(Không hiển thị 4 phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 11: | Dòng 11: | ||
}} | }} | ||
| content = | | content = | ||
− | '''Cửu Âm Chân Kinh''' ''(Hán tự: 九陰真經)'' là bộ võ công thượng thừa trong các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, đồng thời cũng là bảo vật đáng thèm muốn nhất trong võ lâm. Bộ chân kinh chứa đựng tất cả các môn võ học huyền bí thâm sâu và ảo diệu nhất bao gồm: kiếm pháp, quyền pháp, chưởng pháp, trảo pháp, khinh công, nội công tâm pháp,... Nếu luyện thành một chiêu có thể trở thành cao thủ hạng nhất, nếu luyện hết bộ có thể vô địch khắp thiên hạ. | + | '''Cửu Âm Chân Kinh''' ''(Hán tự: 九陰真經)'' là bộ võ công thượng thừa trong các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn [[:Thể loại:Kim Dung|Kim Dung]], đồng thời cũng là bảo vật đáng thèm muốn nhất trong võ lâm. Bộ chân kinh chứa đựng tất cả các môn võ học huyền bí thâm sâu và ảo diệu nhất bao gồm: kiếm pháp, quyền pháp, chưởng pháp, trảo pháp, khinh công, nội công tâm pháp,... Nếu luyện thành một chiêu có thể trở thành cao thủ hạng nhất, nếu luyện hết bộ có thể vô địch khắp thiên hạ. |
== Đặc điểm == | == Đặc điểm == | ||
Dòng 28: | Dòng 28: | ||
=== Nguồn gốc === | === Nguồn gốc === | ||
==== Ấn bản đầu tiên ==== | ==== Ấn bản đầu tiên ==== | ||
− | Trong ấn bản đầu tiên của ''[[Anh hùng xạ điêu]]'', có nói rằng Cửu Âm Chân Kinh và Cửu Dương Chân Kinh được "Đông Thổ đệ nhất đại tổ sư" Bồ Đề Đạt Ma viết nên. Tương truyền rằng Bồ Đề Đạt Ma đi đến phương đông, so tài với các cao thủ ở Trung Nguyên, cả hai phe có thắng có bại. Sau đó ông quay về và ngồi trực diện trước một bức tường trong chín năm, nghiên cứu thành công tinh hoa của võ học và viết chúng thành hai cuốn sách. Trong đó, Cửu Âm Chân Kinh ghi lại các chiêu thức võ học còn Cửu Dương Chân Kinh ghi lại các bí quyết về nội công. | + | Trong ấn bản đầu tiên của ''[[Anh hùng xạ điêu]]'', có nói rằng Cửu Âm Chân Kinh và [[wiki:Cửu Dương Chân Kinh]] được "Đông Thổ đệ nhất đại tổ sư" Bồ Đề Đạt Ma viết nên. Tương truyền rằng Bồ Đề Đạt Ma đi đến phương đông, so tài với các cao thủ ở Trung Nguyên, cả hai phe có thắng có bại. Sau đó ông quay về và ngồi trực diện trước một bức tường trong chín năm, nghiên cứu thành công tinh hoa của võ học và viết chúng thành hai cuốn sách. Trong đó, Cửu Âm Chân Kinh ghi lại các chiêu thức võ học còn Cửu Dương Chân Kinh ghi lại các bí quyết về nội công. |
==== Ấn bản thứ hai có chỉnh sửa ==== | ==== Ấn bản thứ hai có chỉnh sửa ==== | ||
Dòng 67: | Dòng 67: | ||
Vào những năm Thuận Đế, Chu Chỉ Nhược, chưởng môn đời thứ tư của phái Nga Mi, đã đem hai thanh Ỷ Thiên Kiếm và Đồ Long Đao chém vào nhau để lấy được Cửu Âm Chân Kinh bên trong. Bởi vì Chu Chỉ Nhược muốn luyện thật nhanh trong khoảng thời gian ngắn mà chưa lĩnh hội được triệt để nội dung của chân kinh, như cặp Hắc Phong Song Sát năm xưa, nên đã đi vào con đường tà đạo luyện thành thứ võ công Cửu Âm Bạch Cốt Trảo hung ác đánh bại các anh hùng tại đại hội Thiếu Lâm. Vì muốn giết người diệt khẩu nên Chu Chỉ Nhược tính giết Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, nhưng cô ta đã bị Hoàng Sam Nữ Tử, hậu nhân của Dương Quá, ngăn cản kịp thời, và dễ dàng đánh bại Chu Chỉ Nhược bằng chiêu Tồi Kiên Thần Trảo chính thống trong chân kinh. Sau khi nội lực của Chu Chỉ Nhược bị Huyền Minh Thần Chưởng làm cho tổn thương, giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ đã lấy Cửu Dương Thần Công trị liệu cho cô ta. Và trong lúc đó, nhân cơ hội, công chúa Mông Cổ Triệu Mẫn đã đánh cắp Cửu Âm Chân Kinh, rồi cuối cùng rơi vào tay Trương Vô Kỵ. | Vào những năm Thuận Đế, Chu Chỉ Nhược, chưởng môn đời thứ tư của phái Nga Mi, đã đem hai thanh Ỷ Thiên Kiếm và Đồ Long Đao chém vào nhau để lấy được Cửu Âm Chân Kinh bên trong. Bởi vì Chu Chỉ Nhược muốn luyện thật nhanh trong khoảng thời gian ngắn mà chưa lĩnh hội được triệt để nội dung của chân kinh, như cặp Hắc Phong Song Sát năm xưa, nên đã đi vào con đường tà đạo luyện thành thứ võ công Cửu Âm Bạch Cốt Trảo hung ác đánh bại các anh hùng tại đại hội Thiếu Lâm. Vì muốn giết người diệt khẩu nên Chu Chỉ Nhược tính giết Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, nhưng cô ta đã bị Hoàng Sam Nữ Tử, hậu nhân của Dương Quá, ngăn cản kịp thời, và dễ dàng đánh bại Chu Chỉ Nhược bằng chiêu Tồi Kiên Thần Trảo chính thống trong chân kinh. Sau khi nội lực của Chu Chỉ Nhược bị Huyền Minh Thần Chưởng làm cho tổn thương, giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ đã lấy Cửu Dương Thần Công trị liệu cho cô ta. Và trong lúc đó, nhân cơ hội, công chúa Mông Cổ Triệu Mẫn đã đánh cắp Cửu Âm Chân Kinh, rồi cuối cùng rơi vào tay Trương Vô Kỵ. | ||
− | Trong ấn bản mới sửa đổi, nó được đổi thành hai tấm sắt đen, một tấm cho biết vị trí của Đào Hoa Đảo, tấm còn lại là bản đồ của Đào Hoa Đảo. Cửu Âm Chân Kinh, Hàng Long Thập Bát Chưởng và Võ Mục Di Thư được giấu ở trung tâm của Đào Hoa Đảo. Vì Kim Dung cảm thấy không hợp lý khi cho cuốn sách nằm bên trong thanh kiếm, vì nó sẽ bị cháy khi thanh kiếm được đúc nên ông đã đổi nó thành một tấm sắt. | + | Trong ấn bản mới sửa đổi, nó được đổi thành hai tấm sắt đen, một tấm cho biết vị trí của Đào Hoa Đảo, tấm còn lại là bản đồ của Đào Hoa Đảo. Cửu Âm Chân Kinh, [[wiki:Hàng Long Thập Bát Chưởng]] và Võ Mục Di Thư được giấu ở trung tâm của Đào Hoa Đảo. Vì Kim Dung cảm thấy không hợp lý khi cho cuốn sách nằm bên trong thanh kiếm, vì nó sẽ bị cháy khi thanh kiếm được đúc nên ông đã đổi nó thành một tấm sắt. |
== Võ công trong chân kinh == | == Võ công trong chân kinh == | ||
Dòng 129: | Dòng 129: | ||
*Đại Phục Ma Quyền Pháp | *Đại Phục Ma Quyền Pháp | ||
− | :Là tuyệt kỹ thi triển quyền pháp dũng mãnh và uy lực, chiêu thức thì ảo diệu vô cùng. Trong ''Thần điêu hiệp lữ'', Chu Bá Thông sử dụng Đại Phục Ma Quyền Pháp để đối kháng với Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng của Dương Quá. | + | :Là tuyệt kỹ thi triển quyền pháp dũng mãnh và uy lực, chiêu thức thì ảo diệu vô cùng. Trong ''Thần điêu hiệp lữ'', Chu Bá Thông sử dụng Đại Phục Ma Quyền Pháp để đối kháng với [[wiki:Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng]] của Dương Quá. |
*Thủ Huy Ngũ Quyền | *Thủ Huy Ngũ Quyền | ||
Dòng 152: | Dòng 152: | ||
== Xem thêm == | == Xem thêm == | ||
− | *Cửu Dương Chân Kinh | + | *[[wiki:Cửu Dương Chân Kinh]] |
*[[Anh hùng xạ điêu]] | *[[Anh hùng xạ điêu]] | ||
*[[Thần điêu hiệp lữ]] | *[[Thần điêu hiệp lữ]] |
Bản hiện tại lúc 17:02, ngày 7 tháng 1 năm 2022
Truyện | Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Ỷ Thiên Đồ Long ký |
---|---|
Môn phái | Không môn không phái |
Loại hình | Võ học bí kíp |
Người sáng lập | Hoàng Thường |
Nhân vật liên quan | Hoàng Dược Sư (chỉ nhìn không luyện) Chu Bá Thông Quách Tĩnh Hoàng Dung Hồng Thất Công Vương Trùng Dương (chỉ nhìn không luyện) Âu Dương Phong (luyện nghịch) Đoàn Trí Hưng/Nhất Đăng đại sư (phiên dịch tiếng Phạn) Mai Siêu Phong (luyện sai) Trần Huyền Phong (luyện sai) Dương Khang (luyện sai) Dương Quá Tiểu Long Nữ Chu Chỉ Nhược (luyện sai) Tống Thanh Thư (luyện sai) Hoàng Sam Nữ Tử |
Thư tịch | Cửu Âm Chân Kinh |
Cách luyện | Đọc kinh văn |
Cửu Âm Chân Kinh (Hán tự: 九陰真經) là bộ võ công thượng thừa trong các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, đồng thời cũng là bảo vật đáng thèm muốn nhất trong võ lâm. Bộ chân kinh chứa đựng tất cả các môn võ học huyền bí thâm sâu và ảo diệu nhất bao gồm: kiếm pháp, quyền pháp, chưởng pháp, trảo pháp, khinh công, nội công tâm pháp,... Nếu luyện thành một chiêu có thể trở thành cao thủ hạng nhất, nếu luyện hết bộ có thể vô địch khắp thiên hạ.
Đặc điểm
Cửu Âm Chân Kinh được xem là một quyển võ học toàn diện, ghi chép nhiều nguyên lý võ học thượng thừa, bao gồm rất nhiều ngoại công chiêu thức cùng nội công tâm pháp. Trong số đó phần quan trọng nhất là Tổng Cương do Hoàng Thường đúc kết ra từ những nguyên lý võ học của mình, ông viết nó bằng tiếng Phạn để đề phòng chân kinh rơi vào tay kẻ gian ác.
Ngoài Hoàng Thường, người sáng lập ra các môn võ học được ghi trong Cửu Âm Chân Kinh, thì người duy nhất trên giang hồ học hết bộ chân kinh chính là Quách Tĩnh, kế đến là lão ngoan đồng Chu Bá Thông (ông không hiểu được phần Tổng Cương bằng tiếng Phạn). Ngoài ra còn có Bắc Cái Hồng Thất Công, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Nhất Đăng đại sư, Mai Siêu Phong, Dương Khang, Hoàng Dung, Dương Quá, Tiểu Long Nữ, Chu Chỉ Nhược... từng tu luyện qua một phần chân kinh bên trong.
Trong đó phải kể đến Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong đã luyện Cửu Âm Chân Kinh quyển hạ chỉ trong thời gian ngắn mà đã có thể tung hoành giang hồ, còn Chu Chỉ Nhược thì tu luyện chưa tới một năm cũng trở thành cao thủ, chỉ kém Trương Vô Kỵ và Hoàng Sam Nữ Tử. Thậm chí ngay cả Âu Dương Phong luyện chân kinh nghịch (bị Hoàng Dung cố ý truyền thụ sai khẩu pháp), cuối cùng dù trở nên điên dại nhưng cũng đã làm gân mạch nghịch chuyển, tại Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ hai, liên tiếp sử dụng những quái chiêu đánh bại ba người Quách Tĩnh, Hoàng Dược Sư và Hồng Thất Công, được bọn họ ngầm thừa nhận là thiên hạ đệ nhất, đủ thấy chân kinh mạnh đến dường nào. Còn Trung Thần Thông Vương Trùng Dương chỉ dùng một phần rất nhỏ của chân kinh mà đã phá giải được Ngọc Nữ Tâm Kinh do tổ sư Lâm Triều Anh của Phái Cổ Mộ sáng tạo ra. Vì thế đã lưu truyền bài thơ:
Ngọc Nữ Tâm Kinh,
Kỹ áp Toàn Chân,
Trùng Dương nhất sinh,
Bất nhược vu nhân.
Xuất hiện
Nguồn gốc
Ấn bản đầu tiên
Trong ấn bản đầu tiên của Anh hùng xạ điêu, có nói rằng Cửu Âm Chân Kinh và Cửu Dương Chân Kinh được "Đông Thổ đệ nhất đại tổ sư" Bồ Đề Đạt Ma viết nên. Tương truyền rằng Bồ Đề Đạt Ma đi đến phương đông, so tài với các cao thủ ở Trung Nguyên, cả hai phe có thắng có bại. Sau đó ông quay về và ngồi trực diện trước một bức tường trong chín năm, nghiên cứu thành công tinh hoa của võ học và viết chúng thành hai cuốn sách. Trong đó, Cửu Âm Chân Kinh ghi lại các chiêu thức võ học còn Cửu Dương Chân Kinh ghi lại các bí quyết về nội công.
Ấn bản thứ hai có chỉnh sửa
Thời vua Tống Huy Tông vào những năm Chính Hòa, hạ chỉ ra lệnh cho một người thợ viết sách thông minh tên Hoàng Thường viết nên bộ sách Vạn Thọ Đạo Tạng của Đạo gia, được chia thành 5481 quyển. Bởi vì chuyện viết sách cho vua rất hệ trọng nên Hoàng Thường sợ phạm phải sai lầm chết người, nên ông đã bỏ ra nhiều năm cẩn thận chỉnh sửa tỉ mỉ, vô tình trở nên tinh thông Đạo học, và lĩnh hội được võ học tinh thâm. Sau một thời gian dài tu luyện, ông trở thành một cao thủ võ học.
Sau đó, theo thánh chỉ của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân tiêu diệt Minh Giáo, do Minh Giáo có quá nhiều cao thủ nên quân của Hoàng Thường bị đại bại, lúc này ông đã tự thân xuất chiến giết được nhiều cao thủ và sứ giả của Minh Giáo. Đâu ngờ được trong số những người mà ông ta giết có vài người là đệ tử của các danh môn đại phái trong võ lâm, nên bị các đại phái trả thù. Do đối thủ quá đông nên ông không chống nổi, kết quả là cả nhà Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công, nhớ lại từng chiêu thức của kẻ thù rồi nghĩ cách phá giải chúng.
Sau hơn bốn mươi năm tu luyện, Hoàng Thường xuống núi với ý định trả thù nhưng ông phát hiện ra tất cả kẻ thù đều đã chết. Nhận thấy thời gian của mình không còn bao lâu nữa, ông đã viết hết những kiến thức võ học Đạo gia mà cả đời mình lĩnh hội được thành bộ Cửu Âm Chân Kinh gồm hai quyển.
Chân kinh bị thất lạc
Hoàng Thường trước khi chết đã cất giấu kinh thư ở một nơi vô cùng bí mật, sau này bị thiên hạ phát hiện ra quyển kinh này, ai học võ công cũng đều muốn đoạt được, giang hồ tranh chấp nhau không ngừng, chân kinh liên tục đổi chủ, sau đó thì không rõ tin tức.
Tái xuất hiện ở Hoa Sơn
Trong sự kiện Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất, Thiên Hạ Ngũ Tuyệt, tức Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong, Đoàn Trí Hưng, Hồng Thất Công và Vương Trùng Dương, thống nhất với nhau rằng ai thắng sẽ giành được Cửu Âm Chân Kinh. Trải qua bảy ngày bảy đêm đại chiến, Vương Trùng Dương đã chiến thắng. Ông định đốt sách để tránh chuyện tàn sát trong võ lâm, nhưng lại tiếc công người xưa nên giấu quyển sách đi. Trước khi chết, ông đã giao Cửu Âm Chân Kinh cho sư đệ của mình là Chu Bá Thông.
Khắc trong cổ mộ
Trong quá trình đi thăm Lâm Triều Anh khi bà qua đời, Vương Trùng Dương biết được bà đã tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh có tác dụng khắc chế võ công của Toàn Chân Giáo, thì không ngừng thán phục. Sau đó, ông tự giam mình trong núi ba năm để tìm cách phá giải Ngọc Nữ Tâm Kinh nhưng không được. Mãi sau này đến khi đoạt được Cửu Âm Chân Kinh thì ông mới tìm được cách phá giải. Ông đem một phần võ học của chân kinh tạc trong cổ mộ bên dưới Trung Nam Sơn để chứng tỏ rằng ông có phương pháp khắc chế Ngọc Nữ Tâm Kinh. Nhiều năm sau, nó đã được đôi phu thê Dương Quá, Tiểu Long Nữ và hậu nhân của họ học được.
Bị trộm
Sau khi Chu Bá Thông đem quyển thượng của Cửu Âm Chân Kinh chôn giấu, và trong lúc chuẩn bị chôn quyển hạ, ông gặp đôi phu thê Hoàng Dược Sư mới cưới. Trong lúc so tài ném đá với Hoàng Dược Sư, thê tử của Hoàng Dược Sư là Phùng Hành vô tình phát hiện và đọc được quyển hạ của Cửu Âm Chân Kinh. Dựa vào tài năng bẩm sinh là có thể nhớ hết được những gì đã đọc qua dù chỉ một lần, Phùng Hành đã sao chép lại một bản sao và giao cho Hoàng Dược Sư. Trong ấn bản thứ hai, Phùng Hành lừa rằng cuốn sách do Chu Bá Thông đang giữ chẳng qua chỉ là một cuốn sách số học mà tất cả trẻ em ở Giang Nam đều biết và thuộc lòng. Chu Bá Thông tin rằng đó là sự thật, cho rằng quyển hạ của chân kinh đã bị Âu Dương Phong đánh tráo, tức giận đến mức tiêu hủy kinh sách ngay tại chỗ. (trong ấn bản mới được chỉnh sửa, khi Chu Bá Thông đang xé trang bìa, thì ông nhận thấy sắc mặt của Hoàng Dược Sư tỏ ra khác thường, cuối cùng quyết định không phá hủy quyển hạ của chân kinh)
Không lâu sau, hai đồ đệ của Hoàng Dược Sư là Mai Siêu Phong và Trần Huyền Phong phản bội sư môn, đánh cắp bản sao của quyển hạ Cửu Âm Chân Kinh và rời khỏi Đào Hoa Đảo. Hoàng Dược Sư tức giận liền đem tất cả các đệ tử của mình ra phạt và đuổi ra khỏi Đào Hoa Đảo. Phùng Hành, hiện đang mang thai, một lần nữa âm thầm viết lại quyển hạ của Cửu Âm Chân Kinh cho Hoàng Dược Sư, nhưng do đã trải qua một thời gian dài nên hầu như trí nhớ đã bị lãng quên. Do quá cố gắng nhớ lại chân kinh nên bà đã dần kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, cuối cùng bị sinh khó, sinh ra Hoàng Dung và qua đời ngay sau đó.
Sau khi Trần Phong và Mai Phong rời khỏi Đào Hoa Đảo, bởi vì họ không thấu hiểu hết huyền cơ của Đạo giáo, nên Trần Huyền Phong chỉ có thể dựa vào năng lực của chính mình để giải thích, rồi truyền đạt lại cho Mai Siêu Phong. Chính vì hiểu sai ý nghĩa của tâm kinh, nên cả hai đã dùng "năm ngón tay cắm vào sọ người" hay các phương thức "dùng độc thạch tín"... Cuối cùng luyện thành thứ võ công độc ác tàn nhẫn Cửu Âm Bạch Cốt Trảo và Tồi Tâm Chưởng, trở thành "Hắc Phong Song Sát" khét tiếng trên giang hồ. Hai người đã khổ luyện công phu rất mạnh, không sợ bất cứ vũ khí gì. Nhưng mỗi người đều có một tử huyệt, khi bị đánh trúng sẽ chết. "Đồng thi" Trần Huyền Phong là rốn, "Sắt thi" Mai Siêu Phong thì ở dưới lưỡi. Trong cuộc đụng độ ban đêm tại vùng núi hoang ở Mông Cổ, mặc dù Trần Huyền Phong đã dùng Cửu Âm Bạch Cốt Trảo và Tồi Tâm Chưởng giết chết Trương A Sinh của Giang Nam Thất Quái, nhưng sau đó hắn đã bị giết bởi Quách Tĩnh, lúc này chỉ mới sáu tuổi. Cậu đã dùng dao đâm trúng tử huyệt của hắn. Mai Siêu Phong, bị đánh mù mắt, liền trốn vô Triệu vương phủ của nước Kim để tránh cừu gia truy sát. Tại đây, ả nhận Hoàn Nhan Khang (tức Dương Khang) làm đồ đệ rồi truyền thụ Cửu Âm Bạch Cốt Trảo.
Quách Tĩnh đoạt được
Trần Huyền Phong đem quyển hạ của chân kinh xăm lên trên người rồi hủy đi bản giấy. Trước khi chết hắn đã thông báo cho Mai Siêu Phong biết vị trí của mảnh da chứa chân kinh. Sau khi về tay Mai Siêu Phong, trong trận giao chiến với Giang Nam Lục gia trang, mảnh da người này đã bị "Diệu thủ thư sinh" Chu Thông đánh cắp, rồi trao nó cho Quách Tĩnh. Nhưng lúc đó Quách Tĩnh lại không rõ nguồn gốc của mảnh da người này. Sau đó Chu Bá Thông quan sát mảnh da trên tay Quách Tĩnh rồi đọc nội dung văn tự trên đó thì biết được rằng đây chính là quyển hạ của chân kinh bị thất lạc. (ấn bản mới sau này sửa lại thì nói rằng đây chính là bản giấy gốc)
Sau đó trong thạch động trên Đào Hoa Đảo, Chu Bá Thông đã ghẹo Quách Tĩnh, nên đem cả bộ Cửu Âm Chân Kinh quyển thượng và quyển hạ dạy cho hắn ta, nhưng lại không nói cho hắn biết đây chính là Cửu Âm Chân Kinh. Sau đó trước mặt Hoàng Dược Sư hủy đi hai quyển chân kinh, cười lớn rồi nói rằng muốn luyện được hoàn chỉnh bộ chân kinh thì hãy tìm Quách Tĩnh vì hắn đã thuộc lòng. Gián tiếp gây nên chuyện Hoàng Dược Sư hiểu lầm Quách Tĩnh muốn độc chiếm riêng chân kinh, nên không chấp nhận hắn trở thành con rể.
Về sau, Âu Dương Phong bắt Hồng Thất Công và Hoàng Dung, với ý đồ buộc Quách Tĩnh chép lại Cửu Âm Chân Kinh, nhưng Hồng Thất Công đã bí mật ra lệnh cho Quách Tĩnh truyền thụ khẩu pháp bị ngược, còn Hoàng Dung thì chế thêm vô. Cuối cùng Âu Dương Phong vì luyện khẩu pháp sai nên bị tẩu hỏa nhập ma, nhưng võ công thì lại tăng thêm bội phần. Tại Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ hai, hắn dùng quái chiêu đánh bại được ba người Quách Tĩnh, Hoàng Dược Sư và Hồng Thất Công, đạt được danh hiệu thiên hạ đệ nhất. Nhưng ngay lúc đó liền bị cô nàng Hoàng Dung lém lỉnh dẻo mồm mà nói cho hóa điên, quên luôn tên của mình. Sau này Hoàng Dung và Quách Tĩnh đều thành thạo được võ học trong chân kinh.
Tổng Cương của Cửu Âm Chân Kinh được Hoàng Thường cố ý viết bằng tiếng Phạn (dịch từ tiếng Hán ra), rồi sau này được Nhất Đăng đại sư dịch lại sang tiếng Hán. Quách Tĩnh liền có thể lĩnh ngộ được rằng Cửu Âm Chân Kinh phải chú ý đến sự tương sinh của âm dương khi luyện công, cả cương lẫn nhu đều quan trọng. Nhất Đăng đại sư cùng Hồng Thất Công kết hợp với trị thương, hai người họ chỉ bảo cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung luyện thành Cửu Âm Chân Kinh Tổng Cương.
Giấu trong Ỷ Thiên Kiếm
Nhiều năm sau, Mông Cổ xâm lược nhà Tống và thành Tương Dương sắp thất thủ, Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã giấu Cửu Âm Chân Kinh trong Ỷ Thiên Kiếm, và trao thanh kiếm cho con gái của họ là Quách Tường để sau này khôi phục đất nước. Sau này, Quách Tường sáng lập phái Nga Mi, Ỷ Thiên Kiếm mặc nhiên trở thành bảo vật trấn phái, bí mật về Cửu Âm Chân Kinh ẩn trong thanh kiếm chỉ có các đời chưởng môn của phái mới biết được.
Vào những năm Thuận Đế, Chu Chỉ Nhược, chưởng môn đời thứ tư của phái Nga Mi, đã đem hai thanh Ỷ Thiên Kiếm và Đồ Long Đao chém vào nhau để lấy được Cửu Âm Chân Kinh bên trong. Bởi vì Chu Chỉ Nhược muốn luyện thật nhanh trong khoảng thời gian ngắn mà chưa lĩnh hội được triệt để nội dung của chân kinh, như cặp Hắc Phong Song Sát năm xưa, nên đã đi vào con đường tà đạo luyện thành thứ võ công Cửu Âm Bạch Cốt Trảo hung ác đánh bại các anh hùng tại đại hội Thiếu Lâm. Vì muốn giết người diệt khẩu nên Chu Chỉ Nhược tính giết Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, nhưng cô ta đã bị Hoàng Sam Nữ Tử, hậu nhân của Dương Quá, ngăn cản kịp thời, và dễ dàng đánh bại Chu Chỉ Nhược bằng chiêu Tồi Kiên Thần Trảo chính thống trong chân kinh. Sau khi nội lực của Chu Chỉ Nhược bị Huyền Minh Thần Chưởng làm cho tổn thương, giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ đã lấy Cửu Dương Thần Công trị liệu cho cô ta. Và trong lúc đó, nhân cơ hội, công chúa Mông Cổ Triệu Mẫn đã đánh cắp Cửu Âm Chân Kinh, rồi cuối cùng rơi vào tay Trương Vô Kỵ.
Trong ấn bản mới sửa đổi, nó được đổi thành hai tấm sắt đen, một tấm cho biết vị trí của Đào Hoa Đảo, tấm còn lại là bản đồ của Đào Hoa Đảo. Cửu Âm Chân Kinh, Hàng Long Thập Bát Chưởng và Võ Mục Di Thư được giấu ở trung tâm của Đào Hoa Đảo. Vì Kim Dung cảm thấy không hợp lý khi cho cuốn sách nằm bên trong thanh kiếm, vì nó sẽ bị cháy khi thanh kiếm được đúc nên ông đã đổi nó thành một tấm sắt.
Võ công trong chân kinh
Cửu Âm Chân Kinh chính là tập hợp tinh túy Đạo gia mà sáng tạo ra, phân làm hai quyển: thượng - hạ, thượng tu nội công, hạ chủ chiêu thức.
Chân kinh bác đại tinh thâm, uy lực khôn cùng vô hạn, có giới hạn cũng là ở ngộ tính và trí tuệ của người luyện. Cho nên có nhiều người cùng luyện nhưng chung quy thực lực hoàn toàn khác nhau.
Quyển thượng
Bao gồm đạo lý thâm ảo của Đạo gia từ đó đúc kết thành bí kíp rèn luyện nội công căn bản, tiêu biểu đoạn mở đầu trong quyển thượng có câu "Đạo của trời là cắt cái có thừa bù vào chỗ không đủ, cho nên hư có thể thắng thực, không đủ có thể thắng có thừa" lấy ý "Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt" từ Đạo Đức Kinh của Lão Tử.
- Bắc Đẩu Đại Pháp
- Cửu Âm Chân Kinh đã nhiều lần đề cập rằng đây là phương pháp căn cơ để tu luyện võ công thượng thừa. Bắc Đẩu Đại Pháp được ghi chép trong kinh rất vi diệu và thâm sâu, và rất khó hiểu. Quách Tĩnh thấy Toàn Chân Thất Tử thi triển Thiên Cương Bắc Đẩu Trận, tận mắt chứng kiến võ công của Đạo gia để xác nhận rằng võ học bên trong Cửu Âm Chân Kinh bắt nguồn từ Đạo giáo, mọi thứ như hòa hợp với nhau và ngộ ra rất nhiều điều bổ ích.
- Khi đấu với Cừu Thiên Nhận, Quách Tĩnh võ công khi đó kém khá xa Cừu Thiên Nhận nhưng đã dựa vào tuyệt kỹ này để so tài với Cừu Thiên Nhận và chỉ kém nửa bậc.
- Dịch Cân Đoán Cốt Thiên
- Mặc dù là nội công căn bản nhưng lại hết sức quan trọng, hầu hết võ công bên trong Cửu Âm Chân Kinh đều dùng môn nội công này làm căn cơ. Sau khi luyện thành, sẽ thúc đẩy các kỹ năng, chiêu thức... và những mặt khác tiến bộ nhanh chóng. Dịch Cân Đoán Cốt Thiên có thể rèn luyện gân cốt, mở rộng kinh mạch, gia tăng nội lực...
- Liệu Thương Thiên
- Liệu Thương Thiên là để trị thương và cũng có thể được sử dụng để gia tăng công lực. Vì những người có thể luyện được Cửu Âm Chân Kinh đều phải có tu vi nhất định, nên việc chữa trị ngoại thương không được đề cập nhiều, chủ yếu là nội thương, dùng chân khí điều trị chân nguyên, chữa trị nội thương. (→ Anh hùng xạ điêu - Hồi 24)
- Điểm Huyệt Thiên
- Trong truyện chỉ trình bày đại khái về các huyệt đạo, không mô tả chi tiết chiêu thức.
- Giải Huyệt Bí Quyết
- Là tuyệt kỹ có thể giúp người luyện giải huyệt đạo, có tác dụng khai thông huyệt đạo, cũng có thể tự giải huyệt cho bản thân. (→ Thần điêu đại hiệp - Hồi 19)
- Trong Thần điêu hiệp lữ, khi bị Lý Mạc Sầu điểm huyệt, Tiểu Long Nữ đã dùng phương pháp này để tự giải huyệt cho bản thân.
- Bế Khí Bí Quyết
- Là nội công của Đạo gia, dùng tuyệt kỹ này có thể nhịn thở rất lâu. Nó có thể làm tăng khả năng kháng cự, giống như cương thi, bất khả xâm phạm, vận công một hồi sẽ có khí nóng phát ra. Nếu xuất thủ lúc đang nhịn thở thì chiêu thức sẽ càng nhanh hơn. Nếu chiến đấu ở dưới nước thì sẽ càng chiếm thế thượng phong. (→ Thần điêu đại hiệp - Hồi 19)
- Trong Thần điêu hiệp lữ, Dương Quá và Tiểu Long Nữ đã nhiều lần dùng tuyệt kỹ này ra vào Cổ Mộ bằng đường dưới nước, sau khi cửa chính bị đóng lại.
- Thu Cân Súc Cốt Pháp
- Tại đại hội Quân Sơn, Quách Tĩnh đã dùng kỹ năng này để thoát khỏi dây trói. Vốn là tuyệt kỹ của Ngũ Môn, khi luyện đến cảnh giới cao, có thể thu nhỏ cơ thể lại thành một thực thể rất nhỏ, có thể nhanh chóng hạ gục nhiều kẻ địch để thoát thân. Đây là tuyệt kỹ để cứu mạng và bảo vệ chính mình.
- Tương tự như môn võ công Súc Cốt Công nhưng xảo diệu hơn, khác ở chỗ Súc Cốt Công chỉ là sắp xếp lại xương cho gọn, còn Thu Cân Súc Cốt Pháp có thể thu nhỏ lại các xương trong cơ thể, làm cho cơ thể chui qua được các chỗ hẹp.
- Di Hồn Đại Pháp
- Đây là tuyệt kỹ hấp thụ tâm trí, khiến kẻ địch rơi vào ảo giác, mất đi lý trí, nó tương tự như thuật thôi miên ngày nay, có thể dùng để đối phó với những đối thủ có võ công cao cường, nhưng tâm trí không kiên định. Thực tế, tuyệt kỹ này hiếm khi được sử dụng, vì nếu không cẩn thận, đối thủ mà có tâm trí tinh thần vững vàng, nội lực cao cường phản kích lại, thì người thi triển tuyệt kỹ này sẽ bị chế ngự ngược lại. Tại đại hội Quân Sơn, Hoàng Dung đã dùng nó để khắc chế Bành trưởng lão.
- Xà Hành Ly Phiên
- Thi triển trong trường hợp lăn lộn trên mặt đất, người dùng trở nên nhanh nhẹn một cách lạ thường, dùng để tránh né đối thủ tấn công, dựa theo cách di chuyển của loài rắn mà sáng tạo ra. Trên Đào Hoa Đảo, Chu Bá Thông tránh được chiêu pháp của Hoàng Dược Sư cũng nhờ thi triển tuyệt kỹ này.
- Phi Nhứ Kình
- Đây là một tuyệt kỹ tài tình có thể biến sức công kích mạnh mẽ của đối phương trở nên hư vô. Quách Tĩnh đã dùng tuyệt kỹ này để hóa giải chiêu thức của Âu Dương Phong. (→ Anh hùng xạ điêu - Hồi 38)
- Thượng Thiên Thê
- Dùng tuyệt kỹ này cùng một lúc có thể nhảy được hai hoặc ba bước, giống chiêu Kim Nhạn Công của Toàn Chân Giáo, có thể nhảy cao hơn một trượng.
- Tổng Cương
- Này là Tổng Cương của Cửu Âm Chân Kinh và là chương cuối cùng của quyển thượng.
- Được viết bằng tiếng Phạn, trong ấn bản đầu tiên, người viết là Bồ Đề Đạt Ma, nên không có gì bàn cãi, nhưng ở ấn bản thứ hai thì mục đích Hoàng Thường viết bằng tiếng Phạn là để đề phòng Cửu Âm Chân Kinh rơi vào tay kẻ xấu. Tổng Cương của Cửu Âm Chân Kinh cực kỳ thâm thúy, có khả năng biến những thứ huyền ảo hay tương tự mà người tu luyện gặp phải thành sức mạnh thần thông.
- Trong ấn bản mới sửa đổi đã chỉnh lại việc Cửu Âm Chân Kinh quá chú trọng võ công của Đạo giáo thiên về âm nhu, và nhận ra rằng cảnh giới tối cao của võ học là phải chú trọng cả âm lẫn dương, thì uy lực sẽ mạnh mẽ vô cùng.
Quyển hạ
Cửu Âm Chân Kinh chứa không ít võ công nham hiểm và độc ác, tất cả đều bắt nguồn từ kẻ thù của Hoàng Thường. Hoàng Thường nếu muốn tìm ra cách phá giải thì phải luyện thành trước, vì vậy cả luyện thức lẫn phá thức đều được chép thành kinh, cốt yếu của chân kinh là dạy người luyện khắc chế võ công tà ác, chứ không phải theo con đường tà đạo. Ác pháp dễ luyện nhưng khó phá, phương pháp khắc chế phải dựa vào nội lực được ghi chép trong quyển thượng.
- Đại Phục Ma Quyền Pháp
- Là tuyệt kỹ thi triển quyền pháp dũng mãnh và uy lực, chiêu thức thì ảo diệu vô cùng. Trong Thần điêu hiệp lữ, Chu Bá Thông sử dụng Đại Phục Ma Quyền Pháp để đối kháng với Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng của Dương Quá.
- Thủ Huy Ngũ Quyền
- Chứng kiến việc Tiểu Long Nữ và Âu Dương Phong chạm tay nhau đấu khí, biết công lực của sư phụ kém xa nghĩa phụ, sau một thời gian cô ấy sẽ bị nội thương, nên ngay lập tức Dương Quá duỗi năm ngón tay ra và vuốt khuỷu tay của Âu Dương Phong rồi nhẹ nhàng phất một cái. Tuy rằng Dương Quá luyện chưa thành thạo, nhưng chọn đúng điểm, nên làm cho cánh tay Âu Dương Phong cảm thấy tê dại, toàn thân suy yếu.
- Tồi Kiên Thần Trảo
- Đây là loại võ công thượng thừa có trong Cửu Âm Chân Kinh, trong các tác phẩm của Kim Dung chỉ có Hoàng Sam Nữ Tử sử dụng loại võ công này.
- Chu Chỉ Nhược, chưởng môn đời thứ tư của phái Nga Mi, cũng nóng lòng muốn nhanh chóng luyện thành mà tu luyện Cửu Âm Bạch Cốt Trảo, trong lúc chuẩn bị giết Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn thì bị Hoàng Sam Nữ Tử dùng Tồi Kiên Thần Trảo dễ dàng khắc chế.
- Bạch Mãng Tiên Pháp
- Đây là loại võ công có trong Cửu Âm Chân Kinh và được kẻ thù của Hoàng Thường sử dụng, dễ tu luyện và học nhanh hơn, Mai Siêu Phong sử dụng roi thép mạ bạc để tu luyện, rồi sau này Chu Chỉ Nhược cũng tu luyện loại võ công này.
- Cửu Âm Bạch Cốt Trảo
- Đây là loại võ công có trong Cửu Âm Chân Kinh và được kẻ thù của Hoàng Thường sử dụng, dễ tu luyện và học nhanh chóng. Chiêu thức này cực kỳ thâm độc và tàn ác, cùng với Tồi Tâm Chưởng, kinh chép rằng: "Hai chiêu thức này không cần dựa vào nội lực, mà chỉ cần ngoại lực. Hai huynh muội họ Dư bỏ mạng vì hai chiêu này, giết người mà không tạo ra tiếng động. Sau này Chu Chỉ Nhược cũng tu luyện loại võ công này.
- Tồi Tâm Chưởng
- Mặc dù chưởng pháp này có tên là Tồi Tâm Chưởng, nhưng khi bị trúng đòn thì không chỉ tim mà tất cả các cơ quan nội tạng sẽ bị vỡ nát, nhưng xương sẽ không vỡ. Uy lực không nhỏ, cùng với Cửu Âm Bạch Cốt Trảo như đã nói ở trên.
- Kim Chung Tráo
- Đây là loại võ công cực kỳ thượng thừa, được kẻ thù của Hoàng Thường sử dụng, dễ tu luyện và học nhanh chóng. Nửa sau của loại võ công này do chính Hoàng Thường cải tiến, nên làm cho uy lực tăng thêm mười phần. Cặp Hắc Phong Song Sát chỉ mới luyện nửa đầu được bảy tám phần thôi mà đã có thể tung hoành giang hồ.