Vay nóng Tima

Truyện:Ác Hán - Hồi 192

Ác Hán
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 192: Tây Vực nhị tam sự
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Siêu sale Lazada

Chẳng bao lâu Điều Trù vào đại trướng, hành lễ với Lữ Bố xong liền hỏi:

- Nghe nói chủ công ở đây không thuận lợi.

- Bố thật coi thường anh hùng thiên hạ, không ngờ Lô Long Tắc cũng là nơi ngọa hổ tàng long.

Điền Trù cười:

- Chủ công, thắng bại là chuyện thường của binh gia, hà tất phải để trong lòng? Theo thuộc hạ thấy, chẳng bao lâu Lô Long Tắc sẽ lọt vào tay chủ công thôi.

- Ồ, sao lại nói thế?

- Thái Sơ tiên sinh có một phong thư mật bảo thuộc hạ giao cho chủ công.

Lữ Bố nhận lấy, xem xong mây đen trên mặt tan biến hết cả:

- Tiên sinh quả nhiên cao minh, nếu đã thế nó coi như ở trong tay ta rồi.

Tức thì sai người bày tiệc khoản đãi Điền Trù.

Hôm sau Lữ Bố tiếp tục tấn công Lô Long Tắc, có điều tâm tình đã khác trước, Triệu Vân và Điền Dự nhạy bén phát giác ra thế công của Lữ Bố đã thay đổi, nhìn thì mãnh liệt đấy, nhưng thực tế rất hời hợt, không liều chết như trước.

Triệu Vân không nhịn được hỏi:

- Có nhìn ra mánh khóe gì không?

Điền Dự trầm tư chốc lát, chợt sắc mặt đại biến:

- Không hay, chẳng lẽ con Ác Hổ này minh tu sạn đạo ám độ Trần Thương?

- Quốc Nhược nói rõ xem.

- Lữ Bố khua chiêng gióng trống ở đây, thu hút tất cả mọi sự chú ý, như thế phương hướng Lệnh Chi buông lỏng đề phòng. Nếu là ta chỉ huy, ta sẽ vượt Long Tiên Thủy, tập kích Lệnh Chi.

Long Tiên Thủy là tên một con sông nữa giữa Bắc Bình và Liêu Tây, là một lá chăn thiên nhiên, nhưng nếu Công Tôn Phạm đem sự chú ý tập trung vào Lô Long Tắc, phòng ngự ở Long Tiên Thủy, nhất định vô cùng lỏng lẻo.

Vượt qua Long Tiên Thủy chính là thành Lệnh Chi.

Triệu Vân hiểu ra, mặt cũng trắng bệch:

- Quốc Nhược, lập tức phái người nhắc nhở Công Tôn đại nhân, chớ để Lữ Bổ thành công.

Điền Dự khẽ lắc đầu:

- Hiện tại đã muộn rồi, Lữ Bố vây đánh ở đây đã hai mươi ngày, nếu đúng như ta nói thì hiện giờ Lệnh Chi... Tử Long, nếu đã thế chúng ta phải tính đường lui thôi.

Đường lui?

Triệu Vân lòng giật đánh thót, nếu Lệnh Chi bị chiếm, vậy còn đường lui nào nữa?

************

Tây Vực, cỏ xanh mướt mắt.

Đại chiến đã kết thúc, toàn bộ Tây Vực càng trở nên bận rộn.

Từ mảnh đất hoang biến thành ruộng tốt, cùng với thế cục Tây Vực ổn định, rất nhiều lưu dân tụ tập ở một dải Hà Tây bắt đầu đổ về phía Tây Vực. Tây Vực đại đô đốc phủ phát ra điều kiện ưu đãi, khiến mảnh đất hoang vu ở Tây Vực dần trở nên náo nhiệt.

Từng cái cối xay gió được từ Tương Tố Doanh đưa ra, từng cái cối xay gió cao lớn được dựng lên ở Tây Vực, tạo thành phong cảnh độc đáo. Về cối xay gió, Đổng Phi cũng chỉ có khái niệm mơ hồ, còn cái thứ đó dùng làm gì, y chẳng nói rõ được.

Có điều cối xay gió được dựng lên, hưởng lợi đầu tiên là Tương Tố Doanh, sau đó Phí Ốc phát hiện, cối xay gió này có thể ứng dụng vào nhiều phương diện, từ nông canh tới ngư nghiệp, từ khai thác tới nghề rèn, cối xay gió xuất hiện được đề cao cực lớn.

Không có chiến tranh, nhiệt tình của bách tính dần được khơi lên.

Tháng Giêng, cùng với vô số người Hán vào Tây Vực, đột nhiên Đổng Phi đề xuất khái niệm Hoạt mệnh lâm.

Thế nào là Hoạt mệnh lâm?

Nói một cách đơn giản là trồng rừng ở Tây Vực, một cái cây đại biểu một tính mạng, cây còn người còn, cây chết người chết.

Vì sao phải thực hiện chính sách này?

Trong ký ức kiếp trước của Đổng Phi, Tây Vực là một vùng hoang mạc, 1800 năm thương hải tang điền, vì sao Tây Vực lại biến thành một vùng hoang mạc?

Nguyên nhân, Đổng Phi chẳng thể truy tìm, điều y muốn làm là muốn mọi người bảo vệ vùng đất phì nhiêu này, sau khi y chết đi, con trai y chết đi, cháu y chết đi, Tây Vực vẫn cứ mỹ lệ như bây giờ, trong thâm tâm, Đổng Phi đã coi Tây Vực là nhà.

Đồng thời do Đại Uyển và Ô Tôn chiến bại, rất nhiều tù binh trở thành vấn đề cần giải quyết, người chấp nhận bỏ cuộc sống du mục còn dễ. Nhưng dầu sao đời đời sống trên lưng ngựa, rất nhiều người không muốn thay đổi.

Vì thế Đổng Phi bắt bọn họ trồng Hoạt mệnh lâm, trói buộc bọn họ vào đó, cây chết một cái giết một người, chết cả mảng rừng giết toàn tộc.

Khi những tù binh nơm nớp lo sợ trồng từng cái cây xuống, tính mạng của bọn họ đã gắn liền với mảnh đất đó, có lẽ mười hai mươi năm sau, khi những cái cây này thành đại thụ che trời, bọn họ cũng coi đây thành nhà của mình.

Vì vậy mà Đổng Phi chuyên môn thành lập một ban nghành tại Thú huyện, đặt tên là đốc sát viện, người cai quản đốc sát viện là Pháp Chính.

Chức trách của Đốc sát viện thôi thì đủ cả, từ lâm nghiệp, nông nghiệp, còn bố trí nhân viên, đốc sát quan lại, duy trì ổn định trật tự v... v.. v...

Vì đảm bảo quyền uy của Đốc sát viện, Đồng Phi còn chuyên môn cấp cho Pháp Chính 200 Kỹ kích sĩ.

Kỹ kích sĩ tới Đốc sát viện đổi tên là đốc sát, toàn bộ mặc áo đen, cho người ta cảm nhận uy nghiêm. Thế nên có người gọi họ là đốc sát hắc y, Pháp Chính từ đó bắt đầu cuộc đời đốc sát thối hoắc của hắn.

Sở học của Pháp Chính, lấy pháp gia làm chủ, sau theo Lư Thực, Lý Nho học vài năm, thành ra kiêm hết sở học các nhà.

Trong lòng Pháp Chính, Đốc sát viện chân chính phải đốc sát thiên hạ, chuyện to chuyện nhỏ, đều nằm trong tay Đốc sát viện.

Khi Đổng Phi phát hiện ra thì tính chất của Đốc sát viện đã thay đổi, có điều hiện giờ Đồng Phi chưa thể dự đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.

Một thớt khoái mã lướt nhanh như gió trên quan đạo.

- Đại đô đốc ở đâu? Hỏa tốc tám trăm dặm từ Thú huyện, mau mau đưa ta đi gặp đại đô đốc.

Chạy tới một trạch viện, chiến mã dừng lại, kỵ sĩ trên ngựa lăn xuống, hô lớn:

Trạch viện này chính là phủ nha.

Tháng ba, Đổng Phi nhận được tin về Hoàng Thiệu. Đối với thuộc hạ theo mình mười ba năm suốt từ Quang Hòa thứ sáu, bất kể là khi Đổng Phi xui xẻo hay đắc ý đều không rời bỏ, Đổng Phi có một tình cảm khó miêu tả.

Nói ra đời này Hoàng Thiệu rất trắc trở.

Năm xưa bái sư không được, về sau tự học thành tài, không thuộc về một thế gia nào, thậm chí có thời gian còn là người Thái Bình Đạo. Đó là một trong hai mưu thần sớm nhất của Đổng Triệu, Đường Chu đã bệnh mất trước khi Đổng Trác chết.

Còn Hoàng Thiệu.

Không có Hoàng Thiệu, không có Tây Vực ngày hôm nay.

Khí độ của hắn không bao la như Gia Cát Cẩn, mưu kế không cay độc như Giả Hủ, văn tài kém Dương Tục, Tô Tắc.

Nhưng người như thế thủy chung cần mẫn, chịu khó, không một lời oán trách.

Đổng Phi nhiều lần muốn đề bạt hắn, nhưng đều bị Hoàng Thiệu cự tuyệt, lý do là:" Thiệu tài hèn, đã kiệt lực rồi, nếu ngồi ở vị trí cao hơn, e không làm người ta phục. Chủ công phải lấy đại nghiệp làm trọng, thu hút hiền lương mà dùng, Thiệulàm điền nông lại đã thỏa mãn rồi.

Cho nay hay tin Hoàng Thiệu bệnh nặng, Đổng Phi lập tức bỏ hết việc đấy, mang Việt Hề, Vương Nhung, Hà Nghi, Hà Mạn tới Liễu Trì. Đi theo còn có con gái Đổng Tiết và con trai Đổng Ký.

Đổng Tiết là Tiểu Văn Cơ, năm nay mười hai, tuổi không nhiều, nhưng thiên kiều bá mị, rất có phong thái của mẹ. Đổng Phi thích gọi con gái là Tiểu Văn Cơ, bất kể thế nào, cái tên này mang một đoạn ký ức không ai biết.

Lúc này Đổng Phi đang ngồi trong phòng ngủ, nắm chặt tay Hoàng Thiệu. Hoàng Thiệu nắm trên giường, mặt hốc hác, nhưng ánh mắt mang theo niềm vui không thể diễn ta bằng lời:

- Thiệu thân ti tiện, lại làm chủ công lúc bộn bề tới thăm...

- Tằng Thứ đừng nói lời ấy, ai dám bảo ngươi ti tiện? Ai dám nói ta cho một chùy đập chết. Ngươi là người theo ta sớm nhất, là người ta coi trọng nhất, mau mau khỏe lại đi, ta còn nhiều việc dựa vào ngươi.

Trong mắt Hoàng Thế chảy ra hai hàng lệ nóng:

- Chủ công, đời này Thiệu gặp được chủ công là phúc của Thiệu. Nếu có kiếp sau Thiệu nguyện được tiếp tục ra sức vì chủ công.

*****

Mũi cay cay, Đổng Phi thiếu chút nữa rơi lệ, khẽ thở dài:

- Tằng Thứ, đừng nói những lời không may ấy. Đời này ngươi còn sống dài, ngươi còn phải ra sức vì ta. Còn nhớ không, năm xưa chúng ta gặp nhau ở dịch trạm Quản Thành, ngươi từng nói muốn theo ta gây dựng sự nghiệp, hiện mời chỉ bắt đầu thôi, ngày tháng sau này còn dài, còn dài lắm.

Hoàng Thiệu nghe lời này, cười vui vẻ.

- Dưỡng bệnh cho tốt đi, khỏi rồi ta đón ngươi tới Hán An, tiểu chất tuổi không còn nhỏ nữa, ta chuẩn bị đưa nó tới Thái học, mời tiên sinh dạy cho thật tốt. Còn cả tẩu tử nữa, từ khi gả cho ngươi cũng được hưởng phúc mấy ngày đâu, vừa vặn sống vài ngày nhẹ nhõm. Tằng Thứ, thành Hán An đã xây xong rồi, ngươi phải tới xem, không hề kém Lạc Dương... Đó là thành phố chúng ta xây lên, thành thuộc về chúng ta, không ờ vài ngày ngươi không thấy tiếc à?

Hoàng Thiệu cười mỗi lúc một vui, lẩm bẩm như nói mê:

- Thành của chúng ta, thành của chúng ta... Thiệu thực sự muốn đi xem...

Bất tri bất giác ngủ mất.

Đổng Phi hít sâu một hơi đứng dậy, đắp chăn cho Hoàng Thiệu, quay người nói với một phụ nữ tư sắc bình thường:

- Tẩu tử, mong tẩu tử chiếu cố tốt cho Tằng Thứ, ta ra ngoài một chút. Đừng lo, Tằng Thứ không sao đâu, đợi thời gian nữa hắn khỏe lại, ta đưa mọi người tới thành Hán An.

Phụ nhân đó là nữ tử mà Hoàng Thiệu cưới sau khi tới Trương Dịch, là người Tinh Tuyệt, gả cho Hoàng Thiệu rồi, cũng mang họ Hoàng, bên cạnh nàng là một đứa bé trai, là con họ, tên là Hoàng Dung.

Nghe Đổng Phi nói vậy, Hoàng Thị cảm kích quỳ lạy liên hồi.

Đổng Phi thở dài, an ủi vài câu rồi ra ngoài phòng ngủ.

Ở cửa Mã Chân đứng đợi, nay Mã Chân quan tới thái y trung lang tướng, dưới quyền có Y hộ doanh, là nhân vật có thực quyền. Các quân xuất chinh đều mang theo Y hộ binh, mà có được Y hộ binh thế nào, hoàn toàn nhờ một câu nói của Mã Chân.

Không ở trong quân của Đổng Phi, không hiểu được tác dụng của Y hộ doanh.

Vốn nếu luận y thuật, chức của hắn phải do Hoa Đà đảm nhận, có điều Hoa Đà không muốn ra mặt, chỉ mang chức Thái y lệnh, đại bộ phận thời gian dành nghiên cứu y thuật, lần này Hoàng Thiệu bệnh nặng, Đổng Phi đưa Mã Chân tới.

- Bệnh của Tằng Thứ...

- Chủ công, bệnh Tằng Thứ do vất vả tích thành tật, thuộc hạ đã dùng thuốc, nhưng có hiệu quả hay không thì khó nói

Mã Chân theo Đổng Phi lâu năm, địa vị Hoàng Thiệu ra sao, lòng hắn biết rõ, mặt mang vẻ lo âu:

- Nếu gia sư còn thì còn có cách, nhưng... Xin chủ công thứ tội.

Lời này đã nói rõ ràng rồi.

Đồng Phi nhắp mắt lại, hai gò má co giật. Đúng vậy, nếu có Trương Cơ, nhưng vấn đề là Trương Cơ lại không có ở đây, dù Trương Cơ ở Vũ Lăng Sơn, cho dù đi mời, Hoàng Thiệu có đợi được tới lúc đó không? Đổng Phi nghiến chặt răng:

- Nghĩa Quyền.

- Có tiểu tướng.

- Lập tức truyền lệnh của ta, bảo Lâm Hương đình hầu phái người liên hệ với Tam gia, hỏa tốc mời Trương Cơ đại nhân tới trị bệnh.

- Vâng!

- Nguyên Đạo, nhờ cha ngươi bỏ thêm công sức, tận lực giữ cho được Tằng Thứ. Nếu không được ta cũng không trách, dẫu sao chúng ta phải dốc toàn lực.

- Mạt tướng đã hiểu.

Đúng lúc này tiền viện truyền tới tiếng huyên náo, tâm tình Đổng Phi vốn không tốt, không kìm được giận, rít lên:

- Kẻ nào ồn ào ngoài đó? Không biết Tằng Thứ cần yên tĩnh điều dưỡng à?

Vương Nhung lập tức xoay người đi, chốc lát sau quay trở lại:

- Chủ công, hỏa tốc tám trăm dặm từ Thú huyện, quân sư có thư gấp.

Thư gấp?

Đổng Phi ngẩn người, lúc này có cái gì gấp được? Nhíu mày trầm giọng nói:

- Nguyên Đạo, ngươi ở đây chăm sóc Tằng Thứ, ta đi xem chuyện gì gấp đến thế.

Dứt lời chân đã bước ra khỏi cửa viện.

Lý Giác Quách Tỷ trở mặt thành thù rồi.

Đổng Phi cười nhạt.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lý Giác Quách Tỷ bị người ta xúi bẩy chia rẽ, cuối cùng trở mặt thành thù. Một kẻ bắt cóc hoàng đế, một kẻ cầm tù đại thần, chút thể diện cuối cùng của Đại Hán mất sạch, kéo màn Tam Quốc tranh bá.

Không còn nhớ kẻ chủ mưu kia là ai, nhớ mang máng có liên quan tới Giả Hủ. Nhưng hiện giờ Giả Hủ ở Thú huyện, tất nhiên không thể là người đó, vậy là ai?

Một ý nghĩ thoáng qua đầu Đồng Phi, y biết Tào Tháo sắp nâng Hán đế lên, từ đó bắt thiên tử lệnh chư hầu, đặt nền móng cuối cùng để thống nhất phương bắc.

Nhưng những chuyện này cách Đổng Phi rất xa, ít nhất hiện giờ y chẳng có sức, cũng chẳng có lòng dạ nào mà xen vào.

Ở trong thư Giả Hủ viết:" Lý Quách trở mặt, nhất định khiến cho Mã Đằng bốn năm qua sống giữa khe hở có được thời gian nghỉ lấy sức. Đồng thời Trường An gây áp lực với Lương Châu đã không còn. Mã Đằng sẽ không tấn công Tam Phụ, dù sao Lý Quách tuy trở mặt, nhưng khi đối diện với ngoại địch, dứt khoát nắm tay đối phó. Mâu thuẫn giữa hai người đó không sâu, không lớn. Mã Đằng chỉ cần không ngốc, tuyệt đối không đi chọc giận Lý Quách!"

Lời lẽ đó mang ý tứ là: " Mã Đằng sẽ dùng binh với bốn quận Hà Tây!"

Thực ra đó là kết quả không khó phân tích, Hán Trung địa hình phức tạp, dễ thủ khó công. Không chiếm được Hán Trung, không đoạt nổi Tam Phụ, vậy chỉ còn lại bốn quận Hà Tây thôi. Mã Đừng là người uy vũ, có tình cố thổ rất sâu, ông ta mà muốn thống nhất Lương Châu, ắt phải đoạt lại Võ Uy. Mã Đằng có chút uy vọng ở Võ Uy, cho nên tuyệt đối không từ bỏ.

Đổng Phi xem thư lại một lần nữa, sau đó nói với tín sứ:

- Quân sư còn dặn gì nữa không?

- Quân sư chỉ nói, xin chủ công mau chóng đưa ra quyết định.

- Vậy được, ngươi nói với quân sư, tiến lui của Tây Vực nằm trong trù mưu của quân sư, không cần hỏi ta. Các lộ nhân mã của Hán An quân đều có quân sư điều phối. Thời gian nữa ta về, trước đó đô đốc phủ do ông định đoạt.

- Vâng.

Tín sứ vội vã rời đi.

Nhưng Mã Kiệu ở bên không nhịn được hỏi:

- Đại đô đốc quyết định như thế liệu có hơi khinh suất không?

Mã Kiệu từ cuối năm ngoái bị điều tới Chí Trì, phụ trợ Hoàng Thiệu truân điền, thể hiện ra tài năng cực kỳ xuất chúng. Ở điểm này, Hoàng Thiệu từng nhiều lần viết thư cho đô đốc phủ, tán dương tài năng của Mã Kiệu. Chỉ là trong lòng Mã Kiệu còn chưa thừa nhận thân phận chủ công của Đồng Phi, nguyên nhân vì sao chỉ có một mình hắn mới rõ, có điều hắn làm việc luôn tận tâm tận lực.

Những ngày Hoàng Thiệu ngã bệnh, cũng nhờ Mã Kiệt quản lý các sự vụ, cho nên mọi thứ mới được tiến hành đúng trật tự.

Đổng Phi cười:

- Tin một người thì đừng nên hoài nghi. Ta tin quân sự có thể làm thỏa đáng chuyện này.

Dùng người thì không nghi, nghi thì không dùng! Có lẽ điều vị đại đô đốc này nói là ý đó. Nhưng những lời này nói thì dễ, làm chẳng hề đơn giản, ngồi ở vị trí của Đổng Phi, mấy người làm nổi điều đó?

Có điều, cảm giác được người khác tín nhiệm, nhất định là rất tốt! Trong lòng Mã Kiệu hâm mộ Giả Hủ, nghĩ Giả Hủ nghe được câu này hẳn rất vui, do dự chốc lát chợt hỏi:

- Đại đô đốc, nghe nói ngài lập Hương học, Huyện học, không hỏi xuất thân, ai cũng được học.

- Đúng là nhớ thế.

- Ti hạ trên đường tới Tây Vực từng cùng Quảng Nguyên thảo luận vấn đề này, sau lại tận mắt nhìn thấy, nhưng trong lòng có một nghi vấn. Hương học và huyện học dạy điều hoàn toàn khác nhau. Nếu người có phẩm đức tài học kiêm toàn, sau khi hoàn thành học nghiệp ở hương học mà muốn học tiếp sẽ giải quyết ra sao? Ngài biết đó có học tử gia cảnh tốt, nhưng không đủ học tiếp. Có học tử xuất chúng, nhưng vì một số nguyên nhân không thể học được thì thế nào...

Mã Kiệu đột nhiên hỏi câu này làm Đổng Phi ngớ ra, dù sao hương học huyện học mới tổ chức được chưa tới hai năm, điều Mã Kiệu nói Đổng Phi chưa từng gặp phải.

*****

Mưu xa vốn không phải sở trường của Đổng Phi. Y giỏi lắm là gặp chuyện gì giải quyết chuyện ấy, đi một bước nhìn thấy bước thứ hai là tốt lắm rồi.

Hương học ba năm, Huyện học ba năm.

Nhưng giữa đó đúng là tồn tại một khoảng cách lớn, làm sao kết nối hai học, thậm chí Tam học.

Học thứ ba, chính là Thái học, do đám Dương Tự, Lưu Hồng lập nên.

Câu hỏi của Mã Kiệu rất hay, tức thì làm khó Đổng Phi:

- Điều Bá Lương nói rất trọng yếu, ừm, à... Ừm, hay là thế này, chúng ta dùng khảo thí.

Mã Kiệu chỉ muốn thăm dò một chút, không nghĩ Đồng Phi cho đáp án thật.

- Khảo thí sao?

Có câu một sự thông, vạn sự thông!

Đồng Phi nói ra hai từ "khảo thí", suy nghĩ đột nhiên trở nên thoáng đạt.

Trong ký ức kiếp trước không phải có khảo thí sao? Hương học Huyện học, nghĩ kỹ giống khái niệm tiểu học trung học kiếp trước. Đương nhiên tiểu học trung học ở thời đại này không thể dạy loại môn học như đời sau. Nhưng bách gia chư tử cũng có thể phân ra đẳng cấp, dựa vào trình độ khác nhau để soạn ra tài liệu dạy học, chứ không phải làm tùy ý như hiện nay.

Ừm, phải rồi, khảo thí là điểm mấu chốt nối liền Hương học và Huyện học.

Nếu như có thể nối liền Tam học, chẳng phải một hệ thống giáo dục chưa từng có xưa nay đã hình thành sao?

Đổng Phi tức thì thao thao bất tuyệt nói ra suy tưởng của mình, hết điều này tới điều khác, từ định ra tài liệu ra sao, dùng tới từng học thế nào, làm Mã Kiệu há hốc mồm.

Loại ý tưởng kỳ quái này chưa bao giờ nghe thấy, vừa nghe lại vừa gật đầu, tới khi Đổng Phi nói xong, ở cửa truyền tới tràng vỗ tay.

Tiếng vỗ tay không to lắm, ngẩng đầu lên thấy Hoàng Thiệu được Hoàng Thị dìu từ ngoài cửa đi vào trong đại sảnh.

- Chủ công cao minh, thực sự rất cao minh.

Hoàng Thiệu tất nhiên biết người thường cầu học vất vả gian nan thế nào, Đổng Phi đã mở ra một con đường cho sĩ tử thiên hạ cầu học. Đương nhiên muốn thực thi chẳng phải là dễ dàng.

Tài liệu, tiên sinh, rồi làm sao nối liền tam học, vẫn đề còn rất dài.

Thế giới này là thế, khi ngươi có ý tưởng, có khái niệm, có được đường lối, tất cả không còn quá khó khăn nữa.

Hoàng Thiệu quỳ xuống, nước mắt như mưa:

- Thiệu vì học tử thiên hạ tạ ân điển chủ công.

Mã Kiệu cũng nghe ra manh mối, nếu đúng như suy nghĩ của Đổng Phi thiết lập trườn học, như thế học thức vốn bị thế phiệt lũng đoạn sẽ không còn uy hiếp được vị Hổ lang chi tướng, mặt mũi xấu xí nhưng tâm tư tinh tế này nữa.

Có lẽ Tam học không thể dạy ra được đại gia học vấn như Thái Ung, Dương Tự, nhưng thế cũng đủ rồi. Đem sao ra, người được tam học đào tạo, càng chuyên nghiệp hóa hơn.

Mã Kiệu mãi chưa hạ được quyết tâm, lúc này không còn do dự gì nữa! Tam học được kiến lập lên, chướng ngại cuối cùng của Đổng gia bị loại trừ.

Nếu như hiện giờ còn không quy thuận Đổng Phi, đợi tương lai tam học hưng thịnh mới quy thuận thì không thu được lợi ích gì nữa rồi, liền quỳ xuống theo Hoàng Thiệu:

- Việc này của chủ công đại lợi cho thiên hạ, tuy không phải thánh nhân, nhưng vượt qua thánh nhân, học sinh nguyện theo chủ công dốc sức khuyển mã.

Đổng Phi choáng luôn.

Đang nói chuyện tử tế, sao đột nhiên nhận chủ công rồi?

Có điều trong lòng rất cao hứng.

Đợi bệnh Hoàng Thiệu khỏe rồi, nhất định phải đón về Hán An điều dưỡng, nhưng truân điền cũng cần người có tài năng tiếp nhận. Hoàng Thiệu tiến cử hai người, một là Phí Ốc, một là Mã Kiệu. Nhưng trước đó Mã Kiệu không tỏ thái độ, Đổng Phi cũng không tiện nói. Mà Phí Ốc tuy có đại tài, nhưng một người sao phân thân làm hai được?

Hít sâu một hơi, Đổng Phi đỡ hai người lên:

- Tằng Thứ, có Bá Lương ở đây, ngươi có thể yên tâm theo ta về Hán An rồi.

Mặt Hoàng Thiệu nổi lên màu hồng bệnh tật, gật đầu liên hồi:

- Thiệu yên tâm rồi, yên tâm rồi.

Mã Kiệu nói:

- Chủ công, có điều chuyện tam học còn cần trù tính cẩn thận, Quảng Nguyên có chút nghiên cứu ở phương diện này, sao không để hắn tham gia. Còn về tài liệu, có thể mời Thái Bá tiên sinh và Hưng Tổ tiên sinh ra mặt. Chủ công không cần nói chuyện xác nhập tam học, chỉ cần nói rõ đại khái, mời bọn họ biên soạn là được. Đây là chuyện tốt lưu danh sử sách, tin rằng hai vị tiên sinh đó sẽ không cự tuyệt, hơn nữa có hai vị tiên sinh đó đứng ra, có thể làm thanh danh tam học vang dội.

Đổng Phi thấy Mã Kiệu nói rất có đạo lý, lập tức gật đầu đồng ý.

Mã Kiệu nói tiếp:

- Còn một chuyện riêng, gia quyến của Kiệu nay còn ở Tương Dương. Điền sản không quan trọng, nhưng có năm đứa con, khiến Kiệu không thể không nhớ nhung. Không biết chủ công có thể phái người tới Tương Dương một chuyến không?

- Điều nà có gì khó? Ta sẽ bảo Lâm Hương đình hầu xử lý chuyện này.

Đổng Phi bảo Mã Kiệu và Hoàng Thiệu ngồi xuống, thuận miệng hỏi:

- Bá Lương tuổi không chênh với ta là bao, không ngờ có năm con trai cơ à, bao tuổi rồi?

Mã Kiệu bỏ được một tâm sự xuống, trở nên thoải mái hơn nhiều, nghe Đổng Phi hỏi, trả lời ngay:

- Làm chủ công cười rồi, trưởng tử của Kiệu tên Lương, năm nay chín tuổi. Thứ tử tên Tĩnh, tam tử tên Quý, tứ tử tên Thông, chúng là thai sinh ba, cách nhau mấy canh giờ, đều bảy tuổi. Con út tên Tốc, cũng chính là đứa láu lỉnh, hiện mới sáu tuổi.

Đổng Phi vốn chỉ thuận miệng hỏi, không để tâm lắm. Trưởng tử tên Lương, vậy là Mã Lương rồi, nghe quen tai lắm, nhưng không nhớ ra xuất sứ.

Lại còn sinh ba, Mã Quý, Mã Tĩnh, Mã Thông? Đều rất xa lạ.

Con út tên Mã Tốc.

Hả? Mã Tốc?

Đổng Phi từ thì tròn mắt.

Chậm đã, Mã Lương Mã Tốc... Mã thị ngũ thường, bạch mi tối lương? (Nhà họ Mã có 5 người, mi ai trắng nhất là Lương)

- Không ngờ lại là Mã thị ngũ Thường?

Nói ra thì Đổng Phi gặp quá nhiều danh nhân, sớm đã nhàm rồi. Nhưng vô tình phát hiện người trước mắt là cha của danh nhân, không nhịn được thốt lên.

Những lời ấy làm Mã Kiệu giật mình.

Vì sao chứ?

Đây là cổ nhân nhiều người đặt tên chiếu theo tộc phổ định trước từ lâu.

Theo tộc phổ của Mã thị, trong tên chữ của đám con Mã Kiệu có chữ "Thường", dựa theo truyền thống sớm định tên chữ của năm đứa con lần lượt là Bá Thường, Trọng Thường, Thúc Thường, Quý Thường, Ấu Thường.

Tên chữ này thật ra có quy luật để suy luận.

Ví như ba anh em Đổng Trác, dựa theo quy luận này, là Bá Dĩnh, Trọng Dĩnh, Thúc Dĩnh, điều này chẳng có gì lạ, nhưng làm sao Đổng Trác lại biết con mình có chữ "Thường"?

Mã Kiệu cũng há hốc mồm hồi lâu không nói lên lời.

Đổng Phi sống ở cái thời đại này lâu rồi, nói lỡ lời là ý thức được ngay, định giải thích nhưng không biết phải nói sao, nên không giải thích nữa, nhìn sang Hoàng Thiệu chờ hắn giải vây.

Hoàng Thiệu thì theo Đổng Phi lâu rồi, tất nhiên hiểu ý của y, vội chuyển hướng:

- Chủ công, nếu tiểu nhi tới Hán An thì đừng cho nó vào thái học ngay. Theo ý Thiệu, cứ để nó vào Hương học đã, tương lai có thành tựu không phải xem bản lĩnh của nó.

Câu này làm Mã Kiệu hổ thẹn, hắn muốn cho con vào thẳng Thái học, nhìn lão Hoàng rồi lại nhìn bản thân, ài...

Chủ đề chuyển đi, quên luôn chuyện vừa rồi, ba người ở thư phòng nói chuyện rất lâu, dần dần vẽ lên bóng dáng của tam học. Đổng Phi thở phào, bất kể thế nào thì cũng xong một việc.

Sức khỏe Hoàng Thiệu dần dần chuyển biến tốt, đó là kỳ tích ngay Mã Chân cũng không ngờ tới, mặc dù thi thoảng cảm thấy đau bụng, hơn nữa khi đau còn cảm giác như rách ruột, nhưng vẫn sống được.

Nguyên nhân à?

Mã Chân nói không rõ.

Có lẽ là chuyện tam học khiến Hoàng Thiệu sinh vương vấn với cuộc đời.

*****

Có điều khỏe rồi, Hoàng Thiệu liền kéo Mã Kiệu và Đổng Phi thảo luận chi tiết vấn đề tam học, biên soạn tài liệu ra sao, phải sửa đổi tới mức độ nào... v.. v.. v.. Làm Đổng Phi đầu to như cái đấu, đa số thời gian là y giữ im lặng, không phải là y làm bộ gì, mà vì y không biết đáp án.

Kiếp trước, các cụ từng dạy, khi ngươi không biết nói gì thì hãy im lặng.

Im lặng chính là vàng.

Đổng Phi làm như thế.

Hay một cái là cho dù y im lặng, nhưng thường thường một động tác vớ vẩn, một ánh mắt lại khiến Hoàng Thiệu, Mã Kiệu sinh ra rất nhiều linh cảm. Làm Mã Kiệu ngày càng cảm thấy:" Chủ công nhà mình đúng là có phong phạm cao nhân, thâm sâu khó lường!"

Đổng Phi dở khóc dở cười.

Hoàng Thiệu khỏe rồi, liền theo Đổng Phi xuất phát.

Mã Kiệu tiếp tục ở lại quản lý chuyện truân điền, còn gánh một trọng trách, đó là đem thành quả bọn họ thảo luận, cố gắng tổng hợp thành hệ thống, dùng hình thức công văn gửi tới các hộ phủ, tiến hành thương thảo.

Nói chung là không liên quan gì tới y nữa rồi.

Đổng Phi vội vàng đưa Hoàng Thiệu tới Hán An.

Lần này tới Hán An một mặt là để Hoàng Thiệu nghỉ ngơi cho khỏe, mặt khác còn phải thuật chức với Lưu Biện.

Đương nhiên, đó không phải là điều Lưu Biện yêu cầu. Ngược lại, để Đổng Phi tới Hán An là kiến nghị của Giả Hủ và Lý Nho. Nói trắng ra là vấn đề thể diện, bất kể nói thế nào thì hiện Đổng Phi là Hán thần, thể diện phải làm cho trọn vẹn.

Thành Hán An cao sáu trượng, diện tích chẳng hề thua kém Lạc Dương.

Là vương thành của Lưu Biện, tất n hiên không thể xem nhẹ, dù hiện nhân khẩu còn chưa tới mười vạn, nhưng Đổng Phi tin, thế nào cũng có một ngày nó sẽ thành vương thành phồn hoa nhất Tây Vực.

Điều này không chỉ Đổng Phi tin mà tất cả mọi người, kể cả Lưu Biện cũng tin.

Hán An xây dựng theo phong cách thành Lạc Dương, đường lớn lát đá, có tổng cổng mười hai cổng thành, cái lớn nhất gọi là Thú môn, nối liền với nó là đường Ngọc, sở dĩ gọi như thế là vì Đổng Phi tưởng niệm đại tỷ của mình, Đổng Ngọc.

Nói ra con đường lớn Ngọc này gây ra một phen tranh luận.

Khi đặt tên cho nó, Dương Tự muốn dựa theo đường chính Trường An, đặt là Chu Tước, Thái Ung lại muốn đặt tên theo đường ở Lạc Dương, nói chung là mỗi người một ý, các vị tiên sinh đều muốn để lại dấu tích của mình trên con đường đó.

Khi tranh luận không ngừng, Lưu Biện thỉnh giáo mẫu thân.

Hà thái hậu nắm tay Lưu Biện:

- Đại vương, tên đường là gì không quan trọng, quan trọng là chúng ta phải nhớ, tòa thành to lớn này là ai dựng lên cho chúng ta.

Lưu Biện lập tức tỉnh ra:

- Ý mẫu hậu nói phải lấy tên Đổng khanh?

Hà thái hậu lắc đầu:

- Không được, như thế chưa nói tới Đổng khanh nhất định sẽ chối từ, còn khiến người ta sinh ra suy đoán không hay. Đại vương, người sắp thành thân rồi, có một số việc phải tự mình suy nghĩ. Phải cảm ơn Đổng khanh mà không đẩy y lên đầu sóng ngọn gió. Dù sao có Đổng khanh ở đây, người mới có khả năng về Trung Nguyên.

Lưu Biện không phát hiện, Hà thái hậu dùng từ "người", mà không phải "chúng ta".

- Cô nhớ Đổng khanh kính trọng nhất là tỷ tỷ của y, không bằng dùng tên tỷ tỷ của y.

- Điều này tùy đại vương quyết định.

Thế là con đường chính đó tên là Ngọc, còn về phần hàm nghĩa trong đó, Lưu Biện không phải là trẻ con nữa, tự nhiên có thể bịa ra đạo lý.

Đổng Phi đang giới thiệu cho Hoàng Thiệu căn hào trạch có thể chứa ngàn người.

Đây vốn là trạch viện Lưu Biện để lại cho Đổng Phi, nhưng Đổng Phi thấy mình không thường ở Hán An, không bằng tặng cho Hoàng Thiệu.

Phong Hoàng Thiệu làm thái thường, hưởng bổng lộc hai nghìn thạch, sai nhân mã mua hơn hai trăm nô lệ làm nô bộc cho Hoàng Thiệu.

Hoàng Thiệu cảm kích vạn phần.

Chỗ ở của Đồng Phi an bài phía tây Hán vương phủ, đó là cử động mang tính tập quán, trong lòng Đồng Phi, Lưu Biện còn là đứa trẻ cần bảo hộ, ở gần một chút, nói không chừng làm Lưu Biện thấy vui vẻ.

Mọi chuyện xử lý xong, Đổng Phi mỗi ngày ở bên cạnh Lưu Biện,

Y dùng sáp ong đặc sản của Tây Vực làm cho Lưu Biện một cái thương lớn, đương nhiên thứ này dùng để chơi thôi, chẳng có tác dụng gì. Nhưng với Lưu Biện mà nói, món quà này làm hắn rất vui, như trở lại thời ở Lạc Dương vậy.

Lưu Biện mỗi ngày mang Hạ Hầu Lan tới nhà Đổng Phi múa kiếm luyện thương, đôi khi một lời khen của Đổng Phi làm hắn rất cao hứng. Còn Đổng Phi kể cho hắn phong tình Tây Vực.

Trong mắt người ngoài Đổng Phi và Lưu Biện quan hệ cực tốt.

Cho dù Dương Tự hồi đầu còn thấy ngứa mắt với Đổng Phi cũng bắt đầu có thái độ cởi mở hơn, hắn thậm chí ra mặt thuyết phục Lưu Hồng làm cho Đổng Huân chút việc, bất kể Lưu Hồng nể mặt Dương Tự hay Lưu Biện, dù sao cũng chính thức thừa nhận địa vị chủ đạo của Đổng Phi, vì y san sẻ không ít phiền não.

Tất cả mọi việc tựa hồ đều không tệ.

Chỉ là.

Ngày hôm đó Lưu Biện vừa đi, Đổng Phi đang chuẩn bị hành trang về Thú huyện, đã rời Thú huyện gần bốn tháng rồi, trong thời gian này trừ Tây Vực, cũng xảy ra rất nhiều việc.

Viên Thiệu tấn công U Châu, sau khi chiếm cứ hai châu U Ký, hắn bắt đầu nhòm ngó sang Thanh châu.

Mà trước khi đoạt Thanh Châu, hắn cần phải giải quyết quyết Lữ Bố ở U Châu. Dùng lời Điền Phong mà nói:" Lữ Bố là ác hổ trên đời, không thể để nó nằm kè kè bên cạnh. Lấy Thanh Châu tức là chính thức trở mặt với Tào Tháo, cho nên muốn lấy Thanh Châu thì phải lấy U Châu trước. Không bình U Châu, hậu phương của chủ công luôn có ẩn họa."

Đúng thế, đem so với Tào Tháo, Lữ Bố mới có được U Châu một năm hiển nhiên là yếu hơn nhiều.

Viên Thiệu nghe lời Điền Phong, chia binh năm ngả, tấn công U Châu. Có điều hắn lại từ chối một kiến nghị khác của Điền Phong là nghênh đón thiên tử ở Trường An.

Cùng lúc đó Tào Tháo đột nhiên ngừng tấn công Từ Châu, binh mã ba châu Thanh Duyệt Dự điều động liên tục.

Đổng Phi thầm nghĩ, hẳn đây là chuẩn bị đón thiên tử, dùng thiên tử lệnh chư hầu. Viên Thiệu không phải không biết lợi ích trong đó, nhưng hắn quên, uy nghiêm Hán thất đã mất sạch, có điều ai có được Hán đế, người đó có được đại thống. Tào Tháo nhìn ra đó là cơ hội, còn Viên Thiệu chỉ coi Hán đế thành củ khoai nóng.

Đôi khi y nghĩ vẩn vơ: Nếu Viên Thiệu đóng thiên tử thì có kế quả gì?

Đúng lúc y đang nghĩ vẩn vơ thì Hà Nghi vào bẩm báo:

- Khởi bẩm chủ công, Lư công ở ngoài phủ cầu kiến.

Đổng Phi vội thu lại suy tư, nói:

- Mau mau mở nghi môn, theo ta nghênh tiếp.

- không cần nữa.

Lời chưa dứt thì Lư Thực đã đi vào đại sảnh.

Bên cạnh ông ta có một thiếu niên môi hồng răng trắng, cực kỳ tuấn mỹ là con trai Lư Thực, Lư Dục.

- Nghe nói ngày mai Tây Bình về Thú huyện, ta liền tới thăm. Dục Nhi, đi tìm Đổng Ký chơi đi, ta có chuyện phải trao đổi với đại đô đốc.

Đổng Phi nghe ra Lư Thực có chuyện quan trọng, sai người đưa Lư Dực đi tìm Đổng Ký và Đổng Tiết, lại sai Vương Nhung, Việt Hề gác ngoài cửa, không cho người không liên quan tới gần.

- Lão sư, có chuyện gì mà phải tự mình tới đây?

Lư Thực tỏ ra có chút khó xử, tầm ngâm một lúc ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt Đổng Phi:

- Tây Bình, ngươi nói thực cho ta biết, ngươi có tâm tư thay thế Hán Vương không?

Câu này như tiếng sấm nổ bên tai Đổng Phi:

- Lão sư sao lại nói lời ấy? Phi đã bao giờ có tâm tư đó?

Lư Thực cười:

- Ngươi không có suy nghĩ đó, không đại biểu người khác tin ngươi không có suy nghĩ đó. Tây Bình, ngươi đánh hạ Tây Vực, mở cương thổ ba ngàn dặm, Đại Hán ta chưa bao giờ có công tích hiển hách như thế. Nhưng ngươi không biết, vì thế mà ngươi thành cái đích cho người khác nhắm vào. Tây Hán vương vô cùng tín nhiệm ngươi, nhưng ngươi phải hiểu một chuyện.

- Chuyện gì?

- Tây Hán vương đã trưởng thành.

Câu nói này bao hàm rất nhiều ý tứ, Đổng Phi chợt phát hiện, đứa bé nhút nhát luôn nấp sau lưng mình đã tới tuổi nhược quan:

- Lão sư, người có gì cứ nói thẳng đi.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-298)


<