Vay nóng Tinvay

Truyện:Trí tuệ Đại Tống - Hồi 682

Trí tuệ Đại Tống
Trọn bộ 865 hồi
Hồi 682: Thiên hạ cảm động
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-865)

Siêu sale Lazada

(Thục trung Hàn Thực Thiếp) men Trường Giang truyền đi như gió, cuối cùng được dân gian truyền tới tận hang cùng ngõ hẻm của Đại Tống, cả thương cổ Liêu, Tây Hạ hiếu sự cũng mang nó theo thương lộ xa xôi về nước.

Thực ra ở Đại Tống, chỉ cần là tin tức liên quan tới Vân Tranh là sẽ lan truyền rất nhanh, thơ còn do đại tài tử một đời Tô Thức làm, càng có động lực truyền bá.

Có danh sĩ phong lưu cùng bằng hữu ngồi thuyền ngắm cảnh than thở: - Nhà nhỏ như thuyền chài, mênh mông vạn dặm nước, câu này thật đúng như vậy mệnh của Vân hầu, trôi nổi bất định mãi không thôi, thật đáng thương.

- Đúng là mãnh hổ xuống đồng bằng, móng vuốt cũng phải thu lại, đến chó cũng dám hung hăng sủa trước mặt, ài, Đại tướng quân bao năm chinh chiến vì nước, làm sống lưng võ nhân chúng ta ưỡn thẳng lưng, giờ rơi vào cảnh này thật đáng hận. Một vị tướng quân đứng trên tường thành đấm tường giận dữ:

- "Cửa vua nặng ngàn cân" chỉ nhìn mà không thể với tới, Vân hầu muốn quy ẩn điền viên đến hết đời, mong được lá rụng về cội, chỉ tiếc cố hương trước mắt mà xa xôi muôn dặm, chẳng thể tự quyết. Tiến không được, lui không xong, cùng đường hết lối, bi thương vô cùng, lòng đã là tro tàn không thể cháy lại nữa. Lão giả thấy hết cuộc đời tang thương cảm khái không thôi:

- Tô Thức tiếng là đệ đệ của Vân Tranh, nhưng không khác gì sư đồ, cùng Vân Tranh gặp nhau ở Trường Giang, vốn phải vui vẻ cạn chén, nhưng ba nghìn giáp sĩ ở bên, bất kể quốc pháp hay nhân tình đều không cho Vân Tranh lên bờ, e rằng chỉ có thể đứng nhìn nhau lệ muôn hàng thôi...

Ở Đại Tống không thiếu gì tài tử thi nhân tình cảm phong phú, mỗi một chi tiết của Hàn Thực Thiếp đều bị họ mổ xẻ chi li, tình cảnh của đại tướng quân sa cơ thất thế, khiến ai nấy không khỏi bùi ngùi xúc động.

- Vân Tranh định làm cái gì vậy? Bàng Tịch xem xong Hàn Thực Thiếp, không kìm được bóp trán nói với Văn Ngạn Bác:

- Ài, Vân lão hổ xưa nay kiêu ngạo cứng cỏi, không chịu cúi đầu trước kẻ khác, muốn thấy vẻ mệt mỏi của y, e rằng chỉ vài người như Tô Thức mà thôi.

Bàng Tịch không tin: - Vân Tranh ta biết không phải người như thế, y là kẻ càng rơi vào tuyệt cảnh càng phản kháng dữ dội, làm gì có chuyện tự thương tự khóc như thế, hẳn là do tên tiểu tử Tô Thức liên tưởng quá mức rồi...

Văn Ngạc Bác lắc đầu: - Tô Thức đang độ tuổi trẻ hừng hực, từ khi xuất sĩ thuận buồm xuôi gió, lại mới kết hôn sinh nhi tử, mỹ mỹ mãn mãn, làm sao viết ra được những vần thơ thảm thiết này, hẳn là của Vân Tranh, chắc chắn bản tính kiêu ngạo, làm y không chịu chấp nhận mình sa sút, nên mới nói thác do Tô Thức làm, có lẽ ba năm bị bỏ rơi đất Thục, lại phải đích thân chém đầu thân tướng, cho nên tâm cảnh có biến hóa.

Bàng Trịch trầm tư rất lâu hỏi: - Khoan Phu, ông nghĩ lại xem, Vân Tranh liệu có đi giết bộ tướng lập công, một lòng trung thành với mình không?

Văn Ngạn Bác giật mình, giọng dứt khoát: - Không thể có chuyện đó, cái này không giống tính y.

- Chính vì thế, lão phu mới nhắm mắt chấp nhận văn thư và đầu người Phan Lương gửi tới, Đại Tống ta nay cần ổn định hơn tất cả mọi thứ, Vân Tranh tuy là kẻ ngang ngược vô lý, nhưng y rất thuân thủ quy củ, nhìn lại quá khứ, chỉ cần mệnh lệnh triều đình đưa ra là y nỗ lực hoàn thành.

Văn Ngạn Bác đồng ý với cái nhìn này: - Bắc phạt đã ngay trước mắt, chúng ta cần đồng tâm hiệp lực, Vân Tranh nói bản thân thê thảm như vậy, e là đang truyền đạt ý tứ, lần này trở về sẽ không xung đột với chúng ta. Nay y đã tới Quán Khẩu, bốn ngày nữa là về Đông Kinh, nên bố trí ra sao? Nên khích lệ y một chút chứ? Lấy lại Yến Vân không thể thiếu y được.

Bàng Tịch cười: - Tất nhiên rồi, dù gì y cũng là trọng thần có thể ngồi ngang với chúng ta, mặc thường phục đi đón là hợp nhất.

Văn Ngạn Bác chắp tay một cái tỏ ý bội phục, không dùng nghi lễ long trọng, coi như lấy thân phận cá nhân đón tiếp, không thất lễ, lại thân thiết hơn, cũng không cho Vân Tranh đắc ý hay người khác nhìn vào hiểu lầm là tín hiệu nào đó.

...

Vân Nhị quỳ bên giường Triệu Trinh nhìn Triệu Uyển bế nhi tử cho hoàng đế xem, đứa bé này chẳng hề lạ, cứ đưa tay sờ khuôn mặt gầy trơ của Triệu Trinh, tựa hồ thích lắm.

Triệu Uyển nhỏ giọng kể chuyện đất Thục, biết mùa đông trong cung không dễ chịu, còn chuyên môn tiến cử bảo địa hèm Lồng Hấp: - Phụ hoàng nếu tới được hẻm Lồng Hấp thì tốt biết mấy, nơi đó dù mùa đông cũng vô cùng ấm áp, trong khi đỉnh núi lại tuyết trắng phau phau, giữa núi rừng thông xanh mướt, sương sớm từ núi bay ra, bị hơi nóng biến thành mưa li ti, đưa tay hứng sẽ thấy âm ấm.

- Giữa mùa đông cũng có rau quả phong phú, chỉ là đám gà hoang hơi nhiều, luôn phải canh phòng chúng phá hoa mùa...

Phu thê bọn họ hội ngộ giữa đường, triền miên cho thỏa nhung nhớ rồi mới lên kinh, không ngờ vừa vào kinh chưa kịp về tới nhà đã bị người ta đón lõng, đưa thẳng tới hoàng cung, lần đầu tiên Triệu Uyển được gọi một tiếng phụ hoàng, lòng vô cùng xúc động.

Triệu Trinh nghe Tần Quốc nói rất lâu mới ra hiệu cho thái giám dẫn nàng đi gặp Bạc thái phi, trong phòng chỉ còn lại ba người, Trâu Đồng Minh dựa vào ý tứ của hoàng đế để hỏi.

- Trẫm nghe nói một năm qua ngươi phiêu bạt trên biển, ngay cả khi Tần Quốc sinh cũng không về.

- Vâng thưa bệ hạ, chuyện kinh doanh Vân gia ở Thục gặp họa, phải bán hết gia sản, nhưng cả nhà cần chiếu cố, vì thế khai thác thương đạo mới, nếu không thì cái ăn cái mặc cũng thành vấn đề, thần không dám lơ là. Vân Nhị gật đầu, hắn đã chuẩn bị sẵn câu trả lời rất hợp lý rồi, mặc dù lúc hắn đi thì sự kiện Thương hành đất Thục phản bội chưa xảy ra, nhưng tin tức qua lại giữa đất Thục và Đông Kinh mất cả tháng trời, đủ bù lại khoảng trống thời gian đó:

Trâu Đồng Minh lật một cuốn sổ, nghiêm giọng nói: - Ngươi ở đảo Hắc Sơn giết chóc chỉ còn lại một mình Vân gia, làm ăn như vậy cũng bá đạo quá đấy.

Vân Nhị nhũn nhặn đáp: - Thần thân là hoàng thất tông thân thì phải chia sẻ ưu phiền với bệ hạ, một số trung thần nghĩa sĩ cần vỗ về.

Trâu Đồng Minh không ngờ Vân Nhị lại trả lời như thế, quay sang nhìn hoàng đế trưng cầu ý tứ, sau đó lại hỏi: - Là sao? Trung thần nghĩa sĩ nào?

- Là tàn binh của Nê Cổ trại ạ, một số chạy thoát khỏi trận chiến Áp Tử hà, nhưng vì triều đình liệt họ vào danh sách trận vong nên có nhà chẳng thể về, Trương tướng quân bị điên, lưu lạc thành sát thủ chỉ cần ai trả một quan là sẽ giúp giết người hộ.

- Vì sinh tồn, Phó tướng Tả Đại Bằng suất lĩnh người còn lại làm cường đạo, cướp bóc chém giết trên đảo, vì biết nỗi khổ trong lòng họ, thần lựa chọn án binh bất động, để họ phát tiết lửa giận.

Đại điện nhất thời im lặng một lúc lâu.

- Vậy thì tùy hắn đi. Trâu Đồng Minh nói xong câu này, tựa hồ quên mất Trương Đông Nghiêu bi thảm và đám quỷ ảnh, quay lại chủ đề Vân gia:

Đại Tống đất rộng người đông, trên mảnh đất ngày mỗi giờ mỗi khắc đều diễn ra những cảnh sinh ly tử biệt, vận mệnh đám người Trương Đông Nghiêu tuy bi thảm, song chẳng phải là hiếm, hoàng đế có thể nói một câu "tùy hắn đi" đã là hoàng ân lồng lộng, biểu thị Đại Tống không quan tâm tới sống chết của họ nữa, từ nay bọn họ có thể vui vẻ sống vì mình rồi.

- Đa tạ bệ hạ khai ân.

Triệu Trinh chỉ thuận miệng nói một câu, Vân Nhị lại không thể không chú ý, nếu người khác mà tấu lên, trời mới biết hậu quả.

- Mẫu thân của Tần Quốc còn sống, đó là bí mật hoàng gia, không biết vì sao thiên hạ đều biết, nếu các ngươi đã biết rồi thì nên đi thăm hỏi, tránh bị người ta nói thiếu hiếu thuận. Trâu Đồng Minh nghiêm nghị chuyển lời, sau đó lại đưa cho Vân Nhị một tờ giấy:

Vân Nhị xem xong đứng lên, tới bên hoàng đế khom người thi lễ: - Thần xin đi làm ngay, bệ hạ yên tâm dưỡng bệnh.

Triệu Trinh chớp chớp mắt cổ vũ.


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-865)


<