Vay nóng Tinvay

Truyện:Thiên Tống - Hồi 243

Thiên Tống
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 243: Liên hoàn kế
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Siêu sale Shopee

Triệu Ngọc không phải kẻ đần, một chữ "Mời" mà cũng phiên dịch nhiều lời như thế, nhỏ giọng hỏi:

"Khanh khi quân."

"Vi thần không muốn để Bệ hạ mất mặt."

Âu Dương rất thẳng thắn.

Mặt Triệu Ngọc đỏ lên, sau khi uống cạn chén rượu thì liền ngồi xuống, nàng hiểu ý của Âu Dương. Âu Dương muốn nói nàng không hiểu lễ nghi của đám thương nhân này.

Tiếp theo là ngồi bồi rượu các quan đại thần, tuy quan Văn có chút phóng khoáng, nhưng chuyện bồi rượu là không bao giờ làm, khua chân múa tay cả nửa ngày trời, nói bằng hữu từ phương xa tới, chẳng phải là điều đáng để vui mừng hay sao, chuẩn bị thuyết phục đối phương.

Võ tướng thì không khách khí, nói hai lần nghe không hiểu thì liền cầm thẳng chén lên. Vẫn không hiểu thì cầm luôn vò rượu, mỗi người cầm một vò rượu mà rót. Cứ như vậy một hồi, người nước ngoài nhìn đều hiểu cả, người có râu ria tỉa tót và hướng xuống dưới là người tốt.

Người có râu ria rậm rạp là người xấu. Nếu râu ria đã rậm rạp mà còn vểnh lên trên chính là người xấu trong những người xấu. Họ không biết rằng, chuẩn mực hiếu khách của Trung Quốc chính là có thể khiến khách nhân uống tới mức nằm la liệt hay không.

Với người nước ngoài mà nói, rượu trắng của Trung Quốc hương thơm mát, nhưng khó uống. Do vậy đều ào ạt đổi thành rượu gạo. Không ngờ thứ rượu này uống vào lại giống như nước đường, cứ từ từ mà ngấm.

Chưa tới nửa canh giờ, các võ tướng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Người nước ngoài cũng không hiểu một tạp kỹ của Trung Quốc. Tạp kỹ này chính là chén rượu không được bỏ trống, tuần hoàn ác tính, ngôn ngữ có bất đồng cũng không thể lấy tay che chén rượu một cách thiếu lịch sự được. Không say mới gọi là có quỷ đấy. Triệu Ngọc thấy Âu Dương cười trộm, hỏi:

"Vui cái gì chứ?"

Âu Dương vui vẻ nói:

"Nghe nói khi còn ở Địa Trung Hải, Lý Bảo tướng quân bị người ta ép cho uống gục lên gục xuống tới bốn lần. Đến địa bàn của chúng ta thì sẽ do chúng ta làm chủ. Báo thù rửa hận a."

"Khanh đùa thế này thì đúng là nhỏ mọn mà. Nghe nói Da Luật Đại Thạch về phủ Lâm Hoàng báo cáo công tác, còn bị giam lỏng nữa."

Triệu Ngọc nói:

"Không ngờ chiêu của khanh lại có tác dụng nhanh như thế."

Âu Dương đáp với vẻ khiêm tốn:

"Thần chỉ là kẻ kê minh cấu đạo*, cho người mang chút tiền mua chuộc quan hệ mà thôi. Đây cũng do Hoàng Đế của người ta ngu ngốc."

*Kê minh cấu đạo: Ý của câu thành ngữ này là bắt chước tiếng gà gáy và giả làm chó vào ăn trộm. Hiện nay, Người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Kê minh cẩu đạo" để ví với kỹ xảo hoặc hành vi thấp hèn.

"Vậy ngươi vẫn còn cách khác sao?"

"Năm đó Kim quốc tạo nên một trận uy phong ở đồi Hộ Bộ Cáp, nguyên nhân thắng lợi lớn nhất là do có người của Liêu quốc tạo phản."

Âu Dương nói:

"Nếu Liêu quốc không có chuyện gì mà tạo phản, vậy không phải chúng ta cũng có thể làm nên một trận cuồng phong sao?"

Triệu Ngọc cười và nói:

"Khanh đi?"

Âu Dương nói:

"Nói đến mặt này, trong tay Bệ hạ là một người có tài. Tục ngữ nói, gian thần cũng có cách dùng của gian thần. Bọn họ khẳng định hiểu cách nghĩ của các quan đại thần Liêu quốc hơn vi thần nhiều. Vả lại, với cục diện trước mắt, các quan đại thần Liêu quốc có thể không vì bản thân mà cân nhắc một chút sao?"

"Ý của khanh là cử Lý Bang Ngạn đi?"

"Bệ hạ anh minh, giữ hắn ở lại kinh thành hắn lại nhàn rỗi quá mà muốn hại người, vậy thì cử hắn đi có phải tốt hơn không?"

"Uhm, Trẫm sẽ suy nghĩ. Tiền phương có tin tốt như vậy, Trẫm phải đi làm lễtu hành để cảm tạ. Cử hắn đi lúc này cũng là chuyện tốt, tránh việc hắn ở đây nhân cơ hội bày mưu tính kế."

Vừa hay đây là công lao của việc tu hành, Âu Dương nhỏ giọng nói:

"Bệ hạ, kẻ tu hành đều là người Hán, nếu họ thật sự hiển linh, người không đi họ cũng sẽ nguyện giúp đỡ, nếu không chính là hán gian cấu kết với địch. Cho nên có thể miễn được cái nào thì cứ miễn, Hoàng Thượng bận trăm công nghìn việc, ngộ ngỡ lại cần tới ba ngày..."

"Không được phép nói bậy."

Triệu Ngọc giận dữ nói:

"Nói đến quỷ thần, thà tin những thứ có thể tin tưởng còn hơn là không tin bất cứ thứ gì. Khanh xuất lời cuồng ngôn, chính là đại bất kính, tốt xấu gì thì khanh cũng là đệ tử hữu danh vô thực của Vương Văn Khanh, nói gì cũng cần phải có chừng mực."

"Vâng!"

....

Lôi hết những kẻ nát rượu rời đi, Triệu Ngọc tiếp kiến đám người Lương Hồng Ngọc ở Thiền Điện, vẫn là ăn uống. Âu Dương nhìn thì biết, Triệu Ngọc thật sự lo lắng bọn họ ở lâu trên biển chưa được ăn gì.

Mỗi người có một chiếc bàn, bên chiếc bàn có cung nữ thị hầu. Phía trước thì không có cung nữ, Âu Dương nghĩ tới thói quen cắn tay của người nước ngoài nên đổi hết cung nữ ở phía trước thành thái giám, muốn cắn sao thì cắn.

So với những người nước ngoài, các tướng quân nhã nhặn và có văn hóa hơn nhiều. Ăn không nhiều lời, ăn món nào cũng cẩn thận, dè dặt, gắp một miếng nhỏ là được rồi. Triệu Ngọc không nói nâng chén rượu thì sẽ không đụng vào rượu.

Triệu Ngọc biểu dương Lương Hồng Ngọc, phong là đệ nhất kỳ nữ Đại Tống. Âu Dương biết Triệu Ngọc sẽ nói gì tiếp theo. Quả nhiên, sau đó Triệu Ngọc biểu dương toàn bộ mọi người ngồi ở các vị trí khác nhau.

Ngoài dự liệu của Âu Dương chính là, Triệu Ngọc có thể thuộc gần hết quê quán của mọi người, còn có sự tích viễn hành nữa. Sau khi nghe xong, Âu Dương không chỉ bái phục mà còn đồng tình.

Trong Hoàng Cung thật sự không có gì đáng để vui chơi, chỉ có thể xem mấy thứ công văn vô vị như thế này mà thôi. Nam nhân làm Hoàng Đế thì không nói làm gì, có thể uống rượu, chơi đùa với nữ nhân, ba nghìn mỹ nhân, mỗi ngày một người cũng cần tới gần mười năm mới có thể hoàn thành hạng mục công trình vĩ đại như vậy.

Nữ nhân làm Hoàng Đế ư? Buồn thì uống rượu sao? Nếu không chỉ có thể đồng tính luyến ái mà thôi. Âu Dương biết Triệu Ngọc là một nữ nhân mạnh mẽ cần có thể diện, cũng cần có danh tiếng, sẽ không đi tìm những thứ như thế.

Bữa cơm này dường như diễn ra khá lâu, Triệu Ngọc rất có hứng thú khi nhìn hải đồ do Lương Hồng Ngọc làm ra, còn có những câu chuyện lý thú mà cô ấy tận mắt chứng kiến ở mỗi quốc gia nữa. Còn có các loại hoa quả, món ăn kì là. Lương Hồng Ngọc còn mang đến cách làm bánh bao.

*****

Nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên*, giờ Triệu Ngọc mới biết Âu Dương không hề chém gió về Thập tự quân, quả thực là một hình thức với quy mô tôn giáo. Triệu Ngọc liền nói ngay:

"Âu Dương, phải cảnh báo họ, không được buông lời xàm ngôn."

*Nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên: Bên ngoài bầu trời có bầu trời khác, người tài có người tài hơn. Tương đương với câu tục ngữ "vỏ quít dầy có móng tay nhọn" hoặc "cao nhân đắc hữu cao nhân trị".

Trước kia nàng luôn không hiểu vì sao có điều khoản ngăn cấm truyền giáo, người vi phạm sẽ phải chịu tội chết - một hình phạt nghiêm trọng như thế khi Âu Dương mở con đường tơ lụa trên đất liền.

Giờ mới biết thì ra đó là sức ảnh hưởng của tôn giáo. Nàng không hi vọng có một tôn giáo chủ đạo như thế ảnh hưởng đến bách tính đang sinh sống và tồn tại trên quốc gia của mình. Triệu Ngọc liếc nhìn Âu Dương nhiều lần, đánh giá của nàng với hắn lại cao thêm một bậc.

Nói đến đây, Triệu Ngọc đột nhiên nghĩ đến một chuyện, mở miệng hỏi:

"Âu Dương, khanh có biết người tên là Chung Tương không?"

"Chung Tương?"

Âu Dương gật đầu:

"Vi thần biết."

Đây là người Vũ Lăng, ở quê hương giảng đạo đã mười năm nay. Tên là hội hỗ trợ, nông dân chỉ cần đóng chút tiền thuế ruộng hoặc tiền lương là có thể gia nhập vào giáo phái.

Đề xuất bình quân tài phú, chủ trương xã hội bình đẳng, tầm ảnh hưởng lan rộng hơn trăm dặm mét vuông, được nông dân tôn là Thiên Đại Thánh.

Trên lịch sử, các nông dân thuộc tôn giáo này đã nổi dậy khởi nghĩa, thời gian truyền giáo kéo dài đến tận ba mươi năm ròng mà không chịu bất cứ một sự can thiệp nào, có thể thấy ngôn luận trong dân gian khá là tự do.

"Trẫm luôn cho rằng đó chỉ là một cách nghĩ, lại thấy hội Hỗ Trợ của hắn thực sự đang giúp người, dù có người dâng sớ nói danh bất chính, ngôn bất thuận, nhưng Trẫm vẫn cho đó là một sự tiến bộ. Giờ nghe nói có sự tồn tại của Thập tự quân, lòng Trẫm lại có chút lo lắng."

Âu Dương trước giờ không thích thú gì với con người này. Bình quân tài phú thì khác nào Cộng sản. Người có khả năng lao động lại có được sự đền đáp giống với người không có khả năng lao động hoặc là người khả năng lao động nhưng không chịu đi làm.

Xã hội bình đẳng lại càng không thể nào, vì phân công xã hội đa dạng hóa. Phần tử tri thức thiếu hụt, địa vị của họ đương nhiên sẽ tốt hơn. Công nhân kỹ thuật thiếu hụt thì tiền lương, tiền công của công nhân kỹ thuật sẽ cao hơn.

Nông dân thiếu hụt, giá cả lương thực tăng lên, địa vị của nông dân sẽ cao. Bình đẳng mà Âu Dương đề xướng là bình đẳng nhân quyền. Tiến hành bảo vệ một số quyền lợi căn bản của con người chứ không phải chạy theo bình đẳng giai cấp, bình đẳng tài phú.

Ví dụ tiền lương của một người giám đốc là một nghìn, của công nhân là tám trăm. Lẽ nào công nhân lại yêu cầu tiền lương của mình phải cao hơn giám đốc sao?

Có thể chỉ đạo giám đốc sao? Lại còn lợi dụng sự mê tín để lôi kéo tín đồ, khiến Âu Dương đã ghét lại càng thêm ghét. Âu Dương nói:

"Thật ra vi thần đã dâng sớ từ mấy năm trước, xếp hội Hỗ Trợ vào hàng tà giáo để tiến hành trấn áp."

"Uhm!"

Triệu Ngọc suy xét rồi nói:

"Người đâu, truyền Trương Huyền Minh vào yết kiến."

Triệu Ngọc cho rằng bản thân phải chú trọng đến vấn đề tôn giáo. Đặc biệt là khi người có tầm nhìn xa trông rộng như Âu Dương đây cũng nói không thỏa đáng, hội Hỗ Trợ quả thật không có nguyên nhân đáng nói nào để tồn tại. Nhưng cũng không vì mấy câu của người ta mà động thủ được. Phải chuẩn bị cái gì đó.

Khởi nghĩa nông dân chia thành mấy loại. Loại thứ nhất là do nhu cầu sinh tồn. Như Tống Giang đó. Vì sự tồn tại của Lương Sơn Bạc mà bị bắt làm công hữu, sống không bằng chết, không phản không được.

Âu Dương duy trì quan điểm tán đồng. Loại thứ hai là do sự áp bức của chế độ, vì địa vị quá thấp, bị pháp luật nghiêm khắc thúc ép, hoặc là chết, hoặc là làm phản. Như Trần Thắng, Ngô Quảng. Loại này Âu Dương duy trì thái độ ủng hộ dè dặt và cẩn trọng.

Loại thứ ba giống như Lý Sấm. Lợi dụng tâm lý đám đông của người nông dân thi hành chính sách chia đất, miễn thu thuế, lãnh đạo họ tạo phản để đạt được mục đích chính trị của mình.

Đây là loại Âu Dương căm hận nhất. Vì Âu Dương biết một quy tắc cơ bản, miễn thu thuế chỉ là một thủ đoạn ngụy trang để lừa gạt. Không nói đến những thứ khác, để nuôi dưỡng một nhánh quân đội thì không thể miễn thu thuế được.

Không thu thuế, lấy cái gì để sửa đường? Lấy cái gì để xây dựng cơ sở hạ tầng? Nếu trong loại tạo phản thứ ba mà có thêm sự xúi giục của mê tín dị đoan, thái độ Âu Dương sẽ không đơn giản là căm hận thôi đâu.

Âu Dương cho rằng sự phát triển xã hội sẽ dấn đến việc bất bình quân về tài phú, có thể thông qua sự điều tiết của xã hội, như là thay đổi đối tượng thu thuế, vv. Nhưng tuyệt đối không thể không thu thuế, vì một quốc gia cần có nguồn vốn cơ bản nhất để vận hành.

Điều quan trọng nhất là, nếu một mực đòi hỏi sự bình đẳng, dựa vào chính sách phân chia thứ bậc của con người sẽ tạo nên sự đả kích rất lớn đối với nhân sinh, kìm hãm sự tiến bộ của xã hội.

Âu Dương cho rằng dựa vào sự phân công lao động mới là chính sách thích hợp cho sự phát triển của Đại Tống. Đừng có thấy một tên tri huyện tham ô mà nghĩ mọi chuyện đơn giản.

Để có năng lực ngồi lên cái chức tri huyện, hắn phải khổ công ăn học cả n năm, sau đó phải xem vận khí của hắn có tốt hay không thì mới có thể làm quan được. Làm quan rồi còn phải xem có thực khuyết nào không, có khuyết mới có cơ hội tham ô.

Mặc dù thời đại mà Âu Dương đang sống có rất nhiều tham quan, nhưng Âu Dương thà chọn cách dẫn dắt, từ tham quan tiền dân, quốc khố đến việc quan thương câu kết thành một khối như thế kia.

Dù sao thì bây giờ cũng không phải là xã hội của luật pháp, không thể nói quét là quét cho sạch sẽ được. Vả lại, trong luật pháp Đại Tống việc truy bắt và xử lý các vụ án hình sự đều rất công chính, nếu tham ô mà dẫn đến nỗi căm phẫn trong dân chúng thì cũng sẽ có sự trừng phạt đích đáng.

Âu Dương thực thi các biện pháp: nâng cao giá cả lương thực, giải phóng sự chồng chất sức lao động ở nông thôn, thu hút quan viên tham gia vào việc buôn bán, vv. Đây là các biện pháp được thiết lập để giảm bớt mâu thuẫn xã hội.

Nói xong chuyện nhỏ này, Triệu Ngọc lại tiếp tục hỏi thêm nhiều vấn đề khác, ví dụ như ngôn ngữ nước ngoài, văn hóa, cây công nghiệp, nhân khẩu, binh sĩ, ngành nghề thuyền vận, phục trang, tập tục.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-298)


<