Vay nóng Tima

Truyện:Võ lâm ngũ bá - Hồi 16

Võ lâm ngũ bá
Trọn bộ 86 hồi
Hồi 16: Thiết Chưởng Hành Tung
4.33
(3 lượt)


Hồi (1-86)

Siêu sale Lazada

Trùng Dương cầm tờ hoa tiên bằng lụa trắng xem xong, chàng xé nhỏ từng mảnh vụn, ném rơi lả tả dưới đất. Nguyên Bân từ nãy giờ tay chân còn run cầm cập, mắt vẫn láo liên. Trùng Dương đưa tay vuốt tóc cậu, nói nhỏ:

- Con cứ yên tâm, cha con Khúc Thắng đã được cao nhân tiếp dẫn đi về Đào Hoa đảo để truyền thụ võ công và có ngày sẽ trở về. Bây giờ hai thầy trò mình đem tảng ngư thạch này vào trong, chờ thầy tịnh dưỡng lấy lại chân khí, rồi sẽ lấy chân kinh ra.

Hai thầy trò bàn bạc xong, chàng liền ngồi xuống đối diện với Nguyên Bân, hai chân xếp lại, đôi miệng khép kín rồi vận dụng "Thổ nạp" tiếp dẫn khí hỏa quy nguyên để bồi dưỡng lại chân khí mà chàng đã sử dụng vào Nhất Dương chỉ vừa rồi.

Suốt ngày đêm, chàng ngồi tĩnh tọa, mãi đến sáng hôm sau chàng mới đứng dậy đưa tay ngoắt Nguyên Bân, nói:

- Nguyên Bân con, bây giờ thầy đã khôi phục phần nào, vậy con hãy dang ra cho thầy dùng chưởng lực mới bửa tảng ngư thạch này được. Nói xong, chàng phất tay áo một cái tức thì một tiếng "Chát" nhắm vào bụng ngư thạch, đá vụn tua tủa rơi đồm độp xuống nền gạch, bụng đá chẻ làm đôi theo đường gân, tức thì chiếc hộp trong ruột tảng đá văng ra, đen thui thủi. Nguyên Bân thấy chiếc hộp sắt lòi ra, miệng bô bô la lớn:

- Sư phụ, chiếc hộp kia rồi.

Trùng Dương bước lại gần, xem xét, thấy chiếc hộp, dài hơn một thước, cao hai tấc hình trạng như cái tráp hình chữ nhật đựng sách, chàng nhấc chiếc hộp lên xem một lúc lâu, thấy toàn diện không có nắp để mở. Chiếc hộp láng lẫy không có một vết hàn nào. Chỉ thấy dưới đáy chạm mấy chữ theo lỗi triện son đỏ "Cửu Âm Chân Bổn".

Trùng Dương liền dang tay tính đánh một chưởng để mở chiếc hộp sắt, nhưng chàng lại hạ tay xuống không nỡ hủy hoại chiếc hộp. Chàng nhủ thầm:

- Nếu mình không phá vỡ chiếc hộp thì làm sao lấy được "Cửu Âm chân kinh".

Ông lăn qua lăn lại chiếc hộp sắt một hồi lâu, miệng nói lẩm bẩm:

- Chà! Chiếc hộp đẹp quá, rõ ràng là một báu vật đáng giá.

Chàng cầm chiếc hộp sắt đặt nằm trên chỗ đất bằng phẳng, hai chân đứng dang ra, vung tay áo một cái, vận nội công bửa mạnh một chưởng vào chiếc hộp.

Chưởng lực phát nổ hai tiếng "Chát, chát..." hộp sắt xoay tròn. Chàng bước đến thấy hộp sắt không chỗ nào móp méo, chàng hết sức ngạc nhiên nói:

- Năm xưa tại chùa Thiếu Lâm ta dùng một chưởng đánh ngã mười tám tượng mộc La Hán. Thế mà chiếc hộp sắt nhỏ bé như thế này mà không hề hấn gì sao? Lạ thật! Dù chiếc hộp làm bằng thép đi nữa cũng phải vỡ làm đôi.

Ông ta nhíu đôi mày lại rồi đi qua đi lại suy nghĩ...

Nguyên Bân cũng ngạc nhiên vô cùng, cậu thầm nghĩ:

- "Chưởng lực của sư phụ hùng mạnh lắm kia mà! Tại sao chiếc hộp nhỏ thế này mà lại đánh không bể?"

Chàng bèn bưng chiếc hộp lên nhìn và nói:

- Sư phụ con xem chiếc hộp này không phải bằng sắt hay bằng đá, dường như là một chất bằng sừng hay xương, chắc có lẽ là sừng hươu hay xương trâu gì đẽo thành.

Trùng Dương cười bảo:

- Không đúng! Nếu bằng sừng hay xương, tuy cứng nhưng rất dòn, không thề nào chịu nổi chưởng phong của ta! Hay là ta đem bửu kiếm chặt thử xem đứt hay không!

Trùng Dương nói đoạn rút thanh "Tùng Vân cổ định kiếm" cầm nới tay, để chiếc hộp thật ngay ngắn trên phiến đá ngư thạch, giơ kiếm thật cao, bổ mạnh xuống một nhát theo chiều dài chiếc hộp, nghe "cong" một tiếng thật thanh, tựa như tiếng đại đồng chung ngân mãi không dứt, trên nắp hộp tua tủa những ánh lửa bắn ra như hoa sao. Thầy trò Trùng Dương ngạc nhiên nhìn kỹ, chiếc hộp không hề có một vết sứt mẻ cỏn con.

Nguyên Bân vội nói:

- Sư phụ, có lẽ sư phụ chém nhẹ tay quá! Chém thêm lần nữa thử xem!

Trùng Dương chán nản đáp:

- Khỏi cần chém thêm. Kiếm ấy ta đã vận dụng tất cả chân lực rồi, dù cho là "Cửu luyện thuần can" ta chém cũng đứt ra làm hai. Nhưng hộp này chém không suy suyển chút nào có lẽ một vật chí báu khó tìm trong thiên hạ. Công phu ta không đủ sức chém vỡ nổi đâu!

Nguyên Bân cứ lẩm bẩm cho là lạ lắm, chàng cầm chiếc hộp ngắm nghía bốn bên rồi nói:

Sư phụ, con xem chất chiếc hộp này không ngoài hai chất sừng và xương, dường như nó là sừng tê giác thì phải.

Trùng Dương nghe đến hài tiếng "tê giác" như người sực tỉnh buộc miệng kêu:

- Tê giác?

Chàng giằng chiếc hộp trên tay Nguyên Bân, áp vào má xem thử, thấy hơi lạnh của chiếc hộp thấm vào da, rồi lại dùng lưỡi nếm thử, cảm thấy chót lưỡi có vị cay và đắng. Trùng Dương còn phân vân ôm chiếc hộp xuống bếp thảy ngay vào lu nước một cảnh tượng kỳ lạ liền hiện ra.

Thì ra trong lu còn hơn nửa lu nước, Trùng Dương ném chiếc hộp vào, nước trong lu bỗng dâng lên khỏi miệng lu, bọt tăm sôi lên sùng sục như bị đun sôi, trong chốc lát nước trong lu cạn không còn một giọt.

Vương Nguyên Bân cứ chắc lưỡi kều lia lịa:

- Lạ quá! Lạ quá!...

Cậu ta nhìn thân đáy lu chỉ còn trơ chiếc hộp, nhưng mặt hộp vẫn khô khan không dính lấy một giọt nước. Trùng Dương thất thanh kêu lên:

- Vật chí bửu, chí bửu! Đại sư Hải Vân Tử năm xưa dùng sừng con Chiếu Dạ Bích Thủy Tê Giác để chạm thành chiếc hộp này...

Nguyên Bân nghe Trùng Dương nói thế, trong lòng hết sức ngạc nhiên bèn hỏi:

- Sư phụ! Chiếu Dạ Bích Thủy Tê Giác là giống vật gì?

Trùng Dương bèn giải nghĩa cho cậu rõ. Tê Giác là một loại sinh vật chỉ có trong núi Tây Thủy, sừng của Tê Giác quí hơn cả châu báu ngọc ngà, Tê Giác sống trên một trăm năm màu da từ đen sẽ trở thành trắng, gọi là Bạch Tê. Sừng của con Bạch Tê còn quí hơn nữa vì nó có thể trị được bệnh, công hiệu có thể cải tử hoàn sanh, nếu Bạch Tê sống được thêm một trăm nữa màu trắng sẽ đổi xanh gọi là Thương Tê, sừng của Thương Tê kêu là Bích Thủy Tê Giác, theo lời đồn thì loại Thương Tê này mỗi khi nhảy xuống nước, mặt nước liền rẽ hai, loại Thương Tê rất hiếm nên sừng của nó là một vật kỳ bửu trên đời!

Ngoài công dụng trị lành bá bệnh, cải tử hoàn sanh ra nó còn có thể rọi sáng ban đêm, như ngọc Dạ minh châu. Không hiểu Hải Vân Tử làm sao có được vật quí như vậy để làm vật giấu Chân kinh. Và có lẽ thời gian quá lâu, sừng tê giác tự thay đổi thể chất liền lại trở thành một khối làm mất dấu vết khắp xung quanh hộp.

Dù kiếm dao sắc bén, dù lửa nóng nung nấu cách nào, cũng không làm sao suy suyển được nó.

Nguyên Bân nghe sư phụ giải nghĩa xong chàng hơi thắc mắc hỏi tiếp:

- Nếu thể chất của Bích Thủy tê giác cứng rắn như thế cho đến sư phụ dùng kiếm lẫn chưởng cũng không làm vỡ được thì ông Hải Vân Tử dùng chất gì mà đẽo nó thành hình chiếc hộp được? Con thật không hiểu nổi!

Trùng Dương nhíu mày suy nghĩ rồi đáp:

- Ta cũng không hiểu nốt, hay Hải Vân Tử có một loại thuốc đặc biệt có thể làm cho sừng tê giác mềm lại không chừng! Ngày mai ta trở về Hà Nam. Con có bằng lòng theo ta về Tung Sơn không?

Nguyên Bân cả mừng, cúi đầu làm lễ và thưa:

- Nếu sư phụ vui lòng thâu nhận, con nguyện cầm roi theo hầu dù thiên sơn vạn hải, con cũng không từ.

(Vương Nguyên Bân sau khi theo Trùng Dương lên núi Tung Sơn, luyện thành tuyệt kỹ trở nên nhân vật kỳ tài trong Toàn Chần thất tử, biệt hiệu là Ngọc Dương Tử Vương Xứ Nhứt).

Rạng ngày sau, Trùng Dương trở về nhà Vương Phúc xin cáo từ và đem chuyện thu nhận Nguyên Bân lên núi Tung Sơn để truyền thụ võ công ra thảo luận với Vương Phúc. Vương Phúc hết sức mừng rỡ, vái tạ Trùng Dương gởi gắm Nguyên Bân cho chàng.

Hai thầy trò rời khỏi Hoa Sơn, ngày đi đêm nghỉ, tới địa phận Thiểm Tây vào "Lâm Đồng Quan" Trùng Dương đưa Nguyên Bân leo lên một ngọn núi gần Lâm Đồng Quan, chàng thấy địa thế Lâm Đồng hiểm trở liền buột miệng than:

- Đồng Quan bốn phía núi cao, hình thể như chiếc miệng bình, có thể ngăn được thiên binh vạn mã, thật là một lợi điểm tranh bá đồ vương. Thật không hổ là nơi phân tranh của binh gia kim cổ.

Vương Nguyên Bân cũng thường nghe các lão bô săn bắn khi nhàn hạ đem "Tam Quốc Chí" ra bàn. Cậu nhớ đến chuyện Mã Siêu đại chiến vời Tào Tháo tại Lâm Đồng Quan. Tào Tháo phải cởi áo cắt râu chạy trối chết. Chàng định hỏi sư phụ nơi Ma Siêu đuổi Tào Tháo nằm ở chỗ nào.

Bỗng nghe tiếng nhạc ca reo vang, rồi từ quan lộ hướng Đông, một thớt ngựa phi đến như bay. Trên lưng ngựa chở một chàng thiếu niên ăn mặc theo lối tráng đinh, bên vai tả bị một vết thương lớn, máu chảy thấm Ta ngoái áo đỏ lòm. Chàng thiếu niên mệt lả nằm móp trên lưng ngựa, hái tay ôm chặt vào cổ ngựa, dường như vết thương rất nặng, nên đầu cứ gục xuống không thể cất lên nổi.

Phía sau, xa xa đuổi theo. Một người trong bọn lớn tiếng gọi:

- Thằng họ Lưu kia định chạy đi đâu? Chúng ta thề quyết bắt mi để phanh da xẻ thịt!

Nguyện Bân kéo tay Trùng Dương, nói:

- Sư phụ, con xem bọn người đuổi theo mặt mày đều rất hung ác chắc không phải là người hiền. Chúng ta mau đến giúp gã thiếu niên kia kẻo nguy!

Trùng Dương gật đầu nói:

Cứu người nguy khốn là bổn phận hành hiệp của con nhà võ. Con đứng đây đợi, đừng đi đâu, để ta xuống giúp người ấy.

Nói đoạn phẩy nhẹ tay áo, thân hình như chim xòe cánh, nhẹ nhàng bay vút xuống núi, đứng chận ngay giữa đường. Thời gian không đầy nháy mắt, sáu thớt ngựa một trước, năm người sau phóng nhanh tới như cơn giông.

Con ngựa chở thiếu niên bị thương chạy trước rất hung hãn, thấy Trùng Dương đứng chặn đường liền hí một tiếng thật lớn cất cao hai vó trước búng mạnh vào ngực Trùng Dương.

Trùng Dương không chút bối rối, khẽ tràn mình đã lướt đến bên hông ngựa, nhanh nhẹn đưa tay tả lên chộp lấy thân hình gã thiếu niên bị thương rồi kẹp nhẹ y vào nách.

Bọn người đuổi theo sau thấy thế đồng quát tháo vang rền, giục cương tiến nhanh lên.

Trùng Dương sau khi kéo được thiếu niên khỏi yên ngựa, khẽ nhún gót chân, thân hình nhẹ như chiếc tên lìa ná, vút một cái đã cao hơn ba trượng, nhảy đến một ngọn đồi đặt thiếu niên nằm êm ái xuống đất. Năm người đuổi theo sau vội nhảy xuống ngựa vây quanh ngọn đồi.

Trong bọn, một gã đại hán mày rô, mắt lộ, mặt đen như chảo sắt chỉ Trùng Dương và quát lớn:

- Lão đạo sĩ hôi hám kia từ đâu đến, dám cả gan cứu giúp kẻ thù của bổn bang? Muốn sống, khôn hồn trả kẻ ấy lại cho chúng ta. Ta sẽ tha cái mạng chó của mi!

Trùng Dương mỉm cười đáp:

- Xin lỗi liệt vị, chàng thanh niên này còn nhỏ tuổi sao lại có chuyện thù hằn với quí vị? Bức bách người thế cô sức yếu, đâu phải là hảo hán? Theo thiện ý của bần đạo, liệt vị nên buông tha chàng ta rồi quay trở về là phải hơn.

Bốn gã kia tức giận, đồng cười lên một tiếng "mốc xì!" rồi vung tay ném ra bốn mũi phi tiêu bay thẳng vào mặt Trùng Dương.

Trùng Dương xem trò trẻ con ấy ra gì, chàng đứng im chờ bốn mũi phi tiêu gần đến mặt, giơ tay quay nhanh một vòng nắm gọn bốn mũi phi tiêu trong lòng bàn tay, năm ngón tay khẽ bóp một cái, bốn mũi phi tiêu sắc bén chỉ còn là nắm bột vụn rơi lả tả xuống đất.

Năm gã đại hán lộ vẻ kinh hoàng, há hốc miệng đứng nhìn, bao nhiêu khí thế hung hăng lúc nãy đều biến đâu mất.

Gã đại hán mặt đen nói lớn:

- Mi là một tên yêu đạo phải không? Tên là gì, định dùng pháp thuật để lòe chúng ta sao?

Trùng Dương cười to bảo:

- Giữa thanh thiên bạch nhật, ta là người rõ ràng chứ đâu phải ma quỷ gì mà dùng pháp thuật để lòe người? Trí óc các ngươi kém quá thế? Các người thuộc bang nào, Bang chủ là ai? Mau nói rõ để khỏi mất hòa khí đôi bên.

Đại hán mặt đen lớn tiếng đáp:

- Lão gia của mi là hảo hán ngồi vào hàng thứ tư của Thiết Chưởng bang, ngoại hiệu là Thiết Diện Hổ, chính danh là Đỗ Hồng. Yêu đạo, mi đừng cậy chút bản lĩnh ấy mà gánh vác việc người. Mi hãy xem vật này thì biết.

Nói đoạn y lôi từ trong túi ra một vật bằng thép, hình bàn tay người, tự cao tự đại giơ cao bàn tay thép ấy lên khỏi đầu vất nghinh mặt khinh khỉnh trông thiệt đáng ghét!

Trùng Dương suốt đời bôn ba giang hồ, đối với các Bang hội chàng đều hiểu rõ. Chàng chợt nhớ đến chiếc bàn tay thép này là tín vật của Thiết Chưởng bang...

Bang hội này hoạt động trong khu vực hai hồ ở miền trung lưu sông Trường Giang. Bang chủ và thủ hạ đều là lục lâm cường đạo.

Không ngờ hôm nay vô tình đụng chạm tới chúng, Trùng Dương cho là dịp thuận tiện để trừ họa cho dân lành. Chàng bèn cười to và nói:

- Sá gì miếng thép bể ấy, đáng bao nhiêu tiền mà cũng xưng là Bang. Thiếu niên ấy ta đã nhất định cứu giúp, mặc xác tín vật nhà ngươi là thiết chưởng hay mộc chưởng! Cút ngay để ta còn thì giờ chữa chạy người lâm nạn.

Đổ Hồng giận đến mắt nổ đom đóm, gầm lên:

- Yêu đạo! Thấy tín phù của Bang chủ mà còn dám ngông nghênh vô lễ? Mi chết cũng là đáng số!

Năm người hò hét phân làm năm ngả leo lên ngọn đồi để tấn công Trùng Dương.

Trùng Dương thấy thế cười ha hả bảo:

- Thật là đồ ngu, ta giữ thể diện cho bọn ngươi, bọn ngươi lại không muốn, lên đây đề rước nhục vào thân à! Hãy về đi! Tìm thầy học thêm rồi hãy đến cũng không muộn!

Đổ Hồng từ xưa nay là kẻ tự phụ ngông cuồng, chưa hề có người dám trước mặt y buông lời khi rẻ như vậy. Y giận đến mặt đen hóa tím hét to như sấm, thôi thúc mọi người đồng loạt vũ lộng binh khí tấn công Trùng Dương tới tấp, Đổ Hồng hăng hái tiến bước tới trước, giơ đao lên khỏi đầu dùng thế "Hoa Sơn Một Cửa"

chém mạnh vào vai của địch thủ. Trùng Dương không thèm né tránh, đưa vai ra hứng lấy mũi đao uy mãnh của y. Đổ Hồng cảm thấy lưỡi đao hình như chém vào đám bông gòn mềm nhũn.

Y kinh hãi định thâu nhanh ngọn đao trỏ về, Trùng Dương mỉm cười phẩy nhẹ nửa chiết tay áo đánh vào mặt Đổ Hồng, thân hình Trùng Dương tuy mềm như bông gòn nhưng tay áo của chàng lại cứng thư sắt thép. Đỗ Hồng chỉ "Hự" được một tiếng đã văng hắt ra sau nằm chết giấc.

Bốn người còn lại thấy thế đều giật mình kinh hãi, định xông tới tấn công.

Trùng Dương cười nhạt bảo:

- Đừng dại dột tiến lên mà toi mạng! Xem bản lãnh của bần đạo!

Nói đoạn, chàng phẩy mạnh tay áo vào miếng đất trống trước mặt, cái phất ấy chàng đã thầm vận "Thái Ất huyền công" nghe "Ầm" một tiếng, cát đá theo ngọn kình phong từ tay áo phát ra, bay lên đập mạnh vào thân hình bốn tên cường đạo, trở nên lợi hại hơn cả những loại ám khí "Bồ đề tử" hay "Thiết liên tử" rất nhiều.

Bốn tên cường đạo cảm thấy khắp thân hình vừa đau rát vừa nóng bỏng, kêu la ôi ối té bò lê dưới đất. Chúng đồng thất thanh kêu lên:

- Không xong! Không xong! Tên yêu đạo này có phép thuật, chạy mau kẻo chết!

Nói đoạn, bốn người vội lốm cồm bò dậy, ôm đầu lủi mất.

Nguyên Bân thấy khoái trá vỗ tay cười ngất. Trùng Dương chờ bọn chúng chạy khỏi mới tiến tới bên gã thiếu niên bị thương. Thấy sức mặt y dã trắng bệch như tờ giấy, hôn mê bất tỉnh, hơi thở thoi thóp như sắp chết, Nguyên Bân hết sức lo âu, Trùng Dương liền nói:

- Không sao! Vì máu ra nhiều quá, nén y bất tỉnh đấy thôi. Ta cho y uống thuốc y sẽ tỉnh lại ngay.

Chàng vạch vết thương nơi vai của thiếu niên, thấy bị chém bằng ngọn sử đao nên da thịt chỗ ấy loét loét lòi cả xương ra. Nếu là người thường, bị đao chém sâu như thế, thì đã ngã xuống chết rồi, nhưng thiếu niên này vẫn còn đủ sức giục ngựa chạy trốn được, kể ra cũng là một nhân vật khác thường.

Trùng Dương vội móc ra một gói thuốc "Thái Ất Thánh Linh Tán" và một viện "Kim Thương Đại Hoàn", tự tay cho thiếu niên uống và thoa vào vết thương, đoạn băng lại kỹ lưỡng.

Hai thứ thánh dược trị nội ngoại thương của Toàn Chân phái thực là linh nghiệm. Trong giây phút, thiếu niên đã từ từ mở mắt và lẩm bẩm một mình:

- Cẩu tặc! Bọn bay đông bao nhiêu thiếu gia cũng không sợ! Tiến lên đây, đánh thêm vài trăm hiệp nữa, nếu ta sợ bọn bây ta không phải là hảo hán!


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-86)


<