Vay nóng Tima

Wiki:Cửu Dương Chân Kinh

Phiên bản vào lúc 16:01, ngày 28 tháng 8 năm 2021 của Admin (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{Wiki | info = {{Võ công | width = 300px | Tên = Cửu Dương Chân Kinh | Truyện = | Môn phái = Không môn không…”)
Cửu Dương Chân Kinh
0.00
(0 lượt)


Cửu Dương Chân Kinh
Truyện
Môn phái Không môn không phái
Phái Võ Đang
Phái Nga Mi
Phái Thiếu Lâm
Loại hình Nội công, võ công
Người sáng lập Đấu Tửu thần tăng
Nhân vật liên quan Trương Vô Kỵ
Giác Viễn
Trương Tam Phong
Quách Tương
Vô Sắc thiền sư
Thư tịch Cửu Dương Chân Kinh
Cách luyện Không rõ

Cửu Dương Chân Kinh (Hán tự: 九陽真經), hay còn gọi là Cửu Dương Thần Công (Hán tự: 九陽神功) là một kiệt tác võ thuật trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, là môn nội công tâm pháp tối cao nhất trong các bộ tiểu thuyết võ hiệp của ông.

Trong các bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, ngoài người sáng lập, thì chỉ có hai nhân vật duy nhất đã luyện thành đủ bộ Cửu Dương Chân Kinh đó chính là Giác Viễn thiền sư trong , , và Trương Vô Kỵ - nhân vật chính của Ỷ Thiên Đồ Long ký. Trong bộ manga võ thuật hiện đại của Hồng Kông Long Hổ MônTân Long Hổ Môn, môn nội công mà nhân vật chính Vương Tiểu Hổ tu luyện cũng chính là Cửu Dương Chân Kinh, trong truyện gọi là Cửu Dương Thần Công. Có thể thấy rằng tác giả Hoàng Ngọc Lang đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ thế giới võ hiệp của Kim Dung.

Đặc điểm

Nếu như ghi chép lại cả nội công lẫn ngoại công (mang màu sắc Đạo gia và chú trọng âm nhu), có bản chất thiên về tổng hợp, thì Cửu Dương Chân Kinh hoàn toàn thuần túy về nội công, chỉ tập trung vô nội công nên về phần nội công sẽ hơn cả Cửu Âm Chân Kinh.

Theo ghi chép trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, khi luyện thành Cửu Dương Chân Kinh thì người học sẽ có được nội công hùng hậu vào loại bậc nhất mà không môn nội công nào khác có thể vượt qua. Nội lực của Cửu Dương Thần Công có thể hóa giải được những nguồn nội công mang tính âm hàn như Huyền Minh Thần Chưởng hay Huyễn Âm Chỉ, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài. Ngoài ra, Cửu Dương Thần Công còn có thể giúp người luyện hoán gân chuyển cốt, khiến cơ thể bách độc bất xâm.

Trương Vô Kỵ sau khi luyện thành Cửu Dương Chân Kinh, ngoài việc hóa giải được nhiều độc tố trong cơ thể trước đó, đỡ được nhiều chiêu thức có sức mạnh uy lực, thì lại có thể nhanh chóng học được Càn Khôn Đại Na Di chỉ trong một đêm, đồng thời ngộ ra được nhiều đạo lý thâm sâu trong võ học, trở thành cao thủ có võ công và nội lực tuyệt đỉnh.

Xuất hiện

Nguồn gốc

Trong ấn bản đầu tiên của Ỷ Thiên Đồ Long ký, Cửu Dương Chân Kinh được viết bởi Bồ Đề Đạt Ma còn Cửu Âm Chân Kinh được viết bởi Hoàng Thường. Mặc dù Cửu Dương Chân Kinh chỉ có nội công, nhưng nó không thể bị sát thương bởi bất kỳ loại võ công nào trên giang hồ sau khi luyện được thần công.

Trong ấn bản thứ hai, Cửu Dương Chân Kinh cũng được tương truyền là do Bồ Đề Đạt Ma tổ sư viết. Nhưng sau này khi Trương Quân Bảo đến Thiên Trúc ngộ đạo, sau khi xem qua đã nhận xét rằng cho dù Đạt Ma có thể viết được chữ Hán đi chăng nữa, thì văn tự chữ Hán cũng không thể nào hoàn hảo như trong Cửu Dương Chân Kinh được. Người ngoại quốc không thể viết được những dòng văn tự chữ Hán thế này, nhất định phải là do nhân sĩ Trung Nguyên hậu thế viết ra.

Trong ấn bản sửa đổi mới nhất, Kim Dung đã sửa lại thành: Một hôm nọ ở Tung Sơn, có một vị Thanh Thành kỳ sĩ, đã so tài uống rượu thắng Vương Trùng Dương, và được mượn đọc Cửu Âm Chân Kinh. Nhưng sau khi đọc qua, người này cảm thấy rằng Cửu Âm Chân Kinh âm khí quá nặng. Chỉ mù quáng dựa vào kiến thức Đạo gia của Hoàng Thường, kinh thư chỉ thiên về lấy nhu thắng cương, lấy âm thắng dương, không bằng âm dương tương sinh. Vì thế, bên lề của bốn quyển Lăng Già Kinh, ông đã dùng chữ Hán viết nên bộ Cửu Dương Chân Kinh, so với Cửu Âm Chân Kinh thuần âm thì có âm dương điều hòa, cương nhu trung hòa, hỗ trợ nhau.

Còn thấy ánh mặt trời

Trong Thần điêu hiệp lữ, sau khi Dương Quá đánh bại Kim Luân Pháp Vương (ấn bản mới đổi tên thành Kim Luân Quốc Sư), hai tên võ sĩ Mông Cổ là Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử chạy trốn đến Tung Sơn, nhìn thấy Trương Quân Bảo (Trương Tam Phong khi còn trẻ) đang đọc quyển Lăng Già Kinh bên hành lang của Thiếu Lâm Tự, Doãn Khắc Tây lặng lẽ đi ra phía sau cậu, đưa tay điểm huyệt đạo của cậu rồi lấy bốn quyển Lăng Già Kinh đi.

Bên trong con vượn

Sau đó, sư phụ của Trương Quân Bảo, Giác Viễn thiền sư truy đuổi Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử đến Hoa Sơn rồi gặp Dương Quá, Tiểu Long Nữ, Quách Tương và những người khác. Doãn Khắc Tây cùng Tiêu Tương Tử biết không còn cách nào để thoát thân, ngay lúc đó có một con vượn trắng bên cạnh, hai người đã nhanh trí xẻ bụng con vượn ra và giấu kinh thư trong đó. Sau đó, Giác Viễn, Trương Quân Bảo, Dương Quá tìm được Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây. Nhưng sau khi lục soát hai người kia thì không tìm được kinh thư. Họ đành thả hai người cùng con vượn trắng xuống núi. Sau đó, Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử mang con vượn trắng đi đến Tây Vực, trong lòng hai người đố kỵ lẫn nhau, sợ đối phương học thành thần công trước sẽ giết mình, nên trì hoãn việc lấy kinh thư từ bụng con vượn trắng ra. Tại đỉnh núi Côn Luân, Doãn-Tương hai người họ âm mưu ám toán nhau, cuối cùng lưỡng bại câu thương mà chết. Bộ nội công vô thượng tâm pháp từ lúc này nằm bên trong bụng của con vượn.

Giác Viễn truyền lại

Doãn Khắc Tây lúc sắp chết gặp phải "Côn Luân tam thánh" Hà Túc Đạo, vì lương tâm bất an, nên hắn đã nhờ ông ấy đến Thiếu Lâm Tự báo cho Giác Viễn thiền sư rằng cuốn kinh thư đang nằm trong bụng của con vượn trắng. Nhưng do kiệt sức phát âm không nổi, hắn nói "Sách để trong hầu" (hầu ý nói con vượn trắng), và vì từ "hầu" và từ "dầu" phát âm gần giống nhau, nên Hà Túc Đạo đã nghe nhầm thành "Sách để trong dầu". Hà Túc Đạo giữ lời hứa của mình và đi đến Trung Nguyên, nói với Giác Viễn rằng "Sách để trong dầu". Giác Viễn không hiểu được ý, đồng thời chuyện này đã gây ra một trận tuyệt đại phong ba, khiến Giác Viễn và Trương Quân Bảo bị đuổi khỏi Thiếu Lâm Tự. Trước khi Giác Viễn qua đời, ông đã đọc lại nội dung của Cửu Dương Chân Kinh, khiến cho Quách Tương, Trương Quân Bảo và Vô Sắc thiền sư tọa tại Thiếu Lâm Tự La Hán Đường, mỗi người đều có sở ngộ riêng, ghi nhớ được một phần khác nhau, vì lúc đó ngộ tính, võ công và hiểu biết của ba người hoàn toàn khác nhau. Vô Sắc thì ngộ "Cao", bởi vì trong ba người ông là người có võ công cao nhất. Quách Tương thì ngộ "Bác", bởi vì dòng dõi gia đình cô có kiến thức sở học uyên bác. Trương Quân Bảo thì ngộ "Thuần", bởi vì lúc ấy võ công của cậu hoàn toàn không có căn cơ sở học, nhưng chính vì thế nên vẫn còn thuần khiết nhất, nên là người ngộ ra được nhiều nhất. Về sau, Quách Tương, Trương Quân Bảo xuất gia rồi sáng lập nên hai phái Nga Mi và Võ Đang, lấy bộ thần công làm cơ sở, sáng tạo ra các môn võ Thiếu Lâm Cửu Dương Công, Nga Mi Cửu Dương Công và Võ Đang Cửu Dương Công. Ba loại võ công này đều có sở trường, sở đoản riêng.

Sau này trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, trong lúc Trương Vô Kỵ cùng với Chu Trường Linh, con của Chu Tử Liễu, bị kẻ thù truy đuổi vô tình lạc vào thung lũng trên núi tuyết Côn Luân, nơi ở của con vượn trắng năm xưa. Tại đây, Trương Vô Kỵ vì trị liệu vết thương ở bụng năm xưa để cứu con vượn già, nên đã lấy ra kinh thư được cất giấu bên trong, và do đó đã học được toàn bộ nội công của Cửu Dương Thần Công bên trong. Vì thế, không những có thể loại bỏ được toàn bộ hàn độc trong cơ thể, mà còn nâng cao nội lực bản thân lên mức cảnh giới cực cao. Sau khi ngộ ra được càn khôn chân lý, Cửu Dương Thần Công của Trương Vô Kỵ cuối cùng cũng luyện thành.

Tạm chôn dưới đất

Năm năm sau, khi Trương Vô Kỵ quay lại thung lũng trên núi Côn Luân, sau khi đã học được toàn bộ Cửu Dương Chân Kinh, Vô Kỵ đem chôn quyển Kinh Y của Hồ Thanh Ngưu, Độc Kinh của Vương Năng Ngưu, cùng bốn quyển Lăng Già Kinh có chứa Cửu Dương Chân Kinh bên trong chôn dưới đất, chờ người hữu duyên có được sau này.

Xem thêm