Vay nóng Homecredit

Truyện:Lộc Đỉnh ký - Hồi 084



Lộc Đỉnh ký
Trọn bộ 248 hồi
Hồi 084: Vì ăn phỉnh mắc mưu kẻ nít
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-248)

Siêu sale Shopee

Song Nhi nghiêng mình né tránh, chiêu đầu Uỷ Tôn giả chụp không trúng, nhưng chiêu thứ hai thì không thoát được nên bị hắn nắm cổ kéo lại. Lại nghe thấy mười tám nhà sư Thiếu Lâm đồng thanh niệm:

- A Di Ðà phật? A Di Ðà phật? Thiện tai? Thiện tai? Uỷ Tôn giả? Tôn giả là anh hùng hảo hán tiếng tăm lừng lẫy trong võ lâm mà làm khó dễ cho con nít, há chẳng để thiên hạ cười cho ư? Các nhà sư nói mấy câu này đầy vẻ hoà bình mà Vi Tiểu Bảo tưởng chừng bị tức ngực hơi thở không thông. Toàn thân rất khó chịu. Uỷ Tôn giả gầm lên:

- Các người còn dùng tà pháp thì lão gia không nể nữa đâu. Lành làm gáo vỡ làm muôi. Lão gia giết thằng lỏi, phá huỷ kinh sách thử xem các người làm gì? Tiếng gầm của hắn rất công hiệu. Tăng lữ chùa Thiếu Lâm chỉ sợ hắn giết người, huỷ kinh không dám đồng thanh tụng niệm hay nói gì nữa. Sau một lúc Trừng Tâm lại nói:

-Uỷ Tôn giả! Tôn giả muốn sao mới chịu trả kinh sách? Uỷ Tôn giả đáp:

- Các vị đừng làm nhốn nháo thì ta tha người lập tức. Còn kinh sách thì bất luận thế nào cũng không thể trả được. Các nhà sư đứng bên ngoài cửa đều im lặng. Uỷ Tôn giả điểm huyệt Vi Tiểu Bảo và Song Nhi rồi nhớn nhác nhìn trạng thái bốn phía trong Ðại Hùng bảo điện để tìm đường thoát thân. Ðột nhiên những bóng xám thấp thoáng. Mười tám nhà sư Thiếu Lâm đều tiến lại. Năm vị men theo mé tả, quanh tới phía sau Uỷ Tôn giả. Năm vị theo mé hữu vòng lại. Chỉ trong khoảnh khắc mười tám nhà sư Thiếu Lâm đã bao vây Uỷ Tôn giả vào giữa. Uỷ Tôn giả tức giận nói:

- Có giỏi thì lấy một chọi một đấu với lão gia cho biết tài cao thấp. Dù các người có dùng phép xa luân chiến lão gia cũng chẳng quan tâm. Trừng Quang chắp tay nói:

- Xin tha thứ cho bần tăng vô lễ. Bọn bần tăng muốn xông cả vào. Uỷ Tôn giả giơ chân trái khẽ đạp lên đầu Vi Tiểu Bảo mà cười khanh khách, hiển nhiên hắn có ý tỏ cho mọi người biết nếu quần tăng xông vào đánh ẩu là hắn nhả kình lực ở bàn chân làm cho đầu Vi Tiểu Bảo phải vỡ nát. Vi Tiểu Bảo ngửi mùi đế giầy rách nát dính bùn vừa kinh hãi vừa tức giận. Khốn nỗi huyệt đạo bị phong toả dĩ nhiên toàn thân gã không cử động được, mà cái bàn chân hôi thối của Uỷ Tôn giả đè lên đầu cũng làm cho trí gã thành ra hồ đồ. Gã không sao nghĩ ra được kế thoát thân. Hai mươi mốt người đều giương mắt lên nhìn nhau và đều bó tay không tìm ra được phương lược để phá giải cục diện căng thẳng này. Vi Tiểu Bảo đảo mắt lùng sục tìm trên điện xem có vật gì lạ mắt để bịa chuyện nói nhăng nói cuội một hồi đăng dẫn mục quang của Uỷ Tôn giả ra chỗ khác. Gã cho rằng hễ hắn sơ hở một chút thì có thể khiến cho các nhà sư Thiếu Lâm gặp cơ hội cứu thoát gã. Nhưng gã bị bàn chân của Uỷ Tôn giả đạp lên đầu nên chỉ nhìn ra phía bên ngoài được mà thôi. Bỗng gã nhìn thấy trong sân có một tảng đá lớn hình con rùa. Trên lưng tảng đá trồng một khối thạch kệ. Ngoài ra không còn gì nữa. Vi Tiểu Bảo cất tiếng hỏi:

- Gia gia của Tôn giả bò ở trong sân mà trên lưng bị cây trụ đá nặng ngàn cân đè lên há chẳng đau khổ ư? Thế mà Tôn giả không giải cứu cho lão gia thì thật là con người bất hiếu. Uỷ Tôn giả hỏi lại:

- Gia gia ta bò ở dưới sân đâu? ngươi chỉ mở miệng nói càn. Vi Tiểu Bảo không trả lời câu hỏi lảng sang chuyện khác:

- Về Tứ Thập nhị chương kinh tất cả có tám bộ. Tôn giả chỉ lấy được một bộ, còn thiếu bảy bộ. Chắc Tôn giả cũng biết giữ một bộ này cũng bằng vô dụng. Phải có đủ tám bộ mới thành công hiệu lớn lao. Uỷ Tôn giả hỏi ngay:

- Còn bảy bộ nữa ở đâu ngươi có biết không? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Dĩ nhiên tại hạ biết rồi. Uỷ Tôn giả hỏi dồn:

- Ở đâu? ở đâu? Nói mau đi không thì ta dẩm nát sọ ngươi ra. Vi Tiểu Bảo đáp:

- Trước kia tại hạ chưa hay, bây giờ mới biết. Uỷ Tôn giả lấy làm kỳ hỏi:

- Sao lại bây giờ mới biết? Ngươi nói vây là nghĩa gì? Trên khối thạch kệ khắc đầy những chữ triện quanh co. Dĩ nhiên Vi Tiểu Bảo chẳng hiểu gì, nhưng gã giả vờ nhìn thạch kệ lẩm bẩm như người đọc văn bia rồi thủng thẳng nói.

- Tứ Thập nhị chương kinh chia làm tám bộ... Bộ thứ nhất cất ở Hà Nam trong chùa... không hiểu chùa gì, mấy chữ kia tại hạ không nhận ra được. Uỷ Tôn giả hỏi:

- Chữ gì đâu? Hắn thấy mục quang Vi Tiểu Bảo chú ý nhìn tấm thạch kệ trong sân rất lấy làm kỳ hỏi tiếp:

- Trên khối đá có khắc chữ ư? Vi Tiểu Bảo lờ đi như không nghe tiếng vẫn làm bộ chú ý đọc văn bia, Bộ thứ hai cất ở trên núi Bút Giá tỉnh Sơn Tây trong am gì gì... Ðại sư hai chữ này tại hạ lại không đọc được, vì chữ khắc mờ quá. Tôn giả là nhân vật văn võ toàn tài thử lại gần xem. Uỷ Tôn giả tin là gã nói thật, liền cúi xuống xách Vi Tiểu Bảo lại gần cửa điện chăm chú nhìn thạch kệ. Những chữ khắc trên thạch kệ đều theo lối triện. Nếu đúng là văn tự hắn cũng không hiểu được. Trường hợp mà những nét này không phải là văn tự thì trên thạch kệ khắc những gì? Uỷ Tôn giả còn đang ngẫm nghĩ lại nghe Vi Tiểu Bảo đọc tiếp:

- Bộ thứ ba ở phú Thành Ðô tỉnh Tứ Xuyên núi gì chăng hiểu? Tại hạ lại vướng mấy chữ không nhận ra. Uỷ Tôn giả đã được nghe người ta nói Tứ Thập nhị chương kinh gồm cả thảy tám bộ mà cần lấy được đủ mới có công dụng trọng đại. Nhưng những bộ kinh này ở đâu thì hắn cũng chẳng biết chi hết. Bây giờ hắn nghe Vi Tiểu Bảo nói vậy liền rất tin tưởng không còn nghi ngờ gì nữa. Uy Tôn giả liền xách hắn lên hỏi:

- Bộ thứ tư dấu ở đâu? Vi Tiểu Bảo nheo mắt nhìn thạch kệ. Cái đầu hết nghiêng về phía bên tả lại ngoẹo sang phía bên hữu, lắc la lắc lư, làm bộ khó khăn đáp.

- Tại hạ coi không rõ. Uỷ Tôn giả lại xách Vi Tiểu Bảo lên tiến gần thêm ba bước, ngó vào mặt gã ra chiều nóng nảy. Ðầu tại hạ ngứa dữ quá. Uỷ Tôn giả hỏi:

- Làm sao? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Trong chùa này nhiều rệp quá. Nó cắn đầu tại hạ thật khó chịu? Uỷ Tôn giả? Tôn giả bắt rệp giùm cho tại hạ. Ðầu óc ngứa ngáy thế này làm mờ cả mắt thì còn coi thấy chữ làm sao được? Uỷ Tôn giá lột mũ gã ra rồi thò bàn tay to tướng năm ngón tay như năm cái đầu gậy đưa vào mái tóc gãi gãi mấy cái rồi hỏi:

- Hết ngứa chưa? Vi Tiểu Bảo la lên:

- Không được? Không được? Cái con rệp cắn ở mé tả mà Tôn giả lại gãi ở mé hữu thì còn ăn thua gì? Chỉ tổ làm cho ngứa thêm. Uỷ Tôn giả liền thò tay gãi mé hữu trên đầu Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo lại la lên:

- Trời ơi! Con rệp chui vào cổ tại hạ. Tôn giả không trông thấy ư? Uỷ Tôn giả chẳng phải là kẻ ngu xuẩn. Hắn biết rõ Vi Tiểu Bảo giở trò nhưng hắn nóng lòng muốn gã đọc Khoa đẩu văn tự (văn tự hình nòng nọc) khắc trên thạch kệ, thành ra phải cố nhịn chiều theo ý gã. Uỷ Tôn giả đập vào lưng Vi Tiểu Bảo mấy cái để giải khai huyệt đạo cho gã. Tay trái hắn vẫn nắm lấy đầu vai gã một cách nhẹ nhàng để phòng hờ gã chạy trốn. Hắn bảo gã:

-Bây giờ người tự gãi lấy cũng được rồi. Vi Tiểu Bảo lại la lên:

- Úi chao! Tổ bà con rệp này ghê gớm quá? Dễ thường ba năm nó chưa hút máu hút mủ người ta. Nguyên trước nó lùn tịt mập ú. Lâu nay đói ăn vừa gầy vừa khô đét lại. Nó liều mạng làm khó dễ cho lão gia. Gã nói rồi thò tay trái vào trong cổ áo mà gãi thật mạnh. Uỷ Tôn giả biết hắn nói vòng vèo để thoá mạ hắn là con rệp. Nhưng hắn cứ lờ đi coi như là không biết lại hỏi:

- Bộ kinh thư thứ tư dấu ở đâu? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Bộ kinh thứ tư dấu ở tỉnh Hà Nam trên núi Thiếu...Viện Ðạt... Chùa Thiếu Lâm. Không hiểu nổi...Thiếu gì...Viện Ðạt gì? Uỷ Tôn giả giật mình kinh hãi nói:

- Bộ thứ tư dấu ở viện Ðạt Ma chùa Thiếu Lâm ư? Vi Tiểu Bảo thấy Uỷ Tôn giả lộ vẽ uý kỵ mười tám nhà sư chùa Thiếu Lâm, mà những nhà sư này lại ở viện Ðạt Ma nên gã cố ý bịa ra như vậy dể chơi khăm Uỷ Tôn giả. Gã chắc mẩm Uỷ Tôn giả dù có lớn mật đến đâu cũng chẳng dám đến viện Ðạt Ma chùa Thiếu Lâm để lấy cắp kinh sách liền hỏi - Chữ "ma" đó ư? Tại hạ không biết chữ này? Uỷ Tôn giả? Chữ khó thế mà Tôn giả còn đọc được, hà tất còn phải bảo tại hạ đọc dùm? Rồi gã reo lên:

- À phải rồi? Ðây là Uỷ Tôn giả muốn khảo nghiệm tại hạ. Nói ra lại thẹn thùng. Trong mỗi hàng tại hạ đều vấp phải mấy chữ không nhận được. Bỗng thấy Uỷ Tôn giả biến đổi sắc mặt, lúc đỏ ngầu, lúc xám xanh, mắt hắn hằm hè nhìn quần tăng chùa Thiếu Lâm. Hiển nhiên hắn dang tức giận. Vi Tiểu Bao lến lén lút thò tay xuống ống giầy rút lưỡi trủy thu dấu vào tay áo. Uỷ Tôn giả lại hỏi:

- Bộ thứ năm dấu ó đâu? Thiếu lâm là một phái lớn trong võ lâm Vi Tiểu Bảo đã nghe Hải Ðại Phú nói đến nhiều lần. Gã còn nghe lão nói Hoàng thái hậu mạo xưng là người phái Võ Ðương. Mặt khác Hoàng thái hậu lại bảo Hải Ðại Phú ở phái Không Ðộng. Gã cho rằng Võ Ðương và Không Ðộng cũng là hai phái lớn. Gã liền bảo pho thứ năm và pho thứ sáu dấu ở núi Võ Ðương và núi Không Ðộng. Uỷ Tôn giả mỗi lúc một xa xầm nét mặt trông thật khó coi. Vi Tiểu Bảo nói bộ thứ bảy bị người của Mộc vương phủ ở Vân Nam lấy được. Còn bộ thứ tám thì gã úp mở không biết dấu ở phủ gì Tây vương tỉnh Vân Nam. Nguyên gã bị Bạch Hàn Phong cho nếm mùi đau khổ gã muốn Mộc vương phủ cũng gặp chuyện rắc rối. Trong phủ Bình Tây Vương Ngô Tam Quế cao thủ đông như kiến cỏ, ca sư phụ hắn còn phải uý kỵ, thì Uỷ Tôn giả mà dám lần đến sinh sự chắc hắn sẽ phái nếm mùi đau khổ không còn nghi ngờ gì nữa. Vi Tiểu Bảo tưởng mình đắc sách không ngờ Uỷ Tôn giả đột nhiên biến sắc hỏi:

- Ngươi bảo bộ thứ tám trong phủ Bình Tây Vương ư? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Chữ đó tại hạ không biết, chẳng hiểu có đúng là phủ Bình Tây Vương hay không? Uỷ Tôn giả càng tức giận lớn tiếng quát: Ngươi nói nhăng nói càn một cách vô lý, tấm bia đá này chưa đủ ngàn năm cũng phải năm trăm năm. Ngô Tam Quế hiện nay bao nhiêu tuổi? Tấm bia này dựng lên từ mấy trăm năm trước sao đã khắc tên Bình Tây Vương Ngô Tam Quế vào? Tấm thạch kệ màu sắc đen sì. Trên mặt rùa đá và kệ đá đã mọc rêu xanh. Những văn tự khắc vào nhiều chỗ loang lổ, tàn khuyết. ai trông vào cũng biết ngay là một cổ vật hàng mấy trăm năm. Vi Tiểu Bảo hãy còn nhỏ tuổi không nghĩ tới đạo lý này mới buột miệng nói quanh đưa Ngô Tam Quế vào. Vi Tiểu Bảo than thầm:

- Hỏng bét! Thật là hỏng bét! Nhưng ngoài miệng vẫn cãi cối:

- Tại hạ đã nói: Không biết là chữ gì. Chính Uỷ Tôn giả bảo là Bình Tây Vuơng. Không chừng thời xưa đã có Cẩu Tây Vương, Miêu Tây vương, Quy Tây Vương hay con trờu con khỉ Tây Vương gì? Uỷ Tôn giả! Tại hạ đã nói những chữ hình thù rắc rối khó lòng nhận ra. Tôn giả biết thì bảo là biết không thì bảo là không. Ðã không biết lại còn đọc bừa là Bình Tây Vương Ngô Tam Quế. Các vị đại hoà thượng đây đều học vấn tinh thâm mà Tôn giả cứ đọc càn đọc ẩu há chẳng khiến các vị cười cho đến trẹo quai hàm? Gã nói nhăng nói cuội một hồi nhưng rất có lý khiến Uỷ Tôn giả mặt thẹn đỏ bừng. Lão không tức giận, lẩm bẩm gật đầu nói:

- Ðây là Khoa đẩu văn tự, ta chẳng biết một chữ nào. Té ra không phải Bình Tây Vương. Xuống dưới còn những chữ gì nữa. Vi Tiểu Bảo lẩm bẩm:

- Nguy quá! Mình chỗ cho hắn một hồi mới lấp liếm được vụ này. Bây giờ ta phải nói vài lời lọt tai để lão hởi lòng mới được. Xà đảo mà hắn bảo là Thần Long đảo. Hắn lại còn nhìn nhận con mụ Liễu Yến béo tròn béo chụt, thì chắc mụ cũng là một nhân vật trong Thần Long giáo. Gã nghẹo đầu dòm ngó rồi ngập ngừng nói:

- Phía dưới dường như là thọ ngang thượng...thượng... không biết là thượng gì? Uỷ Tôn giả lộ vê khẩn trương hỏi:

- Ngươi coi kỹ xem, Thọ ngang thượng gì? Vi Tiểu Bảo ngập ngừng:

- Dường như là chữ... chữ... " Ðế", à phải rồi! Thọ ngang Thượng đế Uỷ Tôn giả sướng quá hai bàn tay xoa vào nhau nói:

- Quả nhiên là câu này thật. Dưới còn gì nữa. Vi Tiểu Bảo đáp:

- Những chữ này thật cổ quái khó nhận quá? Phải rồi? Ðúng chữ hồng " Hồng giáo chủ "... lại còn hai chữ Thần Long nữa. Tôn giả coi xem bốn chữ này có phải là thần thông...quảng đại... không? Uỷ Tôn giả bật tiếng reo "ha ha" rồi nhảy lên hỏi:

- Có đúng là Hồng giáo chủ thọ ngang thượng đế không? Tấm bia dựng lên từ ngàn năm trước đã khắc câu này rồi ư? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Phía trên đã... Ðường Thái Tôn... Bia có từ đời Ðường Thái Tôn. Lý Thế Dân sai Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim dựng lên... Gã ngừng lại một chút rồi tiếp:

- Trên bia còn nói rõ: Ðường triều có vị quân sư biết việc ngàn năm về trước và ngàn năm về sau tên gọi Từ Mậu công. Vậy ra Từ Mậu Công đã tính đến việc ngàn năm sau về triều đại Thanh sẽ có vị Hồng giáo chủ ở Thần Long giáo là một nhân vật thần thông quảng đại, thọ ngang thượng Ðế. Nguyên thầy đồ giảng sánh trong quán trà ở Dương châu kể những thiên cố sự về đời Tuỳ Ðường, Vi Tiểu Bảo đã được nghe nhiều lần những danh hiệu Trình Giảo Kim, Từ Mậu Công vân vân...và gã đã thuộc lòng. Thực ra Từ Mậu Công là một viên tướng khai quốc đời nhà Ðường chẳng thể bấm ngón tay mà tính được những việc quá khứ vị lai hàng ngàn năm về trước hay về sau. Vi Tiểu Bảo đã khéo phóng đại những câu chuyện cổ tích để lừa gạt Uỷ Tôn giả. Mục đích của gã là làm cho lão phải điên đầu để mười tám nhà sư Thiếu Lâm có cơ hội cứu gã thoát hiểm. Còn những câu " Hồng giáo chủ thần thông quảng đại, thọ ngang thượng Ðế, vân vân..., thì gã đã đọc được ở tòa nhà lớn của họ Trang. Gã đã nghe bọn Chương lão Tam và giáo chúng Thần Long giáo hô đi hô lại nhiều lần. Uỷ Tôn giả nghe Vi Tiểu Bảo nói tới đây không ngớt gãi đầu gãi tai. Miệng há hốc ra không ngậm lại được nữa! Vi Tiểu Bảo nói:

- Phía sau cây trụ này không hiểu còn khắc gì nữa? Tôn giả thử coi xem. Uỷ Tôn giả đáp:

- Phải rồi? Lão quanh ra phía sau thạch kệ để quan sát. Vi Tiểu Bảo nhân cơ hội này liền bước nhanh một bước lùi lại, rồi nhảy vọt ra. Uỷ Tôn giả giật mình vội vươn tay chụp. Bốn nhà sư Thiếu Lâm đứng hai bên lập tức đồng thời phóng chưởng đánh tới. Uỷ Tôn giả đành phải vung quyền chống cự. Vi Tiểu Bảo đã nhảy tới đứng ở phía sau quần tăng chùa Thiếu Lâm. Kế đó lại thêm bốn nhà sư Thiếu Lâm nhẩy xổ lại. Tám nhà sư Thiếu Lâm chân không dừng bước chạy rất nhanh xoay quanh Uỷ Tôn giả. Tay họ không ngớt phát chiêu, nhưng chẳng cần nhìn xem chiêu đó có đánh trúng đối phương hay không. Cứ đánh một đòn rồi lại chạy đi. Tám nhà sư xen kẽ nhau phát chiêu, mười sáu tay chia làm tám phương đánh vào. Ðây cũng là một thứ trận pháp mà các nhà sư đã luyện thành thuộc. Uỷ Tôn giả phòng thủ rất nghiêm mật một mình lão chọi với tám người mà trong lúc nhất thời chưa lộ vẻ gì thất bại. Sau mỗi lúc chiến đấu lão quay vào nhìn thạch kệ một cái. Bỗng nghe hai tiếng chát chát " vang lên. Một nhà sư Thiếu Lâm và Uỷ Tôn giả đều bị trúng một chưởng. Nhà sư Thiếu Lâm bị trúng chưởng nhảy vọt ra ngoài vòng chiến. Lập tức một nhà sư khác nhảy vào bổ xung ngay. Hai bên chiến đấu một lúc nữa, Uy Tôn giả bị trúng một cước vào đùi. Lão dang thẳng tay quay một vòng tròn bắt buộc các nhà sư Thiếu Lâm phải lùi lại hai bước. Uỷ Tôn giả la lên:

- Hãy dừng tay? Tám nhà sư Thiếu Lâm đều lùi lai hai bước. Uy Tôn giả nói tiếp:

- Bữa nay ta có một mình không địch lại số đông. Vậy ta đành nhượng bộ trả lại pho kinh sách cho các vị. Lão thò tay vào bọc để móc kinh sách. Trừng Tâm vẫy tay một cái. Tám nhà sư Thiếu Lâm lại tiến lên mấy bước và đứng cách Uỷ Tôn giả không đầy ba thước. Tám nhà sư đều vận khí thủ thế chờ đợi, hễ thấy y hành động trá nguy là lập tức thi triển tuyệt nghệ đồng thời đánh vào đối phương. Uỷ Tôn giả lờ đi coi như không trông thấy gì. Lão lấy kinh sách đưa ra. Trừng Quang đề tụ nội tức vào huyệt đan điền, ngấm ngầm vận động kình lực ra kháp toàn thân. Tay trái nhà sư đưa ba ngón lên thành công quyết để coi chừng nếu đối phương tấn công đột ngột, là lập tức điểm vào huyệt thương khúc trước ngực lão. Trừng Quang chuẩn bị công thủ một cách kín đáo rồi mới từ từ dưa tay mặt ra đón lấy kinh sách. Không ngờ Uỷ Tôn giả chẳng có hành động gì khác lạ, thẳng thắng trả lại kinh sách. Lão tủm tỉm cười nói:

- Trừng Quang đại sư? Thập bát la hán chùa Thiếu Lâm danh tiếng lẫy lừng thiên hạ. Thế mà bữa nay mười tám người bên các vị xúm lại đành một mình ta. Như thế còn vẻ vang gì nữa? Trừng Quang cất sách vào bọc, chắp tay đáp; - Bần tăng cam bề đắc tội, nếu lấy một chọi một thì quần tăng chùa Thiếu Lâm địch lại Uỷ Tôn giả thế nào được? Nhà sư vẫy tay một cái. Quần tăng lùi cả lại. Quần tăng vẫn sợ Uỷ Tôn giả bắt Vi Tiểu Bảo nên năm sáu vị đứng chắn trước mặt gã. Uỷ Tôn giả nói:

- Vi thí chủ. Bản Tôn giả có một việc thành tâm cầu khẩn, mong thí chủ ưng thuận. Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Việc gì? Uỷ Tôn giả đáp:

- Bản Tôn giả mời thí chủ lên chơi đảo Thần Long mấy bữa. Vi Tiểu Bảo giật mình kinh hãi hỏi:

- Sao? Tôn giả mời tại hạ lên đảo Thần Long ư? Nơi đó... Uỷ Tôn giả ngắt lời:

- Kinh sách của thí chủ đã do Trừng Quang đại sư thu cất rồi chẳng con gì phải bận tâm. Tiểu thí chủ ra chơi đảo Thần Long thì bản giáo từ trên xuống dưới quyết dùng lễ thượng tân đối đãi với thí chủ. Tiểu thí chủ ra mặt Hồng giáo chủ rồi bản Tôn giả nhất định đưa tiểu thí chủ rời đảo một cách bình yên. Lão thấy Vi Tiểu Bảo bĩu môi ra chiều không tín nhiệm mình liền nói tiếp:

-Trừng Quang đại sư? Xin đai sư làm chứng cho. Lời nói của bản Tôn giả có tin được chăng? Trừng Quang cũng biết lão đầu đà này tuy hành động có vẻ tà mông nhưng cũng không phải là tay đại ác. Hai tên đầu đà một cao một gầy nói sao có vậy, nhà sư đã biết tiếng rồi, liền đáp:

- Uỷ Tôn giá vốn người thủ tín, đó là một điều ai cũng công nhận. Nhưng Vi thí chủ bên mình còn có sứ mệnh trọng yếu, rằng y không được rảnh để để đến Thần Long đảo. Vi Tiểu Bảo nói theo:

- Ðúng thế? Tại hạ hiện đang có việc gấp, không rảnh đi theo Tôn giả. Sau này gặp dịp sẽ ra đảo Thần Long bái kiến Uỷ Tôn giả cùng Hồng giáo chủ. Uy Tôn giả vội chữa lại; - Phải nói là Hồng giáo chủ và tên thuộc hạ của lão nhân gia là Bạn Ðầu đà (Ðầu đà mập ú). Sở dĩ phải nói như vậy vì: Một là trong thiên hạ không có một người nào được đặt lên trên lão nhân gia. Nếu nói tên người khác trước rồi mới nhắc tới Hồng giáo chủ sau là một điều đại... đại bất kính. Vi Tiểu Bảo cười hỏi:

- Khi nói đến Hoàng Ðế thì sao? Uỷ Tôn giả không nghĩ ngợi đáp liền:

- Dĩ nhiên phải nói Hồng giáo chủ trước rồi mới tới Hoàng Ðế sau. Còn điều thứ hai là khi ở trước giáo chủ lão nhân gia, không được xưng hô "Tôn giả" hay chân nhân" gì gì hết, khắp dưới gầm trời này chi có Hồng giáo chủ là nhân vật tôn cao hơn cả. Vi Tiểu Bảo thè lưỡi ra nói:

- Hồng giáo chủ đã ghê gớm như vậy thì tại hạ chẳng bao giờ dám đến ra mắt lão nhân gia. Uỷ Tôn giả đáp; - Tuy nhiên Hồng giáo chủ bụng dạ rất nhân từ, thương yêu quần chúng ra ơn cho khắp thiên hạ. Tiểu thí chủ là một vị thiếu niên anh hùng lại thong minh lanh lợi, hễ lão nhân gia thấy mặt nhất định đem lòng ái mộ ngay. Tiểu thí chủ mà đến Thần Long đảo thì lúc trở về phải lấy xe để tải đồ. Không chừng lão nhân gia cao hứng còn truyền thụ cho tiểu thí chủ mọt vài chiêu thức đủ tung hoành thiên hạ, suốt đời hưởng thụ không hết. Uỷ Tôn giá bằng một giong rất thành khẩn. vẻ thân thiết lộ ra ngoài mặt. Lúc trước lão coi Vi Tiểu Bảo không vào đâu mới dẫm chân lên đầu, nhưng lúc này một điều thí chủ hai điều thí chủ, lại còn ca tụng những gì thiếu niên anh hùng thanh minh lanh lợi... Lão sợ Vi Tiểu Bảo nghe không rõ liền uốn cong tấm thân cao nghêu cúi xuống gần gã để nói cho rõ. Vi Tiểu Bảo nhớ lại những câu nói của Ðào Hồng Anh, những điều mắt thấy về cử chỉ của bọn Chương lão Tam ở trang gian Lại liên tưởng đến hình dáng Hoàng Thái Hậu và Liễu Yến cùng người cung nữ cải dạng nam trang, nên đối với Thần Long giáo có một ấn tượng chán ghét không bút nào tả xiết. Gã lại so sánh những nhân vật Thần Long giáo mà gã đã biết thì Uỷ Tôn giả tuy có mấy phần anh hùng khí khái hơn những người kia, nhưng lão lại ỷ mạnh sang đoạt kinh sách rồi xách gã đem lui đem tới hành hạ đủ điều. Bây giờ thấy Uỷ Tôn giả thay đổi thái độ một cách đột ngột mời gã đến Thần Long đảo làm tân khách, gã cho là lão không phải là vì lòng tốt mời gã ra ngoài đó mà vì hành đông ám muội nào khác. Vi Tiểu Bảo ngẫm nghĩ hồi lâu rồi tự nhủ:

- Ðây chẳng qua là vì hắn không địch nổi quần tăng chùa Thiếu Lâm nên mới chịu lún. Một khi các nhà sư bỏ đi rồi hắn lại giở thói hung hăng bá đạo thì còn ai kiềm chế được hắn? Vi Tiểu Bảo nghĩ vậy liền lắc đầu đáp:

- Tại hạ không đi đâu. Uỷ Tôn giả thấy Vi Tiểu Bảo không chịu đi, vẻ mặt buồn thiu. Lão từ từ đứng thẳng người lên đảo mắt ngó mười tám nhà sư Thiếu Lâm vây quanh lao rồi thủng thẳng hỏi:

- Tiểu thí chủ? Võ công của bản Tôn giả so với mười tám vị đại hoà thượng thế nào? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Hai bên đều có chỗ sở trường. Uỷ Tôn giả tức giận hỏi:

- Sao lại đều có chỗ sở trường? Nếu lấy một chọi một liệu họ có thắng được ta chăng? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Một chọi một thì Tôn giả có cơ thủ thắng, nhưng chọi mười tám thì nhất định Tôn giả phải thua. Có thế mới gọi là hai bên đều có chỗ sở trường. Bằng lấy một chọi một mà Tôn giả cũng thất bại thì còn sở trường cái đếch gì? Bất quá chỉ có thân hình dài ngoằng là sở trường thôi. Uỷ Tôn giả tủm tỉm cười hỏi:

- Tiểu thí chủ đã gặp ai võ công cao cường như bản Tôn giả chưa? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Dĩ nhiên là thấy rồi. Võ công của Tôn giả chỉ bất quá là kẻ hung hăng. Chẳng thiếu gì người bản lãnh còn cao hơn Tôn giả gấp mười tại hạ cũng đã gặp rồi. Uỷ Tôn giả tức quá sấn lên một bước vươn tay toan chụp Vi Tiểu Bảo. Bốn nhà sư Thiếu Lâm đứng chắn trước mặt gã vừa lên tiếng niệm phật vừa đưa tay ra cản lại. Uỷ Tôn giả lại hỏi:

- Ngươi bảo ai bản lãnh cao cường hơn ta? Vi Tiểu Bảo buột miệng nói bừa. Bây giờ bị Uỷ Tôn giả hỏi vặn liền tắc họng vì chưa nghĩ ra được những ai có võ công cao thâm hơn Uỷ Tôn giả. Gã nhìn nhận võ công của sư phụ rất cao thâm nhưng chưa chắc thắng được Uỷ Tôn giả. Uỷ Tôn giả thấy Vi Tiểu Bảo không trả lời được, ra chiều đắc ý hỏi:

- Tiểu thí chủ không đưa được ra nhân vật nào võ công cao hơn ta phải chăng? Vi Tiểu Bảo chợt động tâm cơ đáp:

- Sao lại không đưa ra được? Có điều tại hạ không muốn nói vì e răng chỉ tổ làm cho Tôn giả sự mất mặt, chứng nhân vật ấy võ công cao thâm hơn Tôn giả nhiều lắm. Thứ nhất là Tổng đà chủ Trần Cận Nam ở Thiên Ðịa hội. Tại hạ đã được mắt thấy lão nhân gia cùng người tỷ đấu trong thành Bắc Kinh. Trần Tổng đà chúa hai tay chụp được bốn tên Ðầu đà mỗi tên nặng dư hai trăm cân. lão nhân gia điểm hai chân xuống đất nhảy vọt qua tường thành. Tôn giả so với Tổng đà chúa còn kém xa lắm. Uỷ Tôn giả dặng hắng một tiếng. Lão cũng đã nghe tiếng Trần Cận Nam nhưng không thể tin y hai tay xách bốn người còn phi thân nhảy vọt qua tường thành được. Lão liền nói:

- Tiểu thí chủ đừng nói khoác. Vi Tiểu Bảo lại nói:

- Nhân vật thứ hai võ công cao cường là một vị Thiếu nhưng nhưng tha thướt ở Giang Nam. Gã nói tới đây liếc mắt nhìn Song Nhi. Song Nhi xua tay lia lịa ra hiệu bảo gã đừng nói. Nhưng Vi Tiểu Bảo lại nói tiếp:

- Vị Thiếu nhưng nhưng này đã tỷ đấu vòi ba mươi sáu đạo sĩ phái Võ Ðương vây quanh y bày thành cái gì... cái gì trận pháp... Uỷ Tôn giả hỏi ngay:

- Những đạo nhân phái Võ Ðương lập trận có sử kiếm hay tay không? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Có sử kiếm chứ. Uỷ Tôn giả nói:

- Nếu vậy thì là Chân Võ kiếm trận. Vi Tiểu Bảo đáp:

- Phải rồi! Phải rồi! Uỷ Tôn giả quả là người biết nhiều hiểu rộng nhận ngay ra Chân võ kiếm trận. Lúc ấy ba mươi sáu đạo nhân cầm bảo kiếm vây đánh Thiếu Nhưng Nhưng kia. Kiếm quang loang loáng dày đặc như bức tường tưởng như nước cũng chẳng chảy qua được. Thiếu Nhưng Nhưng tay trái bồng trẻ nít, tay phải không binh khí... Uỷ Tôn giả lấy làm kỳ ngắt lời; - Mụ tay trái bồng trẻ nhỏ mà còn tỷ võ với các đạo sĩ phái Võ Dương được ư? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Cái đó có chi là lạ? Thiếu Nhưng Nhưng bồng hai đứa nhỏ sinh đôi và đều là con trai béo mập... Gã có ý khoa trương võ công của Thiếu nhưng nhưng ở Trang gia, cả số đứa nhỏ cũng tăng lên gấp đôi. Gã nói tiếp:

- Thiếu nhưng nhưng còn nựng con: " Các con phải ngoan ngoãn,đừng khóc. Hai con hãy coi má má diễn tuồng đây?" Y vừa nói vừa đoạt hết bảo kiếm của ba mươi sáu đạo sĩ lại điểm trúng vào huyệt đạo cả bốn đối phương, khiến họ đều đứng trơ như phỗng, không nhúc nhích được. Gã nói tiếp:

- Thiếu nhưng nhưng còn bồng con lại cho chúng vuốt râu lão đạo sĩ. Lão đạo sĩ tức quá trợn mắt lên nhìn thì hai đứa nhỏ thích quá đều nhoẻn miệng cười Phái Võ Ðương đứng ngang hàng với phái Thiếu Lâm. cả hai phái đều có võ công đến hành ngàn năm. Vi Tiểu Bảo biết thế, gã thấy Uỷ Tôn giả không địch lại mười tám nhà sư Thiếu Lâm liền khoe Thiếu nhưng nhưng đả bại ba mươi sáu đạo sĩ phái Võ Ðương như vậy ai mạnh ai yếu đã bày ra rồi khỏi cần phải nói. Uỷ Tôn giả nghe vậy ngây dại cả người, thở dài đáp:

- Trong thiên hạ còn có người võ công thần kỳ hơn cả Trần Cận Nam tay xách bốn người nhảy qua tường thành thì thật là hiếm lắm. Vi Tiểu Bảo khoác lác một hồi bịp Uỷ Tôn giả gã càng đắc ý nói:

- Chẳng dấu gì Tôn giả. Vị Thiếu nhưng nhưng đó là mẹ nuôi của tại hạ. Song Nhi lúc đầu nghe Vi Tiểu Bảo nói đến một vị Thiếu nhưng nhưng tha thướt tại Giang Nam đã tưởng là gã muốn trỏ vào Tam thiếu nhưng ở Trang gia, sau lại nghe gã nói vị Thiếu nhưng nhưng đó đẻ song thai và là mẹ nuôi gã, thị mới biết là người khác chứ không phải Tam thiếu nhưng. Thực tình Vi Tiểu Bảo đã bịa chuyện. Trên đời làm gì có vị Thiếu nhưng nhưng nào ghê gớm đèn thế Uy Tôn giả lại cho là chạc trong lòng kinh hãi hỏi:

- Y là mẹ nuôi của thí chủ ư? Y ở họ gì? Trong võ lâm có nhân vật lợi hại như vậy mà bổn Tôn giả chưa từng nghe ai nói tới? Vi Tiểu Bảo cười dáp:

- Những nhân vật lợi hại trong võ lâm lấy đấu mà đong cũng không hết được Tỷ như cô vợ của tại hạ đây... Gã trỏ vào Song nhi nói tiếp:

- Ðại sư coi nàng bé nhỏ thướt tha như vậy ai ngờ nàng cũng là tay giỏi võ? Song Nhi thẹn quá mặt đỏ bừng lên, cãi:

- Không... không phải đâu. Vi thiếu gia đừng nói quanh nữa! Uỷ Tôn giả đã mắt thấy Song Nhi thi triển võ công. Thị bất quá là một vị tiểu cô nương mà thân thủ cao cường đến trình độ không ngờ. Ai chưa mục kích, thật khó lòng tin được. Lão gật đầu nói:

-Thí chủ nói phải lắm. Thí chủ không chịu đến chơi đảo Thần Long bản Tôn giả cũng chẳng làm thế nào được. Mời các vị lên đường. Vi Tiểu Bảo nói:

- Mời đại sư thượng lộ trước đi? Gã nói câu này tựa hồ như người lịch sự mà thực ra gã có ý mong cho Uỷ Tôn giả đi trước để gã biết chừng. Lão mà đi về hướng Ðông thì gã đi theo hướng Tây. Lão ngược lên phía Bắc là gã xuôi xuống phía Nam. Mục đích của gã là mong sao dọc đường không chạm trán lão, gã mới yên tâm. Uỷ Tôn giả lắc đầu đáp:

- Mời thí chủ lên đường trước. Bản Tôn giả còn ở lại sao lục bài văn bia này. Vi Tiểu Bảo cười thầm trong bụng:

- Mình bịa chuyện trời ơi đất hỡi không ngờ gạt được lão, lại khiến lão tin là thực. Mười tám nhà sư Thiếu Lâm cùng bọn Vi Tiểu Bảo xuống núi Cẩm Tú rồi Trừng Tâm lấy kinh sách giao trả cho Vi Tiểu Bảo và hỏi gã:

- Phải chăng thí chủ trở về Bắc Kinh? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Ðúng thế. Trừng Tâm nói:

- Bọn bần tăng vâng lời Ngọc Lâm đại sư hộ tống thí chủ về Bắc kinh cho được vô sự Vi Tiểu Bảo cả mừng nói:

- Vậy thì hay lắm! Tại hạ chỉ lo lão đầu đà kia chưa chịu bỏ qua còn tìm đến rắc rối. nếu được các vị cùng đi thì không có gì đáng ngại nữa. Nhưng tại hạ chưa hiểu có ai bảo vệ cho Hành Si đại sư không? Trừng Tâm đáp:

- Thí chủ cứ yên lòng. Ngọc Lâm đại sư đã sắp đặt đâu vào đấy rồi. Bây giờ Vi Tiểu Bảo mới đem lòng kính phục Ngọc Lâm lão hoà thượng. Gã không ngờ nhà sư già chỉ nhắm mắt nhập định tựa hồ trời long đất lở cũng chẳng hỏi gì đến mà thực ra lão ngấm ngầm bố trí mọi việc rất chu đáo. Vi Tiểu Bảo được Thập bát la hán chùa Thiếu Lâm hộ tống, dọc đường chẳng có chuyện gì nguy hiểm. Uỷ Tôn giả dĩ nhiên không xuất hiện mà cả những nhân vật võ lâm khác cũng chẳng trạm trán một ai. Hôm về tới ngoài thành Bắc Kinh, mười tám nhà sư Thiếu Lâm cùng Vi Tiểu Bảo thi lễ từ biệt, Trừng Tâm nói:

- Nay thí chủ đã tới kinh sư, bọn lão tăng xin cáo biệt về chùa.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-248)


<