Vay nóng Homecredit

Truyện:Sở Hán tranh bá - Hồi 278

Sở Hán tranh bá
Trọn bộ 515 hồi
Hồi 278: Lương thảo chưa động, Lừa ngựa đi trước
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-515)

Siêu sale Lazada

Trong khi Vũ Thiệp đang đi Bành Thành du thuyết Hoài Nam vương Anh Bố, thì Hạng Trang lại đi đến Hấp huyện.

Ở vùng núi Hấp huyện của quận Đan Dương, những khu rừng già nguyên thủy rậm rạp xanh tốt đã bị thiêu hủy gần như toàn bộ. Thay vào đó là những đồng cỏ chăn nuôi xanh mươn mướt. Nơi đây chính là trại ngựa chiến lớn nhất của nước Sở - trại ngựa chiến Hấp huyện. Ở trại ngựa hiện đang nuôi dưỡng không dưới mười ngàn con ngựa Mông Cổ chân thấp, cùng với hơn một ngàn con ngựa lai Ả-Rập.

Để có được giống ngựa Ả-Rập này, nước Sở đã phải trả một cái giá hết sức nặng nề, thê thảm.

Vì nỗ lực nhằm đưa đội thuyền thủy quân xuống Nam Dương, nước Sở đã phải hao tổn rất nhiều nhân lực, vật lực, tài lực.

Sau lần xuống Nam Dương đầu tiên bị thất bại, rất nhanh sau đó nước Sở lại gầy dựng một đội thuyền gồm hai mươi chiếc thuyền Sở, vẫn do Qua Thắng dẫn đầu, mang theo hai ngàn quân tinh nhuệ, đi xuống Nam Dương lần hai. Kết quả là vừa hay gặp đúng lúc Nam Việt có binh biến, đội thuyền này bèn biến thành đội thuyền vận chuyển, đi lại giữa Nam Việt và Giang Đông, vận chuyển được mấy chục ngàn tráng đinh Sở.

Nửa năm sau, Qua Thắng lại chỉnh đốn đội ngũ đi xuống Nam Dương lần thứ ba.

Lần này, thậm chí đội thuyền đã vượt qua eo biển Malacca, nhưng thật không may gặp phải cơn giông lớn trên Ấn Độ dương. Bốn chiếc thuyền Sở trở đầy những hàng hóa như giấy Công Thâu, rượu trắng, tơ lụa... không may va phải đá ngầm chìm nghỉm. Không còn những hàng hóa này nữa, có cố đi đến Tây Dương cũng không còn nhiều ý nghĩa, Qua Thắng đành cho đội thuyền quay về.

Trong lần thứ năm xuống Nam Dương, đội thuyền Sở đã tăng lên năm mươi chiếc!

Hơn nữa Qua Thắng cũng đã rút ra kinh nghiệm từ thất bại lần trước, lần này cho chia hàng hóa ra chở trên các thuyền, như vậy cho dù có một hoặc một vài chiếc thuyền bị đắm cũng không ảnh hưởng lắm tới đại cuộc.

Lần này, đội thuyền của Qua Thắng cuối cùng cũng đến được thành phố trên không – Babylon.

Lúc này vùng lưỡng hà đang nằm dưới sự thống trị của Secus (đại tướng dưới trướng Alexsander Đại Đế), và đang bị đế quốc La Mã cùng đế quốc Parthia đông tây giáp công, vì thế cho nên không rảnh để tiếp đãi các vị khách tới từ phương Đông. Nhưng, người Sở vẫn có được thứ mà họ cần – ngựa Ả-Rập, Lạc Đà, và một lượng lớn hoàng kim!

Nhưng, trên đường trở về Giang Đông, không ít thuyền viên mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo, lần lượt tử vong (thực ra là

Đến khi trở về qua eo biển Malacca, thì bốn ngàn thuyền viên ban đầu chỉ còn lại không đến một ngàn người, thậm chí ngay cả tướng quân Qua Thắng cũng bị mắc bệnh rồi đột ngột qua đời. Một ngàn người không cách gì lèo lái được năm mươi chiếc thuyền, mười mấy viên Giáo úy bèn họp lại tính kế, đoạn dồn tất cả số ngựa Ả-Rập còn khỏe mạnh, Lạc Đà và toàn bộ vàng lên hai mươi chiếc thuyền, rồi đánh chìm ba mươi chiếc còn lại.

Từ Malacca về đến Giang Đông còn chết thêm một số người nữa.

Đến khi đội thuyền về đến cảng Đan Đồ thì bốn ngàn thủy thủ lúc xuất phát chỉ còn lại không tới sáu trăm người, hơn nữa người nào người nấy cũng đều chỉ còn da bọc xương, gầy đến nỗi không còn ra hình người. Điều đáng mừng suy nhất là mấy trăm con ngựa Ả-Rập và mấy chục con Lạc Đà mang theo về đều nguyên vẹn khỏe mạnh không tổn hại gì. Mấy chục cân vàng cũng không hao chút gì.

Nghe tin Qua Thắng lâm bệnh đột tử trên đường, Hạng Trang rất lấy làm buồn tiếc, lập tức truy phong Qua Thắng làm Ô Hương Hầu, và để con trai của Qua Thắng là Qua Bố khi ấy mới chín tuổi kế thừa tước vị.

Vì thế cho nên mới nói là để có được ngựa Ả-Rập, nước Sở phải trả một cái giá rất nặng nề, thê thảm.

Hiện nay, hơn một ngàn con ngựa lai ở trại ngựa Hấp huyện đều giống cải tiến, được lai tạo từ ngựa Ả-Rập và ngựa Mông Cổ chân thấp.

Tuy nhiên, dù sao Hạng Trang cũng là người của tương lai đi ngược thời gian, nên không dẫm phải vết xe đổ của Hán Vũ Đế.

Hán Vũ Đế đem tất cả số Hãn Huyết Bảo Mã mang về từ Đại Uyển đều dùng vào việc phổi giống, mà bỏ qua việc duy trì dòng máu chính thống của ngựa Hãn Huyết. Cuối đi vào con đường không có lối về là nhập giống, phối giống, cái tiến, giao phối lại, cứ thế cho tận đến lúc chết đi. Cuối cùng, khắp cả một nước đại Hán lớn như thế mà không thể tìm lại được một con Hãn Huyết Bảo Mã thuần chủng.

Cho nên, Hạng Trang không dùng tất cả số ngựa Ả-Rập để phối giống, mà giữ lại một đàn con giống nhất định, để duy trì dòng giống ngựa Ả-Rập. Chỉ có duy trì tốt kho giống gen của ngựa Ả-Rập, thì mới có thể luôn có ngựa Ả-Rập phục vụ cho việc cải tạo nòi giống, trại ngựa Hấp huyện mới có thể liên tục không ngừng cho sinh sản và nuôi dưỡng được những con ngựa lai ưu việt.

Tuy nhiên nếu xét trên từng cá thể, thì những con ngựa lai cải tiến cũng không xuất chúng cho lắm.

Trên thực tế, những con ngựa Ả-Rập thuần chủng được mang về từ Babylon cũng chỉ có thân cao trung bình vào khoảng sáu thước, chỉ cao hơn ngựa Mông Cổ được chừng hơn một thước. Nếu dùng để biên chế cho đội lính khinh kỵ thì dư sức, chứ còn nếu dùng để biên chế cho đội kỵ binh trọng trang (mang theo áo giáp, quân giới nặng nề) thì không ổn. Muốn biên chế cho đội kỵ binh trọng trang thì chí ít cũng cần những con ngựa lớn có thân cao trên tám thước!

Nhưng, cũng giống như trong quần thể ngựa Mông Cổ vẫn có những cá thể tuấn mã cao đến hơn tám thước, trong quần thể ngựa Ả-Rập cũng có những cá thể có thân hình đặc biệt cao lớn, thậm chí cón có thể cho ra đời những con tuấn mã cao tới chín thước. Chỉ cần nuôi dưỡng quần thể ngựa Ả-Rập và quần thể ngựa Mông Cổ phát triển đến một quy mô đủ lớn, thì sẽ có thể tạo ra được số tuấn mã đủ dùng, việc biên chế đội kỵ binh trọng trang cũng chỉ là sớm muộn mà thôi.

Tuy nhiên, Hạng Trang đến Hấp huyện lần này không phải là để xem những con ngựa lai này.

Hạng Trang tới là vì việc chưng thu La cho cuộc viễn chinh Ba Thục. Bởi vì ở trại ngựa Hấp huyện còn có một trại La nữa, trong đó nuôi dưỡng mấy mươi ngàn con La.

Người ta thường nói "đại quân chưa đi, lương thảo đi trước", còn Hạng Trang là "lương thảo chưa đi, La ngựa đi trước"!

Con La chính là kết quả lai tạo giữa giống Ngựa và giống Lừa, vừa có khả năng chịu sức nặng, và sức để kháng tốt của loài Lừa, vừa có linh tính và khả năng chạy nhảy của loài Ngựa. Hơn nữa, La lại ăn ít hơn Ngựa thồ, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường khắc nghiệt thậm chí còn tốt hơn loài Ngựa thồ Tây Nam. Có Lừa rồi, những con ngựa tồi trong trại ngựa có thể đem bán, lấy tiền bù vào các khoản chi của trại Ngựa.

Trên thực tế, mấy năm trở lại đây, trại ngựa Hấp huyện đã có thể tự nuôi, không cần đến trợ cấp của quốc khố nữa.

Nói về loài Lừa, thực ra là sớm đã xuất hiện từ thời Tây Chu, nhưng lúc đó được cho là thứ đồ hiếm lạ, được giấu trong hoàng cung đại nội, phục vụ các quý tộc thưởng ngắm. Cho đến tận thời Tống, La mới được coi như súc vật để sử dụng, từ đó bắt đầu được nuôi dưỡng với số lượng lớn. Nhưng vì có người của tương lai là Hạng Trang ở đây, nên thời gian sử dụng La của vùng Hoa Hạ đã được đẩy sớm lên rất nhiều.

Viễn chinh Ba Thục lần này, không thể còn có chuyện để binh sỹ phải vác cõng túi lương khô xuất chinh nữa.

Trước kia phải vác túi lương khô, đó là do tình thế bắt buộc, không có cách nào khác. Bây giờ điều kiện của quân Sở đã được cải thiện rất nhiều, không còn cần thiết phải để các tướng sỹ gặm thứ lương khô vừa cứng vừa chát đó nữa. Hơn nữa, từ Giang Đông tới Ba Thục là cả một chặng đường dài dằng dặc tới hơn hai ngàn dặm, chỉ hành quân không thôi cũng mất đến một hai tháng, túi lương khô có to chừng nào cho đủ?

Cho nên, lần này xuất chinh nhất định phải điều động cho đủ số Lừa phục vụ việc vận chuyển lương thảo quân nhu.

Viễn chinh Ba Thục lần này, Hạng Trang dự định lấy hai mươi ngàn quân tinh nhuệ của Hổ Bí doanh, Thiên Lang doanh làm chủ lực, rồi điều động thêm ba mươi ngàn phụ binh nữa để tổ hợp thành quân đoàn viễn chinh. Hơn nữa, Hạng Trang còn muốn đích thân dẫn quân xuất chinh!

Đại quân năm mươi ngàn người, người ăn, ngựa ăn, tính ra không phải là một con số nhỏ!

Hơn nữa, từ Giang Đông đến Ba Thục đường xá xa xôi, ít ra cũng có hơn hai ngàn dặm, nội chỉ hành quân cũng e là phải đi hết một hai tháng. Nếu như tình hình chiến sự không thuận lợi, thì hoàn toàn có khả năng sẽ kéo dài đến ba bốn tháng. Cho nên, lần viễn chinh này ít nhất phải chuẩn bị lương thảo đủ cho năm mươi ngàn đại quân dùng cho bốn tháng, quả là một con số không hề nhỏ.

Cứ tính là một người lính một tháng tiêu hao một thạch lương, năm mươi ngàn lính bốn tháng sẽ tiêu hao hết hai trăm ngàn thạch lương!

Hai trăm ngàn thạch lương, tức là hai mươi bốn ngàn cân, một con La mang có thể theo trọng lượng tám trăm cân (cân Tần) mà trèo đèo lội suối cũng không thành vấn đề. Vậy cũng tức là, phải cần tới ba mươi ngàn con La, còn phải tính đến số La bị hao hụt trong quá trình vận chuyển, nên cần chưng thu thêm ít nhất hơn ngàn con nữa. Đây cũng chỉ mới là đáp ứng nhu cầu vận chuyển lương thực, nếu tính thêm đồ quân nhu thì còn nhiều nữa.

Cho nên mới nói, lần viễn chinh này chí ít cũng phải chưng thu điều động bốn mươi ngàn con La!

Về vấn đề thức ăn cho bốn mươi ngàn con Lừa thì không cần phải tính đến, bởi vì khả năng thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt của loài lừa còn mạnh hơn cả loài ngựa chân thấp Mông Cổ. Nếu không xuất hiện tình trạng chở nặng quá sức, thì không lo chúng sẽ sụt ký gầy yếu. Quãng đường từ Giang Đông đến Ba Thục cũng không phải là sa mạc, cỏ ven đường cũng đủ để giải quyết vấn đề thức ăn cho Lừa.

Trong khi Hạng Trang đang chưng thu La ngựa cho đoàn quân viễn chinh, thì Lưu Bang lại đang ngẩn cả người ở Thái thương, Hàm Dương.

Về nền tảng thì nước Hán tốt hơn nước Sở nhiều, cho dù Quan Trung bị quân Sở cướp sạch cho một trận, nhưng quy mô nhân khẩu, diện tích đất canh tác, độ màu mỡ của đất đai cũng vẫn tốt hơn Giang Đông. Cộng thêm với chính sách cải cách luật pháp của Bạch Mặc và khoản tích lũy mười năm, đến nay quy mô nhân khẩu và tài sản của nước Hán phải nói là sung túc hơn nước Sở nhiều.

Trong vòng mười năm, tổng nhân khẩu của nước Sở gần như tăng gấp đôi, gần đạt tới con số năm triệu dân. Nhưng nước Hán cũng không dậm chân tại chỗ, đến nay số nhân khẩu tính trên sổ sách của nước Hán đã lên đến con số bảy triệu dân, tráng đinh cũng vượt qua con số một triệu rưỡi. Bất luận là tính về quy mô tổng số nhân khẩu hay số lượng tráng đinh, nước Hán cũng chắc chắn vượt hơn nước Sở một cái đầu.

Số ngô gạo tích lũy trong Thái thương Hàm Dương cũng vượt xa số gạo tích lũy trong Thái thương Tỷ Lăng.

Tám trăm dặm bình nguyên Tần Xuyên, Ba Thục đều là đất đai màu mỡ, cũng chính là vùng đất Giang Nam mà người đời sau ca tụng là "cái nôi của các sản vật", nhưng vào thời này đa phần đều là những vùng đất hoang chưa được khai khẩn. Vì thế cho nên, nếu tính sản lượng riêng trên mỗi mẫu ruộng, và tổng sản lượng khai thác trên diện tích đất canh tác thì còn lâu mới so sánh được với Quan Trung, Ba Thục, hai vùng đất được ví là "kho thóc của thiên hạ".

Mười năm tích góp, số lúa gạo tích lũy được ở Thái thương Hàm Dương đã vượt quá con số năm triệu thạch!

Đứng trong Thái thương, nhìn thóc lúa nhiều đến nỗi không chứa nổi trong kho nữa nên đành phải chất đống bên ngoài như những ngọn núi nhỏ, Lưu Bang thật không dám tin đây là sự thật. Mười mấy năm trước, khi hắn và Hạng Vũ tranh giành thiên hạ, hắn còn thường phải lo sầu vì mấy mươi ngàn thạch quân lương, một thừa tướng tài giỏi như Tiêu Hà Tiêu cũng phải dốc hết toàn lực mới có thể miễn cưỡng cung ứng được quân lương cho quân Hán.

Thế mà bây giờ, lương thực trong kho Thái thương của Hàm Dương lại nhiều đến mức ăn cũng ăn không hết!

Cho dù có xuất động đại quân hàng triệu người, thì cũng đủ lương thực dùng cho năm tháng tác chiến.

Cho nên, đã đến lúc xuất quan rồi. Mặc dù sức khỏe của Lưu Bang hắn vẫn còn rất tốt, nhưng dù nói thế nào đi nữa, năm nay cũng đã sáu mươi chín rồi, phía sau còn sống được ngon lành mấy năm nữa điều đó thì chỉ có trời mới biết. Nếu như không thể tranh thủ lúc còn sống mà càn quét tiêu diệt các nước Quan Đông, nhất thống thiên hạ, thế thì Lưu Bang hắn có chết cũng không nhắm được mắt.

Tuy nhiên, trước khi xuất quan còn phải giải quyết mối ẩn họa Hung Nô trước đã!

Không tiêu diệt Hung Nô thì hậu phương của nước Hán sẽ không yên ổn, hậu phương bất ổn, thì quân Hán sẽ phải phân tâm hai hướng, điều này nếu xét về mặt chiến lược là hết sức bất lợi, cũng dễ bị nước thù địch như nước Sở lợi dụng. Đương nhiên, cũng không phải là không tiêu diệt Hung Nô thì không xong, chỉ cần đoạt lại Cửu Nguyên, trục xuất Hung nô về vùng Mạc Bắc, thì cũng ổn rồi.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-515)


<