← Hồi 45 | Hồi 47 → |
Thượng Quan Lan đưa Văn Đồng và ba người xuyên qua hoa viên đến sau một ngôi núi giả, bỗng nàng cất tiếng nói:
- Đã đến Khách Uyển rồi!
Dười ánh trăng đêm, trong vườn sen đầy rẫy những hoa lá, được dựng lên một ngôi nhà thanh lịch, ấy là Khách Uyển vậy. Chu Cát Phát trông thấy chợt buột mịêng khen:
- Thật là trần gian tiên cảnh!
Thượng Quan Lan đưa ba người vào tịnh xá rồi nói:
- Các vị cử ở đây nghỉ ngơi, có điều cho sơ thất xin miễn chấp cho.
Văn Đồng đưa mặt nhìn qua thấy cách trình bày đâu đấy sáng sủa thanh lịch, nên nói:
- Nơi ở như thế này còn đâu bằng nữa mà bảo là sơ thất, cô nương thật quá khiêm nhường đấy thôi!
Thượng Quan Lan mỉm cười vui vẻ:
- Chư vị có cần dùng việc gì xin cứ dặn tiểu muội, chớ khách sáo nhé!
Thanh Sương đứmg bên lạnh lùng xen lời:
- Đa tạ thịnh ý! Chúng tôi là khách của quý cung, đâu dám làm phiền nhiều đến thế!
Thượng Quan Lan mặc cho Thanh Sương nói sao thì nói, nàng giả vờ không biết, đôi mắt nhìn về Văn Đồng mỉm cười, nhưng trong ánh mắt bao hàm một sự u buồn khó tả.
Sự buồn bã trong lòng nàng, Văn Đồng nào phải chẳng hiểu, nhưng đối với tình cảnh của chàng liệu biết làm sao đây? Chỉ đành im lặng với thiếu nữ trước mặt mà mình mang ơn, thật là khó xử.
Chu Cát Phát đứng bên trông thấy ba người, trong lòng không khỏi thở dài thầm nhủ: Thượng Quan Lan đối với nhân vật giang hồ lâu nay đã từng có tiếng là độc như rắn, không ngờ bên ngoài thì lạnh lùng mà trong lòng thì nhiệt tình như thế. Giờ nàng đem lòng yêu mến Văn Đồng, tính tình lâu nay cũng sửa đổi hẳn. Còn một điều rất lạ là tại sao Thanh Sương cứ muốn khó dễ cho nàng, thế mà nàng cũng nhẫn nhịn được? Hay là... cụ già lịch duyệt giờ như hiểu ra, đúng rồi, có lẽ nàng biết Văn Đồng rất thương yêu Thanh Sương, khiến nàng không thể náo tranh giành lại được vì thế nàng mới mềm yếu nhẫn nhịn để mong cảm hoá được đối phương. Trên tình trương, nếu muốn đạt đến thành công, dù cho khổ sở đến đâu nàng cũng làm được.
Bốn người cứ đứng im lặng giây lâu, không ai nói được một lời nào, Văn Đồng bỗng như nghĩ ra được điều gì, hỏi:
- Mộ Dung lão tiền bối không hiểu ở cách đây có xa chăng?
Thượng Quan Lan nói:
- Tịnh thất của gia sư ở về hướng đông hoa viên này, nếu ngươi muốn tiếp kiến thì...
Nàng vừa nói đến đây thì bên ngoài cửa có tiếng cười trong trẻo tiếp theo nói:
- Sư tỷ, ân sư vừa nghe dì Bạch kể chuyện xong, lật tức sai tiểu muội đến đây mời Vũ Văn đại ca đến gặp mặt.
Lời nói vừa dứt thì bóng hồng cũng đã bước vào trong cửa, thì ra một thiếu nữ mặt mũi khôi ngô, đôi mắt sáng như sao, mặt áo lạu hồng dịu dàng bước đến trước mặt mọi người.
Thanh Sương và Chu Cát Phát chưa từng qặp mặt thiếu nữ này nên vừa nghe nàng gọi Văn Đồng là đại ca, không khỏi tỏ vẻ ngạc nhiên.
Riêng Văn Đồng tuy đã nhận ra thiếu nữ, tức người đã cùng chàng tỷ thí trên Cửu Hoa sơn trang, tên gọi Mộ Dung Uyển Mỹ, song chàng không hiểu tại sao đối phương lại gọi mình là đại ca.
Đang lúc phân vân, chàng cung tay tạ lễ:
- Tại hạ đã làm phiền đến cô nương!
Ngờ đâu Uyển Mỹ vừa nghe nói liền bật cười:
- Đại ca thật sao ấy... Từ nay về sau, đã là người một nhà còn khách sáo làm gì?
Văn Đồng nghe nói giật mình thầm nghĩ:
- "Cô nương này có lẽ hiểu lầm ta đã yêu sư tỷ của y chăng? Nên hôm nay thấy đến đây tưởng là định cầu hôn, nên mới dùng tiêng người nhà vậy."
Nhưng rồi chàng lại cười thầm tự nhủ có lẽ không phải thế, hay là trong lúc dì Bạch cùng Mộ Dung lão tiền bối nói chuyện, nàng có mặt nơi tịnh thất, nên mới nghe tự sự và muốn tỏ vẻ thân mật nên nàng mới dùng tiếng người nhà chăng?
Bỗng nghe Uyển Mỹ quay sang Thượng Quan Lan dặn:
- Sư tỷ! Chị ở đây tiếp khách, còn em đưa Vũ Văn đại ca đến yết kiến ân sư!
Văn Đồng nghe nói liền quay sang Thanh Sương dặn:
- Sương muội cùng lão tiền bối ở đây chờ, ngu huynh đi một lát sẽ về ngay!
Đoạn chàng quay sang Thượng Quan Lan bái tạ rồi cùng Mộ Dung Uyển Mỹ ra đi.
Hai người ra đi chẳng bao lâu, đến một ngôi nhà hướng đông hoa viên, Uyển Mỹ liền quay lại mỉm cười tươi, vui nói:
- Đại ca cứ tự tiện đi vào, ân sư đang chờ trong ấy!
Nói dứt nàng cúi chào rồi cáo từ.
Văn Đồng đưa mắt nhìn vào, thấy sau một đám trúc xanh, có một ngôi nhà lưng dựa núi, yên tĩnh lạ thường. Văn Đồng đứng nhìn bóng dáng của Uyển Mỹ vừa khuất dạng, chàng mới từ từ cất bước đi vào ngôi tịnh thất.
Bước chân đến thềm, trong lúc chàng đang do dự, định đưa tay gõ cửa, bông nghe bên trong có tiếng nói vọng ra:
- Cứ vào!
Văn Đồng chỉnh tề y phục, khẽ đẩy cửa ra, từ từ bước vào. Trong tịnh thất không có trang trí một vật gì, ghế bàn cũng không, chỉ có một chiếc giường nêm hoa đặt chính giữa sát vách, trên giường, môt Cung trang thiếu phụ đang ngồi chễm chệ, ngương mặt uy nghi, tướng mạo phi phàm. Đôi mắt thiếu phụ vẫn lim dim, thần sắc trang nghiêm, ngồi im lìm không hề cử động. Văn Đồng đi thẳng đến chiếc giường, liền quỳ thụp cuống đất, cúi đầu nói:
- Đệ tử bái kiến sư mẫu!
Đôi mắt của Cung trang thiếu phụ từ từ mở ra dịu dàng nói:
- Hài nhi! Tên con gọi là gì?
Lời lẽ thân mật, hình như mẹ hiền gọi đứa con yêu, khiến cho Văn Đồng bỗng nhớ đến mẹ, trong lòng xúc động, nước mắt ràn rụa trào ra, cúi đầu đáp:
- Đệ tử Vũ Văn Đồng!
Cung trang thiếu phụ cũng tỏ ra đồng tình nói:
(Thiếu hai Trang 208-209) ....tình lang, Cung trang thiếu phụ đã xúc động đến rơi lệ. Qua một hồi lâu, bà ta cố đè nén cơn cảm xúc, tiếp tục nói:
- Từ khi ta được Chu Tước Hoàn, sau hai năm đã khôi phục lại công lực, nhưng tiếc rằng sư phụ con không hề hay biết. Vì thế nên ta mới quyết tâm tìm kiếm người. Song đã mấy năm trời đi khắp đó đây cũng chẳng dò ra tin tức chỗ ở của người...
Bà lại ngưng giây lát như ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi xanh, đoan lại thở dài tiếp:
- Sư phụ của con thật có tài, bước chân vào chốn giang hồ mới mười năm mà vang danh đây đó, nhưng cũng chỉ vì ta mà người đành bỏ tất cả, tìm vào thâm sơn cực khổ nghiên cứu phương pháp phục công, giờ thì người đã thành công, nhưng... tại sao lại không muốn cho ta gặp mặt vậy?
Văn Đồng thấy bà ta tỏ ra đau khổ, nên vội an ủi:
- Khi ân sư vào cốc, đã thốt ra lời thề, một ngày nào còn sống trên đời, quyết không tái xuất giang hồ nữa. Hơn nữa sư phụ cũng không biết sư mẫu hiện giờ ở đâu nên mới sai đệ tử thay người ra ngoài tìm kiếm đấy!
Cung trang thiếu phụ nghe thế, mỉm cười nói:
- Hài nhi! Việc này để sau sẽ nói! Giờ ta hỏi con! Nghe nói khi xuống núi, con liền chấp chưởng một môn phái lớn nào đó, có phải vậy chăng?
Văn Đồng cung thân đáp:
- Đệ tử vì muốn báo thù cho phụ mẫu, đồng thời muốn chấn chỉnh lại thanh danh nên đã tiếp chưởng Thiết Cốc...
Chữ "Môn" chưa nói ra, thiếu phụ cung trang đã tỏ vẻ kinh ngạc hỏi:
- Sao? Con là Chưởng môn nhân Thiết Cốc môn?
Văn Đồng cúi đầu:
- Vâng! Tìên chưởng môn nhân Triệu Chấn Cương tức là gia phụ!
Cung trang thiếu phụ như nhó ra điều gì nói:
- Hài nhi! Tam thúc Vương Khôi của con cùng một người gọi là Hàn lão đại đều ở trong cung này, thân thế của con ta cũng đã nghe hai người ấy kể sơ qua rồi!
Văn Đồng vừa nghe được tin trên, như người tìm được vàng, chàng liền hỏi:
- Sư mẫu! Giờ con có thể gặp hai người ấy được không?
Cung trang thiếu phụ khẽ thở ra một tiếng, đưa tay vỗ nhe hai cái, không bao lâu, một thiếu nữ đã xô cửa bước vào.
Cung trang thiếu phụ căn dặn thiếu nữ rằng:
- Ngươi đưa công tử đến Tu Võ điện gặp Huỳnh điện chủ và truyền rằng ta bảo Huỳnh điện chủ phải tiếp đãi công tử cho tử tế.
Đoạn quay sang Văn Đồng tiếp:
- Vương, Hàn, hai người đang là khách nơi Tu Võ điện. Con cứ việc nói cho Huỳnh điện chủ nghe, tức ông ta có thể tìm hai người ấy cho con gặp mặt.
Hai người đi về hướng mặt của hoa viên độ mười mấy trượng, đã đến một ngôi đại điện. Văn Đồng đưa mắt nhìn lên, thấy trên cửa có ba chữ mạ vàng to lớn "Tu Võ điện".
Trong điện, đèn đuốc sáng trưng, song tuyệt nhiên im lặng chẳng thấy một bóng người.
Thiếu nữ đưa Văn Đồng đi thẳng vào thính đường, thì phía bên trái thính đường liền có một người chậm rãi bước ra.
Văn Đồng quay người laị cúi chào, nhìn thấy người ấy là một cụ già râu mọc ba chòm, đôi mắt long lanh như sao băng,ăn mặc theo lối nho sĩ. Cụ già đưa mắt nhìn Văn Đồng, đoan quay sang thiếu nữ cung tay hỏi:
- Cô nương quá bước đến bỉ điện chắc Thần Phi có điều gì căn dặn?
Thiếu nữ cung tay trả lễ nói:
- Huỳnh điện chủ, vị Vũ Văn công tử này có việc đến viếng, chủ nhân căn dặn Điện chủ nên tiếp rước tử tế!
Cụ già mới vội vã quay sang Văn Đồng cung tay thi lễ nói:
- Lão hủ có điều chi thất lễ mong công tử lượng thứ cho!
Văn Đồng trả lễ, khiêm tốn nói:
- Lão trượng không trách vãn bối đang đên quấy rầy...
vừa nói đến đây, bỗng nghe thiếu nữ đứng bên cười khúc khích nói:
- Nhị vị thật buồn cười...
Bỗng như nàng cảm thấy có điều thất lễ nên vội nín lại, nhìn Văn Đồng cười nói:
- Xin công tử cùng Điện chủ cứ tự nhiên nói chuyện, tỳ nữ xin cáo từ vậy!
Nói dứt, nàng quay người ra đi, cụ già nhìn theo mỉm cười nói:
- Xin cô nương miễn chấp lão hủ không thể tiễn đưa!
Thiếu nữ quay đầu lại cười, rồi từ từ rời khỏi điện. Cụ già đợi cho thiếu nữ đi rồi mới quay sang Văn Đồng ôn tồn hỏi:
- Công tử đến bỉ điện, không hiểu có điều chi dạy bảo?
Văn Đồng khiêm tốn:
- Dạy bảo thì không dám, vãn bối hôm nay đến làm phiền lão trượng thì có!
Cụ già cười ha hả nói:
- Đâu có! Đâu có! Công tử nếu không chê, mời đến thư phòng của lão hủ nói chuyện vậy!
Văn Đồng vui vẻ gật đầu:
- Cung kính không bằng tuân mệnh, vậy xin phiền lão trượng dẫn.
Cụ già lại cười ha hả, rồi quay người hướng về phía khi nãy đi vào, qua dãy hành lang, đã đưa Văn Đồng vào một thư phòng đẹp đẽ, trên gác chứa đủ loại sách, bàn ghế đều trưng bày rất mực chu đáo.
Hai người vừa ngồi xuống đã có một đồng tử bưng trà lên dâng.
Uống được vài tuần, cụ già mới lên tiếng hỏi:
- Trước giờ chưa thấy qua công tử, có phải công tử vào cung chuyến này là lần đầu tiên chăng?
Văn Đồng mỉm cười gật đầu:
- Thần Phi tuy là sư mẫu của vãn bối, nhưng gần đây vãn bối mới được biết người là Thiên Ảo ma cung chủ nhơn.
Cụ già "à" một tiếng như hiểu rõ, Văn Đồng lại tiếp tục nói:
- Vãn bối đang đêm đến viếng, chỉ mong tiền bối chỉ giáo cho một điều!
Cụ già vui vẻ:
- Xin công tử cho biết!
- Vãn bối có hai vị thân thích, vừa nghe sư mẫu cho biết hai vị đang là khách nơi quý điện, vãn bối mới đến đây nhờ lão trượng cho gặp mặt.
Cụ già cười nói:
- Dưỡng Tâm viện của bỉ điện hiện giờ đang có năm người khách, không hiểu công tử muốn tìm hai vị khách ấy, thượng tánh đại danh?
Văn Đồng nói:
- Nhị vị thân thích của vãn bối, một gọi là Vương Khôi, còn một vị là Hàn Đồng.
Cụ già lẩm bẩm đọc đi đọc lại mấy lần, hình như Dưỡng Tâm viện không có hai người này.
Văn Đồng thấy thế bỗng như sực tỉnh nói:
- À! Vãn bối nhớ rồi! Lúc nãy sư mẫu bảo quý viện có hai vị gọi là Hàn lão đại ấy!
Cụ già nghe nói, quay sang cậu đồng tửcăn dặn:
- Con đến Dưỡng Tâm viện mời Hàn gia và Vương gia đến đây!
Đồng tử cúi đầu vâng lệnh, quay người ra đi.
Được một lát lâu, bỗng nghe ngoài cửa có người lên tiếng nói:
- Huỳnh điện chủ sai gọi anh em tại hạ có phải định tại hạ đánh một ván cờ chăng?
Vừa nói, bên ngoài cửa có người bước vào.
Văn Đồng đưa mắt nhìn ra, trong lòng không khỏi xúc động, trống ngực đập thình thịch, không còn e ngại gì cả, vội vã đứng lên, đến trước mặt hai người quỳ mọp xuống đất.
Thì ra hai người ấy chính là Vương Khôi và Hàn Đồng.
Vương, Hàn hai người vừa bước vào phòng, bỗng thấy có người đến trước mặt quỳ xuống, khiến họ không khỏi ngạc nhiên, nhìn kỹ thấy kẻ đang quỳ là một thiếu niên anh tuấn, mình mặc áo lam, gương mặt không quen.
Văn Đồng trông thấy hai người nhìn mình một cách ngơ ngác, hiểu ngay mình biến đổi rất nhiều mới khiến cho họ nhìn không ra, nên liền nén cơn xúc động, cất tiếng gọi:
- Tam thúc, Hàn đại thúc, nhị vị không nhận ra Đồng nhi đây sao?
Hàn Đồng nghe nói như đang mơ chợt tỉnh, buột miệng gọi lớn:
- Cậu Đồng đây sao? Cậu...
Ông liền bước đến đỡ chàng đứng dậy.
Vương Khôi cũng đã nhận ra, vội đến nắm lấy vai Văn Đồng xúc cảm:
- Cháu Đồng! Mấy năm không gặp... cháu... đã biến đổi thành người lớn rồi!
Văn Đồng nhìn thấy hai người tóc râu cũng đã lốm đốm bạc, người đã già hẳn đi nhiều.
Sa tai nạn, tưởng đã kẻ chết người lạc, nay được gặp nhau, thử hỏi còn gì vui vẻ cho bằng? Vì thế mà nước mắt của Văn Đồng cứ trào ra lai láng.
Hai vị kỳ hiệp giang hồ, tung hoành võ lâm, tiếng tăm lừng lẫy, thế mà đứng trước tình cảnh này, cũng phải bi lụy, cứ im lặn đứng nhìn vào Văn Đồng.
Giờ lâu, Văn Đồng bỗng cảm thấy giật mình, linh tính cho chàng biết sắp nghe phải những cuộc thương tâm kế tiếp, nên liền cất tiếng hỏi:
- Tam thúc! Hàn đại thúc! Cha mẹ cháu...
Vừa hỏi đến đây, bỗng thấy toàn thân Vương Khôi như run rẩy, hàn Đồng cũng xúc động vô cùng, chàng liền hoài nghi ngay tíêp:
- Song thân có lẽ...
Vương Khôi bỗng trầm giọng nói:
- Cháu Đồng! Cháu...
Hàn Đồng đứng bên vội tiếp lời:
- Tam sư gia! Việc này...
Vương Khôi nhíu mày cất tiếng nói:
- Việc này sớm muộn gì cũng phải cho biết, chi bằng sớm cho biết cũng vậy!
Hàn Đồng đứng lặng thinh không nói lên lời.
Vương Khôi liền rút trong người ra một miếng vải lụa đã bạc màu đưa cho Văn Đồng nói:
- Đồng tế! Cháu xem vật này trước đã!
Văn Đồng tiếp lấy mở ra xem, thì thấy trên tấm lụa trắng có những hàng chữ li ti, chàng mới xem được mấy dòng, gương mặt bỗng biến tái nhợt, trong tim như bị trăm ngàn mũi dao đâm, đến khi xem hết thì mặt chàng như không còn giọt máu, thân hình lảo đảo, đột nhiên phun ra một búng máu tươi, choáng váng, ngã lăn bất tỉnh.
Vương Khôi vội vàng đỡ chàng vào lòng, khẽ than:
- Đứa nhỏ này...
Cụ già cũng khẽ thở ra thương hại, đoạn im lặng bước ra khỏi thư phòng.
Hàn Đồng đưa mắt nhìn theo, cụ già đi xa rồi mới khẽ cất tiếng:
- Cậu đồng bởi đột nhiên được biết nhị gia vốn là cha mẹ ruốt của cậu, còn đại gia là kẻ thù giết cha, nên không dằn được nỗi thương tâm, chỉ vì...
Lúc ấy, Văn Đồng đã được Vương Khôi xoa bóp nên đã tỉnh lại.
Vương Khôi thở dài nói:
- Ghi lại trên tấm lụa ấy, đoạn đầu là bút tự của ông ngoại cháu, còn đoạn sau là mẹ cháu đã cắn tya máu viết lên...
Ông ngưng giây lát như để nén lại sự cảm xúc rồi tiếp:
- Khi ân sư đang lâm trọng bệnh nằm trên giường, bỗng đã bắt gặp những âm mưu của đại sư huynh, mới hiểu nguyên do mất tích của nhị vị huynh, lúc ấy ân sư đã bất lực, không thể nào đối phó với đại sư huynh được nữa, thành thử mới ghi những lời ấy lại cho tẩu, tức là mẹ cháu...
Văn Đồng càng nghe, nước mặt càng ràn rụa, lòng càng đau đớn, thì Vương Khôi lại tiếp:
- Khi sư tẩu biết được việc ấy rồi, nguyện cùng chết theo ân sư để xuống cửu tuyền. Ân sư ra vẻ hờn giận trách sư tẩu vô tri và buộc chị ấy phải nhẫn nhục sống để bảo vệ cháu cho thành người, hầu không ai có thể mưu hại cháu được...
Nói đến đấy, ông như không thể tiếp được nữa, nước mắt trào ra, liền quay sang Hàn Đồng nói:
- Lão Hàn! Xin kể tiếp cho cháu Đồng nghe đi!
- Sáu năm trước đâu khi Cửu Hoa sơn trang bị thiêu rụi, trước đấy một ngày mẹ cậu đã cho biết trước là đại họa sắp đến nên vào phòng cán ngón tay lấy máu để viết tiếp vào tấm lụa này để cho cậu rõ sự tình bi đát mà mẹ cậu đã chịu đựng trong mười mấy năm qua, đoạn gọi tôi đến trao tấm lụa này bảo tạm cất kỹ bức lụa này đến khi nào cậu nên người rồi mới cho hay, mẹ cậu còn căn dặn không nên cho cậu học võ vì sợ sau này cậu sẽ bước vào đường ân oán của võ lâm, nhưng tôi vì bất lực mấy năm năm không theo hầu bên cậu được.
Văn Đồng bỗng lại rú lên một tiếng người lại mê man bất tỉnh.
← Hồi 45 | Hồi 47 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác