Vay nóng Tinvay

Truyện:Biên Hoang truyền thuyết - Hồi 149

Biên Hoang truyền thuyết
Trọn bộ 586 hồi
Hồi 149: Quyến sủng bất tái
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-586)

Siêu sale Lazada

Lưu Dụ trước giờ Ngọ đã đến ngoài Quảng Lăng thành, chiến mã mệt quá không còn dậy nổi, phải xuống ngựa vào thành.

Lúc đến cửa thành lập tức cảm thấy không khí quái lạ, vệ sĩ thủ thành ai ai cũng mặt mày tang thương, không có chút xíu khí lực sống động.

Bọn họ đều nhận ra gã là Lưu Dụ, một vệ sĩ đôi mắt đỏ hừng, trào nhiệt lệ kêu lên: "An công đêm hôm qua đã đi rồi!".

"Oành"!

Tin đó như bầu trời không mưa mà có sấm, đầu óc tê tái, toàn thân mềm nhũn.

Cho dù Tạ An không chịu đựng được bao lâu, nhưng luôn mang tâm thần không muốn đối diện hiện thực. Tựa hồ chuyện này vĩnh viễn không thể xảy ra, nhưng lại đã thành sự thật tàn khốc trước mắt.

Hai cột trụ của Nam triều, hai người khổng lồ của Giang Tả, Hoàn Xung đã mất, hiện tại Tạ An mang vinh dự Thiên hạ đệ nhất danh sĩ cũng buông tay về trời, lực lượng đoàn kết Nam triều cuối cùng đã sạch sành sanh.

Toàn Quảng Lăng thành mây sầu bao phủ, nhân dân khóc lóc bần thần bên đường, Nam Tân không có Tạ An, không còn có thể bảo trì ngày tháng hưng thịnh thanh bình nữa.

Không có ủng hộ của Tạ An, Tạ Huyền biến thành cô độc tác chiến, y tuy là thống soái vô địch, lại thiếu sót sức ảnh hưởng đối với hoàng thất và đám cao môn quyền quý như Tạ An. Bọn Tư Mã Đạo Tử và Vương Quốc Bảo sẽ không còn kiêng kị gì nữa.

Lưu Dụ hoảng hoảng hốt hốt, thân thể bềnh bồng đi đến Thứ sử phủ ở trung tâm thành, càng cảm nhận được nỗi bi thống ai thương vì cái chết của Tạ An.

Gã không biết đã nói gì, thẫn thờ theo người dẫn vào phòng đón khách, cũng không có ai nổi lòng hiếu kỳ đối với sự xuất hiện đột ngột của gã, giống như tâm thần của tất cả mọi người đều đã chết theo sự ly khai của Tạ An.

Không biết ngồi được bao lâu, một thanh âm quen thuộc vang bên cạnh: "Lưu Dụ! Là ngươi đó sao!".

Lưu Dụ ngờ nghệch quay sang chỗ phát ra tiếng nói, một gương mặt tựa như từng quen biết xuất hiện trước mắt, một hồi sau mới nhận ra là Lương Định Đô gia tướng trong Tạ phủ. Hai người ngây ngốc một hồi, họ Lương song nhãn đỏ ngầu, buồn bã rơi lệ: "An công đã đi!".

Cùng một câu: "An công đã đi", do gia tướng của Tạ phủ tận miệng nói ra càng có phần hơn uy lực sinh tử đã định, không thể sửa đổi. Lưu Dụ rất muốn khóc rống theo hắn, chỉ là không có cách nào khóc nổi. Từ sau khi ly khai Biên Hoang Tập, gã một mực như sống trong một ác mộng không có cách nào thoát thân.

Ác mộng và lời nguyền rủa đáng sợ trọng hiện thực!

Lương Định Đô hiển nhiên cũng đã khóc hết nước mắt, sau khi nhắm mắt rang nhịn nỗi đau xót, hắn nói: "Đại thiếu gia ở thư phòng, mời ngươi đi gặp ngài".

Lưu Dụ chao đảo đứng dậy, để Lương Định Đô chạy tới đỡ, họ Lương kinh hãi: "Ngươi không sao chứ?".

Lưu Dụ cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, cười khổ nói: "Sắc mặt của ta có phải rất khó coi không?".

Lương Định Đô hiển hiện tính tình thích đối trả: "Hiện tại sắc mặt ai mà dễ nhìn được chứ?".

o0o

Tạ Huyền ngồi ở một góc thư phòng, cúi đầu trầm tư.

Không gặp chưa đến mười ngày, Tạ Huyền lại giống như đã già đi mười mấy năm, tốc mai ngã bạc, không còn anh khí thuở trận chiến Phì Thủy, chứng tỏ nội thương của ông ta không những chưa thuyên giảm, hơn nữa tình huống có vẻ kịch liệt nguy cấp.

Lương Định Đô dẫn gã đến ngoài cửa, để gã tự mình tiến vào.

Đầu óc Lưu Dụ vẫn tràn ngập tình cảnh bi thống của người trên kẻ dưới trong Tạ phủ mà mình chứng kiến dọc đường đến đây, vừa bước vào thư phòng liền quỳ xuống: "Huyền soái tại thượng, Lưu Dụ đã về đến!".

Tạ Huyền ngước đầu nhìn gã, ngây người: "Ngươi đã thụ thương? Mau đứng lến!".

Lưu Dụ miễn cưỡng đứng dậy, ráng nhịn lệ nóng, y theo chỉ thị của Tạ Huyền ngồi xuống cái ghế thái sư bên trái ông ta.

Tạ Huyền hiện biểu tình của một người tâm lực tiều tụy, rang chấn chỉnh tinh thần thốt: "Nói đi!".

Lưu Dụ cảm thấy thân thể phát lãnh rã rời, rất không thoải mái. Biết vì tâm tình quá dồn ức cộng với lao lực quá độ, thêm vào thân thể chưa hoàn toàn bình phục bệnh cũ tái phát. Bất quá lúc này còn lo gì nữa, gắng gượng đem hết tình huống kể hết ra.

Tạ Huyền nghe xong nhíu mày: "Ngươi lẽ nào nhìn không ra đây là cạm bẫy sao?".

Lưu Dụ sâu sắc cảm nhận nỗi thống khổ có miệng mà khó nói.

Gã đương nhiên không thể kể với Tạ Huyền chuyện gã muốn về gặp mặt bẩm báo với Tạ Huyền là Mạn Diệu chính là tân sủng của Tư Mã Diệu, bởi mối quan hệ giữa Mạn Diệu và Nhậm Thanh Thị với gã đã trở thành gốc rễ duy nhất gã có thể nhờ cậy để vùng vẫy trong quân đội sau khi Tạ Huyền nối gót Tạ An lìa trần.

Cho nên gã không thể không nói láo với Tạ Huyền về then chốt này, cũng là lần đầu tiên lừa gạt Tạ Huyền, mà lý do duy nhất có thể giải thích việc mình quay về Quảng Lăng là cầu viện với Tạ Huyền cho Biên Hoang Tập.

Lưu Dụ rõ rệt cảm thấy sự bất mãn và thất vọng của Tạ Huyền đối với mình, lại vẫn không thể không cứng cỏi, buồn bã thốt: "Lúc tôi phát giác mình nhìn nhận sai lầm, đã quá trễ không còn xoay trở được".

Tạ Huyền mục quang rờ rỡ chăm chú quan sát gã, trầm giọng: "Lúc ngươi chạy khỏi ma trảo của Tôn Ân, tại sao không lập tức quay về Biên Hoang Tập kề vai tác chiến cùng Yến Phi?".

Lòng Lưu Dụ co thắt nỗi thống khổ nhỏ máu, đó đã thành nỗi hận bình sinh của gã! Chết ở Biên Hoang Tập còn hơn là làm tổn thương đến Vương Đạm Chân, hiện tại lại bị Tạ Huyền xem thường và hiểu lầm. Sớm biết như vậy, chi bằng cùng Vương Đạm Chân đi cho rồi, còn phải lo con mẹ gì nữa.

Tạ Huyền là người Lưu Dụ gã cảm kích và kính trọng nhất, hiện tại lại phải đem lời phản ngược lại lòng nói với ông ta, sự mâu thuẫn trong lòng có thể tưởng tượng ghê gớm đến cỡ nào.

Gã nghe mình đang nói: "Lúc đó tôi bị trọng thương, chỉ có thể ngồi trong thuyền con điều tức tĩnh dưỡng, tới khi Nhậm Thanh Thị bỏ đi thì đụng phải đội chiến thuyền của Nhiếp Thiên Hoàn, đã đánh mất cơ hội quay đầu".

Tạ Huyền ngẩng nhìn xà ngang của thư phòng, điềm đạm thốt: "Đây đâu phải là hành vi anh hùng".

Lưu Dụ đầu óc chấn động rần rần, tâm tình phẫn oán từ đáy lòng cuồn cuộn dâng trào.

Tạ Huyền không tin lời nói của gã, không tin gã quả đã từng có ý niệm quay về Biên Hoang Tập, chỉ nghĩ gã là kẻ hèn tham sống sợ chết.

Ài!

Chuyến này thật là tất cả coi như xong, Tạ Huyền không còn có thể coi gã là người kế thừa nữa.

Tạ Huyền có phải đang nghĩ Lưu Dụ gã chỉ có mượn miệng mượn cớ để thoát khỏi hiểm địa, nếu là như vậy, mình thật không nên về lại. Lúc này trong lòng gã chỉ còn nghĩ đến Vương Đạm Chân.

Sau khi mất đứt tát cả, chỉ có thục nữ mỹ lệ linh xảo trí tuệ đó mới làm cho gã cảm thấy sinh tồn là chuyện có ý nghĩa.

Cũng khó trách Tạ Huyền thất vọng đối với mình, gã đã hoàn toàn quăng bỏ chuyện ông ta giao thác, đã không giữ được Biên Hoang Tập, lại không có cách nào bảo vệ Kỷ Thiên Thiên, càng không có cách nào ngăn trở "Đại Hoạt Di Lặc" Trúc Pháp Khánh xuống Nam phục thù.

Nghĩ đến đây, ý thức dần dần mơ hồ, cuối cùng tựa như nghe thấy tiếng kêu la của Tạ Huyền từ ngàn sông vạn núi xa xăm truyền lại, sau đó từ từ tiêu tán, cuối cùng là bóng tối và hư vô tuyệt đối.

o0o

Lưu Dụ dần dần tỉnh dậy, phát giác mình đang nằm trên giường, còn có một người đang ngồi bên mình.

Mở to mắt, cái lọt vào mắt là gương mặt của Tống Bi Phong.

Lưu Dụ gượng ngồi dậy, phát giác thân thể đau đớn rã rời, trong miệng lại nồng nặc mùi vị thuốc.

Tống Bi Phong đỡ gã ngồi dậy ở đầu giường, vui vẻ: "Ngươi cuối cùng đã tỉnh rồi!".

Lưu Dụ hoang mang: "Đã xảy ra chuyện gì?".

Tống Bi Phong không giấu, giải thích tường tận: "Lúc ngươi nói chuyện với đại thiếu gia trong thư phòng, bất chợt ngã xỉu, ngươi quá mệt mỏi rồi! Cho nên vết thương cũ tái phát, thời thế này, cái quan trọng nhất là giữ gìn sức khỏe. Ta cũng đã nằm mười mấy ngày, hai ngày nay mới đỡ hơn một chút. Bệnh hoạn thương thế đến mới rõ cái gì gọi là anh hùng khí đoản".

Lưu Dụ từ từ hồi ức lại chuyện trước khi xỉu, kinh hãi: "Ta đã nằm bao nhiêu ngày rồi?".

Tinh thần gã từ từ tươi tỉnh lại, chân khí trong người cũng vận chuyển không trắc trở, nỗi đau đớn mau chóng giảm nhẹ, chỉ là vẫn còn yếu đuối một chút, có lẽ vì nhiều ngày không ăn uống.

Tống Bi Phong nói: "Ngươi đã nằm suốt mười hai ngày, ngày mai là ngày liệm An công, có cả trăm người ở các nơi đến đưa tang, ài! Nhập thổ an bình cũng là một giải thoát, ai có thể tránh được chết chứ? Từ sau khi ra khỏi Đông Sơn, đại nhân chưa từng có khoái lạc thật sự".

Lưu Dụ thất thanh: "Mười hai ngày!".

Tống Bi Phong lòng đầy cảm xúc, gật đầu không chút kinh ngạc.

Lưu Dụ nắm lấy tay áo Tống Bi Phong, khẩn trương hỏi: "Có tin tức Biên Hoang Tập không?".

Tống Bi Phong đưa mục quang đón nhãn thần lo âu của gã, buồn bã đáp: "Biên Hoang Tập đã mất, bọn ta nhận được chút tin này tin nọ đứt đoạn từ những người rời khỏi Biên Hoang Tập chạy đến đây, đến bây giờ vẫn chưa rõ tình huống xác thực".

Lưu Dụ đầu óc tê tái, buông lỏng bàn tay nắm áo Tống Bi Phong, trái tim chìm sâu vào vực thẳm vô biên, thân người phát lãnh giần giật, không có cách nào nói nên lời.

Tống Bi Phong nói: "Cái không thể tưởng tượng được là người chỉ huy liên quân Biên Hoang Tập phản kháng xâm lâm chính là Thiên Thiên tiểu thư! Bọn họ dũng cảm phi thường, sau ba ngày ba đêm kịch chiến với quân vây Tập của Mộ Dung Thùy và Tôn Ân, địch nhân vẫn không có cách nào công nhập Dạ Oa Tử, phòng tuyến cuối cùng cũng là phòng tuyến kiên cố nhất. Đáng tiếc Mộ Dung Thùy tháo nước rót vào Biên Hoang Tập, phá đi trận địa bờ Tây Dĩnh Thủy, tiếp đó lại rút cạn nước sông, Mộ Dung Thùy chỉ huy một vạn quân bộ tinh nhuệ mạnh mẽ thần tốc vượt qua sông Dĩnh đã cạn nước, Biên Hoang Tập mới thất thủ".

Lưu Dụ mắt trào lệ nóng: "Bọn Yến Phi và Thiên Thiên sống chết ra sao?".

Tống Bi Phong đáp: "Mãi cho đến giờ phút này vẫn không có ai rõ, tình huống lúc Tập bị phá hỗn loạn đến cực điểm. Thiên Thiên tiểu thư hạ lệnh dùng pháo hù bầy súc vật chạy loạn ra khỏi các cửa, sau đó lợi dụng thời điểm trận địa địch nhân đang rối rắm, đột vây bỏ chạy khắp bốn phương tám hướng. Bất quá Hoang nhân có thể chạy ngược về phương Nam không tới trăm người, có thể thấy chiến huống lúc đó kịch liệt cỡ nào. Thiên Thiên tiểu thư và Yến Phi không có ai biết được ra sao. Huyền soái đã phái người đến Biên Hoang nghe ngóng nợi hạ lạc của bọn họ, nếu ngươi không phải bị bệnh nặng, ngươi chắc là nhân tuyển tốt nhất để đến Biên Hoang Tập".

Lưu Dụ miễn cưỡng nhịn khóc, cười thảm: "Huyền soái làm sao để ứng phó cục diện như vậy?".

Tống Bi Phong đôi mắt thần quang lóe lên: "Huyền soái còn có thể làm gì chứ? Tư Mã Đạo Tử đã nhận gánh vác chuyện này, dựa qua Tư Mã Diệu truyền chỉ ra lệnh cho Huyền soái và Hoàn Huyền không được đụng tới tình huống Biên Hoang Tập. Hiện tại đội thủy sư của Kiến Khang đồn trú ở Dĩnh khẩu, phong tỏa hết giao thông đường thủy của Nam phương tới Biên Hoang Tập. Hừ! Biên Hoang Tập nếu có thể dễ bị cắt đứt giao thông với phương Nam thì Biên Hoang Tập đâu trở thành Biên Hoang Tập, không đi đường thủy thì đi đường bộ, biên giới của Biên Hoang Tập với phương Nam trải dài cả ngàn dặm, ai có thể phong tỏa hết được chứ?".

Lại quay sang Lưu Dụ: "Có thể ăn chút gì không?".

Lưu Dụ buồn bã: "Ta không muốn an".

Tống Bi Phong nói: "Dù gì cũng phải ăn một chút, nếu không làm sao khôi phục thể lực? Ngươi nghỉ ngơi cho khỏe đi, ta kêu người đem đồ ăn tới, cũng phải thông tri cho Huyền soái một tiếng, ông ta rất quan tâm đến bệnh tình của ngươi!".

Nghe Tạ Huyền quan tâm đến gã, Lưu Dụ cảm thấy xấu hổ, nhưng cũng cảm thấy đỡ hơn một chút, ít ra Tạ Huyền còn chưa quăng bỏ gã hoàn toàn.

o0o

Lưu Dụ được tỳ nữ Tiểu Kỳ của Tống Bi Phong hầu cận, ăn cơm xong, không lý gì tới sự phản đối của Tiểu Kỳ, tắm rửa một bữa thống khoái cũng đã quá chính Ngọ khoảng nửa canh giờ.

Chỗ gã cư trú chính là góc đông bắc hậu viện Thứ sử phủ, chuyên dùng cho các gia tướng và thị vệ thân cận tá túc, có hai mươi mấy gian sương phòng. Phòng của Tống Bi Phong sát bên phòng gã, còn sát bên kia là phòng của Hà Vô Kỵ và Lương Định Đô.

Hà Vô Kỵ là cháu gọi Lưu Lao Chi bằng cậu, vì dũng cảm thiện chiến được đề bạt làm thủ lãnh thân binh của Tạ Huyền, cùng chức vụ Phó tương với Lưu Dụ, lý lịch tư cách đảm đương chức Phó tương lại thâm sâu hơn so với Lưu Dụ. Trong cao môn đẳng cấp rõ rệt, chiếu theo lối an bài phòng ốc hiện tại, địa vị của Lưu Dụ gã ở Tạ gia còn đặt trên cả Hà Vô Kỵ.

Khu viện to lớn trống trống vắng vắng, chỉ có hai gã bộc phó đang quét phòng, có lẽ vì phải chuẩn bị cho tang lễ ngày mai, bọn Tống Bi Phong ai cũng bận bịu ra ngoài.

Sau khi Tiểu Kỳ rời phòng, Lưu Dụ thừa cơ điều tức luyện khí, tĩnh tâm chờ đợi Tạ Huyền triệu đến.

Gã đồng thời quyết định phải đem quan hệ giữa Nhậm Thanh Thị với gã nói ra, để Tạ Huyền quyết định sao thì quyết định. Gã thật không muốn lừa gạt Tạ Huyền. Nếu Tạ Huyền nghĩ nên vạch trần Mạn Diệu, liều chiếu theo ý của Tạ Huyền mà làm, chỉ có như vậy gã mới có thể giảm nhẹ gánh nặng trong lòng.

Nào ngờ điều tức gần một canh giờ, đã quá Ngọ, Tạ Huyền vẫn chưa sai người đến tìm gã. Lưu Dụ bần thần đợi thêm một canh giờ, vẫn không có gì, không khỏi tâm tình chìm đắm, nghĩ ngợi lung tung. Tạ Huyền có phải không còn coi trọng gã nữa? Đổi lại là ngày tháng lúc trước, bất kể Tạ Huyền có làm gì cũng muốn gã hầu bên cạnh, nhưng hiện tại mình hôn mê mười hai ngày, sau khi tỉnh dậy Tạ Huyền lại không có hứng thú ghé mắt nhìn gã, có phải biểu thị Tạ Huyền đã không còn sủng ái gã nữa? Như vậy gã lưu lại ở Bắc Phủ binh còn ý nghĩa gì chứ? Lại nghĩ đến Biên Hoang Tập bị công hãm, nỗi đau xót buồn thảm trong lòng chỉ có tự mình lãnh đủ.

Tiếng bước chân vang lên.

Lưu Dụ phấn chấn tinh thần, nghe thấy có tới bảy tám người đến, với trận thế như vậy, lẽ nào Tạ Huyền đích thân đến thăm gã? Gã liền bật dật khỏi ghế ngồi, bước khỏi phòng ngủ ra tiểu sảnh đường.

Người bước vào cửa là một hán tử ba mươi mấy tuổi, thân hình cao to, đẹp trai thanh tú, vận y phục tướng quân, đằng sau dẫn theo bảy cao thủ Bắc Phủ binh, vừa thấy Lưu Dụ, mừng rỡ thốt: "Quả nhiên đã tỉnh rồi!".

Đối phương tuy không phải Tạ Huyền, nhưng Lưu Dụ vẫn hoan hỉ trong lòng, vội thi quân lễ: "Phó tương Lưu Dụ bái kiến Tôn đại nhân".

Người đến chính là quán quân tướng quân Tôn Vô Chung, trước Phì Thủy chi chiến, gã vốn là thuộc hạ của Tôn Vô Chung, những người theo Tôn Vô Chung đến đây lúc này đều là chiến hữu và huynh đệ đồng bào mà gã quen biết, có cảm giác thân thiết cực kỳ.

Tôn Vô Chung đi tới nắm lấy hai vai gã, vui mừng thốt: "Chút xíu nữa là nghĩ tiểu Dụ ngươi vĩnh viễn không tỉnh lại rồi!".

Những người kia cũng cao hứng vây quanh tay bắt mặt mừng, không đấm gã một quyền thì cũng cấu gã một cái, không làm vậy thì không đủ biểu thị tâm tình hưng phấn trong lòng.

Tôn Vô Chung vỗ vai gã: "Ta đã nói từ lâu thể chất của ngươi khẳng định có thể chịu được cửa ải kiếp nạn này, đi! Ngồi xuống nói chuyện".

Kéo gã đến một bên ngồi xuống, những người khác chia nhau ngồi, không còn chỗ ngồi thì đứng, tiểu khách sảnh liền náo nhiệt rần rần.

Tôn Vô Chung nói: "Vừa nãy ta có đi gặp Huyền soái, biết Tiểu Dụ ngươi mới tỉnh lại, cho nên lập tức dẫn đám huynh đệ của ngươi đến gặp ngươi".

Một người nói: "Bọn ta nhiều lần ghé qua thăm ngươi, lần nào cũng thấy ngươi thoi thóp, bệnh dữ tới mức gần như mất đi nửa mạng, nói xàm huyên thuyên, thật lo quá".

Người này tên Ngụy Vịnh Chi, là một nhân tài trong đám thủ hạ xuất sắc nhất của Tôn Vô Chung, giữ chức Hiệu úy, luôn xưng huynh hô đệ với Lưu Dụ. Trên sự thật Lưu Dụ nhân duyên trong Bắc Phủ binh cực tốt, bởi gã tính tình khiêm tốn lễ độ, biết đối xử phải đạo với người người.

Lưu Dụ thầm cả kinh, mình không biết trong lúc hôn mê có tên Vương Đạm Chân không? Liền hỏi: "Ta nói xàm gì vậy?".

Mọi người nhất tề cười rần lên, có người đáp: "Đã là nói xàm, ai nghe rõ được chứ?".

Lưu Dụ yên tâm, nhưng lại có tâm sự khác.

Tạ Huyền biết rõ gã đã tỉnh dậy, tại sao lại không chịu gặp mặt gã? Tôn Vô Chung còn tự mình đi đến gặp gã, không phải là chỉ thị của Tạ Huyền.

Nghĩ đến đó, tay chân đã lạnh ngắc, thầm nghĩ quan hệ thân cận cùng Tạ Huyền chắc đã cáo chung.

Tôn Vô Chung nói: "Đừng nên ồn ào vậy! Tiểu Dụ qua đại nạn không chết, tất có phước đức. Bọn ta lập tức kéo gã đến Túy Nguyệt Lâm trên đường Quảng Hoài ăn một bữa đã, bảo đảm gã sẽ biến lại thành rồng thành cọp ngay".

Ngụy Vinh Chi nhíu mày: "Đại tang của An công còn chưa cử hành, ai ai cũng đau buồn, hàng ăn quán rượu đâu có làm ăn chứ!".

Tôn Vô Chung nói: "Túy Nguyệt Lâm là của lão bằng hữu Khổng Tĩnh của ta mở ra mà, tìm lão là có biện pháp rồi".

Mọi người mừng rỡ, kéo Lưu Dụ ra khỏi cửa.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-586)


<