Vay nóng Tinvay

Truyện:Côn Luân - Hồi 72

Côn Luân
Trọn bộ 87 hồi
Hồi 72: Chúng phản thân li
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-87)

Siêu sale Lazada

Mơ mơ màng màng một hồi, Lương Tiêu tỉnh lại, nhìn xung quanh thì nhận ra là phòng ngủ đằng sau am, giường chiếu chăn màn còn thoang thoảng hương thơm của mẹ. Lòng đau như cắt, gã cựa mình ngồi dậy, chợt nghe phía trước vọng vào tiếng thì thầm. Lương Tiêu vạch tấm rèm trúc hé mắt nhìn ra. Hoa Hiểu Sương đang chắp tay quỳ trên tấm bổ đoàn, chăm chăm ngước nhìn pho tượng Quan âm, mắt ầng ậng lệ, khấn: đại từ đại bi Quan Thế Âm Bổ tát, đệ tử Hoa Hiểu Sương thành tâm cầu khấn, đệ tử bất tài, mong được trọn đời hành nghề y. Trước đây Tiêu ca ca đã giết bao nhiêu người, sau này đệ tử sẽ cứu bấy nhiêu người, hễ còn một hơi thở thì quyết không ngừng tay. Đệ tử chẳng mong mỏi gì khác, chỉ mong Bổ tát rủ lòng thương. Phàm những tội nghiệt mà Tiêu ca ca đã phạm, đệ tử sẽ đứng ra đền bồi, phàm những nỗi đau mà Tiêu ca ca phải gánh, đệ tử xin chịu hết. Nếu không được như thế, Hiểu Sương nguyên theo Lương Tiêu xuống a tì địa ngục, đày đọa vạn kiếp, mãi mãi không cầu siêu sinh...

Hiểu Sương lặp lại lời khấn hai lượt, cuối cùng định cúi xuống lạy, chợt nghe mé bên vẳng đến tiếng nức nở cố nén. Cô ngoảnh đầu nhìn. Lương Tiêu tay bám rèm trước đã ngã lăn ra sàn tự bao giờ, mặt mày đầm đìa nước mắt. Cô hoảng hốt chạy lại đở:

- Huynh tỉnh lúc nào vậy? Muội...

Lương Tiêu vòng tay ôm chầm lấy cô, khóc òa lên sầu thảm. Gã ghì mạnh quá, Hiểu Sương suýt ngạt thở, nhưng không nỡ giằng ra, đành gồng mình chịu đựng.

Lương Tiêu khóc đến khi kiệt sức mới buông cô ra, nghẹn ngào thú nhận:

- Lúc trước ta nói dối muội đấy, trong tim ta... không phải không có hình bóng muội, chi hiềm ta không muốn sống nữa, sống ngày nào vật vã ngày ấy, lay lắt khổ sở thế này thì kéo dài hơi thở cũng có ý nghĩa gì đâu...

Hiểu Sương nghe tai lùng bùng, lòng vừa dịu ngọt vừa chua xót, không biết nên tỏ ra vui hay buồn. Cô miết miết tay lên hai bên tóc mai Lương Tiêu, dịu dàng nói:

- Việc xưa kia không thể vãn hồi nữa rồi. Chỉ cần tâm niệm, đã trót làm ác hai mươi năm, bốn mươi năm sau phải hành thiện để bù vào, thế tà được mà.

Lương Tiêu nín lặng, gật gật đầu. Hiểu Sương ủ hai tay gã, đăm đăm nhìn vào mắt gã, nghiêm trang hỏi:

- Muội cầu xin huynh một điều, được chứ?

- Muội nói đi.

Hiểu Sương thong thả nói:

- Tiêu ca ca, dù xảy ra chuyện gì đi nữa, muội cũng mong huynh đừng bao giờ tìm đến cái chết. Hễ còn một tia hi vọng thì hãy cố gắng sống cho tốt.

Lương Tiêu tư lự hồi lâu mới thở dài:

- Được, ta hứa với muội.

Hiểu Sương biết tính Lương Tiêu thủ tín, đã nói là sẽ không nuốt lời, liền nhoẻn cười dìu gã dậy. Hai người tay nắm tay ngồi bên nhau một lúc. Tớỉ khi bình tâm, Lương Tiêu đi chặt cây đóng một cái quan tài giản dị đề đặt di thể mẹ, lại sang thôn làng gẳn đó thuê một con la, đưa linh cữu đi về hướng bắc, Đến gần Đại Đô, họ gặp Cửu Như, Hoa Sinh và Triệu Bính đi ngược lại. Từ xa, Cửu Như đã gọi ông ổng:

- Ới, tiểu tử, ngươi thoát thân được rồi hử? Bần tăng tìm ngươi mệt quá.

Lão rảo bước như bay đến gần, hồ hởi nói:

- Vừa bình phục là bần tăng chạy ngay đến Đại Thiên Vương tự lộn tung hết cả lên. Bát Tư Ba cũng rắn, trân mình chịu đựng quyền cước của bần tăng mà không chịu hé răng tiết lộ lấy nửa câu. Bần tăng thấy hắn thủ tín nghĩa khí, cũng không tiện quá tay làm bừa. Tuy hắn không nói, nhưng làm gì bần tăng chẳng biết đường nghe ngóng tin tức! Sau một hồi chạy xộc bốn phương tám hướng hỏi hắn, biết ngươi bị tống vào một cỗ xe ngựa dông đi mất, bần tăng bèn chạy theo hướng này tìm ngươi, may thay không chệch mục tiêu.

Nói đoạn lão vuốt râu cười khả khả.

Lương nêu cảm động lắm, chắp tay tạ ơn:

- Được đại sư lo lắng như thế, Lương Tiêu cảm kích vô vàn.

[ truyen cua tui ʘʘ net ] Cửu Như đưa mắt về chiếc quan tài:

- Ai đấy?

Lương Tiêu buồn bã thưa:

- Gia mẫu.

Cửu Như nhướng đôi mày bạc, ngạc nhiên hỏi:

- Chuyện thế nào vậy?

Nghe Lương Tiêu kể rõ nguồn cơn, Cửu Như nổi giận, râu tóc đựng ngược hết cả lên:

- Tiêu lão quái đầu mấy thứ tóc rồi mà sao còn hồ đồ thế! Thật sai quấy quá thể. Hừ, lão ấy đi đâu rồi? Bần tăng phải tìm lão ấy, đấu ba ngày ba đêm đòi lại công bằng mớỉ được.

Lương Tiêu nói:

- Vãn bối đã hứa với gia mẫu là sẽ thôi trả thù Tiêu Thiên Tuyệt. Đại trượng phu nhất ngôn cửu đỉnh, đành dừng việc này ở đây, đừng nhắc đến nữa, bây giờ vãn bối chỉ muốn xuôi nam, đưa gia mẫu về hợp táng với gia phụ.

Gã đã chết cả cõi lòng nên giọng nói cũng sầu não mệt mỏi lạ thường. Cửu Như thầm nghĩ: "Bao nhiêu dữ dội nhiệt tình tiêu tan hết, chỉ còn vẻ ủ rũ nhường kia. Thôi, tạm kệ hắn vậy". Lão cũng không đả động gì đến Tiêu Thiên Tuyệt nữa.

Lương Tiêu dừng linh cữu ở ngoài thành, một mình đi vào cáo từ Quách Thủ Kính. Họ Quách buồn bã hỏi rõ nguyên do, cứ nghĩ Lương Tiêu là kỳ tài tuyệt thế mà thời vận trái ngang, thiếu đất dụng võ, y vừa thương cảm vừa tiếc nuối, muốn tiễn chân ra tận ngoài thành, nhưng Lương Tiêu khéo léo khước từ. Quách Thủ Kính đành gọi rượu thịt, cùng gã đối ẩm ba ly rồi gạt lệ giã biệt.

Thầy trò Cửu Như và Hoa Hiểu Sương theo Lương Tiêu đưa linh cữu xuống nam, dọc đường gặp binh mã lũ lượt kéo lên bắc, sĩ tốt toàn nói giọng Giang Nam, ai nấy mặt mày rầu rĩ, Lương Tiêu hỏi thăm mới biết Hốt Tất Liệt vừa ban thánh chỉ chiêu binh ở Giang Nam, chuẩn bị phái quân đi thảo phạt Cao Ly và Nhật Bản. Gã bùi ngùi hỏi:

- Cửu Như đại sư học cao hiểu rộng, Lương Tiêu có chỗ này vẫn thắc mắc, mong đại sư chỉ điểm bến mê.

Cửu Như gật đầu:

- Nói thử xem nào.

Lương Tiêu nói:

- Xin hỏi trên đời này, vì sao lại có chiến tranh?

Cửu Như mỉm cười:

- Đã là người thì phải có thiện có ác, có ham muốn vô tận, bởi vậy không tránh khỏi chiến tranh.

Lương Tiêu nhíu mày:

- Thế nào là có thiện có ác, có ham muốn vô tận?

- Những cuộc chinh phạt từ xưa đến nay chỉ gồm hai loại: hữu đạo dẹp vô đạo, vô đạo dẹp hữu đạo. Vô đạo hữu đạo là gì? Tức là tâm ác và tâm thiện đó. Hai nước giao tranh đấu đá đến long trời lở đất, chung quy chỉ xoay quanh mục đích chiếm thành chiếm đất cướp đoạt vợ con tài sản của người, Từ Thủy Hoàng Đế, Hán Vũ Đế, cho đến Thành Cát Tư Hãn của thời cận đại, ai nấy đều đam mê chinh thảo, vĩnh viễn không thỏa mãn, không thấy đầy đủ, đó chính là ham muốn vô tận.

Lương Tiêu tư lự:

- Nếu có thể trừ bỏ tâm thiện ác, tiêu diệt lòng ham muốn vô tận ấy thì thiên hạ sẽ thái bình, không còn chiến tranh nứa phải không?

Cửu Như lắc đầu:

- Không phải, năm xưa Như Lai mang tướng vô pháp, muốn phá bỏ lòng si ngoan của chúng sinh, nhưng vất vả một đời mà cuối cùng vẫn phải nhập diệt dưới hai cây sa la, Chúng sinh ngàn năm về sau, si mê vẫn hoàn si mê, ngoan cố vẫn hoàn ngoan cố, chiến tranh kéo dài mãi gây nên muôn cảnh lầm than. Như Lai đại trí đại huệ, từ bi vô lượng đến vậy mà còn không hóa giải được sự hung tàn tham lam của thế nhân, nói gì đến người phàm!

Lương Tiêu tỏ vẻ thất vọng:

- Phật tổ mà cũng bất lực, xem ra trần gian không bao giờ thoát khỏi kiếp nạn chiến tranh rồi.

Cửu Như đưa mắt nhìn những tốp binh mã đi trên đường, cười nói:

- Phật pháp chỉ là đạo tu thân, không phải đạo tế thế, cứ coi mọi sự như phù vân là xong mà! Ta bảo ngươi này, thay vì khổ sở nghiền ngẫm lẽ đời, ngươi cứ sống cho thoải mái tự do chẳng hơn ư? Nhìn rộng ra, trên đời này có vô khối người khốn khổ đáng thương, vậy hãy cứu họ, hà tất lùng tìm những đạo lý vớ vẩn nào đó.

Lương Tiêu bứt rứt hỏi:

- Vãn bối thật không hiểu, đại sư không coi Phật pháp vào đâu, vì sao còn làm hòa thượng?

Cửu Như cười:

- Ngươi trông thấy mai rùa chưa? Theo ngươi, người ta chui vào bên trong cái mai là giỏi hay chạy nhông nhông bên ngoài là giỏi?

Lương Tiêu ngập ngừng đáp:

- Cũng chẳng có tiêu chuẩn gì rõ rệt, phải xem kích thước của cái mai đó, nếu không đủ rộng, e rằng sẽ khó chui vào.

Cửu Như cười ha hả, xua tay:

- Sao ngươi ngốc thế nhỉ! Bất kể mai rùa to nhỏ ra sao, chỉ biết chui vào hoặc chỉ biết chui ra đều quá tầm thường, phải vừa chui vào đưực vừa chui ra được, coi không như có, coi có như không mới thực là giỏi. Cái mai rùa đó... chính là Phật pháp.

Lương Tiêu tư lự suy nghĩ, rồi hỏi:

- Coi không như có, coì có như không, suy rộng ra coi chết như sống, coi sống như chết, đúng không?

Cửu Như hài lòng vuốt râu:

- Suy luận khá lắm, sống chết soi vào nhau, sống hay chết đều là một.

Lương Tiêu sực hiểu, Cửu Như mượn cách giải thích này để đả thông tư tưởng cho gã, khuyên gã đừng chìm đắm trong cái chết của mẹ nữa, bèn cảm kích chắp tay:

- Lương Tiêu xin nhận lãnh lời vàng ý ngọc của đại sư.

Cửu Như gạt đi:

- Nhận lãnh cái gì? Giác ngộ tại tâm, bần tăng chẳng qua mất công mở cửa dẫn dắt nó ra mà thôi.

Lương Tiêu gật đầu vâng dạ. Cứ thế, một già một trẻ cao đàm khoát luận, vô hình trung quên hết những sự tịch mịch buồn chán trên đường đi. Hoa Sinh vụng mồm vụng miệng, không hơi đâu mất công suy ngẫm đạo lý nào cả, người ta nói gì chú chi lẳng lặng nghe, chẳng chen vào một lời.

Cửu Như thấy Lương Tiêu bẩm tính thông tuệ thì rất yêu thích, bèn gạ:

- Này Lương tiểu tử, hay là ngươi bái bần tăng làm sư phụ, trở thành đồng môn của Hoa Sinh đi.

Lão vừa nói vừa nhìn Lương Tiêu với vẻ mong mỏi. Lương Tiêu liếc Hiểu Sương dò ý. Hiểu Sương tự nhiên bực mình, đỏ mặt nói:

- Huynh thích làm sư thì đì mà Iàm nhìn muội làm gì?

Lương Tiêu cười khì, ghé tai cô thì thào:

- Muội là Bổ tát của ta, ta thích ngắm muội hơn đọc kinh luận Phật hàng trăm lần.

Má Hiểu Sương càng đỏ, vành tai tiếp xúc với môi Lương Tiêu nóng ran lên như lửa hun, cô không trả lời nhưng lòng mê man sung sướng, Cửu Như thầm nhủ: "Thà dỡ mười ngôi chùa còn hơn phá hỏng một cuộc nhân duyên đành vậy". Lão cười ha ha, từ đó trở đi không nhắc lại chuyện ấy nữa.

Chẳng bao lâu, họ ra tới Thông Châu. Đang đi, Cửu Như bỗng ồ lên một tiếng. Lương Tiêu tò mò nhìn theo ánh mắt lão. Ở nơi trời đất tiếp giáp nhau xuất hiện một chấm đen, càng lúc càng lớn, chỉ lát saư đã thấy đủ mắt mũi tóc râu, chính là Thích Thiên Phong, đảo chủ đảo Linh Ngao. Mặt mày lão dáo dác, thân pháp nhanh kinh hôn.

Cửu Như rên rỉ:

- Khổ ơi là khổ, tự dưng lải nhải rùa rùa, thế là rùa nó đến luôn. Đần tăng trốn trước là hơn.

Lão vỗ mông định đi, bỗng có người cao giọng gọi:

- Lương tiểu ca, chặn bắt ngoại tử hộ lão thân!

Lương Tiêu nheo mắt nhìn, nhận ra phía sau Thích Thiên Phong còn hai người nữa đang chạy hết tốc lực. Một trong hai người đó là Lăng Thủy Nguyệt, người còn lại là Linh Ngao thiếu chủ Thích Hải Vũ. Lương Tiêu thầm nghĩ: "ừ, Thích đảo chủ cứ lang thang mãi thế này cũng không phải là kế dài lâu". Gã mới mất mẹ, không nỡ chứng kiến cảnh người khác ly tán nhà cửa, lập tức bãng mình ra chặn đường Thích Thiên Phong.

Lão già không lòng dạ đâu mà giao chiến, liền cáu kinh quát: "Tránh, tránh!", rồi chực chạy vòng qua Lương Tiêu, nhưng Lương Tiêu đã thi triển Thập phương bộ, phóng sau mà tới trước, vòng lên chắn lối lão già, tả chưởng vận Hãm không lực hút vào, hữu chưởng đầy Thao thiên kình phóng ra, song chưởng vừa hút vừa đầy, uy lực cực lớn. Thích Thiên Phong không kịp né, đành xuất thủ đón đỡ. Chỉ vỏn vẹn mấy chiêu, Thích Thiên Phong đã đánh lui Lương Tiêu, lại lắc mình định chạy. Lương Tiêu đã có phòng bị, lập tức đảo chân tăng tốc Thập phương bộ, kết thành một cái lông to như ý. Thích Thiên Phong tuy vô địch thiên hạ về khinh công, nhưng tính riêng biến hóa trong cự li gần thì công phu của lão không theo kịp độ tinh diệu của Thập phương bộ, dù nhảy cao hụp thấp, luồn ngang chui dọc lão vẫn không thoát thân nổi. Cửu Như thú quá, tạm đứng lại xem trò vui.

Bấy giờ mẹ con Lãng Thủy Nguyệt đã chạy tới nơi, vô cùng phấn khởi vì Lương Tiêu đã không phụ sự ủy thác của mình. Nhưng gã và Thích Thiên Phong đang công thủ gấp quá, Lăng Thủy Nguyệt muốn tương trợ mà không sao chen vào được. Nhác thấy cây gậy gỗ trắc trong tay Cửu Như, bà giật mình ngờ ngợ, vội chắp tay chào:

- Xin hỏi, đại sư có phải là Kim Cương hành giả không?

Kim Cương hành giả là pháp hiệu của Cửu Như thời trẻ. Bao nhiêu năm rồi không ai còn nhớ, nay nghe có người hỏi thăm, lão mỉm cười đáp lễ:

- Tên tuổi hèn mọn, thật không ngờ Thích phu nhân chưa quên.

Lăng Thủy Nguyệt thấy mình nhận đúng người thì rất vui mừng, bèn nói:

- Chuyết phu tâm trí không được bình thường, tính tình ngang ngược quái gở, mong đại sư mở lượng từ bi xuất thủ tương trợ.

Cửu Như nhìn vào vòng đấu, hàng mày bạc cau cau.

Thình lình Thích Thiên Phong lộn người mấy vòng, hú một tràng dài, khéo léo hụp mình lao chéo ra. Lương Tiêu không chặn kịp nên để ýuột mất. Thích Thiên Phong thoát vây, chưa kip nhón chân chạy tiếp thì chợt nghe một tràng cười sang sảng như chuông đồng, rồi thấy một cây gậy gỗ trắc phang thẳng vào mặt mình.

Cửu Như ra chiêu nhanh như gió thôi. Thích Thiên Phong bản lĩnh cao cường là vậy mà cũng không thể đỡ nổi, đành thấp đầu tránh. Chỉ một tích tắc đó, Lương Tiêu đã chạy ào tới, thi triển Thập phương bộ cầm chân lão lại như cũ.

Chú thích:

[1] tan đàn sẻ nghé


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-87)


<