Vay nóng Homecredit

Truyện:Thiết huyết Đại Minh - Hồi 259

Thiết huyết Đại Minh
Trọn bộ 335 hồi
Hồi 259: Dân tộc Đại Hán
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-335)

Siêu sale Shopee

Bắc Kinh Tử Cấm Thành, cung Càn Thanh.

Cả đêm Đa Nhĩ Cổn mời Đa Đạc, A Tế Cách, Bác Nhạc, Tát Cáp Liêm vào cung. Lúc đám Đa Đạc vào cung Càn Thanh chỉ thấy Ngô Tam Quế dù bận rộn nhưng đã ung dung đứng trên đại điện rồi.

Đám người Đa Đạc hơi ngạc nhiên nhìn Ngô Tam Quế rồi hỏi Đa Nhĩ Cổn:

- Thập Tứ ca, triệu chúng ta tiến cung vội như vậy có phải đã xảy ra đại sự gì rồi không?

Đa Nhĩ Cổn nhìn Ngô Tam Quế không nói gì.

Ngô Tam Quế vội quỳ xuống đất, lạy về phía Đa Đạc cung kính nói:

- Thân vương điện hạ, theo nô tài biết, Hồng Nương Tử thủ lĩnh đám phản loạn Hà Nam đã tổ chức và thành lập được ít nhất là 5 vạn kỵ binh rồi.

- Ngươi nói cái gì?

- Sao có thể chứ?

Đa Đạc, A Tế Cách, Bác Lạc, Tát Cáp Liêm nghe thấy vậy vô cùng sợ hãi.

A Tế Cách lại tức giận gào lên:

- Hà Nam không có ngựa, Hồng Nương Tử lấy chiến mã đâu ra mà nhiều vậy?

Bác Nhạc cũng nói:

- Bình Tây Vương, có phải ngươi đã sai lầm gì rồi không?

Ngô Tam Quế nói:

- Chắc chắc không sai, chuyện này là cực kỳ chính xác.

A Tế Cách nói:

- Không thể nào, tuyệt đối không thể nào.

- Thập Nhị ca ca!

Đa Nhĩ Cổn cau mày nói:

- Tuy Hà Nam không sinh ra chiến mã nhưng lẽ nào ngươi lại quên Vương Phác sao? Vương Phác cướp được hàng trăm con súc vật từ bộ lạc người Thổ Mặc Đặc. Trong đó có mấy vạn con ngựa, tại cuộc chiến Đại Đồng, chúng ta cũng tổn thất vài vạn con chiến mã. Số chiến mã này đều được Vương Phác mang đến Giang Nam.

Đa Đạc nói:

- Thập Tứ ca, huynh nói là đội kỵ binh mà Hồng Nương Tử tổ chức và thành lập là chiến mã do Vương Phác cung cấp sao?

- Đây chỉ là phỏng đoán.

Đa Nhĩ Cổn thở dài nói:

- Chân tướng sự việc rốt cuộc là thế nào vẫn còn chưa biết được.

Ngô Tam Quế nói:

- Chủ tử, việc này chỉ có hai khả năng.

Đã Nhĩ Cổn nói:

- Ồ, nói một chút xem.

Ngô Tam Quế nói:

- Khả năng thứ nhất là Vương Phác muốn đem số chiến mã này đến Sơn Đông, sau đó chiêu số lưu dân ở Sơn Đông và thành lập đội kỵ binh. Vì thể trạng người Giang Nam yếu ớt cho nên không thể cưỡi ngựa đi xa được. Nếu Vương Phác muốn tổ chức và thành lập đội kỵ binh thì chỉ có đến phương bắc chiêu lính! Sau đó đội chiến mã này bị Hồng Nương Tử chặn lại và cướp mất.

- Còn một khả năng nữa, số chiến mã này căn bản là Vương Phác tặng cho Hồng Nương Tử. Rất có thể giữa quân Minh và quân giặc Hà Nam bởi vì số chiến mã này mà đã âm thầm kết minh với nhau rồi. Chuyện này thực sự là như vậy thì 5 vạn kỵ binh Hà Nam trong tay Hồng Nương Tử cũng không quan trọng nữa rồi.

Đa Nhĩ Cổn trầm ngâm một lát rồi trầm giọng nói:

- Vậy thì theo cách nghĩ của ngươi, khả năng nào là lớn hơn.

Ngô Tam Quế không cần nghĩ mà nói:

- Vương Phác dùng binh ắt có chỗ hiểm, nhưng hắn làm việc cũng rất cẩn thận, rất ít khi xảy sai lầm cho người khác lợi dụng. Vì thế nô tài thấy khả năng thứ nhất không lớn lắm! Hồng Nương Tử lấy được 5 vạn con chiến mã từ trong tay Vương Phác không phải điều ngẫu nhiên. Trong này ai mà dám chắc lại không có màn giao dịch âm thầm phía sau chứ.

- Vậy thì sao?

A Tế Cách không cho là đúng nói:

- Cho dù là như Hồng Nương Tử và Vương Phác âm thầm cấu kết với nhau thì hơn 10 vạn Trung Ương quân của Vương Phác cũng không là gì, quan tâm làm gì 5 vạn kỵ binh của hắn ở Hà Nam?Ngô Tam Quế hỏi ngược lại:

- Thân vương điện hạ, vấn đề là chúng ta không biết 5 vạn kỵ binh của Hồng Nương Tử có đến Tế Ninh hợp cùng với Trung Ương quân của Vương Phác hay không. Nếu 5 vạn kỵ binh này không đi Tế Ninh mà chờ sau khi quân chủ lực Đại Thanh của ta đến tề tựu tại Tế Ninh mới tấn công Bắc Kinh thì sao? Thế thì lại phải làm thế nào?

- Chuyện này...

A Tế Cách lập tức nghẹn họng.

Đa Nhĩ Cổn cũng chau màu, tuy nói lần lần này y chiêu mộ 18 vạn kỵ binh Mông Cổ là điều chưa từng có từ trước đến nay. Cộng thêm 6 vạn Bát Kỳ Kiến Nô, tổng binh lực có khoảng 24 vạn người, nhưng Đa Nhĩ Cổn biết rõ sự lợi hại của Vương Phác. Một trận đánh liên quan đến sự tồn vong của Kiến Nô, Đa Nhĩ Cổ tuyệt đối không dám xem thường. Không phải tình thế bất đắc dĩ, Đa Nhĩ Cổn tuyệt đối không muốn giữ lại quá nhiều quân đội để bảo vệ Bắc Kinh.

Trong kế hoạch của Đa Nhĩ Cổn, nhiều nhất cũng chỉ để lại 5 ngàn binh lính Mãn Châu, cộng với một vạn kỵ binh Mông Cổ để bảo vệ Bắc Kinh. Nhưng nếu như thực sự Hồng Nương Tử và Vương Phác có cấu kết với nhau thì để lại một vạn năm ngàn quân đội bảo vệ Bắc Kinh có hơi đơn bạc!

Sau trận chiến kịch liệt tại Nhất Phiến Thạch, ấn tượng của Đa Nhĩ Cổn về Lưu tặc đã có sự thay đổi rất lớn. Nhất là kỵ binh Lưu tặc của Lý Nham để lại cho Đa Nhĩ Cổn một ấn tượng vô cùng sâu sắc! Hồng Nương Tử là người đàn bà của Lý Nham, nghe nói còn khó đấu hơn cả Lý Nham. Năm vạn kỵ binh Hà Nam này tuyệt đối không được coi thường.

Nhưng vấn đề là, nếu để lại quá nhiều quân đội ở lại bảo vệ Bắc Kinh tất sẽ ảnh hưởng đến trận chiến ở Tế Ninh! Mấy tháng nay ở Bắc Kinh, Đa Nhĩ Cổn đã nghe được không ít phong thanh. Nghe nói Trung Ương quân của Vương Phác đã mở rộng đến hơn 10 vạn người. Đa Nhĩ Cổn đã biết Trung Ương quân lợi hại thế nào. Nếu không có đầy đủ ưu thế về binh lực, đánh sao thắng được trận này?

Lúc Đa Nhĩ Cổn đang khó nghĩ thì bỗng nhiên Ngô Tam Quế liền khẽ nói:

- Chủ tử, thiết kỵ Quan Ninh của Nô tài có thể ngăn cản được 5 vạn kỵ binh của Hồng Nương Tử, nhưng...

Đa Nhĩ Cổn lạnh lùng nói:

- Nói!

Ngô Tam Quế hạ thấp giọng nói:

- Nhưng lúc truy kích Lưu tặc, thiết kỵ Quan Ninh của nô tài đã bị tổn hại nghiêm trọng. Gần đây tuy là bổ sung không ít lính nhưng chiến mã vẫn chưa được bổ sung. Nếu thủ hạ của nô tài có hai vạn con chiến mã, cũng đủ để giám thị Hồng Nương Tử, chỉ cần năm vạn kỵ binh Lưu tặc của Hồng Nương Tử có hành động, hai vạn thiết kỵ Quan Ninh của nô tài có thể từ Thái Nguyên hành động chặn họ từ nửa đường.

- Ngô Tam Quế!

A Tế Cách giận dữ nói:

- Khẩu khí của ngươi lớn thật, muốn 2 vạn con chiến mã sao?

- Không dám.

Ngô Tam Quế vội vàng nói:

- Nô tài chỉ muốn chia sẻ mối lo cho Chủ tử thôi.

Đa Nhĩ Cổn suy nghĩ một chút rồi nói:

- Được, trẫm cho ngươi 2 vạn con chiến mã.

A Tế Cách thất thanh nói:

- Lão Thập Tứ, ngươi...

Đa Nhĩ Cổn bỗng nhiên giơ tay lên nói tiếp:

- Ngô Tam Quế, ngươi hãy nhớ kĩ, trong mắt tất cả những người Hán ngươi chính là quân Hán gian bán nước. Nếu muốn để cho Vương Phác khôi phục Trung Nguyên, ngươi sẽ chết mà không có chỗ chôn đâu! Còn nếu Đại Thanh ta lấy được thiên hạ, Ngô Tam Quế ngươi chính là khai quốc công thần, hưởng vinh hoa phú quý vô biên!

(Đa Nhĩ Cổn là thúc phụ của Nhiếp Chính Vương, tự xưng là trẫm. )

Ngô Tam Quế vội vàng quỳ xuống đất cúi chào nói:

- Nô tài hiểu rồi.

- Hiểu được là tốt rồi.

Đa Nhĩ Cổn trầm giọng nói:

- Trẫm ban cho ngươi một chỉ thị viết tay, ngươi cầm nó đến đại doanh Thông Châu lấy ngựa đi.

Dứt lời, Đa Nhĩ Cổn xoay người quay lại bàn, lấy bút viết một chỉ dụ đưa cho Ngô Tam Quế. Ngô Tam Quế quỳ xuống đất lại khấu tạ một lần nữa.

Đợi Ngô Tam Quế đi xa, A Tế Cách kêu lên:

- Lão Thập Tứ, con người của Ngô Tam Quế khó lường, không đáng tin cậy.

Đa Đạc cũng lo lắng nói:

- Tiểu đệ cũng cho rằng hành động lần này của Ngô Tam Quế là muốn tăng thực lực quân Quan Ninh của y chứ không phải là vì suy nghĩ cho Đại Thanh.

Đa Nhĩ Cổn khoát tay áo, lạnh nhạt nói:

- Thập Nhị ca ca, Thập Tứ đệ, các ngươi quá lo lắng rồi. Ngô Tam Quế đã biết Phạm Văn Trình bị Vương Phác trừng trị, bây giờ y đã không còn đường quay đầu lại được nữa. Nếu y muốn sống thì phải làm nô tài cho Đại Thanh, y chỉ còn một con đường là đi theo chúng ta thôi.

*****

Thực tế Đa Nhĩ Cổn còn có một suy nghĩ khác. Nếu Kiến Nô có thể đánh thắng được trận chiến Tế Ninh, thì cho dù Ngô Tam Quế có được hơn 2 vạn con chiến mã này cũng không lật ngược được tình thế. Còn nếu Kiến Nô đánh thua trận Tế Ninh, cuối cùng chỉ có thể quay về Quan Ngoại. Lúc đó Ngô Tam Quế cũng bị ép phải về Sơn Hải Quan trở thành lá chắn ngăn cản quân Minh cho Kiến Nô.

Cho nên, dù nghĩ trên phương diện nào, cho Ngô Tam Quế 2 vạn con chiến mã đối với Kiến Nô mà nói chỉ có lợi mà không có hại.

Đa Đạc cau mày nói:

- Nhưng lấy đâu ra ngựa chứ?

Đa Nhĩ Cổn nói:

- Mượn bộ tộc Khách Nhĩ Khách trước đi. Nói với Tố Trác Khắc Lý Khắc thân vương, nếu đánh thắng trận Tế Ninh trẫm còn cho ông ta nhiều ngựa, dê bò và súc vật nữa. Thưởng thêm cho ông ta 500 ngàn nô lệ người Hán.

Bên ngoài Đông Hoa môn.

Ngô Tam Phụ đi nhanh hai bước đuổi theo Ngô Tam Quế, thấp giọng nói:

- Nhị ca, Đa Nhĩ Cổn sẽ cho chúng ta 2 vạn con chiến mã thật sao? Có phải đang đùa chúng ta không?

- Không đâu.

Ngô Tam Quế lắc đầu nói:

- Mười tám vạn kỵ binh Mông Cổ, chiến mã theo quân gần ba trăm ngàn. Đa Nhĩ Cổn sẽ không để ý đến 2 vạn con chiến mã này đâu.

- Ha ha.

Ngô Tam Phụ thấp giọng nói:

- Nhưng đối với quân Quan Ninh của chúng ta lại rất cần 2 vạn con chiến mã này đấy.

- Đó là đúng.

Ngô Tam Quế nói:

- Tính mạng của Ngô thân gia chúng ta dựa hoàn toàn vào 2 vạn con chiến mã này.

Ngô Tam Phụ lại nói:

- Nhị ca, huynh nói xem trận chiến Tế Ninh này ai thắng?

- Khó nói lắm.

Ngô Tam Quế lắc đầu nói:

- Quân Minh có ưu thế về hỏa khí nhưng Kiến Nô có ưu thế về kỵ binh. Ngang ngửa nhau thôi.

Ngô Tam Phụ nói:

- Nhưng tiểu đệ cảm thấy Kiến Nô sẽ thua.

- Đây không phải là điều chúng ta nên quan tâm.

Ngô Tam Quế thấp giọng nói:

- Nếu Kiến Nô thắng, Đại Minh sẽ diệt vong, chúng ta sẽ phải ngoan ngoãn làm nô tài, nếu Kiến Nô thua...

- Đúng vậy, nếu Kiến Nô thua thì chúng ta phải làm gì bây giờ?

Ngô Tam Phụ buồn bã nói:

- Đầu hàng thì chắc chắn chỉ còn đường chết. Ta không muốn trở thành tù nhân của tên Vương Phác kia. Nhưng nếu không đầu hàng, chúng ta cũng chỉ có thể theo Kiến Nô rút về Quan Ngoại. Cùng lắm là Nhị ca huynh làm tổng binh Ninh Viễn, nhưng một ngày nào đó nếu Đại Minh khôi phục Liêu Đông thì cuối cùng vẫn khó mà thoát khỏi cái chết.

- Hừ!

Ngô Tam Quế lạnh lùng nói:

- Đây e rằng cũng là hi vọng của Đa Nhĩ Cổn. Nếu trận chiến Tế Ninh thất bại, sẽ để quân Quan Ninh chúng ta rút về Liêu Tây, làm lá chắn cho Kiến Nô bọn họ, cùng với quân Minh ta sống ngươi chết. Tuy nhiên, ta sẽ không cho y đạt được mong muốn. Kiến Nô thực sự sẽ phải thua trong trận chiến Tế Ninh, ha ha!

Ngô Tam Phụ vội la lên:

- Nhị ca, như thế nào cơ?

Ngô Tam Quế không đáp mà hỏi ngược lại:

- Tam đệ, có biết vì sao Nhị ca phải mượn Đa Nhĩ Cổ 2 vạn con chiến mã này không?

- Biết.

Ngô Tam Phụ nói:

- Vì để kìm hãm kỵ binh của Hồng Nương Tử.

- Rắm thối!

Ngô Tam Quế nói:

- Ông cần 2 vạn con chiến mã này gọi là lo trước cho khỏi gặp họa, thực sự có một ngày Kiến Nô bị đuổi ra khỏi Trung Nguyên, chúng ta lại đang không đứng vững ở Sơn Tây. Ha ha, đến lúc đó mang theo 3 vạn kỵ binh đến đại thảo nguyên chiếm một thảo nguyên to lớn chúng ta sẽ là Vương gia Mông Cổ. Vương Phác sẽ không thể nào mà đuổi đến thảo nguyên được.

- Hả?

Ngô Tam Phụ thất thanh nói:

- Nhưng đó là địa bàn của người Mông Cổ.

- Phì.

Ngô Tam Quế khinh thườnng nói:

- Kiến Nô thực sự phải bị đánh thua, với sự ác độc của Đa Nhĩ Cổn, ngươi cho là y có thể để cho bao nhiêu người Mông Cổ sống sót mà quay về thảo nguyên chứ? Đến lúc đó trên thảo nguyên chỉ còn lại người già, phụ nữ và trẻ em. Các bộ lạc Mông Cổ lấy gì mà ngăn cản 3 vạn quân thiết kỵ của Ngô gia chúng ta chứ? Ha ha, ai mà nói chỉ có người Mông Cổ mới có thể làm vua thảo nguyên, ông là người Hán chắc chắn cũng sẽ là vua thảo nguyên.

Ngô Tam Phụ nhìn Ngô Tam Quế với vẻ khâm phục rồi thấp giọng nói:

- Vẫn là nhị ca lợi hại.

- Nhìn kết quả trận chiến Tế Ninh đã, nếu Kiến Nô thắng, chúng ta vẫn là nô tài.

Ngô Tam Quế nói xong thấy mấy tên Mông Cổ đối diện điện thấp giọng dặn dò Ngô Tam Phụ nói:

- Còn nữa lão Tam, những câu này tuyệt đối không được nói ra, bằng không ta và đệ sẽ chết mà không có chỗ chôn.

Ngô Tam Phụ nghiêm nghị nói:

- Nhị ca, huynh cứ yên tâm, tiểu đệ hiểu mà.

Dương Châu, Giang Đô.

Tri phủ Dương Châu Cố Viêm Vũ đang dẫn theo cả nhà từ Dương Châu đứng nghển cổ chờ đón ở bến thuyền.

Cố Viêm Vũ 14 tuổi đã thành chư sinh, đồng viên vào Phục xã, đương nhiên cũng là người của đảng Đông Lâm. Mặc dù không đỗ tiến sĩ lại được Tiền Khiêm Ích tiến cử làm tri phủ Dương Châu vào năm ngoái. Việc lớn Trung Ương quân lên bắc chống Kiến Nô. Cỗ Viêm Vũ là tri phủ Dương Châu đương nhiên là muốn dẫn quan viên lớn nhỏ đến để khao quân.

Thực tế đây cũng là hi vọng của Vương Phác, để Cố Viêm Vũ dẫn đám quan viên trong phủ cùng với dân chúng Giang Đô đến khao quân, có thể làm cho cho bọn họ được mở mang về uy phong của Trung Ương quân, làm tăng phần tin tưởng cho quan viên, thân sĩ, thương hộ và dân chúng phủ Dương Châu. Để bọn họ biết rằng chỉ cần có Trung Ương quân thì Đại Minh sẽ không diệt vong! Hoàng Hán cũng sẽ không diệt vong.

Đối với một quốc gia, quân đội chính là niềm cổ vũ lớn nhất cho nhân dân.

Đối với một dân tộc cũng giống như vậy, quân đội hùng mạnh có thể nâng cao ý thức dân tộc, tăng cường lòng đoàn kết dân tộc, lại càng thức tỉnh dân tộc.

Dân tộc Đại Hán từ sau thời Chu Hi đưa ra Lý Học, tâm huyết đang dần trở nên vơi cạn. Đường đường là một Đại Tống tại sao lại phải bị dân du mục phương bắc đánh cho không thể chống đỡ nổi, để đến nỗi cuối cùng phải mất nước? Cũng là bởi vì Lý Học thiếu tâm huyết dân tộc Đại Hán, biến những hán tử thiết cốt tranh tranh trở thành cừu non ngoan ngoãn.

Nếu cứ để Lý Học phát triển mạnh mẽ, cả dân tộc Đại Hán sẽ biến thành nô lệ của Kiến Nô, sau đó sẽ rơi vào vực thẳm bị sỉ nhục, để mặc cho người ta chém giết. Là kẻ xuyên việt, đương nhiên Vương Phác không thể để lịch sử tái diễn bi kịch như vậy được. Đương nhiên là hắn phải dốc toàn lực để thay đổi điều này.

Dân tộc Đại Hán nên bao dung, nhưng bao dung không có nghĩa là bị dân tộc du mục chinh phục, nô dịch.

Hòa hợp dân tộc là điều nên làm, nhưng sự hòa hợp này tuyệt đối không nên được thành lập trên cơ sở dân tộc Đại Hán bị dân tộc du mục chinh phục, nô dịch, mà phải là người Hán làm chủ.

Vương Phác biết, nếu muốn thay đổi suy nghĩ nô tính đã thành thâm căn cố đế trong lòng dân chúng Đại Hán tì phải dựa vào một nền giáo dục kiểu mới của đại học Minh Dương. Chỉ dựa vào kiểu giáo dục mới của Đại học Dương Minh cùng với Dương Minh Tâm học thì còn xa mới đủ, nếu muốn diệt trừ tận gốc nô tính của dân tộc Đại Hán, cách hữu hiệu nhất vẫn là chinh phục bằng vũ lực, thực sự phải bằng vũ lực.

Chỉ cần diệt trừ Kiến Nô từng mang đến cho mình bao đau đớn, thê thảm, chỉ cần chinh phục được Tứ Di Bát Hoang. Dân tộc Đại Hán sẽ tự dần dần hùng mạnh, tự nhiên sẽ bắt đầu có lòng tự hào dân tộc, chỉ có như vậy, dân tộc Đại Hán mới cho rằng mình là chúa tể của toàn bộ thế giới.

Đến lúc đó, Lý học Nho gia sẽ cho dân chúng Đại Hán một tinh thần nhanh nhẹn, dân tộc Đại Hán một lần nữa lại được khôi phục lòng tự hào như thời Tần Hán.


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-335)


<