Vay nóng Tima

Truyện:Thiên hạ kiêu hùng - Hồi 0812

Thiên hạ kiêu hùng
Trọn bộ 1078 hồi
Hồi 0812: Đột phá đông tuyến
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-1078)


Lý Hiếu Cung phản ứng cực nhanh, y lập tức hét lên ra lệnh:

- Đẩy binh xa ra ngăn cản!

Trọng giáp kỵ binh tốc độ cũng không nhanh. Bọn họ mạnh ở chỗ sức phá hoại lớn. Quân Đường mang lên mấy trăm binh xa. Nhưng còn chưa kịp mở ra, trọng giáp kỵ binh đã như cơn sóng lớn liều mạng xông đến.

Mặc dù có hơn mười chiến mã mang giáp bị binh xa đánh ngã, nhưng ba nghìn trọng giáp ky binh vẫn mang theo một lực cực mạnh đụng nát bấy binh tướng xa. Ba nghìn trọng giáp kỵ binh chạy vọt vào trong giữa đại trận của quân Đường.

Sau nửa tháng tích lũy thế lực, trận chiến quyết định Trung Nguyên cuối cùng cũng diễn ra tại cánh đồng bát ngát phía bắc huyện Phồn Xương. Cuộc chiến bộc phát sau khi trận mưa rà vừa dừng lại.

Nhìn ba nghìn trọng giáp kỵ binh quân Tùy xông vào trong đại trận quân Đường. Lý Tĩnh chậm rãi nheo mắt lại, bọt nước đang nằm trên hàng lông mày nhíu thành một mảnh, khiến ánh mắt gã trở nên mơ hồ.

Lý Tĩnh cũng không có lau đi bọt nước, lúc này suy nghĩ của hắn đang ở phía nam. Có thể chiến đấu tới đó hay không. Đại quân một đường xuống nam, sát nhập Kinh thành Tương Dương?..

Gã biết quân Đường tại kinh thành Tương Dương nhân số cũng không còn nhiều, trên cơ bản cũng chỉ tương đương gã thôi. Đoán chừng cũng là từ Ba Thục điều quân tới, đây cũng là một dịp tốt.

Lý Tĩnh trong xương tủy cũng rất kiêu ngạo. Nhưng lần này đại chiến Trung Nguyên, gã thục sự bội phục Dương Nguyên Khánh sát đất.

Các chiến lược được an bài trong các chiến dịch đều là thủ đoạn sắp đặt của Dương Nguyên Khánh. Hắn tựa như một cao thủ đánh cờ đã tính toán hết mọi thứ rồi mới di chuyển quân cờ, suy nghĩ toàn cục. Dùng loại mưu kế công khai, từng bước từng bước đưa quân Đường vào tuyệt lộ.

Nhất là việc lợi dụng mâu thuẫn giữa Đậu Kiến Đức cùng Tống Kim Cương, khéo léo dùng kế li gián, gây ra cuộc chiến giữa Đậu, Tống, giải quyết nỗi lo phía Hà Bắc, khiến cho cánh quân của Tần Quỳnh đầu nhập trận chiến Trung Nguyên. Từ đó binh lực của quân Tùy vượt hơn quân Đường, đạt được thắng lợi cuối cùng.

Cùng lúc ở nơi đây cũng đang đồng thời diễn ra cuộc chiến. Dương Nguyên Khánh đưa ra chiến lược Đông công Tây thủ. Đông tuyến tác chiến, Tây tuyến giằng co. Đem tinh binh tập trung lại Đông tuyến, mà ở Tây tuyến chỉ còn lại binh lính yếu hơn.

Chính vì chiến lược như vậy, cho nên Lý Tĩnh suất lĩnh bốn vạn tinh binh, đa phần là các lão binh kinh nghiệm chiến đấu phong phú đã từng đi theo Dương Nguyên Khánh. Tất cả đều là tinh nhuệ của quân Tùy.

Vào mùa xuân, trong trận chiến tấn công Đậu Kiến Đức, bọn họ cũng tham gia chiến đấu. Bọn họ chính là cánh quân đã tiến nhập vào đại doanh của Đậu Kiến Đức. Một lần hành động đã đánh tan quân Đậu Kiến Đức.

Trái ngược với bố cục chiến lược bao quát, phóng khoáng của Dương Nguyên Khánh, bố cục chiến lược của Lý Tĩnh thì biến hóa hơn. Mặc dù bọn họ đã hai lần chiến thắng quân Đường. Nhưng hắn vẫn không có chút nào có ý khinh thường quân Đường

Quân Đường cũng được trang bị rất hoàn mỹ. Có thể bọn họ tác chiến kinh nghiệm kém hơn một chút nhưng cũng chỉ vừa đủ mạnh hơn quân của Lưu Vũ Chu nhưng đem so với quân Tùy thì còn kém xa.

Nhưng bọn họ được huấn luyện rất chỉnh tề, làm cho bọn họ trong trận chiến cao hơn người khác một bậc về khả năng tác chiến. Cho nên đó là lí do vì sao Lý Tĩnh phải sử dụng trọng giáp kỵ binh để làm loạn trận hình của quân Đường.

Lý Tĩnh nhìn chăm chú vào trọng giáp kỵ binh đang xung kích, khi trong giáp kỵ binh binh đụng nát đám binh xa, hắn lập tức quát lên ra lệnh:

- Kỵ binh chuẩn bị!

Cờ chiến vung lên, hai vạn kỵ binh rầm rầm đưa trường mâu lên, động tác rất đều. Thể hiện rất tốt tố chất của một người quân lính tinh nhuệ.

- Xếp thành hàng tấn công!

Hai vạn kỵ binh chia làm một trăm nhóm, mỗi nhóm hai trăm người, chỉ trong giây lát đội ngũ đã chỉnh tề, tựa như đã đo đạc từng li từng tí một. Ngoài trường mâu bên ngoài, bọn họ mỗi người bên hông phải còn đeo năm đoản mâu. Mỗi một đoản mâu nặng khoảng chừng bảy cân, được tinh chế bằng sắt, có thể dùng tay ném mạnh ra xa. Khoảng cách ngoài hai mươi bước có thể đâm thủng quân địch.

Đây là do trong mưa không thể sử dụng cung tiễn, cũng là một loại lợi khí dùng để giết địch từ xa.

Kỵ binh bắt đầu tấn công, hai tay chắp mâu lại phóng ngựa chạy tới, tiếng kêu ầm trời. Trường mâu lợi hại trên tay giơ lên, lóe lên ánh hồng quang.

Cánh quân này có nhiệm vụ tấn công vào trung quân của quân địch. Kỵ binh này là cánh quân tinh nhuệ nhất của quân Tùy. Là đội quân đầu tiên ở Phong Châu, đã chiến đấu nhiều năm với người Đột Quyết. Có kinh nghiệm tác chiến rất phong phú.

Bọn họ được trang bị kỵ cung rất tốt, có tầm sát thương trong trăm bước. Khuyết điểm duy nhất là không để sử dụng trong mưa. Để bù đắp nhược điểm này, mỗi người trong họ đều được trang bị năm đoạn mâu ngắn do tinh cương chế tạo thành, thích hợp dùng phóng trong cự ly ngắn, thứ hai là đao, trường mâu, thuẫn đều được trang bị đầy đủ hết.

Ba nghìn trọng giáp kỵ binh vọt vào trong đại trận quân Đường, trong trận doanh không ngừng chém giết lung tung, không ngừng xé rách trận hình phòng ngự của quân Đường. Giết quân Đường thây rải khắp nơi, kêu rên đầy trời.

Mặc dù Lý Hiếu Cung là lần đầu tiên cùng quân Tùy chiến đấu, cũng là lần đầu tiên cùng trọng giáp kỵ binh giao phong nhưng do kinh nghiệm tác chiến phong phú, nên liếc mắt cũng đã nhìn ra được ưu khuyết của trọng giáp kỵ binh, cũng nhìn ra được ý đồ tác chiến của Lý Tĩnh.

Trọng giáp kỵ binh chủ yếu dùng để tấn công đầu trận tuyến, chống đỡ được cung tiễn. Nhưng hôm nay không có cũng tiễn, khiến bọn họ không thể nào phát huy được ưu thế lớn nhất của bọn họ. Còn nhược điểm của bọn họ là không có khả năng chiến đấu lâu dài. Bọn họ cũng không có khả năng liên tục xung kích bên trong quân lính. Tất nhiên họ cũng không tấn công vào trận địa của địch quá sâu.

Tất nhiên, trọng giáp kỵ binh này cũng chỉ là mồi nhử hấp dẫn sự chú ý của quân Đường. Uy hiếp thật sự của bọn họ là từ phía kỵ binh.

Phía sau hai vạn kỵ binh đã như một trận cuồng phong đánh tới. Lý Hiểu Cung sắc mặt có chút hay đổi. Kỵ binh chạy rất nhanh nhưng vẫn có thể duy trì đội ngũ chỉnh tề. Ngay cả Quan Lũng kỵ binh của quân Đường cũng không bằng.

Hiển nhiên bọn họ phối hợp cực kỳ thành thạo, chặt chẽ kín đáo. Dựa vào điểm này, bọn họ cũng xứng đáng là một kẻ địch mạnh nhất mà y đã từng gặp.

Thứ hai, bọn họ không có sử dụng cung tiễn nhưng mỗi người đều có năm đoạn mâu. Ngoài năm cây đoản mâu, còn có một cây trường mâu. Từ đó có thể đoán ra, đoản mâu của bọn là một loại vũ khí dùng để ném đi cực mạnh. Mặc dù tầm bắn không bằng cung tên, nhưng nếu tiến lại gần mà ném mạnh thì lực sát thương rất kinh người.

Hơn nữa ngựa của bọn họ cao to mạnh khỏe, so với Thanh Hải mã của Hà Lũng còn lợi hại hơn. Đây là từ trong đám ngựa tinh nhuệ của Đột Quyết mà chọn ra. Rõ ràng so với Hà Lũng mã của quân Đường còn trên một bậc.

Từ trên người cánh quân kỵ binh tinh nhuệ này, Lý Hiếu Cung bỗng nhiên hiểu ra được chiến lược của Dương Nguyên Khánh. Chiến lược của Dương Nguyên Khánh đặt trọng điểm ở Đông tuyến. Hắn chỉ giả vờ suất lĩnh quân ở Tây tuyến mà thôi.

Cái này giống như việc cho ngựa chạy đua. Để ngựa tốt đấu với ngựa xấu. Hắn dùng quân tinh nhuệ nhất đánh với quân Đường có lực lượng yếu để có thể bảo toàn thực lực.

Còn chính hắn thì dẫn quân yếu phô trương thanh thế ở Tây tuyến, lợi dụng tính tình muốn bảo tồn thực lực chính mình của Tần Vương, giằng co mà không đánh.

Lúc này, Lý Hiếu Cung có cảm nhận sâu sắc cảm giác bị đối phương đùa bỡn trong lòng bàn tay. Chỉ là y cũng không có thời gian để cảm nhân sự nhục nhã bị đùa bỡn này.

Y nhất định phải tìm kiếm được điểm yếu của đối phương để tập trung tấn công. Bằng không trong vòng một canh giờ y sẽ không chống đỡ được nữa.

Lý Hiếu Cung không nhìn ra được nhược điểm của kỵ binh quân Tùy nhưng y nghĩ tới ưu thế của quân Đường, hắn cao giọng quát:

- Khôi phục trận hình.

Quân kỳ Đường triều vung lên. Trống trận ù ù, bắt đầu nhanh chóng chỉnh đón lại trận hình. Đây cũng là ưu thế lớn nhất của quân Đường, huấn luyện rất có bài bản. Bọn họ nhanh chóng tập kết, lại một lần khôi phục lại trận hình đã bị trọng giáp kỵ binh làm rối loạn.

Loại trận hình này cũng không có kết cấu gì đặc biệt mà là quân phải tìm được tướng, tướng phải tìm được quân. Giáo Úy phải điều khiển Lữ Soái, Lữ Soái phải thống lĩnh đội chính, phải cam đoan hệ thống tác chiến của quân hoàn chỉnh.

Lúc này quân Đường đã không thèm để ý đến sự uy hiếp của trọng giáp kỵ binh. Toàn bộ lực chú ý đều được chuyển đến kỵ binh của quân Tùy đang chuẩn bị tới gần.

Một vạn năm nghìn Quan Lũng kỵ binh của quân Đường cũng chậm rãi tiến lên phía trước. Một tay giương trường mâu lên, một tay cầm cự thuẫn, hai chân thì dùng để điều khiển chiến mã, vẫn duy trì trận hình như cũ. Hai quân càng ngày càng gần, âm thanh hò hét đan xen thành một mảnh. Tiếng trống rung động ầm ầm vang lên, cổ vũ sĩ khí của binh sĩ.

Hai trăm bước, một trăm năm mười bước, một trăm bước. Quân Tùy đã vọt vào trong phạm vi sát thương của cung tiễn quân Đường.

Nhưng trong mưa bụi dày đặc, quân Đường cũng không có cung nỏ để xạ kích. Lý Hiếu Cung ra lệnh một tiếng, quân Đường soàn soạt nâng trường mâu lên. Chuẩn bị đều có thể nghênh đóng quân Tùy tấn công bất cứ lúc nào.

Lý Tĩnh cũng không có gấp gáp hạ lệnh phóng mâu. Ánh mắt gã nhìm chằm chằm vào thuẫn của quân Đường. Tựa như nhìn thấu những tấm chắn này... những tấm chắn này chắc chắn không thể nào chống lại cương mâu của quân Tùy.

Khoảng cách năm mươi bước, Lý Tĩnh cũng không có hạ lệnh. Có không ít đại tướng của quân Tùy đều đã đổ mồ hôi lạnh đầy tay. Đây là việc trước giờ tác chiến bọn họ còn chưa thấy. Phương pháp dùng đoản mâu để công kích đối phương từ xa là chiến thuật do Lý Tĩnh nghĩ ra.

Vào lúc này, quân Tùy đột nhiên tăng tốc. Mà kỵ binh quân Đường cũng gấp rút lui về phía sau. Trong khoảng thời gian này, đội ngũ quân Đường cũng bắt đầu lui về. Đây cũng là chỗ thông minh của Lý Hiếu Cung. Tại thời điểm sau cùng, lại đem quân lính lui về. Như vậy sức sát thương của đoản mâu quân Tùy sẽ giảm tới thấp nhất.

Chiến mã lao nhanh, ky binh quân Tùy thét lên một tiếng, ùn ùn lao tới chém giết quân Đường. Ba mươi bước, Lý Tĩnh đưa chiến đao lên hết lớn một tiếng:

- Phóng!

Tiếng trống vang lên ầm ầm như sấm, phía trước kỵ binh quân Tùy hàng nghìn đoản mâu trong phút chốc đã phóng ra. Hàng nghìn đoản mâu được phóng ra theo hình vòng cung. Đoản mâu như mưa rào, gào thét đâm về hướng kỵ binh của quân Đường.

Mặc dù Lý Hiếu Cung đã nghĩ đến sự lợi hại của đoản mâu nhưng kết quả lại khiến hắn phải thống khổ nhắm mắt lại.

Cương mâu mạnh mẽ đan xen thành một mảnh, bay lượn trên không trung, thanh thế to lớn, đâm xuyên qua tấm chắn của kỵ binh quân Đường, bắn thủng áo giáp, xuyên thấu cơ thể. Chiến mã ngã bổ nhào xuống đất, kỵ binh cũng lập tức ngã theo kêu la thảm thiết. Trong nháy mắt ngựa ngã người đổ, gần bốn trăm người bị trúng ngã nhào.

Đợt đoản mâu hung mãnh đã khiến sĩ khí của quân Đường trùng xuống. Ngay sau đó, lại thêm hàng nghìn đoản mâu được phóng ra dày đặc, đâm tới trong kỵ binh quân Đường.

Chỉ ngắn ngủi hai đợt đoản mâu, quân Đường đã tổn thất gần tám trăm người. Sau khi phóng xong hai đợt đoản mâu, trong nháy mắt, kỵ binh quân Tùy hung mãnh chạy qua đầu trận tuyến đã loạn vọt thẳng vào trong đại trận của quân Đường.

Quân Tùy hiển nhiên cũng không tính toán sẽ hỗn chiến cùng quân Đường. Bọn họ cứ trăm người hình thành một đội, tự mình linh hoạt tác chiến. Tận lực dùng uy lực của đoản mâu quấy nhiễu đầu trận tuyến của quân Đường.

Bọn họ lúc thì phối hợp với nhau hợp thành một đoàn, lúc thì phân tán ra tự mình chiến đấu. Tuy rằng nhìn qua rất hỗn loạn, nhưng phảng phất như có một sợi dây buộc bọn họ vào một chỗ. Sợi dây đó chính là chiếc cờ chỉ huy của quân Tùy. Cờ xí không ngừng biến ảo ra các loại tổ hợp, chỉ huy tiết tấu tấn công của quân Tùy.

Mà trận hình hoàn mỹ của quân Đường không ngừng bị quân Tùy đánh tan, lại không ngừng tụ hợp, chống lại sự tấn công của quân Tùy.

Phương thức chiến đấu nhanh nhẹn của quân Tùy với những cơn mưa mâu dày đặc đã chém giết rất nhiều địch nhân, sau đó đột nhiên tan rã. Đây hiển nhiên là chiến thuật tác chiến được thiết lập để nhằm vào sự co cụm binh của đối phương.

Nếu đánh với quân đội được huấn luyện yếu kém của Lưu Vũ Chu hoặc Đậu Kiến Đức, có lẽ phương thức tác chiến rất linh hoạt, sắc bén này của quân Tùy có thể sẽ đạt được hiệu quả cực kỳ tốt.

Nhưng quân Đường được huấn luyện bài bản, phòng ngự nghiệm mật lại có khả năng chống đỡ phương thức tác chiến này của quân Tùy. Ưu thế của mỗi bên được thể hiện ra vô cùng nhuần nhuyễn trong trận kỵ binh đại chiến này.

Lúc này, cánh quân Tần Quỳnh bên phải có năm nghìn kỵ binh, cùng cánh quân La Sĩ Tín bên trái có một vạn trường mâu binh cũng lén đánh tới. Bọn họ cũng công kích hai bên cánh của quân Đường.

Hai cánh đại quân kịch liệt chiến đấu trong mưa bụi mờ mịt. Trên mặt đất bùn lầy lội cùng vô số những vũng nước đọng khiến cho trận chiến này càng thêm mệt mỏi.

Lúc này đội ngũ năm vạn quân Đường đã hoàn toàn bị áp chế. Mà bên quân Tùy vẫn còn có hai vạn binh sĩ đang chờ mệnh lệnh.

Mặc dù quân Tùy cũng không áp chế toàn bộ mọi tuyển nhưng quân Đường đã có dấu hiệu bại trận. Dấu hiệu đầu tiên ở chỗ một vạn binh đao thuẫn của quân Đường đánh với năm nghìn kỵ binh do Tần Quỳnh suất lĩnh.

Binh chủng đã rơi vào hoàn cảnh xấu, lại thêm việc từng nhóm nhỏ quân Tùy linh hoạt tấn công nhiều nơi khiến cho đầu trận tuyến của quân Đường đã bắt đầu rối loại. Bọn họ dần dần giống quân Tùy chia ra từng nhóm nhỏ chiến đấu. Bọn họ đều là chân chính tự mình lập trận, không có chỉ huy thống nhất, cũng không có phối hợp với nhau, có vẻ rất mất trật tự. Đao thuẫn binh của quân Đường rõ ràng đã bị rơi vào thế hạ phong.

Lý Tĩnh lúc này thấy thời cơ đã đến lập tức hạ lệnh:

- Bắn hỏa tiễn!

Một đoàn hỏa tiễn bay lên trời kéo theo một đoàn khói đen thật dài xẹt qua không trung. Đột nhiên từ trong Hắc Tùng lâm phía sau quân Đường, có ba nghìn trọng giáp kỵ binh quan Tùy đánh ra. Bọn họ đội ngũ chỉnh tề, xếp thành một trận hình hoàn chỉnh. Chiến mã thì hăng hái, sát khí tận trời, chạy về phía một vạn đao thuẫn binh ở cánh trái.

Cánh quân Tùy này sắc bén, sức lực vẫn còn ở trạng thái tốt nhất giết ra. Quân Tùy trước sau công kích. Đao thuẫn binh của quân Đường cuối cùng cũng không chống đỡ được, sĩ khí mất hết, bắt đầu loạn lên.

Ba quân tác chiến quân trọng nhất là sự phối hợp, không thể để bị mất một cánh quân nào. Chỉ cần trong đó có một cánh quân bị tan vỡ thì loại tan vỡ này giống như bệnh dịch, trong nháy mắt sẽ truyền nhiễm khắp toàn quân.

Từ khi cánh trái đao thuẫn binh bị tan rã, quân đội của Lý Hiếu Cũng cũng lập tức tan rã toàn diện. Trận đại chiến Trung Nguyên này cuối cũng cũng đã tới lúc kết thúc....

Tin tức về quân Tùy ở đông tuyến đã tiêu diệt toàn bộ quân đội của Lý Hiếu Cung, đã truyền tới đại bản doanh quân Tùy ở phòng tuyến phía tây. Trong đại doanh quân Tùy được một phen vui mừng.

Giằng co hơn một tháng, cuối cùng quân Tùy đã lùi một bước để đánh trả đối phương. Kết quả là dành được thắng lợi huy hoàng, tàn quân bị Từ Thế Tích chặn lại, Trưởng sử Độc Cô Hoài Ân bị bắt, Lý Hiếu Cung dẫn không tới ngàn quân chạy về Tương Dương.

Đây là trận chiến quyết định toàn bộ bố cục Trung Nguyên. Kết thúc trận chiến này có ý nghĩa là thế lực nhà Đường bị đuổi hoàn toàn ra khỏi Trung Nguyên. Lý Mật lui về phía đông. Đậu Kiến Đức nội chiến, Vương Thế Sung một thủ Cô thành. Điều này chứng tỏ Trung Nguyên sắp trở thành lãnh thổ nhà Tùy.

Trong đại bản doanh, binh sĩ quân Tùy ca múa vui mừng. Đúng lúc này thì trong lều trung quân lại vô cùng yên tĩnh. Cửa lều hai lớp trong ngoài đều buông xuống. Ánh sáng trong lều lóe lên những tia lờ mờ. Dương Nguyên Khánh một mình đứng ở trước sa bàn c, đang nhìn xuống đó, nhưng trong đầu lại có muôn vàn suy nghĩ.

Mặc dù thắng lợi đông tuyến khiến mọi người phấn chấn, nhưng là người cầm đầu toàn quân, ở vào thời khắc mấu chốt này, đòi hỏi Dương Nguyên Khánh phải giữ được bình tĩnh.

Trận thắng ở Trung Nguyên, trong dự đoán của hắn, hắn phòng thủ nghiêm ngặt, mưu tính sâu xa từng bước đi một cho tới hôm nay. Nếu như còn nói vẫn có thể thất bại, thì chỉ có thể chứng minh Lý Tĩnh chẳng có tài cán gì.

Lúc này, cái mà Dương Nguyên Khánh cực kì quan tâm chính là bước đi tiếp theo. Hắn mới nghe tin, Giang Đô Trần Lăng đã đầu hàng Lý Mật. Điều này có nghĩa, thế lực Lý Mật di chuyển về đông, đã bước ra một bước đi quan trọng.

Song song với chuyện này, hắn đồng thời phải quan tâm tới một tin tức khác. Ba trăm ngàn quân Đỗ Phục Uy tại huyện Từ Thành quận Hạ Bì bị Đơn Hùng Tín đánh bại. Đỗ Phục Uy chỉ dẫn khoảng mấy trăm người quay về Lịch Dương.

Việc đầu hàng của Trần Lăng và sự thất bại của Đỗ Phục Uy, khiến kết cục ở Giang Đông có sự biến đổi lớn. Thế lực Lý Mật mạnh lên, làm chủ ở Giang Đông là kết cục đã định.

Mà thất bại của triều đình nhà Đường tại Trung Nguyên cũng sẽ khiến cho Lý Uyên áp dụng thủ thế, Lý Mật sẽ chuyên tâm khai thác Giang Đông. Vậy bước tiếp theo Dương Nguyên Khánh sẽ phải làm gì?

Tuy rằng, trong lá thư Lý Tĩnh gửi cho hắn, kiến nghị mở rộng ưu thế, chiếm giữ Kinh Tương. Nhưng Dương Nguyên Khánh lại cực kì bình tĩnh. Chiến tuyến kéo quá dài, việc mở rộng bành trướng là mù quáng, không thực tế. Rốt cục cũng chỉ dẫn đến toàn tuyến của hắn tan tác mà thôi.

Nếu như phải lựa chọn, thà rằng hắn chọn tiêu diệt Đậu Kiến Đức, giải trừ hậu họa về sau ở Hà Bắc còn hơn.

Lý Tĩnh không rõ lắm áp lực của triều đình. Nhưng Dương Nguyên Khánh thì nắm rõ hơn so với y. Ngụy Trưng vì sao lại đến, chính là bởi vì sự phân kỳ trong nội bộ triều đình vì nam hạ Trung Nguyên xảy ra sự bất đồng lớn.

Năm nay nông nghiệp mất mùa. Nhìn chung thu hoạch thấp, mà quân tây Đột Quyết thì không ngừng mở rộng xuống hướng đông, uy hiếp nghiêm trọng tới sự an toàn của Phong Châu. Điều này khiến cho triều đình phải di dân với số lượng lớn từ Phong Châu trở lại Hà Bắc. Khiến cho việc canh tác ở Phong Châu giảm mạnh. Sản lượng lương thực năm nay thật đáng lo.

Sự đổ nát ở Hà Bắc hiện nay mà triều đình phải gánh vác là rất lớn. Trong thời gian một hai năm, thì khó có thể khôi phục lại như ban đầu. Trên thực tế, Triều Tùy toàn bộ dựa vào sự chống đỡ của vùng Hà Đông, phải duy trì quân lương của hai trăm ngàn đại quân, lại còn phải chi viện nhiều cho Hà Bắc. Hơn nữa, thu hoạch năm nay không được nhiều, triều đình cực kì bị áp lực.

Dành được Trung Nguyên, chẳng qua chỉ là thắng lợi về mặt quân sự. Nhưng đối với kinh tế mà nói, thì đây lại là một đảm nhiệm thật lớn của triều Tùy, không thua kém gì Hà Bắc.

Sự tấn công tạo phản của nông dân cuối triều Tùy đã khiến cho các khu kinh tế ở Trung Nguyên bị tàn phá nặng nề. Lương thực dự trữ của triều Tùy trong ba mươi năm đã không còn sót lại chút gì.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-1078)


<