Vay nóng Tinvay

Truyện:Tử chiến Phiên Ngưng thành - Hồi 12 (cuối)

Tử chiến Phiên Ngưng thành
Trọn bộ 12 hồi
Hồi 12 (cuối): Tử chiến ở Phiên Ngưng thành
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-12)

Siêu sale Shopee

Sau khi truyền hịch và phái người đi Hạnh Hoa thôn thông báo tin cho Liêu Cốc đạo nhân, Lữ quốc công bắt đầu tập luyện quân sĩ phương cách hãm thành Phiên Ngưng.

Quốc công giao phó cho ba ngàn quân hộ thành của Đề đốc trước kia vạch rõ đường đi, nước bước trong hoàng thành và Hoàng cung để quân sĩ biết những nơi hiểm yếu mà tấn công quân Hán.

Tiểu Lý Bá, Anh Kiệt, Lệ Hồng như những bóng ma ra vào hoàng thành như chỗ không người để liên lạc với các tổ chức bên trong.

Dân chúng Phiên Ngưng thành ngấm ngầm giúp đỡ nghĩa quân về mọi phương diện nhất là khí giới và lương thực.

Tiểu Lý Bá bí mật điều động một số nghĩa quân vào thành để tiện việc "nội công ngoại kích" và khuyến khích dân chúng đào hầm trú ẩn và tổ chức cách điều động nghĩa quân thật toàn vẹn. Trong số nghĩa quân đó phần lớn là quân hộ thành trước kia nên họ dễ len lỏi trong dân chúng mà trở về ẩn náu trong gia đình.

Quân Hán dưới quyền điều khiển của An Quốc Thiếu Quí hình như nghe phong thanh được công cuộc tổ chức đó nên canh phòng rất nghiêm mật và dò xét gắt gao hơn.

Chúng bắt được một nghĩa quân nào là tra khảo cho tới chết, hy vọng sẽ tìm được nơi trú ẩn của Thái tử Kiến Đức và biết được ngày khởi nghĩa của dân chúng.

Nhưng quân Hán chỉ hoài công vì nghĩa quân toàn là những kẻ khinh thường cái chết.

Bắt được họ nên giết ngay đi đừng hòng khảo tra, vô ích.

Họ chỉ lấy cái chết oanh liệt để trả lời cho quân cướp nước thôi.

Sự đe dọa âm thầm của nghĩa quân và lòng hy sinh vô bờ bến của họ, làm cho quân Hán sục sôi cơn giận. Chúng điên cuồng chém giết những tội nhơn và mặc tình đốt phá làng mạc, hãm hiếp gái thơ, gây thêm lòng cừu hận của nghĩa quân và dân chúng.

Tuy nhiên họ vẫn nhẫn nhục chờ lệnh của Lữ quốc công để cho đại cuộc chóng thành.

Lữ quốc công hiểu rõ lòng dân nên ráo riết tập luyện quân sĩ. Càng đến gần ngày ước hẹn với Liêu Cốc đạo nhân và Huyền Châu đạo sĩ, ông càng lo lắng hơn, có nhiều đêm ông thức suốt sáng để bàn định kế hoạch với các tướng lãnh và chư vị hiệp sĩ trong phái Hạnh Hoa. Lòng trung trực của Lữ quốc công làm cho Thái tử Kiến Đức rất đẹp dạ và Thái tử cũng tỏ cố gắng để xứng đáng với sự tin tưởng của dân chúng và ba quân. Nhưng một sáng kia, Huyền Châu đạo sĩ trở về thôn Cao Đồng, xác xơ, thảm hại...

Ông bị thương nơi tay khá nặng, máu ra quá nhiều, nên vừa về đến ngôi miếu cổ là ngã xuống ngựa.

Thái tử Kiến Đức, Lữ quốc công và toàn thể anh hùng hào kiệt đều sửng sốt lo đỡ người vào trong.

Lữ quốc công thầm đoán có việc chẳng lành trên bờ Nam Hải, nên thúc giục lương y cứu cấp cho người.

Một lúc sau, Huyền Châu tỉnh lại nhìn Thái tử, nói phều phào:

- Xin... Thái tử... tha tội... vì sơ ý... nên bị phục binh của Phi Hồng Xà... các tùy tướng đều vong mạng...

Thái tử Kiến Đức quỳ xuống bên người nói nhỏ:

- Đạo nhân! Nên tịnh dưỡng đã!

Huyền Châu lắc đầu tiếp:

- Xin Thái tử cho hạ thần được nói... vì thần không sống được đâu...

Huyền Châu quằn quại đau đớn khiến toàn thể mọi người đều chua xót.

Thái tử Kiến Đức quay nhìn vị lương y thấy người lắc đầu tuyệt vọng.

Huyền Châu phều phào tiếp:

- Phi Hồng Xà kéo đại binh.. đánh phá... doanh trại... Lãnh binh Kỳ Vệ... tưởng lầm triều đình còn tin tưởng mình... Kỳ Vệ không đề phòng, nên bị chúng đánh thình lình. Quân sĩ bị tàn sát... rất nhiều. Kỳ Vệ chết giữa vòng vây.

Thái tử Kiến Đức kinh hãi nhìn Huyền Châu hỏi:

- Thế sao đạo nhân thọ nạn?

Huyền Châu cố gắng đáp:

- Hạ thần không biết trước việc đó nên cùng tùy tướng đến nơi... đóng binh của Kỳ Vệ... Phi Hồng Xà cho phục binh khắp khu rừng. Chúng thần vừa qua khỏi mé rừng thì quân triều trùng điệp bủa vây. Hạ thần và các tùy tướng cố sức chống trả nhưng chúng quá đông các tùy tướng tử trận lần hồi. Hạ thần bị thương nặng nhưng thoát khỏi vòng vây vào rừng... và gặp một bộ tướng của Lãnh binh Kỳ Vệ bị trọng thương nằm bên bờ suối. Trước khi chết, hắn nói rõ tình hình... Thần có sức về được đến đây.

Huyền Châu đạo sĩ nói xong, nằm lả người, thở dốc, khuôn mặt tái dần...

Mọi người lo sợ nhìn ông. Thái tử Kiến Đức đỡ đầu đạo nhân để dựa vào mình khẽ gọi:

- Đạo nhân! Đạo nhân!

Huyền Châu đạo sĩ mở mắt nhìn Thái tử, miệng nở một nụ cười héo hắt:

- Thái tử... chớ bận tâm vì hạ thần. Hãy lo cho đại cuộc trước đã...

Đạo nhân lại quằn quại, vết thương bật máu trào lênh láng trên mình Thái tử.

Thái tử thương cảm vô cùng, nhìn vị lương y như cầu khẩn người cứu giúp.

Lương y vội vàng ôm xốc Huyền Châu lên chẩn mạch rồi lắc đầu tuyệt vọng.

Đạo nhân đã chết hẳn rồi, đôi mắt ông nhắm nghiền lại, khuôn mặt tươi tỉnh như còn sống.

Thái tử Kiến Đức, Lữ quốc công và toàn thể anh hùng hào kiệt quá xúc động, đứng ngây người nhìn xác Huyền Châu.

Chưa ra quân mà đã thấy điềm bất thường! Ai nấy đều bùi ngùi trong dạ. Lữ quốc công truyền cho Hà Thiệu lo việc tống táng cho đạo nhơn.

Buổi chiều, thôn Cao Đồng chìm trong màu ảm đạm thê lương. Vạn vật như để tang cho kẻ tu hành đã đền xong nợ nước.

Riêng Lữ quốc công không được yên tâm.

Đúng theo kế hoạch, ông trông cậy lớn phần lớn vào đại quân của Lãnh binh Kỳ- Vệ, bây giờ đoàn quân ấy đã rã tan. Thế giặc càng thêm hùng mạnh, sớm muộn gì Đôthống Phi Hồng Xà cũng kéo quân về đến. Nếu không khéo, nghĩa quân bị đánh dồn ép hai mặt có thể bại trận.

Quốc công gọi Tiểu Lý Bá, Anh Kiệt và Lệ Hồng vào nghị bàn kế trận. Chính Tiểu Lý Bá cũng đã lo ngại điều đó, nên khi nghe Lữ quốc công nhắc đến, chàng nói ngay:

- Bẩm Quốc công! Chỉ còn một ngày nữa là đến ngày hẹn ước với các lão hiệp, thế nào chúng ta cũng phải tấn công vào Phiên Ngưng. Nếu sợ đại quân của Đô thống Phi Hồng Xà về bất thình lình cháu xin dâng một kế.

Lữ quốc công nhìn Tiểu Lý Bá nói:

- Cháu định dùng kế "phục binh" chăng?

- Dạ không, nếu phục binh tức nhiên phải phân chia binh tướng, sức công hãm Phiên Ngưng sẽ suy giảm đi. Mật kế của cháu không phải tốn hao gì cả.

Lữ quốc công, Anh Kiệt và Lệ Hồng đều chăm chú nhìn Tiểu Lý Bá, lộ vẻ không hiểu.

Tiểu Lý Bá lấy trong áo ra một phong thơ bằng giấy hoa tiên trao cho mọi người xem rồi nói:

- Đây là bức thư của Cù thị gởi cho An Quốc Thiếu Quí mà cháu đã nhờ Tháigiám Hồ Lỳ lấy trộm.

Mọi người sửng sốt nhìn chàng, không hiểu Tiểu Lý Bá định dùng kế gì.

Tiểu Lý Bá tiếp lời:

- Cháu đã nghiền ngẫm nhiều đêm, bắt chước được nét chữ của Cù thị, trước đây cháu dự định phá phách quân Hán cho bõ ghét nhưng không ngờ lại có dịp dùng đến.

Lữ quốc công chợt hiểu.

- Con muốn mượn lệnh Cù thị buộc Phi Hồng Xà dừng binh lại phải không? Ai đủ tài đảm nhiệm việc đó?

- Quốc công chứ ai, Cù thị cậy thế quân Hán và bỏ đội hộ thành, Phi Hồng Xà không hay biết. Bây giờ tương kế tựu kế, chúng ta giao bức thư cho Phó đề đốc hộ thành. Ông sẽ dẫn đầu toán quân mặc sắc phục triều đình đi theo, chắc chắn là Phi Hồng Xà sẽ không nghi ngờ.

Lữ quốc công gật đầu bằng lòng, nhưng Anh Kiệt lại hỏi:

- Đại Huynh định lẽ nào? Chúng ta đưa Phi Hồng Xà vào hiểm địa hay chỉ làm sai hướng tiến binh của hắn?

Tiểu Lý Bá đáp:

- Việc đó còn tùy cơ ứng biến! Vũ huynh hãy truyền quân thám dọ kỹ càng. Nếu quân Phi Hồng Xà đến đây trước ngày đánh chiếm Phiên Ngưng thì ta phải đưa chúng vào hiểm địa để tiêu diệt... Nhớ dặn kỹ quân do thám, đừng để chúng đến sát thôn Cao Đồng mới báo tin thì ta khó bề trở tay kịp.

Anh Kiệt đi rồi, trong gian phòng chỉ còn lại ba người. Cùng một lúc, tự dưng Lữ quốc công, Lệ Hồng và Tiểu Lý Bá đều nghĩ đến Phi Hồng Yến.

Thật là khó xử cho Lữ quốc công trong tình thế hiện tại.

Ai cũng biết Phi Hồng Yến tận tình giúp đỡ nghĩa quân từ bao năm rồi.

Nàng ngấm ngầm chống lại cha để lo cứu nước.

Nhưng đến lúc nghĩa quân tiêu diệt quân binh Phi Hồng Xà, tức nhiên không thể dung tha cho người đã bao năm gây tang tóc thê lương cho dân chúng trong nước...

Phi Hồng Xà thật đáng tội chết, nhưng nghĩ tình Phi Hồng Yến ai lại không xót xa... Dù sao tình cha con vẫn nặng, Phi Hồng Yến đâu khỏi khổ lòng khi hay tin cha chết về tay các bạn của nàng, những người mà nàng rất nể phục, mến yêu...

Ai sẽ làm việc đó? Ai sẽ giao đấu với Phi Hồng Xà? Ai sẽ giết cha Phi Hồng Yến?

Thật là khó nghĩ. Toàn thể các hiệp sĩ và nghĩa quân đều mến thương nàng. Họ thường ví nàng như một đóa sen trong đám bùn nhơ.

Lệ Hồng là người khổ sở hơn hết. Dù Phi Hồng Xà đã cố tình giúp Cù thị giết cha nàng nhưng trước cảnh tình này nàng tự hỏi:

- "Mình có nên trả thù cha?"

Nàng đã thấy rõ nỗi khổ đau của Phi Hồng Yến khi hay tin cha mình vong mạng trong ngục hình.

Hồng Yến đã đau đớn nhiều lắm rồi nhưng lỡ sinh làm con kẻ bán nước hại dân, nàng biết làm sao?

Thù cha vẫn canh cánh bên lòng, nhưng Lệ Hồng vẫn không quên được hình ảnh Phi Hồng Yến gục đầu trước linh cữu của cha nàng, dưới hầm miếu Long Vương.

Lữ quốc công bỗng nói:

- Đã đến lúc Phi Hồng Xà phải đền tội. Việc đó đã hẳn rồi, nhưng ta vẫn thấy xót xa cho Phi Hồng Yến thật không biết xử trí làm sao cho ổn.

Tiểu Lý Bá cũng nói:

- Việc này thuộc quyền định đoạt của Thái tử và Quốc công nhưng cháu chỉ xin một điều: dù sự định đoạt có thế nào đi nữa, cũng xin Quốc công nghĩ tình Phi Hồng Yến cô nương đôi chút. Nàng giúp ta rất nhiều và sự thành tựu của đại cuộc một phần lớn là công khó của nàng.

Lữ quốc công cúi xuống nói nhỏ:

- Ta cũng biết điều đó, nhưng ta phải hành động thế nào đây khi muôn dân đều căm hờn Phi Hồng Xà đến tột độ. Hắn đã làm tan nát bao gia đình, giúp giáo cho quân giặc tàn sát đồng bào để gây quyền thế.

Ngừng lại một phút, Lữ quốc công tiếp:

- Khổ nỗi Phi Hồng Yến là con ruột của kẻ tàn bạo kia. Ta đã suy nghĩ nhiều lắm rồi con ạ, nhưng vẫn chưa biết phải hành động ra sao.

Lữ quốc công ngừng nói, gian phòng im lặng nặng nề.

Ngoài kia, bóng đêm đã tràn xuống núi đồi. Trên chùa, sư Lý Biểu đã ngưng tiếng mõ chuông.

Từ bên ngoài, Thái tử Kiến Đức cùng các tùy tướng bước vào phòng làm ngưng ngang sự suy tưởng của mọi người.

Lữ Gia đứng lên nhường chỗ cho Thái tử, giữa lúc toàn thể anh hùng hào kiệt ngồi xuống quây quần trong gian phòng. Họ cùng bàn lần cuối cùng, kế hoạch tấn công vào Phiên Ngưng, vì ngày mai đã đến kỳ hẹn ước.

Quốc công, Tiểu Lý Bá, Lệ Hồng không đá động gì đến những điều lo nghĩ vừa rồi về trường hợp Phi Hồng Yến.

Cả ba đều không muốn tướng sĩ băn khoăn trước khi ra trận.

Thương mến Phi Hồng Yến đã đành, nhưng phải lo cho đại cuộc trước đã! Tiểu Lý Bá thay lời Lữ quốc công trình với Thái tử kế hoạch chận đứng lại quân của Đôthống Phi Hồng Xà khiến Thái tử rất vừa lòng.

Phó đề đốc hộ thành trước kia, rất căm thù Phi Hồng Xà nên hăng hái nhận lấy trách nhiệm. Tiểu Lý Bá liền thảo nhanh hai bức thơ, đúng theo nét chữ của Cù thái hậu, trao cho Phó đề đốc rồi dặn dò:

- Xin Phó đề đốc nhớ kỹ, đây là hai bức thơ mà tiểu tướng viết sẵn cho hai trường hợp. Nếu quân ta đã chiếm được Phiên Ngưng thành, Phi Hồng Xà mới về đến, Phó đề đốc trao phong thư này dẫn hắn vào Hoàng cung. Chúng ta bắt sống hắn luôn thể!

Trái lại, nếu sáng mai hắn về đến đây, Phó đề đốc trao bức thơ kia, đưa hắn vào rừng Cao Đồng đóng quân, ta sẽ diệt hắn sau.

Phó đề đốc nhận thơ cúi chào Thái tử và Quốc công đi ngay.

Thái tử Kiến Đức bỗng hỏi:

- Đêm nay đã đúng kỳ hẹn tấn công vào hoàn thành, chẳng hay lão quan và chư vị hiệp sĩ đã sắp đặt mọi kế hoạch xong chưa?

Lữ quốc công đáp:

- Tâu Thái tử, mọi việc đều sẵn sàng, nghĩa quân đã len lỏi vào thành khá nhiều rồi. Đúng theo kế hoạch, chúng ta sẽ khởi cuộc phá thành vào giờ Tý đêm nay.

Ông quay lại bảo Tiểu Lý Bá, Anh Kiệt, Lệ Hồng:

- Các con nên trở vào thành đi. Trận thế bên trong ta trông cậy vào tài lực của các con. Cứ thấy ba mũi tên bay thẳng vào nóc Hoàng cung là khởi đầu trận đánh.

Tiểu Lý Bá và hai bạn đứng lên nói:

- Xin y lệnh Quốc công!

Cả ba cúi chào Thái tử và chư vị anh hùng hào kiệt, ra cổng chùa giục ngựa đi ngay.

Lữ quốc công bàn với Thái tử lần chót cách điều động quân sĩ để sáng hôm sau lên đường... gom góp tất cả lực lượng, đoàn hùng binh chỉ có trên hai vạn người. Lực lượng tương đồng với quân Hán trong thành.

Nhưng nghĩa quân rất được lòng dân, nên khi bắt đầu trận đánh, chắc chắn quân số sẽ tăng thêm, tuy ô hợp, nhưng họ đều quyết tử chiến chống quân xâm lược.

*****

Đại quân của Lữ quốc công đã kéo đi rồi. Thôn Cao Đồng chìm lặng trở lại trong cảnh tịch mịch ngày xưa.

Sư Lý Biểu trở vào Cổ am quỳ trước Phật đài.

Hà Thiệu cũng theo đoàn nghĩa quân đi giúp nước.

Đã xa lắm rồi thời oanh liệt của buổi thiếu thời. Sư Lý Biểu quy y cửa Phật là tìm lấy sự thảnh thơi của một tâm hồn nhiều sóng gió.

Ông không muốn nhìn thấy cảnh giết chóc lẫn nhau, nhưng ông cũng không cho những người vì dân vì nước đi chém giết quân thù là sai lầm!

Còn kẻ cướp nước người, ác độc, tàn hại đồng bào thì làm sao bó tay đứng nhìn cho được.

Nếu một ngày kia, lỡ ra cả đoàn nghĩa quân hùng hậu đều bị tiêu diệt, Sư Lý Biểu biết rằng mình không thể ngồi yên nhìn quân thù dày xéo trên đất nước.

Một đứa con nuôi và hai người học trò riêng của ông: Tiểu Lý Bá, Hà Minh và Hà Thiệu đều đã lăn thân vào bãi chiến, giành lấy sự sống còn cho đất nước, ông cũng biết việc đó trái với lời khuyên của Đức Phật, chỉ muốn loài người sống trong cảnh an lạc thái bình, nhưng biết làm sao?

Giữa lúc sư cụ quỳ trước Phật đài thì Phó đề đốc hộ thành đã kéo quân rời thôn Cao Đồng đến ven rừng, cạnh con đường ra bể Nam Hải.

Phó đề đốc sốt ruột vô cùng. Giữa lúc các tướng lãnh, chư vị anh hùng hào kiệt đánh phá Phiên Ngưng thành, tiếng quân reo vang trời dậy đất mà ông lại ở đây, đón chờ tên phản loạn Phi Hồng Xà.

Nhưng suy nghĩ cho kỹ, ông thấy làm sao tiêu diệt được quân thù là đủ, không chính tay chém giết quân thù thì đã có các bạn ông.

Toán hộ thành đã đến ven rừng.

Phó đề đốc truyền quân sĩ hạ trại để chờ tin quân do thám.

Hai tên do thám vâng lệnh Anh Kiệt đã đến ven rừng ngay đêm hôm qua, cho đến sáng nay chúng không hề dám xao lãng chút nào. Chúng nằm trên ngọn cây, mắt nhìn về phía bờ bể.

Chúng bỗng thấy toán quân của Phó đề đốc kéo đến, đóng tại ven rừng thì ngạc nhiên lắm.

Đại quân đâu không thấy mà chỉ có hơn trăm người làm sao đương đầu được với đại quân Phi Hồng Xà?

Nhưng, thấy là việc cơ mật, chúng không dám nghĩ thêm.

Mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt đổ xuống cánh rừng khô cằn xơ xác Bỗng bọn do thám ngồi nhỏm dậy. Chúng chăm chú nhìn đám bụi mù bốc lên bên kia dãy núi mà đoán thầm là đại quân của Đô thống Phi Hồng Xà đã trở về.

Chúng tuột lần xuống đất rồi lên ngựa chạy thẳng đến nơi đóng quân của Phó đề đốc, báo tin:

- Bẩm... Tướng quân... đại quân Phi Hồng Xà đã đến.

Phó đề đốc hạ lệnh cho quân sĩ lên ngựa rồi bảo hai tên do thám:

- Chúng bây cấp tốc về Phiên Ngưng báo tin này cho Lữ quốc công, ta cố giữ chúng ở khu rừng này đến chừng nào hay chừng nấy.

Bọn do thám đi rồi, Phó đề đốc liền giục ngựa đi trước kế toán bộ quân hộ thành đi sau, đại quân Phi Hồng Xà mỗi lúc một gần hơn.

Phó đề đốc bắt đầu hồi hộp. Lỡ ra quân giặc biết được việc Cù thị thay đổi quân hộ thành thì chính ông giờ đây lại đem thân vào miệng cọp.

Tuy nhiên, Phó đề đốc vẫn bình tĩnh dẫn quân sĩ tiến tới.

Đằng kia, đội quân của Phi Hồng Xà đã nhìn thấy toán quân lạ vừa rời khỏi khu rừng.

Chúng liền phân tán ra, bủa vây tứ phía. Tiếng chân ngựa rầm rập, phá tan sự tịch mịch buổi trưa rừng.

Đô thống Phi Hồng Xà từ trung quân, giục ngựa lướt tới nhìn thấy lá cờ lệnh của toán hộ thành thì hét quân sĩ:

- Quân bây! Coi chừng lầm bắn quân ta đó.

Phó đề đốc hộ thành thấy đội tiền binh Phi Hồng Xà giáp trận, trong lòng hơi nao núng nhưng đã lỡ "Phóng lao rồi phải theo lao" nên ông giữ vẻ bình tĩnh thúc quân tiến tới.

Chừng nghe tiếng thét của Phi Hồng Xà, Phó đề đốc hộ thành mới đỡ lo. Ông đến trước mặt viên thượng tướng của Cù thị, liền nhảy xuống ngựa cúi chào:

- Kính chào quan Đô thống.

Phi Hồng Xà nhìn Phó đề đốc, có ý dò xét. Một lúc hắn hỏi:

- Có chuyện gì, Phó đề đốc đến đón ta ở đây?

Phó đề đốc tin là Phi Hồng Xà chưa hay biết gì hết nên lấy phong thơ của Tiểu Lý Bá dâng lên.

- Bẩm quan Đô thống! Có thơ của Cù thái hậu.

Phi Hồng Xà lộ vẻ kinh ngạc.

- "Tại sao Cù thái hậu không đợi người về Hoàng cung bàn chuyện, lại cho đội hộ thành đi đón giữa đường? Có điều gì bí ẩn đây chăng?"

Thấy thái độ của Phi Hồng Xà, Phó đề đốc vội nói để phá tan sự nghi ngờ trong lòng hắn:

- Có việc hệ trọng, nên Thái hậu truyền tiểu tướng đi ngay ra bờ Nam Hải. May mắn lại gặp quan Đô thống ở đây.

Phi Hồng Xà không đáp, mở thơ ra đọc. Rõ ràng là nét chữ của Cù thái hậu nên hắn không nghi ngờ gì nữa.

Thơ rằng:

"Phi Đô thống, Triều đình biến loạn, Lữ Gia tạo phản, hợp quân với phái võ Hạnh Hoa, truyền hịch trong dân chúng kêu gọi lật đổ đức vua, Phù Kiến Đức, ta mượn quân Hán lùng bắt hắn và Cù Lạc đã kéo quân đến Hạnh Hoa thôn.

Mới đây, có tin quân phản loạn sẽ đánh phá hoàng thành trong vài ngày sắp tới.

Đội do thám đã dò biết được đường tiến quân của chúng, nên ta đã sẵn sàng đối phó.

Được tin này, Đô thống hãy cấp tốc rời Nam Hải về ngay và theo Phó đề đốc hộ thành đem quân mai phục tại thôn Cao Đồng để đón chờ quân phản loạn.

Hãy chận chúng lại trước khi chúng tiến đến hoàng thành. Ta sẽ cho quân đến tiếp ứng sau.

Mấy lời cần kíp, Đô thống khá tuân theo.

Thái hậu đương triều Cù Thị"

Phi Hồng Xà xem xong bức thơ có vẻ phân vân, hỏi Phó đề đốc:

- Tướng quân nói rõ cho ta biết: tướng Cù Lạc vây đánh Hạnh Hoa thôn thì làm sao binh của chúng ta đến đây được?

Phó đề đốc lúng túng không biết nên nói thế nào vì Tiểu Lý Bá không dặn dò, nhưng là người sáng trí, ông đáp ngay:

- Bẩm quan Đô thống, theo lời quân do thám thì bè đảng Đề đốc Hoàng Quốc Kính gặp lúc Lữ Gia truyền hịch, đã huy động toàn lực hưởng ứng theo và toan đánh phá hoàng thành.

Phi Hồng Xà bỗng cất tiếng cười khanh khách khiến Phó đề đốc kinh hãi nhìn lên. Hắn đã biết rõ sự thật rồi ư?

Phi Hồng Xà vụt nín lặng bảo Phó đề đốc:

- Thái hậu quá lo xa... Sá gì phường nhãi nhép theo chân con Lệ Hồng mà phòng lo ngại. Nhưng được rồi, Thái hậu có lời dạy, tức nhiên ta phải nghe theo.

Rồi như say sưa với chiến công vừa qua, Phi Hồng Xà tiếp:

- Cả đoàn hùng binh của Lãnh binh Kỳ Vệ còn không có nghĩa gì đối với ta, huống chi một toán quân ô hợp.

Phó đề đốc hộ thành thở ra khoan khoái, việc khó khăn đầu tiên đã lướt qua.

Phi Hồng Xà truyền lệnh cho quân sĩ đổi hướng thẳng tới thôn Cao Đồng.

Quân triều quá mệt mỏi sau nhiều trận giao tranh và vừa rồi lại trải qua một chặng đường dài, nên kéo đi một cách uể oải.

Đêm qua, chúng đã nghĩ đến ngày sum họp với gia đình vợ con, mà bây giờ...

mọi việc đều đổi khác. Tuy không dám thốt ra lời nào, nhưng trong lòng họ đều chán nản.

Phó đề đốc dẫn toán quân hộ thành đi trước, đưa đường cho đại quân Phi Hồng Xà qua rừng để lên đồi rồi xuống thung lũng, đến địa điểm mà Tiểu Lý Bá đã dặn dò.

Phó đề đốc quay ngựa đến trung quân, thưa với Phi Hồng Xà:

- Bẩm quan Đô thống! Đã đến nơi rồi!

Phi Hồng Xà là một thượng tướng từng quen trận mạc nên nhìn qua địa thế, cau mày hỏi Phó đề đốc:

- Tướng quân đã từng cầm binh ra trận, sao lại chọn nơi hiểm địa để đóng quân?

Trên đồi kia có nhiều lợi thế hơn mới đúng là nơi chúng ta hạ trại.

Phó đề đốc kinh sợ tài thao lược của Phi Hồng Xà nhưng cứng cỏi đáp:

- Đô thống chưa rõ tình thế nên nói vậy, đây nè...

Ông chỉ con đường chẹt đi vòng qua trên đồi rồi tiếp:

- Con đường kia là nơi quân phản loạn sẽ đi qua, nếu chúng ta đóng binh trên đồi, doanh trại cờ xí rợp trời, làm sao chúng dám héo lánh tới. Không khéo chúng đổ sang nẻo khác, bất thình lình đánh vào Phiên Ngưng, Thái hậu sẽ quở trách chúng ta!

Phi Hồng Xà thấy lời phân trần hữu lý nên im lặng. Nghĩ cho kỹ đối với đoàn quân ô hợp kia thì có nghĩa gì mà ông phòng ngại.

Tuy nhiên, muốn vững lòng hơn, ông phái một toán quân lên đóng trên đồi phòng khi bị đánh úp.

Phi Hồng Xà lại truyền quân sĩ hạ trại dưới thung lũng và không được làm huyên náo, cố giữ sự yên lặng để chờ quân giặc đến.

Phó đề đốc hoàn thành xong sứ mạng của Tiểu Lý Bá giao phó thì vui sướng lắm, song trong lòng vẫn phập phồng không biết bị bại lộ lúc nào?

Một mình cúng hơn trăm quân sĩ, hớ hênh một chút là bị chúng tiêu diệt ngay.

Phó đề đốc chỉ mong mỏi nội đêm nay, nghĩa quân chiếm được Phiên Ngưng thành mà trở về đây, chờ tình trạng này sợ khó kéo dài được.

Mặt trời đã xế bóng, ánh nắng bớt gay gắt, nhưng khắp nơi vẫn còn nóng bức.

Quân binh của Phi Hồng Xà mỏi mệt nằm ngã nghiêng dưới cỏ, bực dọc vì không được cử động dưới sức nóng của mặt trời.

Bỗng từ đâu tiếng chuông chùa ngân lên trên đồi cây, khiến quân sĩ đều bàng hoàng ngơ ngác.

Phi Hồng Xà đang ngủ, chợt thức giấc vì tiếng chuông vang trên đồi. Hắn vụt ngồi dậy, lẩm bẩm:

- A! Ta nhớ ra rồi! Thôn Cao Đồng là nơi trụ trì của sư Lý Biểu, một tên trong phái võ Hạnh Hoa. Ta phải diệt trừ hắn để trừ hậu hoạn.

Riêng Phó đề đốc hộ thành, khi nghe tiếng chuông ngân và nhìn thấy thái độ của Phi Hồng Xà thì lo ngại vô cùng. Sư Lý Biểu sợ khó thoát cơn nguy, làm thế nào bây giờ? Phó đề đốc thầm trách Tiểu Lý Bá chọn địa điểm dụ quân triều mà không nghĩ đến nhà sư.

Đúng với sự lo ngại của Phó đề đốc, Phi Hồng Xà mặc áo giáp, lên ngựa, truyền một đội quân theo. Phó đề đốc kinh hoảng, vội chạy đến bên chân ngựa cố giữ Phi Hồng Xà lại:

- Bẩm Đô thống, ngài đi đâu?

Phi Hồng Xà đáp:

- Ta tìm bắt một tên trong phái Hạnh Hoa, hắn đang trụ trì tại đây.

Phó đề đốc ra vẻ sợ sệt nói:

- Trời! Đô thống đi rồi quân phản loạn đến đây, mới liệu sao? Huống chi kẻ kia đã chọn lấy đường tu.

Phi Hồng Xà quát lớn:

- Nhà ngươi lui ra, ta sẽ về ngay, đừng làm rộn.

Hắn nói xong, giục ngựa lên đồi, đội quân hắn vội vã đuổi theo.

Phó đề đốc ngây người, chết điếng trong lòng. Giờ phút này ông chỉ hy vọng đội nghĩa quân trở về...

*****

Sau hồi chuông cầu nguyện cho công cuộc cứu nước của toàn dân chóng được thành, sư Lý Biểu trở vào Phương trượng, ngồi tham thiền nhập định.

Bỗng ông nghe xa xa, có tiếng vó câu rộn rịp lên sườn đồi, lạc ngựa rất lạ, chắc chắn không phải lạc ngựa của nghĩa quân.

- "Chúng là ai? Từ nơi nào lại? Và định làm gì?"

Nhà sư vụt nhớ đến việc Phó đề đốc chận đường đại quân Phi Hồng Xà.

Phút chốc, ông nhận thấy ngay sự sơ hở của mình, tiếng chuông vang động núi đồi sẽ đưa đường dẫn lối chúng tới đây.

Đoàn người ngựa đã lên đến đỉnh đồi và bước lần vào sân Cổ am.

- "Đúng là quân triều, không còn nghi ngờ gì nữa" - sư Lý Biểu nhủ thầm như vậy.

Tuy nhiên trong lòng ông vẫn bình thản như thường. Dù cho hàng vạn binh mã tấn công vào chùa, ông cũng xem thường, vì đối với ông, cõi trần là cõi tạm.

Ông nghĩ thầm:

- "Phi Hồng Xà tới đây cốt để hãm hại ta. Hắn biết ta là sư huynh của Hoàng Quốc Kính, người trong phái võ Hạnh Hoa thôn."

Xưa kia, sư Lý Biểu là một lão hiệp phi thường, tài nghệ xuất chúng, là thầy của Hà Minh, Tiểu Lý Bá, Hà Thiệu, ông nào phải đâu kẻ tầm thường, nhưng ông đã chán ngán cảnh chém giết lẫn nhau, không muốn can dự vào việc đời nữa, mới quy y cửa Phật.

Bây giờ, quân giặc tràn đến đây, làm náo động Phật đài, trong lòng ông phân vân, không biết nên chống trả lại chúng hay ngồi im để mặc chúng hoành hành?

Phi Hồng Xà đã vào đến mái hiên chùa và truyền quân sĩ lục soát khắp nơi. Sư Lý Biểu vẫn thản nhiên ngồi im như pho tượng, đôi mắt nhắm nghiền nhưng tai vẫn nghe từng tiếng động quanh mình.

Phi Hồng Xà vào đến Phương trượng nhìn lên bệ thờ thấy một tượng Phật to lớn đang nghiêm nghị nhìn, hắn lo sợ bâng quơ.

Hắn bỗng nhìn thấy sư Lý Biểu ngồi tham thiền dưới chân tượng liền tuốt ki ếm ra...

Một giọng nói trầm trầm bỗng cất lên:

- Xin mời Đô thống ngồi...

Phi Hồng Xà giật mình nhìn dáo dác. Quân sĩ đều tuốt kiếm bước tới phòng bất trắc.

Tiếng nói lại cất lên:

- Đô thống tới đây có việc chi? Sao người giận dữ thế kia?

Bấy giờ Phi Hồng Xà mới biết là sư cụ Lý Biểu đã hỏi hắn.

Hắn bước tới, quát to lên:

- Nhà sư biết điều đừng chống cự, hãy để cho quân sĩ bắt trói đi...

Sư Lý Biểu từ từ mở mắt, cau mày hỏi:

- Chẳng hay vì lẽ gì quan Đô thống bắt kẻ tu hành này?

Phi Hồng Xà im lặng, lúng túng.

- "Một người không làm nên tội gì hết, không lý lại bắt giết đi? Dù hắn có là bè đảng của phái Hạnh Hoa, nhưng lấy gì làm bằng cớ?"

Phi Hồng Xà quát lên:

- Thôi! Không được nhiều lời nữa! Phái võ Hạnh Hoa thôn tạo phản, ta được lệnh triều đình tìm bắt hết bè lũ chúng bây.

Sư Lý Biểu không động đậy, khẽ đáp:

- Đường về Hạnh Hoa thôn xa diệu vợi, bần đạo nào hay biết điều chi. Vả chăng bần đạo đã xuất gia đầu Phật, làm sao biết được hồng trần. Bây giờ bị Đô thống bắt giết đi, chẳng phải là oan lắm ru?

Phi Hồng Xà nghĩ ngợi và cảm thấy những lời kia rất xác đáng.

- "Song làm thế nào tin tưởng được bọn Hạnh Hoa thôn? Thà cứ giết hắn đi để khỏi bận nghĩ sau này."

Phi Hồng Xà quay lại truyền quân sĩ:

- Bây đâu! Bắt trói hắn lại cho ta!

Bọn thủ hạ vừa túa vào thì sư Lý Biểu khoát tay thét lớn:

- Lui ra!

Đôi mắt ông trợn trừng lên khiến quân sĩ Phi Hồng Xà khiếp đảm, cúi đầu.

Không hiểu sức mạnh huyền bí nào đã thắng chúng.

Sư Lý Biểu lắc đầu bảo Phi Hồng Xà:

- Bần đạo đã hết lời mà Đô thống vẫn nằng nặc muốn giết bần đạo, một kẻ tu hành khổ hạnh, đã tuân theo pháp giới. Thật là đáng tiếc. Trong tình thế này, bần đạo không biết phải nói sao! Chống trả lại quan Đô thống? Làm sao tránh khỏi cảnh máu đổ thịt rơi. Quân binh thiệt mạng, mà ngồi yên để cho quan Đô thống hành động thì cũng tội lỗi vô cùng. Bây giờ chỉ còn một giải pháp này. Bần đạo xin cùng Đô thống đấu tài đấu sức. Nếu bần đạo thắng được Đô thống thì ngài rút binh khỏi Cổ am này, trả sự yên lành cho nhà Phật! Còn nếu bần đạo lỡ thua thì Đô thống tự tiện giết đi cho hả lòng căm thù phái võ Hạnh Hoa!

Lời nói chí lý của sư Lý Biểu làm cho Phi Hồng Xà nghĩ ngợi.

Tiếng thét vừa rồi làm cho quân sĩ khiếp đảm thối lui, đủ chứng tỏ nhà sư không phải tay vừa.

Nhưng Phi Hồng Xà là một bạo tướng, từng xông xáo trăm trận, chà đạp lên lẽ phải để lập chiến công.

Hắn cười lên khanh khách:

- A ha! Tên sư già còn mong được sống sót nữa sao? Đừng nhiều lời, ta không muốn nghe nữa.

Đô thống thét quân sĩ:

- Quân hèn nhát! Không dám bắt tên trọc ấy ư?

Quân sĩ trước lời thét mắng của chủ tướng, tràn vào Phương trượng. Sư Lý Biểu vẫn điềm tĩnh lắc đầu:

- Bần đạo không ngờ quan Đô thống hẹp lượng đến thế. Đây là chốn tôn nghiêm thờ đức Phật mà Đô thống cũng không để yên... Thôi đành vậy...

Người nói xong, vụt đứng lên quát lớn:

- Hãy lùi lại...

Cũng giống lần trước, quân sĩ như gặp phải một bức tường chắn lối, thối lui ra sau...

Sư Lý Biểu nhìn Phi Hồng Xà nói:

- Đô thống đã quá bức ép, bần đạo đành phải tự vệ! Xin mời tất cả ra sân chùa mà chém giết để tránh cho Đức Phật khỏi thấy một cảnh đau lòng.

Nhà sư nói xong nhảy vút ra khỏi Phương trượng.

Phi Hồng Xà thét quân sĩ đuổi theo:

- Hãy bắt tên sư già kia, đừng để nó chạy thoát...

Nhưng khi chúng ra sân ngoài thì thấy sư Lý Biểu đang đứng đợi, vẻ mặt nghiêm nghị, lạnh lùng, hai tay khoanh vòng trước ngực.

Phi Hồng Xà vừa đến thì Lý Biểu đã nói:

- Đô thống đừng lo ngại! Bần đạo không chạy trốn đâu. Đây là nơi bần đạo đã thí phát trụ trì, làm tôi cho đức Phật, bình thường tụng kinh lạy Phật mà tịch diệt cũng an táng ở đây.

Sự điềm đạm và lời nói ôn hòa, chí lý của bậc chân tu làm cho bạo tướng càng thêm tức giận. Hắn không nói thêm lời nào, vung kiếm chém vút ngang đầu sư Lý Biểu.

Nhà sư vẫn không thay đổi sắc diện, bước lùi ra phía sau, tránh lằn kiếm ác hại.

Ông nói:

- Bần đạo xin nhường quan Đô thống đủ ba lần...

Phi Hồng Xà chém hụt nhà sư và nghe lời khinh thị kia, như điên dại, quay thốc mũi kiêm chém liên tiếp vào mình Lý Biểu...

Nhà sư trước sức tấn công mãnh liệt đó né tránh thoăn thoắt rồi bất thình lình nhảy vọt lên không thét:

- Đô thống ráng giữ mình!...

Phi Hồng Xà giật mình thu kiếm nhìn dáo dác. Nhà sư đã đứng sau lưng hắn tự lúc nào và vung tay đánh nhẹ vào ót hắn. Đô thống bất ngờ không đỡ kịp, té nhủi ra phía trước. Hắn cả kinh lăn tròn đi một vòng rồi lồm cồm bò dậy.

Nhà sư đứng lặng yên nhìn hắn, bảo:

- Đô thống hãy rút quân ra khỏi chốn này và đừng làm náo động thiền môn nữa, bần đạo đã hết lời, nếu không nghe đừng trách.

Phi Hồng Xà thực tâm đã kinh sợ tài nghệ của Lý Biểu vì nếu muốn giết hắn, nhà sư chỉ vẫy tay mạnh hơn chút nữa là hắn đã bỏ đời.

Nhưng vì thể diện trước ba quân. Đô thống không thể chịu nhục được. Phải giết chết sư Lý Biểu mới nghe.

Đô thống còn tin tưởng với sự giúp sức của quân sĩ, hắn có thể hạ nhà sư, nên thét to lên:

- Bây đâu! Giết tên sư già này ngay đi!

Quân sĩ bên ngoài thấy tận mắt tài nghệ của sư Lý Biểu, người chỉ dùng hai tay không mà đánh ngã chủ tướng, nên trong lòng đều khiếp sợ.

Đến chừng nghe lệnh truyền của quan Đô thống, chúng ùa vào nhưng mất hết hăng hái.

Phi Hồng Xà trái lại càng cố gắng hạ cho được nhà sư, để lấy lại thể diện của mình. Hắn vung kiếm lên chém bổ vào đầu nhà sư.

Lý Biểu lắc đầu vì thấy lời yêu cầu hợp lý của mình không được bạo tướng chấp nhận.

Không giết được nhà sư nhất định hắn không rời khỏi Cổ am.

Đợi cho lưỡi kiếm của hắn vừa xuống, Lý Biểu lách mình sang bên rồi lại điềm nhiên đứng chờ.

Phi Hồng Xà tức giận đến tột độ, hắn vung kiếm chém nhầu khiến nhà sư phải né tránh nhanh hơn. Khi ẩn khi hiện làm cho quan Đô thống mệt nhoài...

Bên ngoài quân sĩ muốn vào tiếp ứng nhưng chúng sợ đánh nhầm quan Đô thống thì nguy hại vô cùng.

Phi Hồng Xà tức giận như điên cuồng. Đường đường một viên thượng tướng của triều đình, vừa thắng một trận trên bờ Nam Hải, mà không hạ được người chỉ giao đấu bằng tay không.

Lúc đến đây, Phi Hồng Xà tưởng là thành công dễ dàng, nên không mang bọn tùy tướng và các võ sư, nào ngờ lại gặp trở ngại.

Phải chi hắn đem vị lão tăng Phù Ma cũng đủ hạ Lý Biểu.

Phù Ma người Tây Tạng, tuổi đã quá lục tuần nhưng sức mạnh hơn người, giỏi quyền quyền thuật, kiếm pháp, binh thơ đồ trận.

Trước kia Phi Hồng Xà rước Phù Ma về dinh là định để người chỉ dạy thêm cho công tử Phi Hồng Phong.

Nhưng Hồng Phong là người ham thích vui chơi, chọn lấy hai tên Lưu Hán và Hắc Tử Hoành để dạy võ cho mình.

Phù Ma toan bỏ đi, nhưng Phi Hồng Xà biết là người tài giỏi nên mới chọn làm quân sư cho mình, ngày đêm dạy hắn thêm binh thơ, đồ trận và phép dụng binh. Phi Hồng Xà thắng được Kỳ Vệ và Huyền Châu đạo sĩ phần lớn là nhờ tài thao lược của Phù Ma và Phi Hồng Xà dám rời cơ ngũ đến Cổ am này phần lớn là tin tưởng có Phù Ma thay mình.

Quân sĩ thấy chủ tướng của mình không thắng được nhà sư thì lo sợ vô cùng! Sợ chần chờ lâu có hại, chúng bàn với nhau trở về doanh trại báo tin cho các tùy tướng và các võ sư.

Hai tên liền rời Cổ am giục ngựa xuống đồi chạy thẳng đến thung lũng.

*****

Từ nơi doanh trại, thấy hai tên quân hớt hải chạy về, Phù Ma và bọn tùy tướng, võ sư đều kinh hoảng hỏi dồn dập:

- Chuyện gì thế? Quan Đô thống đâu?

Hai tên quân xuống ngựa, hổn hển đáp:

- Thượng quan gặp một lão sư rất lợi hại, giao đấu đã lâu vẫn không thắng được.

Sợ e lâm nguy.

Các tùy tướng và bọn võ sư đều xin đi tiếp ứng nhưng Phù Ma vội can:

- Không được! Quân phản loạn chưa biết giờ nào sẽ tới đây, các ngươi phải sẵn sàng giáp chiến. Việc tiếp tay với chủ tướng, đã có ta.

Phù Ma đã cao tuổi và là người tài giỏi hơn cả nên được toàn thể kính phục, vâng lời.

Lão tăng dặn dò những điều cẩn mật cho các tùy tướng và bọn võ sư rồi lên ngựa, theo hai tên quân sĩ đi ngay.

Phó đề đốc hộ thành vẫn theo sát quân triều và dò xét từng hành động của chúng. Thấy lão tăng Phù Ma đi tiếp ứng cho Phi Hồng Xà, ông càng lo lắng hơn. Chắc sư Lý Biểu lâm nguy mất!

Bây giờ thì ông đã tuyệt vọng, đại quân của Lữ quốc công chắc chắn không sao về kịp.

Giữa lúc đó, đội tiền quân đóng trên đỉnh đồi, bỗng phi ngựa xuống thung lũng, la hét vang rền:

- Quân phản loạn! Quân phản loạn!

Quân triều náo động cả lên, bọn võ sư và tùy tướng của Phi Hồng Xà đều hốt hoảng, truyền quân sĩ sẵn sàng giáp chiến, nhưng trong lòng chúng đều lo ngại vì thiếu sự điều khiển của quan Đô thống và lão tăng Phù Ma.

Riêng Phó đề đốc ông càng sửng sốt hơn! Đạo quân nào đây? Sao lại từ phương Nam tới?

Nếu là nghĩa quân của Lữ quốc công thì phải đến từ Phiên Ngưng chớ!

Đến lúc này, Phó đề đốc cũng không còn hiểu gì nữa.

- "Đạo quân phản loạn mà Tiểu Lý Bá viết trong thơ, mạo nét chữ của Cù Thị, là một đạo quân tưởng tượng! Tại sao tự nhiên đạo quân ấy lại xuất hiện một cách đột ngột như thế này? Hay là quân triều đã trông lầm một trận cuồng phong dưới chân núi?"

Tuy nhiên ông cũng dặn dò toán quân của mình sẵn sàng đánh phá quân triều.

Ông nói rất nhỏ:

- Đạo quân sắp đến của ai, ta không được rõ. Nhưng nếu là nghĩa quân thì các người phải liều chết đánh đứt đoạn quân triều để giúp họ.

Quân Hộ thành được mật lệnh vẫn nghiêm trang nhìn tới trước, không để quân triều nghi ngờ, nhưng đều sẵn sàng đánh phá hậu quân địch.

Bọn võ sư và tùy tướng trước đó chỉ biết phục tùng Phi Hồng Xà và lão tăng Phù Ma. Nay vắng mặt hai người. Chúng không chọn người điều khiển mà lại cùng nhau tiến đánh quân địch, theo ý riêng của mỗi người. Vài võ sư thấy rõ sự bất lợi đó nên sai bọn tâm phúc đến Cổ am báo tin cho Phi Hồng Xà và Phù Ma.

Quân triều dưới sự điều động hỗn tạp của các tùy tướng tiến lần đến con đường chẹt qua chân đồi...

Phó đề đốc hộ thành lợi dụng tình thế, cố đem quân vượt lên, để tiện bề xem xét tình hình, nhưng cũng không qua khỏi đội tiền quân.

Khi đoàn quân đã đến con đường chẹt sát chân đồi thì Phó đề đốc chợt dừng ngựa, vẻ mặt tươi tỉnh hẳn lên.

Bên kia núi, một đoàn quân trùng điệp kéo sang, ngọn cờ chữ Hạnh phơ phất trên cao.

Phó đề đốc nhủ thầm:

- "Thôi đúng là đại quân ở Hạnh Hoa thôn rồi!"

Ông thấy quân triều bắt đầu dàn trận thì suy tính một lúc rồi bảo đội hộ thành:

- Ta cần năm ky sĩ tình nguyện vượt qua hàng rào giặc để thông tin cho các lão hiệp.

Phó đề đốc vừa dứt lời thì năm tên ky sĩ vụt rời hàng ngũ phóng ngựa như bay tới trước. Muốn cho chúng khỏi phải nghi ngờ, Phó đề đốc truyền cho quân sĩ đuổi theo la hét vang rền:

- Bắt lấy chúng nó! Quân phản bội!

Quân triều nghe tiếng, cùng quay đầu, vụt hiểu ngay. Chúng liền đổ xô ra chận đường và bắn tên tới tấp.

Năm chàng ky sĩ tuy chạy rất nhanh, nhưng không thoát khỏi tay bọn thần tiễn.

Năm người đều gục ngã dưới trận mưa tên.

Phó đề đốc thấy quân mình bị giết chết, đau xót vô cùng nhưng phải làm ra vẻ tươi cười, bước đến bên bọn võ sư và tùy tướng của Phi Hồng Xà nói:

- Đáng đời quân khốn khiếp! Chúng lẫn lộn trong cánh quân của ta lúc nào không biết.

Bọn võ sư và các tùy tướng nhìn ông và đều ngờ vực thái độ vừa rồi.

- "Tại sao bọn phản loạn lẫn lộn trong đội hộ thành dễ dàng như vậy? Phải chăng Phó đề đốc là người của Lữ Gia?"

Chúng đều lặng yên nhìn Phó đề đốc không biết xử trí ra sao?

Bắt Phó đề đốc thì chúng không đủ thẩm quyền vì ngoài Đô thống ra, ai dám làm việc đó? Nhưng để yên cho ông ở hậu quân thì chúng đều lo sợ phập phồng!

Phó đề đốc hiểu ngay sự ngờ vực đó nên nói ngay:

- Tại sao chư tướng và chư vị võ sư chưa tấn công ngay đi? Có chắc gì trong đội quân ta không còn ai theo Lữ quốc công nữa sao?

Câu nói đó của Phó đề đốc tự dưng làm các tùy tướng và bọn võ sư lo ngại nhìn nhau. Sự ngờ vực không đâu, bỗng len lỏi trong chúng...

Giữa lúc đó, đại quân của Hạnh Hoa thôn đã tiến lần vào hiểm địa...

Họ đi thành hàng rất chỉnh tề dù phải trải qua những cuộc giao đấu liên tiếp từ Hạnh Hoa thôn đến đây...

Chư vị hào kiệt tuy mệt mỏi, nhưng trong lòng hăng hái vô cùng. Họ nghĩ đến lúc tràn vào Phiên Ngưng phá tan đại binh của An Quốc Thiếu Quí cũng như đã tiêu diệt cánh quân Cù Lạc.

Đại quân kéo gần đến thôn Cao Đồng thì Liêu Cốc đạo nhơn nói với Tiêu Hà lão hiệp:

- Hôm nay đã đến ngày hẹn ước, cùng khởi nghĩa khắp nơi. Ngu huynh chắc Thái tử và Lữ quốc công đã rời khỏi thôn Cao Đồng.

Rồi ông mỉm cười tiếp:

- Quốc công không thể ngờ đại quân của ta đã đến đây? Người không hiểu ta điều động quân sĩ cách nào mà nhanh chóng như vậy.

Bỗng một tên quân do thám từ trước phi ngựa vùn vụt trở lại. Liêu Cốc đạo nhân thấy hắn đột nhiên đến, vội hỏi ngay:

- Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Quân do thám xuống ngựa thưa:

- Bẩm đạo nhân! Bẩm đạo nhân! Chúng ta sắp đến con đường chẹt vào thôn Cao Đồng, xin báo tin cho đạo nhân được rõ.

Tiêu Hà đáp thay anh:

- Cho ngươi lui...

Ông quay sang Liêu Cốc nói:

- Hiền huynh nên truyền quân sĩ thận trọng là hơn...

Đại quân bắt đầu đi chậm lại để từng người ngựa qua ngã chẹt; dù phóng ngựa rất nhanh. Nhưng quân số khó thấy vơi bớt.

Liêu Cốc đạo nhơn lo ngại nói:

- Nếu đi thế này, biết bao giờ mới đến Phiên Ngưng?

Ông nhìn lên ngọn đồi cao, phía trước, bảo Tiêu Hà:

- Tại sao chúng ta không vượt ngọn đồi kia, có lẽ nhanh hơn.

Tiêu Hà lão hiệp nhìn qua địa thế rồi gật đầu khen phải.

Ông truyền Phi Hồng Yến, Hà Minh và chư vị hào kiệt điều động quân sĩ lên đồi.

Quyết định đột ngột của Liêu Cốc đạo nhân đã cứu đại binh khỏi rơi vào ổ phục binh của quân triều.

Vỏn vẹn hơn một ngàn binh, qua con đường chẹt, bị lọt vào hiểm địa thôi.

Cả bọn đều không ngờ là mình đang lâm nguy! Giữa lúc họ đang ngơ ngác không hiểu tại sao đại binh không theo của mình, thì bốn bề tiếng reo hò tở mở, quân triều như thác lũ tràn tới, tên bay vun vút rợn người...

Phó đề đốc hộ thành, trước tình thế đó, liều chết thúc đội hộ thành tấn công vào hậu quân của Phi Hồng Xà để giúp sức quân Hạnh Hoa thôn.

Nhưng bọn tùy tướng và võ sư chú ý đến ông từ lúc nãy nên Phó đề đốc vừa hạ lệnh là quân triều đã vây chặt, cuộc giao tranh làm vang động cả khu rừng.

Nghìn quân Hạnh Hoa thôn lỡ rơi vào hiểm địa, qua phút đột ngột hãi hùng, đã lấy được sự bình tĩnh và cố vạch con đường máu để thoát thân...

Chúng nhìn thấy đội hộ thành của Phó đề đốc đang chiến đấu giữa vòng vây thì cố sức tiến tới gần. Nhưng trước sức mạnh của quân triều cả hai đội quân bị tiêu diệt lần hồi...

Trong khi đó, Liêu Cốc đạo nhân, Tiêu Hà lão hiệp và đại quân Hạnh Hoa thôn đến đỉnh đồi. Cả bọn chợt nghe tiếng quân reo, ngựa hí, tiếng đao kiếm chạm nhau thì biết ngay có biến...

Liêu Cốc đạo nhân truyền các hào kiệt:

- Nguy rồi! Đội tiền quân của ta đã gặp phục binh của triều đình. Hãy đến tiếp ứng ngay đi...

Đạo nhân dứt lời thì chư vị hào kiệt đã thét quân sĩ giục ngựa xuống đồi.

Đại quân như một trận cuồng phong ùn ùn xuống đồi reo hò vang dậy, bụi mù tung lên che kín một góc trời.

Quân triều đang làm chủ tình hình, sắp diệt hết quân hộ thành và tiền quân Hạnh Hoa thôn, bất ngờ gặp phải sự tấn công mãnh liệt của đại quân Liêu Cốc đạo nhân.

Chúng nhốn nháo cả lên vì không ngờ quân Hạnh Hoa thôn hùng mạnh đến thế.

Qua bao trận chiến trên đường dài, quân Hạnh Hoa thôn đã trở nên thiện chiến.

Họ đánh đâu là quân triều tan rã đến đấy...

Chư vị hào kiệt lúc nào cũng hăng hái đi đầu, đánh dồn quân triều về một hướng.

Bọn chúng thiếu tướng lãnh điều khiển nên tán loạn cả lên, chẳng mấy lúc đã bị quân Hạnh Hoa thôn vây chặt, đàn áp rõ rệt.

Liêu Cốc và Tiêu Hà lão hiệp đến nơi đã truyền quân sĩ thôi chém giết và tìm cách chiêu dụ chúng quy hàng.

Quân triều không còn tha thiết chiến đấu nữa, nên buôn khí giới theo về với nghĩa quân.

Duy còn bọn tùy tướng và các võ sư của Phi Hồng Xà không chịu khuất phục, chúng liều chết chiến đấu để tìm lối thoát.

Nhưng quân Hạnh Hoa thôn càng lúc càng siết chặt vòng vây.

Chư vị hào kiệt càng ráng sức tấn công mãnh liệt hơn.

Phó đề đốc hộ thành được giải vây liền đến bên Liêu Cốc đạo nhân thuật rõ tình hình rồi nói:

- Thưa lão hiệp! Sư Lý Biểu hiện đang lâm nguy ở Cổ am. Xin cho người đến cứu ngay đi.

Liêu Cốc đạo nhân sửng sốt nhìn Tiêu Hà lão hiệp rồi truyền lệnh cho Hà Minh:

- Con điều khiển quân sĩ vây bắt hết bọn võ sư và các tướng triều đình, đừng để chúng chạy thoát.

Ông cùng Tiêu Hà giục ngựa lên đồi tìm đến Cổ am.

Phi Hồng Yến bỗng giục ngựa đuổi theo gọi:

- Nhị vị bá phụ! Cho con theo với...

Liêu Cốc và Tiêu Hà dừng ngựa nhìn nàng. Thiếu nữ ràn rụa nước mắt nói:

- Con biết tội của cha con quá nhiều... Người khó thể được ân thứ... Nhưng nhị vị bá phụ cho con gặp người trong giờ phút cuối cùng!

Liêu Cốc khẽ bảo nàng:

- Con cứ đi! Ta nào hẹp lượng.

Cả ba giục ngựa lên đồi. Hà Minh cùng chư vị hào kiệt càng tấn công ráo riết hơn, quyết bắt cho hết tùy tướng và võ sư của Phi Hồng Xà.

*****

Trên Cổ am, Phi Hồng Xà và lão tăng Phù Ma không hay biết gì cả và đang cố sức giết chết sư Lý Biểu.

Lúc nãy một mình Phi Hồng Xà, Lý Biểu tin tưởng mình sẽ dùng trí mà khuất phục ông. Nào ngờ đâu, quân hộ vệ đã đi kêu cứu với Phù Ma...

Khi Đô thống nhìn thấy lão tăng thì cả mừng reo lên:

- Ồ! Lão sư hãy tiếp tay ta bắt tên Lý Biểu mau đi...

Sư Lý Biểu thoáng thấy Phù Ma đã lo ngại trong lòng. Nhà sư đã thề trước Phật đài là không chạm đến một khí giới nào cả dù để tự vệ, chứ đừng nói đến việc làm đổ máu chúng sinh. Không lý bây giờ ông lại phản bội lời thề?!

Phù Ma nghe tiếng gọi của Phi Hồng Xà liền rút thanh đao mang cạnh sườn nhảy vào vòng chiến.

Sư Lý Biểu điềm đạm nói:

- Chào lão tăng! Bần đạo với người không thù không oán, cớ sao nỡ giết nhau làm đau lòng đức từ bi, bác ái.

Phi Hồng Xà thét lên:

- Im đi tên sư già khốn khiếp! Mi dùng lời nói để mê hoặc lão tăng nữa sao?

Phù Ma thấy chủ tướng có vẻ nóng lòng muốn giết ngay Lý Biểu nên không đáp lời mà chém thẳng vào đầu ông...

Sư Lý Biểu vẫn cố gắng thuyết phục kẻ địch nên vừa cố tránh sang bên, ông nói tiếp:

- Lão tăng hãy nghĩ lại! Chúng ta là những người theo chân đức Phật nhìn nhận người là bậc cứu khổ, cứu nạn cho muôn loài nên mới thí phát trụ trì. Cớ sao lại vì kẻ bạo ác bất nhơn mà lại giết nhau?

Phù Ma thừa khi Lý Biểu không chú ý, thối bộ lấy đà đâm thốc mũi đao vào giữa ngực ông, giữa lúc Phi Hồng Xà chém bổ vào đầu...

Sư Lý Biểu cả kinh biết khó thể dùng đạo lý thuyết phục hắn nên hụp đầu xuống lăn tròn ra khỏi hai tay đao kiếm độc.

Nhưng Phù Ma nào phải tay vừa, hắn đâm hụt một nhát liền nhảy theo chém xả xuống đầu Lý Biểu.

Nhà sư biết mình gặp tay đao pháp cao cường nên co rúm lại, phóng vọt lên không. Ông khẽ lẩm bẩm:

- Tài nghệ Phù Ma thật cao cường, không dùng khí giới ta khó bề tự vệ.

Tuy nhiên nghĩ đến lời nguyền trước Phật đài, ông nhủ thầm:

- "Ta chết thì thôi, ta quyết giữ lời thề trước đấng từ bi."

Lão tăng Phù Ma thầm kiêng nể tài của Lý Biểu, nên vận dụng toàn lực để hạ nhà sư, lập công với Phi Hồng Xà.

Sau mấy lần chém hụt Lý Biểu, lão tăng thay đổi đao pháp, múa vút thanh đao, khi ẩn khi hiện, biến thành một vòng sáng xanh ngời... Sư Lý Biểu chợt thấy cơ nguy đã đến với mình, nhưng vẫn bình tĩnh trước phút nguy biến. Thật ra, nếu có khí giới trong tay, Phù Ma không thể nào hơn được ông. Nhà sư bắt đầu niệm Phật và tưởng đến đấng từ bi.

Phù Ma bỗng vung đao chém vút ngang cổ nhà sư. Lý Biểu vừa hụp đầu xuống tránh thì lão tăng đã vớt ngược ra sau, thanh đao chém xả vào vai Lý Biểu.

Nhà sư loạng choạng suýt té thì Phù Ma đã phóng mình theo, chém bổ vào đầu.

Lý Biểu đau buốt toàn thân nhưng không rên xiết, chỉ niệm kinh và nghĩ đến đức Phật, ông đã lấy lượng từ bi, cứu khổ chúng sanh. Ông từ từ ngã vật xuống...

Cái chết của nhà sư đã thấy trước mắt, nhưng giữa lúc ấy, một lằn sáng từ đâu bay vụt tới đánh bật thanh đao của Phù Ma, tiếp heo một tiếng thét vang lên:

- Lão tăng khốn khiếp, không được hạ độc thủ...

Phù Ma ê ẩm cả cánh tay, hoảng kinh nhìn lại thấy hai vị lão hiệp đang chống kiếm nhìn mình, cạnh đấy là một thiếu nữ đang cúi xuống ôm sư Lý Biểu đang oằn oại dưới đất. Lão tăng chưa hiểu rõ tình thế thì Đô thống Phi Hồng Xà, đã buộc miệng kêu lên:

- Phi Hồng Yến con! Trời! Con theo quân phản loạn ư?

Phù Ma đã biết nhị vị lão hiệp kia là Liêu Cốc đạo nhân và Tiêu Hà lão hiệp nên càng thận trọng hơn.

Phi Hồng Yến không đáp lời cha, chỉ ngước nhìn Đô thống, nước mắt ràn rụa.

Liêu Cốc trước tình cảnh ấy không nói được lời nào, nhưng Tiêu Hà vì quá nóng lòng về tính mạng của sư Lý Biểu, thét to lên:

- Quân tàn bạo! Hãy xem đây!

Ông vun kiếm chém thẳng vào đầu Phù Ma! Lão tăng vội vàng đưa đao lên đỡ.

Trong khi đó, Hồng Xà đã qua phút đột ngột vì sự có mặt của con, đã hùng hổ quát mắng:

- Giỏi cho con tiện tỳ! Ta đã dày công nuôi dưỡng mi, để ngày nay mi theo giặc phản bội ta ư? Trời đất nào dung cho mi!

Rồi như điên lên, Phi Hồng Xà vung kiếm chém xả vào đầu con.

Biết là Phi Hồng Xà không còn nghĩ tình cốt nhục nên Liêu đạo nhân liền đưa kiếm ra đỡ khiến Phi Hồng Xà loạng choạng suýt té...

Phi Hồng Yến đau xót vô cùng. Nàng ôm bổng sư Lý Biểu lên và nói với Phi Hồng Xà:

- Cha ơi! Cha đã lầm đường rồi! Con không phản bội cha đâu mà chỉ thương lấy giống nòi...

Câu nói tha thiết của nàng không làm cho Phi Hồng Xà tỉnh ngộ mà trái lại, ông càng tức giận, gầm thét vang lên:

- Tiện tỳ! Mi phải chết mới đền được tội lỗi!

Nhưng Phi Hồng Xà làm sao đương cự nổi Liêu đạo nhân. Chỉ trong vòng một lúc Đô thống phải quay về thế thủ, lo chống đỡ để bảo toàn sinh mạng của mình.

Liêu Cốc đạo nhân thấy nét lo sợ hiện lên trên khuôn mặt của Phi Hồng Yến, không nỡ giết kẻ bán nước hại dân, và định bắt sống hắn thôi.

Trong khi đó Tiêu Hà lão hiệp vì quá căm hận Phù Ma hãm hại Lý Biểu nên quyết giết hắn mới thỏa lòng. Ông đem hết các thế kiếm bí truyền để áp đảo lão tăng.

Phù Ma không phải tay vừa. Hắn dùng toàn những đường đao lợi hại để chống trả.

Một bên quyết liệt trả thù, một bên quyết liệt tự vệ. Cuộc giao đấu càng lúc càng quyết liệt.

Phù Ma chợt nhìn thấy Phi Hồng Xà đang nguy ngập nên mất hết tinh thần. Hắn không thắng được Tiêu Hà làm sao cứu chủ tướng thoát nguy?

Bỗng từ dưới chân đồi, tiếng quân reo tở mở, khiến Phù Ma nhìn xuống, thấy lá cờ chữ Hạnh phất phới trước một đoàn hùng binh trùng trùng điệp điệp, thì hồn phí phách tán.

Đại quân đã bị tiêu diệt rồi ư?

Lão tăng không còn tha thiết đến việc giao đấu nữa và ông đã nghĩ đến việc thoát thân một mình về Phiên Ngưng.

Liêu Cốc đạo nhân nghe tiếng quân reo biết Hà Minh đã toàn thắng, liền bảo Phi Hồng Xà:

- Đô thống đừng chống cự nữa! Hãy chịu trói chờ sự xét sử của tân vương, đại binh của ông đã bị tiêu diệt cả rồi.

Phi Hồng Xà nhìn xuống đồi thấy rõ sự thật, hắn mất hết tinh thần, toan thoát chạy nhưng Liêu Cốc đã dùng một thế kiếm lợi hại, tước mất khí giới trên tay...

Phi Hồng Xà kêu rú lên một tiếng phóng mình chạy biến xuống đồi, nhưng Hà Minh và chư vị hào kiệt đã giục ngựa lên đến nơi, vội vã đuổi theo.

Liêu Cốc sợ mọi người giết mất Phi Hồng Xà liền thét to:

- Đừng giết hắn! Hãy bắt sống cho ta...

Phi Hồng Yến nghe lệnh truyền của Liêu Cốc, ngước nhìn ông, cảm động.

Phi Hồng Xà chạy được một quãng thì bị bắt đem lên đồi. Ông không còn hùng hổ như lúc nãy, mà chỉ cúi mặt xuống.

Đằng kia, Phù Ma đang tìm cách thoát thân nhưng Tiêu Hà lão hiệp chận đánh ráo riết, hắn không rời đi được.

Khi Phi Hồng Xà bị bắt, lão tăng càng kinh sợ hơn. Lão phản công vô cùng mãnh liệt và thừa cơ Tiêu Hà lo chống đỡ, lão nhảy vụt xuống triền đồi, phóng đi vùn vụt trong buổi chiều.

Tiêu Hà lão hiệp cố đuổi theo, nhưng chỉ còn thấy một bóng mờ trong rừng cây.

Lão hiệp trở lên đồi thì thấy mọi người đang quây quần bên mình sư Lý Biểu. Nhà sư đã được rắc thuốc vào vết thương và uống một viên thuốc rất thần hiệu của Liêu Cốc đạo nhân.

Ông đã hồi tỉnh và nhìn thấy Liêu Cốc, Tiêu Hà, Hà Minh cùng chư vị hào kiệt, ông mỉm cười sung sướng:

- Cám ơn nhị vị đại huynh và chư anh hùng hào kiệt. Thái tử đã kéo quân vào hoàng thành. Chư vị và các đại huynh nên tiếp ứng cho kịp thời.

Liêu Cốc khen phải, truyền cho các tướng giục quân sĩ lên đường.

Hà Minh thấy sư phụ bị thương nặng có ý muốn ở lại chăm sóc người, nhưng Lý Biểu nói:

- Sư phụ không sao đâu! Con đừng bận tâm, hãy đi lo giúp nước!

Phi Hồng Yến tự nãy giờ không nói một lời nào, ngồi ủ rũ một mình, trong lòng chua xót lắm.

Liêu Cốc đạo nhân truyền giam Đô thống Phi Hồng Xà vào cũi rồi an ủi Phi Hồng Yến:

- Con đừng lo buồn nữa! Rồi đây quan Đô thống sẽ được tân vương xét xử, công lao của con chắc cứu được mạng người.

Phi Hồng Yến ngước nhìn đạo nhân buồn khổ vô cùng. Đoàn người ngựa xuống đồi, thẳng đến Phiên Ngưng, giữa lúc bóng đêm tràn xuống.

*****

Từ lúc vâng lệnh Lữ quốc công lẻn vào Phiên Ngưng. Tiểu Lý Bá, Anh Kiệt, Lệ Hồng vẫn âm thầm chờ lệnh để làm nội công phá thành.

Sự chuẩn bị đã bao nhiêu ngày, bây giờ mới đến lúc thực hiện. Lòng mọi người đều nôn nao trước giờ phút tấn công.

Theo sự dặn dò của Lữ Gia, họ phải chờ đợi ba mũi tên lửa từ bên ngoài bắn vào Hoàng cung mới khởi sự đánh chiếm Phiên Ngưng.

Dưới những hầm bí mật cùng khắp trong hoàng thành, nghĩa quân đã sẵn sàng khí giới.

Dân chúng nhiều nơi được hay tin nên không dám héo lánh ra đường. Họ cũng chuẩn bị dụng cụ để giúp đỡ nghĩa quân tiêu diệt quân cướp nước.

Hoàng thành đột nhiên vắng lặng khiến đội phòng thành của An Quốc Thiếu Quí phải chú ý, chúng không hiểu vì sao dân chúng rút vào nhà cả, đường phố chưa lên đèn đã vắng ngắt!

Chúng ngạc nhiên rồi đâm ra hoài nghi có chuyện chẳng lành sắp xảy ra nên mật báo với An Quốc Thiếu Quí. Sứ giả đang dự yến tiệc để thưởng trăng với Cù thái hậu, sợ mất cuộc vui nên nạt đùa:

- Bây chỉ là đồ hèn nhát! Lúc nào cũng phập phồng như quân giặc ở bên mình!

Riêng Cù thái hậu, từ lúc đại quân Cù Lạc đến Hạnh Hoa thôn, đuổi bắt Lữ Gia thì bà rất vững lòng...

Ngày qua ngày, thấy quân phản loạn im lìm không bạo động thì bà càng tin tưởng là chúng đang bị Cù Lạc truy nã ráo riết. Bà cũng không chú ý đến lời thông báo kia và mặc nhiên tiếp tục cuộc vui chơi bên chén rượn cung đàn...

Cù thái hậu nào ngờ đâu, ngoài Hoàng cung đang có một cuộc chuẩn bị lớn lao của dân chúng để phá tan quyền lực của bà. Dưới những hầm sâu, hàng nghìn, hàng vạn người, gươm giáo, cung tên sẵn sàng giáp chiến.

Mắt họ ngước nhìn lên nền trời chờ đợi ba mũi tên lửa bay vào.

Đêm rằm sáng tỏ, nhưng Phiên Ngưng thành lại yên lặng, vắng tanh. Quân Hán không hiểu được vì sao dân Phiên Ngưng tự dưng bỏ cuộc vui đùa thưởng trăng. Đường phố buồn hiu hắt.

Chúng có biết đâu, lúc bấy giờ bên ngoài hàng vạn quân sĩ của Thái tử Kiến Đức đang mở cuộc bao vây hoàng thành.

Trước đêm lịch sử này, ai cũng bồn chồn hồi hộp. Quốc công nghĩ lại xem mình còn sơ sót điều gì chăng?

Cánh quân ở bờ Nam Hải của Lãnh binh Kỳ Vệ đã tan rã, chỉ còn trông ngóng quân Hạnh Hoa thôn mà thôi.

Nghĩ đến đại quân Cù Lạc, Lữ quốc công càng lo lắng. Biết Liêu Cốc đạo nhân có diệt được quân Hán hay là Hạnh Hoa thôn đã thất thủ rồi. Thế thì nghĩa quân ở đây khó thể hạ được Phiên Ngưng thành.

Đêm lần về khuya, trăng sáng vằng vặc. Bỗng dưng từ trong rừng xa, một kỵ sĩ đang sãi ngựa như bay về hoàng thành. Quân canh cấp báo với Quốc công. Người ngẫm nghĩ một lúc rồi truyền lệnh:

- Cứ để mặc hắn đi qua! Biết đâu đại quân chúng theo sau...

Lữ quốc công lo ngại cánh quân của Cù Lạc hay Phi Hồng Xà đã trở về. Nếu chận tên dọ đường lại, biết đâu sẽ vỡ lở mọi việc.

Nhưng, kỵ sĩ kia không ai khác hơn là Phù Ma lão tăng vừa thoát khỏi thôn Cao Đồng liền cấp tốc về Hoàng cung cấp báo.

Lữ quốc công không rõ được việc đó nên Phù Ma mới thoát được vào thành.

Quân canh trên thành vừa thấy dạng hắn liền mở cổng và đưa hắn vào hậu cung.

Cuộc vui của Thái Hậu nửa chừng gián đoạn. Phù Ma vừa nhìn thấy sứ giả An Quốc Thiếu Quí và Thái hậu, liền báo tin chẳng lành...

- Thái hậu! Nguy ngập lắm rồi! Đại binh Hạnh Hoa thôn đã diệt hết đoàn quân của Phi Đô thống!

Cù Thị kinh hãi kêu lên:

- Trời! Quân Hạnh Hoa thôn ư? Thế đại binh của Cù Lạc đang ở nơi nào?

Phù Ma lắc đầu thuật rõ mọi việc, từ lúc nhận được thơ của Thái hậu do chính tay của Phó đề đốc hộ thành đưa ra, cho đến lúc bị quân của Liêu Cốc đạo nhân chận đánh rã tan. Phi Hồng Xà bị bắt.

Cù thị và An Quốc Thiếu Quí kinh sợ và hiểu ngay là đại quân của Phi Hồng Xà đã bị quân phản loạn dụ vào hiểm địa.

Cả hai đều lúng túng, chưa biết làm sao và rất lo ngại cho tướng Cù Lạc. Đã có chuyện gì xảy ra ở Hạnh Hoa thôn, mà Cù Lạc không cho bọn do thám về cấp báo?!

Cù thái hậu liền hỏi Phù Ma:

- Quân Hạnh Hoa thôn độ bao nhiêu người và chúng đến đây chăng?

Phù Ma đáp:

- Quân binh của chúng trùng điệp, tràn ngập núi rừng, khó thể đoán chừng được.

Chắc chúng sẽ kéo đến đây nội đêm nay.

Cù thị quay sang An Quốc Thiếu Quí:

- Chàng nên cho tăng cường đội phòng thành ngay đi.

An Quốc Thiếu Quí trấn an lòng Thái hậu:

- Hậu chớ lo! Dù cho chúng có đến hàng trăm hàng vạn cũng khó đánh thủng vào thành này.

An Quốc Thiếu Quí ra khỏi hậu cung một lúc thì đường phố Phiên Ngưng rộn ràng tiếng ngựa hí, quân reo.

Từ các trại binh, quân Hán được lệnh đổ ra án ngữ các cửa thành.

Nghĩa quân thấy động, liền báo tin cho Tiểu Lý Bá, Anh Kiệt, Lệ Hồng. Cả ba người kinh ngạc không hiểu sao quân Hán lại biết tin mà phòng thủ.

Anh Kiệt nghi ngờ kẻ gian lẻn vào hàng ngũ quân mình, nên bàn với Tiểu Lý Bá nên tấn công ngay.

Tiểu Lý Bá lắc đầu nói:

- Không được đâu Vũ huynh! Chúng ta quân ít thế cô, không thể cãi lệnh Lữ quốc công được. Ta tấn công bây giờ chỉ khổ bị chúng tiêu diệt thôi!

Mọi người lại nản lòng chờ đợi. Giây phút nặng nề trôi qua.

Đêm lầm về khuya. Từ muôn phương gió lồng lộng thổi, làm xao động cả hoàng thành. Ánh trăng mờ nhạt vì mây đen che khuất.

Bỗng Anh Kiệt chỉ tay lên nền trời, ba lằn ánh lửa lóe dài trong đêm. Từ phía bên ngoài, vụt bay vào Hoàng cung.

Tiểu Lý Bá ngồi nhổm dậy nói:

- Hiệu lệnh kia rồi. Chúng ta khởi sự đi thôi.

Từ các nơi trong hoàng thành cùng một lúc, các nghĩa quân đều nhìn thấy ba mũi tên lửa kia, nên túa ra đường phố, tấn công vào những mục tiêu đã định.

Chỉ trong nháy mắt, khắp nơi trong nội thành đều náo động cả lên. Đội phòng thành của An Quốc Thiếu Quí biết có biến vội đánh trống chiêng báo động.

Nhưng chúng càng khiếp đảm hơn khi thấy bên ngoài hằng vạn ánh đuốc cùng cháy lên một lượt và sau rặng cây, trùng điệp quân binh.

Tiếng ngựa hí quân reo gần như át mất tiếng trống ngũ liên báo động.

Tên lửa bắn vào như mưa bấc, bắt cháy những mái tranh kế cận cổng thành, lan dần ra, làm sáng rực cả một vòm trời đêm u ám.

Quân phòng thành càng nổi trống chiêng cấp bách hơn.

Trong hậu cung, Thái hậu và An Quốc Thiếu Quí choàng tỉnh kinh hoàng, sứ giả huy động toàn thể binh tướng kéo đến các cổng thành.

Lão tăng Phù Ma độ chừng quân Hạnh Hoa thôn kéo đến vây thành nên hăng hái ra trận quyết phục thù cho chủ tướng.

Công tử Phi Hồng Phong đã biết rõ tin cha nên cũng đem toàn thể võ sư trong dinh ra tiếp ứng.

Bọn chúng đều nghĩ là trận quyết định sự sống còn của chúng nên đồng liều chết bảo vệ Phiên Ngưng.

Sau khi lược trận, An Quốc Thiếu Quí thấy rõ hoàng thành đang bị "nội công, ngoại kích" nên họp các tướng chỉ dạy phương cách phòng thủ rồi tự mình xông ra cửa thành phía Bắc, nơi mà quân sĩ đang gặp phải sức công hãm ráo riết của quân phản loạn.

Các tùy tướng của An Quốc Thiếu Quí đều lên ngựa tiếng về phía ba cổng thành Tây, Nam, và Đông để điều khiển muôn binh.

Riêng quân sĩ Phi Hồng Phong và lão tăng Phù Ma được giao trọng trách càn quét loạn quân trong nội thành.

Tiểu Lý Bá và Anh Kiệt từ lúc được lệnh của Lữ quốc công, tận lực đốc suất nghĩa quân đánh phá các cổng thành để rước đại quân bên ngoài.

Chỉ có Lệ Hồng vì quá căm thù Cù thị nên kéo quân tiến thẳng vào Hoàng cung.

Phù Ma và Phi Hồng Phong vừa đem quân ra cổng thành Nam thì thấy rõ ý định của Tiểu Lý Bá và Anh Kiệt nên xua quân lướt tới chận lại, hai người giục ngựa tới đó.

Tiểu Lý Bá và Anh Kiệt đã từng nghe danh Phù Ma, Tiểu Lý Bá rất dè dặt, riêng Anh Kiệt và Phi Hồng Phong đều không lạ gì nhau, nên nhìn thấy nhau là quyết chiến ngay.

Song Phi Hồng Phong là chàng công tử bột, tài nghệ là bao, nên qua vài hiệp đã bị Anh Kiệt áp đảo. Hắn thét vang lên, kêu gọi người đến giúp:

- Các võ sư đâu? Hãy bắt tên giặc này cho ta...

Bọn võ sư đang chận đánh nghĩa quân vội vàng giục ngựa lướt tới bao vây Anh Kiệt như một bầy hổ đói.

Anh Kiệt cười lên khanh khách:

- Lũ khốn khiếp! Phi Hồng Phong bình thường nuôi dưỡng chúng bây để dùng vào những lúc này đây! Hãy ráng mà trổ tài kẻo uổng mạng trước lưỡi kiếm của ta.

Câu nói của chàng làm cho hơn mười tên võ sư tức giận như điên cuồng, vây chặt lấy chàng, đâm chém túi bụi. Anh Kiệt nhẹ nhàng biến chuyển, dùng thanh kiếm Vũlinh chống trả không ngừng.

Chàng dùng toàn những thế kiếm bí truyền hạ lần hồi bọn võ sư của Phi Hồng Phong...

Chúng ngã gục từng tên một trước những lằn kiếm hư hư thực thực, khiến Phi Hồng Phong hồn phi phách tán... Hắn thấy rõ tài nghệ của Anh Kiệt thật là vô địch nên quay nhìn Phù Ma như cầu cứu...

Hắn nào ngờ Phù Ma tài giỏi thế kia mà từ nãy giờ vẫn không hạ nổi Tiểu Lý Bá.

Cả hai đều trổ hết tài nghệ của mình để áp đảo nhau.

Từ lâu lắm rồi, Tiểu Lý Bá mới gặp phải một tay đối thủ xứng tài. Chàng không biết chính hắn đã hãm hại dưỡng phụ chàng ở Cao Đồng.

Nếu biết được có lẽ chàng sẽ liệu thế giết chết hắn sớm hơn để trả hận. Phù Ma quả tình cũng khiếp sợ tài nghệ của chàng hiệp sĩ nước Nam. Lão đã già và trải qua bao nhiêu lần chiến đấu, song lần thứ nhất trong đời, lão thấy mình khó hơn tài nghệ Tiểu Lý Bá. Lão chăm chú tất cả tâm thần vào những thế kiếm của mình, đâu có thời giờ nghĩ đến Phi Hồng Phong và bọn võ sư.

Tên võ sư cuối cùng vừa bị chém rơi xuống ngựa thì Anh Kiệt đã lướt tới bên Phi Hồng Phong. Hắn kinh hoàng không còn thiết nghĩ đến việc giao đấu nữa, mở đường thoát thân.

Anh Kiệt toan đuổi theo, giết hắn đi, nhưng hình ảnh đau khổ của Phi Hồng Yến đột nhiên hiện lên trong óc chàng.

Anh Kiệt ghìm cương ngựa lại...

Nhưng Phi Hồng Phong đã đến ngày tàn nên đoàn nghĩa quân đang thắng thế vội lắp tên bắn vút theo.

Anh Kiệt toan ngăn lại nhưng đã trễ. Phi Hồng Phong trúng tên kêu rú lên thảm thiết, ngã nhào xuống ngựa.

Anh Kiệt vừa chạy lại toan tiếp tay với Tiểu Lý Bá hạ Phù Ma, nhưng chàng hiệp sĩ thôn Cao Đồng quát to lên:

- Vũ huynh đừng bận tâm vì đệ. Hãy mở cổng thành cho quân sĩ tràn vào đã.

Anh Kiệt vội vã vâng lời, giục ngựa lướt tới...

Nghĩa quân ùn ùn theo sau, khí thế hùng mạnh vô cùng. Nhưng quân Hán được lệnh tử chiến để giữ cửa thành nên nghĩa quân phải dội trở lại.

Bên ngoài, lúc bấy giờ đại quân của Lữ quốc công cũng đang công hãm ráo riết quyết hạ được thành trước khi trời sáng.

Tất cả những phương thế nhập thành đã tập dượt lâu nay, đều được đem ra áp dụng.

Từng đoàn quân lướt tới, liều mình dưới trận mưa tên của quân Hán, liệng câu liêm để móc thang dây hay dựng thang cây để leo vào.

Bên trong, quân Hán cố sức bắn tên, gỡ những móc câu liêm và xô ngã những thang cây bắc sát vào thành.

Nơi nào nghĩa quân tràn lên quá đông, chúng dùng đá đổ xuống hay lấy nước, dầu sôi chế vào đầu.

Nghĩa quân lớp chết, lớp bị thương càng lúc càng nhiều mà vẫn không lấy được thành.

Thái tử Kiến Đức lộ vẻ lo âu, khẽ bảo Lữ quốc công:

- Thành này tiên vương xây rất kiên cố, sợ quân ta công hãm không nổi đâu.

Lữ quốc công an ủi Thái tử:

- Thái tử đừng lo, sớm muộn gì chúng ta cũng chiếm được Phiên Ngưng thành, vì dân chúng đều theo ta.

Tuy nhiên ông cũng lo lắng trong lòng. Sao mãi mà Tiểu Lý Bá, Anh Kiệt, Lệ Hồng không mở được cổng thành?

Có điều gì trắc trở chăng? Hay là cả bọn đang lâm nguy?

Nghĩa quân công hãm mãi không lấy được thành, bắt đầu thối chí... Thây chết quá nhiều, chồng chất trước các cổng thành.

Trong khi đó đại quân ở Hạnh Hoa thôn cũng vừa đến.

Liêu Cốc đạo nhân và Tiêu Hà lão hiệp thấy lửa rực trời liền xua quân tiếp ứng.

Nghĩa quân được tăng cường, trở lại hăng hái như cũ và cố liều chết tấn công mãnh liệt hơn.

Liêu Cốc, Tiêu Hà ra mắt Thái tử và Lữ quốc công, thuật rõ tình hình khắp nơi.

Thái tử Kiến Đức rất đẹp dạ, bảo các lão hiệp:

- Chỉ còn một trận đánh cuối cùng này là lê thứ sẽ được an cư lạc nghiệp! Ta trông cậy ở các khanh.

Liêu Cốc đạo nhân và Tiêu Hà lão hiệp vâng dạ, giục ngựa đi ngay.

Quân sĩ thấy nhị vĩ lão hiệp không rời xa họ một phút càng hăng hái hơn lên.

Toán này vừa ngã xuống thì toán khác lên thay. Xác chết chồng chất lên nhau làm bậc thang cho quân sĩ tràn lên mặt thành.

Đội phòng thành của An Quốc Thiếu Quí rúng động tất cả trước sự tấn công mãnh liệt của quân Hạnh Hoa thôn. Tên lửa, dầu sôi dự trữ đã cạn, quân sĩ trên mặt thành đã chết quá nửa, khí thế suy kém hẳn... An Quốc Thiếu Quí nhìn trận thế, thấy rõ cơ nguy nhưng chưa biết liệu sao?

Trong khi đó dân chúng Phiên Ngưng thành đã qua cơn sợ hãi, bắt đầu tiếp tay với nghĩa quân công phá khắp nơi.

Quân Hán phần phải đàn áp sức quật khởi của dân chúng bên trong, phần phải chống trả sức tấn công bên ngoài nên suy giảm sức chiến đấu rất mau.

Do đó, Anh Kiệt và đoàn nghĩa quân mới thắng thế được ở cổng thành hướng Nam.

Anh Kiệt như mãnh hổ giữa quần hồ, chàng tiến đến đâu là quân giặc ngã đến đấy. Chúng bắt đầu chạy toán loạn, bỏ trống cổng thành Nam.

Anh Kiệt lướt tới thét bảo nghĩa quân.

- Mở cổng ngay đi!

Quân Hán trên mặt thành thấy thế nguy liền quay vào nã tên lửa xuống, nhưng nghĩa quân liều chết tràn tới mở cổng.

Quân Hạnh Hoa thôn tràn vào như nước vỡ bờ, túa ra làm ba mặt, tiến đến các cổng Bắc, Đông, Tây.

Thấy quân nghịch đã vào được Phiên Ngưng, quân Hán không còn thiết chiến đấu nữa, đã yếu thế chúng còn rời rạc hơn và tan rã hàng ngũ trong phút chốc, dù An Quốc Thiếu Quí cố gắng la hét để giữ thế trận.

Cổng thành hướng Đông tan vỡ, rồi cổng thành hướng Tây cũng không còn. Quân Hạnh Hoa thôn tràn ngập hoàng thành, đánh đồn quân Hán về cửa Bắc.

Thái tử Kiến Đức và Lữ quốc công theo quân sĩ nhập thành, truyền các tướng vây phủ Hoàng cung và bắt An Quốc Thiếu Quí.

Bấy giờ sứ giả Hán triều thấy rõ cơn mạt lộ. Hắn không còn nghĩ đến quân binh và Cù thị nữa mà chỉ muốn tẩu thoát khỏi vòng vây.

An Quốc giục ngựa lướt tới, truyền quân sĩ mở cổng thành để thoát thân, nhưng cổng thành vừa mở thì bên ngoài Liêu Cốc đạo nhân, Tiêu Hà lão hiệp và các quân sĩ tràn vào.

An Quốc Thiếu Quí bị kẹt giữa vòng vây của muôn binh ngàn tướng nên đuối sức lần và bị Liêu Cốc đạo nhân chém ngã trước cổng thành.

Tên sứ giả hiểm ác, từng làm xáo trộn triều đình nước Nam, đã đền tội trước quân sĩ và muôn dân.

Mọi người reo hò vang dậy một góc thành.

Họ chợt nhớ đến Cù thị liền trở vào, theo đại binh tiến thẳng đến Hoàng cung, tiếng la hét vang rền đường phố.

- Giết chết Cù hậu! Giết chết Cù hậu!

Họ tràn vào cổng Hoàng cung như thác lũ, đập phá tất cả những gì làm vướng chân họ. Cung điện uy nghiêm phút chốc đã trở thành nơi hỗn loạn chưa từng thấy.

Quân Hán còn sót lại cố giữ hậu cung vì trước lòng uất hận của dân Nam, không chiến đấu cũng phải chết mà thôi.

Song chúng nào ngờ trước đó, Lệ Hồng đã bí mật kéo quân trèo tường vào Ngự- Uyển tìm Thái hậu. Nàng thuộc đường đi lối bước vì đã một lần vào đây hành thích Thái hậu nhưng bất thành.

Các nghĩa quân theo chân nàng toàn là những tay giỏi võ nghệ, kiếm cung nên họ vượt vòng thành bao bọc hậu cung rất dễ dàng.

Lúc bấy giờ, ở Hậu cung, Cù thị kinh sợ lắm. Ác phụ truyền quân sĩ đem Ai vương sang cung mình để mẹ con được gần nhau.

Nhà vua chỉ nhìn nét lo âu trên mặt mẹ, cũng đoán được tình hình bên ngoài.

Từ bao lâu rồi, Ai vương muốn ngăn cản mẹ, trước bao điều tàn bạo, muốn khuyên nhủ mẹ một lời, nhưng bao giờ cũng vậy, trước mặt mẹ, nhà vua cũng thấy nể sợ, rụt rè...

Đến giờ phút này, trước cơn nguy biến, ngai vàng sắp đổ, nhà vua cũng thấy mình không đủ sức trách cứ mẹ.

Quân Hạnh Hoa thôn đã tràn vào được Hoàng cung, tên lửa bay tua tủa trong vườn Ngự Uyển, Cù thị nắm lấy tay con nói:

- Con ơi! Nguy ngập lắm rồi! Chúng ta biết trốn nơi đâu?

Một giọng nói lanh lảnh phát ra, làm cho Cù thị khiếp đảm vô cùng:

- A ha! Ác phụ bây giờ mi còn muốn thoát nữa ư?

Cù thị và bọn hộ vệ đều kinh hoàng khi thấy một thiếu nữ đẹp tuyệt trần đang chống kiếm nhìn họ, trước cửa ăn thông ra vườn Ngự Uyển.

Không rõ thiếu nữ là ai nhưng Cù thị biết chắc là kẻ địch nên thét vang:

- Hộ vệ quân! Bắt lấy con bé đó cho ta...

Thiếu nữ cười vang lên:

- A ha! Chậm quá rồi! Ngày mai mi không còn nắm quyền tha giết như xưa nữa!

Mi còn nhớ chăng, một lệnh truyền của mi, mà gia đình ta tan nát. Cha ta chết trong nhà ngục, mẹ ta bỏ thân dọc đường, nhà cửa tan hoang, thân ta như một kẻ lạc loài...

Ta là con của Hoàng Quốc Kính đây, người mà mi cho bọn thủ hạ lùng bắt bao nhiêu năm trời...

Cù thị buột miệng kêu lên:

- Trời! Lệ Hồng!...

- Phải! Chính ta! Ta trở về rửa hận đây!...

Nàng nói xong, bất thình lình phóng tới vung kiếm chém vào đầu Cù Thị.

Hộ vệ quân liều chết chặn nàng lại. Cù hậu run lẩy bẩy, nắm chặt tay Ai vương lôi đi. Nhưng đội nghĩa quân hùng hổ tràn vào đàn áp chúng để tiếp tay với Lệ Hồng.

Thiếu nữ nặng thù cha phóng mình đuổi theo Cù thị!

Ác phụ đành buông tay con, chạy ra Ngự Uyển, nhưng quá trễ tràng, Lệ Hồng đã lướt tới lia ngọn kiếm vào yết hầu.

Cù thị rú lên một tiếng rồi gục xuống lịm dần đi...

Thái tử Kiến Đức và các quan đến nơi chỉ còn thấy xác Thái hậu nằm trên bãi cỏ, Lệ Hồng đang chống kiếm nhìn kẻ thù, sắc mặt dịu xuống dần.

Đợi cho mọi người vào cả trong vườn, Lệ Hồng quỳ xuống trước Thái tử, Quốc công và các lão hiệp thưa:

- Tiện nữ quá nóng lòng phục hận, không đợi thương lệnh, xin cúi đầu chịu tội.

Thái tử Kiến Đức biết rõ lòng cương trực và hoàn cảnh đau thương của nàng nên phán:

- Khanh hãy bình thân! Ta không bắt tội đâu.

Mọi người liền tiến vào hậu cung, tìm kiếm Ai vương.

Nhưng vừa bước qua cổng hậu cung, mọi người sửng sốt dừng lại trong lúc toán nghĩa quân của Lệ Hồng vẹt ra, nhường lối. Ai vương gục đầu trên vũng máu, tay còn cầm chặt đuôi kiếm.

Trước tình cảnh ấy Kiến Đức không cầm lòng được vì dù sao Ai vương cũng là người, vẫn chung dòng máu.

Thái tử ôm chầm lấy em lay gọi:

- Vương đệ!... Vương đệ!...

Rồi người gục đầu xuống vai em.

Bỗng nhiên Ai vương hồi tỉnh, mở mắt nhìn Kiến Đức, miệng phều phào:

- Vương huynh!... Anh... tha... tội cho mẹ... Đừng...

Quá kiệt lực, Ai vương không nói hết lời, gục xuống chết hẳn.

Thái tử quá thương cảm, quay nhìn đám nghĩa quân thét hỏi:

- Trời! Sao bây nỡ giết em ta như thế này! Nó có làm nên tội tình gì đâu?

Nghĩa quân kinh hãi vội thưa:

- Tâu Thái tử, đức vua tự xử lấy, nào phải chúng tôi dám phạm đến người.

Kiến Đức ôm Ai vương vào lòng rồi đặt lên sập, đôi mắt mờ lệ, trước cảnh cốt nhục tương tàn.

Lòng Thái tử buồn khổ vô cùng dù hiện tại người sắp sửa lên ngôi Thiên tử.

Bên ngoài quân sĩ và dân chúng đã diệt hết quân Hán và đang tràn vào Hoàng cung, hoan hô vang dậy...

- Vạn tuế hoàng thượng! Vạn tuế hoàng thượng!

Lữ quốc công và Liêu Cốc đạo nhân đến bên Thái tử khuyên lơn:

- Xin Thái tử dẹp cơn phiền muộn để ra mắt quân dân.

Kiến Đức từ từ đứng lên, ra trước sân rồng, trong lòng vô cùng cảm kích, trước sự tha thiết của muôn người.

Lữ Gia nhân danh trào thần, quân sĩ và dân chúng xin Thái tử lên ngôi đem sự thái bình về cho đất nước.

Các cuộc lễ bắt đầu, Phiên Ngưng rộn ràng vui chơi liên tiếp ba hôm.

Công lao của tướng sĩ và anh hùng hào kiệt bốn phương đều được tưởng thưởng xứng đáng.

Ai muốn làm quan thì được phong quyền tước! Ai muốn về quê hương thì được ban thưởng vàng lụa, đất đai, nhiều ít tùy theo công khó.

Những tội phạm được xử phạt nghiêm minh. Ai ai cũng được vừa lòng.

Riêng Đô thống Phi Hồng Xà, quân dân rất căm phẫn với những hành động bạo tàn xưa kia, nhưng trước sự đau khổ của Phi Hồng Yến, không ai nỡ van nài xử tử hắn.

Và trước những lời tâu bày của Lữ quốc công và các lão hiệp Hạnh Hoa thôn, vua Kiến Đức truyền đày Phi Hồng Xà ra bờ Nam Hải lo việc mò lấy châu ngọc, nơi mà đức vua đã sống qua một thời lao khổ.

Phi Hồng Xà cảm động trước ân huệ của nhà vua, lạy tạ để đi đày!

Kiến Đức định phong tước cho Phi Hồng Yến, để tưởng thưởng công lao của nàng, nhưng thiếu nữ quỳ tâu:

- Bệ hạ ân đức cao dày đã tha chết cho cha thần thiếp, ngàn năm thiếp nguyện kết cỏ ngậm vành, còn dám đâu thọ hưởng quyền tước cao sang. Hơn nữa phận làm con, thiếp phải theo hầu cha, trong những lúc nhọc nhằn.

Nhà Vua mấy lần khẩn khoản nhưng nàng nhất định chối từ.

Liêu Cốc đạo nhơn, Tiêu Hà lão hiệp và các hiệp sĩ Hạnh Hoa đều được đức Vua phong tước, nhưng mọi người đều chối từ cả xin trở về đồi Hạnh Hoa và cùng hứa hẹn, bao giờ đức Vua cần đến, sẽ có mặt đầy đủ dưới cờ.

Biết không thể nài ép được, nhà vua đành chấp nhận những lời cầu xin đó và truyền bày yến tiệc linh đình để đưa tiễn mọi người.

Giữa khi Phiên Ngưng tưng bừng náo nhiệt thì Cù Lạc, Tạ Liên Hồng, Tạ Liên Hoa và đám tàn binh về đến.

Nhưng khi nghe tin Phiên Ngưng thất thủ, An Quốc, Cù thị và Ai vương bị giết, Cù Lạc kinh hãi kéo quân vượt biên giới về Tàu.

Tên hải tặc Tạ Liên Hồng không nơi nương tựa, đành đem con gái chạy theo.

Khi sang nước Nam này, Cù Lạc hống hách với năm vạn quân, bây giờ trở về không còn được một nghìn tên, áo giáp tan tành.

Thật là một sự thất bại chua cay, nhục nhã cho Hán triều.

*****

Phi Hồng Yến trước khi lên đường ra bờ Nam Hải, sực nhớ lời dặn dò của Hoa Mai nên tìm gặp Lệ Hồng và Anh Kiệt.

Nàng thuật lại những lời chân thành của Hoa Mai khiến Lệ Hồng xúc động vô cùng.

Nàng nghẹn ngào bảo Phi Hồng Yến:

- Em... hiểu rõ sự hy sinh cao quý của Hoa Mai... Nhưng em đâu nỡ để chị ấy phải buồn khổ một mình.

Anh Kiệt không nói gì cả. Chàng ngước nhìn ra ngoài trời, đôi mắt mơ màng như nhớ đến một hình bóng nào.

Chàng tự trách mình gây nên sự buồn khổ cho cả hai người! Nhưng thật tình chàng có vui sướng gì hơn? Trong lòng chàng lúc nào cũng băn khoăn, không biết làm sao cho Hoa Mai khỏi khổ.

Đối với Lệ Hồng ngoài tình yêu, chàng còn có phận sự bảo vệ hạnh phúc cho nàng để đền đáp lại công ơn của Hoàng đề đốc!

Phải chi ngày xưa, chàng hiểu rõ tình yêu của Lệ Hồng thì chàng đâu có gây nên sự khổ cho Hoa Mai.

Lệ Hồng bỗng nói:

- Em phải trở về Hạnh Hoa thôn ngay bây giờ để tìm chị Hoa Mai. Em không thể để cho chị ấy phải hy sinh như vậy đâu!

Phi Hồng Yến nói:

- Chị Lệ Hồng! Hoa Mai đã muốn thế, chị còn gây chi điều ngang trái, dở dang!

Đành rằng Hoa Mai hiện đang khổ nhưng nàng sẽ quên đi vì mối tình kia vừa chớm nở!

Chứ như chị...

Phi Hồng Yến không nói hết lời nhưng Lệ Hồng hiểu ngay là nàng muốn nói tình yêu giữa nàng và Anh Kiệt phát sinh từ thuở nhỏ. Mối tình thầm kín sâu xa kia khó mà quên được hay thay thế được.

Lệ Hồng quay nhìn Anh Kiệt nói:

- Nhưng dù sao, em cũng phải tìm gặp Hoa Mai...

Anh Kiệt đáp:

- Được rồi, chúng ta hãy xin phép nhị vị bá phụ, lên đường ngay.

Giữa lúc đó Hà Minh bước vào phòng.

Lệ Hồng nhìn Phi Hồng Yến mỉm cười hỏi:

- Hà huynh định ở lại triều để làm quan ư?

Hà Minh vô tình, nào biết được dụng ý trong câu hỏi của nàng, vội phản đối:

- Không! Đời nào tôi chịu được cuộc sống bó buộc này...

Anh Kiệt vừa nói vừa nhìn Phi Hồng Yến, khiến nàng bẽn lẽn cúi đầu:

- Hiền muội quên rằng Hà huynh còn bận ra bờ Nam Hải sao?

Hà Minh vụt hiểu Anh Kiệt và Lệ Hồng trêu chọc mình, quay lại mỉm cười, nhưng cả hai đã ra khỏi phòng để mình chàng và Phi Hồng Yến ở lại bên nhau.

*****

Rời khỏi Phiên Ngưng thành, Anh Kiệt, Lệ Hồng giục ngựa ngày đêm không nghỉ.

Bận rộn trong việc đánh chiếm Phiên Ngưng, không ai bảo cho chàng rõ Vũ phu nhân mất tích. Đến lúc chàng xin phép nhị vị bá phụ đưa Lệ Hồng về Hạnh Hoa thôn, Liêu Cốc đạo nhân mới nhớ ra và báo tin chẳng lành...

Anh Kiệt, Lệ Hồng kinh hãi lên đường ngay không dám chậm trễ một phút.

Hai người về đến Hạnh Hoa thôn vào một buổi chiều hết nắng. Sương mù lớp lớp bay trong không gian như những vầng mây loãng, mang hơi lạnh của trời đêm về với núi ngàn.

Anh Kiệt buồn bã nhìn cảnh tàn phá dưới chân đồi, sau bao trận chiến đấu chống quân hải tặc và quân binh của Hán triều.

Quân canh trên đồi thấy dạng hai người về, đã biết ngay nên reo mừng tở mở vì mấy ngày trước, tin thắng trận ở Phiên Ngưng đã loan về đến đây.

Quân sĩ và dân chúng Hạnh Hoa thôn đổ tuôn xuống triền đồi vui mừng hỏi thăm rối rít, khiến Anh Kiệt và Lệ Hồng cũng vui lây.

Hai người lên đến Chiêu Anh quán thì cùng xuống ngựa, sửng sốt nhìn Vũ phu nhân đang đứng trước cổng quán bình an vô sự.

Anh Kiệt reo mừng chạy tới ôm chầm lấy mẹ:

- Mẹ! Mẹ ơi! Mẹ đã thoát nạn rồi ư?

Vũ phu nhân ràn rụa nước mắt nói:

- Phải! Mẹ nhờ chàng hiệp sĩ lạ mặt cứu thoát, đưa vào ẩn trong núi. Đến lúc bình yên, mẹ trở về Hạnh Hoa thì đại binh của Liêu bá phụ đã lên đường đi Phiên Ngưng.

Anh Kiệt vội hỏi:

- Chàng hiệp sĩ ấy đâu? Xin mẹ cho con được tạ ơn người...

Vũ phu nhân buồn bã đáp:

- Chàng bị thương khá nặng nên đã trút linh hồn dù mẹ hết lòng săn sóc!

- Trời!

Lệ Hồng đến ra mắt phu nhơn! Bà nắm chặt lấy tay nàng, ôm sát vào lòng:

- Ta hay tin đau đớn của cha con từ mấy tháng nay. Thôi con đừng buồn nữa.

Lệ Hồng cảm động, ôm chặt lấy bà như muốn tìm một chút hơi ấm của bậc mẹ hiền.

Một lúc nàng khẽ hỏi:

- Thưa bá phụ! Bệnh tình của Hoa Mai thế nào? Sao chúng con không thấy nàng?

Anh Kiệt và Lệ Hồng nhìn nhau, trong lòng lo ngại có chuyện chẳng lành đã xảy ra.

Vũ phu nhân bước lại án thư, mở nắp hộp lấy ra một phong thơ trao cho Lệ Hồng nói:

- Câu chuyện của các con mẹ đã hiểu! Hoa Mai đã nói rõ ngọn ngành. Trước khi ra đi nó nhờ mẹ trao bức thơ này cho các con.

Lệ Hồng, Anh Kiệt cùng thốt lên một lượt:

- Trời! Hoa Mai đã đi rồi? Tự bao giờ vậy mẹ?

Vũ phu nhân chậm rãi đáp:

- Vừa hay tin chiếm được Phiên Ngưng thành. Thái tử lên ngôi thì Hoa Mai vời mẹ vào phòng riêng, nói rõ đầu đuôi câu chuyện và yêu cầu mẹ tái hợp cho hai con.

Nàng nhờ trao phong thơ này lại cho Lệ Hồng rồi đi ngay. Mẹ cố cầm giữ nàng, nhưng Hoa Mai không nghe vì đoán chắc các con sẽ trở về.

Lệ Hồng nghẹn ngào mở thư ra đọc:

"Vũ huynh và Lệ Hồng hiền tẩu.

Em tiên đoán thế nào anh chị cũng trở về Hạnh Hoa thôn tìm em nên mới có bức thơ này.

Em tin tưởng như cậy vì em hiểu rõ tấm lòng cao cả của chị Lệ Hồng. Thà chịu hy sinh tình yêu duy nhứt của mình, còn hơn để em phải khổ!

Và cũng vì tâm hồn cao quý của chị mà em phải ra đi, để cho được xứng đáng là em của chị.

Chị Lệ Hồng!

Từ nay chị đừng tìm em nữa. Em đi vì không muốn làm khổ chị đấy thôi. Em trở về một ngày gần đây. Khi anh chị thành gia thất.

Vũ huynh cũng đừng nghĩ đến em nữa! Chúng ta biến đổi mối duyên kỳ ngộ thành tình yêu ruột thịt lâu bền. Chắc anh cũng đồng ý với em.

Hiện tại, em đã hết buồn, và bắt đầu thấy yêu đời như trước...

Chúc anh chị nhiều hạnh phúc!

Tiểu muội, Hoa Mai"

Lệ Hồng ngừng đọc nhìn ra ngoài trời đêm. Bóng tối phủ trùm lên vạn vật. Giờ phút này không biết Hoa Mai đã ở phương trời nào?

Nàng đã tìm được nơi nghỉ trọ hay đang rong ruổi ngựa giữa rừng sương...

Vũ phu nhân bỗng nói:

- Hai con đừng buồn nữa và hãy nghe lời Hoa Mai. Mẹ hiểu rõ tánh khí của nó, một khi nó đã quyết tâm thì đến chết nó cũng giữ lời!

Anh Kiệt, Lệ Hồng cúi đầu không đáp.

Phu nhân nhìn hai người mỉm cười, bước ra khỏi phòng.

Tự dưng Lệ Hồng cảm thấy e thẹn một mình. Nàng nghĩ đến một đêm nào đó, trong vườn nhà nàng, hai người đã đứng cạnh nhau và lòng nàng cũng rung động như hôm nay.

Nhưng, trong đêm xưa, hai người chưa hiểu được lòng nhau, chớ như bây giờ...

Lệ Hồng không nghĩ thêm nữa, đôi má đỏ hồng lên.

Anh Kiệt ngước nhìn người yêu: đôi mắt nàng sáng long lanh như đôi vì sao nhỏ giữa tròi đêm.

Tình yêu tràn ngập trong lòng, cả hai cùng nghĩ đến những ngày vui sẽ đến...


Stickman AFK: Liên Minh Bóng Đêm

Hồi (1-12)


<