Vay nóng Tinvay

Truyện:Tào tặc - Hồi 029

Tào tặc
Trọn bộ 607 hồi
Hồi 029: Binh lính Nghĩa Dương (2)
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-607)

Siêu sale Shopee

Đặng Tắc giục ngựa đi song song với chiếc xe đầu tiên. Tào Bằng và Vương Mãi thì đi ở sau cùng, đồng thời chú ý tới tốp phạm nhân. Lão quan gia sử dụng loại dây thừng to bằng cánh tay trẻ con. Mỗi người bị buộc lại không hề ảnh hưởng tới ự di chuyển, nhưng cũng không dễ dàng giẫy ra được. Ba mươi bảy tên phạm nhân thất tha thất thểu, bị xe ngựa kéo về phía trước. Vương Mãi cầm trường mâu trong tay, thi thoảng phóng ngựa qua bên cạnh. Cho dù là Mã Ngọc cũng phải cẩn thận bám theo đội ngũ.

Vương Mãi là một tên liều mạng như thế nào thì y đã biết.

Tào Bằng....

Mã Ngọc chưa từng tiếp diện với hắn nhưng có cảm giác Tào Bằng so với Vương Mãi còn lòng lang dạ sói hơn.

Cho dù lúc trước hắn hoành hành ngang ngược ở huyện Cức Dương nhưng bây giờ cũng phải ngoan ngoãn, nếu không sẽ bị rơi đầu.

Từ huyện Cức Dương tới thành Cửu Nữ ước chừng mất nửa ngày.

Trong đêm, mặc dù gió lạnh, nhưng do đường thẳng cho nên tốc độ cũng rất nhanh.

Ước chừng gần tới giờ Dần, đoàn người Tào Bằng ghìm ngựa nhìn về phía trước. Bóng thành Cửu Nữ đã thấp thoáng trước mặt. Tới lúc này, Đặng Tắc mới thở phào nhẹ nhõm.

- A Phúc! Chúng ta tới rồi.

Đặng Tắc quay đầu cười nói, nhưng trong ánh mắt vẫn còn một chút sầu lo.

Tào Bằng hít một hơi thật sâu, ở trên ngựa vươn vai một cái.

Thật ra đoạn đường vừa rồi đối với hắn không hề dễ dàng. Một mặt do tâm lý về chuyện này, còn mặt khác thì đề phòng đám người Mã Ngọc.

Hiện giờ, mục tiêu đã ở trước mặt, nên có thể thư giãn một chút.

Cũng nhờ Lưu Biểu trị vì tốt cho nên đường từ Cức Dương tới đây, coi như bình an vô sự.

- Đi thôi!.

Đặng Tắc lên tiếng rồi thúc ngựa chuẩn bị lao xuống.

- Tỷ phu!

- Cái gì?

- Năm mới vui vẻ.

Đặng Tắc kinh ngạc quay đầu nhìn lại chỉ thấy Tào Bằng đang nở nụ cười.

Không biết tại sao, Đặng Tắc có cảm giác nụ cười của Tào Bằng rất tốt. Trong đó dường như ẩn chứa một thứ ma lực khiến cho y bình tĩnh lại.

- A phúc! Năm mới vui vẻ.

- Đầu Hổ ca! Năm mới vui vẻ.

- Ha ha! Năm mới vui vẻ...

Cả ba người đứng trên đỉnh đồi, chắp tay chúc nhau.

Trong chốc lát, tất cả những lo lắng, bất an đều biến mất.

- Đi! Chúng ta tới báo danh thôi.

Đặng Tắc đột nhiên giơ roi thúc ngựa, lao xuống núi.

Còn nụ cười trên mặt Tào Bằng khi Đặng Tắc và Vương Mãi xuống núi lập tức biến mất.

"Hoàng Xạ! Ta tới đây! Ta sẽ đứng trước mặt của ngươi, xem ngươi còn có chiêu gì nữa."

Bàn tay của Tào Bằng vô tình nắm chặt cây đao. Hắn nhìn về phía xa, hai chân dập mạnh một cái đồng thời hét to:

- Giá!

Con ngựa cất tiếng hí dài rồi lao xuống đồi, nhằm thẳng phía đoàn xe mà lao đi.

Hoàng Xạ đang ngủ bị bị người đánh thức.

- Thiếu tướng quân! Tướng quân Trần Tựu cầu kiến.

- Giờ này là giờ nào? Có chuyện gì sao không để sáng mai nói?

Hoàng Xạ đang mơ mơ màng màng bị giật mình tỉnh giấc nên rất khó chịu.

Năm nay Hoàng Xạ mới có mười tám tuổi, đang tuổi ăn tuổi ngủ.

Y xuất thân từ gia tộc Hoàng thị ở Giang Hạ, lại là con cả của Hoàng Tổ. Từ nhỏ tới lớn đều được người nâng niu. Sau khi Lưu Biểu tới Kinh Châu, Hoàng Tổ là một trong những người đầu tiên quy phục, thậm chí được Lưu Biểu tin dùng. Ba năm đầu tiên, Viên Thuật lệnh cho Tôn Kiên chinh phạt Kinh Tương, sau đó bị Hoàng Tổ giết chết. Nghe nói lúc đó, giết được Tôn Kiên đối với Hoàng Tổ hoàn toàn là một chuyện không ngờ. Nhưng cho dù thế nào thì việc Tôn Kiên chết cũng đồng nghĩa với mối họa trong lòng Lưu Biểu đã mất. Vì vậy mà Hoàng Tổ được Lưu Biểu tin cậy, trở thành người phụ tá đắc lực.

Lần này Hoàng Xạ trấn giữ thành Cửu Nữ thực tế là để tích lũy kinh nghiệm.

Thành Cửu Nữ từ trước vốn không được để ý, nhưng hiện giờ Tào Tháo chuẩn bị tấn công Uyển thành khiến cho Lưu Biểu lo lắng, liền quyết định xây dựng đại doanh ở đây.

Địa doanh được xây dựng chiếm một phạm vi rộng lớn, có thể đồn trú mấy vạn binh mã.

Xây dựng lại thành Cửu Nữ còn có mục đích để cho Trương Tú tin tưởng.

Đồng thời đại doanh ở đây còn gánh vác trách nhiệm vận chuyển quân nhu, lương thảo tới Uyển thành. Cho nên binh mã đóng ở đây phần lớn là mộ binh tạm thời.

Hoàng Xạ ở đây cũng không có gì nguy hiểm.

Một khi Trương Tú thất bại, Đặng Tế ở Tân Dã sẽ theo Cức Dương, Niết Dương tới còn đại doanh của thành Cửu Nữ vẫn phụ trách cung ứng lương thảo quân nhu như cũ. Vì để cho Hoàng Xạ nhận được nhiệm vụ này, Hoảng Tổ mất rất nhiều công sức. Ngay từ đâu, Hoàng Xạ với dã tâm bừng bừng, hy vọng có thể nhân cơ hội này mà lập được công lao, làm rạng ngời cho gia tộc, đồng thời cũng kiếm quân công cho mình...

Không ngờ, khi y tới thành Cửu Nữ mới phát hiện không có việc gì.

Mà khi bá phụ Hoàng Thừa Ngạn tới Niết Dương, Hoàng Xạ không ngờ phát hiện ra con gái của Hoàng Thừa Ngạn là Hoàng Uyển Trinh, cũng là Hoàng Nguyệt Anh lại đi với một tên tiểu tử ở Đặng thôn. Hoàng thị ở Kinh châu là một gia tộc lớn, cũng là nhà tam công. Vì vậy mà Hoàng Nguyệt Anh nếu là đệ tử của Hoàng thị thì khi lập gia đình cũng cần phải chú ý tới môn đăng hộ đối. Trong khi đó Tào Bằng lại là con của một gã thợ rèn. Nếu hai người xảy ra c huyện gì đó thì Hoàng thị ở Giang Hạ sẽ trở thành trò cười trong miệng người của các gia tộc ở Kinh Tương.

Tất nhiên, Hoàng Xạ không thể để cho chuyện này xảy ra. Vì vậy mà quyết định phải xử lý Tào Bằng.

- Bẩm tướng quân! Tướng quân Trần Tựu có nói, người mà ngài ra lệnh để ý đã tới bên ngoài cổng. Trần tướng quân hỏi nên sắp xếp như thế nào?

Lúc này, Hoàng Xạ đã tỉnh táo hơn, nên chỉ hơi ngẩn người rồi hiểu ra.

- Lập tức cho mời Trần tướng quân vào đây.

- Vâng.

Trần tướng quân đó tên là Trần Tựu, tự là Tuấn Thạch, chính là ái tướng tâm phúc của Hoàng Tổ.

Mặc dù biết Hoàng Xạ tới thành Cửu Nữ không có gì nguy hiểm, nhưng lo lắng cho ái tử, Hoàng Tổ vẫn phái một tên tướng tín nhiệm nhất tới đây giúp y. Mặc dù Hoàng Xạ không hài lòng với chuyện đó nhưng không thể nào từ chối ý tốt của phụ thân.

Hơn nữa, việc lần này y cần đối phó với Đặng Tắc thật ra có điều khó nói.

Hoàng Xạ không thể nói rõ sự thật cho người khác, chỉ có thể âm thầm làm việc. Vì vậy mà Trần Tựu là người lựa chọn thích hợp nhất.

Trần Tựu là một người có sức mạnh, vẻ bề ngoài cũng rất tuấn tú.

Y ăn mặc áo giáp chỉnh tề, nhanh chóng đi tới lều lớn ở trung quân rồi cung kính vái chào Hoàng Xạ, sau đó mới nói:

- Thiếu tướng quân! Tá sử Đặng Tắc của huyện Cức Dương đã nhận lệnh tới đây, áp tải lương thảo và đồ quân nhu cùng với ba mươi bảy tên tù khổ sai. Mạt tướng không biết sắp xếp thế nào cho bọn họ nên mới mạo muội cầu kiến. Xin thiếu tướng quân hiểu cho.

- Tuấn Thạch huynh không cần phải khách sáo. Ngồi.

Ngôn ngữ của Hoàng Xạ đối với Trần Tựu vô cùng khách khí.

Nhưng như thế cũng không có nghĩa Trần Tựu có thể làm càn trước mặt Hoàng Xạ.

Người của thế gia chú ý tới vấn đề mặt mũi. Nếu không cẩn thận sẽ rước lấy họa sát thân.

Trần Tựu ở dưới trướng Hoảng Tổ nhiều năm đối với đệ tử thế gia cũng có chút hiểu biết. Vì vậy mà khi nghe Hoàng Xạ khách khí cho mình ngồi xuống, y vẫn cung kính đặt hai quyển danh sách trước mặt Hoàng Xạ rồi mới thối lui về chỗ, ngồi xuống.

- Đây là...

- Bẩm thiếu tướng quân. Đây là danh sách đồ quân nhu và lương thảo mà huyện Cức Dương đưa tới, còn có danh sách của tù khổ sai.

Hoàng Xạ cầm lấy danh sách rồi mở ra nhìn lướt qua. Chỉ thấy trên đầu danh sách có ba cái tên. Một cái tên là Đặng Tắc, hai tên sau là hai tên tùy tùng. Xuống chút nữa mới là danh sách phạm nhân. Hoàng Xạ không để ý tới danh sách phạm nhân. Khi y nhìn thấy hai chữ Tào Bằng, ánh mắt liền hơi nhíu lại, khóe miệng nhếch lên.

- Tào Bằng này...

- Đây là mới tức thời tăng thêm. Theo quy định thì người được mộ binh có thể mang theo tùy tùng.

Đây có nghĩa là...

Thiên đường có cửa ngươi không đi. Địa ngục không lối ngươi tự mò tới.

Nụ cười lập tức xuất hiện trên gương mặt Hoàng Xạ. Sau khi khép danh sách lại, y mới cười cười hỏi:

- Đặng Tắc này là hạng người xảo quyệt. Ta cũng chỉ mới ngẫu nhiên nghe thấy người ta nói về y cho nên mới quyết định chiêu mộ y tới đây, để tiến hành xử phạt với y. Hiện giờ trong đại doanh, các vị trí đều đủ. Tuấn Thạch huynh! Huynh thấy cho y ở đâu là thích hợp nhất?

Trần Tựu thầm mắng trong lòng.

"Rõ ràng là Đặng Tắc làm gì chọc phải ngươi cho nên ngươi mới chiêu mộ hắn tới đây."

"Việc ác gì? Bọn người như các ngươi từ khi nào để ý tới việc này?"

Mặc dù mắng thì mắng vậy nhưng y cũng không dám nói ra miệng.

Trần Tựu nghĩ một chút rồi nói:

- Nếu Đặng Tắc là loại người như vậy thì cứ để cho hắn chịu khổ rồi từ từ xử lý có được không?

- Ừm! Nhưng không biết nên sắp xếp thế nào cho thích hợp?

- Việc này xin thứ cho mạt tướng ngu dốt, nhất thời không nghĩ ra chỗ nào thích hợp.

Hoàng Xạ gõ gõ tay vào thành giường, trầm ngâm một lúc rồi hỏi:

- Ta có nhớ là năm ngày sau có một đám lương thảo cần chuyển tới Uyển thành, là do bộ phận nào phụ trách áp tải?

Trần Tựu lặng người đi một chút rồi vội vàng trả lời:

- Bẩm thiếu tướng quân! Do số lượng đồ quân nhu không nhiều lắm nên đã quyết định do binh lính Nghĩa Dương phụ trách áp tải.

- Binh lính Nghĩa Dương? - Hoàng Xạ suy nghĩ:

- Nghe nói thì hình như cũng là một đám quân nhanh nhẹn, dũng mãnh, có thể chiến dấu. Có điều ngươi vừa mới nói vốn định... Chẳng lẽ có gì thay đổi?

Trần Tựu cười khổ, nói:

- Thật ra có chút thay đổi. Đội trưởng của binh lính Nghĩa Dương là một người ngang ngạnh, ỷ có chút quân công, nên không coi ai vào đâu. Hai ngày trước, y dẫn bộ hạ xung đột với Khúc tướng Đặng Long của huyện Triêu Dương, chẳng những đã thương binh lính Triêu Dương mà ngay cả Đặng Long cũng bị thương... Theo quân pháp, mạt tướng đành phải xử phạt y, đánh hai mươi trượng bắt khổ sai ở trong doanh.

Vào thời kỳ Đông Hán, trong quân chia thành Bộ, Khúc, Truân, Đội, Thập, Ngũ - Sáu cấp.

Trong đó cứ năm người thì lập một Ngũ trưởng. Hai Ngũ thì có một Thập trưởng. Đội có năm Thập thì được gọi là Đô Bá. Truân có hai Đội, chừng khoảng trăm người được gọi là Truân tướng. Phía trên Truân là Khúc, quản lý năm Truân, chính là Khúc tướng. Bộ quản lý hai Khúc với chừng khoảng Ngàn người. Người quản lý gọi là Nha tướng. Trên Bộ là Doanh với khoảng năm ngàn người do Hiệu úy giám sát. Mà Hai doanh hợp lại thành một đội quân do Hiệu Úy chủ quản.

Hoàng Xạ nghe nói vậy thì vui vẻ.

- Nói như vậy thì tên đó đáng đánh.

Trần Tựu cười khổ, nói:

- Đâu chỉ đáng đánh mà tính tình có thể nói là không chấp nhận được. Chẳng nhưng y có tính táo bạo mà còn bài ngoại, như chỉ có binh lính Nghĩa Dương của y mới là tinh binh trong thiên hạ. Người bình thường mà nói vào một hai câu, người này đều có khả năng đánh lại ngay. Vốn với chiến công của hắn, cho dù không được làm Khúc trưởng thì làm Truân tướng cũng được... Chỉ là ta yêu tiếc vũ dũng của hắn cho nên không muốn phạt nặng. Nếu không theo quân pháp, thì người này có chặt mười đầu cũng không quá.

Nào biết, Hoàng Xạ nghe thấy vậy lại càng vui vẻ.

- Một tên tướng như vậy ở trong quân doanh không có việc gì làm nên như vậy cũng là thường. Theo ta thì chuyện này cũng không có gì lớn. Như thế có thể làm cho binh mạnh, tướng khỏe. So với việc để ở trong doanh gây chuyện, nên cho họ ra ngoài một chút. Thế này đi! Truyền lệnh ta, triệu tên đô bá đó về.

- Chuyện lương thảo năm ngày nữa để cho binh lính Nghĩa Dương đi. Có điều, đội nhân mã như vậy hình như hơi thiếu. Hay là chuyển đội thành Truân, thăng tên Đô bá đó lên làm Truân tướng. Ừm! Nếu binh lính Nghĩa Dương thành Truân Nghĩa Dương thì phải có một tên tiết tòng đi theo. Vừa hay, Đặng Tắc chẳng phải là Tá Sử của Cức Dương hay sao? Để cho làm Tiết tòng cũng không có gì quá. Cho hắn đi theo Truân Nghĩa Dương. Binh mã thiếu thì cho đám tù của Đặng Tắc đưa tới bổ sung vào.

Lời của Hoàng Xạ như đang tự nhắc nhở.

Trần Tựu cho dù có ngu tới mấy cũng có thể hiểu rõ ý của Hoàng Xạ.

"Thoáng nhìn, Đặng Tắc đắc tội với thiếu tướng quân. Nếu không thiếu tướng quân cũng phải trăm phương ngàn kế để xử lý hắn. Binh lính Nghĩa Dương... Có thể nói hầu như là một đám kiêu binh, tướng mạnh. Thiếu tướng quân cắt cử hắn làm Tiết tòng đi theo như vậy những người đó sao có thể đồng ý? Đến lúc đó, một bên là binh lính Nghĩa Dương, một bên là tù nhân của Cức Dương chắc chắn sẽ xung đột. Nhưng việc này có quan hệ gì với ta. Ai sống ai chết chẳng liên quan tới ta cả. Ta không biết Đặng Tắc là ai. Mà cái tên kia cũng không phải kẻ lương thiện, để lại trong quân doanh thì sớm hay muộn cũng trở thành mối tai họa."

- Thiếu tướng quân đúng là người yêu tài. Nếu như vậy, mạt tướng sẽ đi sắp xếp, ra lệnh cho Đặng Tắc tới binh lính Nghĩa Dương... không! Là Tiết tòng của Truân Nghĩa Dương.

Hoàng Xạ gật đầu, xua tay bảo Trần Tựu đi ra.

Có điều, ngay khi Trần Tựu đi ra tới cửa, Hoàng Xạ đột nhiên gọi y lại:

- Đúng rồi! Tên Đô bá của binh lính Nghĩa Dương kia tên là gì?

Trần Tựu nghĩ một chút:

- Cái tên đô bá đó hình như tên là... Ngụy Diên.

- Xin hỏi vị đại ca là binh lính Nghĩa Dương đóng quân ở đâu?

Vương Mãi trừng mắt, nhếch miệng mà nở nụ cười xán lạn, để lộ hàm răng trắng như tuyết rồi hỏi với một thái độ nho nhã.

Người bị hắn chặn lại, mới đầu cũng đáp lễ lại nhưng khi nghe thấy mấy chữ binh lính Nghĩa Dương liền chạy mất. Tốc độ đó mà ở đời sau hoàn toàn có thể phá vỡ kỷ lục chạy nhanh của thế giới. Vương Mãi thấy vậy mà sững sờ.

- Tỷ phu! Dường như có gì đó không bình thường.

Khi Vương Mãi thất thểu quay lại, Tào Bằng không nhịn được mà nói với Đặng Tắc:

- Tại sao người này nghe thấy binh lính Nghĩa Dương lại giống như nghe thấy ma quỷ như vậy? Vừa mới nghe thấy tên họ đã quay đầu bỏ chạy. Đây là người thứ mấy? Cứ như vậy mà tìm thì đến bao giờ mới tới?

Đặng Tắc chỉ biết cười khổ, lắc đầu, nét mặt cũng ngơ ngác.

Nhắc tới cũng lạ, dù sao thì Đặng Tắc cũng là tá sử của huyện Cức Dương là viên lại có thể nói là đầy kinh nghiệm. Mỗi ngày y xử lý vô số công văn, nhưng chưa bao giờ tiếp xúc với công văn nào có cái tên binh lính Nghĩa Dương này. Nếu như không tới thành Cửu Nữ, thậm chí y còn không biết có một đội quân như vậy. Binh lính Nghĩa Dương? Với cái tên đó phải là hương dũng của huyện Nghĩa Dương nhưng tại sao lại khiến cho mọi người e ngại như vậy?

- Đại ca! Xin hỏi binh lính Nghĩa Dương đóng quân ở đâu?

Trong lúc Đặng Tắc đang cảm thấy khó hiểu thì Tào Bằng dắt ngựa, chặn một người lại.

- Các ngươi muốn tìm binh lính Nghĩa Dương?

Người nọ thân hình cao lớn, ước chừng một mét chín, lưng hùm vai gấu, mặt trắng, hàm râu ngắn, mắt phượng mày ngài. Có thể nói là tướng mạo oai hùng. Y mặc một chiếc áo màu đen, khoác một chiếc áo giáp màu hồng, tốc đô trầm ổn, có một sự uy nghiêm.

Tào Bằng đứng chắn trước mặt y chẳng khác nào một đứa bé, khi nói chuyện phải ngẩng cổ lên.

- Huynh có biết binh lính Nghĩa Dương ở đâu không?

- Ừ! Đương nhiên biết.

- Xin hỏi có thể dẫn chúng ta tới đó không? Chúng ta ở đây tìm kiếm đã lâu, nhưng khi hỏi người nào thì người đó cũng như gặp phải quỷ, quay đầu bỏ đi.

Tào Bằng nói xong còn thể hiện một sự ảo não của thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi khiến cho người thanh niên không nhịn được cười.

Y tự tay xoa đầu Tào Bằng:

- Đang yên lành, tìm binh lính Nghĩa Dương làm gì? Đi thôi. Ta đưa các ngươi đi... Có điều nơi đó không phải là mảnh đất yên bình. Người bình thường cũng không muốn tới đó.

"Quả nhiên..."

Tào Bằng thầm nhủ: "Sớm đoán được Hoàng Xạ cũng chẳng tốt đẹp nên mới để cho tỷ phu làm Tiết tòng ở đó. Nghe thì như không có vấn đề gì nhưng hiện tại, chẳng lẽ y muốn mượn đao giết người? Ừm! Có lẽ là như vậy. Để xem tiếp theo y có thể làm thế nào?"

Nằm ngoài suy nghĩ của Tào Bằng đó là sau khi vào đại doanh trong thành Cửu Nữ, thậm chí Hoàng Xạ cũng không hề xuất hiện.

Có điều nghĩ lại cũng hết sức bình thường. Dầu gì thì y cũng là Binh Tào sử hưởng lộc ba trăm thạch, đồng thời cũng là chủ tướng của đại doanh thành Cửu Nữ. Đúng là không cần phải xuất hiện, tiếp kiến một tên tả sứ hưởng lộc tám hộc một tháng. Thân phận của hai người cách nhau quá xa, Hoàng Xạ không thể hạ mình tới đón. Huống chi, hắn cũng chẳng có tâm địa tốt, nếu biểu hiện đột ngột, thậm chí còn lòi đuôi chuột.

Nghĩ tới đây, Tào Bằng liền cảm thấy thoải mái.

*****

Hắn gọi Đặng Tắc rồi đi sau người thanh niên.

Người thanh niên như vô tình quay đầu lại nhìn qua, thấy sau Đặng Tắc và Vương Mãi còn có mấy chục nam tử quần áo rách rưới thì nhăn mày lại, như có gì không hài lòng.

- Đại ca! Còn chưa thỉnh giáo quý tính đại danh của huynh.

- Chỉ là một tên tiểu tốt, không dám nhận quý tính đại danh... Đúng rồi! Các ngươi tìm binh lính Nghĩa Dương làm gì?

Tào Bằng lên tiếng:

- Tỷ phu nhà ta được mộ binh tới đây, phụng mệnh làm tiết tòng của Nghĩa Dương truân, đang chuẩn bị tới đó nhậm chức.

- Tiết tòng của Nghĩa Dương truân? - Nét mặt của người thanh niên có chút lo lắng:

- Từ xưa tới nay, tiết tong đều có chủ quan tiến cử, tại sao lại trực tiếp cắt cử? Nhóc con! Thoáng nhìn thì tỷ phu của ngươi có lai lịch không nhỏ. Nếu không thì cũng không phá quy định mà tự tiện phong.

Tào Bằng ngẩn người:

- Tiết tòng! Chẳng lẽ không phải do cắt cử hay sao?

- Đùa phải không? Tiết tòng là phó tướng của một truân. Khi Truân tướng không có mặt, thì toàn bộ truân sẽ do tiết tòng chỉ huy. Tiết tòng cần phụ trách kiểm tra kỷ luật, lương bộc, ăn ở, đi lại. Đồng thời còn phải liên hệ với các truân khác. Nếu có chiến sự, tiết tòng ở hậu quân, toàn bộ tính mạng của truân đều nằm trong tay Tiết tòng. Nếu không được chủ tướng tiến cử mà để cho người ngoài thì làm sao được bộ hạ tín nhiệm?

Cứ tưởng rằng tiết tòng chỉ là một chức quan phụ tá bình thường.

Nhưng bây giờ dường như cũng là một chức vụ lãnh đạo.

Nếu Truân tướng và tiết tòng không tin tưởng nhau, phối hợp với nhau thì sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Như vậy khi vào chiến trường không tốt sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

Chẳng trách mà Hoàng Xạ cho tỷ phu làm Tiết tòng, hóa ra là có ý như vậy.

Mượn đao giết người. Một chiêu này của Hoàng Xạ đúng là giết người không thấy máu...

Đặng Tắc đi bên nghe thấy rõ ràng, mà ớn lạnh.

- Đại ca! Ta cũng là bất đắc dĩ mới bị phái tới đây, cũng không muốn phá hỏng quy củ trong quân. Nhưng không biết, trong tình hình này, ta phải làm như thế nào mới có được sự tín nhiệm của mọi người?

Người thanh niên liếc mắt nhìn Đặng Tắc rồi hừ lạnh một tiếng.

"Tỷ phu! Huynh đừng nói như vậy chứ...

Huynh nói như vậy giống như coi bọn họ là binh lính hạ cấp, chẳng phải khiến cho mọi chuyện thêm ầm ĩ hay sao?"

Tào Bằng vừa mới định nói thì Đặng Tắc đã lên tiếng. Người thanh niên dừng bước:

- Biện pháp? Có hai cách.

- Xin đại huynh chỉ điểm.

- Hiện tại lập tức trở về, làm gì thì làm.

- Việc này chỉ sợ không được.

- Vậy chỉ còn biện pháp thứ hai. Muốn binh lính trong truân tin phục thì đánh trước một trận rồi nói. Đánh thắng thì là bạn tốt. Không đánh thắng thì đừng nghĩ bước vào trong doanh trại.

- Đánh nhau?

Đặng Tắc mở to mắt nhìn...

Ẩu đả trong quân là vi phạm quân kỷ.

- Thế nào? Không có can đảm sao? Tất cả đều là binh lính, muốn nói chuyện rõ ràng chỉ có giải quyết bằng nắm tay. Đánh một trận đã là cái gì? Nếu không có can đảm thì đuổi đi cho nhanh. Nếu muốn tiến vào trong đại doanh của binh lính Nghĩa Dương thì còn phải xem bản lĩnh của ngươi.

Vừa nói, người thanh niên vừa chỉ tay về phía trước.

Nhìn theo ngón tay của người thanh niên, ước chừng cách đó khoảng trăm thước có một doanh trại nhỏ rách nát.

Nhìn diện tích của doanh trại cũng không lớn, ba mặt được quây bởi hàng rào bằng gỗ rất thấp, có hai cây gậy cao chừng năm thước. Đứng ở vị trí của Tào Bằng có thể liếc mắt nhìn thấy được sự bố trí trong doanh trại. Chính giữa có một cái trướng lớn, xung quanh là vô số trướng nhỏ. Trước cửa những cái trướng nhỏ có sắp đặt từng dãy binh khí.

Có điều chỉ cần nhìn binh khí sắp xếp là có thể biết được kết cấu của doanh trại.

Gần với cây gậy gỗ nhất là bốn cái trướng nhỏ của Trường mâu thủ. Hai dãy trướng nhỏ bên lều lớn là của đao thủ. Hai bên doanh trại bố trí một dãy trước như ngăn doanh trại ra làm đôi. Có điều từ mấy cái chuồng bên cạnh dãy trướng nhỏ đó thì thấy là của kỵ binh. Nhìn đó mà tính toán thì số lượng binh lính Nghĩa Dương có khoảng năm mươi người. Trong đó, trường mâu thủ có khoảng hai mươi người, đao thủ chừng mười người, và quân kỵ khoảng sáu người. Tổng cộng ước chừng hơn bốn mươi người.

Quân đội thời Hán, một truân là một loại quân.

Nhưng binh lính Nghĩa Dương lại tập hợp tới ba loại quân nên hơi có chút khác lạ.

Chỉ với sự bố trí như vậy, cùng với vị trí của doanh trại có thể thấy binh lính Nghĩa Dương nằm ngoài đại doanh trong thành Cửu Nữ.

- Đấy là Nghĩa Dương truân.

Người thanh niên cười nhạt một tiếng rồi không nói nữa.

Đặng Tắc nhíu mày, hít sâu một hơi, rồi chắp tay cảm tạ người thanh niên. Sau đó y nói:

- A Phúc! Đầu Hổ! Chúng ta đi.

Tào Bằng còn đang định nói thêm với người thanh niên hai câu, nhưng nhìn nét mặt của y thì muốn nói lại thôi. Hắn chỉ chắp tay vái chào người thanh niên rồi dắt ngựa đi song song với Vương Mãi, bám theo Đặng Tắc mà đi vào trong doanh trại.

Phía sau ba người, ba mươi bảy tù nhân Cức Dương thất thểu bước theo.

Mã Ngọc nở nụ cười lạnh, thấp giọng nói với đồng bọn:

- Thoáng nhìn thì lần này Đặng thúc tôn gặp rắc rối.

Việc Đặng Tắc sống hay chết không liên quan gì tới họ.

Dù sao thì họ cũng bị phạt làm khổ sai, cho dù có chuyện gì thì cùng lắm quay về nơi khổ sai là được.

Nhưng ngược lại, Mã Ngọc vui sướng khi thấy người khác gặp họa. Đặng Tắc chịu thiết, nếu bị người đánh chết thì đó mới là kết quả mà Mã Ngọc muốn thấy nhất.

- Các huynh đệ. Chốc nữa, mọi người đừng có tới tiếp cận.

Đặng Thúc Tôn đang bị ác giả ác báo, chúng ta chỉ đứng ngoài xem là được. Hắn có như thế nào, chúng ta cũng không nên để cho mình bị liên lụy. Ta thấy cái doanh trại này là một nơi nguy hiểm. Mấy người Đặng Thúc Tôn tới đó lành ít mà dữ nhiều. Mọi người cũng nên cẩn thận, đừng để bị đính vào.

- Lão Mã! Dù sao thì Đặng Tá sử cũng cùng quê với chúng ta. Chúng ta khoanh tay đứng nhìn...

- Con mẹ thằng ngốc nhà ngươi. Nghĩ xem trên đường Đặng Thúc tôn đối xử với chúng ta như thế nào. Con mẹ nó! Nó có gì tính tới tình đồng hương hay không?

- Không thể nói như vậy. Dù sao thì đó cũng là chức trách của Đặng Tá sử.

- Con mẹ ngươi! Hắn muốn chết thì cứ để hắn chết, đừng có liên lụy tới chúng ta.

Đám kẻ tù tranh luận với Mã Ngọc co đầu lại:

- Lão Mã! Ta chỉ nói vậy thôi, ngươi cần gì phải nổi điên như vậy? Tất cả đều là người cùng quê. Nếu ngươi không giúp thì chúng ta thôi... Ta chỉ thấy thật ra Đặng tá sử rất tốt.

Đám kẻ tù xì xào bàn tán với nhau nhưng không ai để ý, người thanh niên dẫn đường đi đi sát sau lưng họ.

Tất cả những gì đám người Mã Ngọc nói đều lọt vào tai họ.

Y hơi nhíu mày, ngẩng đầu nhìn bóng lưng ba người Đặng Tắc với một chút nghi hoặc...

- Đứng lại! Người tới là ai?

Dưới cây gậy gỗ có hai vệ binh...

Cả hai dựa vào cây gậy, tay ôm trường mâu như đang ngủ.

Nhưng khi đám người Tào Bằng tới cách chừng năm mươi bước, cả hai đều mở mắt, dựng trường mâu lên mà quát lớn.

Đặng Tắc vội vàng nói:

- Ta là Tả sứ Đặng Tắc của Cức Dương, phụng mệnh tướng quân tới đây làm tiết tòng của Nghĩa Dương truân.

- Phì! Mắt ngươi mù hay sao?

Trong đại doanh của thành Cửu Nữ từ khi nào có Nghĩa Dương truân? Nói cho ngươi biết nơi này là binh lính Nghĩa Dương, lập tức dừng lại. Nếu còn tiếp tục đi tới thì đừng trách chúng ta vô tình.

Đặng Tắc ngơ ngác:

- Binh lĩnh Nghĩa Dương chẳng lẽ không phải là Nghĩa Dương truân?

- Binh lính Nghĩa Dương là Binh lính Nghĩa Dương. Chưa bao giờ nghe thấy Nghĩa dương truân. Đô Bá chúng ta không có ở đây, nếu có chuyện gì thì cứ tìm ngài mà nói. Không có lệnh của đô bá, cho dù ai cũng không được tới gần doanh trại. Về phần ngươi có là Tiết tòng hay không thì nơi này chúng ta không có. Ngay lập tức rời khỏi đây, nếu không giết.

Đặng Tắc còn đang định giải thích, đối phương đã không kiên nhẫn.

- Có địch tập! Binh lính xông lên.

Một tên vệ binh lập tức khàn giọng kêu lên. Trong phút chốc, doanh trại đang yên lặng đột nhiên sôi lên sùng sục.

Từ trong một dãy trướng nhỏ, một đám binh lính lao ra. Vừa mới ra ngoài, bọn họ không nói hai lời, quơ lấy binh khí bên ngoài trước rồi vọt tới giữa hai cây gậy gỗ cao. Phía trước là ba hàng trường mâu thủ, với lưỡi sắc bén. Phía sau trường mâu thủ là đao thủ, tất cả đều là Hoán đao thủ được trang bị móc, trong miệng liên tục hét lên.

- Có địch tập! Binh lính xông lên.

- Mâu binh ở trước, chúng ta vô địch... giết! Giết!

Sáu con chiến mã ở hai bên hí dài. Sáu gã quân kỵ, cầm trường thương trong tay như hổ rình mồi.

Mặc dù cái doanh trại này không có đủ năm mươi người nhưng trong nháy mắt khí thế họ tạo ra cũng đủ khiến cho Tào Bằng sởn tóc gáy.

"Chết tiết! Đúng là binh lính Nghĩa Dương."

*****

Trên vọng lâu của thành Cửu Nữ, Hoàng Xạ dõi mắt nhìn ra xa.

- Thế nào? Đã thả cái tên Ngụy Diên kia ra chưa?

- Đã thả ra sớm. Nói không chừng bây giờ có thể đã về tới doanh trại... Thiếu tướng quân! Ta đoán đám người Đặng Tắc có lẽ dữ nhiều lành ít.

- Hừ! Nếu thực như vậy thì ta đỡ tốn sức.

Hoàng Xạ cử động một cái rồi xoay người đi xuống khỏi vọng lâu.

- Tuấn Thạch! Ta muốn đi tới Dục Dương để bàn bạc vài chuyện, bên này nhờ ngươi để ý. Ta nhớ hôm nay sẽ có hai chuyến lương thảo tới đây, ngươi trực tiếp kiểm và nhận. Đại khái trước khi trời tối ta sẽ trở về. Có chuyện gì thì chờ ta về rồi nói.

- Vậy còn Nghĩa Dương truân...

Hoàng Xạ suy nghĩ một chút rồi nhe răng cười:

- Cứ để mặc bọn họ. Truyền lệnh ta, cho dù người nào cũng không bị ngăn cản khiến cho binh lính của Nghĩa Dương điên cuồng một chút. Ở trong doanh trại lâu ngày nên thả lỏng một chút... Ừm! Việc này ngươi lập tức sắp xếp.

- Vâng.

Trần Tựu nhìn Hoàng Xạ rời đi, sau đó xoay người nhìn về phía binh lính Nghĩa Dương truân.

Y khẽ lắc đầu, tự nói với mình:

- Đặng Tắc ơi là Đặng Tắc! Mới nhìn thì dường như ngươi thực sự chọc giận thiếu tướng quân.

............

Sắc mặt Đặng Tắc tái nhợt, không còn một chút hồng hào.

Binh lính Nghĩa Dương mang tới cho hắn một sự rung động từ trước đến nay chưa bao giờ có.

Mới chỉ vẻn vẹn năm mươi người không ngờ lại có một cái khí thế như thiên quân vạn mã chém giết thảm thiết. Từ bộ áo giáp cũ nát, những lưỡi mâu sáng choi và tiếng hét to đều làm cho tâm hồn của gã có một sự run rẩy.... Binh lính Nghĩa Dương phải nói đều là dũng sĩ.

Vốn tưởng răng binh lính Nghĩa Dương chỉ là một đám binh tầm thường mà thôi.

Tào Bằng cũng không ngờ, Hoàng Xạ lại ném họ vào giữa một đám binh lính hung hãn như vậy.

Con ngựa già của hắn chịu khí thế của đội quân chỉ biết hí lên liên tục. Nếu Tào Bằng không giữ chặt lấy dây cương, cẽ lé nó đã hoảng sợ mà chạy mất.

Còn hai con ngựa của Đặng Tắc và Vương Mãi cũng không giữ được bình tĩnh.

Cả hai con thi thoảng lại phát ra những tiếng phì phì, móng chân trước liên tục đạp đạp xuống đất.

Tuy nhiên phản ứng của chúng không giống với con ngựa của Tào Bằng, mà phần nhiều là sự hưng phấn. Đại Hắc và Đại Hoa đều là ngựa già đã qua chiến trường nên đối với binh khí cũng hoàn toàn quen thuộc. Có một câu nói rất đúng: Già nhưng chí chưa già. Cả hai con ngựa này như có cảm giác được quay trở về chiến trường, khiến cho nhiệt huyết yên lặng bao lâu trong nháy mắt lại thức tỉnh.

- A Phúc! Làm thế nào bây giờ?

Đặng Tắc nắm chặt thiết kiếm khiến cho ngón tay trở nên trắng bệch.

Tào Bằng quay đầu nhìn lại thì thấy ba mươi bảy kẻ tù đang đứng ở xa phía sau. Còn Mã Ngọc thì vui sướng khi thấy người khác gặp họa đang nói chuyện với người bên cạnh. Khi thấy ánh mắt của Tào Bằng, Mã Ngọc hơi nhếch miệng, dường như nói:

- Bảo trọng.

"Chó chết!"

Tào Bằng chửi thầm một tiếng rồi nắm lấy cương đao.

- Tỷ phu! Xông vào đi.

- Nhưng...

- Tỷ phu! Trở về là chết. Đi lên phía trước còn có một con đường sống. Phía sau chúng ta đang có người nhìn. Bây giờ quay đầu, ngày sau chúng ta không còn cơ hội ngẩng đầu lên nữa. - Vừa nói, Tào Bằng lớn tiếng quát:

- Đầu Hổ ca! Lên ngựa... Chúng ta xông lên.

Vương Mãi không nói hai lời, phi lên ngựa.

Chỉ thấy y quơ thiết kích xà mâu, hai chân đập vào bụng ngựa mà hét:

- Người cản ta! Chết.

Sau tiếng hét chói tai, Vương Mãi thúc ngựa lao ra.

- Tỷ phu! Sống quỳ hay chết đứng thì tùy huynh lựa chọn.

Tào Bằng cũng đập chân rồi lao thẳng về phía binh lính Nghĩa Dương. Đặng Tắc há miệng rồi đột nhiên cắn răng, nhảy lên ngựa, nắm lấy thiết kiếm.

Ba người, ba con ngựa đối diện với binh lính Nghĩa Dương chẳng hề sợ hãi tiếp tục xông tới.

Đám trường mâu thủ đứng đầu thấy vậy liền ngây người.

Mấy tên này quả thật có can đảm...

- Dựng mâu...

Ở phía sau đội ngũ vang lên một âm thanh hùng hậu.

Trường mâu thủ không hề do dự, thân thể hơi khom về phía trước, tay trái giữ lấy cái móc, tay phải dựng trường mâu lên, trong miệng liên tục hô:

- Giết! Giết! Giết.

Sau ba tiếng hét, trường mâu thủ khom người đi tới ba bước.

Sự tiến lên của họ hoàn toàn tự động.

Cho dù Tào Bằng chưa từng thấy tư thế giết người bằng vũ khí lạnh, nhưng cũng có thể nhận ra những người này đầy kinh nghiệm sa trường, thân trải qua trăm trận chiến hung hãn.

Nhưng đã như vậy thì phải làm thế nào đây?

Chẳng nhẽ vì sự dũng mãnh của họ mà bản thân phải lùi bước?

Hoàng Xạ mộ binh, đưa họ tới đây chính là trăm phương ngàn kế muốn lấy tính mạng của họ. Thậm chí Tào Bằng tin rằng nếu hôm nay không tiến được vào Nghĩa Dương truân thì Hoàng Xạ sẽ gắn cho cái tội kháng lệnh. Ở trong quân, kháng lệnh chính là tội chết. Đến lúc đó, thậm chí Hoàng Xạ không cần phải lấy cớ là có thể giết chết họ. Thậm chí không có một ai đứng ra nói đỡ hộ.

Cánh cửa của Nghĩa Dương truân chính là thử thách đầu tiên của họ khi tới thành Cửu Nữ.

Dù sao thì cũng là chết, chỉ còn xem ngươi lựa chọn như thế nào.

Tào Bằng sống tới nay vẫn nhớ kỹ câu nói "đừng có sính làm anh hùng". Nhưng khi sự việc rơi xuống đầu, hắn không còn cách nào khác. Sự quật cường ẩn giấu trong xương cốt từ kiếp trước trong nháy mắt bùng nổ. Cho dù vạn người có hướng tới thì ta cũng chỉ xem các ngươi như một trái bóng.

Hắn vung Hoàn đao, thúc ngựa lao tới.

Hắn và Vương Mãi tả xung hữu đột, trong chớp mắt đã tới trước trận mâu.

Vương Mãi dồn khí đan điền hét to một tiếng rồi thúc chiến mã, hai tay nâng trường mâu đâm mạnh. Xà mâu rít lên trong không khí tạo ra âm thanh chói tai. Trường mâu thủ Nghĩa Dương nói có mâu binh ở trước chúng ta vô địch.

Mà một đòn của Vương Mãi cũng là một đòn toàn lực chẳng khác nào sư tử vồ thỏ.

Một tiếng động vang lên, trường mâu của Vương Mãi đánh mạnh vào cái móc của một gã mâu binh cộng với lực của ngựa. Cả hai mươi ngày tập luyện công phu trên cọc trong nháy mắt bộc phát lực lượng thật lớn. Trước đây, Tào Bằng nói với Vương Mãi rất nhiều. Nhưng cho dù có giảng giải thế nào nếu như không trải qua chiến đấu thì cơ bản không có hiệu quả.

Xương cốt thông suốt là một tác dụng quan trọng nhất của công phu trên cọc.

Trong sách võ thuật đời song, nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của các đốt ngón tay... có thể nói nó như sắt như đồng với đầy đủ khí lực. Với yêu cầu đó là khung xương thông suốt thì cho dù vô cùng mềm cũng có thể trở nên cứng rắn.

Còn Tào Bằng tu luyện Thái Cực cũng coi trọng khi phát kình phải "tiếp cốt đấu chuẩn"

Nói quá lên chính là hóa thương thành quyền, thân thể biến thành thương.

Khung xương của con người chính là một cây thương to. Đặc biệt là xương sống, sau khi luyện tập công phu trên cọc có thể nói là vô cùng co giãn. Cùng với lực thắt lưng có thể nói là chuyển hóa thành lực sát thương vô cùng mạnh. Ở trong phép đánh thương gọi là Kim Kê loạn điểm đầu.

Hiện tại Vương Mãi nhất định chưa thể hiểu được ẩn ý của Kim Kê Loạn điểm đầu.

Tuy nhiên do bị sát khí của Binh lính Nghĩa Dương kích thích khiến cho y trong nháy mắt đạt tới cảnh giới người thương hợp nhất, kình lực dung hòa.

Đây là một cái cảm giác hết sức kỳ diệu mà Vương Mãi cũng không hiểu rõ, không nói được bằng lời.

Nhưng trong nháy mắt khi xà mâu đâm ra, Vương Mãi chỉ biết nói là có.

Cái móc được tạo bằng sắt trộn với đất thì làm sao có thể chịu được lực của Vương Mãi và ngựa. Chỉ nghe một tiếng rắc vang lên, cái móc vỡ vụn. Xà mâu xẹt qua cánh tay của mâu binh liền đâu thẳng tới cổ họng. Trong nháy mắt khi cái móc bị đánh vỡ, cánh tay của mâu binh rũ xuống, trơ mắt nhìn xà mâu đánh tới. Nhưng mâu binh cũng không trốn tránh, hét to một tiếng rồi giơ mâu lên đâm.

Trong khoảng khắc thiết mâu của Vương Mãi đâm ra, Tào Bằng cũng lao tới trước trận.

Một cây trường mâu đâm thẳng về phía mình nhưng hắn không hề hoang mang, nâng đao đón lấy. Khi mâu và đao chạm vào nhau, Tào Bằng lợi dụng xảo kình, khuỷu tay hơi trầm xuống rồi nhanh chóng thu lại, sau đó đao khẽ xoay nhẹ theo cán mâu mà lao đi. Trầm xuống, thu lại rồi đầy.... đây chính là Niêm kính trong Thái cực. Đương nhiên với trạng thái này của Tào Bằng vẫn chưa thể phát huy nó tới mức cao nhất. Nhưng như vậy, một đao đó cũng đủ cho tên mâu binh buông mâu ma lui lại.

Cùng lúc đó, một tiếng keng vang lên.

Khi xà mâu của Vương Mãi chuẩn bị cướp đi tính mạng của đối phương thì đột nhiên lại có một cây trường mâu đánh văng mâu của hắn đi.

Mà một mâu liều chết cũng đã đâm tới.

Vương Mãi đang ở trên ngựa đột nhiên nằm rạp xuống, tránh khỏi một cách huyền diệu. Thiết kích xà mâu thuận thế quét ngang, chỉ nghe hai tiếng leng keng vang lên, hai tên mâu binh đã bị đánh ngã ra đất.

- Dừng tay!

Một tiếng hét to vang lên.

Binh lính Nghĩa Dương ngẩng đầu lên rồi nét mặt xuất hiện sự sợ hãi lẫn vui mừng.

- Đô bá đã về. Đô bá đã về.

Trong nháy mắt khi binh lính Nghĩa Dương dừng tay, Tào Bằng cũng bảo Vương Mãi dừng lại.

Cả hai người cùng ghìm ngựa lui lại còn Đặng Tắc thì khó khăn lắm mới tới được bên cạnh hai người.

Kết quả của lần này thực sự rõ ràng. Binh lính Nghĩa Dương chẳng những không đẩy lùi đám người Tào Bằng mà còn bị bọn họ đẩy lui mấy bước.

Cả hai bên giữ khoảng cách, Tào Bằng liền quay đầu về phía âm thanh kia mà nhìn lại.

*****

Chỉ thấy người thanh niên vừa mới dẫn mình đến đang từ từ đi tới.

Từ trong binh lính Nghĩa Dương một con chiến mã lao ra.

Trên con chiến mã có một nam tử mặc thiết giáp đen ghìm ngựa trước mặt người thanh niên rồi chắp tay thi lễ:

- Đại ca! Sao huynh lại trở về?

Người thanh niên cười nói:

- Thế nào? Ta trở về không tốt hay sao?

- Ta không có ý đó... - Người mặc áo giáp đen nóng nảy vội vàng giải thích.

Nhưng càng nóng nảy, y lại càng nói lắp.

- Được rồi! Đường Cát! Dẫn các huynh đệ lui xuống trước đi.

- Vâng!

Hắc thiết giáp không nói hai lời, xoay người quát:

- Binh lính Nghĩa Dương lui lại hai mươi bước.

Chưa dứt lời, binh lính Nghĩa Dương lập tức lui về phía sau có điều đội hình của họ vẫn không rối loạn.

Đặng Tắc ngạc nhiên nhìn người thanh niên rồi lắp bắp nói:

- Ngươi là...

- Ta chính là Đô Bá của binh lính Nghĩa Dương, nhưng hiện tại đã là Truân tướng của Nghĩa Dương truân.

Người thanh niên nở nụ cười rồi nói:

- Ta không cần biết các ngươi có lai lịch như thế nào, nhưng bây giờ quay về, lão tử tạm tha việc các ngươi làm cho huynh đệ ta bị thương. Nghĩa Dương truân là nơi của binh lính Nghĩa Dương, tuyệt đối không thể nhận ngươi tới làm Tiết Tòng.

- Quay trở về! Quay trở về!

Sắc mặt Đặng Tắc càng lúc càng trắng.

Gã nắm chặt thiết kiếm, thân mình hơi run nhè nhẹ.

- Nếu chúng ta không đi?

Tào Bằng đột nhiên mở miệng hỏi.

Người thanh niên cười to một tiếng:

- Không đi? Vậy thì cũng đơn giản. Đường Cát, nhanh chóng chuẩn bị ngựa và đao cho ta.

Cả đám binh lính Nghĩa Dương đều hưng phấn, cao giọng quát:

- Đại ca! Xử lý bọn họ. Cho họ biết binh lính Nghĩa Dương không phải là người dễ bắt nạt.

Trong khi nói chuyện, người mặc thiết giáp đen đã dẫn tới một con ngựa ô, trong tay còn cầm theo một cây Long Tước đại hoàn.

Người thanh niên không nói hai lời, phi mình lên ngựa, đồng thời nắm Long tước đại hoàn trong tay. Chỉ thấy gã cưỡi ngựa đi quanh, tay cầm đao chỉ về phía trước:

- Họ Đặng! Nói trước, lão tử không phải nhằm vào ngươi mà đây là quy tắc của binh lính Nghĩa Dương. Nếu muốn tiến vào đại môn của Nghĩa Dương truân thì rất đơn giản đó là hơn được cây đao trong tay Ngụy Diên ta. Như vậy bốn mươi ba binh lính Nghĩa Dương sẽ nhận ngươi là tiết tòng.

Ngụy Diên cầm thanh đao trong tay lập tức khiến cho người ta có một cảm giác không tầm thường.

Rất khó diễn tả được cái cảm giác đó. Có thể nói là nhìn thiên hạ với nửa con mặt, ngạo khí xung thiên, cũng có thể nói là một thứ sát ý mãnh liệt, giống như một con dã thú đang muốn ăn thịt người. Tóm lại, sắc mặt Đặng Tắc tái nhợt. Y cố gắng làm cho bản thân ngồi vững, giữ lấy một chút bình tĩnh. Nhưng... đặng Tắc biết mình sợ thực sự. Ngày thường, buổi sáng y đi vào trong nha huyện, xử lý một số công văn rồi nói chuyện với đồng liêu. Buổi tối đúng giờ về nhà có kiều thê chờ sẵn. Cuộc sống có thể nói là yên tĩnh.

Cuộc sống như vậy thì làm sao y có thể chống lại được sát khí của Ngụy Diên.

Có lẽ phải giết cả mười người, trăm người hay thậm chí là ngàn người mới có được sát khí đó. Đặng Tắc là một thư sinh bình thường thì làm sao có thể chịu đựng.

Nhưng y không thể lui.

Mặc dù Đặng Tắc cũng không rõ lắm tại sao mình lại có mặt ở đây.

Nhưng gã cũng hiểu được, Hoàng Xạ bắt gã sung quân không hề có ý tốt. Trong quân có mười bảy cấm luật, năm mươi bốn tội chém, gã cũng biết.

Đúng như Tào Bằng nói, hiện tại nếu y lui lại một bước liền tạo cớ cho Hoàng Xạ giết mình.

- Ngụy Vân Trường. Ngươi gây sự như vậy có phải khinh người quá đáng hay không?

Ngụy Diên nở nụ cười:

- Họ Đặng! Ngươi nói ta ức hiếp ngươi vậy cứ cho là thế đi. Tuy nhiên quy định không thể bỏ, ngươi muốn vào thì phải qua được cửa ải của ta. Nếu không thì ngươi từ đâu lại quay về đó đi. Quân lính Nghĩa Dương không cần loại nhát gan như ngươi. Ba người các ngươi chỉ cần làm cho ta xuống ngựa thì ta nhận thua.... Thế nào. Ngươi đã lựa chọn được chưa?

Vương Mãi giận dữ.

- Ngụy Diên! Ngươi quá ngông cuồng.

Vừa nói, gã vừa thúc ngựa vác mâu xông tới.

Nói tới chuyện mộ binh lần này, ngoại trừ Tào Bằng ra, có lẽ chỉ còn có Vương Mãi là biết rõ nhất nội tình.

Gã cũng biết tình cảnh ba người của mình, nên không thể nào cúi đầu chịu thua trước Ngụy Diên. Vương Mãi hiểu rõ, mình cũng không phải là đối thủ của y.

Chỉ cần nhìn khí thế mà Ngụy Diên chộp lấy cây đao là có thể thấy trong cả ba người, không ai là đối thủ của gã.

"Cho dù ta không phải là đối thủ của ngươi. Cho dù ta có phải liều mạng tới bị thương cũng phải làm cho ngươi xuống ngựa..."

Vương Mãi nghĩ tới đây liền nắm chặt thiết mâu. Gã trợn hai mắt tưởng chừng như muốn rách, miệng gầm lên:

- Xem mâu.

Thiết kích xà mâu với một thứ khí thế trước nay chưa từng có đâm thẳng về phía Ngụy Diên.

Ngụy Diên lập tức ngồi ngay ngắn, khóe miệng vẫn nở nụ cười tà mị. Khi thiết mâu của Vương Mãi đâm tới, gã chẳng chút hoang mang chỉ khẽ giật nhẹ dây cương làm cho chiến mã nhẹ nhàng nhảy sang bên cạnh.

- Tiểu tử! Đừng nói ta ức hiếp ngươi. Cho ngươi ba chiêu.

- Lão tử cần gì ngươi nhường.

Vương Mãi như bị làm nhục, nổi giật quát lên. Xà mâu trong tay phát ra tiếng gió vù vù đánh về phía Ngụy Diên.

- A Phúc... A Phúc!

- A!

Tào Bằng đột nhiên tỉnh ngủ.

Mới vừa rồi, Ngụy Diên giới thiệu, trong tích tắc hắn gần như ngây người.

Trong thời kỳ Tam quốc, kẻ trí nhiều như mây, mưu sĩ vô số. Tuân Úc! Quách Gia. Giả Hủ, Gia Cát Lượng... Nhắc tới mỗi một cái tên cũng đủ khiến cho người ta kính trọng. Ngoại trừ những người đó ra, còn khiến cho người ta ấn tượng sâu nhất đó là tam anh đấu Lữ Bố, cưỡi ngựa đi ngàn dặm, cầu Trường Bản, Hổ điên đấu Mã Siêu...

Tam quốc là một thời đại hào hùng, với vô số mãnh tướng xuất hiện.

Mỗi một nam nhân nghe nói tới cũng đều thích thú. Đây là một thời đại mà ai cũng nghĩ về nó.

Tào Bằng sống lại vào thời Tam Quốc cũng đã gặp được vài danh nhân.

Chẳng hạn như Tư Mã Huy, chỉ nghe thấy tên mà không thấy mặt như Bàng Đức công... Bất cứ người nào cũng đủ khiến cho người ta phải sục sôi.

Ngụy Diên thời Tam quốc là một võ tướng hạng nhất.

Mặc dù sau đó, y xuất hiện không phải là một nhân vật chính diện nhưng cũng không một ai có thể phủ nhận sự vũ dũng của y.

Tào Bằng không thể nào ngờ được, tới đại doanh trong thành Cửu Nữ lại có thể gặp được con trâu này....

Trong Tam quốc diễn nghĩa có nói Ngụy Diên hơi giống Quan công.

Mặt đỏ, mày ngài, mắt phượng...

Cũng chính cái dấu hiệu rõ ràng này nhưng ngay từ đầu Tào Bằng đã không để ý tới điều đó.

Người này vào mười năm sau có thể đấu ngang với Văn Sính. Cho dù ở bên phía Thục Hán, người này gần như có thể sánh với Ngũ hổ tướng, ít nhất cũng đánh ngang với Nghiêm Nhan. Một con trâu như vậy, lúc này có khả năng còn chưa đạt tới cảnh giới đó nhưng Vương Mãi cũng không thể nào đối phó. Đặng Tắc đánh thức Tào Bằng, mới định hỏi hắn xem nên làm gì bây giờ, thì một âm thanh vang lên, thu hút ánh mắt của hai người.

Ngụy Diên gạt xà mâu của Vương Mãi rồi cười to:

- Tiểu tử công phu cũng được. Nhưng đáng tiếc chưa phải đối thủ của ta. Xem đao.

Hai con ngựa xoay lại rồi bắt đầu tung vó. Lần này, Ngụy Diên không hề tránh né mà chủ động thúc ngựa, lao về phía Vương Mãi.

- Đầu hổ ca! Cẩn thận.

Tào Bằng sợ hãi vội vàng kêu lên.

Nói thì chậm nhưng diễn ra thì nhanh, hai người Vương Mãi và Ngụy Diên đã tới gần nhau.

Chỉ nghe Ngụy Diên hét to một tiếng, vung thanh đao lên. Cây đao lóe lên một tia sáng rồi theo tiếng hét của Ngụy Diên, giống như có tiếng sấm nổ, bổ về phía Vương Mãi. Nói thật, trong mắt của người ngoài, một đao kia của Ngụy Diên tưởng như rất bình thường, không có gì khác biệt tuy nhiên Vương Mãi ở dưới thế đao lại cảm nhận được sự nguy hiểm. Thế đao của Ngụy Diên dường như chậm nhưng thực sự lại rất nhanh. Một đao bổ xuống gần như khóa hết mọi đường lui của Vương Mãi. Chờ khi Vương Mãi có phản ứng, thanh Long Tước đại hoàn đã tới trước mặt.

Đao phong lạnh lẽo phát ra sát ý làm cho người t sợ hãi, khiến cho Vương Mãi không thể nào trốn tránh.

Nếu là một người khác thì có lẽ đã mất đi ý chí chiến đầu chỉ còn ngoan ngoãn chờ chết.

Nhưng Vương Mãi dầu sao cũng là một kẻ lớn mật. Tu luyện Bát Cực quyền với Tào Bằng hơn hai mươi ngày khiến cho gã có một sự thay đổi. Sự thay đổi đố hoàn toàn về mặt tinh thần của Vương Mãi. Võ có bát cực định càn khôn. Đó không phải là một câu nói đùa. Có thể nói ra được câu nói đó cần phải có một thứ dũng khí. Trong thời điểm sinh tử đó, Vương Mãi chẳng hề sợ hãi, hai chân kẹp chặt bụng ngựa, hai tay nắm chặt lấy thiết mâu, dồn khí đan điền. Cái cảm giác khung xương thông suốt lại xuất hiện. Gã hét to một tiếng, hai tay giơ Thiết mâu lên, đón lấy Long tước.

Keng......

Một tiếng động lớn vang lên, thế đao của Ngụy Diên bổ thẳng lên Thiết mâu.

Trong tích tắc hai con ngựa tách ra, Đặng Tắc có thể thấy được hai tay của Vương Mãi run rẩy, hổ khẩu vỡ toác, chảy máu đầm đìa.

Thiết mâu trong tay gã không giữ nổi liền rơi xuống đất.

Vương Mãi ở trên lưng ngựa loạng choạng rồi đột nhiên phun một ngụm máu mà xuống ngựa.

- Đầu Hổ!

Đặng Tắc và Tào Bằng song song xuống ngựa, vọt tới trước mặt Vương Mãi.

Ngụy Diên cũng thu đao, từ xa ghìm ngựa, ngạo nghễ gác ngang thanh đao.


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-607)


<