Vay nóng Homecredit

Truyện:Thiên hạ - Hồi 255

Thiên hạ
Trọn bộ 612 hồi
Hồi 255: Lửa xém lông mày
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-612)


Mất đi Lý Bí nhưng lại được Đồng La quân của A Bố Tư. Một được một mất này Lý Khánh An không ngờ được, hơn nữa nhận lời cho Đồng La quân của A Bố Tư đến Bắc Đình, hắn chỉ nghĩ đến đội kỵ binh tinh duệ này, nhưng quả thật nếu để đội quân này đến Bắc Đình, một loạt các hậu quả chính trị kéo theo hắn cũng chưa suy nghĩ chính chắn, về mặt nào đó, hắn đã quyết định việc này quá qua quít, nhưng giờ hối hận đã không kịp, chỉ đành án binh bất động xem động tĩnh thôi.

Tối hôm đó, Lý Khánh An không quay về nội thành Trường An. mà trực tiếp nghỉ ngơi trong doanh trại.

Sáng sớm hôm sau. một hoạn quan tìm đến hắn để hắn lập tức vào cung. Lý Long Cơ triệu kiến hắn để thương thảo chiến dịch Thổ Phồn.

Khi xe ngựa của hắn cùng trăm tên thân vệ vừa đến cửa Minh Đức Môn. thì không thể nào đi vào được. Phía trước có khoảng hàng ngàn dân chạy nạn đến chen chúc kẹt cứng cửa thành. Tiếng khóc, tiếng hét ầm ĩ khắp nơi. Những người già mặt vàng vọt gầy đói, những nữ nhân áo quần xộc xệch, những nam nhân thở dài ai oán. từng cặp mắt vay lày tội nghiệp khiến ai cũng phải xót xa. Lúc này, một thân vệ của hắn chạy đến bên cửa xe bẩm báo: "Đại tướng quân, đây là dân tị nạn từ Tấn Châu và Giáng Châu Hà Đông lưu vong đến đây. Chỗ họ năm ngoái đại hạn. thất thu trầm trọng, lại gặp hạt thóc, vụ mùa mới chưa có, nhưng thóc gạo trong nhà đã cạn, bọn họ không còn sống nổi."

"Đi điều tra xem ai là người quản lý cửa thành, vì sao không để họ vào thành?"

Thân binh vội phóng đi, ánh mắt của Khánh An nặng nề nhìn đám người từ vùng chịu nạn đào vong đến này, áo quân không đủ che thân, miếng an không đủ vào bụng này. Hắn không khỏi nhớ đến việc năm trước đến Hà Nam Đạo thị sát dân chịu nạn. Cũng chịu nạn đói hoành hành, trong đấy có cả thiên tai, và nhiều hơn nữa là nhân họa.

Việc thu gom ruộng đất không ngừng, khiến nông dân Đại Đường mất đi đất sống, khiến khả năng chống chọi trước thiên tai của họ giảm đến mức yếu nhất, chỉ cần một thiên tai nhỏ đã không thế sống nôi. phải lũ lượt rời bỏ quê hương, lưu lạc khắp nơi. Đây cũng là nguyên nhân mà Lý Long Cơ đồng ý cho dân chúng Hà Đông di dời đến An Tây. Đây quả thật là vấn đề nghiêm trọng, bọn nông dân đã không thể sống nổi.

Xa xa hắn thấm thoát nhìn thấy nha dịch Kinh triệu doãn và binh sĩ Kim ngô vệ đang xua đuổi dân chúng, dùng gậy gộc đánh đuổi, phảng phất như đang đuổi vịt. Từng nhóm từng nhóm dân tỵ nạn định xin vào thành đều bị đánh cho tan tác, không ít người đã bê đầu sứt trán. Có vài chục thiếu niên bị đánh cho bò lê dưới đất, nhưng chẳng mấy chốc, bọn họ lại bò dậy liều mình phóng về hướng cửa thành nội, phảng phất như chỉ cần chạy vào trong thành được, họ sẽ có hi vọng. Từng đôi mắt đầy khát vọng, vội vã. nhưng gậy gộc của Kim ngô vệ lại vô tình đập vỡ hi vọng ấy của họ. Vài thanh niên mặt mày máu me be bét. gào rú ầm ĩ bị bọn binh sĩ dùng gậy đây ra, vứt xuống sông hộ thành. Trong cửa thành môn. một quan quân và một tướng quân Kim Ngô vệ đang cưỡi trên lưng ngựa chỉ huy binh sĩ và nha dịch đuổi bọn dân chịu nạn kia đi.

Tên tướng quân Kim Ngô vệ kia Khánh An có quen biết, tên là Từ Phương Chính, năm xưa là Lang tướng Thiên Ngưu vệ, hiện đã thăng chức tướng quân, nhưng tên cao quan ấy hắn lại không quen, xem bộ dạng chí ít là Kinh triệu Thiếu doãn.

Một lát sau. thân binh của hắn phóng đến bẩm báo: "Tướng quân, trước cửa thành là tân nhiệm Kinh triệu doãn Tiên Vu Trọng Thông, hắn không cho dân tị nạn vào thành tránh gây kích thích giá lương thực."

"Thì ra là hắn!"

Khánh An không khỏi có chút phẫn nộ. Tên Tiên Vu Trọng Thông này chiều hôm qua mới chính thức nhậm chức Kinh Triệu doãn, giờ hàng ngàn người dân đòi vào thành khất thực, vấn đề nghiêm trọng nhường này. mà hắn chỉ biết dùng gậy xua đuổi? Nếu dẫn đến dân biến bạo động, thì trách nhiệm này liệu hắn có gánh nổi không?

Lý Khánh An nhảy xuống xe ngựa, leo lên lưng ngựa. Dân vùng nạn nhìn thấy hắn có vẻ là một quan cao, liền lũ lượt đi lên vây lấy. Hàn trăm người già phụ nữ quỳ lạy hết lời van xin: "Quân gia, cầu xin người hãy để bọn tiểu nhân vào thành! Nếu tiếp tục không có gì ăn, bọn tiểu nhân sẽ không thể sống nổi nữa!"

Khánh An thấy trong dân tỵ nạn có cả một đám trẻ em đang quỳ dưới đất, ai nấy đều gầy trơ xương, trong mắt đầy nỗi đau khổ vì bị cái đói hành hạ. Trong lòng hắn không nhẫn tâm. liền quay đầu nói với thân binh: "Lấy túi lương khô phát cho bọn trẻ con."

Bọn binh sĩ nghe lệnh xong lập tức tháo túi đựng lương khô trên ngựa đi vào đám đông, phát bánh cho bọn trẻ con. Dân chúng vùng nạn thấy Khánh An đã bày tỏ thiện ý, tình hình đám đông lại càng kích động. Bọn họ nghe binh sĩ nói đây là đại tướng quân An Tây Tiết độ sứ, hi vọng thèm khát được sống lập tức cháy bừng trong lòng họ. Không còn một ai xông đến cửa thành nữa, cả nam cả nữ đều quy tụ lại kể lệ tình hình thiên tai với hắn. Tiếng khóc, tiếng gào, tiếng thét hỗn tạp. Một người già đứng gần Khánh An nhất đã khóc lóc kể: "Nếu đã có một con đường sống, bọn ta đã không phải đến Trường An ăn xin. Đến tháng tư vẫn chưa hạt mưa rơi. sau mùa đông. cả vỏ cây cũng bị lột sạch, những mầm rau dại mới mọc của bị đào sạch. Toàn thôn, toàn xã người người cùng chạy nạn, có người đến phủ Thái Nguyên, nhưng có người đào vong đến Quan Trung, bọn ta thực sự không sống nổi nữa, cầu xin đại tướng quân nói với Thánh thượng, hãy cứu tế cho bọn tiểu nhân, để mọi người có con đường sống!"

"Đại tướng quân, cầu xin người!" Tiếng nạn nhân ai cầu vang vàng.

Lúc này, Kinh Triệu doãn Tiên Vu Trọng Thông phát hiện có người ra mặt, hắn thấy đó là xe ngựa của Tiết độ sứ, bỗng chốc đoán được ngay là Lý Khánh An. Tiên Vu Trọng Thông từng là Tiết độ sứ Kiếm Nam. Vì đại bại nam Chiêu Thổ Phồn mà bị Cao Tiên Chi thay thế, giáng về làm Tử Châu trưởng sứ. nhưng nhờ Dương Quốc Trung bảo đàm cho, hắn lại có thể khời tử hồi sinh được nhậm mệnh lại chức Kinh triệu Thiếu doãn. Hôm qua lại vừa được thăng chức Kinh triệu doãn.

Cũng áống với tất cả thành viên của Dương đàng, Tiên Vu Trọng Thông cũng đầy cánh giác và lo lắng trước Lý Khánh An. Nếu con sóng dân tỵ nạn trước cửa thành này xử lý không tốt, rất có khả năng sẽ bị Lý Khánh An nắm cán. đàn hạch mình với Thánh thượng, và lại một lần nữa uy hiếp đến vị trí mình vừa đứng vững.

Tiên Vu Trọng Thông vội nói với khẽ Kim Ngô vệ tướng quân Từ Phương Chính. Từ Phương Chính lập tức thét lên cho binh sĩ dừng động võ. Tiên Vu Trọng Thông thúc mã đi lên hô: "Đại tướng quân, xin hãy nghe một lời này của ta."

"ngươi nói đi!" Lý Khánh An lạnh lùng nói.

Tiên Vu Trọng Thông có phần khó xử, giữa họ giờ đang có hàng ngàn người dân tỵ nạn? Thế làm sao mà nói được? nhưng hắn thái độ Khánh An lạnh lùng, chỉ đành đánh liều nói: "Đại tướng quân, Thánh thượng có ý chỉ, dân vùng chịu nạn Hà Đông chỉ được đến Thiểm Châu và Hà Nam phủ. không được vào Kinh, ta là Kinh triệu doãn. chỉ có thể tuân thủ thượng ý, không dám cho họ vào thành, xin Đại tướng quân thông cảm!"

"Vậy theo ý Tiên Vu sứ quân, những người dân tỵ nạn này cứ đề họ chết đói ngoài thành Trường An sao, hay đuổi họ ra khỏi khu vực quản lý của Kinh Triệu phủ thì sẽ không còn can hệ gì tới sứ quân, đúng không?"

Tiên Vu Trọng Thông trở dài nói: "Ta hiểu ý của đại tướng quân rồi, ta sẽ cho dựng lều cứu trợ ngoài thành, nhưng đại tướng quân có từng nghĩ rằng, đây chỉ là đợt nạn dân đầu tiên, sau này sẽ còn rất nhiều dân tỵ nạn lũ lượt ùa về. Ta nếu mở cửa thành để họ vào, thế những nạn dân sau này thì làm sao? Nếu để họ tất cả bọn họ vào, trách nhiệm này ta lại gánh không nổi. Đại tướng quân chắc cũng sẽ không gánh, nên phiền đại tướng quân đừng can thiệp vào sự vụ của Kinh Triệu doãn ta."

Lý Khánh An cười lạnh một tiếng nói: "Ta làm sao dám can thiệp vào chính vụ của sứ quân, nhưng ba mươi vạn quân hộ từ Hà Đông. Hà Nam, Quan Trung đến An Tây, đây là việc ý dụ của Thánh thượng với thiên hạ. Có ai dám chắc rằng những người dân tỵ nạn này sẽ không phải là dân chúng sẽ được dời đến An Tây không? Tiên Vu sứ quân, nếu họ là những người dân sắp di dời đến An Tây, thì đây là việc của ta. Ta sẽ phải quản việc này. Sứ quân cũng từng là Kiếm Nam Tiết độ sứ, chắc biết hậu quả việc can thiệp quân vụ. Nên tự sứ quân suy nghĩ lại đi!"

Tiên Vu Trọng Thông nhìn thấy sự lấn át của Lý Khánh An, khẩu khí cứng rắn. trong lòng quả thật khó xử. Nhưng nếu để đám dân này vào thành, hắn lại vạn lần không dám. Bất đắc dĩ, hắn đành chấp tay nói với Lý Khánh An: "Vậy xin đại tướng quân hãy nghĩ một phương pháp giải quyết giúp ta. nếu hợp lý, ta sẽ làm theo!"

Kỳ thực Khánh An cũng chỉ cần câu nói này của hắn thôi. Khánh An biết nếu để dân chịu nạn vào thành sẽ gây xáo động, và càng rõ là có cho họ vào thành hay không là quyền của Tiên Vu Trọng Thông, nếu mình làm quá, sẽ gọi là vượt quyền. Hắn thấy thái độ hợp tác của Tiên Vu Trọng Thông, bàn nói: "Nếu Tiên Vu sứ quân đã nói là sẽ dựng lều cứu trợ cháo, vậy hãy để ta được nhìn thấy các an bài thực tế của sứ quân đã. chứ đừng để ta chỉ thấy được gậy gộc và xua đuổi, chứ cháo và lều trại thì không thấy đâu. Ta nghĩ Tiên Vu sứ quân nếu có thể làm những việc này trước, những người dân vùng nạn này ai còn vào thành đi ăn xin tứ phía? Tiên Vu sứ quân thế kiến nghị này có hợp lý không?"

Tiên Vu Trọng Thông vừa đến nhậm chức, vẫn chưa biết mình có thề điều động được bao nhiêu gạo và lều trại, cộng thêm số dân vùng nạn này đến quá đột ngột. nên hắn nhất thời vẫn chưa kịp an bài cứu trợ. Bây giờ Lý Khánh An đã cho thấy rõ hắn muốn can thiệp việc này, hắn cũng chỉ đành nói với nha dịch thủ hạ: "Hãy cấp tốc đi thông báo với hai huyện Trường An và Vạn Niên, cứ nói là mệnh lệnh của ta. lệnh họ lập tức dựng lều cung ứng cháo ngoài thành."

Vừa dặn xong, hắn chấp tay nói với mọi người: "Các vị bô lão hương thân, ta đã cho an bài cứu trợ cháo ngoài thành, xin các vị kiên nhẫn chờ đợi thêm, sẽ có lương thực vận chuyển đến ngay."

Tiếng reo hò như sấm nổi bỗng chốc vang dội Minh Đức Môn. hàng ngàn dân tị nạn cùng lũ lượt khấu đầu tạ ơn Lý Khánh An. Trong mắt họ, Lý Khánh An nãy đã giải quyết vấn đề đói cấp bách nhất của họ, chứ không phải vị quan gia đang cười trên lưng ngựa kia!

Khánh An chấp tay nhìn chúng nhân cười nói: "Các vị hương thân, triều đình chuẩn bị dời ba mươi vạn quân họ dân đi An Tây, ta có thể đảm bảo với các vị. ở An Tây, mỗi hộ gia đình đều có ruộng đất của mình. Mỗi hộ sẽ có không dưới ba mươi mẫu đất. chỉ cần các vị chịu khó trồng trọt sẽ tuyệt đối không có việc bị đói. cả nhà không phải lo về cái ăn cái mặc. con cái cùng có thể đi học miễn phí. người già sẽ do quan phủ cấp gạo phụng dưỡng, và cũng không có ai có thể xâm chiếm được ruộng đất của các ngươi. Ta rất hoan nghênh mọi người đến An Tây an cư."

Hàng ngàn dân tỵ nạn lại một lần nữa reo hò hân hoan. Tuy Lý Khánh An không cho được họ cháo và lều mà họ đang cần trước mặt. nhưng hắn lại cho họ một thứ quý giá hơn. đó là hi vọng!

Trong tiếng vỗ tay kích động của quần chúng, hằn trăm thân vệ bảo vệ xe ngựa từ từ đi vào Minh Đức Môn.

Trong nghị sự đường của ngự thư phòng Hưng Khánh Cung, Lý Long Cơ và Ca Thư Hàn đương cùng mấy vị tướng quốc thương thảo việc xuất binh Thổ Phồn. Đây là cuộc hội nghị được triệu tập lâm thời, nguyên nhân là do Lý Long Cơ nhớ nhầm thời gian tiếp đón đặc sứ Đại Thực, đến Đại Đồng Điện sớm hơn một canh giờ. Sau khi đến mới phát hiện cuộc tiếp kiến phải một canh giờ sau mới bất đầu. là một vị hoàng đế. người làm sao có thể thừa nhận mình đã nhớ nhầm. Thế là người bèn cho triệu tập hội nghị Chính sự đường lâm thời lần này.

Lý Lâm Phổ vì lý do sức khỏe không đến tham kiến. Dương Quốc Trung. Trương Quân. Trần Hi Liệt, Vi Kiến Tố, Dương Thận Căng và Vương Củng vừa thăng chức tướng quốc, với cả tân trữ quân Lý Dự đều tham dự hội nghị lần này.

Một nhân vật chủ chốt trong chiến dịch lần này, An Tây Tiết độ sứ Lý Khánh An đã cho người đi gọi. chắc chẳng bao lâu nữa sẽ đến. Trước khi thương thảo quân vụ chính thức, điều Lý Long Cơ quan tâm là tiền và lương thực của triều đình liệu có đủ để ủng hộ cho chiến dịch lần này không. Theo kế hoạch của Ca Thư Hàn. chiến dịch lần này sẽ điều khoảng mười lăm vạn đại quân đến Lũng Hữu tham chiến. ngoài ra, Lý Khánh An cũng nhận lời sẽ điều năm vạn quân An Tây phối hợp với Lũng Hữu quân tác chiến. Như vậy sẽ là hai mươi vạn quân. Kế hoạch ban đầu là vào tháng mười mùa thu khai chiến, nhưng do dị nghị của Lý Khánh An cộng thêm thời tiết cao nguyên đặc trưng, kế hoạch tác chiến đã được dời sang tháng bảy, sớm hơn dự kiến ba tháng. Thời aian tác chiến là khoảng ba tháng. Như vậy cần phải điều khoảng một trăm vạn thạch lương thực, trong đó bảy mươi vạn cung ứng cho Lũng Hữu. ba mươi vạn thạch điều đến An Tây, cộng thêm phần hao hụt trong quá trinh vận chuyển, triều đình chí ít phải triệu tập được năm trăm hai mươi vạn thạch lương thảo. Và cả quân hưởng cùng lượng vật tư quân dụng lớn như binh khí. lều trại, cỏ... Tên Lý Khánh An còn đề ra yêu cầu năm vạn gánh trà. Đấy là để phòng khi quân lương An Tây không đủ, lương thực chính sẽ là bò và dê. trong quân đội cần trà.

Lúc này, Lý Khánh An đã đến. hắn lặng lẽ đi vào hàng ngũ, lắng nghe ý kiến của các trọng thần. Dương Quốc Trung là Thái phủ Tự khanh, nắm trong tay quyền quản tiền và lương thực tích trữ trong Thái thương và Tả Tàng, hắn đương giải thích về tình hình trù bị lương thực.

"Điện hạ, thần chiều hôm qua đã dò hỏi kỹ tình hình tích trữ lương thực của Thái thương cùng có kho lương lớn trong Quan Trung, tổng cộng lương thực là sáu mươi vạn thạch. Xét đến tình hình Hà Đông mùa xuân dân chịu thiên tai sẽ cùng ùa vào Quan Trung, nên nhiều nhất chỉ có thể rút bốn mươi vạn lương thực ra."

"Dương Thượng thư. năm mươi vạn lương thực này làm sao đủ?"

Ca Thư Hàn không nhịn nổi cất ngang lời Dương Quốc Trung, giận dữ nói: "Theo đã dự thảo kế hoạch một trăm vạn thạch là yêu cầu thấp nhất, tình hình cao nguyên Thổ Phồn ngươi không hiểu, đường đi hiểm trở, rất hao tổn thể lực. Nếu gặp lúc thời tiết khắc nghiệt, chiến dịch rất có khả năng phải lùi về sau. lúc ấy không có quân lương, mười mấy vạn đại quân sẽ lâm vào tình trạng đói. Một khi vì lương thực cạn kiệt toàn quân tan rã. quân Thổ Phồn sẽ thừa cơ tiến đến. Lúc ấy không những Hà Hoàng bị mất, mà quân Thô Phồn còn có thể vào đánh Lũng Hữu. Vậy lúc ấy ai sẽ là người bảo vệ Dương Thượng thư gia tài vạn quan này?"

Hai hôm nay trong lòng Ca Thư Hàn vẫn đầy phẫn uất. Triều hội hôm qua hắn chẳng được gì, không những phong hiệu Quận vương xa vời, thậm chí cả phong thường thông thường cũng không có. Dầu thế nào đi chăng nữa thì năm trước hắn cũng thắng liền một loạt, nhưng Lý Long Cơ hình như không nhìn thấy gì. điều này khiến Ca Thư Hàn quả thực uất ức. Mãi đến tối qua, tham mưu Cao Thích của hắn mới từ một quan viên Binh bộ biết được chân tướng, quân báo của hắn lúc ở Thổ Phồn đã bị Binh bộ Tà thị lang lúc bấy giờ là Lệnh Hồ Phi sửa lại. Dù cho nội dung không sai, nhưng những lời lẽ hoa mỹ Cao Thích đã miêu tả lại trận chiến được chiến thắng trí tuệ mưu tính bao nhiêu đều bị mất sạch. Ví dụ như " Tướng quân bách chiến tử, sĩ binh không tiếc đầu", những lời lẽ làm kích động lòng người này hoàn toàn không còn. chỉ còn lại có số liệu khô khan như trận vong ít nhiều, thương vong bao nhiêu, giết địch bao nhiêu. Hơn nữa còn tả thực tình hình quân Đường thương vong mà Cao Thích đã cố ý dùng ngôn từ thảm liệt để che lại. làm cho quân báo của hắn bị mất hết vinh quang, Lý Long Cơ tất nhiên không có hứng thú. Để cuối cùng Lý Khánh An và Cao Tiên Chi vinh dự vô hạn. Ca Thư Hàn lại trở thành người bị kẻ khác lãng quên, hổ thẹn vô cùng.

Việc này khiến Ca Thư Hàn hận Lệnh Hồ Phi đến cực điểm, tất nhiên ghét chó thì ghét cả chủ. cả Dương Quốc Trung hắn cũng hận. Hắn thậm chí còn nghĩ Lệnh Hồ Phi sở dĩ có gan to thế này cũng là do Dương Quốc Trung thọ ý.

Những gì Dương Quốc Trung làm chẳng qua làm muốn đè nén hắn. Lý Khánh An tuy được trọng thưởng, nhưng hắn ở quá xa Trung Nguyên, không ảnh hưởng to với triều đình được, còn Cao Tiên Chi tại Kiếm Nam thì khu vực quá nhỏ, lại thêm tài nguyên không đủ. Đại thần biên cương thật sự ảnh hưởng sâu sắc đến triều đình chỉ có thể là An Lộc Sơn ở Phạm Dương cùng hắn ở Lũng Hữu. Nếu có thể áp chế được Ca Thư Hàn. thì cũng có nghĩa là đưa An Lộc Sơn lên. Mánh khóe của Dương Quốc Trung hắn có thể nhìn thấu.

Ca Thư Hàn là người không giữ được gì trong lòng, tính tình nóng nảy. Lúc Dương Quốc Trung trong triều nhiều nhất chỉ cung cấp được bốn mươi vạn thạch lương thực, tinh nóng nảy của hắn lập tức bùng nổ, chỉ trích thẳng vào việc Dương Quốc Trung đã thu gom điền trạch tại Lũng Hữu. Bầu không khí trong triều đường bỗng chốc trở nên ngượng ngạo. Mặt Lý Long Cơ trầm lại, người vừa không vui việc Dương Quốc Trung tát nước lạnh, vì hai hôm trước chính hắn còn tự nói có thể điều lương từ Giang Hoài, thế sao giờ lại không nhắc đến việc ấy, chỉ nói Quan Trung lương không đủ; đồng thời người cũng bất mãn Ca Thư Hàn không chút lễ độ, nổi cơn trước mặt bao nhiêu người. Việc nổi cơn này thấy rõ có tình cảm cá nhân trong đó. Lý Long Cơ không nói gì, trong triều đường bỗng chốc im phăng phắt.

Lúc này, Trương Quân mới ho khan một tiếng đi lên tấu: "Điện hạ, điều Dương Thượng thư nói đều là thực tình, thần có thể làm chứng. Lời Dương Thượng thư nói đều là sự thật. Ba mươi hai kho quan trong Quan Trung tổng cộng có sáu mươi mốt vạn thạch lương thực. Trong đấy còn có hai mươi vạn thạch gạo bổng lộc của triều đình chưa trả cho các quan, nên tình thế có thể còn nghiêm trọng hơn. Có điều đấy cũng không phải không cách giải quyết. Xin điện hạ nghe biện pháp này của thần."

Thời khắc quan trọng vẫn là lão thần tử có thể nói chuyện được, sắc mặt Lý Long Cơ có phần dịu lại: "Trương ái khanh cứ nói."

Trương Quân nhìn chúng nhân một lượt, rồi cười nói: "Quan trọng là thời gian của chiến dịch, nếu Ca Thư tướng quân có thể định thời gian chiến dịch vào tháng ba hoặc tháng tư. triều đình chắc chắn không kịp chuẩn bị. nhưng nếu thời gian định vào tháng bảy. và cộng thêm vài tháng của quá trình tác chiến, thần nghĩ chúng ta chắc chắn có đủ số lương thực để ủng hộ cho chiến dịch này. Chúng ta có thể xét đến thời gian thu hoạch của mùa vụ mùa hạ. vào mùa vụ chín mùi mùa hạ. tình hình thiên tai sẽ được khắc phục phần nào. Như thế. chúng ta sẽ có đủ lượng lương thực để ủng hộ cho chiến dịch.

Lời nói trung dung (* ở giữa. không thiên lệch bên nào) của Trương Quân có vẻ rất ư hợp tình hợp lý không một sơ hở nào. Nếu suy nghĩ sâu xa sẽ phát hiện đây chẳng qua là kiến nghị sáo rỗng. Thông thường, vụ mùa mùa hạ sẽ thu hoạch vào lúc tháng sáu. nhưng việc trưng thu thuế là cần thời gian, vận chuyển lương đến Trường An cũng cần thời gian. Và từ Trường An vận chuyển đến phía tây Xích Lĩnh thì cũng cần thời gian. Vậy tất cả sẽ mất bao lâu? Nếu theo kinh nghiệm thường thấy, sớm nhất thì cũng phải đợi đến cuối năm. Việc tháng tám. chín vận chuyển đến quân doanh, đó căn bản là điều không thể thực hiện. Và cho dù thời gian để tập trung, vận chuyển lương thực từ Quan Trung và Lũng hữu có thể rút ngắn đi chăng nữa. thì triều đình liệu có thể trưng thu được bao nhiêu thuế?

Không có ghi nhận lịch sử cùng số liệu cụ thể làm căn cứ, lời của Trương Quân chỉ có thể xem như vẽ bánh ra ăn lót lòng, nhìn mơ cho đỡ cơn khát mà thôi. Nhưng Lý Khánh An phát hiện một điều kỳ diệu. Đó là trong vấn đề thị phi trắng đen. Trương Quân không chọn con đường màu xám ở giữa. mà là nói đỡ thay Dương Quốc Trung. Không lẽ Trương Quốc đã có ý muốn liên minh cùng Dương Quốc Trung?

"Hoàng tổ phụ, cháu có vài lời muốn nói!"

Phát ngôn của Lý Dự đã cắt ngang dòng suy nghĩ của mọi người, ai ai đều quay đầu sang nhìn hắn. Trong mắt Lý Long Cơ đầy niềm vui. an ủi phần nào gật đầu nói: "Cháu cứ nói."

Lý Dự từ từ đi lên trước hơi khom mình chào các trọng thần: "Mùa thu hoạch tháng mười năm ngoái ta từng đi chu du khắp các nơi Quan Trung, rất nhiều nơi ruộng đất đều vui mừng đón nhận bội thu. lúa thóc chồng chất, thượng điền một mẫu có thể sản xuất ba thạch, nhưng những ruộng đất phì nhiêu này thì lại có bao nhiêu ruộng đất cần đóng thuế điền? Theo sự điều tra của ta. chẳng qua chỉ có hai ba phần. Lũng Hữu cũng thế. Và như thế này, thuế điền mà triều đình thu được trong Quan Trung và Lũng hữu nhiều nhất chỉ có khoảng năm mươi vạn. Theo ghi nhận Hộ bộ năm ngoái là năm mươi bốn vạn. Hơn nữa đấy còn là năm bội thu, năm nay e rằng chỉ có ít đi chứ không thể nhiều hơn. nguyên nhân chắc trong lòng mọi người biết rõ. Vậy ta xin hỏi Trương Thượng thư. năm mươi vạn thạch lương thực này có phải toàn bộ đều sẽ được cho Lũng hữu. thế còn Sóc Phương. Hà Đông. Kiếm Nam. Phạm Dương đều phải thắt lưng buộc bụng nhịn đói. trơ mắt ngồi nhìn lương thực từ nơi khác vận chuyển đến ư? "

Lý Dự tuy một chữ cũng không nhắc đến việc sát nhập ruộng đất. nhưng điều hắn chỉ ra vẫn là vấn đề ruộng đất nghiêm trọng. Cả triều đường lại một lần nữa im lặng. Kỳ thực kiến nghị của Trương Quân mọi người đều rõ, đó chẳng qua là cái cớ đưa ra để tạm yên chuyện. Triền đình tô thuế không đủ. đành phải thông qua các thủ đoạn thuế bóc lột khác như thuế thân, hoán đổi, thuế hộ v. v để thu gom tiền, thu mua lương thực của phú hộ làm quân lương, và còn phải chịu lượng quân hưởng ngày càng trầm trọng. Cùng với việc những hộ trốn thuế ngày càng nhiều, áp lực tài chánh của Đại Đường ngày càng gay gắt. hàng năm đều vào không đủ chi ra.

Ai cũng biết, với quốc lực của Đại Đường hiện nay, căn bản không đủ để ủng hộ cho một trận chiến dịch quy mô lớn như thế, nhưng Lý Long Cơ muốn đánh trận đánh này, chúng thần cũng không dám phản đối. nên đành phải dùng phương án vay mượn tiền thuế của năm kế để giải quyết vấn đề lương thực không đủ. nhưng khổ nổi hoàng trưởng tôn Lý Dự lại cứ đòi vạch trần sự thật ra không chút nể nang.

"Vậy ý của hoàng trưởng tôn là sao?" Lý Long Cơ vẫn cố kiên nhẫn hỏi.

"Hoàng tổ phụ. theo ý của cháu là. trong Quan Trung kỳ thực có lương, đều nằm trong tay các đại quyền quý. chúng ta phải nghĩ cách để họ giao nộp lương thực ra."

Crypto.com Exchange

Hồi (1-612)


<