Vay nóng Homecredit

Truyện:Người đẹp Phiên Ngưng thành - Hồi 01

Người đẹp Phiên Ngưng thành
Trọn bộ 10 hồi
Hồi 01: Đường kiếm họ Hoàng
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-10)

Siêu sale Shopee

Trống trên thành vừa điểm báo hiệu sang canh thì quan đề đốc hộ thành Hoàng Quốc Kính cùng bộ tướng phi ngựa về tư dinh, sau khi đi thanh tra một lượt trên khắp các mặt thành Phiên Ngung. Đề đốc phu nhân rước chồng vào hậu dinh, truyền thế nữ dâng trà và đích thân quạt hầu ông. Đề đốc bỏ bộ võ phục ngồi xuống ghế, nhắp trà Hạnh Hoa, mắt đăm đăm nhìn ra trước sân.

Ngoài hoa viên, trăng sáng như ban ngày. Hoa mẫu đơn bạch hường, dã tường vi như khoe hương thơm, sắc thắm, nhưng đề đốc chỉ chú ý đến tiếng võ khí chạm vào nhau. Rồi quay lại nghiêm trang gọi:

- Phu nhân.

- Dạ? Tướng công dạy điều chi?

- Có phải Lệ Hồng và Anh Kiệt đang luyện võ đó không?

- Thưa tướng công, chính phải. Hôm nay có công tử Lữ Kỳ sang chơi, cũng đang ở ngoài sân.

Quan đề đốc gật gù:

- Phu nhân đi nghỉ trước. Ta sẽ vào sau.

Đề đốc nói xong bước ra hoa viên.

Giữa khi ấy, ngoài sân một đôi thanh niên nam nữ đang say sưa tranh đấu. Hai thanh niên kiếm trong tay họ vung lên, hạ xuống phạt ngang, chém dọc, chạm vào nhau, lòe lửa, phát ra những âm thanh ghê rợn. Trong khi đó, một thanh niên khác đứng ngoài xem như mê man theo trận đấu. Nhưng chàng bỗng quay lại, khi nghe tiếng giày của Đề đốc động nhẹ phía sau.

- Cháu xin kính chào thúc phụ.

Đề đốc chỉ tay lên vai thanh niên, khẽ hỏi:

- Lệ Hồng và công tử Lữ Kỳ mới giao đấu phải không Vũ hiền điệt?

- Chính thế thưa thúc phụ.

Đề đốc Quốc Kính nhìn kỹ hai kẻ đang tranh tài rồi hỏi Vũ Anh Kiệt:

- Hiền đệ thấy thế nào?

Anh Kiệt chậm rãi đáp:

- Dạ cháu thấy kiếm pháp của Lữ công tử không hơn được tiểu thư.

Quan đề đốc gật đầu:

- Công tử Lữ Kỳ không khéo thua bây giờ. Công tử tuy mạnh tay nhưng kiếm pháp chưa được tinh thông lắm.

Vừa lúc đó Lệ Hồng đưa một nhát kiếm vào ngay cổ Lữ Kỳ. Đợi chàng thu kiếm về đỡ nàng lẹ làng rút võ khí lại đâm mạnh vào hông đối thủ. Lữ Kỳ giật mình trước lối biến hóa thần tốc của Lệ Hồng. Chàng tràn mình qua một bên, chém mạnh xuống lưng kiếm của Lệ Hồng. Nhưng Lệ Hồng lẹ làng rút gươm về rồi nhơn đà chém xuống của đối thủ mà đánh bề sóng lười kiếm vào gươm của Lữ Kỳ. Một tiếng thép chạm khô khan nổi lên, bàn tay của Lữ Kỳ ê ẩm hết. Liền khi đó Lệ Hồng đánh luôn đốc kiếm của nàng sát đốc kiếm của Lữ Kỳ làm cho chàng phải buông rơi võ khí. Lệ Hồng cúi xuống, nhặt thanh kiếm, trao cho Lữ Kỳ và nói:

- Cám ơn công tử đã nhường phần thắng cho tôi...

Công tử Lữ Kỳ thẹn đỏ mặt. Chàng nói:

- Tiểu thư quá nhún nhường. Tài nghệ của tiểu thư hơn tôi quá nhiều.

Quan Đề đốc bước tới, hai người cùng cúi chào.

Lữ Kỳ nói:

- Cháu kính mừng thượng quan. Tiểu thư thật đã làm rạng rỡ cao danh của ngài khiến cháu hết sức phục tài.

Đề đốc Quốc Kính mỉm cười. ông nói:

- Công tử quá lời. Tiện nữ đâu đáng được như vậy. Chẳng qua công tử quá khen đó mà thôi.

Công tử Lữ Kỳ đáp:

- Cháu thành thật ca ngợi tài võ nghệ của tiểu thư. Đó mới là trang nữ kiệt.

Rồi quay sang Vũ Anh Kiệt. Lữ Kỳ tiếp:

- Chắc Vũ huynh cũng không ngại gì mà không cho tiểu đệ được biết qua tài võ nghệ.

Vũ Anh Kiệt toan từ chối nhưng đề đốc Quốc Kính đã bảo.

- Hiền điệt hãy giao đấu với Lệ Hồng cho ta được xem thử. Lệ Hồng con hãy mời anh con.

Lệ Hồng cúi đầu vâng lời cha dạy.

Nàng trở ra sân. Anh Kiệt cũng xin phép Đề đốc và công tử Lữ Kỳ bước theo nàng.

Lệ Hồng đưa kiếm lên cúi đầu chào và nói:

- Kính mời Vũ huynh.

Vũ Anh Kiệt cũng đưa kiếm ngang mày đáp lễ:

- Xin phép hiền muội.

Rồi chàng vung kiếm lên chém ngang mặt Lệ Hồng một nhát. Lệ Hồng vừa nhảy tránh, nhát thứ hai của chàng đã tiếp theo liền. Lệ Hồng tránh nữa thì nhát thứ ba bay vèo đến mặt nàng. Lệ Hồng nhảy lùi lại tránh. Nhưng Vũ Anh Kiệt sau khi chém ba nhát liên tiếp, liền thu mình đứng im chờ đợi. Lệ Hồng khẽ mỉm cười, phóng mình tới chém vào mặt chàng. Anh Kiệt né tránh sang bên thì lười kiếm thứ hai đã bay vèo tới. Lần này Anh Kiệt mới đưa kiếm lên đỡ... Lệ Hồng nhảy lùi lại để Anh Kiệt bước tới rồi chém vụt ngang hông chàng một nhát nhanh như gió. Anh Kiệt không tránh, chàng hoành lưỡi kiếm về đỡ rồi đâm thốc lên hông nàng, giữa lúc đà kiếm của Lệ Hồng chưa thâu về kịp. Lệ Hồng ngã mình về phía sau để tránh nhát kiếm độc hại ấy rồi phạt ngang một nhát vào bụng chàng thật lẹ. Công tử Lữ Kỳ đứng bên ngoài, ghê sợ thay cho lối giao đấu của hai người vì họ dùng toàn lulullg thê hiểm độc. Nếu một bên sơ ý một kẽ tóc đường tơ thì có thể nguy đến tính mạng. Ngoài kia, Anh Kiệt gặp thế nguy hiểm đó, đã không thu kiếm về đỡ mà còn chém vụt vào cổ Lệ Hồng. Thiếu nữ cả sợ rút kiếm lại nhảy sang một bên. Lữ Kỳ phục Anh Kiệt vô cùng. Còn Đề đốc Quốc Kính vuốt râu mỉm cười có vẻ hài lòng lắm. Hơn hai mươi hiệp qua mà Anh Kiệt và Lệ Hồng vẫn không phân thắng bại. Đường kiếm của họ càng lúc càng linh động lạ lùng. Lữ Kỳ không ngờ mình lại may mắn chưng kiến buổi biểu diễn kiếm pháp khá ao như vậy. Bỗng Lệ Hồng thay đổi thế đánh, nàng mở rộng đường gươm ra, chém đông, chém tây như chớp nhoáng. Lối tấn công thần tốc đó làm cho Anh Kiệt không dám khinh thường nữa mà quay về thế thủ ngay. Lệ Hồng phóng kiếm đâm vào ngực Anh Kiệt và đợi cho chàng nghiên mình tránh là nàng đưa xéo lưỡi gươm vào hông chàng. Anh Kiệt đỡ khỏi. Tự nhiên thế thủ của chàng đâm ra rời rạc dần dần, dường như sức khỏe cũng giảm lần đi... Chàng biết Lệ Hồng dùng đến đường kiếm bí truyền của dòng họ Hoàng để khắc phục mình. Chàng chưa may mắn được thúc phụ truyền cho đường kiếm ấy nên khó thể hơn nàng nổi... Anh Kiệt càng cố thủ cho chặt chẽ hơn để xem xét lối đánh của nàng và định dùng mưu, may ra mới thắng nàng được. Song hiện tại, chàng đã thấy phần thua về mình. Sự nỗ lực của chàng làm đề đốc chú ý.

Lệ Hồng xoay ngọn kiếm quanh chàng như chong chống, khiến Anh Kiệt hơi bối rối, nhưng chàng cố bình t~nh đón đỡ đến cùng. Lệ Hồng đưa nhát kiếm vào cổ chàng và đợi chàng hụp xuống tránh là chém tréo lưỡi kiếm xuống vai. Lẹ như chớp, Anh Kiệt hụp sát xuống tránh và thình lình đâm thọc lưỡi kiếm vào hầu nàng. Trong lúc bất ngờ tưởng phần thắng thuộc về mình không dè gặp thế độc đáo đó, Lệ Hồng toát mồ hôi ngã đầu về phía sau. Anh Kiệt không bỏ qua cơ hội tốt, chém xả lười kiếm vào ngực nàng. Song chàng cố ý chém thật chậm để cho Lệ Hồng kịp lùi lại và đưa kiếm lên đỡ. Không dám tấn công ồ ạt nữa, thiếu nữ thu hẹp đường kiếm lại, bao bọc quanh mình. Lưởi kiếm bay trong gió nghe vùn vụt khiến Anh Kiệt vô cùng bối rối. Trong chớp mắt, chàng thấy chung quanh mình cũng có ánh sáng lấp lánh đến hoa cả mắt... Giữa lúc ấy, Đề đốc vội cất tiếng:

- Hãy thôi đi các con?

Lệ Hồng dừng tay. Nàng chào Anh Kiệt và nhìn chàng có vẻ cảm thông sự nhường nhịn của chàng lúc nãy. Đề đốc Quốc Kính cũng hiểu rõ sự đó, chỉ có Lữ Kỳ là lầm Anh Kiệt hoàn toàn bại như mình, nên hết lời khen tặng Lệ Hồng. Quan Đề đốc mời Lữ Kỳ vào dinh bày tiệc thết đãi. Nhưng từ đó trở đi. Lữ Kỳ tuy ngồi trong bàn tiệc mà tâm trí chàng vẫn nhớ đến hình dáng Lệ Hồng, oai hùng vung kiếm ngoài sân luyện võ. Đêm lần về khuya tiệc rượn đã tàn, công tử Lữ Kỳ đứng lên từ giã Vũ Anh Kiệt ra về. Đề đốc đích thân tiễn chàng ra đến cửa. Vũ Anh Kiệt cũng chào đề đốc trở về phòng. Lòng chàng bỗng dưng nổi lên một nỗi buồn man mác. Hơn năm năm qua, chàng từ giã mẹ già, từ giã Hạnh Hoa thôn, theo đề đốc về kinh đô học văn, luyện võ, đúng theo lời trăn trối của cha già trước khi nhắm mắt. Anh Kiệt cố gắng học tập ngày và đêm, không một phút xao lãng vì sợ phụ lòng yêu thương của thúc phụ. Đề đốc xem chàng như con ruột và hết lòng truyền dạy kiếm thuật, văn chương cho chàng cũng như truyền dạy cho Lệ Hồng. Anh Kiệt đi đứng, nói cười nhiều điểm giống cha như khuôn đúc khiến quan Đề đốc mỗi lần nhìn thấy chàng luyện võ trước sân, là nhớ ngay đến người bạn kết nghĩa thuở hàn vi, hiệp sĩ Vũ Anh Tùng. Anh Tùng là người vũ dũng nhưng thích sống cuộc đời tự do phóng khoáng, chứ không chịu ràng buộc mình vào quyền tước cao sang, cho nên khi Hoàng Quốc Kính làm đến chức Đề đốc ở Phiên Ngung mà ông vẫn sống ẩn dật ở Hạnh Hoa thôn. Đôi bạn thân, dù xa nhau, nhưng vẫn thư từ qua lại. Vũ Anh Tùng chẳng may thọ bệnh nặng thình lình. Được tin chẳng lành, Đề đốc vội vã đến Hạnh Hoa thôn thì Anh Tùng đã ra người thiên cổ. Đề đốc buồn bã vô cùng. Trong đời ông, chỉ có một điều ân hận là không giáp mặt được người bạn cố tri trong giờ phút cuối cùng. Nhưng Anh Tùng trước khi nhắm mắt, có để lại cho Đề đốc bức thơ gửi gấm Vũ Anh Kiệt, ước mong chàng sẽ được đề đốc dạy dỗ nên người. Đề đốc theo lời trăn trối của bạn, xin phép Vũ phu nhân mang Anh Kiệt về Phiên Ngung dạy dỗ. Năm năm lần lượt trôi qua, từ một cậu bé con, Anh Kiệt ngày giờ này đã trở thành một thanh niên vũ dũng, tướng mạo khôi ngô, tánh tình hòa nhã, được mọi người mến chuộng. Đề đốc Hoàng Quốc Kính rất đẹp dạ và thường nhủ thầm:

- "Thật là hổ phụ sanh hổ tử".

Nhưng đêm nay, sau trận so kiếm ở trong vườn, Anh Kiệt đâm ra buồn nản vô cùng. Chàng không ngờ sự cố gắng học tập của mình, suốt bao nhiêu năm trời vẫn không hơn Lệ Hồng, ái nữ của Hoàng Đề đốc người mà chàng xem như cô em gái nhỏ Và đó cũng là lần đầu tiên, chàng thấy Lệ Hồng biểu dương tài nghệ của mình trong đường kiếm bí truyền. Lâu nay, chàng thường nghe các dũng tướng trong thành Phiên Ngung nói đến đường kiếm của họ Hoàng, nhưng đến khi so gươm với Lệ Hồng, chàng mới thấy rõ những thế kiếm lợi hại ấy. Anh Kiệt phân vân lắm. Không hiểu vì tài nghệ chàng quá kém cỏi hay vì vị Đề đốc e ngại điều chi mà vẫn chưa truyền dạy cho chàng đường kiếm họ Hoàng. Căn cứ vào tình yêu thương ruột thịt của gia đình này đối với chàng, Anh Kiệt tin rằng Đề đốc không thể dấu chàng bất cứ việc gì. Người chưa truyền dạy đường kiếm ấy vì chưa đến lúc đó thôi. Có tiếng chân bước nhẹ trên sân làm cho Anh Kiệt chú ý, chàng nhìn qua khung cửa và ngạc nhiên thấy một bóng đen tiến dần về phía phòng mình. Anh Kiệt ngồi phắt dậy, lần lấy thanh kiếm, nép sát vào tường nghe ngóng. Bóng đến bên cửa sổ và nhìn vào. Một giọng nói phát ra nhẹ nhàng như gió:

- Anh Kiệt? Anh Kiệt?

Anh Kiệt ngạc nhiên, nghe rõ tiếng quan Đề đốc. Đêm khuya lắm rồi mà ngài còn đến phòng chàng để làm gì?

Anh Kiệt nghĩ vậy nhưng không dám chậm trễ. Chàng đáp nhanh:

- Thưa thúc phụ, có cháu đây?

Nói xong chàng bước ra cửa cúi chào. Hoàng Đề đốc nhìn chàng bảo:

- Cháu hãy theo ta!

ông bước chân thoăn thoắt ra hoa viên. Anh Kiệt bước theo sau và kịp nhìn thấy Đề đốc gọn gàng trong bộ võ phục, hai tay cầm thanh kiếm sáng ngời, long lanh dưới ánh trăng hạ tuần vừa ló dạng. Đến trước sân Đề đốc chỉ chiếc cẩm đôn bảo Anh Kiệt:

- Cháu hãy ngồi xuống đây?

Anh Kiệt vâng lời và trong lòng thầm đoán một chuyện hệ trọng gì sắp sửa xảy ra.

Hoàng Đề đốc bước tới lui chầm chậm và nói đều đều:

- Hơn năm năm rồi, cháu theo ta về đây học văn, luyện võ, tài trí và tính tình của cháu khiến ta rất vừa lòng. Cháu luôn luôn nhớ rằng: "Phàm một tráng sĩ sống trong trời đất, ngoài sự tinh thông võ nghệ, kiếm pháp, còn phải có đức độ, có lòng quân tử biết tế khốn, phò nguy. Nếu ngày sau ra đời cháu vẫn giữ được những đức tánh ấy thì ta tin rằng dòng họ Vũ có ngày hưng trở lại... Đề đốc ngưng lại giây phút như để tưởng nhớ đến người bạn quá vãn rồi nói, bằng giọng cảm động:

- Cháu thấy không, như cha cháu tuy đã chết mà oai danh người vẫn còn sống mãi với đời... Thuở hàn vi ta đã cùng người và các bạn phiêu bạt giang hồ khắp miền sông núi, đến đâu cũng cứu giúp kẻ yếu hèn, tiêu diệt bọn cướp bóc vô lương, trừng trị bọn cường hào ác bá... Tên tuổi Vũ Anh Tùng nhờ đó mà sống mãi trong lòng người. Ta chỉ tiếc là cha cháu không còn sống đến ngày nay để truyền thêm kiếm pháp cho cháu. Ta đã truyền dạy cho cháu đủ hết, nhưng thiên hạ thiếu chi người tài giỏi, sợ cháu thất bại trong bước đầu, chẳng hóa ra ta không tròn lời hứa trước vong linh của bạn ư?

Vị Đề đốc đứng lại, trao cho Anh Kiệt một thanh kiếm trên tay ông. Lười kiếm rất mỏng, sắc xanh ngời. ông nói:

- Đây là một trong mười hai lười kiếm của dòng họ Hoàng, cháu hãy cầm lấy.

Anh Kiệt hết sức ngạc nhiên vội vàng đứng lên đỡ lấy thanh kiếm, tay run run, kính cẩn.

Đề đốc nhìn chàng với đôi mắt trìu mến lạ thường:

- Họ Hoàng còn lại hai thanh kiếm này đều do ta gìn giữ. Ta chỉ có một mình Lệ Hồng nên giữ lại một thanh kiếm cũng đủ, còn một ta ban cho cháu để cứu giúp đời Anh Kiệt quỳ xuống đưa thanh gươm ngang mày nói:

- Cháu xin thề có vong linh thân phụ, cháu luôn luôn giữ mình xứng đáng con cháu dòng họ Vũ, Hoàng.

Đề đốc gật đầu thích ý. ông bảo chàng đứng lên, nói tiếp:

- Bấy lâu ta có ý định ban cho cháu thanh kiếm này vì cháu rất xứng đáng được truyền dạy đường kiếm họ Hoàng...

- Thưa thúc phụ...

Vị Đề đốc ngắt lời:

- Cháu hãy nghe đây, tổ tiên ta mấy đời làm vinh dự cho dòng họ đều nhờ đường gươm bí truyền mà vừa rồi Lệ Hồng đã dùng đến. Nhưng đó mới chỉ là một trong mười hai thế biến hóa vô chừng. Đường kiếm này dùng theo di mệnh của ông cha ta, chỉ được phép truyền dạy cho các con cháu trong nhà và cho những kẻ đầy đủ đạo đức có thể giúp ích cho đời, cho giống nòi. Song từ trước đến nay chẳng có ai học trọn vẹn vì nó đòi hỏi nhiều công phu luyện tập. Lệ Hồng chỉ học được có phân nửa đường kiếm thì cháu đủ biết sự khó khăn đến bực nào.

Đề đốc ngừng lại một phút, đưa thẳng thanh gươm ra trước ánh trăng tiếp lời.

- Song cái khó khăn của người giữ đường kiếm họ Hoàng là chỗ phải tìm cho được người đầy đủ đạo đức mà truyền đạt. Kẻ ấy phải biết giữ đúng tinh thần hiệp sĩ không được quyền làm Ô nhục thanh danh môn phái hay dòng giống của mình,bất cứ trong trường hơp nào.

Đề đốc bỗng quay lại nhìn Anh Kiệt:

- Cháu hãy nhớ kỹ lời ta nói và đừng bao giờ phạm phải lỗi lầm ấy.

- xin thúc phụ tin ở cháu.

Đề đốc gật đầu rồi nhảy vọt qua sân, xoay lười kiếm bao bọc quanh mình thành một vòng sáng loáng rồi đánh rộng đường kiếm ra. Anh Kiệt nhớ ngay thế võ mà Lệ Hồng đã dùng để áp đảo chàng. Đề đốc vừa múa gươm vừa giảng giải từng thế một cho Anh Kiệt hiểu rõ cái lợi hại của đường kiếm bí truyền. Nào là thế làm cho đối thủ chống đỡ "Rời rạc", "Hoa mắt", "Thấy bóng tưởng hình"... Khi ông múa đến thế cuối cùng thì Anh Kiệt vô cùng khiếp.sợ. Chàng thấy quanh mình Đề đốc có muôn ngàn hào quang sáng chói. Chắc chắn đối thủ khi giao đấu sẽ không biết đường mà đỡ...

Chính chàng đến bên ngoài nhìn xem phải sửng sốt, khiếp sợ đến nỗi không dám động đậy, vì giữa sân lúc bấy giờ như có muôn ngàn lười kiếm đang ồ ạt tung bay dưới ánh trăng, trong khi hình bóng vị Đề đốc cơ hồ như tan đi mất. Bỗng Anh Kiệt nghe một tiếng "Vút" rồi muôn ngàn hào quang vụt tắt mất giữa sân. Chàng còn đang ngơ ngẩn thì Đề đốc đã hiện ra. Mặt ông không hề đổi sac.

Anh Kiệt sụp xuống chân Đề đốc nói trong sự cảm phục vô biên:

- Thưa thúc phụ? Đường kiếm cao xa quá, tiểu điệt chắc không thể học được.

Đề đốc cả cười vỗ vai chàng:

- Cháu đừng nói vậy. Ngày xưa, khi thân phụ ta múa đường kiếm này, ta cũng đã nản chí như cháu. Nhưng cái gì cũng không qua lòng kiên nhẫn, rồi thì cháu cũng sẽ thành công. Cháu cứ cố gắng lên đi, mọi việc sẽ có ta giúp đỡ.

Thấy Anh Kiệt vẫn còn bỡ ngỡ trước sự mới lạ ấy, Đề đốc đã rời chàng ra giữa sân gọi lớn:

- Nào hiền đệ? Chúng ta hãy bắt đầu đi thôi.

Anh Kiệt không dám chậm trễ nhún mình nhảy vọt theo ông. Trên trời, ánh trăng hạ tuần càng lúc càng sáng tỏ hơn. Ngày tháng qua mau, đông tàn, xuân đến, hè sang rồi lại thu về mang theo từng cơn gió buồn hiu hắt làm xác xơ cỏ cây hoa lá trong vườn Hoàng đề đốc.

Sen trong hồ đã tàn hết, làm cho màu nước bớt trong xanh. Lệ Hồng cảm thấy lòng mình buồn man mác như ngày thu không có ánh mặt trời Hoa viên còn tan tác hơn trong những ngày thiếu nắng, mây cứ đùn che khuất vầng dương, như sắp chuyển cơn mưa? Nhưng ngày lại ngày qua, mưa thu không đổ hột mà màu trời vẫn ủ rũ, thê lương. Cảnh vật càng làm cho Lệ Hồng thêm buồn ray rứt. Lòng nàng cũng như trời thu không nắng không mưa, muốn vui không vui được mà buồn thương cũng không có một duyên cớ nào. Mấy năm về trước, có lúc nào Lệ Hồng ủ dột như vậy đâu? Hồi ấy, nàng như con chim sơn ca tối ngày ca hót trong vườn, nhởn nhơ đùa cợt với muôn vạn cảnh đang phô hương sắc. Mấy tháng gần đây, nàng đâm ra ít nói, ít cười, hay mơ màng khi hoàng hôn xuống, lúc trăng lên. Nàng thường thơ thẩn trong vườn khi ngày tắt nắng và biếng nhác cả việc luyện tập kiếm cung. Sự thay đổi đó khiến Đề đốc phu nhân chú ý và để tâm do xét. Lệ Hồng thường làm ra vẻ vui tươi trước mẫu thân nàng, song trong đôi mắt của người thiếu nữ làm sao xóa được những nét buồn phản ảnh của một nỗi lòng u ẩn gây ra. Chính Anh Kiệt cũng ngạc nhiên về thái độ của Lệ Hồng, nàng không còn giữ sự vui vẻ hồn nhiên đối với chàng nữa, mà đôi khi Anh Kiệt cũng thấy như Lệ Hồng cố ý lẩn tránh mình. Chàng tự vấn mình xem có làm điều chi phật ý Lệ Hồng chăng, nhưng tuyệt nhiên chàng không thấy. Mấy lần toan hỏi Lệ Hồng, nhưng bận tập dượt đường kiếm bí truyền, chàng quên đi mất. Suốt một năm ròng rã. Anh Kiệt say sưa luyện tập kiếm pháp, không một phút nghỉ ngơi. Ban ngày chàng luyện kiếm trong phòng riêng và đêm khuya chàng đợi cho mọi người yên giấc, lại ra sân tập dượt một mình. Đề đốc mấy lần dặn dò chàng nên cẩn thận đừng nên tiết lộ sự học hành của mình vì đó là luật lệ nghiêm cấm của dòng họ Hoàng.

Đề đốc vẫn thường nói:

- Đây là đường kiếm cuối cùng. Cháu học xong là đủ sức giúp đời. Ta đã truyền dạy tất cả kiếm pháp của ta cho cháu, chắc Vũ huynh ở dưới suối vàng cũng yên tâm.

Anh Kiệt rất cảm kích tấm lòng quý hóa của Đề đốc. Chàng tự hiểu rằng sau này mình sẽ trở nên người hữu dụng ấy là nhờ ở Hoàng Đề đốc và chàng mong ước có ngày nào đó sẽ trả được ơn người. Nhưng có lẽ ngày ấy còn xa xôi lắm!

Đã cuối canh hai mà Anh Kiệt vẫn còn thơ thẩn ngoài vườn hoa. Chàng âm thầm với nỗi niềm riêng sâu kín. Trăng sáng dịu hiền mờ soi làn sương mỏng phủ giăng trên hoa lá. Trời trong, mây trắng, chị Hằng đã lên đến đỉnh đầu, lồ lộ giữa không gian, nhưng không soi sáng được lòng người chất chứa nỗi niềm riêng. Anh Kiệt dừng lại bên bờ sen, nhìn lulullg giọt sương đọng trên những chiếc lá ngửa mặt lên không như hưng lấy sự sống? Mùa sen tàn, lá không còn xanh mướt mịn màng như mùa nước, thỉnh thoảng trong đám lá vài cành hoa muộn nhô lên khoe những cọng đỏ hồng hay trắng xanh màu tinh khiết. Bên hồ những cành liễu nghiêng mình xuống làn nước lặng lẽ như mặt gương mờ, in hình chị Hằng nương trong bóng liễu với những chiếc lá nhỏ dài tha thướt. Thỉnh thoảng một vài bóng chim bay về, lượn ngang mặt hồ trở lại với sự lặng yên triền miên trong đêm vắng. Có tiếng động phía sau lưng khiến Anh Kiệt quay nhìn lại. Chàng ngỡ ngàng khi thấy Lệ Hồng bước đến bên chàng. ánh trăng dìu dịu cũng làm cho nàng đẹp hơn lên. Da nàng trắng mịn, mắt sáng lẫn nét u buồn sâu kín, môi nàng đỏ hồng, tươi như hoa nở, mũi nhỏ nhắn cân đối trên khuôn mặt yêu kiều; mái tóc đen huyền phủ xuống làn áo lụa trắng tinh khiết, vài sợi vươn xuống vầng trán cao của nàng thêm nét mặn mà. Lệ Hồng bây giờ là một thiếu nữ dịu dàng e lệ. Nàng có vẻ yếu ớt nhu mì, chứ không có vẻ gì là một võ sinh tài lực phi thường.

Anh Kiệt cất tiếng nói:

- Đêm đã khuya sao em chưa đi ngủ?

Thiếu nữ mơ màng đáp:

- Trăng sáng quá nên em không ngủ được, muốn đi dạo trong vườn một lúc. Còn anh làm gì thơ thẩn nơi đây?

Anh Kiệt nhìn đi nơi khác để tránh đi đôi mắt đẹp của Lệ Hồng, đôi mắt như soi sáng lòng chàng.

Chàng khẽ đáp:

- Anh bút rứt trong người nên cũng khó ngủ.

Lệ Hồng mỉm cười. Lắc đầu một cách duyên dáng nói:

- Anh nói dối. Em biết anh có tâm sự buồn đang giấu kín đó thôi.

Anh Kiệt hơi sửng sốt bảo nàng:

- Em nghĩ lầm rồi? Anh có điều gì buồn đâu?

- Em nhất định không lầm. Em chú ý và bắt gặp anh buồn bã luôn, nhất là mấy lúc gần đây.

Rồi đột ngột nàng hỏi Anh Kiệt:

- Có phải anh muốn trở lại quê nhà mà chưa tiện nói ra đó chăng?

Như gặp phải người tri kỷ, hiểu rõ tường tận lulullg ý nghĩ của mình, Anh Kiệt không cãi nữa. Chàng nhìn xuống hồ sen đáp giọng buồn bã:

- Em nghĩ đúng. Làm người ai lại không yêu mến quê hương của mình. Anh đã xa cách Hạnh Hoa thôn năm năm trời nay, đôi khi chạnh nhớ tới mẹ già mà buồn cho đạo làm con không được vẹn toàn.

Lệ Hồng nín lặng một lúc rồi nói:

- Ngày nay anh đã thành tài rồi, anh cũng nên về thăm gia đình cho trọn đạo.

Nàng nói bình thản nhưng khuôn mặt buồn bã một cách lạ lùng. Có phải chăng nàng không muốn có sự xa cách với Anh Kiệt, sau bao năm trời sống bên nhau.

Anh Kiệt như chợt nhớ ra điều gì, liền hỏi Lệ Hồng:

Mấy lúc gần đây, anh nhận thấy em thường không được vui? Vì duyên cớ nào, em có thể cho anh biết chăng?

Lệ Hồng không đáp. Nàng thờ thẫn nhìn xuống hồ sen. Anh Kiệt khó hiểu được lòng nàng vì chính Lệ Hồng đôi khi cũng không hiểu được lòng mình. Lòng nàng như mang nặng một mối buồn sâu kín, khó giải bày ra được. Anh Kiệt vô tình, thấy nàng nín lặng, ngỡ đâu Lệ Hồng có điều gì bí ẩn trong gia đình nên e dè khuyên nhủ:

- Từ lâu rồi anh sống trong gia đình này, chúng ta đã xem nhau như ruột thịt nên anh mới hỏi em như thế. Nếu tiện em cứ nói ra, xem anh có thể giúp đỡ em được điều gì chăng?

Lệ Hồng buồn bã đáp:

- Không? Em có buồn gì đâu?

Một con cá ngớp bọt dưới hồ làm lay động những cọng sen tàn gục ngã, mang theo những tấm lá sen khô héo còn vương. Lệ Hồng khẽ thở dài. Nàng hiểu rõ tấm lòng Anh Kiệt đối với nàng: Chàng chỉ xem nàng như một cô em gái nhỏ mà thôi? Qua những năm sống chung nhau dưới mái ấm gia đình, hai người có rất nhiều kỷ niệm buồn, vui. Không một tâm sự gì mà Lệ Hồng không thổ lộ cho Anh Kiệt biết. Mỗi lần như thế, Anh Kiệt thường tìm đủ cách khuyên nhủ nàng với những lời lẽ chân thành. Đối với Lệ Hồng, Anh Kiệt là một người bạn, một người anh, một ông thầy giàu kinh nghiệm. Tình cảm gia đình giữa hai người càng ngày càng đậm đà tha thiết, nhưng bỗng tan mất đi trong lòng Lệ Hồng, để nhường chỗ cho một thứ tình yêu thương mới lạ. Đó là tình yêu thơ mọâng của tuổi xuân. Nó phát hiện từ từ và in sâu vào quả tim người thiếu nữ đang tuổi dậy thì... Lệ Hồng không kịp chú ý đến sự biến đổi trong lòng mình. Mỗi ngày cứ nhìn Anh Kiệt múa kiếm trong vườn hay nghe chàng học sang sảng trong phòng là nàng thấy đầy đủ hạnh phúc lắm rồi? Anh Kiệt có rời xa nàng một bước nào đâu mà Lệ Hồng cảm thấy sự thiếu thốn của tình yêu... Nhưng, một đêm trăng rằm sáng đẹp. Lệ Hồng nằm trằn trọc mãi ngủ không được Nàng đứng dậy bước ra ngoài hiên, bỗng nghe tiếng võ khí chạm nhau phía sau vươn. Lệ Hồng kinh lạ lẻn xuống nhà và gặp lúc cha nàng truyền dạy đường kiếm họ Hoàng cho Anh Kiệt. Lệ Hồng hết sức bất ngờ, và vui mừng vì Anh Kiệt đã thành tài.

Nhưng một câu nói của Đề đốc đã làm cho Lệ Hồng âu lo:

- Chỉ còn vài thế kiếm nữa cháu đã đủ sức giúp đời. Cháu có thể xa ta màkhông còn lo ngại gì nữa?

Lệ Hồng cảm thấy xót xa như mình sắp mất một báu vật. Anh Kiệt sẽ rời bỏ gia đình mình mà đi ư? Từ bao nhiêu năm nay. Lệ Hồng không bao giờ nghĩ đến việc đó Đối với nàng, Anh Kiệt là người trong gia đình và phải sống mãi bên cạnh cha mẹ nàng. Cho đến giờ phút này, Lệ Hồng mới hiểu được lòng mình và nhận thấy tình yêu của mình đối với Anh Kiệt không còn là thứ tình anh em nữa... Nàng cảm thấy khi Anh Kiệt ra đi là mang theo cả nguồn vui, hạnh phúc của đời nàng. Sự buồn khổ âm thầm kia đã thay đổi tính tình Lệ Hồng mấy tháng nay, nhưng nàng đành cắn răng chịu đựng, không thể giải bày ra được. Đôi khi Lệ Hồng cũng dò xét Anh Kiệt, xem chàng có cùng chung tâm trạng buồn khổ như mình chăng? Nhưng nàng hoàn toàn thất vọng khi biết được Anh Kiệt ngày đêm cố gắng học tập để được sớm trở về Hạnh Hoa thôn, thăm viếng mẹ già?

Hiểu được lòng chàng, Lệ Hồng thấy rằng mình không có quyền ngăn cản chàng về thăm mẹ và nàng chỉ còn biết buồn vơ vẫn một mình, khi hoàng hôn xuống, hay lúc trăng lên. Nàng cho việc Anh Kiệt về Hạnh Hoa thôn thăm mẹ già là đúng, song đôi khi nàng vẫn mong mỏi cho ngày kia chậm đến để Anh Kiệt chậm xa nàng. Đến đêm hôm nay, hai người có dịp thố lộ tâm tình, Lệ Hồng mới hiểu rõ lòng Anh Kiệt hơn. Càng thấy Anh Kiệt mong mỏi được trông thấy mẹ hiền, nàng càng thấy sự vô lý của mình. Nàng rất buồn và vô cùng hối hận. Hai người lặng lẽ đi bên nhau trong hoa viên. Sương đêm âm thầm rơi xuống, thấm vào da thịt, lạnh buốt thấu xương. Lệ Hồng khẽ rùng mình và cảm thấy tất cả nỗi trống trải trong lòng.

Nàng kéo áo lên tận cổ và hỏi Anh Kiệt:

- Anh định bao giờ về Hạnh Hoa thôn?

Anh Kiệt dừng lại đáp:

- Anh chưa thành tài làm sao định được. Vả lại còn phải chờ lệnh của thúc phụ.

Lệ Hồng ranh mãnh nói:

- Sao lại chưa thành tài? Anh đã học hết đường kiếm họ Hoàng rồi kia mà?

Anh Kiệt sửng sốt kêu lên:

- Kìa em, Lệ Hồng...

Lệ Hồng mỉm cười bí mật, khiến Anh Kiệt thêm ngượng ngùng, ngước nhìn mảnh trăng khuya đã lên đến đỉnh đầu.

Lâu lắm chàng mới hỏi:

- Em biết chuyện này từ bao giờ?

Lệ Hồng đáp:

- Em đã nhìn thấy anh múa kiếm ở trong vườn.

- Việc này do thúc phụ dặn dò...

Lệ Hồng ngắt lời chàng:

- Vâng? Em hiểu, anh đừng để ý làm gì. Em muốn biết, anh định bao giờ trở về Hạnh Hoa thôn, thế thôi.

Anh Kiệt lộ vẻ buồn:

- Anh thật khó nghĩ Ngày nay, đường kiếm vừa thuần thục, không lý anh vào thưa với thúc phụ để về ngay ư? Không thể được, anh cần ở lại phụng dưỡng người... Bao giờ người truyền lịnh anh mới đi. Lệ Hồng rất cảm phục những lời đầy ân nghĩa của Anh Kiệt và thấy yêu kính chàng hơn. Lòng ích kỷ bấy lâu của nàng làm sao xứng đáng được với chàng? Lệ Hồng quyết định trong lòng, sẽ tìm cách nói giúp với cha cho Anh Kiệt sớm được về quê Nàng bỗng nhìn Anh Kiệt rồi hỏi:

- Anh về Hạnh Hoa thôn bao giờ anh mới trở lại Phiên Ngung?

Anh Kiệt đáp mơ hồ:

- Rồi cũng có ngày, anh sẽ trở lại thăm thúc phụ, thăm em...

Lệ Hồng lẩm bẩm, giọng buồn buồn:

- "Cũng có ngày" nhưng chắc ngày ấy còn xa lắm phải không anh?

Anh Kiệt thoáng ngạc nhiên. Hình như Lệ Hồng có phật ý điều gì nên câu nói của nàng đượm vẻ đầy trách móc...

Chàng khẽ đáp:

- Không lâu đâu? Thế nào anh cũng trở lại, em cứ tin lời anh...

Một con vạc ăn đêm bay ngang qua nền trời, kêu lên những tiếng buồn thê thảm rồi mất hút ở chân trời...

Lệ Hồng nhìn theo bóng chim nói nhỏ:

- Chim kia bay về đâu nhỉ?

Rồi như không tự chủ được lòng mình, nàng tiếp:

- Anh ví như con chim trời, hôm nay ở đây rồi mai kia, không biết đến chốn vô định nào?

Anh Kiệt an ủi nàng:

- Sao em có lulullg ưu tư như vậy? Em không tin lời nói của anh sao Lệ Hồng? Thế nào anh cũng trở lại nơi anh đã sống qua những năm tháng êm đẹp nhất trong đời Lệ Hồng gượng cười:

- Em tin lắm chứ, nhưng em đoán ngày ấy còn xa xôi lắm và chúng ta không còn dịp sống gần nhau nữa. Anh quên rằng từ đây anh sẽ là kẻ giang hồ phiêu bạt, mang kiếm cung đi khắp miền sông núi để cứu giúp cho đời. Anh làm sao có thì giờ để nghĩ đến chốn này?

Lệ Hồng không dấu diếm được lòng mình. Nàng tự nhủ: Hãy giữ lấy thái độ vui tươi, cho Anh Kiệt yên lòng về thăm mẹ, nhưng không hiểu sao những lời nói của nàng thốt ra mỗi lúc mỗi lúc càng thêm chua xót. Nàng bực tức, tại sao mình cũng là trang anh thư nữ kiệt mà không thể như cánh chim băng lướt gió tung mây ra muôn vạn dặm đường, lại phải ngày đêm ủ rũ trong phòng the cửa kín. Phải chi nàng là trai? Chắc chắn sẽ không rời xa Anh Kiệt bước nào? Anh Kiệt không thể hiểu được tâm trạng bí ẩn của người em gái khác họ mà chàng lại hiểu lầm là Lệ Hồng đang tiếc rẻ những ngày vui đã mất: Hai anh em không còn có dịp sống chung nhau dưới mái gia đình. Chàng càng yêu mến Lệ Hồng hơn vì nàng đã xem mình không khác gì anh ruột Anh Kiệt cố làm vui lòng nàng, nói:

- Lệ Hồng? Sao em cứ buồn mãi? Chúng ta sống bên nhau nhiều lắm rồi, bây giờ phải cho anh thử thách với đời nữa chứ? Chứ không lý bắt anh bó mình mãi trong bốn cửa thành này ư?

Chàng lại nói đùa:

- Anh có phải là gái như em đâu?

Lời nói của Anh Kiệt nếu thốt ra trong dịp khác, thì sẽ làm cho hai người phát lên cười vui vẻ, nhưng gặp lúc này, nó lại chạm vào lòng tự ái của Lệ Hồng. Nàng tủi thân tức tửi khóc và nhìn Anh Kiệt, nước mắt rưng rưng:

- Anh khinh em đến thế à?

Anh Kiệt sửng sốt nhìn em. Chàng thật không ngờ Lệ Hồng mà còn có thể khóc dễ dàng như vậy?

Chàng lúng túng không biết làm sao để ngăn những giọt lệ long lanh kia đừng chảy nữa. Nhưng Lệ Hồng cứ tức tửi, sụt sùi. Sự bực tức, buồn thương tự bấy lâu, được dịp tuôn trào theo nước mắt. Nàng không khóc vì câu nói đùa của Anh Kiệt mà khóc cho mối tình thầm kín của mình sắp phải vỡ tan. Nàng yêu mà không nói được, đành để cho người yêu lặng lẽ ra đi, mang theo cả nguồn hạnh phúc của đời nàng. Anh Kiệt bỡ ngỡ đứng bên Lệ Hồng, không biết khuyên giải cách nào để cho nàng đừng khóc nữa. Thực tâm, chàng có cố ý làm phật lòng nàng đâu?

Lâu lắm chàng mới ấp úng:

- Lệ Hồng... Anh nói đùa cho vui, sao em lại khóc?

Thiếu nữ ngước nhìn chàng đôi môi mấp máy như muốn thốt ra điều gì, rồi lại thôi Nàng bỗng khóc nấc lên chạy vụt đi, khiến Anh Kiệt hốt hoảng gọi theo:

- L ệ Hồng?... L ệ Hồng?... Em...

Nhưng Lệ Hồng, như không nghe tiếng chàng, lẩn mình dưới những giàn hoa lý, rồi chạy thẳng vào nhà. Anh Kiệt đứng sững sờ trông theo, lòng phân vân nhiều nỗi. Chàng thật không hiểu được tâm trạng của Lệ Hồng và thầm đoán, chắc có điều gì bí ẩn không giải bày ra được, nên nàng mới có thái độ kỳ quặc như vậy. Đêm đã khuya lắm rồi, trống trên mặt thành đã điểm canh ba mà Anh Kiệt vẫn bước đều trong vườn vắng. Lòng chàng nặng trĩu ưu phiền, không làm sao đi ngủ được Thỉnh thoảng chàng ngước nhìn lên phía lầu hoa. Lệ Hồng vẫn còn thức. Hàng bạch lạp phía trong in rõ bóng nàng trên bức màn the trước cửa.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-10)


<