Vay nóng Tima

Truyện:Tần Nhương Thư - Hồi 01

Tần Nhương Thư
Trọn bộ 20 hồi
Hồi 01: Sơn Đông Hưu Tứ Phụng-Tế Nam Hiện Nhất Long
4.20
(5 lượt)


Hồi (1-20)

Siêu sale Lazada

Thời Chiến Quốc, nước Tề trên bán đảo Sơn Đông, có một nhân vật rất nổi tiếng về lòng hiểu khách và hào phóng.

Tên tuổi của ông ta sau này đã trở thành danh từ để tượng trưng cho tính cách của bậc Đại Thiện Nhân. Người ấy chính là Mạnh Thường Quân, Quân Điền văn, em trai của quan tướng quốc Điền Ky!

Cùng thời với Mạnh Thường Quân còn có ba nhân vật nữa như Tín Lăng Quân Ngụy VÔ Ky nước Ngụy, Xuân Thân Quân Hoàng Yết nước Sở và Bình Nguyên Quân Triệu Thắng nước Triệu.

Ba người này cũng cư xử, hành động như Mạnh Thường Quân, nghĩa là trong nhà lúc nào cũng chứa hai ba ngàn khách cả văn lẫn võ Tuy nhiên, không hiểu sao hậu thế lại chỉ tôn sùng Mạnh Thường Quân?

Gương sáng cổ nhân được con cháu noi theo, nên giờ đây, ở đất Tế Nam tỉnh Sơn Đông, có một người xưng là võ lâm Mạnh Thường Quân!

Lão này có lê đúng là hậu duệ của Mạnh Thường vì cũng ở họ Điền, tên gọi Đông Giám, tuổi độ năm mươi hai. Do lão rất giỏi kiếm pháp nên đã thêu hai chữ võ lâm vào danh hiệu của tổ phụ.

Điền Đông Giám giàu nứt đố đổ vách, sở hữu mấy vạn mẫu ruộng tốt ở quanh thành Tế Nam, cùng hàng chục tiền trang ở khắp tỉnh Sơn Đông. Với gia tài cự vạn ấy, Điền Đông Giám thừa sức nuôi ngàn khách cho xứng với cái danh hiệu Mạnh Thường Quân!

Khách của nhà họ Điền đa số là hào kiệt võ lâm, chỉ có vài chục mống học trò nghèo đến ăn nhờ ở đậu, chờ ngày ứng thi!

Gần ngàn hào kiệt đến làm khách của Điền Gia Trang đều thuộc hạng áo vải, mới xuất đạo thanh danh chưa nổi, nhưng thỉnh thoảng cũng có những cao thủ lẫy lừng ghé qua chơi vài ngày rồi đi.

Khi đọc sừ hoặc truyện võ hiệp, chúng ta thường gặp lời tự khiêm là hai chữ "áo vải" hoặc "bố y". BỐ y chính là quần áo được dệt, may bằng vải gai dầu.

Gai dầu là loại thực vật thân thảo một năm, thuộc họ dâu tằm, được trồng rộng rãi ở Trung Hoa, từng là nguyên liệu chủ yếu để may y phục. Sợi gai dầu dài mà dai, khó mục, có thể dệt vải bạt, vải buồm, vải chống thấm nước, thảm trải nền nhà... Tất nhiên, người nghèo mới mặc loại vải này. Còn lụa là, gấm vóc để dành cho kẻ sang giầu!

Tóm lại, dù văn hay võ thì cũng vì nghèo nên mới đến Điền Gia Trang mà ăn chực, ở nhờ!

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, vì trong số thực khách của nhà họ Điền nổi bật lên mấy chục chàng thiểu hiệp xuất thân đại phú, thế gia. Họ đến đây không phải vì đói, mà vì nhan sắc bốn cô con gái của Điền Đông Giám!

Điền phu nhân đẻ sàn sàn năm một, cho ra đời bốn ả tố nga rồi từ trần. Họ đều xinh đẹp như hoa, có tuổi từ mười chín đến hai mươi hai. ước mơ của người nghèo thường mãnh liệt hơn kẻ giàu, do vậy, đám thanh niên áo vải chưa vợ kia chắc cũng rắp ranh bắn sẻ, mong mỏi trở thành rể họ Điền!

Hai năm qua, kẻ đến người đi cũng nhiều, nhưng bốn cặp mắt xanh kia vẫn chưa ghé vào ai. Và quan trọng nhất là cặp mắt của đại tiểu thư Điền Ngọc Trâm. Theo phong tục Trung Hoa thì trưởng nữ phải xuất giá trước rồi mới đến các em!

Khốn nỗi, Điền đại tiểu thư tuy đẹp nhất nhà nhưng tính tình kiêu kỳ, ngạo mạn, nóng nảy dữ dằn như Trương Phi, xem nam nhân trong thiên hạ như cỏ rác!

Ngọc Trâm được chân truyền pho Tích Lịch Kiếm Pháp của cha, võ nghệ cao siêu, được giới võ lâm Sơn Đông đặt cho danh hiệu HỔ Hồng Nhan (nàng hổ cái).

Họ Điền không có con trai nối dõi, nên rể đầu sê là người hưởng thừa kể lớn nhất Điều này đã khiến Ngọc Trâm trở thành mục tiêu số một của các chàng trai.

Nhưng ngoài dung mạo, HỔ Hồng Nhan còn ra điều kiện rằng ứng viên phải dưới hai mươi lăm tuổi, và có võ công cao hơn nàng! Võ lâm nhiều gã đẹp trai song không ai trong lứa tuổi ấy đánh bại nổi Ngọc Trâm.

Khoảng cách không hơn ba tuổi từ đâu mà có trong đầu mỹ nhân thì chẳng ai biết được, mọi người chỉ đoán rằng lão thầy bói chết tiệt nào đấy đã nhét vào đầu Ngọc Trâm ý niệm đáng ghét này!

chính Võ Lâm Mạnh Thường Quân cha nàng, cũng bực mình tiếc rẻ khi thấy con gái loại bỏ những chàng trai tuyệt diệu, chỉ vì họ quá hăm lăm. ông từng giận dữ mỉa mai:

- Trâm nhi ráng chờ đến năm tam thập rồi lấy đại lão già góa vợ nào đấy! Lúc ấy thì khỏi cần điều kiện gì hết!

Ngọc Trâm hung dữ với người ngoài nhưng lại rất hiếu thuận, chỉ cười đáp:

- Sau này phụ thân sê biết Trâm nhi có Điền lão thở dài:

- Tính tình ngươi như thế làm sao chọn được bậc chính nhân? Chẳng qua thiên hạ háo sắc, háo tài nên mới quy lụy ngươi đó thôi!

Ngọc Trâm giận dỗi, ngoe nguẩy bỏ đi, lo việc nhà Nàng chính là người quán xuyến Điền Gia Trang, phụ trách tiếp đón và nuôi nấng cả ngàn thực khách!

Sáng ngày Thất Tịch, mùng bẩy tháng bảy, Điền Gia Trang có thêm khách mới, người này là chàng trai độ quá hai mươi, áo học trò bằng vài xấu, màu xanh bạc phếch. Trên đầu chàng ta là chiếc nho cẩn (khăn nhà nho) màu đen cũ kỹ, có dải dài rũ xuống lưng.

Tuy y phục là của đám thư sinh, song vai chàng lại mang trường kiếm, ra dáng con nhà võ. Điều này sê khiến chủ nhân phải phân vân, không biết để chàng ta ở với bọn hào khách hay học trò.

Chàng ta xuống ngựa, được gã gia nhân gác cổng Điền Gia Trang đưa vào Nghênh Tân Đình gần đấy chờ đợi.

Lát sau, Điền đại tiểu thư ra đến, khách vội đứng lên vòng tay kính cẩn nói:

- Tại hạ là Tần Nhương Thư, quê đất Sơn Tây!

Điền Ngọc Trâm thản nhiên ngồi xuống sau án thư, mở sổ, đổ chút nước vào nghiên mực, chuẩn bị ghi chép. Nàng lạnh lùng hỏi:

- Phiền Tần túc hạ cho xem thẻ đinh!

Thời xưa, thẻ đinh là loại giấy tờ tùy thân duy nhất của Trung Hoa. Trong ấy không có hình ảnh, dấu tay, chỉ ghi tên họ, nguyên quán, trú quán và chiều cao hoặc thêm vài đặc điểm như: răng hô, mắt lé, cụt chân... do nội dung sơ sài vậy nên những người có dung mạo, tầm vóc tương tự có thể lấy của kẻ khác mà dùng!

Trong trường hợp này thì chẳng có gì đáng ngại bởi vì đôi tai của Tần Nhương Thư rất đặc biệt, chúng lớn và đầy đặn như tai của những pho tượng Như Lai trong các chúa chiền. Và gương mặt chàng cũng mang nét đẹp nhân từ, phúc hậu, khiến cho người đối diện yên tâm.

Ngay trong thẻ đinh cũng miêu tả diện mục Nhương Thư bằng hai chữ: "Phật Nhĩ" Tuy nhiên, chẳng ai khen Phật tổ là người anh tuấn như Phan An, Tống Ngọc, nên nhan sắc của Nhương Thư không làm cho trái tim các mỹ nhân rung động. Cái đẹp và cái thiện chẳng phải bao giờ cũng giống nhau!

Hơn nữa, Tần Nhương Thư sinh năm Mậu Thìn, nay đã hai mươi sáu, vượt ngoài tiêu chuẩn của Ngọc Trâm, nên nàng không hề để tâm đến.

Điền đại tiểu thư ghi xong phần lai lịch, liền hờ hững hỏi thêm:

- Tần túc hạ học nghệ môn phái nào?

Nhương Thư điềm đạm đáp:

- Bẩm tiểu thư! Tại hạ là đệ tử tục gia của chùa Phật Quang, núi Ngũ Đài Sơn!

Ngọc Trâm bỡn cợt:

- Tướng mạo trang nghiêm như túc hạ sao không xuất gia, còn lưu luyến hồng trần làm gì nữa?

Nhương Thư thật thà đáp:

- Tại hạ vốn có ý nguyện ấy nhưng gia sư không cho. Người bảo rằng tại hạ mang nặng sát nghiệp và tình nghiệp, không có duyên với cửa Phật!

HỔ Hồng Nhan che miệng cười khanh khách và chế nhạo:

- Nực cười thực! Bổn cô nương cho rằng lệnh sư đã quá lời rồi đấy! Chỉ có đám ni cô mới ái mộ túc hạ mà thôi!

Câu nói của Ngọc Trâm xem ra cũng chẳng có gì quá đáng, nhưng không hiểu sao lại tác động mãnh liệt tới Nhương Thư. Đôi mắt chàng trai hiền lành kia bỗng lóe sáng những tia thù hận và tàn nhẫn ánh mắt ấy sắc bén, lạnh lùng chụp lấy gương mặt kiều diễm của Ngọc Trâm, khiến nàng khiếp sợ đến nỗi toàn thân đông cứng lại.

CÔ gái ngang tàng, ngược ngạo này rơi vào trạng thái kinh hoàng, tựa kẻ lữ hành bất ngờ đối diện mãnh hổ vậy!

Khi nét mặt Nhương Thư dịu đi nàng mới hoàn hồn, phát hiện lòng bàn tay ướt đẫm. Nàng líu ríu gọi ả tỳ nữ Tiểu Lan đang quét dọn ngoài cửa Nghênh Tân Đình, bảo cô bé đưa khách vào khu nhà mé hữu. Lạ thay, nàng lại dặn Tiểu Lan dành cho Nhương Thư tòa tiểu viện đẹp nhất!

Khu nhà khách của Điền Gia Trang chỉ đúng mười căn tiểu xá đặc biệt, dành để đón tiếp những nhân vật lẫy lừng, hoặc chưởng môn các phái. Nay Nhương Thư được ở đấy cũng là một vinh dự rất lớn!

Khách đi rồi, Ngọc Trâm ngồi phịch xuống ghế suy nghĩ miên man. Cơn sợ hãi đã qua hoàn toàn, bản tánh ngang ngạnh nổi lên, nàng hậm hực lẩm bẩm:

- Thực là xấu hổ! Bậc anh thư như ta mà lại sợ một gã vô danh hay sao? Ngày mai ta phải kiếm cớ đánh cho gã một trận mới được!

Nhưng rồi một ý niệm khác lại nổi lên:

- Lạ thực! Tướng mạo y hiền lành trưng hậu thế kia, sao lúc giận lại có cái nhìn khủng khiếp như thế? Phải chăng câu nói của ta đã vô tình chạm vào điều đại ky của Nhương Thư? Hay mẹ y là ni cô?

Con người đầy bí ẩn của Nhương Thư đã khiêu gợi óc tò mò của Ngọc Trâm, nàng quyết định phải tìm hiểu cho rõ. Vả lại, nàng còn muốn đem nhan sắc khuynh thành của mình chinh phục kẻ đã làm cho HỔ Hồng Nhan phải chết khiếp! Khi gã họ Tần chịu quỳ gối quy phục thì chính là lúc nàng trả được mối nhục hôm nay!

Viễn cảnh độc ác ấy đã khiến Ngọc Trâm vui vẻ hơn, quay về khuê phòng.

Nàng kể cho ba cô em gái nghe về Nhương Thư và kế hoạch báo thù của mình!

Ngọc Trâm không ngờ mình đã khích động lòng hiếu kỳ của ba em, khiến nàng nào cũng âm thầm tự nhủ rằng sê tiếp cận Tần Nhương Thư. Chàng là người thế nào mà lại dọa khiếp được bà chị cả Trương Phi của họ?

Trước tiên, đám tỳ nữ thân tín của bốn nàng được huy động giám sát Tần Nhương Thư. Trong bốn ngày, họ đã báo cáo lại toàn bộ hành vi, cử chỉ, thói quen của họ Tần.

Chàng trai này ngày ngày đi dạo khắp trang để ngắm cảnh và làm quen với những người đến trước. Dường như Nhương Thư đang hỏi han, tìm kiếm một lão già họ Trác nào đó.

Ngọc Trâm hiểu ngay rằng Nhương Thư đang ôm một mối huyết thù sâu nặng, đến đây để điều tra tung tích cừu nhân, chứ chẳng phải muốn ăn nhờ ở đậu Điền Gia Trang!

HỔ Hồng Nhan bắt đầu lân la đến thăm Nhương Thư, trong những bộ y phục đẹp nhất, và ban phát những ánh mắt đổ nước nghiêng thành. Nhưng Nhương Thư chỉ hờ hững đối đáp, cung kính mà lạnh nhạt, không hề tỏ ra xao xuyến trước nhan sắc phi phàm của mỹ nhân.

Ngọc Trâm vô cùng tức giận và hổ thẹn, song cố tự an ủi rằng thời gian còn dài, trước sau gì đối phương cũng phải say mê mình, y như tất cả những nam nhân khác trong thiên hạ.

Tại sao nàng biết Nhương Thư sê còn lưu lại nhiều ngày nữa? Đó là bởi tháng tám hàng năm mới là thời điểm mà Điền Gia Trang đông đảo nhất.

Hiện tượng này xảy ra suốt sáu năm, từ lúc giới võ lâm nghe được tin đồn rằng núi Thái Sơn là nơi tạo hóa của thiên hạ đệ nhất kỳ nhân, Thần Quang Chân Quân công Tôn Khuê. Và một ngày tháng tám nào đó, khi đỉnh Thái Sơn rực cháy thì đấy là lúc kẻ hữu duyên có thể tìm thấy bảo kiếm và di học của ông ta.

Truyền thuyết này cực kỳ mơ hồ và vô căn cứ, thế mà vẫn có nhiều người tin, năm nào cũng đổ xô về Sơn Trang chờ đợi!

Thực ra thì hành động này cũng chẳng có gì là khờ dại, vì Thái Sơn là một trong những ngọn núi đẹp nhất Trung Hoa, nhất là vào buổi đầu thu! Hơn nữa, việc ăn ở đã có Điền Gia Trang chu toàn, tội gì không đi chơi một chuyến?

Thành Tế Nam nằm ở hướng Bắc rặng Thái Sơn, cũng là địa phương có phong cảnh tuyệt mỹ. Cái làm cho Tế Nam lừng danh chính là những con suối nước ngầm.

Lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn, số lượng nước suối ngầm lớn nhỏ lên đến hàng chục vạn, nổi tiếng nhất có hơn trăm cái, và ở Tế Nam có con suối đứng đầu thiên hạ.

Tế Nam nằm ở nơi giao nhau giữa sườn Bắc núi Thái Sơn với đồng bằng nên có rất nhiều suối ngầm, khả dĩ xưng tụng rằng "Nhà nhà có suối".

Trong hàng ngàn dòng suối của Tế Nam, có bảy mươi hai cái nổi danh, đứng đầu là bốn suối: Báo Đột, Trân Châu, Hắc Hổ, Kim Tuyến. Đến thời vua Càn Long nhà Thanh sau này, suối Báo Đột đã được phong làm "Thiên hạ đệ nhất tuyền".

Suối này nằm ở ngoài cửa phía Nam thành Tế Nam. Địa thế phía Nam cao, phía Bác thấp, ba mặt Đông Tây và Bắc đều bị chặn bởi loại đá không thấm nước, khiến dòng suối chịu sức nén mạnh, vọt lên khỏi mặt đất. Miệng suối rộng gần trượng, sâu hơn sải tay, có ba gióng nước cuồn cuộn chảy ra tựa như ba vòi rồng, cách vài trăm mét vẫn nghe được tiếng nước chảy. Chất lượng nước suối cực kỳ thanh khiết, vị ngon ngọt phi thường, xứng đáng đứng đầu các suối trong thiên hạ!

Do vậy, tháng tám nào, hào kiệt bốn phương cũng kéo đến Tế Nam trước là du ngoạn, sau là chờ đợi luồng ánh sáng thần kỳ trên đỉnh Thái Sơn. Tất nhiên là họ ăn sạch kho gạo của Điền Gia Trang!

Không ai chê Mạnh Thường Quân là ngu, thì việc tự nguyện nuôi báo cô người ngoài của Điền Gia Trang chủ cũng không đáng trách!

Người Trung Hoa say mê kiếm tiền nhưng lại luồn muốn chứng tỏ mình là kẻ hào phóng, xem tiền tài như phấn thổ.

Điều này có lê xuất phát từ cái tật hiếu danh!

Dạo chơi vài dặm cho vui, giờ chúng ta quay lại với những nhân vật của mình!

Đến cuối tháng bảy thì Điền đại tiểu thư phát hiện việc ba cô em gái thường đến trò chuyện với Nhương Thư, tình cảm ngày càng thắm thiết! Dường như cả ba đều say đắm gã họ Tần chết tiệt kia!

Ngọc Trâm tá hỏa tam tinh khi nghe tỳ nữ mật báo:

- Bẩm đại tiểu thư! Không hiểu gã họ Tần kia có gì hay ho mà cả ba tiểu thư nhà ta cứ quấn quít, cùng gã chuyện trò đến tận cuối canh hai mới chịu thôi!

Ngọc Trâm nổi lôi đình, gọi ba em ra hỏi. Tứ tiểu thư Điền Uyển Xuân tính tình tinh quái, ranh mãnh nhất nhà đáp rằng:

- Bọn tiểu muội thấy Tần công tử thờ Ơ với đại thư, vì thành kiến ban đầu, nên định giúp một tay, chàng mà mê ai là xem như kế hoạch báo thù của đại thư đã thành công!

Ngọc Trâm cứng họng và không hề tin tưởng cô em út này, liền xoay qua hỏi Điền Bạch Cúc. Tam muội của nàng nổi danh là người không biết nói dối, tính tình cương trực, thẳng thắn, Bạch Cúc thản nhiên đáp:

- Nhương Thư nhân phẩm cao quí, trí tuệ tuyệt luân, xứng đáng là bậc quân tử để tiểu muội gởi thân. Đại thư chê chàng lớn tuổi hơn qui định nhưng tiểu muội thì không!

Ngọc Trâm đuối lý, cố gỡ gạc bằng cách nói:

- Tam muội đã chấm họ Tần thì ta cũng không cản. Nhưng vì sao cả nhị muội và tứ muội cũng thân mật với Nhương Thư làm gì?

vừa nói nàng vừa nhìn vào mặt nhị tiểu thư Điền Mã Lan, người hiền lành, thùy mị nhất bọn. Mã Lan thẹn đỏ mặt, ấp úng đáp:

- Ti êu... muộ i... ti êu muộ i... chẳng dám tranh giành với tam muội... nhưng không gặp chàng không được!

Ngọc Trâm chết điếng người, hiểu rằng Mã Lan cũng yêu say đắm Nhương Thư!

Nàng điên tiết hỏi Uyển Xuân:

- Còn ngươi thì sao?

Tứ tiểu thư cười khanh khách:

- Chị em thờ chung chồng là chuyện thường! Bọn tiểu muội quyết không để Nhương Thư lấy người ngoài!

Ngọc Trâm cơ hồ té xỉu, lắp bắp mắng:

- các ngươi điên rồi! Phải chăng gã họ Tần kia đã dùng tà thuật để mê hoặc?

Nàng đùng đùng chạy vào thư phòng giữa vườn hoa để bảo cho Điền Trang chủ biết chuyện động trời này. Điền Đông Giám cơ trí thâm trầm, vui buồn không hề lộ ra trên sắc mặt. Nghe xong lời kể của ái nữ, ông vuốt chòm râu cằm dài và đen nhánh, cân nhắc rồi từ tốn nói:

- Ba em của con tính nết khác nhau mà cùng để ý một nam nhân, tất Tần Nhương Thư phải là người rất đặc biệt! Để ta gọi hắn đến xem tính cách thế nào?

Ngọc Trâm hậm hực quay về thư phòng, miệng lẩm bẩm chửi rủa Nhương Thư, song trong lòng lại thấp thoáng nghi van:

- Không lê chính ta mới là người ngu ngốc, không nhìn ra chân tướng Nhương Thư, bỏ lỡ mối lương duyên? Ba con quỉ cái kia cũng khó tính, kén cá chọn canh mãi, đâu dễ gì lầm lạc được?

Trong lúc ấy Điền Trang chủ đã gọi Tổng Quảng Triệu Linh Vũ đến để hỏi han về Nhương Thư.

Triệu lão tuổi đã sáu mươi lăm, trước đây tung hoành miền Tây Bắc với danh hiệu Hồ Tâm Đạo. Mười chín năm trước, Triệu Linh Vũ bị Hạt Nhãn Thần Ma đả thương và đuổi khỏi Lam Châu, lưu lạc vào Trung Nguyên, rồi trở thành thủ hạ đắc lực của Điền Gia Trang!

Họ Triệu tuy đã già nhưng đầu óc vẫn còn tinh minh, sắc bén, được Điền Đông Giám giao nhiệm vụ giám sát khách khứa. Muốn mua tiếng Mạnh Thường Quân, Điền Đông Giám phải chứa chấp hàng ngàn cao thủ tứ xứ. Nếu không có lực lượng ngầm để quản lý thì làm sao biết ngay gian, mà giữ gìn tài sản khổng lồ của họ Điền?

Do vậy, Triệu Tổng quản đã đào tạo, chỉ huy bọn gia đinh, tỳ nữ trong trang, nắm rõ hành vi của từng người khách. Hồ Tâm Đạo nghe chủ nhân hỏi về chàng trai họ Tần liền cau mày đáp:

- Bẩm trang chủ! Quả thực là nhân phẩm, tính cách của Nhương Thư rất tuyệt diệu! Gã ít nói nhưng luôn vui vẻ, đối với ai cũng khiêm cung, chí thành khiến người người yêu mến. Do việc được các tiểu thư ái mộ, họ Tần cũng bị nhiều chàng trai khác ganh ghét, buông lời mỉa mai, khiêu khích, thậm chí khiêu chiến nữa! Tuy nhiên, Nhương Thư không hề biến sắc, chỉ nhẫn nhịn bỏ qua, độ lượng ấy quả là hiếm có! Còn về võ công thì lão phu không thể ước lượng được, song có cảm giác rằng bản lãnh họ Tần cao thâm đến mức tinh hoa nội liễm, chẳng lộ ra ngoài!

Điền Trang chủ gật gù thích thú, và hỏi thêm:

- Trâm nhi cho rằng Nhương Thư dùng tà thuật, hay thủ đoạn đường mật quỉ quái nên quyến rũ được cả ba ái nữ của ta! Yù Triệu lão huynh thế nào?

Linh Vũ mỉm cười:

- Làm gì có việc ấy! Chẳng qua "hữu xạ tự nhiên hương", hoa thơm thì ai cũng biết, và say đắm! Nhương Thư không quá anh tuấn, lại trầm lặng ít nói, song con người lại toát ra vẻ trưng hậu, tôn quý, vững chắc, khiến nữ nhân hoàn toàn tin tưởng, muốn nương tựa. Nhưng lão phu cho rằng chưa chắc Nhương Thư đã chịu ở lại đây làm rể Điền Gia Trang. Gã nuôi mối thù sâu với lão họ Trác nào đó, tất không thể dừng chân được!

Điền trang chủ cười mát, nói đùa:

- Hình như Triệu tổng quản cũng bị chàng trai ấy hấp dẫn nên đánh giá y rất cao! Biết đâu ngoài dung mạo, y chỉ là kẻ lục lục thường tài?

Triệu Linh Vũ gượng cười:

- Không phải lão phu nhẹ dạ, mà vì Nhương Thư chính là ngọn lửa ấm áp trong cuộc đời lạnh giá này!

Sáng mùng ba tháng tám, khách của Điền Gia Trang đã lên đến số ba ngàn, và có không ít những đại nhân cao thủ thành danh của võ lâm. Điền trang chủ bận tíu tít nên chưa thể nói chuyện với Nhương Thư. ông chỉ nghe Triệu tổng quản báo cáo rằng Nhương Thư vẫn kiên nhẫn hỏi thăm từng người khách mới đến về một lão cao gầy, tên Trác Thiên Lộc, sáu mươi mốt tuổi, trên mặt có vết sẹo kéo dài từ tai trái đến cằm! Đặc điểm thứ hai là họ Trác quê đất Triều Châu!

Cuối giờ mùi hôm ấy, tai họa giáng xuống Điền Gia Trang với hình dáng hiền lành của một cỗ kiệu phủ sa đen, được khiêng bởi bốn đạo sĩ áo trắng tuổi đôi mươi. Khi dện cửa trang, bốn đạo nhân này đồng thanh niệm ê a:

- Tứ... Phạn... Thiên Cung sứ giả giá lâm!

Lời tự giới thiệu đơn giản, nhẹ nhàng ấy đập vào tai mọi người, biến thành tiếng sét dữ dội, không phải do cường độ âm thanh mà bởi kỳ ức hãi hùng về thanh danh của tổ chức Tứ Phạn Thiên.

Thực ra, Tứ Phạn Thiên là một ý niệm trong đạo giáo Trung Hoa, để chỉ miền tịnh độ, siêu thoát tam tai, luân hồi. Nơi ấy dành cho những kẻ đã tu luyện thành tiên, và được tiếp dẫn bởi Tây Vương mẫu!

Quái ác thay, cách đây hơn ba chục năm, có một cặp vợ chồng đã tự xưng là Thanh Linh Thủy Lão và Kim Mâu (tức Tây Vương Mâu, vợ cả của Ngọc Hoàng đại đế) Họ dựng lên một bang hộ lấy tên là Tứ Phạn Thiên Cung, khủng bố võ lâm và đột nhiên biệt tăm hồi mười ba năm trước!

Không ai biết Tiên Cảnh Tứ Phạn Thiên kia ở chốn nào, vì tất cả những người được họ mời đi làm "tiên" đều mất tích!

Năm nào cũng có vài nhà đại phú được vinh hạnh dạo chơi miền tiên cảnh, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen! Khi đi, họ còn mang theo vàng để làm lễ vật cúng dường. Số vàng này ít hay nhiều tùy theo gia sản của nạn nhân, song tối thiểu cũng phải ba ngàn lượng!

Tất nhiên có nhiều người không thích thành tiên nên đã từ chối bằng cách kháng cự, báo quan hoặc bỏ trốn. Nhưng những kẻ cứng đầu ấy đều phải chịu cảnh toàn gia lưu lạc, tài sản mất sạch!

các phái võ lâm dưới sự thống lãnh của minh chủ, đã dốc hết sức điều tra và chỉ biết được rằng cao thủ Tứ Phạn Thiên Cung rất giỏi khinh công, kiếm pháp, nhưng thường giết người bằng chất độc vô hình, vừa nhanh vừa gọn. Để cảnh cáo mọi người chớ quá tò mò, Tứ Phạn Thiên Cung đã lần lượt sát hại bốn đời minh chủ, khiến chẳng còn ai dám ra ứng cử, tranh ngôi nữa!

Mười ba năm qua, Tứ Phạn Thiên Cung không hề xuất hiện, khiến lòng người nhẹ nhõm, tưởng tà hội quỉ quái kia đã bị trời đánh chết! Võ lâm khởi sắc và những kẻ giàu sang mới dám phô trương của cải. Trong số đó có võ lâm Mạnh Thường Quân Điền Đông Giám.

Nào ngờ, Tứ Phạn Thiên Cung lại hồi sinh và chọn đúng họ Điền làm đối tượng khai trương!

Bất cứ kẻ học võ nào cũng được nghe kể về truyền thuyết Tứ Phạn Thiên nên bốn ả tố nga xanh mặt, chạy đi tìm phụ thân Điền Trang chủ buồn rầu bảo:

- Lão phu vì háo danh nên mang họa vào thân, chỉ tự trách mình! Các con hãy thương yêu, đùm bọc nhau, giữ gìn cơ nghiệp họ Điền!

Ba nàng kia khóc vùi, nhưng Ngọc Trân lại trợn mắt nói:

- Nhà ta lúc nào cũng có cả ngàn cao thủ, lê nào lại phải sợ ai?

Điền Đông Giám lắc đầu, mỉm cười thê lương:

- Với chất độc vô hình và thủ đoạn phi thường của Tứ Phạn Thiên Cung thì dù có cả vạn người cũng vô dụng! Hơn nữa, chắc chắn là đối phương đã vì vài người trong số hai ngàn hào khách mới đến!

ông quay sang nói với Hồ Tâm Đao:

- Xin Triệu lão huynh vì chút nghĩa tri âm mà chu toàn cho bọn trẻ.

Triệu Linh Vũ ứa nước mắt gật đầu:

- Trang chủ cứ yên tâm! Lão phu chịu ơn cưu mang hai chục năm, quyết xả thân hầu hạ các tiểu thư!

Điền Đông Giám cúi mình vái thật sâu để cảm tạ rồi quay gót, đi ra đón tiếp tử thần Bốn nữ nhân khóc sướt mướt, lão đêo theo cha già. Tứ tiểu thư Uyển Xuân bỗng hỏi Hồ Tâm Đạo:

- Triệu lão bá! Chẳng lê chúng ta không thể bỏ cả gia tài này ra để mua mạng phụ thân được sao?

Triệu lão trầm ngâm đáp:

- Đúng là có thể dùng vàng chữa cháy, nhưng lại phải thêm một điều kiện nữa, là có người chịu đi thay, và người này phải đả bại được sứ giả của Tứ Phạn Thiên!

Uyển Xuân hớn hở reo lên:

- Tần Nhương Thư!

Ngọc Trâm cười nhạt:

- Dẫu gã ấy có đủ tài cũng chẳng dại gì chết thay phụ thân!

Nàng nói quá chí lý nên chẳng ai dám kỳ vọng vào Tần Nhương Thư nữa.

Gia đình họ Điền ra đến sân trước thì ba ngàn hào kiệt đã tề tựu đông đủ. Có thể họ sê vì đạo nghĩa mà nghe lời Điền Đông Giám chống lại sứ giả của Tứ Phạn Thiên Cung, nhưng chính bản thân họ Điền lại không dám hành động! Lão không muốn bốn ái nữ và hai trăm gia nhân phải chết thảm vì sự trả thù của tổ chức đáng sợ kia. Điền trang chủ vái cháo quần hùng, đón nhận những ánh mắt nồng nhiệt của họ, rồi lẳng lặng tới trước cỗ kiệu. ông cố giữ vẻ ung dung mà nói:

- Lão phu là Điền Đông Giám, xin bái kiến sứ giả!

Từ trong cỗ kiệu phủ sa kín mít kia vọng ra tiếng nam nhân già nua:

- Bổn sứ giả thừa lệnh Kim Mẫu đến mời Điền thí chủ về miền Tứ Phạn Thiên, sống đời an lạc, thoát cảnh luân hồi! Thí chủ hãy mang theo vạn lượng hoàng kim để cúng dường Thủy Lão và Kim Mẫu!

Đúng giờ Tý đêm nay sê có tiên nhân đến rước đi!

Điền Đông Giám đắm chìm trong tuyệt vong, song cố níu kéo:

- Bẩm sứ giả, lão phu còn bốn ái nữ chưa thành gia thất, chẳng nỡ bỏ đi ngay lúc này! Lão phu xin dâng năm vạn lượng hoàng kim để cúng đường chư tiên!

Người trong kiệu có vẻ hài lòng trước số vàng lớn lao ấy, hòa hoãn nói:

- Điền thí chủ bận tâm chăm sóc cho con cái nên bổn tiên cũng thể tất, nhưng theo qui định của tiên giới thì phải có người tài giỏi đi thay! Điều kiện này đã được truyền bá rộng rãi khắp võ lâm suốt ba chục năm qua, bổn tiên không thể tùy tiện phế bỏ được!

Điền Đông Giám thiểu não van xin:

- Mong sứ giả thương tình nhận mười vạn lượng mà hoãn cho mười năm!

Quần hùng chấn động, tự hỏi rằng Tứ Phạn Thiên có vì số vàng khổng lồ kia mà phá qui củ hay không?

Nhưng lão sứ già đã giận dữ quở trách:

- Bổn cung là tiên giới, xem vàng bạc như vật vô dụng, chỉ là cách biểu lộ lòng thành của người mới đến! Ngươi tưởng có thể mang tài sản ra mà mặc cả được sao? Bổn nhân thực hiện đúng qui củ, chỉ nhận hai vân lượng nếu có người thay đủ tư cách!

Trong đám người đông đảo đứng chung quanh kia, có ai đó phẫn nộ chửi đổng:

- Mẹ kiếp! Lão ỷ mình già cả, luyện võ mấy chục năm, ai mà địch lại, lão mà ở tuổi bốn mươi thì Tào mỗ đánh chết tươi ngay!

Người phát ngôn chính là Thiết Kình Ngư Tào ưng, đệ tử phái Vương ốc, năm nay tròn tứ thập, nổi tiếng ngang tàng, chẳng biết sợ là gì! Ngoài tài bơi lội như cá, Tào ưng còn giỏi kiếm pháp, đứng đầu trong đám cao thủ trưng niên!

Nãy giờ quần hùng rất tức giận trước hành vi bá đạo của Tứ Phạn Thiên Cung, may được Thiết Kình Ngư khơi mào liền xôn xao hẳn lên, thi nhau chửi rủa Tứ Phạn Thiên Cung.

Lão sứ giả nổi lôi đình, quát vang:

- Câm ngay! Kẻ nào còn dám xúc phạm đến Tứ Phạn Thiên Cung thì Điền Gia Trang sê gánh hết hậu quả đấy!

Điền Đông Giám vội vái dài, xin mọi người im lặng cho. Nhưng có một người không nghe, vẫn mở miệng nói:

- Tại hạ xin được đi thay Điền Trang chủ, mong sứ giả chỉ giáo cho vài chiêu!

Quần hùng Oà lên kinh ngạc khi thấy chàng trai hiền lành họ Tần đủng đỉnh bước ra. Họ đều biết chàng được sự sủng ái của các cô gái nhà họ Điền, nhưng phỏng có ích gì khi phải đi ngay đến Tứ Phạn Thiên Cung nộp mạng?

Dâu sao, hành động dũng cảm này cũng khiến mọi người ngưỡng mộ, vỗ tay cổ vũ Ba nàng con gái của Điền Đông Giám cảm kích trước sự hy sinh của Tần Nhương Thư, chạy đến quì xuống đất lạy chàng như tế sao và khóc nức nở.

Nhương Thư cúi xuống đỡ ba nàng lên, hòa nhã nói:

- Tam vị tiểu thư chớ có bi lụy, mạng của tại hạ rất lớn, dẫu có lọt vào Tứ Phạn Thiên Cung cũng chẳng hề hấn gì!

Điền Bạch Cúc gạt lệ nói ngay:

- Tiểu muội sê cùng công tử đi đến Tứ Phạn Thiên Cung, có chết thì chết chung!

Lời thổ lộ chân tình này đã khiến Nhương Thư cảm động, vòng tay đáp:

- Tại hạ hổ thẹn vì không xứng đáng với lòng ưu ái của tam tiểu thư!

Uyển Xuân phụng phịu xen vào:

- Tiểu muội cũng đi nữa!

Mã Lan không nói gì nhưng đôi mắt nhung huyền kia đã thay lời. Thiết Kình Ngư nóng ruột trước cảnh biệt ly ướt át, lê thê, thét lớn lên:

- Này Tần lão đệ, ngươi có đánh hay không thì bảo, bọn ta mỏi cổ rồi đấy!

Nhương Thư vội vã bước đến trước cỗ kiệu, trước tiên vái chào Điền Đông Giám:

- Vãn sinh Tần Nhương Thư bái kiến Trang chủ!

Điền lão vái trả rồi buồn rầu nói:

- Công tử còn trẻ hà tất phải liều mạng!

Lão phu vô cùng cảm kích nhưng không thể lãnh thụ mối ân tình này được!

Chợt lão nghe tiếng truyền âm:

- Trang chủ yên tâm! Vãn sinh đã có cách giải nguy mà chẳng ai phải đến Tứ Phạn Thiên Cung!

Dù bán tình bán nghi nhưng chút hy vọng đã bùng lên, Điền lão thở dài lui ra sau, để mặc ân nhân hành động. Nhương Thư quay sang nói với người trong kiệu:

- Mời tôn giá bước ra!

Màn kiệu vén lên, xuất hiện một lão đạo sĩ áo đen, râu tóc pha sương, mang mặt nạ bằng đồng mỏng rất tinh xảo.

Đồng diện kia chỉ che hết phần mũi, để lộ cái miệng rộng với đôi môi mỏng thâm sì Lão ta lặng lê quan sát Nhương Thư rồi bảo:

- Cốt cách của Tần thí chủ rất khá, bổn tiên nhân quả không nỡ giết đi!

Nhương Thư cười mát, hỏi lại:

- Tôn giá đứng hàng thứ mấy trong mười hai vị HỘ Cung Chân Khanh của Tứ Phạn Thiên?

Đạo sĩ kia giật mình đáp:

- Thứ tư, vì sao thí chủ lại biết rõ nội tình của bổn cung như vậy?

Nhương Thư điềm đạm đáp:

- Tại hạ còn biết tọa lạc của Thiên Cung nữa kì a!

Lão sứ giả choáng váng, còn Tào ưng cười rộ và nó i:

- ở đâu? ở đâu? Chúng ta kéo đến đấy xem các tiên có mặc quần hay không?

Mấy ngàn người cười vang như sấm, càng khiến lão đạo sĩ áo đen bối rối! Bí mật của căn cứ là yếu tố quan trọng số một cho quyền lực đen tối của Tứ Phạn Thiên Cung. Nếu để lộ ra, quân triều đình vác đại pháo đến thì tiên thật cũng chết, huống hồ gì tiên giả!

Đệ tứ chân Khanh cố trấn tĩnh, tìm cách dò hỏi xem hư thực thế nào. Lão vờ không tin, bĩu môi cười khinh miệt:

- Nói láo! Ngươi đừng rung cây nhát khỉ uổng công.

Nhương Thư bỏ dở cuộc đối thoại, rút kiếm ra. Hắc Y Đạo sĩ tuy ấm ức nhưng vẫn phải vào trận. Lão quyết định giết cho được gã tiểu tử đáng ngờ này để diệt khẩu Nhương Thư ôm kiếm vái rồi thủ thế.

Chàng trẻ tuổi hơn đối phương nên sê được quyền xuất thủ trước. Nhương Thư không tấn công ngay, mà dựng trường kiếm trước mặt, mắt khép hờ như đang buồn ngủ. Lão sứ giả Tứ Phạn Thiên cung cũng chỉ xéo kiếm trân trời, tay tả bắt kiếm ấn, tư thế trang nghiêm, trầm ổn như núi Thái, lộ rõ một trình độ kiếm thuật thượng thừa!

Kiếm của lão có nước thép xanh biếc, ai cũng nhận ra là nó tốt hơn kiếm của Nhương Thư. Chàng họ Tần kia sừ dụng một cây kiếm tầm thường trị giá chỉ độ vài lượng bạc. HỔ Hồng Nhan sợ chàng kiếm thế, vô tình buột miệng trách móc:

- Sao y lại nghèo đến nỗi không mua lấy một thanh kiếm cho ra hồn! Loại thép mục ấy chỉ vài chiêu đã gãy, làm sao thắng nổi đối phương?

Uyển Xuân nhanh nhảu tháo kiếm của mình, định đưa cho Nhương Thư, thì chàng đã ra tay.

Quần hùng nhất tề Oà lên thán phục khi thấy chàng trai trẻ tuổi thi triển phép ngự kiếm. Trong trăm năm trở lại đây, chưa có kiếm thủ tuổi dưới năm mươi nào tinh thông Ngự Kiếm thuật. Và ngay cả trong đám cao thủ lão thành cũng chẳng mấy người đạt đến trình độ thượng thừa này của kiếm đạo.

Phép ngự kiếm đòi hỏi công lực thâm hậu và nhất là căn cơ võ học bẩm sinh.

Có người luyện kiếm sáu chục năm mà vẫn không sao hiểu ngộ được yếu quyết Ngự Kiếm. Kiếm thuật thuộc về ý, còn kiếm đạo được giác ngộ bằng cái tâm vô nhiễm!

Thành tựu vượt bậc của Nhương Thư phải có sự dìu dắt của bậc minh sư! Vậy sư phụ của chàng là bậc kỳ nhân nào?

Chuyện ấy khoan bàn đến vì lão sứ giả Tứ Phạn Thiên Cung đã tiếp đón chàng bằng một màn kiếm quang xanh biêng biếc, đầy những tia sáng dọc ngang như ánh chớp. Đây chính là pho Hao Thiên kiếm pháp lừng danh của Tứ Phạn Thiên Cung, mấy mươi năm bất bại.

Hao Thiên là hai chữ đầu trong danh hiệu của vị thần tối cao mà đạo giáo thờ phụng. Nguyên cây ấy là Hao Thiên Kim Thuyết Ngọc Hoàng Đại Đế. ông này còn được gọi là Ngọc Thanh, đứng đầu Tam Thanh. Chắc chắn Ngọc Hoàng chẳng phải là người sáng tạo ra pho kiếm ác độc ấy, song mức độ lợi hại của nó quả là quán thế!

Khi đọc Tây Du Ký, chúng ta thấy rằng Ngọc Hoàng kém xa Phật tổ Như Lai, thì trong trường hợp này cũng vậy, luồng kiếm ảnh mờ mờ, mềm mại mà chẳng chút sát khí của Nhương Thư như bàn tay Phật mở lớn ra, nuốt chửng đạo kiếm quang rực rỡ và diêm dúa của đối thủ.

Hai thanh kiếm chạm nhau liên hồi, tiếng trong trẻo của thép tốt hòa với tiếng đục chát của thanh kiếm rẻ tiền, thành một tiếng ngân kỳ quái.

song phương dội ra, rơi xuống đất, rồi lập tức áp sát ngay. Lúc này, người xem mới nhận ra một đoạn mũi kiếm dài nửa gang nằm trên mặt cỏ. Nghĩa là thanh kiếm rẻ tiền của Nhương Thư ngắn đi.

Mọi người Oà lên tiếc rẻ khi thấy ngực lão sứ giả kia rách một đường dài, lộ rõ áo trong màu trắng, đẫm máu. Nếu kiếm của Nhương Thư không gãy thì lão khó mà sống sót.

RÕ ràng đệ tứ HỘ Cung Chân Khanh sợ hãi thuật Ngự Kiếm của Nhương Thư nên chủ động bám riết lấy chàng, dùng kiếm thuật thông thường mà áp đảo. Lão thi triển pho khinh công Kim Khuyết thân pháp, di chuyển nhanh như gió liên tiếp ập vào giáng những đòn bão táp. ánh tà dương mùa thu mỗi lúc mỗi nhuộm hồng màn kiếm quang xanh biếc, khiến nó dần tím lại! Kim Hao kiếm pháp vừa độc ác, vừa diễm lệ phi thường!

Tuy chán ghét Tứ Phạn Thiên Cung nhưng lòng hiếu võ đã khiến khách quan chiến phải vỗ tay khen ngợi lão sứ giả.

Vả lại, kiếm pháp nào cũng mang mục đích giống nhau, ác hay thiện là do lòng dạ người học kiếm. Kẻ thì dùng sở học giết đồng loại mà mưu lợi cầu danh, kẻ chỉ mong tự vệ hoặc diệt ác cứu bách tính Song chẳng bao lâu sau, mọi người lại tán thưởng Nhương Thư, vì với thanh kiếm gầy mũi và đầy những vết sứt mẻ nơi lưỡi, chàng vẫn kiên cường chống cự, chẳng hề chịu kém.

Họ Tần dùng đấu pháp dĩ tịnh chế đ»Â"ng, di chuyển những bước ngắn, ung dung giải phá những đợt sóng kiếm vũ bão của đối phương, mắt sáng rực một niềm phấn khởi. Có vẻ như chàng ta vui mừng được tỷ kiếm với tay kiếm lão luyện như lão sứ giả kia vậy! Tuy nhiên, chàng phải trả giá bằng những vết rách không sâu trên cơ thể. Các thương tích này đã khiến lão đạo sĩ mang mặt nạ đồng kia khoái trá, hăng hái tấn công quyết liệt, chẳng ngờ việc có người mê học kiếm đến nỗi đem thân ra chịu đòn.

Nhưng đến chiêu thứ sáu trăm, lão ta thức ngộ được dụng ý của Nhương Thư, vì phát hiện đối thủ đã bỏ qua nhiều cơ hội để giết mình. Lão chột dạ nghĩ:

- Quỉ quái thực! Chẳng lê tiểu tử này thông minh đến mức có thể học lỏm võ công trong lúc giao đấu hay sao?

Lão liền dồn toàn lực, ra một loạt đòn sấm sét, và sừ dụng cả tay áo đạo bào dài thượt để hỗ trợ. Bề ngoài, chiến thuật này chỉ có tác dụng làm rối mắt Nhương Thư, nhưng bên trong, lão sứ giả âm thầm phóng kỳ độc. Dường như họ Tần biết được, tức khắc múa tít trường kiếm, tấn công dồn dập như bão táp mưa sa, tiện phăng tay áo và không để đối phương kịp đổi hơi.

Lúc này quần hùng mới được chứng kiến bản lãnh chân thực của chàng, tròn mắt khâm phục trước những đạo kiếm quang chập chờn, lung linh như ngọn lửa.

Lão sứ giả đã nhận ra lai lịch pho kiếm này, than thầm:

- Phật Đăng kiếm pháp!

Vậy là đã rõ, Nhương Thư chính là học trò Phật Đăng Thượng Nhân, cao thủ số một của Phật Môn, vừa tọa hóa hồi cuối năm ngoái ở tuổi chín mươi.

Khác với Thiếu Lâm Tự và Vạn Niên Tự ở núi Nga Mi, các chùa trên núi Ngũ Đài Sơn không hề thành lập võ phái, không nhận đệ tử tục gia. Võ nghệ chỉ truyền cho tăng chúng như phương tiện rèn luyện thể lực, và bảo vệ chùa. Tuy nhiên, Phật Đăng Thượng Nhân đã khiến cho cả võ lâm phải nghiêng mình kính phục trước nền võ học núi Ngũ Đài! Sau khi Thần Quang Chân Quân công Tôn Khuê tạ thế, Thượng Nhân được tôn là thiên hạ đệ nhất cao thủ.

Phật Đăng Thượng Nhân rời chùa Phật Quang năm bốn chục tuổi, vân du khắp Trung Hoa. Suốt ba mươi năm, cải hóa hoặc phế bỏ võ công của hàng trăm đại ma đầu cái thế, mang lại thanh bình cho võ lâm. Hai chục năm trước, ông quay lại Ngũ Đài Sơn thiền định, được mười chín xuân thì nhập niết bàn.

Chỉ vài cao tăng chùa Phật Quang và Nhương Thư biết vì sao Tứ Phạn Thiên Cung ẩn mặt mười ba năm. Chính Phật Đăng Thượng Nhân đã tìm ra sào huyệt Thiên Cung, một mình đột nhập, khống chế Kim Mẫu, bắt Thanh Linh Thủy Lão phải đóng cửa Thiên Cung, không được tác oai tác quái nữa. Nay Thượng Nhân tọa hóa, Tứ Phạn Thiên Cung mới dám tái xuất giang hồ.

Nhưng xui xẻo cho họ, vừa khai trương đã đụng phải đệ tử của khắc tinh, khiến lão sứ giả vô cùng hoang mang sợ hãi, nhất là khi đôi mắt Nhương Thư bốc lên những tia tàn nhẫn và ác độc, kèm theo giọng truyền âm lạnh lẽo:

- Chắc lão biết ta là ai? Nếu muốn sống thì tuyên bố bãi bỏ việc mời Điền Trang chủ đến tiên cảnh và quay về báo với Thanh Linh Thủy Lão rằng Phật Đăng Thượng Nhân đã có học trò kế nghiệp.

Tần mỗ lại tàn ác khác hẳn gia sư, đừng để ta đến nơi hỏi tội!

Chàng vừa hăm dọa vừa xuất kỳ chiêu đâm thủng áo đối thủ, làm cho lão đạo sĩ khốn khổ kia chẳng còn chút dũng khí nào cả. Lão rầu rĩ đáp:

- Bần đạo xin tuân mệnh! Mong thì chủ dừng tay cho!

Nhương Thư khê gật đầu, dặn dò thêm vài câu rồi tung mình nhẩy lùi bãi chiến.

Lão sứ giả đình thủ, tra kiếm vào vỏ, hắng giọng nói lớn:

- Thì ra sư thừa của Tần thiếu hiệp đây có chút uyên nguyên với bổn cung! Nể mặt y, bổn cung hoãn việc triệu tập Điền thí chủ, để đưa Nhương Thư về ra mắt nhị vị cung chủ đại tiên. Xin cáo biệt.

Quần hùng ngơ ngác trước thái độ nhũn nhặn của Tứ Phạn Thiên Cung, và thắc mắc về lai lịch của Nhương Thư, sao Ngũ Đài Sơn lại có liên quan với bọn tà ma? Hay là chàng họ Tần đã khai man lý lịch?

Riêng đối với cha con nhà họ Điền thì dẫu chàng là ai cũng mặc, vì đã cứu mạng Điền Đông Giám! Ba nữ nhân chạy ra vừa khóc vừa cười níu áo Nhương Thư, Uyển Xuân nói ngay:

- C ông tử không được đi! Thăm người quen thì lúc nào chẳng được! Năm nay không gặp thì sang năm, có gấp gáp gì?

Bạch Cúc thì thản nhiên nói:

- Công tử mà đi thì tiểu muội sê tháp tùng!

Nhương Thư đang bối rối thì Mã Lan thỏ thẻ:

- Tần công tử quên việc tìm lão Trác Thiên Lộc rồi sao? Tháng tám này Tế Nam tụ tập hàng vạn hảo hán bốn phương, là cơ hội tốt nhất để chàng điều tra!

Lúc đầu, Nhương Thư vì sợ đa mang tình ái nên bảo Đệ Tứ Chân Khanh nói như thế Nay ba nàng quá thiết tha, và chàng cũng cần ở lại, nên đành phải thay đổi kế hoạch, Nhương Thư vòng tay nói với lão sứ giả:

- Tôn giá cứ về trước! Cuối năm nay tại hạ sê đến bái kiến Thủy Lão và Kim Mẫu!

Lão ta gật đầu, nói giả lả:

- Thế cũng được! Bổn tiên sê về báo lại với Nhị vị cung chủ đại tiên! Mong thiếu hiệp chớ lỗi hẹn!

Nói xong, lão lên kiệu chuồn thẳng, được quần hùng tống tiễn bằng tràng cười chết giễu! Mọi người quay sang tán thưởng Nhương Thư, Tào ưng hỏi thẳng:

- Này Tần lão đệ! Chẳng hay nội tình như thế nào?

Không ngờ Nhương Thư lảo đảo khuy xuống, ngồi xếp bằng điều tức, mặt xám đen, máu rỉ ra khóe miệng. Điền Trang chủ vội quát thủ hạ lập thành vòng đai dầy đặc quanh chỗ Nhương Thư ngồi, đề phòng bất trắc. Trong lúc này, chỉ một mũi ám khí nhỏ bé cũng đủ sức lấy mạng họ Tần. May thay, hai khắc sau, Tần Nhương Thư đã thoát hiểm, mở mắt lẩm bẩm:

- VÔ Hình Chi Độc quả là lợi hại!

Quần hùng càng thêm thán phục khi thấy chàng trục được chất độc lừng danh kia. Uyển Xuân cười khanh khách:

- Tần đại ca mau vào trong thay y phục, mùi hôi của đại ca thật là khó ngửi!


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-20)


<