Vay nóng Homecredit

Truyện:Tình ma - Hồi 02

Tình ma
Trọn bộ 19 hồi
Hồi 02: Bán Dạ Thác Cô Trầm Thủy Để - Động Đình Trúc Mã Thị Lương Duyên
4.00
(6 lượt)


Hồi (1-19)

Siêu sale Shopee

Thương Thiên Long tận dụng khinh công chạy được mấy dặm thì nghe kinh mạch tắc nghẽn, chân lực giảm sút, vết thương ngứa ngáy. Nhất là vùng ngực phải vô cùng đau đớn. Dù đã điểm huyệt chỉ huyết nhưng máu vẫn chảy nhiều.

Ông biết kiếm của đối phương có tẩm độc và đã ăn sâu vào tạng phủ. Nhìn quanh, thấy xa xa cạnh bìa rừng có một thảo xá sáng đèn, ông mừng rỡ, gượng đau tiến về phía ấy.

Nghe tiếng gọi, người trong nhà bước ra mở cửa. Đó là một thư sinh nho nhã, tuổi trạc ngũ tuần. Thấy khách nhân toàn thân đẫm máu nhưng tướng mạo uy vũ, thư sinh vội nói:

- Túc hạ mau vào trong, lão phu có biết chút y thuật.

Thảo xá chật hẹp chỉ có hai gian. Gian ngoài chứa nhiều sách vở và cũng là nơi tiếp khách. Ngoài chiếc bàn gỗ mộc còn có một chõng tre nhỏ.

Thiên Long loạng choạng ngồi xuống, cẩn trọng tháo bọc vải trên ngực. Ông thở phào nhẹ nhõm khi thấy ái tử vẫn vẹn toàn, đang say ngủ. Vậy là phu nhân đã kịp điểm thụy huyệt để Vũ nhi khỏi bị kinh động.

Thư sinh lúc này đã vào trong cùng bước ra với một phu nhân tuổi độ tứ tuần, dung nhan bình thường nhưng phúc hậu. Trên tay nàng là một thau nước nóng và khăn sạch. Thiên Long tiếp tục mở bọc thấy có hai quyển sách cũ kỹ và một xấp ngân phiếu quấn chung với Vũ nhi. Ông nhận ra hai bí kíp võ công Thiên Sơn kiếm pháp và Ngọc Nữ chân kinh, lòng thầm khen phu nhân biết lo xa.

Thư sinh thấy hài nhi là một bé trai bụ bẫm, xinh xắn, tỏ ra rất thích thú. Ông bảo:

- Tiểu hài tử còn an giấc, xin túc hạ mau cởi y phục để lão phu xem thương thế.

Thiên Long quan sát tướng mạo hai người rồi nghiêm giọng nói:

- Cảm tạ lão huynh có dạ quan hoài, nhưng kiếm thương đã vào sâu phế phủ, lại mang theo độc tố, không cách nào thoát chết. Tiểu đệ là Thương Thiên Long, Minh chủ võ lâm, cùng nương tử là Tiêu Phi Phượng, nửa đêm bị thù nhân tập kích. Tiện thê không rõ sống chết thế nào, nhưng tiểu đệ đã tận số. Biết nhị vị là người phúc hậu, Thương mỗ xin ký thác con côi, mong đại huynh và đại tẩu thương tình nhận cho.

Dứt lời, ông sụp xuống lạy, máu trong phổi trào ra sặc sụa. Thư sinh cả kinh bước đến bên đỡ lên và nói:

- Lão phu là Lục Thám Vi, xin hứa sẽ nuôi dưỡng hài nhi chu đáo. Chúng ta đã già nhưng chỉ có một nữ hài nhi bốn tuổi nên rất vui mừng được nhận trọng trách này.

Thiên Long mừng rỡ cảm tạ:

- Ơn đức này kiếp sau Thương mỗ xin làm thân trâu ngựa đáp đền. Hài nhi tên gọi là Thiên Vũ, sau này tất bị truy sát, vậy xin đại huynh và đại tẩu đưa Vũ nhi xuôi nam xuống Động Đình hồ ẩn cư. Trong bọc có hơn mười vạn lạng vàng bằng ngân phiếu. Nhị vị có thể mua một trang viện mà dưỡng lão. Khi Vũ nhi được mười lăm tuổi, hãy thuật lại chuyện xưa, đưa hai quyển chân kinh cho y rèn luyện để báo mối thù này.

Hung thủ dù khéo che giấu nhưng tiểu đệ vẫn nhận ra đó là Tình Ma Mễ Hồng.

Máu trào ra khóe miệng, Thiên Long cố nuốt vào, nói tiếp:

- Nếu tiểu đệ chết ở đây sẽ tạo đầu mối cho đối phương truy sát. Vì vậy, với chút tàn lực sau cùng, tiểu đệ sẽ gieo mình xuống giọng sông Hán Thủy để Tình Ma bị lạc hướng. Xin nhị vị bảo trọng.

Ông nhìn mặt con lần cuối, vung tay giải huyệt ngủ rồi bước ra lẫn vào bóng tối.

Lục Thám Vi và phu nhân biết không cản được đành gạt nước mắt lo cho hài tử.

May thay, đứa bé vẫn chìm vào giấc mộng, đôi môi nhỏ xinh lâu lâu lại nhoẻn miệng cười. Phu thê họ Lục thu xếp đồ tế nhuyễn, quyết định sáng mai sẽ lên đường.

*****

Tin võ lâm Tổng đàn bị thiêu hủy, Minh chủ và phu nhân thất tung lan ra khắp giang hồ. Trong tro tàn, còn gần trăm xác người cháy đen.

Sáu bái đệ và năm mươi cao thủ Kiếm Minh trên đường xuống Trường Sa cũng bị tập kích, họ chỉ còn lại mấy người, cuối cùng cũng thoát được. Nhưng lạ thay, cả hai lực lượng này không trở lại Tổng đàn mà biến mất tăm.

Chưởng môn, long đầu các phái tụ họp tại Thiếu Lâm tự để bàn bạc. Không có một manh mối nào giúp họ tìm ra phương hướng điều tra. Mọi người chỉ đi đến kết luận rằng đây là khởi đầu của một cuộc phong ba mới trong võ lâm.

Gần đến giờ Ngọ, Tuệ Không đại sư, Chưởng môn phái Thiếu Lâm định mời mọi người nghỉ ngơi để dùng cơm thì tri khách tăng dẫn một hán tử, tuổi trạc tam tuần, thân hình nhỏ bé, đôi mắt to lanh lợi, miệng rộng, răng thưa.

Hắn vòng tay nói:

- Tại hạ là Dạ Miêu Nhi Kinh Hạo, xin bái kiến chư vị Chưởng môn.

Không ngờ giọng của y rỗn rảng như chuông đồng, không hề phù hợp với dung mạo.

Tuệ Không đại sư chắp tay thi lễ rồi hỏi:

- Chẳng hay Kinh thí chủ đến đây có gì chỉ giáo? Xin mời an tọa.

Kinh Hạo thản nhiên ngồi xuống bồ đoàn, uống chung trà do một tiểu tăng rót cho.

Gã chép miệng nghiêm giọng:

- Tại hạ là người duy nhất chứng kiến cuộc thảm sát ở Tổng đàn võ lâm.

Mọi người ồ lên mừng rỡ. Thanh Vân đạo trưởng, Chưởng môn phái Võ Đang lên tiếng:

- Quả là phúc cho võ lâm, mong đàn việt kể rõ đầu đuôi.

Kinh Hạo thuật lại sự cố. Thì ra đêm ấy hắn ngủ trong một thuyền con, đậu trong đám lau sậy ven bờ Hán Thủy. Nửa đêm, bỗng nghe tiếng mái chèo khua nhẹ, liền bật dậy quan sát. Thấy một toán hắc y đột nhập vào Tổng đàn, hắn trèo lên thân cây cao vút cuối vườn và được chứng kiến toàn bộ sự việc. Họ Kinh là tay đạo chích nổi tiếng giang hồ, nhưng chỉ giỏi nghề khoét vách và khinh công nên không dám xuất hiện tương trợ. Y chỉ mong bảo toàn mạng sống để tố cáo lại toàn bộ sự việc. Nhờ vậy, võ lâm mới biết hung thủ là một toán hắc y, đứng đầu là một cao thủ gọi bằng Cung chủ.

Và điều quan trọng nhất là kiếm chiêu của hắc y nhân vẽ lên những hình khô lâu.

Quần hào chấn động tâm thần, xôn xao bàn tán. Bang chủ Cái bang là Bát Chỉ Thần Cái Lương Giai đưa bàn tay hữu còn có ba ngón, vuốt chòm râu bạc lưa thưa lẩm bẩm:

- Không ngờ Khô Lâu Ma Quân lại còn có truyền nhân. Mười lăm năm trước, lão bị chúng ta giáp công rơi xuống vực thẳm trong dãy Tần Lĩnh. Lão phu mất hai ngón tay cũng trong trận ấy.

Chưởng môn Điểm Thương là Kiếm Phủ Truy Hồn Thái Xung tuổi trạc sáu mươi, râu ba chòm dài tới ngực, gương mặt thanh tú nhưng chỉ còn có một bên tai, lão cười cay đắng bảo:

- Lần này Khô Lâu xuất hiện không đơn độc như trước nữa mà còn có hàng trăm đệ tử kiệt dũng, chỉ một đêm đã làm cỏ Kiếm Minh. Đến Thương minh chủ cũng không địch lại tên đồ đệ của lão. Tại hạ chỉ sợ chúng sẽ âm thầm tập kích các phái bạch đạo, tỉa dần lực lượng rồi thống trị võ lâm. Trước mắt chúng ta phải tìm cho được tung tích của Minh chủ và đám kiếm sĩ, đồng thời tăng cường cảnh giới trọng địa bản môn, tổ chức lực lượng tinh nhuệ, sẵn sàng kết hợp đối phó khi có dấu hiệu quật khởi của ác ma.

Mọi người tán thành cao kiến của Thái Xung, giao cho Cái bang trách nhiệm truy tung Thương minh chủ và Kiếm Minh. Đồng thời quan sát những biến động trên giang hồ.

Dạ Miêu Nhi chợt lên tiếng:

- Tại hạ dù thân phận hèn mọn nhưng cũng là phần tử của võ lâm. Xin mạo muội có chút ý kiến.

Tuệ Không đại sư mỉm cười hiền hòa:

- Kinh thí chủ quá khiêm tốn, xin cứ việc trình bày chủ ý. Lão nạp biết thí chủ hành vi bất chính nhưng tâm địa thiện lương, lại là người tinh minh hiếm có.

Kinh Hào nghiêm mặt nói:

- Tại hạ dù là đạo chích nhưng chỉ lấy của bất nghĩa, chưa hề tơ hào của lương dân, lòng dạ không hề hổ thẹn với tông môn. Được đại sư cho phép, tại hạ xin nói.

Gã dừng lại uống thêm hớp trà rồi tiếp lời:

- Bọn hung thủ giấu mặt tức là không muốn bị nhận ra chân tướng, chứng tỏ chúng chưa chuẩn bị kiện toàn nên chưa thể đánh động lòng căm phẫn của toàn thể võ lâm. Nay ta đánh đòn phủ đầu, loan báo rộng rãi cho hào kiệt khắp võ lâm biết hung thủ chính là đồ đệ của Khô Lâu Ma Quân. Y không ngờ chúng ta sớm nhận ra chân tướng nên sẽ hoang mang mà không dám khinh động. Nhờ vậy giang hồ mới có đủ thời gian để thực hiện kế hoạch đối phó của mình. Hơn nữa, đây cũng là cách nâng cao tinh thần cảnh giác của mọi người trước sự tái xuất của ác ma, tạo tâm lý sẵn sàng. Sau này công cuộc giáng ma sẽ được hưởng ứng rộng rãi.

Thanh Vân đạo trưởng vỗ đùi khen:

- Kinh đàn việt quả là cao kiến, bần đạo xin bái phục.

Chư vị Chưởng môn tán đồng và không dám xem thường Dạ Miêu Nhi nữa. Quả nhiên, sau khi tin này được phổ biến trên giang hồ, ai nấy đều phẫn nộ, chửi rủa bọn hắc y và Khô Lâu Ma Quân. Hào khí sôi sục khiến phe hắc đạo phải im hơi lặng tiếng, không dám có động tĩnh gì.

Năm năm sau, vụ án không manh mối, chìm vào quên lãng. Võ lâm thanh bình đến nỗi không ai tin rằng Khô Lâu Ma Quân có truyền nhân. Một bang hội mới xuất hiện, tên gọi là Tử Vi môn, nằm ở chân núi Thái Hàng sơn, thuộc địa phận Sơn Tây.

Môn chủ là Triệu Bá Câu, một đại phú hào có tiếng trượng nghĩa, có sở thích sưu tầm vũ khí nên được hào kiệt võ lâm quen biết. Lão tuổi trạc ngũ tuần, dung mạo nghiêm trang, trong nhà có rất nhiều thê thiếp. Chưa từng biểu lộ võ công nên không ai biết bản lãnh Bá Câu cao siêu tới đâu. Tin họ Triệu khai tông lập phái làm chấn động cả giang hồ. Khi nhận được thiệp mời, ai cũng ngỡ ngàng và tò mò.

Nhưng chỉ bảy năm, thanh thế Tử Vi môn bao trùm thiên hạ. Tỉnh nào cũng có phân đàn. Khi đụng chạm với các tổ chức, bang hội khác, bao giờ Tử Vi môn cũng chiếm phần thắng. Chứng tỏ võ công của đệ tử họ Triệu không phải tầm thường.

Chưởng môn các phái bạch đạo bắt đầu lo ngại, nhưng Tử Vi môn hành sự kín đáo, không lộ ra ác tích nên chẳng cách nào bắt bẽ được.

Thương minh chủ đã mất tích được mười hai năm. Người thay thế là Kiếm Phủ Truy Hồn Thái Xung. Kiếm Minh không còn nên Thái Xung đã xây dựng lại Tổng đàn võ lâm ngay trên nền cũ, giao chức vụ Chưởng môn Điểm Thương cho sự đệ là Tinh Vân Kiếm Đồng Nguyên. Ông ra sức truy tìm tung tích Kiếm Minh và Cô Lâu Ma Quân nhưng không có kết quả gì.

*****

Mười hai năm trước, một người họ Lục đã mua một tòa trang viên bên bờ Tây Động Đình hồ với giá khá cao. Lục gia chỉ có một phu nhân và hai đứa bé. Ngoài số gia đinh, tỳ nữ, ông còn tuyển thêm nhũ mẫu cho tiểu công tử.

Lục gia là một thư sinh, ông không thích buôn bán nên đem kim ngân gởi vào tiền trang ở Trường Sa để lấy lời mà chi dụng. Ông và phu nhân để hết tâm trí vào việc dạy dỗ hai đứa con. Năm nay Lục tiểu thư đã đến tuổi cập kê, còn công tử thì vừa tròn mười hai tuổi. Nếu ai tình cờ gặp Lục Yến Vân sẽ không khỏi bàng hoàng trước nhan sắc thiên kiều bá mỵ của nàng. Nhưng người đáng yêu nhất trong Lục gia trang lại là tiểu công tử Lục Thiên Vũ. Vũ nhi xinh đẹp như tiên đồng, tính tình lanh lợi, hiếu động nhưng lại thông minh xuất chúng. Dù suốt ngày chạy nhảy đùa giỡn ngoài hoa viên hay lặn ngụp vùng vẫy giữa sóng nước Động Đình hồ, Vũ nhi không bao giờ lơ là việc học hành. Có điều việc học đối với nó quá dễ dàng, chẳng mất bao nhiêu công sức. Cơ thể Vũ nhi rắn chắc lạ thường, dường như được trời phú cho thần lực, nó có thể nhấc bổng một tráng đinh lực lưỡng một cách dễ dàng. Nhưng cũng vì sinh lực quá xung mãn mà Vũ nhi không thể ngồi im một chỗ, trừ những lúc học hành dưới sự nghiêm khắc dạy bảo của Lục trang chủ. Tiếng nghiêm khắc chứ chưa bao giờ họ Lục và phu nhân đánh ái tử. Ngoài tình yêu thương của phụ mẫu, còn có một chút tôn kính. Lục Yến Vân cũng hết lòng với bào đệ mình, nàng luôn luôn nhường nhịn và chăm sóc em. Nhìn nụ cười và phong thái của Vũ nhi, dường như ở Lục gia trang luôn có mùa xuân.

Một hôm, nắng tháng năm làm bầu không khí ngột ngạt. Chờ phụ mẫu nghỉ trưa xong, Vũ nhi rón rén chạy vào phòng Yến Vân thì thầm:

- Vân tỷ, trời nóng nực quá, tỷ đệ ta ra hồ tắm đi.

Vân nhi cười e lệ:

- Vũ đệ đi một mình đi, tỷ tỷ không biết bơi. Hơn nữa, ta là nữ nhi, không thể xuống hồ tắm được.

Vũ nhi giận dỗi nói:

- Tỷ tỷ đừng lo, tiểu đệ rất thông thạo thủy tính, có thể cõng người mà vẫn bơi được. Đoạn hồ sau trang rất vắng, chẳng ai nhìn thấy đâu.

Không chờ bào tỷ ưng thuận, Vũ nhi bước đến, bế thốc nàng lên, chạy thẳng ra bờ hồ cạnh hoa viên sau nhà. Vân nhi sợ hãi nhưng thẹn thùng nên không dám la lớn.

Nàng ôm lấy cổ em, mặt đỏ như gấc chín. Đến nơi, Vũ nhi bước thẳng xuống nước, Vân nhi sợ hãi la oai oái, bám chặt vào vai cậu bé. Trời rất nóng nên lúc nãy ở trong phòng, nàng mặc áo mỏng, khi xuống nước hiện rõ làn da trắng như ngọc và những đường cong mềm mại. Nàng tỏ ra lo lắng nhìn quanh, nhưng quả nhiên không một bóng người.

Vũ nhi cười khanh khách nói:

- Vân tỷ nhát quá, đoạn này rất cạn, nếu có đứng xuống cũng chưa ngập vai. Sao Vân tỷ cứ ôm chặt tiểu đệ như vậy?

Yến Vân ngượng ngập nhớ lại rằng mình đang đeo sát trên người bào đệ, hai thân hình dán sát vào nhau.

Vũ nhi nhìn vào phía trước của Yến Vân rồi cười bảo:

- Ngực của Vân tỷ tròn trịa, đẹp hơn của tiểu đệ.

Dứt lời, Vũ nhi thích thú đưa tay vuốt ve đôi nhũ hoa của nàng. Biết em mình thơ dại không hiểu chuyện nam nữ hữu biệt, nhưng Yến Vân xấu hổ đến lặng người, không nói nên lời phản ứng. Cảm giác nhột nhạt, dễ chịu kỳ lạ lan tỏa khắp người. Nước mắt trào ra.

Vũ nhi hốt hoảng hỏi:

- Sao Vân tỷ lại khóc? Tiểu đệ có lỗi gì chăng?

Đôi mắt thơ ngây đầy vẻ lo lắng. Yến Vân thương em không nỡ trách nên gượng cười lắc đâu nói:

- Không có gì đâu. Nước hồ làm tỷ cay mắt đấy thôi.

Vũ nhi tươi cười nói:

- Để tiểu đệ dạy cho tỷ tỷ bơi lội, cảm giác vẫy vùng trong nước rất thích thú.

Nói xong, Vũ nhi đặt nàng lên hai cánh tay khỏe mạnh. Bắt đầu hướng dẫn nàng cách đạp chân và quạt nước bằng tay. Yến Vân thẹn muốn phát khóc vì hai vùng trinh tiết của nàng đều tiếp xúc với da thịt Vũ nhi. Thấy em hoàn toàn vô tình, nàng cắn răng làm theo lời trong một tâm trạng mê muội. Lát sau, nàng cáo mệt đòi về trang. Vũ nhi không phản đối, hai người lên ngồi nghĩ một hồi rồi vào nhà.

Đêm đó Yến Vân không ngủ được, nàng hiểu rằng đời mình đã cột chặt vào Vũ nhi, không lấy ai khác được nữa. Nàng là người thứ ba biết được lai lịch thật sự của Lục Thiên Vũ, giờ đây trong mắt nàng Vũ nhi không còn là một bào đệ thơ ngây mà còn là người mà sau này nàng sẽ nâng khăn sửa túi. Lòng đã quyết, nên Yến Vân thấy thanh thản hơn. Trong giấc mộng, nàng thấy Thiên Vũ lớn lên, trở thành một chàng công tử anh tuấn phi phàm.

Hôm sau, Thiên Vũ lại đến rủ. Liên tiếp bảy ngày thì Yến Vân đã bơi thành thạo.

Hai người vui đùa rất hào hứng. Một lần, họ nằm trên bãi cỏ nghỉ ngơi. Bỗng Thiên Vũ quay sang mơn trớn nhũ hoa của Yến Vân rồi cười bảo:

- Sau này, tiểu đệ xin song thân cho chúng ta cưới nhau để được gần gùi nhau mãi mãi. Tiểu đệ rất thích được ôm Vân tỷ trong lòng.

Yến Vân hài lòng nhưng hỏi lại:

- Không ai dạy cho Vũ đệ biết rằng, chúng ta là tỷ đệ, không thể lấy nhau được hay sao?

Vũ nhi giật mình ngồi bật dậy:

- Sao lại có chuyện đó? Chẳng phải mẫu thân vẫn gọi phụ thân bằng Lục ca đó sao?

Vân nhi dở khóc dở cười đáp:

- Đệ là người thông tuệ sao lại ngốc trong chuyện gia lễ như vậy? Song thân chúng ta đâu phải là huynh muội như chúng ta.

Vũ nhi sững sờ, hai dòng lệ trào ra, ngồi chết lặng như hóa đá. Yến Vân dỗ dành mãi cũng không nói nửa lời. Nàng bật nói ra:

- Vũ đệ đừng khóc nữa, chúng ta đâu phải là đồng bào tỷ đệ.

Biết mình lỡ lời, nàng hốt hoảng im bặt nhưng Vũ nhi đã nghe rõ. Nó mừng rỡ hỏi lại:

- Có thật vậy không? Hóa ra chúng ta có thể làm phu thê được ư? Để tối nay đệ thưa lại với song thân.

Vân nhi sợ hãi dỗ dành:

- Vũ đệ tuyệt đối không được tiết lộ chuyện này, phụ thân sẽ trách phạt Vân tỷ.

Chỉ cần chúng ta hiểu với nhau. Khi nào lớn lên Vũ đệ sẽ xin cưới. Giờ nói ra có ích gì?

Nhìn vẻ khiếp sợ của Vân nhi, Vũ nhi an ủi:

- Đệ xin nghe lời, Vân tỷ đừng lo lắng quá như vậy.

Từ đó, mối tình giữa hai người âm thầm nở hoa. Nhưng ngoài những vuốt ve của một đứa bé, không có gì ra ngoài vòng Iễ giáo. Năm Thiên Vũ tròn mười lăm tuổi, chàng cao lớn bằng Lục Thám Vi, dung mạo xinh đẹp tuyệt thế. Đôi mắt chàng to tròn và trong sáng, nụ cười tươi luôn nở trên môi. Chàng cao lớn hơn cả Yến Vân một cái đầu, hai người quấn quít bên nhau như một đôi kim đồng ngọc nữ. Ý niệm kết hợp cho hai con được phu thê họ Lục bàn bạc rất nhiều lần.

Một hôm, Lục gia gọi Thiên Vũ vào thư phòng:

- Vũ nhi, đã đến lúc ta cho con biết một bí mật giấu kín suốt mười lăm năm qua.

Ông bèn thuật lại vụ thảm sát Kiếm Minh và việc ký thác con côi của Thương Thiên Long.

Thiên Vũ là người rất sôi nổi, hiếu động nhưng vô cùng kiên nghị. Thảm kịch năm xưa làm chàng đau đớn, nước mắt tuôn trào nhưng vẫn lắng nghe cho đến tận cùng. Lục gia đặt hai quyển bí kíp lên bàn rồi nói:

- Đây là hai di vật mà song thân con đã để lại. Hãy cố gắng luyện cho thành để trả mối thù bất cộng đái thiên kia.

Thiên Vũ gạt nước mắt quỳ xuống lạy:

- Sinh dưỡng đạo đồng, Vũ nhi suốt đời vẫn coi nhị vị là song thân. Hài nhi sẽ khổ công học nghệ và làm theo di chí của tiên phụ. Thực ra, hài nhi đã sớm biết mình là dưỡng tử, chỉ không ngờ thân thế lại quá đỗi bi thảm như vậy. Nhân dịp này xin phụ mẫu thành toàn cho ý nguyện của Vũ nhi là gá nghĩa phu thê với Vân tỷ.

Lục Thám Vi mừng rỡ, cúi xuống đỡ chàng lên, rồi ôm chặt, dịu dàng bảo:

- Chúng ta yêu quí con còn hơn cả Vân nhi. Chuyện hôn sự là điều mong mỏi từ lâu.

Từ đấy, mọi người trong trang không còn trông thấy nụ cười của Lục công tử nữa.

Gương mặt chàng lạnh lùng như đá tạc, đôi mắt tinh anh giờ đây mênh mông thù hận và thống khổ. Chàng chỉ gượng cười với phụ mẫu và Yến Vân.

Lục tiểu thư càng lớn nhan sắc càng mặn mà kiều diễm. Nhưng nàng hầu như không hề ra khỏi trang, chỉ tận tình chăm sóc cho Lục công tử. Thiên Vũ giờ đây ngày đêm khổ luyện. Nhờ thần lực thiên sinh, chàng đủ sức kéo dài thời gian nên tiến bộ hơn người.

Với trí thông minh tuyệt đỉnh, chàng mau chóng lãnh ngộ Thiên Sơn kiếm pháp.

Nhưng có một điều mà Thương Thiên Long không tính đến. Đó là ông không để lại khẩu quyết luyện Hỗn Nguyên khí công. Vì vậy kiếm chiêu của chàng hoàn toàn không có uy lực. Ngược lại, phương pháp luyện Ngọc Nữ chân kinh lại chỉ phù hợp với nữ nhân. Chàng vô cùng chán nản nhưng cũng cố học cho xong Ngọc Nữ kiếm pháp.

Không muốn tuyệt học của tiên mẫu thất truyền, chàng bắt Yến Vân phải luyện Ngọc Nữ chân kinh. Sau hai năm, nhờ có thể chất thích hợp, võ công của nàng còn cao hơn cả Thiên Vũ.

Trong một lần luyện kiếm đối chiêu, chàng thức ngộ ra điều đó, liền tuyệt vọng buông kiếm. Thiên Vũ quyết định rời khỏi nhà tầm sư học nghệ. Yến Vân gạt lệ tiễn chàng ra đi. Lục trang chủ mười lăm năm qua cũng cố tâm để ý đến chuyện giang hồ, nên cũng biết Thương minh chủ là đồ đệ của Thiên Sơn lão nhân. Ông nói điều này cho Thiên Vũ biết. Chàng thở dài nói:

- Tiên phụ được chân truyền của sư tổ mà còn không địch lại Tình Ma, thì Vũ nhi dù có học được võ công của Thiên Sơn cũng chẳng báo được thù. Chỉ mong có cơ duyên gặp được kỳ nhân tuyệt thế may ra mới thỏa nguyện. Núi cao rừng thẳm chẳng lẽ không có cao nhân?

Một ngày cuối tháng hai, trên con đường thiên lý ngược bắc, người ta thấy một chàng công tử thư sinh mặt áo màu nâu xám bằng lụa Tô Châu, cỡi con ngựa lực lưỡng, trên tay chàng là một quyển Đường Thi mỏng. Chiếc áo hồ cừu trắng không đủ chống lại cái lạnh đầu xuân. Tuyết vẫn rơi lác đác làm đường dài thêm tịch mịch.

Đi ngang qua tửu quán cách Giang Lăng chừng hai chục dặm, chàng dừng cương vào uống vài chén cho ấm bụng.

Thiên Vũ ít uống nhưng tửu lượng của chàng không ai dám coi thường. Mỗi lần ngồi đối ẩm với Lục trang chủ, bao giờ ông cũng say trước.

Đã là lữ quán bên đường thì khó mà khang trang, sang trọng. Nhưng được cái rộng rãi và sạch sẽ. Trời lạnh nên nhiều người ghé vào quán sưởi ấm. Lò sưởi giữa quán tỏa hơi ấm dễ chịu.

Thiên Vũ gọi một vò Thiệu Hưng ba cân và ít món thức ăn. Tâm sự nặng nề nên chàng không để ý đến những người đến trước, chỉ lặng lẽ nhâm nhi, dõi mắt nhìn ra màn tuyết xa xăm. Hết vò thứ nhất, chàng gọi tiểu nhị lấy thêm. Rượu Thiệu Hưng nổi tiếng Trung Nguyên về mùi hương và độ nồng. Ba cân là một tửu lượng đáng tự hào, vậy mà chàng còn uống thêm một vò nữa. Điều này gây sự chú ý cho khách thêm. Cảm khái thân phận, chàng khẽ ngâm nga:

Thiên trường địa cửu hữu thời tận.

Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ Đây là hai câu trong bài Chính Khí Ca của Văn Thiên Tường. Bỗng một giọng nói rỗn rảng như chuông đồng vang lên:

- Công tử tuổi còn trẻ, sao tâm sự lại nặng nề đến thế? Tại hạ xin phép được uống cùng vài chung được chăng?

Thiên Vũ vì cừu hận mà dung mạo lạnh lùng chứ không phải do cao ngạo. Bản chất chàng rất khoáng đạt, rộng rãi vì vậy đâu nỡ chối từ nhã ý của người. Chàng quay lại nhìn thấy một hán tử thấp lùn, tuổi trạc hơn tứ tuần, đôi mắt to tròn tinh anh. Thiên Vũ vòng tay đáp:

- Cung thỉnh tôn giá an tọa. Tiểu sinh độc ẩm cũng chẳng thú vị gì.

Hán tử ngồi xuống, gọi tiểu nhị mang chén đũa khác và thêm vài món nhắm. Gã chăm chú quan sát dung mạo chàng rồi hỏi:

- Tại hạ là Kinh Hạo, bốn mươi bảy tuổi. Xin hỏi phương danh và niên kỷ của công tử?

Thiên Vũ lấy làm lạ vì thấy họ Kinh không những hỏi tên mà còn hỏi cả tuổi tác.

Nhưng chàng vẫn trả lời:

- Tiểu sinh tên gọi Lục Thiên Vũ, vừa tròn mười bảy tuổi.

Nhãn thần họ Kinh lấp loáng. Gã cười nâng chén mời:

- Lục công tử không những dung mạo, cốt cách tuyệt thế mà tửu lượng cũng phi thường. Tại hạ xin bồi tiếp vài chung.

Hai người đàm đạo rất tương đắc. Kinh Hạo là tay lão luyện giang hồ thông thạo tin tức và tình hình võ lâm, cách nói lại rõ ràng, hấp dẫn khiến Thiên Vũ thu thập nhiều điều bổ ích cho kiến văn. Thấy chàng là một thư sinh mà có vẻ quan tâm đến chuyện kiếm đao, họ Kinh không khỏi lấy làm lạ. Gã giả say nắm lấy huyệt mạch môn chàng thăm dò mới biết họ Lục chưa hề luyện nội công.

Khí độ của Thiên Vũ khiến gã bất giác sanh lòng thương mến không sao giải thích nổi. Lúc đầu, nhìn dung mạo chàng, họ Kinh nhớ đến ân nhân là Thương Thiên Long mà gã đã tìm suốt mười bảy năm qua nên tìm cách làm quen. Nhưng càng gần càng bị thiếu niên này thu hút. Dạ Miêu Nhi chợt nói:

- Lục công tử, Kinh Hạo ta quá nửa đời không có huynh đệ, nay mạo muội muốn kết nghĩa kim lan với công tử, chẳng hay công tử nghĩ sao?

Thiên Vũ tâm địa trong sáng, sớm nhận ra họ Kinh tuy là một đạo chích nhưng bản chất cương liệt, trượng nghĩa nên chàng rất vui mừng:

- Tiểu đệ lần đầu xuất trang, một mình lạc lõng trên gian hồ. Nay được đại ca thương mến, thật vô cùng xúc động.

Kinh Hạo cả mừng bảo:

- Gần đây có một miếu thổ thần, chúng ta đem rượu thịt đến đấy giao bái xong sẽ say một bữa.

Hai người trả tiền rượu, mua thêm một vò rượu và một vài cân thịt rồi lên đường.

Khinh công của Dạ Miêu Nhi độc bộ võ lâm, còn nhanh hơn cả con ngựa của Thiên Vũ đang cỡi. Chừng nửa canh giờ đã đến nơi. Cột ngựa xong, họ Kinh kéo chàng vào trong.

Tòa cổ miếu không ai chăm sóc nhưng rất gọn gàng, sạch sẽ. Thì ra đây là nơi cư trú của Kinh Hạo trong những ngày gần đây.

Thiên Vũ bày rượu thịt lên bàn thờ rồi cùng Dạ Miêu Nhi khấn vái. Sau đó lạy nhau tám lạy để kết tình bát bái chi giao.

Trước khi đủ tài báo hận, Thiên Vũ quyết không để lộ thân phận nên chẳng đề cập đến phụ mẫu chi thù.

Trời đã sụp tối, Kinh Hạo lấy củi nhóm lên một nhóm lửa rồi cắt thịt bò để uống mừng bái đệ. Gã tươi cười hỏi:

- Giờ đây chúng ta đã là sinh tử chi giao, Vũ đệ có thể cho ta biết mục đích của mình khi bước chân vào chốn giang hồ hung hiểm này không?

Thiên Vũ áy náy đáp:

- Xin đại ca lượng thứ, trước khi học được tuyệt nghệ, tiểu đệ không thể nói rõ nội tình. Nếu có lòng đoái hoài, xin chỉ giáo nơi cao nhân ẩn dật, tiểu đệ đạt được ý nguyện xin kết cỏ ngậm vành.

Nhìn vẻ mặt sầu khổ, ai oán của Thiên Vũ, Kinh Hạo nổi lòng bi phẫn nói:

- Sao Vũ đệ lại nói những lời khách khí như vậy? Ta hứa không hỏi han thêm và sẽ tận lực đưa ngươi tầm sư học đạo. Nhưng cừu nhân của Vũ đệ bản lãnh đến dường nào?

Thiên Vũ buồn rầu nói:

- Võ công của hắn e rằng không có ai địch nổi.

Kinh Hạo là người tinh minh, tự nghĩ rằng với dung mạo này, tuổi tác này và một cừu nhân lợi hại khôn cùng, Thiên Vũ chắc chắn phải liên quan đến Thương minh chủ.

Gã quan sát chàng thật kỹ rồi quết định hỏi cho ra lẽ:

- Vũ đệ. Chúng ta mới sơ kiến nên đại ca không trách ngươi e ngại. Nhưng ta thề có hoàng thiên hậu thổ chứng giám cho lòng mình. Nếu nói sai một lời sẽ bị thiên lôi đả tử. Mười bảy năm nay ta lặn lội tìm kiếm ân nhân của mình là Minh chủ Thương Thiên Long. Giả như Vũ đệ là hậu nhân của người thì xin hãy nói ra để ta giúp ngươi báo phục.

Thiên Vũ nhận ra nét thành khẩn trong đôi mắt Kinh Hạo, nên không muốn giấu diếm nữa, đành thú thực:

- Tiểu đệ chính là cô nhi của họ Thương, còn tiên phụ bị độc kiếm của Tình Ma sát hại, bỏ xác dưới dòng sông Hán Thủy rồi.

Kinh Hạo ngày đêm hy vọng gặp lại ân nhân, nay nghe như sét đánh ngang tai.

Gã sụp xuống than trời:

- Lẽ nào bậc cát nhân thiên tướng như Thương đại hiệp lại chết thảm như vậy sao?

Thiên Vũ bèn kể lại việc ký thác con côi, và cả việc tiên phụ không để lại bí kíp nội công cho gã nghe. Kinh Hạo ôm lấy Thiên Vũ, vỗ về:

- Vũ đệ đừng lo, giang hồ còn nhiều kỳ nhân dị khách, cố công tìm kiếm ắt sẽ gặp. Bản lãnh Tình Ma dù có cao hơn Thương đại hiệp, nhưng chưa thể gọi là vô địch được. Sáng mai ta sẽ đưa ngươi đến Sơn Đông để tìm Thái Sơn Thần Ông, kỳ nhân số một của võ lâm.

Hôm sau, hai người vượt sông Hán Thủy đi về hướng đông bắc. Đường xa ngàn dặm nên Kinh Hạo đã mua một con tuấn mã để cước trình thêm mau lẹ. Trong lúc bôn hành, gã đã dạy chàng môn khinh công độc bá thiên hạ là Thiên Biến Thần Bộ. Với bộ pháp này, dù không luyện nội công cũng có thể ỷ vào cước lực mà đào tẩu, tránh né.

Kinh Hạo hổ thẹn nói:

- Đại ca bất tài chỉ tinh thông nghề phi thiềm tẩu bích và trộm cắp, chẳng có công phu gì để truyền lại cho Vũ đệ, thật đáng giận.

Cảm động trước lòng trung liệt của họ Kinh đối với tiên phụ, Thiên Vũ an ủi gã:

- Tuyệt kỹ ăn trộm của đại ca nếu đem dùng để đối phó với bọn ác đạo thì cũng rất hữu dụng, xin đại ca chỉ giáo cho.

Kinh Hạo vui mừng, dốc túi truyền nghề trộm cắp và móc túi cho Thiên Vũ.

Chàng là người thông tuệ nên chỉ trong một tháng là đã nắm được chỗ tinh túy. Kinh Hạo còn đem những quy củ luật lệ các phái trong giang hồ, cũng như những thủ đoạn hiểm độc cần phải đề phòng ra giảng giải. Nhờ vậy, sau hai tháng, khi đến chân núi Thái Sơn, kiến văn và cơ trí của chàng đã tăng tiến vượt bậc.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-19)


<