Vay nóng Homecredit

Truyện:Thiết huyết Đại Minh - Hồi 245

Thiết huyết Đại Minh
Trọn bộ 335 hồi
Hồi 245: Trưởng công chúa tới chơi
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-335)

Siêu sale Shopee

Vũ Xương, hành dinh Đề đốc.

Người đàn ông trung niên bước vào phòng Thư ký cũng cảm thấy không khí có chút kì dị, bởi vì trong phòng Thư ký ngoài vị mới nhậm chức Đề đốc ở Hồ Quảng là Triệu Tín ra còn có một cô gái thần bí bịt mặt.

Người đàn ông trung niên cố gắng ổn định lại tinh thần, trầm giọng nói:

- Đề đốc đại nhân, làm như vậy là có ý gì?

Triệu Tín không đáp mà hỏi ngược lại:

- Ta vẫn chưa biết tôn tính đại danh của tiên sinh là gì?

Người đàn ông trung niên hỏi một đằng trả lời một nẻo:

- Đề đốc đại nhân, cô gái này là như thế nào?

Triệu Tín thản nhiên cười nói:

- Cô gái này là Thư ký tình báo của tổng đốc đại nhân, Liễu cô nương.

Người đàn ông trung niên hít một ngụm khí lạnh, xoay người định chạy, thân thể mềm mại của Liễu Khinh Yên như quỉ dị chặn người đàn ông trung niên lại, lại dùng tay vặn cánh tay người đàn ông trung niên ra sau, trói lại, sau đó lạnh lùng nói:

- Các hạ nếu đã đến sao có thể dễ dàng rời khỏi như vậy.

Người đàn ông trung niên hai tay bị trói, vẫn còn hét lớn:

- Đề đốc đại nhân, ngài không nghe lời tại hạ nói sau này tất có ngày chết không có chỗ chôn.

- Ha ha ha.

Triệu Tín ngửa mặt lên cười to nói:

- Ta mỏi mắt mong chờ, xem ai có thể lấy mạng của ta?

Người đàn ông trung niên hét lớn:

- Lấy đi tính mạng của ngài không ai khác chính là Tổng đốc ngũ tỉnh Vương Phác.

- Quả nhiên là sắp chết mà vẫn còn mạnh miệng.

Liễu Khinh Yên hừ nhẹ một tiếng, hơi dùng lực một chút, cánh tay của người đàn ông trung niên bị vặn ra sau lưng kêu lên một tiếng, sắc mặt của người đàn ông trung niên thoáng chốc trở nên trắng bệch, trên trán lấm tấm mồ hôi lạnh, nhưng lại cố nén không phát ra tiếng rên rỉ.

- Xem ra vẫn còn hai phần xương.

Liễu Khinh Yên dứt lời lại nói với Triệu Tín:

- Đề đốc đại nhân, người này rất có thể chính là người xúi giục Tả Lương Ngọc tạo phản, nếu không còn chuyện gì khác, tiểu nữ muốn mang y đi.

Triệu Tín chắp tay nói:

- Cô nương cứ tự nhiên.

Liễu Khinh Yên xoay người vẫy tay một cái, hai cô gái trẻ tuổi đi vào, áp giải người đàn ông trung niên đi, Liễu Khinh Yên lại chắp tay với Triệu Tín, cũng xoay người rời đi.

Ba ngày sau.

Dưới sự xúi giục của Phục Xã, hai tỉnh Chiết Trực đều hỗn loạn, nông dân liên kết lại chống lại việc triều đình thu thêm thuế ba năm sau. Ba huyện Tùng Giang, Tô Châu, Thương Châu này càng náo loạn hơn, những quan viên triều đình phái đi thu thêm thuế chẳng những không thu được còn bị bạo dân đánh một trận.

Tin tức rất nhanh truyền đến Nam Kinh.

Long Vũ Đế vội vàng gọi các đại thần vào cung Càn Thanh nghi sự, Tôn Truyền Đình phụng chỉ sinh bị bệnh, không nghỉ ngơi ở nhà nửa năm thì không được tiếp tục làm việc, tất nhiên là không vào cung nghị sự, Tiền Khiêm Ích và Lã Đại Khí cũng giống như vậy cáo bệnh không đi, chỉ có Cao Hoằng Đồ, Khương Viết Quảng và Vương Đạc vội vàng vào cung.

Long Vũ Đế mặt âm trầm hỏi Cao Hoằng Đồ:

- Cao ái khanh, trẫm vẫn luôn nói rằng nhất định phải làm tốt công việc trấn an dân chúng hay sao, vì sao Tùng Giang, Tô Châu, Thường Châu vẫn có bạo loạn xảy ra, phải đi gọi binh lính đến đàn áp, tóm lại xảy ra chuyện gì?

Cao Hoằng Đồ dùng ống tay áo lau mồ hôi trên trán, quỳ xuống giải thích:

- Khởi bẩm hoàng thượng, vi thần từng dặn dò quan viên thu thêm thuế nhiều lần, nhắc nhở bọn họ nhất định phải chú ý trấn an dân chúng, giải thích rõ với dân chúng chỗ khó của triều đình, đáng nhẽ không xảy ra chuyện này.

Long Vũ Đễ nhíu mày không vui nói:

- Cao ái khanh, nhưng bây giờ đã có chuyện xảy ra rồi.

- Tra.

Cao Hoằng Đồ vội nói:

- Lão thần nhất định cho người điều tra rõ, nhất định tra ra manh mối, rốt cuộc là ai xúi giục, nhiễu loạn việc thu thuế của triều đình?

- Tất nhiên là phải điều tra.

Long Vũ Đế nói:

- Nhưng trẫm muốn biết Cao ái khanh định điều tra thế nào? Tiếp thục thu thuế sao? Nếu chẳng may dân chúng nổi dậy thì sao? Chiết Trực vẫn là hai tỉnh thu thuế chủ yếu của triều đình, nếu như hai tỉnh này cũng nổi loạn, vậy tiền trong ngân khố lấy ở đâu ra đây?

Cao Hoẳng Đồ trầm giọng nói:

- Hoàng thượng, nếu tiếp tục thu quân lương là không được.

Long Vũ Đế cau mày nói:

- Không thu thêm thuế thì không có bạc, không có bạc thì sao có thể tu sửa được cung điện? Không có bạc sao có thể tổ chức hôn lễ cho đại tỷ? Không có bạc sao có thể tuyển tú nữ? Chẳng nhẽ Cao ái khanh còn muốn trẫm khép nép mượn bạc của huân thích Nam Kinh sao?

- Không dám.

Cao Hoằng Đồ vội nói:

- Lão thần không có ý đại nghịch bất đạo này.

Long Vũ Đễ lớn tiếng nói:

- Vậy khanh nói nên làm gì bây giờ?

- Hoàng thượng.

Trong con ngươi của Cao Hoằng Đồ xẹt qua tia ác độc, trầm giọng nói:

- Lão thần có một cách.

- Hả?

Long Vũ Đế vẻ mặt có chút hòa hoãn lại nói:

- Có cách gì?

Cao Hoằng Đồ liếc qua Khương Viết Quảng một cái, Khương Viết Quảng quì hai gối xuống bẩm báo:

- Hoàng thượng, kỳ thật dân chúng hai tỉnh Chiết Trực cũng rất nghèo khó, giàu có nhất chính là những nhà tơ lụa, nhà đay bông, lần nổi loạn ở Tùng Giang Tô Châu, Thường Châu này cũng là do các nhà này gây lên, họ gây rối nhiều nhất.

Long Vũ Đế nói:

- Ý của Khương ái khanh là....

Khương Viết Quảng nói:

- Lão thần có ý là nếu mà thu thêm thuế của dân chúng nghèo khó không bằng thu thêm thuế của những nhà bán tơ lụa, nhà bán đay bông. Lần dân chúng nổi loạn này có thể nói là một cơ hội tốt, chỉ cần đem tội kích động dân chúng nổi loạn này đổ lên những nhà bán tơ lụa, đay bông, có thể tịch thu gia sản của bọn họ.

Cao Hoằng Đồ nói:

- Hoàng thượng, Tùng Giang là nơi sản xuất bông chủ yếu, mỗi năm sản xuất chừng trên trăm vạn thất, Tô Châu, Thường Châu lại là nơi chuyên sản xuất tơ lụa, hàng năm sản xuất ra tơ lụa thượng đẳng lên đến hơn năm mươi vạn cuộn. Hai tỉnh Chiết Trực cũng là hai tỉnh giàu có nhất, tính ra, nhà bán tơ lụa đay bông giàu có cũng có hơn trăm hộ, tài sản của mỗi hộ lên đến mươi vạn.

Hơn trăm hộ nhà giàu, mỗi hộ hơn mười vạn, tính tổng cộng lại cũng là mấy ngàn vạn lượng bạc, thật sự rất muốn đem đống bạc này sung vào quốc khố, như vậy chi phí cho triều đình mấy năm liền không cần phải lo lắng rồi.

Thực tế thì suy đoán của Cao Hoằng Đồ rất chính xác, Giang Nam lúc ấy đã tương đối giàu có rồi.

Từ sau khi Gia Tĩnh, Đại Minh dần dần suy yếu, tơ lụa Giang Nam, trà, đồ sứ lại là hàng xa xỉ để bán sang phương tây, hàng năm có một số lượng lớn thuyền buôn bán từ Nam Dương, Nhật Bản, Lã Tống thậm chí là Âu châu không quản đường xa lặn lội đến Giang Nam buôn bán.

Bởi vì triều đình Đại Minh cấm buôn bán với phương Tây, bởi vậy những buôn bán này đều là buôn lậu. Thông thường những khoản tiền kiếm được từ buôn bán này sẽ rơi vào tay các gia đình buôn bán tơ lụa, bông ma, dệt, trà và các quan viên thông đồng.

Đây cũng là một hiện tượng chỉ có ở đời Minh, của cải dân gian tràn đầy mà quốc gia lại nghèo túng cùng cực.

Long Vũ Đế nghĩ một chút trầm giọng nói:

- Cao ái khanh, chuyện này liền giao cho Khương ái khanh và Vương ái khanhh đi làm đi, trẫm hi vọng các ngươi làm việc cẩn trọng một chút đừng để dẫn đến dân chúng khởi nghĩa.

*****

Khương Viết Quảng và Vương Đạc nhanh chóng tiếp chỉ:

- Lão thần lĩnh chỉ.

Long Vũ Đế phất tay, Khương Viết Quảng và Vương Đạc lui ra khỏi cung.

Long Vũ Đế lại vẫy tay với Cao Hoằng Đồ, Cao Hoằng Đồ quì gối tiến lên hai bước, quì xuống dưới chân Long Vũ Đế. Long Vũ đế cúi người xuống, thấp giọng nói:

- Cao ái khanh, chuyện kia thế nào rồi?

Cao Hoằng Đồ nói:

- Lão thần đã có kế sách vẹn toàn, đang định bẩm báo với hoàng thượng.

- Hả?

Long Vũ Đế vui vẻ nói:

- Nói nhanh đi.

Cao Hoằng Đồ nói:

- Lão thần nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có một cách có thể giải tán Trung Ương Quân của Vương Phác.

Long Vũ Đế nói:

- Cách gì?

Cao Hoằng Đồ nói:

- Giải quyết tận gốc.

Long Vũ Đế nói:

- Giải quyết thế nào?

Cao Hoằng Đồ nói:

- Vương Phác nhiều lần đánh bại Kiến Nô, ở kinh đô Kiến Nô cướp của giết người, lại bắt giữ Nô Tù (thủ lĩnh) Hoàng Thái Cực. Nếu lão thần đoán không sai, Kiến Nô chắc chắn hận Vương Phác thấu xương, lần này Dương Đình Giám dẫn người tới Bắc Kinh nghị hòa với Kiến Nô, Kiến Nô sẽ mượn cơ hội này đưa ra điều kiện muốn chúng ta loại trừ Vương Phác.

Long Vũ Đế nghe xong nhẹ nhàng vuốt gật đầu, Kiến Nô đưa ra điều kiện này là hoàn toàn hợp tình hợp lí lại có khả năng rất cao.

Cao Hoằng Đồ nói tiếp:

- Chỉ cần Kiến Nô đưa ra điều kiện này, như vậy đại sự đã làm được một nửa. Chỉ cần Kiến Nô giả vờ bày ra tư thế chuẩn bị tiến đánh Sơn Đông, Vương Phác tất nhiên sẽ cho quân đi cứu viện Sơn Đông. Sau khi Vương Phác dẫn quân đi cứu viện, thì điều quân đội Kim Sơn vệ ở Nam Trực, Lâm Sơn vệ ở Chiết Giang, Quan Hải vệ vào kinh, bức bách quân Trung Ương đóng giữ ở Yên Tử. Sau đó phái ra ba vị tướng quân Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Lưu Trạch Thanh, lợi dụng bọn họ không chế sáu vạn bộ hạ cũ ở đại doanh Yên Tử Cơ, từ đó, Nam Kinh sẽ hoàn toàn nằm trong sự khống chế của triều đình.

Trương Tử An đứng ở một bên bĩu môi, trong lòng đưa ra lời bình với ý tưởng của Cao Hoằng Đồ: Lý thuyết xuông.

Theo Trương Tử An, ý tưởng của Cao Hoằng Đồ có rất nhiều lỗ hổng, trong đó có nhiều chỗ nhận định chủ quan, cho rằng Kiến Nô nhất định sẽ xuất binh, cho rằng Vương Phác nhất định sẽ xuất binh cứu viện Sơn Đông, càng chắc chắn nhận định rằng, Vương Phác sẽ không chuẩn bị gì mà gấp gáp xuất binh.

Long Vũ Đế nghe xong lại vô cùng hài lòng, vui vẻ nói:

- Cao ái khanh, chuyện diệt trừ Vương Phác giao cho ái khanh.

- Hoàng thượng cứ yên tâm.

Cao Hoằng Đồ nghiêm nghị nói:

- Lão thần nhất định sẽ không phụ lại sự kì vọng của hoàng thượng.

- Tốt lắm.

Long Vũ Đế vui vẻ nói:

- Trẫm cũng không còn chuyện gì nữa, ái khanh có thể lui xuống rồi.

- Như vậy thì vi thần cáo lui.

Cao Hoằng Đồ thi lễ thật lâu với Long Vũ Đế, hai đầu gối quì lui ra khỏi đại điện, lại tụ họp lại với hai người Khương Viết Quảng và Vương Đạc ở ngoài điện cùng nhau đi đến điện Văn Hoa.

Vũ Xương, nơi ở của Liễu Khinh Yên.

Trong đại lao âm u, người đàn ông trung niên hai tay bị treo lên xà nhà, cả người chỉ có mũi chân miễn cưỡng chạm tới mặt đất, hai tên đại hán cao to tay cầm roi hung ác đứng một bên, mỗi khi người đàn ông trung niên nhắm mắt định ngủ thì lại quất thật mạnh lên người nọ, người nọ sẽ kêu thảm một tiếng giật mình mà tỉnh lại.

Ba ngày, đã ba ngày rồi.

Ba ngày này, người đàn ông trung niên vẫn bị treo như vậy, không cho ăn cơm, không cho uống nước, không cho ngủ, mệt mỏi thế nào cũng phải khiến y tỉnh.

Đây là điển hình cho phương pháp chịu đựng, không quá ba ngày, đến người có tinh thần cường liệt như diều hâu cũng chỉ có thể ngoan ngoãn như chim con, người bình thường căn bản là không chống đỡ được nổi hai ngày.

- Giết ta đi.

Người đàn ông trung niên rốt cục không chịu được:

- Van cầu các ngươi, giết ta đi.

Một đại hán cường tráng lại quất một roi lên lưng người đàn ông trung niên nói:

- Tiểu tử, ta không tin không khuất phục được ngươi.

- Nói đi.

Một tên đại hán khác bưng tới một bát nước đưa đến bên miệng người đàn ông trung niên, hung dữ nói:

- Tên gì?

- Nước, nước, nước..

Người đàn ông trung niên thấy nước luôn miệng nói:

- Ta muốn uống nước, uống nước..

- Nói tên của ngươi ra ta sẽ cho ngươi uống nước.

- Ta nói, ta nói, ta tên là Chu Tam.

- Choang.

Đại hán cường tráng nhẹ nhàng buông tay, bát sứ rơi trên mặt đất, nước trong bát vãi đầy đất.

Người đàn ông trung niên mơ hồ, gào khóc nói:

- Trời ơi, ông trời ơi, để cho ta chết đi, ta không muốn sống nữa, ngao ha ha ha, để cho ta chết đi, van xin các ngươi, giết ta đi...

- Tiếp tục hành hình.

Đại hán cường tráng lãnh đạm nói:

- Ta cũng không tin không thể khiến y suy sụp.

- Ta nói, ta sẽ nói hết.

Người đàn ông trung niên lắc đầu, khóc rống lên nói:

- Ta tên là Phạm Văn Trình, là người Liêu Đông Thịnh Kinh, năm Thiên Mệnh thứ ba qui thuận Đại Thanh..

- Đại Thanh? Kiến Nô.

Đại hán cường tráng biến sắc nói:

- Thì ra là Hán gian.

Một đại hán khác nói:

- Ta đi bẩm báo với tiểu thư.

Nói xong, đại hán kia liền rời đi, một lát sau dẫn Liễu Khinh Yên và hai tỳ nữ vào tầng hầm ngầm, ánh mắt Liễu Khinh Yên giống như dao liếc nhìn Phạm Văn Trình, trầm giọng hỏi:

- Ngươi tên là Phạm Văn Trình?

Phạm Văn Trình uể oải gật đầu.

- Hầu gia từng nhắc đến ngươi, tên Hán gian ngoan cố.

Liễu Khinh Yên nói:

- Sao ngươi lại chạy từ Vũ Xương đến đây?

- Nói ra thì rất dài...

Phạm Văn Trình ngáp một cái nói:

- Ta vốn phụng mệnh Đa Nhĩ Cổn đến Nam Kinh khơi mào sự phân tranh giữa các đảng ở Nam Kinh, sau lại phát hiện Tôn Truyền Đình và Vương Phác đã hoàn toàn nắm được triều đình trong tay, căn bản không khơi mào được sự phân tranh gì khác, đành phải nghĩ biện pháp tiếp cận Lộ Vương Chu Thường Phương...

Tinh thần của Phạm Văn Trình đã hoàn toàn sụp đổ, y đã nói hết từ đầu đến cuối chuyện xảy ra sau khi đến Nam Kinh.

Liễu Khinh Yên giống như nhặt được của quí, lập tức trở về phòng viết một bức thư, đem tin tức này truyền đến Nam Kinh bằng bồ câu. Liễu Khinh Yên tuy rằng không ở Nam Kinh nhưng lại nắm rõ chuyện xảy ra gần đây ở Nam Kinh như lòng bàn tay, nàng biết tin tứcnày có ý nghĩa như thế nào với Vương Phác, đây quả thực là một thanh đồ đao sắc bén.

Phạm Văn Trình chính là tay sai của Kiến Nô, lại có liên quan với nghịch tặc Tả Lương Ngọc, còn liên lụy đến cả Lộ Vương Chu Thường Phương. Nếu ai có liên quan tới Phạm Văn Trình, lập tức được đeo lên tội danh thông đồng với địch, âm mưu soán vị, tạo phản, tùy tiện cũng có thể tru di cửu tộc rồi.

Nam Kinh, Hầu phủ Tĩnh Nam.

Vài người Vương Phác và Thường Duyên Linh, Lý Tổ Thuật, Tư Hồng Cơ vừa đi chơi mạt chược trở về, còn chưa vào đến hậu viện đã nghe được từng đợt tiếng cười trong trẻo như tiếng chuông truyền tới, Mục Đan các là Vương Phác cố ý làm cho Trần Viên Viên, Vương Phác cảm thấy trong phủ chỉ có Mục Đan Hoa trong trăm hoa mới xứng với phong thái và mỹ mạo của Viên Viên, nên mới đặt cái tên như vậy.

Tên này trong mắt những người có học rất phàm tục, nhưng Vương Phác lại có chút đắc ý nho nhỏ, bởi vì trong lòng hắn còn muốn có Hoa Lan các, Thủy Tiên các, Mân Côi các, Mạn Đà La các, ...

Vương Phác đang nghĩ tới Mục Đan các đang có những ai ở đấy mà lại náo nhiệt như như vậy?

Lã Lục bỗng nhiên tiến đến thì thầm vào tai Vương Phác nói:

- Hầu gia, trưởng công chúa tới chơi, không mang theo người hầu, một mình tới.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-335)


<