dục nói:

- Thừa tướng giỏi binh pháp, há không biết việc dùng binh cốt phải mau lẹ hay sao? Thừa tướng chuyến này cất quân dây dưa ngày tháng, để Tôn Quyền biết mà phòng bị trước, ta khó lòng đánh được, chi bằng rút quân về Hứa Đô sẽ tìm kế khác.

Tháo không trả lời. Tháo có ý muốn rút quân về, nhưng nghĩ đến hôm xuất quân rầm rầm rộ rộ, nay không kèn trống thui thủi quay về, quả thật không cam lòng. Tháo nghĩ đến Tuân Du và đi sang bên đó.

Từ sau khi nhận chức Thượng thư, Tuân Du vẫn cảm thấy không vui. Chỉ sau mấy hôm thắng lợi ở Lịch Dương, ông đổ bệnh. Thầy thuốc bảo do làm việc quá sức, cộng với những u uấ trong lòng chưa khai thông được, thành bệnh sinh nặng, suốt ngày nằm ở trong trướng.

Vì việc rút quân Tháo phải tìm Tuân Du bàn bạc. Du nằm trên giường, sắc mặt vàng vọt, hơi thở yếu ớt, chẳng biết còn sống được bao lâu. Tào Tháo thất kinh, cho người đi mời thầy thuốc. Tuân Du lắc đầu nới:

- Cũng là số trời cả! Thầy thuốc chẳng làm gì được đâu.

Tháo rất thương cảm không nói gì nữa. Tuân Du nói:

- Thừa tướng muốn quay về Hứa Đô chăng? Đúng đấy! Thừa tướng nên đánh Trương Lỗ trước rồi đến Lưu Bị. Hoài bão của Bị lớn lắm, không để hắn có cơ hội. Tôn Quyền chỉ muốn thủ. Tiêu diệt Lưu Bị rồi tính đến hắn, không khó khăn gì.

Tào Tháo cầm tay Tuân Du nới:

- Mạnh Đức xin nhớ lời ông. Mong ông chóng khỏi để ta cùng về!

- Tôi sống chẳng được bao lâu nữa, chỉ mong Thừa tướng giữ được ý chí, hoài bão thời trẻ, thống nhất thiên hạ trung hưng nhà Hán. Đừng nghe lời gièm pha của kẻ tiểu nhân, thích lợi nhỏ mà quên mất công đức lưu lại ngàn thu. Nếu Thừa tướng nhớ được mấy lời đó, Du này có chết cũng an lòng. Người thì phải chết, nhưng lời nói vẫn còn, mong Thừa tướng minh xét.

Nói xong, Tuân Du mắt vẫn mở mà tim đã ngừng đập.

Tào Tháo đau xót vô cùng. Chưa đầy một tháng, hai vị họ Tuân đã ra đi. Tháo vuốt mắt cho Tuân Du, và đi ngoài.

Đêm đó, được tin Du mất, ba quân tướng sĩ vô cùng thương tiếc.

Hoa Hâm được Tháo cử giữ chức thay Tuân Du.

Hôm sau, Tháo triệu tập chư tướng về trại nói chuyện, Tháo nói:

- Trước khi nhắm mắt, Tuân Du yêu cầu ta đưa quân về kinh, đi lấy Hán Trung. Ta phải tôn trọng nguyện vọng của ông ấy. Vả, suy nghĩ suốt đêm qua cũng thấy, chĩa mũi nhọn vào Trương Lỗ là thượng sách, có điều...

Nói chưa dứt lời bỗng thấy mấy tên cận vệ thân binh thủ hạ của Hứa Chử vào trướng, báo có sứ giả của Tôn Quyền đến.

Tháo lệnh cho sứ giả vào tấu kiến. Sứ giả dâng thư của Tôn Quyền. Tháo mở ra xem. đại ý viết:

"Tôi với thừa tướng đều là bầy tôi nhà Hán. Thừa tướng không biết báo ơn nước, trị an nhân dân, cứ động việc binh đao, tàn sát sinh linh, người nhân đức đâu có thế? Hiện nay mùa xuân đang thịnh, ông nên mau về đi. Nếu không như vậy lại có hoạ Xích Bích nữa đó. Ông nên suy xét kỹ".

Sau thư lại viết thêm hai câu:

"Ông mà không chết, tôi cũng khó ngồi yên được".

Tháo xem xong cười mà nói rằng:

- Tôn Trọng Mưu không dối ta chăng

Lập tức Tháo hậu thưởng cho sứ giả, cho về báo với Tôn Quyền, đại quân nam chinh hôm sau sẽ trở về kinh.

Chư tướng tranh nhau xem thư. Lời sau lẽ trước của Tôn Quyền, bề mặt thì coi Tháo là bại tướng, những ẩn ý thì lại kính, sợ; thậm chí còn có tình cảm tiếc thương giữa những anh hùng hảo hán với nhau, ai nấy cùng cười. Thích nhất là mấy chữ cuối cùng, đọc lên thấy có thiện cảm ngay.

Tháo truyền lệnh rút quân về rồi sai quan Thái thú Lư Giang là Chu Quang trấn giữ Hoãn Thành, Tây tuyến Lã Nhu trấn giữ Giang Lăng.

*

Về đến Hứa Đô, Tháo vào cung triều kiến Hiến đế, thuật lại chuyện nam chinh, báo cáo kế hoạch đi lấy Hán Trung sắp tới. Hiến đế đều tán thành.

Mấy hôm sau, Hiến đế hạ chiếu tập hợp mười bốn châu hiện có thành chín châu. Bỏ các châu: Từ, Lương, U, Tinh, Giao; mấy quận huyện ở các châu này hợp vào với các châu lân cận. Vị trí thiên hạ lúc này hợp với thuyết "Vũ cống chín châu".

Đương thời, nhiều người có học cho rằng, trong lúc thiên hạ loạn lạc, đất nước còn bị chia cắt, Hiến đế đưa ra một hình thái tổ chức đẹp đẽ như vậy chỉ tổ làm đau lòng người khác. Riêng Tháo cho rằng, sơ đồ mới của Hiến đế đã khích lệ lòng quyết tâm thống nhất đất nước của mọi người, nên Tháo rất v

Tháo ở lại Hứa Đô cho đến tháng tư, ngày nào cũng trò chuyện cùng Hiến đế, thật không phụ lòng mong đợi của hai vị tướng họ Tuân. Sau đó Tháo trở về Nghiệp Thành.

Sau đó ít lâu, lại có người đề nghị phong tặng Tào Thán làm Ngụy Quốc Công. Lúc đầu Tháo không nhận. Về sau, suy đi tính lại, còn vì quyền thế cám dỗ, Tháo đã nhận ân đức của Hiến đế phong tặng.

Ngày mùng mười tháng năm, Hiến đế cho lấy mười quận của Ký Châu và Hà Đông, Hà Nội, Ngụy Quận (tức Nghiệp Thành), Triệu Quốc, Trung Sơn, Trường Sơn, Cự Lộc, An Bình, Cam Lăng, Bình Nguyên làm thái ấp của Tào Tháo, xưng là Ngụy Quốc. Tháo lên chức Ngụy công, phong thêm "lễ cửu tích", kiêm nhiệm Ký Châu mục.

Lúc là Thừa tướng, Tháo đã được phong quyền "khi vào chầu vua không phải xưng tên; đi trong triều không phải bước rảo, đeo gươm lên cả trên điện", lúc này tiến chức Ngụy Quốc Công, có thái ấp, thêm lễ cửu tích, kiêm lĩnh Ký Châu mục, thật là quyền uy bốn biển, trấn động trong ngoài, không có người nào sánh kịp.

Tào Tháo mừng rỡ, vào triều nhận lễ tấn phong, rồi về ngay Nghiệp Thành. Một buổi yến tiệc chưa từng thấy ở đài Đồng Tước, trăm quan văn võ đến chúc mừng Tào Tháo.

Tuy có nhiều người phản đối việc tấn phong Tào Tháo, nhưng cứ nghĩ đến Tuân Úc lại chẳng ai dám nói. Sĩ đại phu thì lặng lẽ, còn Tháo thì hớn hở cùng trăm quan nhộn nhịp bước lên đài cao.

*

Cảnh tượng đài Đồng Tước bây giờ đã khác. Tháo vốn tính phong lưu, ưa cảnh trời mây non nước, muốn đài Đồng Tước lưu danh muôn đời, đã sai người đi khắp bốn phương tìm kiếm những hoa cỏ quý lạ để trồng vào vườn treo trên đài cao. Cây cỏ trong vườn muôn hồng ngàn tía đua chen, lúc nào cũng xanh tươi, rực rỡ. Có được vườn hoa như vậy, nhất là ở miền bắc, quả là tốn công, tốn của nhiều lắm.

Cảnh ấy, tình này, lòng Tháo vui mừng khôn xiết. Nghi lễ chúc mừng đã xong, mới bắt đầu vào tiệc. Trăm quan bắt đầu nâng chén, luân lưu chúc mừng, chẳng mấy chốc vô khối người đã say.

Tháo vui mừng uống luôn mấy chén, cũng cảm thấy ngây ngất. Bỗng thấy Tào Thực bước vào, bẩm có viên quan chuyên đi khắp nơi tìm kiếm những cây quả khác lạ, mạo hiểm vào đất Ngô mua được bốn mươi gánh cam, ngày đêm đưa về Nghiệp Thành. Hôm nay, những người phu gánh cam mệt mỏi, rủ nhau ngồi nghỉ dưới chân ngọn núi nhỏ. Từ đâu thấy một ông lão khiễng một chân, chột một mắt, đầu đội nón mây, mình mặc áo vải, đến chào hỏi và nói:

- Các chú quảy gánh khó nhọc, bần đạo gánh đỡ một vai có được không?

Chúng thấy nói thế mừng quá. Ông lão liền gánh đỡ cho mỗi người một vài dặm, mà gánh nào ông ấy đã gánh rồi đều nhẹ bỗng như không cả, ai nấy đều ngạc nhiên cho là sự lạ. Khi hỏi, ông lão chỉ cười mà không đáp. Ông lão gánh giúp người thứ bốn mươi đến tận chân thành.

Khi từ biệt, ông lão bảo với người áp tải cam r

- Có ai hỏi thì bảo bần đạo là người làng Ngụy Công khi trước, họ Tả tên Từ, tự là Nguyên Phóng, đạo hiệu là Ô Giốc tiên sinh.

Nói xong ông ngồi bệt luôn xuống chân tường mà ngủ gật.

Phu gánh cam đến Nghiệp Quận. Một người khác đưa cam đến đài Đồng Tước dâng lên Tào Tháo.

Tháo nghe nói cam được đưa suốt đêm qua từ đất Ngọ về liền cười, nói:

- Tôn Quyền biết ngày phong công của ta, ăn quả cam trên đất hắn, xem ngon lành thế nào?

Nhưng cũng lạ, Tháo bóc quả nào cũng không thấy có múi. Tháo sực nhớ việc mình tặng hộp thức ăn cho Tuân Úc, Úc mở hộp ra bên trong cũng chẳng có gì. Bỗng một cảm giác lạ lùng, khó tả tràn ngập lòng Tháo. Mãi sau, Tháo mới hỏi được:

- Thế này là thế nào nhỉ?

Bọn chúng sợ hãi, ấp úng kể lại câu chuyện. Tháo càng nghe càng thấy lạ, vội nói.

- Trên đời này, thật có việc như vậy sao? Ta từng giết bao nhiêu là yêu quái, chưa thấy ai có tài như vậy. Ông lão đó tên là gì?

Bọn chúng đều đồng thanh nói:

- Tên là Tả Từ, tự là Nguyên Phóng, đạo hiệu Ô Giốc tiên sinh, người cùng quê với Ngụy Quốc Công.

Ban nãy kể chuyện ông lão thì chúng lắp ba lắp bắp, đứa nọ đá đứa kia, còn bây giờ, chúng hô như nhau, không sai một chữ. Giọng nói của chúng thì giòn giã, âm vang, từ xa đã nghe thấy. Các tướng đều buồn cười. Ngay đến Tháo, ngồi âm thầm từ nãy cũng phải nhếch mép.

Đúng lúc đó, ở dưới đường nghe có tiếng huýt dài, sau đó, một giọng nói thanh tú, bay vút lên:

- Ngụy Quốc Công cho gọi bần đạo, lệnh cho bọn chúng cùng hô, thật nhiệt tình quá. Nguyên Phóng này không đáng được như vậy!

Lời vừa dứt, đã thấy một đạo sĩ, chột một mắt, khiễng chân xuất hiện trên lầu, ngay trước mặt Tháo, dáng vẻ vui tươi.

Tháo thất kinh vì không ngờ người vừa nói ở dưới đất đã có mặt ngay ở trên tầng.

Các tướng đều thấy lạ, người đâu như từ trên trời rơi xuống, ai nấy sờ tay vào đốc kiếm.

Đạo nhân vẫn đứng đấy, coi như không, con mắt độc nhất nhìn chằm chằm vào Tháo, miệng hơi mỉm cười.

Tháo phẩy tay để các quan ngồi xuống, rồi nhìn Tả Từ, mắng rằng:

- Ngươi dùng yêu thuật gì làm hỏng hết những quả cam ngon của ta?

Từ cười, nói:

- Chẳng thế?

Từ mới lấy cam bóc ra thì quả nào cũng có múi, lại thơm ngon nữa.

Tháo cũng cười:

- Thì ra chỉ có một quả như vậy.

Nói xong, Tháo lấy một quả khác bổ ra, lại cũng chỉ có vỏ không. Mấy lần đều như vậy. Cứ Tháo bóc thì chỉ có vỏ không, còn Từ bóc thì đều có múi. Ai ai cũng tận mắt nhìn thấy Tháo càng nghi lắm. Không những thế, Tả Từ bóc cam ăn hết một quả, còn nói:

- Ngon thì ngon thật, nhưng không ngọt bằng quả lệ chi ở Lĩnh Nam.

Tháo hỏi:

- Ngươi được ăn lệ chi ở Lĩnh Nam từ bao giờ thế? Không phải ở đây à?

Tả Từ lấy tay chỉ vào chiếc mâm ở trước mặt Tháo, thì lạ thay, trên mâm đầy những quả lệ chi chín mọng.

Mọi người đều thấy kinh hãi, Tháo nói:

- Mâm này vừa đựng quả khô, chính ta vừa ăn hết.

Tả Từ nói:

- Hôm nay Quốc Công và quần thần yến ẩm mà không cho Từ này dự với?

Tào Tháo vội sai bầy hẳn một mâm khác, mời Từ ngồi ngay cạnh, lệnh tả, hữuếp rượu. Từ uống hết năm bình rượu chưa say, ăn cả một con dê mà chưa chán. Chư tướng càng nhìn càng thấy lạ.

Tả Từ vừa ăn, vừa lấy tay lau mép, rồi nói:

- Hôm nay Quốc công mở tiệc cực to, đủ cả của ngon vật lạ trên rừng dưới biển, nhưng còn muốn thức gì thật quý hiếm, nếu cần, cứ nói bần đạo có thể giúp cho.

Tháo muốn bắt bí Tả Từ liền nói:

- Ta muốn lấy gan rồng nấu canh, ngươi có lấy ở đâu được không?

Từ cười, nói:

- Có khó gì việc ấy?

Từ đứng dậy, đi đến bức tường bên trái bàn tiệc, lấy bút mực vẽ một con rồng lên đó. Từ phất tay áo một cái, bụng rồng tự nhiên tách ra. Từ thò tay vào lôi mấy buồng gan, máu tươi vẫn còn chảy ròng ròng.

Tào Tháo không dám tin đó thực là buồng gan rồng, nên không dám ăn. Tháo nói:

- Đem cất chỗ gan này vào trong tay áo nhà ngươi đi.

Tả Từ nghe lời, bỏ gan rồng vào trong tay áo. Sau đó lại hỏi:

- Hoa ở đây cũng rất nhiều, nhưng chắc vẫn còn thiếu. Quốc Công còn muốn loại hoa gì nữa?

Tháo nghĩ rồi nói.

- Còn thiếu hoa sen trong tuyết.

Tả Từ liền sai tả, hữu đưa đến một chiếc chậu hoa không. Tả Từ huơ tay trên chiếc chậu, trong chậu liền có bùn và trên là một lớp tuyết. Từ uống một ngụm nước rồi phun vào bồn hoa. Lát sau, trong chậu hoa đã có một cây tuyết liên và trước sự chăm chú của mọi người, nở ra một đoá sen lớn, hương thơm ngào ngạt.

Các quan ai nấy đều ngạc nhiên, mời Tả Từ cùng ngồi ăn yến. Một lát, người đầu bếp dâng cá gỏi lên. Từ lấy tay cầm ăn một miếng rồi nói:

- Gỏi phải có cá lư ở Tùng Giang ăn mới ngon!

Tháo hỏi:

- Tùng Giang cách đây hàng ngàn dặm. Tiên sinh có lấy được cá ở đó không?

Từ chẳng nói gì, liền bảo người đem cần câu đến, ngồi câu ở ngay cái ao trước của cung. Chỉ một lát giật được con cá lư to, đem đến để trước mặt Tào Tháo. Tháo nói ngay:

- Đây là cá có sẵn trong ao ta đó.

Từ nói:

- Quốc Công chớ khinh tôi thế! Cá lư các nơi khác chỉ có hai vây, duy chỉ ở Tùng Giang, cá lư mới có bốn vây. Cứ lẽ ấy mà suy thì biết.

Tháo và chư tướng đến nhìn, quả nhiên cá có bốn vây thật. Tháo

- Tiên sinh có thật gì mà lạ thế?

Từ nói:

- Bần đạo học ở núi Thê Đẩu, Vũ Đô được ba mươi năm. Một hôm tường đá trong động tách ra, bần đạo được ba quyển. Quyển đầu là "Thiên Độn", có phép tung mây cưỡi gió, bay lên trên trời; quyển sách thứ hai là "Địa Độn" có thể vân du bốn biển, xuyên qua núi đá; quyển thứ ba là "Nhân Độn", biết tàng hình biến hoá, ném, gươm quăng đao lấy đầu người khác như bỡn.

Thấy Tả Từ nói học đạo ở Thê Đẩu. Tháo hỏi luôn:

- Tiên sinh nói đồng hương với ta, nhưng sao ở Tiêu Quận chưa từng nghe nói đến tiên sinh bao giờ?

Tả Từ nới.

- Cái đồng hương mà tôi nói tới đâu phải ở nơi trần gian này!

Tháo hỏi:

- Vậy thì đồng hương ở chỗ nào?

Tả Từ ngừng một lát, mới làm ra vẻ kinh ngạc nới tiếp:

- Làm sao mà ngay cả quê hương Quốc Công cũng không còn nhớ nữa. Chúng ta cùng ở Tinh Hương mà!

Càng nghe càng thấy như có giọng điệu của Thương Diệu đâu đây, Tháo lấy làm hốt hoảng, không nói

Từ nói tiếp:

- Quốc Công lo toan việc nước, đầu đã điểm bạc, sao không nghỉ quách đi, vào núi tu hành. Bần đạo sẽ truyền cho ba quyển Thiên Thư ấy.

Tháo buột miệng nói luôn:

- Ta cũng muốn từ quan về nhà, ngặt nỗi Triều đình chưa có ai thay ta được.

Tả Từ cười to:

- Bần đạo nghe người ta nói, Quốc Công khâm phục tài cao, chí lớn của Thương Diệu ở núi Thê Đẩu, nhưng lại buộc hắn phải tự sát. Nếu ngài hối hận muốn nhường chức, bần đạo nguyện nhân độn, lôi hắn từ cửu tuyền lên, thay ngài làm Ngụy Quốc Công!

Nói xong Tả Từ cười sằng sặc, và trong nháy mắt, thay hình đổi dạng thành Trương Diệu ngày trước.

Tháo kinh quá, ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự. Các quan nhìn thấy Thương Diệu cũng cứng cả họng. Bỗng có tiếng nói từ dưới đất vọng lên. Các quan nhìn xuống thấy một Tả Từ đang nói:

- Tào Man nghe đây: Hôm nay ta chưa lấy đầu nhà ngươi. Liệu đấy mà hối cải.

Nói xong, Tả Từ biến thành trận gió mà bay đi.

Tiếc là Tào Tháo không nghe thấy câu nói đó. Các tướng vội đỡ Tào Tháo dậy, có người bấm vào huyệt nhân trung, Tháo mới dần tỉnh. Ngẩng đầu, mmắt, Tháo nhìn thấy một khuôn mặt giống mình in hệt. Tháo vùng vẫy cố gắng đứng lên, lúc này Tháo mới thực tỉnh. Xung quanh ồn ã, náo nhiệt. Tháo biết mình vừa trải giấc mộng Nam Kha [2].

Trong lòng thì kinh hãi, bề ngoài Tháo không tỏ ra gì cả. Tào Thực đang tràng ba khoát bảy với mọi người. Tháo ngẫm nghĩ mà lạ lùng, chỉ riêng mình Tháo gặp điều quái dị như vậy.

Hôm sau, Tháo lệnh tả, hữu mời các tướng Trần Quần, Trình Dục, Vu Cấm, Hạ Hầu, Hứa Chử, Lưu Hoa, Hoa Hâm, Tân Bình, đến bàn chuyện công phá Hán Trung.

Nhưng ngay lúc đó lại có mật báo: Trong lúc Tào Tháo được phong Ngụy Quốc Công, về mặt nhân sự, một số thủ hạ của Tháo cũng có những thay đổi tương ứng. Một quan chức chuyên thu thập tin tình báo cho Tháo, được chuyển vào phủ Quốc trượng Phục Hoàn, giữ chức vụ quan trọng. Viên chức này, khi thu dọn phòng ốc, tình cờ tìm thấy bức mật thư của Phục Hoàng hậu gửi cha mình trước đây.

Mật thư viết cách đây đã hơn chục năm, nhưng vẫn làm cho viên quan kinh ngạc, thất sắc. Sáng hôm sau, viên quan đến phủ Tào Tháo, dâng mật thư lên Quốc Công.

Tháo xem xong mật thư, tức giận vô cùng. Tháo cho đình việc xuất quân, sai mời Ngự sử đại phu Khước Lự đến.

Đến nơi, Khước Lự nghe chuyện của Phục Hoàng hậu, chưa biết nên giải quyết ra sao. Tháo nói:

- Ta muốn giữ quan hệ tốt với Triều đình, không ngờ họ lại muốn hại ta như vậy

Lự nói:

- Việc xảy ra đã lâu, không có hậu quả. Hơn nữa, Phục Hoàn đã chết, Hiến đế đang tín nhiệm Thừa tướng, vừa phong Quốc Công, Thừa tướng có thể vì đại cục mà bỏ qua chuyện này!

Tháo nói:

- Không được. Ngươi cùng với Hoa Hâm dẫn giáp binh vàn cung thu tỉ thụ của Hoàng hậu.

Phục hậu nghe tin liền ẩn vàn trong vách hai tầng ở sau buồng. Hoa Hâm sai phá vách, quả nhiên có Phục hậu ở đấy. Hâm sấn vào nắm tóc lôi ra.

Trên đường gặp Hiến đế. Phục hậu khóc lóc nói với vua rằng:

- Không cứu nhau được nữa hay sao?

Vua cũng khóc mà nói rằng:

- Trẫm cũng chưa biết sống thác ra sao đây!

Khước Lự đứng cạnh thấy vậy định bỏ đi chỗ khác. Nhìn thấy Khước Lự, vua hỏi:

- Khước công! Thiên hạ có việc thế này bao giờ chưa?

Khước Lự không biết nói gì, đành cùng Hoa Hâm ra khỏi cửa cung.

Hôm đó Phục hậu bị giam trong ngục đánh cho đến chết, trai người con của bà buộc uống thuốc độc chết nốt. Cả họ nhà Phục Hoàn đều bị giết sạch, có đến hơn vài trăm người.

Thế là quan hệ giữa Nghiệp Thành và Hứa Đô từ nay gián đoạn.

*

Mấy hôm sau, Tháo dẫn quan. tướng đến Mạnh Tân. Không bàn định kế hoạch đánh Trương Lỗ như những lần trước, Tháo nêu vấn đề hình phạt cho mọi người bàn luận. Tháo nhìn Trần Quần một lát rồi mới nói:

- Trước đây, Đại hồng lư Trần Kỷ là cha của Trần Quần cho rằng tử hình một kẻ phạm tội chết là nhân đạo nhất, Trần Quần nghĩ thế nào nhỉ?

Tháo muốn Trần Quần giúp mình.

Xưa nay, Trần Quần luôn cho cha là người hiểu biết, đúng đắn, nên suy nghĩ một lát rồi nói:

- Vương triều nhà Hán bãi bỏ nhục hình, tăng cường đánh đập; về hình thức tưởng là nhẹ, nhưng thực chất rất nặng; tưởng nhẹ, nên nhiều người phạm tội, không ít kẻ bị đánh chết, dân tình lấy làm bất mãn. Vì vậy cha tôi không tán thành.

Tháo hỏi:

- Vậy Trần Kỷ nghĩ thế nào?

Trần Qu

- Pháp luật thời cổ cho rằng: giết người phải đền mạng là hợp đạo trời. Với những kẻ giết người mà chỉ xử phạt như gọt đầu, cắt tóc, đối với người bị hại là không công bằng. Bởi vậy, nhân từ đối với kẻ phạm mười điều ác là không cần thiết. Nhưng nhân từ đối với kẻ bị tử hình lại có tác dụng.

Tháo gật gật đầu. Trần Quần lại nói tiếp.

- Nhưng, đã phế bỏ nhục hình thì chỉ còn tử hình và phạt đánh. Những người bị phạt đánh, thường lại bị đánh đến chết. Bởi vậy, có người nói, ở nước ta, thực chất tử hình là hình phạt duy nhất. Vì thế ta phải phục hồi nhục hình, làm cho những người chưa đáng xử tội chết, tuy có đau đớn về thể xác, nhưng vẫn được sống, mục đích xử phạt để răn đe mới có tác dụng. Không nên coi trọng cái phụ, xem thường cái chính.

Tháo tán thành ý kiến của Trần Quần. Nhưng khi Trần Quần nói đến hai chữ "đánh chết", Tháo biết ngay là họ ám chỉ Phục hậu bị đánh chết. Tháo vốn định nói với mọi người: Phục hậu bị đánh chết là chính đáng và cần thiết. Song lúc này, Tháo thấy không nên. Không ai dám phản đối công khai. Việc gì phải vạch áo cho người xem lưng? Tháo chuyển câu chuyện sang vấn đề khác và nói:

- Sau khi về Hứa Đô, nghe nói lần nam chinh vừa rồi, một số binh sĩ đã bỏ ngũ, không muốn tấn công Đông Ngô, đã có phương bắc rộng lớn, nên yên phận, lo việc làm ăn. Đối với bọn chúng, ngoài giáo dục ra, nên có hình phạt gì?

Thượng thư Cao Nhu nói

- Hìnhạt hiện nay đã cũ quá! Một tên lính trốn chạy, sẽ bị bắt lại và vợ con hắn bị đánh đòn. Tuy vậy, tình hình bỏ ngũ vẫn không giảm. Tôi cũng muốn trình bày một phương án mới.

Tháo hỏi:

- Mở rộng phạt roi đến cha mẹ và anh em hắn chứ gì?

Cao Nhu nói:

- Bọn lính ở tiền tuyến bỏ chạy trong lúc gay cấn nhất là một tội ác. Nhưng nghe nói, về sau họ mới thấy hối hận. Nên phương án mới là: tha cho các mụ vợ của chúng. Các mụ này sẽ khuyên nhủ chồng thay tâm đổi tính. Mục đích của hình phạt là gì? Phải xử phạt người hư. Song cái chính là làm sao để kẻ xấu trở thành người tốt. Nếu cứ tra khảo vợ con họ, làm cho số này tuyệt vọng, lại đánh đập cha mẹ, anh em của họ, những người lính luôn luôn lo lắng, sợ hãi, một mặt sức chiến đấu sẽ giảm sút, mặt khác dẫn họ phải trốn chạy bất cứ lúc nào. Tôi cho rằng hình phạt nặng không nhất định đã ngăn cản được việc bỏ ngũ, ngược lại nó khích lệ người ta trốn chạy.

Tháo cười nói:

- Nói có lý! Sắp tới chúng ta tấn công Hán Trung. Ông định ra hình phạt mới trong quân, để sức chiến đấu của binh sĩ được nâng cao, không một binh sĩ nào phải lo lắng, sợ sệt.

Sau đó, mọi người bàn bạc kế hoạch tiến đánh Hán Trung. Lúc này, Tào Tháo đã bình định xong phương bắc, Quan Trung và Lũng Tây. Cục diện thiên hạ chia ba đã sơ bộ hình thành. Nghênh tiếp Tào Tháo chẳng nhẽ chỉ còn Trương Lỗ và Hán Trung

Tháo giơ tay chỉ qua biên giới Hán Trung, đến tận Ích Châu của Lưu Bị. Ít người thấy được Tháo đang mỉm cười.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-31)


<