Vay nóng Tinvay

Truyện:Đường Chuyên - Hồi 0791

Đường Chuyên
Trọn bộ 1385 hồi
Hồi 0791: Bị kiểm tra
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-1385)

Siêu sale Lazada

Ra khỏi Vạn Dân cung. Tần Quỳnh, Trình Giảo Kim liền thấp giọng hỏi Vân Diệp:

- Tiểu tử, ngươi giảm gánh nặng cho bách tính Sơn Đông, nhưng ta thấy có vẻ Ngụy Trưng cũng không muốn lĩnh tình.

- Bá bá, cái Ngụy Trưng lo lắng vốn không phải bách tính, cái lão lo chính là Sơn Đông sẽ bị thanh tẩy một lần nữa. Bệ hạ chắc chắn không quên sỉ nhục lớn nhất khi ban đệ nhất bản [Thị tộc chí] cho Thôi gia. Trình bá bá, mau về nói cho thẩm thẩm, bảo thẩm thẩm đừng dính vào chuyện Sơn Đông, nhà thẩm thẩm ở Sơn Tây cứ mặc kệ chuyện ở Sơn Đông, hãy học theo thê tử của Phòng Tương là được. Lần trước bệ hạ cứng rắn xử lý Lư thị, Lư phu nhân không phải giả ngơ đó sao? Có những lúc cần phải giữ mình mới được.

Trình Giảo Kim than thở một tiếng rồi vội vã rời đi, đây rõ ràng là hoàng đế đang buồn đến chết muốn nghịch ngợm gì đó. Tranh chấp thị tộc lắng xuống được mấy năm hiện giờ sắp gợn sóng. Không biết hoàng đế rốt cuộc muốn làm gì, cuộc sống huân quý càng ngày càng không dễ chịu.

Vân Diệp biết hoàng đế muốn làm gì, sự tình của thần nhân đã chọc giận hoàng đế, báo cáo điều tra của Bách Kỵ ti mặc dù Vân Diệp không thấy, nhưng cũng có thể đoán được một ít. Vụ án của Ngụy Thiên Giác nhất định có tiến triển, dù sao hơn năm trăm người muốn hoàn toàn mai danh ẩn tích là không thể, chỉ cần Bách Kỵ ti dụng tâm đi tìm, chắc chắn rồi cũng sẽ mò ra dấu vết.

Hoàng hậu gặp nạn ở Ngọc Sơn, mặc dù nói là chuyện ngoài ý muốn, hoàng đế cũng không hề xử trí người nào mà bình tĩnh đến đáng sợ. Từ khi sự tình xảy ra, Vân Diệp đã bắt đầu lo lắng đề phòng, mãi đến bây giờ mới cảm thấy yên lòng, cái hèo nặng trịch này vẫn là nện vào mông thị tộc.

Theo tấm màn của thần nhân từ từ vén lên, hoàng đế tuyệt đối sẽ không dễ dàng tha thứ cho sự tồn tại của bọn họ. Mà những thị tộc cổ xưa này, chính là mảnh đất màu mỡ đề những thần nhân kia sinh tồn phát triển, nhất định phải trảm thảo trừ căn.

Kể từ khi tới Đại Đường, sinh tồn chính là mục tiêu lớn nhất Vân Diệp theo đuổi, chỉ cần không ảnh hưởng đến sinh mạng, việc gì y cũng chẳng bận tâm. Sống, chính là an ủi lớn nhất với y, phàm là người đọc qua lịch sử đều biết, Lý Nhị lúc này bạo ngược đến mức nào.

Đều nói nếu ngoài không có địch, trong liền không có sĩ. Nhận thức của Lý Nhị đối với quốc gia và quyền lực vượt xa Vân Diệp, đạo lý này không phải là y không biết, nếu như đế vương không muốn bị cuộc sống kiêu xa dâm dật hủ hóa, nhất định phải không ngừng tạo địch nhân cho mình. Hiện tại địch nhân giờ đã tiêu diệt gần hết, vài anh hùng mạnh hơn chút thì đang ở hành quán chuẩn bị diễn kịch cho hắn xem, tâng bốc hắn bằng những ngôn ngữ và hành động khiến người nghe nôn mửa.

Chỉ có một Cao Ly vẫn còn giãy giụa trong nội chiến, một khi nội chiến phân thắng bại chính là lúc Đại Đường nhảy vào. Còn lúc này Lý Nhị chỉ chằm chằm vào quốc nội.

Kể từ thời tam quốc khi Trần Quần lập ra hệ thống huân quý thế tập (cha truyền con nối) [Cửu phẩm trung chính chế], đã xâm nhập đến chỗ sâu nhất trong nội tâm huân quý. Huân quý trời sinh muốn làm quan, chỉ cần sinh ra liền tài trí hơn người.

Lý Nhị chính là dựa vào môn phiệt dựng nhà, làm sao hắn không lo lắng sau này có người sẽ đi theo con đường của hắn? Lần này chẳng những hắn phải đánh đổ kiêu ngạo của huân quý lâu đời, mà còn an bài hướng đi cho huân quý mới nổi.

Phân phong chư hầu để bảo vệ hoàng thất, chính là mộng tưởng của Lý Nhị từ trước tới giờ. Năm 10 Trinh Quán, Lý Nhị hạ quyết tâm phổ biến mộng tưởng này, bằng cách thành lập chế độ [Thế tập Thứ sử], truyền cho danh hào chư vương quý thích, công huân đại thần thế tập Thứ sử, phân trấn các nơi, đời đời không đổi, trong đó bao gồm 21 thân vương cùng 14 công thần. Dưới sự an bài của Lý Nhị, sau khi bọn họ tiếp nhận chiếu lệnh liền lập tức tới các nơi nhậm chức, từ đó trở thành hàng rào bảo vệ đáng tin của hoàng thất Lý Đường.

Trưởng Tôn Vô Kỵ thân mang đầu hàm Thứ sử Triệu Châu, Phòng Huyền Linh là Thứ sử Vũ Châu, Đỗ Như Hối Hạ Châu, Trình Giảo Kim Lư Châu, Tần Quỳnh Tề Châu, ngay cả Vân Diệp không thân thích giờ cũng có đầu hàm Thứ sử Nhạc Châu.

Cái này nói rõ là muốn phân phong hình thế thiên hạ, vốn Lý Nhị muốn dựa vào những thủ đoạn này để khống chế quý tộc mới sinh ở địa phương, để cho thế lực gia tộc bọn họ cách xa trung tâm quyền lợi Trường An, vì thế hắn gửi gắm kỳ vọng rất lớn đối với minh hữu trung thành nhất Trưởng Tôn Vô Kỵ, hy vọng lão có thể đi đầu đáp ứng dạng phong thưởng như vậy.

Nào ngờ Trưởng Tôn Vô Kỵ lần đầu tiên không chịu nghe theo hoàng đế an bài, dưới sự hướng dẫn của Trưởng Tôn Vô Kỵ, tập thể công thần được thụ phong biểu thị không muốn đi nhậm chức thế tập phong địa, ngươi cũng không thể cầm gậy đuổi bọn hắn đi nhậm chức chứ? Không lâu sau đó, Trưởng Tôn Vô Kỵ lại thông qua con dâu Trường Nhạc công chúa liên tục thỉnh cầu hoàng đế:

- Lão thần cùng bệ hạ năm xưa cùng đánh thiên hạ, trải qua cửu tử nhất sinh, thật vất vả thiên hạ mới thái bình, vì sao phải đẩy chúng ta đến nơi khác nhậm chức? Như vậy có khác nào lưu đày?

Trên thực tế Trưởng Tôn hoàng hậu chính là ở trong hoàn cảnh như vậy mà đến thư viện. Nàng muốn giải tỏa phiền muộn, bị vướng giữa trượng phu cùng ca ca thật là khó cho nàng. Trưởng Tôn biết ca ca nàng đã hi sinh cho nàng quá nhiều, bằng không ngay từ Trinh Quán thứ 8 đã trở thành Bình chương sự, đấy chính là vị trí của tể tướng. Nhưng lần này ca ca nàng không nghe theo chính sách của hoàng đế, ngược lại còn cầm đầu phản đối, nói rõ không muốn buông quyền lợi của mình.

Sau khi biết những chuyện này từ miệng Lý Thừa Càn, Vân Diệp liền hiểu Trưởng Tôn tại sao phải bò lên Ngọc Sơn dù trời đại tuyết, nếu đổi lại là y có lẽ y đã bò đến Tuyết Sơn tận Thổ Phồn rồi cũng nên.

Thật ra thì Vân Diệp rất chức vị Thứ sử Nhạc Châu này, bây giờ cũng trở lại kinh thành, Vân Diệp cũng không chủ động từ bỏ nó. Dù sao bây giờ Nhạc Châu đang tiến vào thời kỳ đại khai phát, chỉ cần làm tốt theo kế hoạch là được, một mặt bán nhà bán đất, một mặt tăng nhanh tốc độ kiến thiết, tin rằng chẳng mấy chốc sẽ lại có một tòa thành lớn sẽ xuất hiện bên cạnh Động Đình hồ.

Vân Diệp không có từ bỏ chức vị Thứ sử Nhạc Châu, đây là tấm màn che duy nhất trong sự kiện Lý Nhị phân phong Thứ sử. Vào thời điểm Trưởng Tôn Vô Kỵ dẫn mọi người từ chối, Vân Diệp không theo mà lại nhậm chức.

Khoảng thời gian này Vân Diệp không có bất kỳ động tác gì, chỉ một lòng xử lý sự tình trong thư viện, khích lệ những học sinh xuất thân hàn vi. Nuôi hùng miêu, thỉnh thoảng vào cung thăm hỏi hoàng hậu một chút, dẫn theo Tôn Tư Mạc thăm bệnh cho Tấn Dương, chỉ duy không tới bái kiến Lý Nhị.

Bầu không khí triều đình cực kỳ quỷ dị, việc hoàng đế phải đi Thái Sơn Sơn Đông phong thiện lại bị những đại thần kia hùa với nhau bắt lùi đến sang năm, về phần sang năm có đi hay không thì còn phải xem Đại Đường có mưa thuận gió hòa hay không đã.

Đây là thời điểm giả bộ làm rùa đen rụt đầu, mặc hoàng đế tự làm một lần vậy. Vân Diệp đã bị đồn là lộng thần, lúc này nếu như còn nhiều chuyện thì chẳng khác nào nhúng tiểu đệ vào nước sôi. Lúc này Vân Diệp thật muốn tự đào hố chôn mình, như vậy sẽ không ai thấy y, cũng không còn ai mang phiền toái cho y được nữa.

Thấy quỷ rồi, Ngọc Sơn thư viện của hoàng gia Đại Đường lần đầu tiên bị đón đoàn kiểm tra liên ngành. Hộ bộ, Lại bộ, Lễ bộ, Công bộ liên hiệp đại kiểm tra, nếu như cộng thêm Vệ sinh bộ, Công an bộ của đời sau thì đây chính là một lần bị đại kiểm tra của liên hiệp sáu bộ ủy.

*****

Vốn tưởng rằng phải tiếp nhận thẩm kế không chỉ riêng Ngọc Sơn thư viện, mà Quốc tử giám, Hoằng văn quán hẳn cũng phải bị kiểm tra mới phải. Ai ngờ người ta nói kiểm tra thí điểm, vì vậy trong mấy trăm đơn vị ở Trường An thì Ngọc Sơn thư viện là người thứ nhất lên thớt.

Dẫn đầu kiểm tra chính là Ngụy Trưng, bộ mặt người chết lạnh như băng, ra vẻ làm việc công làm người ta chán ghét. Hàng năm hoàng gia đều cho thư viện tiền lương, Hộ bộ cho bổng lộc, muốn truy tra sản nghiệp của thư viện thì cũng chỉ từ hai chỗ đó mà thôi.

Hứa Kính Tông cười gian sai người dẫn tới một gian phòng đầy sổ sách, hắn ghi chép tất mọi thứ, từ bổng lộc phát ra mỗi tháng cho các tiên sinh, đến tiền trợ cấp cho học sinh cũng ghi chép lại hết, rất dễ dàng để tìm, trong căn phòng to lớn, quả thực có thể gọi là sách chát như núi.

- Cấp sự trung, nhiều năm nay thư viện chưa từng có quan gia kiểm tra, nếu đã tới vậy thì không thể cưỡi ngựa xem hoa, mỗi một đạo sổ sách đều cần Cấp sự trung kiểm tra rõ ràng mới được. Quên mất, thư viện đã tốt nghiệp ba khóa học sinh rồi, hiện nay bọn họ làm quan ở khắp Đại Đường, cũng có người giờ là đại tượng (thợ thủ công), cũng có người làm thương nhân. Trợ cấp năm xưa chính là một khoản sổ sách lung tung, cho nên bản quan đã biến tiền bạc đó thành một khoản trong sổ sách. Nếu như ngài muốn hiểu rõ, thì phải tìm những học sinh đã tốt nghiệp kia để đối chứng.

Hứa Kính Tông xem mặt bắt hình rất chính xác, bởi vì hắn thấy chỉ cần thư viện ôm chặt bắp đùi hoàng đế, thì dù đắc tội những người khác cũng không thành vấn đề, cho nên cố ý làm vẻ sơ hở, ngươi có bản lĩnh thì cứ tới truy xét, tất cả rồi sẽ đến tai hoàng đế. Nếu như Ngụy Trưng có thể trên triều đình tố cáo hắn thì càng thêm tuyệt vời.

Người có học ánh mắt rất khác, Ngụy Trưng vốn đã quen đọc các con số cũng khó có thể nhìn ra điều gì. Đối với loại sổ sách này, nếu hai người có cách làm tương đương nhau, thì cần phải có năng lực lý giải cực mạnh mới có thể hiểu được. Hứa Kính Tông mất ròng rã 2 năm mới áp dụng được những quy tắc ghi sổ sách mà Vân Diệp nói đại khái. Hiện tại sổ sách của bọn họ ngay cả đến Vân Diệp tự xem cũng còn khó, Hứa Kính Tông lại là chuyên gia ở phương diện này, cho nên có tư cách coi thường mấy tiên sinh kế toán của Hộ bộ.

Muốn biết rõ từng trương mục của thư viện, không tốn 2, 3 năm thì không thể. Còn nếu như muốn biết cả về khoản trợ cấp cho học sinh, thì cần ít nhất 10 năm. Cái thời đại này muốn tìm được hết mấy trăm người khắp Đại Đường thì thực là nói mơ.

Hơn nữa có vài trương mục bí mật, chỉ có thể đưa cho hoàng đế nhìn, Ngụy Trưng ngươi thì là cái gì?

Ngụy Trưng coi như là người lì lợm, chui vào trong phòng ở hẳn một ngày một đêm không chịu ra, cũng không biết đã xem hiểu được mấy cuốn, đến lúc trời sáng mới mang theo đôi mắt đỏ vằn đi tìm cơm, nhưng đến nơi lại bị báo cho biết, cơm nước trong thư viện đều là trợ cấp, không bán ra ngoài, ngay cả trà nóng cũng không được, chưa bao giờ thư viện lại bán những thứ có hạn ra ngoài, bằng không trên trương mục cũng không phải ghi rõ ràng lại làm gì.

Đại Đường là một xã hội nhân tình, không có nhân tình thì đi nửa bước cũng khó. Khi Ngụy Trưng thấy thư viện đem cháo hoa và một ít bánh ngọt đút cho ba con hoa hùng béo ục đến đi bộ cũng khó ăn thì cảm thấy vô cùng tức giận. Cái khiến lão tức giận là sau khi hoa hùng húp xong cháo, ăn xong bánh, thì đầu bếp liền lấy trứng gà từ trong túi bên người ra, nhét cho mỗi cái tàu há mồm 2 quả. Đợi khi lũ hoa hùng ăn xong còn cầm khăn lông lau miệng cho chúng, rồi mới sút vào mông ý bảo bọn chúng tiếp tục vào rừng trúc ăn.

Từ khi nào hoa hùng ăn còn sướng hơn cả người vậy? Người Đại Đường không có cơm ăn đâu đâu cũng có, vì sao phải phô trương lãng phí như vậy? Ngụy Trưng làm nhiều chuyện như vậy, việc khó coi hơn thế này lão gặp không ít, nhưng thư viện phách lối không thèm coi lão vào đâu, khiến cho đáy lòng lão bốc lên lửa giận.

Hết năm khí trời cũng dần ấm lên, thư viện bận bịu dọn dẹp Đông Dương hà, năm ngoái vào ngày đại tuyết đã xảy ra sạt lở, khiến cho dưới chân Ngọc Sơn chất đầy băng tuyết, nếu như đầu mùa xuân băng tan, có thể sẽ khiến nước Đông Dương hà dâng cao. Vân Diệp, Hứa Kính Tông đều đang tối mắt tối mũi vì chuyện này, thừa dịp mực nước Đông Dương hà đầu xuân cao, có thể từ Tiết Hồng cừ lấy lượng nước dư thừa tưới cho một số ruộng đất bị hạn. Quan viên Lam Điền huyện dẫn theo rất nhiều dân phu tu chỉnh thủy đạo. Để trữ nước, thậm chí bọn họ còn kiến tạo một cái mương to ở hạ lưu Đông Dương hà, cho nên những tiên sinh chuyên về thủy lợi của thư viện được dịp bận rộn không nghỉ.

Chẳng có ai để ý đến tổ kiểm tra này, bởi vì hoàn cảnh sinh hoạt không tốt, Ngụy Trưng cùng đám người chỉ có thể dùng ngưu xa kéo đống sổ sách thư viện trở về Trường An tiếp tục thẩm tra.

Phòng Huyền Linh có tới một lần, lão tới làm người hoà giải, hy vọng Vân Diệp có thể điều nhân thủ từ thư viện trợ giúp xem xét đống sổ sách chất như núi kia. Điều động nhân thủ thư viện ít nhất phải có bốn người Vân Diệp, Lý Cương, Nguyên Chương, Hứa Kính Tông đồng ý mới được. Hứa Kính Tông nghe ra được ý mềm mỏng, người thư viện mình tra mình? Hắn thích kiểm tra như vậy.

Phòng Huyền Linh sở dĩ đến là bởi vì đích sự kiện hoa hùng bộc phát, khi tất cả đại thần đều cùng nhau buộc tội thư viện ưu đãi ba con béo ú đó, coi chúng chẳng khác nào tổ tông, Lý Nhị rốt cuộc cũng phát nộ...

Thật ra thì mọi người đối với việc thư viện ưu đãi hoa hùng không có ý kiến gì quá lớn, chỉ là muốn mượn cớ này để nói cho tất cả mọi người thư viện không chú ý tiểu tiết thế nào, tùy ý lãng phí công quỹ. Có người còn tính qua, sinh hoạt phí một ngày của một con hoa hùng là 4 đồng, ba con tổng là 12 đồng, một năm cần 40 đồng bạc mới có thể nuôi, số tiền này đủ để một nhà ba người ăn no mặc ấm, lãng phí cho dã thú thực không đáng giá.

Cứ vậy suy ra, thư viện hiện giờ có 1300 học sinh, hơn 200 tiên sinh, cộng thêm quản sự, phó dịch, tính sơ sơ cũng đã thấy một con số kinh người, về phần con số thực tế thế nào thì còn đang trong quá trình tính toán.

Đầu bếp thư viện bị dọa đến vãi tè, bách tính vào Đại Lý tự khác nào vào quỷ môn quan? Đại Lý tự là nơi chuyên môn thẩm tra xử lý phạm quan, mình nếu như phạm án nhiều nhất cũng chỉ vào huyện nha là cùng, sao giờ lại vào tới tận Đại Lý tự? Nhìn ba vị quan viên trên đại đường chân đã mềm nhũng không đứng nổi, miệng có gì nói sạch sẽ, tất cả chi phí nuôi hùng miêu đều không dám giấu diếm, hơn nữa còn thề thốt không có ăn bớt khẩu phần lương thực của hùng miêu.

Ngự sử phong văn tấu sự, buổi sáng mới dâng tấu chương lên, xế chiều đã phải thu thập hành lý chuẩn bị đến Nhai Châu nhậm chức, đúng là sớm tấu cửu trùng thiên, chiều đã đến Nhai Châu 8000 dặm. Vốn là bị biếm đến tận An Nam, nhưng được đám người Ngụy Trưng khổ sở van xin mới được như vậy.

(phong văn tấu sự: nghe chuyện mà tố cáo, không cần chứng cứ)

Buộc tội hoàng đế cũng không thảm như vậy, về phần Thái tử Lý Thừa Càn, đó là nhân vật ai cũng có thể buộc tội, buộc tội sai cũng chẳng sao.

Duy ở Đại Đường có một người không thể buộc tội, đó chính là Tấn Dương công chúa. Hoa hùng là của Tấn Dương công chúa, dù được nuôi trong thư viện cũng là của Tấn Dương tiểu công chúa, chi phí nuôi hoa hùng cũng là tiền của nàng mà ra.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-1385)


<