Vay nóng Tinvay

Truyện:Tào Tháo thiên bá - Hồi 25

Tào Tháo thiên bá
Trọn bộ 31 hồi
Hồi 25: (không tựa)
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-31)

Siêu sale Lazada

Một buổi sáng mùa đông năm Kiến An thứ mười ba (năm 208 Công Nguyên). Tháo đi dạo trong vườn hoa một hành cung ở Nghiệp Thành. Năm nay, Tháo đã năm mươi ba tuổi. Nửa đời người trên lưng ngựa, trấn áp hàng trăm vạn quân Khăn vàng, nắm dược Hiến đế, ông vua hữu danh vô thực, mượn danh Thiên tử sai khiến chư hầu. Trước sau, diệt Lã Bố, Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu cùng bọn cường hào, ác bá bắc phương. Tiếc thay, trong cuộc nam chinh để thống nhất đất nước, Tháo đã thất bại thảm hại. Qua trận Xích Bích, Tháo có cảm tưởng khó đánh bại được phía Tôn, Lưu. Tháo như hình dung được bức tranh thiên hạ được chia ba, ba nước thế chân vạc. Tháo không muốn như vậy, nên chỉ thở dài, không nghĩ tiếp nữa.

Nhưng điều thương tâm nhất đối với Tháo lúc này lại là chuyện khác. Vào tháng trước, trong dịch sốt cao, đứa con yêu quý nhất của Tháo là Tào Xung đã mất lúc mới có mười ba tuổi.

Tào Xung kế thừa được dòng máu thông minh, trí tuệ của gia tộc họ Tào, làm người cha vô cùng sung sướng. Thật là nhân tài từ tấm bé. Có một lần, một nước ở phương nam triều cống cho Tháo một bức tượng rõ to. Trung Quốc chưa bao giờ làm những loại tượng to như vậy nên ai cũng thích xem. Ngay như Tháo, khi xem xong cũng thắc mắc: tượng to như vậy thì nặng đến bao nhiêu? Và cân bằng cách gì? Cân nào chịu nổi bức tượng này? Tháo yêu cầu mọi người tìm cách cân bức tượng. Lời nói ban ra làm cho những viên quan vốn hay có ý kiến cũng phải câm bặt. Khi đó Tào Xung đang chơi bên cạnh đưa ra một cách rất hay:

- Hãy cho một chiếc thuyền, trên để bức tượng, qua sông, và đánh dấu mực nước bên mạn thuyền. Sau đó, cho đá vào thuyền sao cho mực nước cũng như vậy. Trọng lượng của đá cũng chính là trọng lượng của bức tượng vậy.

Từ đó về sau, sử sách mới chép câu chuyện "Tào Xung cân tượng".

Một đứa trẻ thông minh lỗi lạc như vậy mà trời bắt chết yểu. Một tháng sau đó, Tháo không màng chính sự. Vì nhớ nhung quá sinh ra mê muội. Tháo xin viên thư lại phủ Tư không, có đứa con gái chết trước đó, cho chúng hợp táng, được thành vợ chồng nơi âm thế.

Viên thư lại đó là Bính Nguyên, cùng quê với Trịnh Huyền. Hai người là đại học giả thời Hán mạt. Thời ở quê, Nguyên đã từ chối lời tiến cử của Bắc hải tướng Khổng Dung, sau khi chạy nạn đến Liêu Đông, Nguyên lại không nhận lời làm việc cho bá chủ địa phương là Công Tôn Độ. Nhưng sau khi bình định xong Hà Bắc, Nguyên mới ra làm việc cho Tào.

Thời đó, sau chiến dịch Liễu Thành, Tháo khải hoàn trở lại Nghiệp Thành, đường qua Xương Bình. Các sĩ đại phu ở Hà Bắc được tin đã mở tiệc đón mừng. Tuân Úc, người quan tâm đến các sĩ đại phu, cũng từ Hứa Đô đến Xương Bình dự tiệc.

Rượu được vài tuần, Tháo quay lại nói với mọi người:

- Lần này, trên đường về Nghiệp Thành, ta biết các vị sẽ đón tiếp ta ở đây, riêng có Bính Nguyên ta đoán là không đến, thì quả thật là không thấy!

Ai ngờ, lời nói vừa dứt, thì bên ngoài có người vào báo. Nguyên Đông các tế tửu Bính Nguyên đã tới. Nghe tin, Tháo vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội vàng đi chân không ra đón, vừa nhìn thấy Bính Nguyên, Tháo nói:

- Những bậc hiền nhân đều là khó hiểu. Ta vẫn tưng là ngài không đến. Ta vô cùng mến mộ tài năng của ngài...

Chẳng ngờ Bính Nguyên không nói lời nào, sau vài động tác chào hỏi, rồi quay gót đi luôn. Có đến hơn trăm người khác cũng đứng dậy bỏ Tháo đi theo.

Tháo ngẩn người, trong bụng không vui. Tháo cảm thấy kỳ quặc: một học giả không quyền, không thế, sao lại có sức hút mạnh đến như vậy, khiến cho rất nhiều đại sĩ phu, chẳng kể gì Tháo, ra di để tỏ lòng ngưỡng mộ.

Tuân Úc nói:

- Trên đời này chỉ có Bính Nguyên, đủ tư cách được mọi người kính trọng đến như vậy!

Tháo nói:

- Thật không ngờ một văn nhân có ảnh hưởng quá đặc biệt!

Tuân Úc thừa cơ nói luôn:

- Bính Nguyên là một viên ngọc trong đám đại sĩ phu, sao Chúa công không lấy lễ hậu mà xử sự?

Tháo nói luôn:

- Ta cũng nghĩ nên như vậy.

Từ đó, Tháo hết sức kính trọng Bính Nguyên. Lúc này Xung vừa chết, Tháo nghĩ đến chuyện con gái của Bính Nguyên, và nghĩ ra cái gọi là "âm thế kết hôn". Bính Nguyên nghe tin đó, biết Tháo vì bại trận ở Xích Bích, vì con chết đâm mê muội, nên

- Vì tình thương mà nghĩ đến chuyện hôn nhân của cháu gái đã chết, là vi phạm phong tục; tôi nghĩ ở âm gian chắc cũng không có nghi thức đó. Thừa tướng là người phi phàm sao lại làm những việc phi lý đến như vậy? Thừa tướng từng nói: Ta không thích Khổng Tử, nhưng lại thích câu "biết không làm được, song vẫn muốn làm", cái "không làm được" đương nhiên là chỉ cái khác, Thừa tướng há lại không biết Khổng Tử còn nói: "Vui mà không dâm, ai oán nhưng không bi thương". Nếu hôm nay tôi ưng theo ý nghĩ kia của Thừa tướng thì quan hệ giữa chúng ta chỉ còn lại cái nghĩa, cái tình cảm mặn mà, quý mến bấy nay sẽ không còn nữa. Tôi mạnh dạn nói rằng: Thừa tướng vì sự thắng bại nhất thời, vì sự tồn vong của một việc mà đau xót nghĩ quẩn. Quân Tôn, Lưu hổ cứ một vùng, sờ sờ ra đó. Thừa tướng cũng nhắm mắt làm ngơ!

Tháo nghe xong bừng tỉnh, biết Bính Nguyên không chỉ can ngăn việc hôn nhân nơi âm thế, còn trách cứ vì việc tư mà quên việc công. Hôm đó, Tháo đã bình tĩnh trở lại, vừa đi dạo trong vườn vừa nghĩ đến một thời tung hoành bốn biển dã qua. Tuy tuổi đã gần Giáp tý, nhưng bầu nhiệt huyết vẫn còn sôi sục.

Tháo đi dạo mấy vòng rồi đứng lại, và bỗng quay người đi thẳng về thư phòng ở cạnh Trung Hoà Điện, miệng sai thị vệ đưa ngay giấy bút ra.

Lát sau, một bài thơ lời lẽ khoáng đạt được viết ra trên mặt giấy:

Thần rùa trường thọ

Còn do có thời.

Cưỡi sương trăn múa

Dù mai cát vùi.

Ngựa cả trong tàu

Chí ngoài nghìn dặm

Tráng sĩ cuối đời

Hùng tâm không cạn

Cái hẹn đầy vơi

Mặc việc của Trời!

Ấy phúc di dưỡng

Khá được muôn đời...

(Cung Khắc Lược dịch)

Viết xong, Tháo quẳng bút xuống đất rồi cười ầm cả lên. Nghe tiếng cười; mọi người chạy đến và hết sức mừng rỡ.

Tháo nói với mọi người rằng:

- Ta muốn trở về Tiêu Quân một lần, tĩnh tâm suy tính. Các người và Vu Cấm ở lại tranh thử biên chế và luyện tập thuỷ quân. Quân ta chỉ quen đánh bộ nên vừa rồi mới thua ở

Tuân Du nói:

- Ngày nay Tôn Quyền và Lưu Bị càng thêm nổi tiếng vì trận Xích Bích. Chu Du cứ ở Giang Lăng, Trình Phổ trấn giữ Giang Hạ, Lã Mông đóng đồn ở Tầm Dương. Từ Kinh Châu đến Dương Châu phải đi bằng đường sông, đó là ưu thế của Tôn Quyền. Có thể Thừa tướng chưa biết: Kinh Châu mục Lưu Kỳ vừa ốm chết, Tôn Quyền đã dâng biểu tâu để Lưu Bị làm Kinh Châu mục, gả con gái cho Lưu Bị, chín quận ở Hán Thượng về tay Lưu Bị.

Tháo nói:

- Tôn, Lưu hai nhà câu kết, nhưng không thực bụng. Con của Lưu Biểu là Lưu Kỳ, một kẻ tầm thường, không chết cũng khó giữ nổi chức vị đó. Tôn Quyền thao túng Lưu Bị là chuyện thường tình. Chúng nó nghĩ thật hay: muốn ta lâm vào chỗ chết. Ta dám nói chắc, chỉ ít lâu nữa chúng sẽ trở mặt với nhau. Có Kinh Châu là khống chế được Tây Xuyên, chẳng nhẽ Tôn Quyền lại thực bụng nhường cho Lưu Bị?

Bính Nguyên nói:

- Thừa tướng nghĩ xem, Lưu Bị có Gia Cát Khổng Minh và Quan, Trương, Triệu giúp đỡ, từ Kinh Châu đánh chiếm Tứ Xuyên thì tình hình thiên hạ sẽ như thế nào?

Tháo đăm chiêu một lúc rồi nói:

- Thế là hết! Thiên hạ sẽ chia làm ba. Cả đời ta lo dựng đại nghiệp, thống nhất thiên hạ, thế mà không thành!

Trình Dục bước lên trước, cầm tay Tháo

- Không phải lo. Không đời nào Chu Du khoanh tay ngồi nhìn Lưu Bị chiếm cứ Kinh Châu. Nhìn bề ngoài thì liên minh của họ nhằm chống quân ta ở chiến tuyến phía tây nhưng thực chất thì anh nào cũng muốn chiếm Tây Xuyên. Nếu ta cứ ngồi yên, có thể Lưu Bị sẽ sang đánh Lưu Chương ở Tây Xuyên và Chu Du đem quân ngăn cản. Khi đó, Thừa tướng cho quân nam chinh tất lấy được Kinh Châu. Còn nếu bây giờ chúng ta đưa quân xuống phía nam, họ sẽ gác việc Kinh Châu lại, liên minh để chống chúng ta, thì thật bất lợi. Vậy, nhân lúc thuỷ quân luyện tập chưa thành, tình thế Hán Trung chưa ổn định. ta nên yên lặng, chờ xem bọn chúng đánh giết lẫn nhau, thì thiên hạ chia ba sao được?

Tháo nhìn lên trời khá lâu, rồi bỏ tay Trình Dục ra, nói:

- Các ngươi khỏi phải nhiều lời. Những ngày gần đây ta cứ suy nghĩ mãi một vấn đề quan trọng, mà vẫn chưa hiểu. Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia, chuyện ở Xích Bích, chẳng nhẽ đeo đẳng ta dài như vậy? Xung chết, cũng chưa đủ làm ta trầm mặc đến hàng tháng trời! Từ ngày hùng bá phương bắc đến nay đã nhiều lần ta muốn nam chinh. Tại sao quân ta hùng mạnh lại chịu thua quân Chu Du ít ỏi? Quân phương bắc không quen thuỷ chiến chỉ là một phần thôi. Quan Tôn, Lưu tuy ít nhưng có gang, thép, đừng nên xem thường. Lời của Bính Nguyên thức tỉnh ta nhiều điều: từ xưa đến nay ta chỉ nghĩ đến xu thế phát triển của thiên hạ, nghĩ đến đại nghiệp thống nhất đất nước, trong lòng biết rõ là không thể được, nhưng cứ muốn được, và không dám nói trắng ra. Bây giờ, ta mới nói, chưa phải là muộn. Chúng ta nhìn thẳng vào sự thật. Gần đây ta đã thấy nhiều việc rõ ràng, ứng vào điều ta suy nghĩ. Thiên hạ chia ba, điều đó chắc đúng thôi!

Mọi người yên lặng. Tháo suy nghĩ một lát rồi

- Ta cứ coi mình là tài ba, tất phải xem thường anh hùng thiên hạ một ít. Nghĩ đến bọn Tôn, Lưu, sao không sớm nghĩ ra cục diện thiên hạ rồi sẽ chia ba? Cứ nghĩ rằng mình sẽ thống nhất được giang sơn, đất nước, chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng! Đã đến lúc phải tìm cho ra bệnh và uống cho đúng thuốc!

Mọi người đều hỉ hả, cùng nói:

- Thừa tướng thật sáng suốt!

Tháo phẩy tay, rồi nói:

- Lại nói đến thời cuộc. Vừa nãy Trình Dục nói: quân ta không việc gì phải vất vả, ngồi mà hưởng lợi. Nhưng cứ ngồi không thì ảnh hưởng sĩ khí quân lính, nên ta sẽ dẫn thuỷ quân nam hạ, từ Qua Thuỷ vào Hoài Thuỷ, đến vùng cuối Phì Thuỷ, bố trận ở Hợp Phì. Sau khi đến nơi, ta không chủ động đánh địch, mà ngồi xem Chu Du và Lưu Bị làm những trò gì, tất nhiên là chẳng có gì hay ho. Khi đó, quân ta mới tìm cách định đoạt, các vị nghĩ thế nào?

Mọi người tán thưởng, Tháo dẫn quân đến Hợp Phì, bố trận ở dọc sông.

Quả như lời Tào Tháo, giữa Tôn và Lưu xảy ra nhiều va chạm lớn.

Sau trận Xích Bích, Chu Du lấy lý do tác thành cho em gái Tôn Quyền để mời Lưu Bị sang Đông Ngô, đồng thời tìm cách để Quan, Trương mỗi người một phương, rồi bằng thế "kẹp lại mà đánh" thì việc lớn sẽ thành. Nhưng Lỗ Túc cho rằng nhân việc Lưu Kỳ chết mà lấy Kinh Châu, Lưu, Tôn vẫn phải đồng tâm chống Tào, nhất là sau khi Lưu Bị đã làm rể Đông Ngô. Song cũng có những điều giao ư̕ầm: hai nhà cùng nhau chống Tào. Sau khi Lưu Bị lấy được Tây Xuyên thì trả Kinh Châu cho Đông Ngô.

Du thấy tình hình phát triển không theo ý mình, sinh tức giận. Du tự ý mình lấy Tây Xuyên trước. Nhưng trên đường gần vùng Ba Khâu, Du đã ốm chết. Quân lính rút về. Trước khi chết, Du có lời dặn dò Lỗ Túc sẽ thay mình. Lỗ Túc thành thực và đường hoàng hơn. Túc và Lưu Bị kết thành một lực lượng chống Tào rất mạnh. Tháo thấy tình hình không thích hợp, bèn cho quân đóng đồn ở Hợp Phì còn mình thì quay về Hứa Đô.

*

Mùa xuân năm Kiến An thứ mười lăm (năm 201 Công Nguyên), đài Đồng Tước hoàn thành. Hôm đó, Tháo triệu tập văn võ bá quan lại nói chuyện. Tháo phân tích khả năng thiên hạ sẽ chia ba, và nói thêm:

- Khổng Tử nói: tuổi năm mươi là tuổi biết được mệnh trời. Đúng là ta đã biết được rồi. Nên ý ta muốn: trong năm nay, tạm bỏ việc nam hạ, thống nhất Trung Quốc, tập trung củng cố phương bắc và vùng Quan Trung. Đêm nay mở tiệc ăn mừng đài Đồng Tước.

Đài xây trên bờ Chương Hà, toà chính giữa gọi là Đồng Tước nguy nga và tráng lệ; toà bên trái là Băng Tỉnh; toà bên phải là Kim Phượng. Cả hai đều cao mười trượng, hai bên xây hai cây cầu cuốn thông với nhau, trăm ngàn cửa ngõ, vàng son choáng lộn.

Hôm đó, Tháo đội mũ vàng khảm ngọc, mình mặc áo bào gấm xanh, giầy kết hạt châu, ngồi chễm chệ ở tầng trên, các quan văn võ lần lượt ngồi đều ở hai bên. ến tiệc bắt đầu, một đoàn thiếu nữ hát, múa góp vui. Tiếp đó các võ sĩ đánh côn, múa quyền giao đấu. Tiếng người ngựa, tiếng chiêng, trống nghe thật náo nhiệt. Các quan văn võ tay nâng chén chúc mừng lẫn nhau, vui vẻ vô cùng.

Khi đó, người con thứ ba của Tháo là Tào Thực đứng dậy thưa rằng:

- Năm trước, cha bảo con dựng đài, nay đài đã xong, có thể không có thơ được chăng? Nay Thực có bài "Đồng Tước Đài phú", xin đọc để chúc mừng:

Sớm mai chừ đi chơi

Trèo lên đài Đồng Tước

Thái Phủ kìa rộng mở

Cung Thánh Đức đây rồi

Ngôi sao mà nguy nga

Cửa khuyết Thái Thanh như nối

Giữa trời chừ tráng lệ.

Gác liền gác Tây Thành

Bay đến sông Chương nước biếc

Ngắm Hoa Viên rực rỡTả, hữu dáng Hai Đài

Phượng vàng vờn Rồng ngọc

Nhị Kiều vắt Đông, Nam

Lung linh giữa bầu không

Hoàng Đô dưới mắt trông!

Bồng bềnh mây ngang mày.

Muôn tài thâu tóm cả

Mộng lành hợp gấu bay

Ngửa đón gió xuân cùng sẻ san

Lắng tiếng chim giọng thê lương

Mây bảng lảng sao bỗng ngừng

Nỗi nhà bồi hồi cùng đại sự

Lấy " nhân" thay vũ trụ

Các cung bó Kinh

Chỉ trong "văn" làm thinh> Há đủ phương thánh minh?

Nghỉ thôi! Đẹp đấy! Ơn trạch xa nêu

Phò giúp Nhà Vòng, yên ổn bốn bề

So thiên địa đo lường,

Sánh nhật nguyệt huy hoàng.

Mãi cực tột tôn quý.

Thọ cùng Vua, Chúa Xuân.

Ngự ngai rồng ngạo nghễ

Ngồi loan giá vẻ vang

Ơn ban tràn bốn bể

Vật nhiều và dân yên

Mong ngôi bền vững mãi

Sướng muôn đời không tan!

(Cung Khắc Lược dịch)

Ngâm xong, cử toạ tấm tắc khen ngợi, Tào Tháo cũng mỉm cười, khích lệ con mấy câu. Trong năm người con, Tháo quý nhất Tào Thực. Từ khi Xung chết, tình yêu đó càng tập trung hơn. Tào Thực mẫn cảm, văn thơ lưu loát, phải cái thích rượu và phóng túng. Con đầu là Tào Phi, tuy văn tài không bằng Tào Thực nhưng tính tình trầm tĩnh hơn.

Nghĩ đến những câu thơ hay của Tào Thực, tức cảnh sinh tình, Tháo làm bài "Đồng Tước Đài thi". Nhưng Tháo vừa định đọc lại thôi, vui vẻ nói với các quan:

- Võ tướng thì lấy cưỡi ngựa bắn cung làm vui, uy dũng như thế đủ rồi. Còn các ông đều là những người hay chữ, đã lên đến chỗ đài cao, sao không làm một bài thơ hay, để ghi lấy thắng cảnh này?

Nghe xong, ai nấy đều phấn chấn. Bấy giờ có Vương Lãng, Chung Do, Vương Sán, Trần Lâm, mỗi người hiến một bài thơ. Bài nào cũng ca tụng công đức của Tháo như trời biển, đáng ngôi Thiên tử. Tháo xem từng bài rồi cười nói:

- Các ông văn hay khen ta hơi quá. Ta vốn là kẻ ngu đần, thấy buổi thiên hạ loạn lạc, ta có làm một căn nhà tranh, cách thành Tiêu năm mươi dặm về phía đông. Ta cũng muốn xuân hạ thì đọc sách, thu đông thì săn bắn, đợi khi thiên hạ thái bình mới ra làm quan, chứ tài ba, chí lớn gì đâu? Song vì thời thế, được gọi là làm Điển quân Hiệu uý, mới có dịp dẹp giặc lập công cứu nước, và mong sau khi ta mất, được đề ở trên mộ chí rằng: "Mộ của quan cố chinh tây tướng quân Tào Hầu". Cho đến khi giết Đổng Trác, quét sạch Khăn vàng, trừ Viên Thuật, phá Lã Bố, dẹp tan lũ Viên Thiệu, Lưu Biểu, bình định được thiên hạ, ta mới có quyết tâm thống nhất Trung Quốc. Thực tình thì chưa phá được Tôn Quyền, Lưu Bị, chưa nói là bình định được thiên hạ! Nay ta làm đến chức Tể tướng ngôi phú quý, tưởng cũng đã tột bậc rồi, còn mong gì hơn nữa. Nếu như Triều đình không có ta, chưa biết bao nhiêu người xưng đN kẻ xưng vương rồi đó? Lắm người thấy ta quyền cao chức trọng, ngờ ta có bụng này khác, thật là lầm to! Ta thường nhớ Khổng Tử khen đức tốt của Chu Văn Vương, lời xưa ta vẫn canh cánh bên lòng. Nhưng lại muốn ta rút lui khi công lớn chưa thành thì cũng không được, vì khi ta không còn quyền lực trong tay, tất sẽ bị kẻ khác hãm hại! Ta mà chết, xã tắc này cũng nghiêng ngả! Bởi thế ta không thể không vì cái tiếng hão mà mang cái vạ thật. Người ngoài đâu dễ biết được nỗi lòng của ta?

Lúc bấy giờ chiêng trống đã dừng, trăm quan yên lặng, trên đài Đồng Tước chỉ còn vang vang một mình tiếng Tháo. Trong thâm tâm, Tháo nghĩ rằng: sau khi thành công, mình nên xưng đế hay nên lui về nghỉ ngơi? Nếu không thống nhất, việc lớn không thành, với miền bắc rộng lớn thế này, ta có nên xưng đế hay không? Lưu Bị, Tôn Quyền nhất định xưng đế, thành ba nước ở thế chân vạc, miền bắc ngoài ta ra còn có ai nữa đâu? Nhưng ngay đến miền bắc cũng chưa bình định xong! Tháo lại nói với mọi người:

- Tôn, Lưu tuy liên minh, nhưng không một lòng. Du chết, Túc thay thế. Người ta thường nói, Túc là kẻ ngu, độn, riêng ta thấy Túc là người hào hùng, tinh anh. Có Túc, liên minh mới vững vàng, khó vỡ. Vỡ chăng là lúc Lưu Bị lấy Ích Châu của Lưu Chương. Lưu Bị đóng ở Kinh Châu là chính, nhất thời dễ gì lấy được Tây Xuyên. Quân ta đóng ở Hợp Phì, kình địch với Tôn, Lưu, thành thế chân vạc. Còn Trương Lỗ ở Hán Trung, Mã Đằng ở Quan Trung, một kẻ xưng vương, một kẻ hướng về Lưu Bị, đó mới là nỗi lo lắng của ta. Hiện nay Tôn, Lưu đều muốn nhòm ngó Tây Xuyên, nhưng lại bị quân ta ở Hợp Phì khống chế, lúc này họ không lấy Hán Trung, Quan Trung, còn đợi đến bao giờ? Chờ đến khi ta chiếm được hai mảnh đất này, chắc họ sẽ hối hận lắm lắm. Về việc quân ta định như thế, chưa biết ý các ông như thế nào?

Trăm quan nghe vậy lấy làm khâm phục. Văn quan, mưu sĩ cũng nhiều, nhưng không một ai nói đến chữkhông". Cuối cùng có một người đứng dậy nói:

- Mạt tướng nghe nói ở Thái Nguyên, Tinh Châu có người là Thương Diệu tu tập đạo đồ ở núi Thê Đẩu, Vũ Đô, dẫn quân vượt sông, có ý làm phản.

Tháo nhìn ra người nói là tướng tâm phúc, ưu ái Hạ Hầu Uyên. Uyên dũng mãnh, trung thành, nhiều mưu kế, năng lực chỉ huy tác chiến thua kém người anh là Hạ Hầu Đôn chẳng bao nhiêu, và là nhân tố bồi dưỡng của Tháo. Tháo vui mừng nói luôn:

- Nên để Từ Hoảng là người quen thuộc Tinh Châu cùng nhà ngươi bàn bạc kỹ.

Từ Hoảng lập tức đứng lên nhận lệnh. Tháo lại nói tiếp những ý kiến ban nãy:

- Ngoài mặt quân sự ra, còn nhiều việc lớn phải làm, như việc cầu hiền, nạp sĩ.

Xong đâu đấy, Tháo lấy từ trong tay áo ra một tờ giấy rồi tiếp:

- Hôm qua ta làm bài "Đồng Tước Đài thi", định đọc nhưng quả không có hứng. Ngồi nghĩ đến chuyện nước nhà thấy cần có nhiều hiền nhân, tướng tá, ta mới thảo tờ "Chiêu hiền lệnh". Trong buổi đại yến, vốn không tiện đọc tờ lệnh này, nhưng lại nghĩ, việc lớn không trở ngại vì việc nhỏ. Hơn nữa, ta đã nhấn mạnh trong tờ lệnh này rằng: Phàm người có tài lớn, kể hay, đánh giỏi thì dù có sai sót về đức hạnh, vẫn được trọng dụng.

Tháo đưa tờ giấy cho Tuân Du ngồi bên cạnh:

- Để Tuân Du thay ta đọc cho mọi người.

Du nét mặt nghiêm nghị, hai tay đỡ lấy tờ giấy, đọc to:

"Từ xưa những người phụng mệnh quân vương, không ai không dựa vào hiền nhân. Các bậc quân tử đến với họ để cùng trông coi thiên hạ. Các bậc hiền nhân thường ở lều tranh, nơi thôn giã, nếu không có công tìm kiếm thì làm sao mà gặp được. Ngày nay thiên hạ còn bề bộn, đây là lúc cần tìm người hiền như kẻ khát nước.

Trước đây, có một hiền nhân là Mạnh Công Xước, tài ba, làm đến Tể tướng hai nước Triệu, Ngụy. Nhưng nếu cử ông ta làm vua vài nước nhỏ như các nước Đằng, Tiết thì lại lóng ngóng. Bởi vậy: dùng người phải dùng đúng chỗ, không dựa vào hư danh. Nếu không như vậy, Tề Hoàn Công sao có được Quản Trọng, nói gì đến chuyện bá chủ thiên hạ sau này.

Bởi vậy, điều ta quan tâm: có ai được như Khương Thái Công, tài cao như viên "ngọc quý", suốt ngày ngồi câu cá bên bờ sông Vị. Hoặc như phò tá của Hán Cao Tổ là Trần Bình, không ai biết ông ta là người tài hoa, có lúc khốn đốn đến nỗi phải sống nhờ vào đồng tiền bất lương của kẻ khác! Các người phò tá ta, cùng ta trị quốc, nên chăng phải ra sức chọn người tài, chú ý đến cái tài của họ, ta mới có người mà dùng.

Nên hiểu rằng: người biết làm, vị tất đã tiến thủ, người tiến thủ chưa chắc đã biết làm. Trần Bình chưa thể coi là người biết làm tốt, Tô Tần chưa phải là người đáng tin cậy, nhưng Trần Bình đã giúp Hán Cao Tổ xây dựng cơ nghiệp bất hủ. Tô Tần là tướng quốc sáu nước, còn giúp được cả nước Yên bé nhỏ. Thế mới hay, nhân tài chân chính nào mà chẳng có thiếu sót. Chúng ta đừng vì thiếu sót mà bỏ mất tài năng, những người làm việc tiến cử nhân tài phải rõ được ý tưởng của ta, để không bỏ sót người tài, có thế đất nước mới chấn hưng lên được.

Xưa có hai người là Y Chí và Phó Thuyết, vốn là những tên trộm cắp; Quản Trọng là quân thù của Tề Hoàn Công, nhưng khi được trọng dụng, họ đã làm cho đất nước trở nên cường thịnh. Tiêu Hà và Tào Tham chỉ là hai viên tiểu lại ở địa phương, Hàn Tín, Trần Bình còn là những người "ô danh trong thiên hạ", có không ít người còn bị chê cười, nhưng chính họ lại giúp cho Hán Cao Tổ làm nên đại nghiệp, lưu danh muôn thuở.

Ngô Khởi là một tướng lĩnh nổi danh, ham muốn quyền lực, giết vợ để vừa lòng quan trên, dùng tiền tài để mưu cầu quan chức, ngay khi mẹ chết cũng không đi đưa tiễn, loại người đó ai cũng bảo là ác độc, nói gì đến đức hạnh? Nhưng khi làm tướng nước Ngụy đã ngăn cản được quân Tần hùng mạnh xâm phạm bờ cõi; khi làm tướng nước Sở, các nước Hàn, Triệu, Nguy càng không dám nam chinh. Mới hay, con người thiếu đức hạnh đó quan trọng cho một đất nước như thế nào!

Nói về võ tướng, không nên nói nhiều đến đức hạnh, quan trọng nhất là tính quả cảm. không sợ nguy hiểm, dám xông vào kẻ thù. Dù là người ô danh, bị người khác chê cười, coi là bất nhân bất hiếu, nhưng có biệt tài trị quốc khéo dùng binh thì đó là người ta cần, mong mọi người đừng thành kiến mà bỏ sót..."

Mọi người nghe xong, nhất tề đứng dậy, đồng thanh nói:

- Dẫu Y Doãn, Chu Công ngày xưa cũng không bằng được Thừa tướng.

Tháo cũng đứng dậy, uống luôn vài cốc rượu, rồi cười nói:

- Hôm nay say sưa và nghe lệnh, một ngày hiếm có. Cho gọi bọn ca kỹ đến, chúng ta say sưa thoả thích, chúc mừng hai tướng Uyên và Hoảng mau chóng thắng lợi.

Tiếng hoan hô như sấm. Mọi người uống rượu đến tận tối, lại đốt đèn thắp nến uống tiếp. Rất nhiều quan tướng ôm bọn kỹ nữ mà uống rượu say sưa đến tận sáng hôm sau mới ra về.

Thật là ngày vui vẻ nhất kể từ trận Xích Bích đến nay.

*

Chẳng mấy chốc đã đến năm Kiến An thứ mười sáu (năm 211 Công Nguyên).

Lại nói đến Thương Diệu Tinh Châu tụ binh chiếm cứ Thái Nguyên. Thương Diệu từ bé đã thích đạo thuật, về sau ẩn cư ở núi Thê Đẩu, Vũ Đô. Nghe nói người mẹ, đêm trước hôm sinh ra Thương Diệu mơ thấy một hung tinh rơi xuống sau nhà, cho là điềm gở. Người chồng nghe nói vậy lấy làm kinh hãi vô cùng. Vừa vặn có một đạo nhân. trán cao, mày xếch, từ đâu lướt tới, người chồng vội vã mời vào nhà kể lại giấc mơ. Đạo nhân liền nói:

- Ngôi sao này vì có lòng phàm tục phải đuổi xuống trần gian. Sau này, nếu thoát được bụi trần, danh lợi, tiền tài, tửu sắc thì một ngày nào đó sẽ được về trời, bằng không, sẽ phải chết ở nơi trần thế.

Đạo nhân nói xong, bỏ đi luôn.

Đêm đó, người mẹ sinh được một cậu con trai. Để ớ chuyện hung tinh rơi xuống hạ giới, người cha đặt tên cho cậu con là "Diệu".

Thương Diệu khác hẳn những đứa trẻ cùng tuổi. Hắn không khóc, chán cảnh vui nhộn, thích nằm hoặc ngồi những nơi tĩnh mịch. Năm lên bốn tuổi mới bắt đầu a a học nói. Cả cha lẫn mẹ đều lấy làm lạ. Khi biết nói thì nói rất lưu loát, khôn khéo, người người đều phải khen. Nhìn con mỗi ngày một lớn, sợ thói hư tật xấu nơi trần gian làm cho mê muội, liền cho cậu bé chưa đầy mười tuổi đến một làng quê về phía đông Thái Nguyên, nhờ người chú chăm nuôi hộ.

Chú là Thương Do Cơ, một tên đồ tể thô lỗ khét tiếng, thích ngược đãi bọn đàn bà con gái. Thương Diệu cũng luôn bị giày vò. Suốt ngày làm nặng, ăn ít, không có sách mà đọc, không có tình thương yêu đùm bọc.

Thoáng cái đã năm năm trôi qua. Một hôm, Do Cơ sai Thương Diệu quay về Thái Nguyên giao mười viên dái bò, mười lăm viên dái dê cho gia đình Giả Mỗ.

Lần đầu tiên sau năm năm Thương Diệu trở lại Thái Nguyên.

Thương Diệu vào đến thành phố chỉ thấy đường ngang lối dọc, trăm nhà ngàn hộ, nhìn đến hoa cả mắt. Hỏi đông hỏi tây, khó khăn lắm mới hỏi được nhà Giải Mỗ.

Thương Diệu chắp tay nói:

- Tôi đến đưa hàng ông chú gửi tới.

Người làm đưa Thương Diệu vào trong bếp. Trên đường đi nghe có tiếng người thỏ thẻ, khúc khích với nhau

- Chắc lại chờ thằng đàn ông nào phải không?...

Thương Diệu thoáng nhìn thấy hai cô gái ở trong phòng, cảm thấy ngượng ngùng là lạ.

Nhà họ Giải vốn có người thân làm quan trong triều thời vua Hoàn đế. Họ Giải cậy quyền cậy thế làm nhiều điều xằng bậy. Thê thiếp có đầy, suốt ngày hoan lạc. Trên là chủ, dưới là kẻ nô tỳ, đâu đâu cũng thấy có mùi dâm loạn. Mấy năm gần đây, Giải Mỗ thấy sức mình đã kiệt, mới nghe lời thầy thuốc, ăn mấy món tinh hoàn của động vật nhằm tăng thêm sức lực.

Ngoài ra, Mỗ tuy nhiều vợ, nhưng đến nay vẫn chưa có người thừa kế. Một hôm, Mỗ bàn bạc với lão quản gia, quản gia nói:

- Sao không tìm lấy một đồng nam khoẻ mạnh cho ăn nằm với người vợ mới, kiếm lấy một đứa con?

Mỗ nói:

- Cũng được, nhưng sau đó ta phải băm vằm thằng bé ra cho hả giận! Nhưng tìm nó ở đâu?

Quản gia mới kể rõ ngọn ngành của Thương Diệu, và hai đứa nhất trí tiến hành như vậy.

Thương Diệu không hề hay biết chuyện gì. Trong phủ có hai con nô tỳ nhan sắc. Một con là Chi Lan, tính tình dâm dật, tư thông với lũ con trai trong phủ. Một hôm thoáng nghe chủ nhân chuyện trò với cô thiếp mới rằng: sẽ kiếm một chàng trai như thế, như thế, hòng có một đứa con, Chi Lan liền lưu tâm việc đó.

Một hôm, cô ta đưa thực đơn của nhà chủ vào bếp, cười cười nói nói một lúc, khi nhìn thấy Thương Diệu bước vào nàng mới kinh ngạc; trước mặt là một thiếu niên khôi ngô, tuấn tú chẳng khác gì các bậc thần tiên. Thế là một nụ cười, một lần liếc mắt đưa tình, làm cho Thương Diệu đỏ mặt, trở nên lúng túng.

Sau đó, Chi Lan tìm cách đưa Thương Diệu về phòng mình và cùng nhau ân ái. Chi Lan cho Thương Diệu nghe những lời bàn bạc của Giải Mỗ và tên quản gia. Hai đứa lo sợ, Chi Lan thu dọn hành trang chạy trốn đến ở nhà người thân gần Vũ Đô cùng với Thương Diệu.

Thương thay cho tên quản gia, lúc đó đang vụng trộm ân ái mê mệt với người thiếp thứ tư của Giải Mỗ. Khi biết chuyện, ngay trong đêm, hắn cho người truy đuổi mà không được. Tên quản gia bị Giải Mỗ mắng chửi một trận thậm tệ và phạt trong ba tháng không cho gần gũi với đàn bà.

*

Thương Diệu, Chi Lan về đến Vũ Đô, đến ở nhà người thân của Chi Lan. Trong nhà chỉ có hai ông bà già. Chẳng bao lâu hai ông bà không vừa ý với hai đứa trẻ, nhất là Thương Diệu tỏ ra vô hạnh, suốt ngày đóng cửa phòng chẳng biết để làm những trò gì, nên có ý muốn đuổi chúng đi. Chi Lan biết chuyện, định bụng sẽ đầu độc hai người già. Một hôm trời mưa gió, ở phòng ngoài hai ông bà cứ chửi mắng ầm ĩ, làm cho hai trẻ mất cả hứng. Chi Lan nghiến răng nghiến lợi, nói:

- Phải chi có gan, giết chết hai người, thì ngày ngày thoải mái, sung sướng biết

Thương Diệu suốt ngày mê muội trong buồng tình ái nên đồng tình ngay.

- Chúng mình nghĩ ngợi giống nhau. Em cứ làm đi!

Mấy hôm sau, Chi Lan đầu độc chết hai người rồi phao tin họ bị bệnh truyền nhiễm mà chết.

Thế rồi hai trẻ như hai ngựa bất kham, suốt ngày làm trò dâm đãng. Tiếc rằng cảnh ấy thật ngắn ngủi. Chi Lan mệnh gái liễu bồ, xứng sao nổi với Thương Diệu có mệnh của một tinh quân? Nửa năm sau, nàng đã mất.

Chi Lan chết rồi, Thương Diệu muốn có một cô gái khác. Một hôm ra phố, nhác thấy đạo nhân, mình mặc áo choàng, bước trên đường phố. Vị đạo nhân cười nhạt rồi hát mấy câu:

(Chữ) Sắc trên đầu một lưỡi dao

Thủ cấp không chặt, chặt vào ngang lung.

Giết trâu mổ lợn chẳng ngừng

Xích Bích ngọn lửa tưởng ch ừng lò than

Hán, Quan (Trung) hai chốn chẳng màng>

Thái Nguyên đẫm máu chê cười A Man!

Rồi đạo nhân biến mất sau khi tiếng hát vừa dứt.

Thương Diệu ngẩn ngơ, đứng lặng trên đường. Diệu không đi tìm đạo sĩ. Những người qua đường thấy lạ, dần dà nhiều người đứng lại ngắm xem. Mãi một lúc sau, Thương Diệu ngẩng mặt nhìn trời, nhìn vàn một nơi sâu thẳm về phía nam, và như hiểu được điều gì đó; sau cùng, nôn ra ba ngụm máu tươi, rồi bỏ đi thẳng.

Mấy năm sau, thiên hạ diễn biến đúng như điều đạo nhân dự đoán: Tôn. Lưu, Tào ba nước thành thế chân vạc. Lúc này, Thương Diệu trở thành vị tướng cầm đầu một giáo phái có đến mấy vạn tín đồ. Kể từ ngày ẩn cư ở núi Thê Đẩu, Vũ Đô hai năm ròng suy nghĩ. Thương Diệu tự thấy mình rơi vào cảnh ngộ khó khăn: một mặt muốn tu tiến đắc đạo, mặt khác lại bị nhiều thứ ham muốn cám dỗ, dần dà rơi vào con dường trụy lạc. Khi tỉnh ngộ thì mọi việc đã muộn.

Hiện nay Thương Diệu khai đàn, thiết tướng thu nạp môn đồ. Ban đầu tín đồ rất ít, Diệu làm nhiều pháp thuật, chữa bệnh cứu người, được nhiều quần chúng kính mộ, môn đồ từ khắp nơi kéo đến. Trong số đó có ba người đáng nói: Hàn Quán người Vũ Dương, tính tình trung thực, sức địch muôn người; Lý A Hiểu người Thiên Thuỷ, giỏi mưu kế, sử dụng song kiếm thành thạo; Tần Thiên người Thái Nguyên, diện mạo tuấn tú, dũng mãnh hơn người, trong vạn quân địch lấy đầu đại tướng như chơi. Ba người đó cùng pháp thuật của Diệu một thời khiến Trương Lỗ mất ăn mất ng

*

Trương Lỗ nguyên là người đất Phong nước Bái. Tổ Trương Lỗ là Trương Lăng, ẩn ở núi Hộc Minh xứ Tây Xuyên, đặt ra sách đạo để dạy dỗ người ta, ai cũng kính nể. Sau khi Lăng chết, con là Trương Hành nối giữ nghiệp ấy. Nhân dân ai đến học đều phải giúp năm đấu gạo, bấy giờ gọi là "gạo giáo". Trương Hành mất, Trương Lỗ thay thế, tự xưng là "sư quân". Học trò mới đến gọi là "tiên tốt", đứa cầm đầu các nhóm gọi là "tế tửu", đại đầu lĩnh gọi là "trị đầu đại tế tửu". Tôn chỉ của Trương Lỗ lấy sự thành thực làm gốc, không cho phép giáo dân làm điều gian trá. Ai bị đau ốm phải lập đàn để cúng vái; người ốm phải ở riêng một nhà tĩnh mịch, suy nghĩ lại lỗi lầm, mới ra nhận lỗi trước đại thủ lĩnh và được "gian lệnh tế tửu" cúng vái cho. Cuối cùng con bệnh phải dâng năm đấu gạo để kính tạ. Lại làm ra một cái máy gọi là "nghĩa xá", có đủ cơm gạo, củi lửa, đồ ăn thức uống. Ai qua lại nhỡ đường cứ lấy đó mà ăn. Kẻ nào tham lam vô độ sớm muộn cũng sẽ bị trời tru đất diệt. Trong địa hạt ấy ai phạm tội đều được khoan hồng ba lần, nếu không chừa thì mới trị tội. Ở đây không có quan cai trị, mọi việc đều do tế tửu coi giữ. Trương Lỗ hùng cứ ở Hán Trung ba mươi năm trời như vậy. Triều đình cho nơi này xa xôi, không thể đánh dẹp được, nên phải phong làm Trấn nam trung lang tướng, nhận chức Thái thú Hán Trung cho Trương Lỗ để vỗ về cho yên mọi chuyện.

Thế là Trương Lỗ lấy làm mãn nguyện. Nhưng bây giờ Tôn, Lưu, Tào ba quân rất mạnh, trước mắt lại thêm Thương Diệu, có đông đảo giáo đồ hành đạo, thì liệu mảnh đất Hán Trung này sẽ ra sao? Trương Lỗ lấy làm lo lắng.

Vào một hôm. đầu năm Kiến An thứ mười một, Trương Lỗ bày tiệc, bàn việc quy phục Thương Diệu. Mưu sĩ Diêm Phố nói:

- Sư quân ngày đêm lo nghĩ chuyện Thương Diệu. Thực ra chẳng có gì đáng ngại!

Trương Lỗ vội hỏi kế hay, Diêm Phố nói:

- Một môn đồ đắc lực của Diệu là Lý A Hiểu, người cùng quê tôi. Hôm nào ngày lành tháng tốt, tôi đến núi Thê Đẩu bàn riêng với hắn, theo về Hán Trung sẽ được Sư quân trọng thưởng, lý tình đều lợi, tất hắn phải bàn với thầy hắn quy thuận Sư quân.

Trương Lỗ mừng rỡ, nói:

- Quả là kế hay. Xem ra ngày mai là ngày lành, nên lên đường ngay.

Hôm sau, Diêm Phố cùng mấy tên khinh kỵ, nhằm phía núi Thê Đẩu mà đi. Tin đó được thám tử của Diệu báo ngay về núi. Lý A Hiểu và Thương Diệu nhìn nhau cùng cười. Diệu nói:

- Kẻ thù từ xa đến chắc là vì ta, ngươi thay ta nói chuyện với chúng.

Một mình Lý ra đón Diêm Phố. Sau mấy lời thăm hỏi, Phố vào đề ngay:

- Nghe nói gần đây Thương Diệu khởi binh ở núi này. Ông cũng tìm về giúp đỡ. Rõ ràng Diệu tiên sinh phải có bản lĩnh, nhưng quan sát một năm thì không có gì hay ho cả, chỉ đáng theo về cùng Trương Sư quân mà thôi. Ở đây mới có hình thức, thực lực thì chưa. Nếu quy thuận Sư quân, từ sông ra biển, con thuyền tha hồ ngang dọc. Còn nếu cứ ở đây, mềm thì không sống được, cứng quá thì dễ gãy, chắc huynh cũng hiểu như vậy. Ngày nay thiên hạ đã chia ba. Hán Trung tôi có nguy cơ bị ba nước xâu xé, nếu lệnh sư quy thuận Sư quân thì Hán Trung sẽ mạnh còn lo gì kẻ khác nhòm ngó. Tôi và huynh có tình nghĩa đồng hương, tình ấy lý ấy không nói rõ ra sao cho hết nỗi băn khoăn.

Lý A Hiểu cười nói:

- Diêm huynh nới không sai. Có điều, huynh chưa hiểu được thầy tôi. Theo ông, anh hùng trong thiên hạ không thấy có Sư quân. Lưu Bị thì bạc nhược tuy có Khổng Minh, Quan, Trương phò tá; Tôn Quyền vẻ ngoài thì hùng lược, nhưng thực chất thì dung tục, giữ cơ nghiệp của cha anh, chứ không sáng nghiệp. Duy có Ngụy hầu Tào Tháo, khác hẳn Lưu, Tôn, nhìn cảnh thiên hạ chia ba mà day dứt, người đó mới là anh hung, mới đáng mặt tranh đấu với thầy tôi. Ông là Tinh quân bị đày xuống phàm trần, trước đây lại sai lầm trong sắc dục, tỉnh ra thì thiên hạ đã thế này, thầy tôi là một cục diện riêng, một mũi nhọn đột xuất. Nếu cứ nhất định phải quy thuận thì theo thầy tôi, huynh đừng giận, không phải bên này theo về bên huynh, mà đúng ra thì bên huynh phải quy thuận thầy tôi. Một khi Diêm huynh làm cho Sư quân đến hàng thì thầy tôi như hổ thêm vuốt, có thể cùng với Tôn, Lưu, Tào thành thế bốn chân trong thiên hạ! Dám hỏi Sư quân có gan làm chiếc chân thứ tư trong chiếc đỉnh ba chân không?

Diêm Phố càng nghe càng sợ, đến khi Lý A Hiểu nói đến "đỉnh có bốn chân", Diêm Phố mới nghĩ rằng: đạo nhân Thương Diệu điên rồ có ý lấy cả Hán Trung chăng, nên mới hỏi:

- Những điều huynh nói thật là hùng luận, lệnh đệ có nghĩ đến đôi phần. Lệnh Sư có chí như vậy, vì sao cho đến nay vẫn yên hơi lặng tiếng?

Lý A Hiểu cười mà không trả lời. Mãi sau mới

- Thầy tôi không có ý gì với Hán Trung của lệnh Sư quân, cũng như Quan Trung của Mã Đằng. Diêm huynh cứ yên tâm. Ngay đến Tôn, Lưu cũng mặc. Chỉ có Tháo mới đáng để thầy tôi chú ý.

Diêm Phố thất kinh, nói:

- Như thế có khác gì lấy trứng chọi đá?

Bấy giờ, họ Lý mới than rằng:

- Diêm huynh từng biết về "Dịch", cứng thì không được lâu, mềm thì khó giữ. Thầy tôi ngoài thì cứng trong thì mềm, lấy sự yên lặng để dò xét. Ngày nay Tôn, Lưu một hổ một lang đang hoà hợp; Tháo thì dưỡng sức nuôi quân lập kế tung hoành. Thầy tôi xem thiên tượng: có hai ngôi sao ngầm đối địch nhau. Sao của Tháo thì sáng, sao của thầy tôi thì tối nên cục diện mới như thế này. Gần đây sao của Tháo lại tối, của thầy tôi sáng hơn, nên mới có ý bắc tiến. Chúng tôi là đệ tử, tuy biết thế là khó, nhưng chỉ biết cố gắng, lấy cái chết để báo ơn cho thầy. Diêm huynh về đi vậy!

Nói xong, Hiểu bỏ đi luôn.

Diêm Phố không ngờ Hiểu đã hạ lệnh tiễn khách.

Trước khi đi, Phố muốn được bái kiến Thương Diệu. Gặp được Thương Diệu, Phố lấy làm mãn nguyện và khâm phục, về đến nhà liền nói với Trương Lỗ:

- Thương Diệu tuy không thức thời, nhưng quả là một đấng hào kiệt.

Trương Lỗ nghe xong, lấy làm ángại.

*

Tháng giêng năm thứ hai, tức là tháng giêng năm Kiến An thứ mười sáu, sau yến tiệc trên đài Đồng Tước, Tháo nghĩ đến Tào Thực làm thơ, nghĩ việc lập ai làm Thế tử. Vợ cả của Tháo là Đinh phu nhân vô sinh, người thiếp thứ hai sinh được Tào Ngang, không may đã chết ở Uyển Thành trong loạn Trương Tú; tiểu thiếp họ Biện sinh được năm người; Tào Phi, Tào Chương, Tào Thực, Tào Hùng và đứa út là Tào Xung. Xung năm qua đã ốm chết. Trong bốn đứa còn lại, Thực là đứa thông minh nhất, vẩy bút thành thơ; Tháo quý nhất định lập làm Thế tử. Tiếc là Thực có máu thi nhân, ngông nghênh và nghiện rượu, Tào Phi nhân hậu và trầm tĩnh, biết chọn ai đây?

Đang lúc băn khoăn, suy tính thì có Trung đại phu Giả Hủ đến làm việc, Tháo liền hỏi:

- Ta muốn lập Thế tử, Thực hay Phi nên chọn ai đây?

Giả Hủ nghe xong chưa trả lời ngay.

Tháo sốt ruột lại hỏi:

- Sao ông không trả lời?

Giả Hủ nói:

- Tôi còn nghĩ.

- Nghĩ gì vậy?

- Nghĩ đến cha con Viên Thiệu, cha con Lưu Biểu.

Tháo hiểu ngay, vội cười, nói:

- Ông nghĩ hay quá! Viên Thiệu, Lưu Biểu đều không lập con trưởng, khiến anh em tranh giành, xã tắc rối loạn, sao ta lại đi vào con đường đó?

Tháo tuyên bố lập Tào Phi làm Thế tử, nhận chức phó Thừa tướng, Ngũ quan trung lang tướng.

Một hôm, Tuân Du lại báo: Tinh quân đạo nhân Thương Diệu ở núi Thê Đẩu khởi binh xâm phạm Tinh Châu, và đã chiếm Thái Nguyên. Tháo ngạc nhiên, hỏi:

- Cớ sao Hạ Hầu Uyên không khởi binh dẹp loạn?

Tuân Du nói:

- Khi đó, Thương Diệu còn ở núi Thê Đẩu, có ý tạo phản nhưng chưa có hành động gì. Đến khi Thương Diệu chiếm cứ Thái Nguyên thì Hạ Hầu Uyên và Từ Hoảng đã đưa binh đến đó.

Tháo ôn tồn hơn:

- Ngại khi ta lập Thế tử, quân tình các nơi, ông không muốn báo!

Tháo đi lại một lúc, rồi mới hỏi:

- Thương Diệu là người thế nào? Ta chỉ biết hắn, một đạo đồ nói điều yêu quái mê hoặc đám đông, còn gì nữa thì chịu?

Tuân Du kể tỉ mỉ chuyện Diêm Phố đi thuyết phục Thương Diệu rồi mới nói: - Chúng taết nhiều về Thương Diệu. Nhưng nghe nói hắn thực là phi phàm. Lời nói và con người đáng được coi là địch thủ của Thừa tướng.

Tháo nghe xong tỏ vẻ bực bội:

- Đáng mặt là một kẻ hào kiệt, thế mà không ai cho ta hay? Có lẽ ta phải ra tuyến đầu xem Thương Diệu là người thế nào!

Du cười nói:

- Chúa công quá trọng người tài, áng chừng Chúa công lại muốn thu phục Thương Diệu?

Tháo nói:

- Nếu quả như lời đồn, ta đâu dám để Thương Diệu ở gần. Mấy hôm nữa, chúng ta đến gặp người anh hùng dân gian này...

*

Thương Diệu đứng trước cửa Giải Phủ phía đông thành Thái Nguyên. Thỉnh thoảng cũng có người ra vào, người trông cửa là một đứa ở mặc áo màu xanh. Lâu lâu, Thương Diệu mới phóng ngựa về thăm bố mẹ đẻ, chỉ thấy cửa đóng then cài, không gặp một ai. Diệu không hỏi thăm ai cả, chỉ nhìn quanh quẩn một lúc rồi quay về phủ ở thành Thái Nguyên vừa chiếm được.

Tháng trước, có một hôm Thương Diệu đang ngồi tĩnh tại, bỗng cảm thấy có điều là lạ, iền bói một quẻ, biết Tháo đang lúc gặp nạn; đêm xem thiên tượng thấy tướng binh của Tháo mờ dần, tưởng binh của mình đang phát hào quangu tập môn hạ, nêu rõ ý muốn thảo phạt Tào Tháo:

- Nay Tôn, Lưu đang câu kết, Tháo bại trận ở Xích Bích, quay về Hứa Đô, dưỡng sức nuôi quân toan tính kế khác. Ta ở giữa Hán Trung và Quan Trung, hai mảnh đất này, Tháo đang muốn lấy. Tháo không động đến Tôn, Lưu, nhưng liệu có để yên cho Trương, Mã hay không? Đêm qua ta thấy tướng tinh của Tháo mờ dần, ý chí thống nhất giang sơn đã trở ngại, ta cảm than cho số phận người anh hùng độc nhất đó. Nhưng sáng nay khi tỉnh lại, ta không muốn bỏ qua dịp may này: để Tháo đến chiếm Thê Đẩu, không bằng chính ta đánh chiếm Thái Nguyên và sẽ đánh tiếp.

Hàn Quán nói:

- Tôi chờ câu nói này của Tinh quân từ lâu. Tôi xin đem quân lấy đầu La Thái tướng giữ Thái Nguyên về tế trời.

Diệu định gạt đau thì lại có người lên tiếng:

- Tôi xin được cùng Hàn Quán lập công!

Diệu nhìn ra thì đó là người đồng hương tên là Tần Thiên, liền lệnh cho hai người xuất quân.

Tướng giữ thành Thái Nguyên là La Thái hay tin, liền cấp báo về Hứa Đô, mặt khác điều binh khiển tướng chống cự. Hai tướng Hàn, Tần cùng hai vạn quân, chưa đầy một ngày đã chiếm được mấy quận nhỏ, sát khí đằng đằng hạ trại dưới thành Thái Nguyên, cho quân cung nỏ bắn chiến thư vào thành. Một binh sĩ nhặt đưa cho La Thái.

La Thái cho hạ thành môn, dẫn phó tướng Chu Du, Lư Bình ra nghênh dịch. Ba người dàn thành thế trận. và nhìn thấy quân Thương, bên ngoài áo giáp có một lớp vải hồng, trên vẽ những hình thái cực đen trắng, trông rất quái dị, phát bật cười:

- Giả thần giả quỷ làm gì có đạo ấy!

Trong đám quân Thương, Tần Thiên đánh ngựa tiến ra thách đấu.

- Giết gà cần gì đến dao mổ bò.

Chu Du nói xong, múa dao, đánh ngựa xông thẳng tới chỗ Tần Thiên. La Thái thấy Tần Thiên, mặt đẹp như ánh trăng rằm, hình khí oai vũ, liền kêu lên:

- Chu Du, cẩn thận.

Du không chịu nghe. đã múa song đao xông vào, Tần Thiên, nhưng chưa được mươi hiệp đã bộc lộ nhược điểm. Lư Bình thấy thế bất lợi liền thét lớn:

- Yêu tặc dừng tay, có ta là Lư Bình đây.

Lư Bình xông vào trận. Lư có ba ngọn đao đấu với phương thiên hoạ kích của Tần Thiên được sáu mươi hiệp. Tần Thiên càng đánh càng hăng, Chu, Lư cảm thấy xuống sức. La Thái biết rằng để hai tướng đánh nữa sẽ bại, bèn phóng ngựa, cầm giáo xông đến chỗ Tần Thiên.

Hàn Quán thấy vậy xông vào đánh La Thái. Quán sử dụng cây thương nặng năm mươi cân trông nhẹ như không. La Thái thấy mình yếu hơn, nên vừa được mười lăm hiệp đã định tháo chạy. Quán biết vậy nên bồi thêm một thương nữa, Thái chết ngay tại chỗ. Phía bên kia, Tần Thiên đã nắm được phần thắng. Chu Du thấy chủ tướng chết lòng hơi hoang mang, liền bị Tần Thiên chém chết ngay. Lư Bình cảm thấy núng thế, Hàn Quán đang hò quân kéo đến chém giết, thế là đao pháp trong tayệch choạc, bị Tần Thiên bắt sống.

Quân Thương thừa thắng xốc tới giết vô số địch quân; vào thành an dân, cho phi mã đem tin vui báo về núi Thê Đẩu.

Thương Diệu được tin, liền bấm một quẻ rồi nói với Lý A Hiểu lấy được Thái Nguyên làm mồi nhử cho Tào Tháo đến. Đêm nay chúng ta phải kéo đến Thái Nguyên.

Ngay đêm đó, cùng với bốn vạn quân đi về Thái Nguyên.

Ở Hán Trung, Trương Lỗ cũng lập đàn cúng tế, rồi than với Diêm Phố rằng:

- Thương Diệu biết việc thiên hạ, nhưng lại tự mê hoặc mình bỏ đến Thái Nguyên, ngày quy thiên đã đến. Tiếc rằng trong đạo đồ của chúng ta lại mất đi một người lỗi lạc!

*

Thương Diệu vừa đến phủ, A Hiểu đến tâu, có hai tướng của Tào là Hạ Hầu Uyên và Từ Hoảng dẫn một vạn quân vượt sông Chương thuỷ, xâm phạm Tinh Châu, hạ trại cách Thái Nguyên mười dặm.

Thương Diệu cùng một số người bước ra, đã thấy tướng Ngụy Hạ Hầu Uyên, Từ Hoảng mặc giáp bầy trận. Hai quân đối địch, chờ lệnh chủ tướng.

Hạ Hầu Uyên đánh ngựa lên trước trận mắng rằng:

- Yêu đạo nghe đây, chủ ta là Tào Hầu có chí cái thế, bình định thiên hạ, lấy việc quốc gia làm trọng. Cứ tưởng các ngươi ở nơi biên cương, không có văn hoá, bịa chuyện quỷ thần, mê hoặc người khác, mà khoan dung tha thứ. Nay vì cớ gì dám đến xâm phạm? Nếu biết tội, xuống ngựa tự trói mình, trả lại Thái Nguyên, thì được miễn tội chết!

Thương Diệu cười nhạt rồi nói to:

- Nghe nói A Man lúc nào cũng tự cho mình bình định thiên hạ, thực là nực cười. Thử hỏi Hạ Hầu Uyên tướng quân, tại sao Tháo lại không dẫn các vị nam chinh đánh bọn Tôn, Lưu nhỉ? Nay thấy Hán Trung, Quan Trung yếu thì đến ra oai, thu về chút thắng lợi nhỏ. Núi Thê Đẩu của ta chưa biết ngày nào mới bị phá huỷ, gọi là "khoan dung tha thứ". Lúc đó ta cũng sẽ bị sát hại. Chi bằng ta ra tay trước, là đội quân chinh chiến, đường hoàng, thử hỏi ta có tội gì?

Hạ Hầu Uyên tức giận, đánh ngựa, vung dao xông vào Thương Diệu. Một tướng đứng cạnh xông ra, tay múa phương thiên hoạ kích, đó là Tần Thiên. Bên ngoài chỉ còn thấy ánh đao, bóng kích loang loáng, càng đánh càng nhanh, ngay cả bóng người cũng không thấy đâu nữa! Loáng cái, đã đấu được hơn trăm hiệp bất phân thắng bại. Sau cùng cả hai bên đều thu quân về trại. Nhưng Từ Hoảng chưa phục, còn muốn đánh them, bên kia thì Hàn Quán cũng bực dọc, tay cầm thương xông tới. Hai tướng lại hăng hái vào trận, đánh hơn trăm hiệp, chưa định thắng thua. Hạ Hầu Uyên thấy còn một viên mãnh tướng nữa đứng cạnh Thương Diệu, biết là khó thắng được địch, tất phải dùng mưu kế. Hai bên ra hiệu thu quân.

Đêm đó, Hạ Hầu Uyên và Từ Hoảng cùng bàn kế hoạch. Từ Hoảng

- Không ngờ Tần Thiên, Hàn Quán võ dũng đến như vậy. Trước đây ta không hề biết!

Hai tướng nghĩ suốt một đêm không tìm được kế hay.

Sáng hôm sau, mặt trời vừa lên. Hàn Quán, Tần Thiên lại đến khiêu chiến. Hạ Hầu Uyên tức khí xách đao ra nói:

- Hôm nay ta thề sẽ giết được hai tên yêu quái!

Đúng lúc đó, chim đưa tin đến báo đại quân của Tào Tháo đã đến. Hạ Hầu Uyên mừng rỡ cùng với Từ Hoảng trèo lên một ngọn núi nhỏ gần đó đứng trông.

Chẳng bao lâu. từ xa khói bụi mịt mù và đại quân kéo đến.

Bên kia, Thương Diệu cũng đứng trên thành nhìn quân Tào kéo đến. A Hiểu nói:

- Tinh quân, thừa lúc quân Tào vừa đến, chưa đứng vững chân, ta đánh ngay. Hạ Hầu Uyên và Từ Hoảng đang mong cùng Tào Tháo hợp quân, sẽ không nghĩ chuyện chúng ta đánh úp.

Thương Diệu ngầm nghĩ một lát rồi gật đầu nói:

- Phải chú ý Tháo là người giảo hoạt, có nhiều mưu sĩ xung quanh, ta nghĩ rằng Tháo sẽ dùng đội quân hổ báo đánh lại quân ta. Chúng ta nên tập trung lực lượng đánh vào quân của Hạ Hầu Uyên và Từ Hoảng.

Nói xong, Thương Diệu lệnh cho Hàn Quán, Tần Thiên chia quân làm hai cánh, một cánh xung phong, một cá quân phòng bị thiết kỵ. Còn mình thì cùng A Hiểu là trung quân xông thẳng vào quân của Hạ Hầu Uyên và Từ Hoảng.

Hạ Hầu Uyên và Từ Hoảng thấy vậy vội cuống cuồng xuống núi xách đao, vác búa ra nghênh địch. Uyên đánh với Tần Thiên. Hoảng đánh với Hàn Quán. Từ sáng đến trưa, trưa đến tối vẫn không phân thắng bại. Thương Diệu và Lý A Hiểu dẫn quân đánh thẳng vào doanh trại, chém giết một hồi, quân Tào không kịp đề phòng thương vong vô khối.

Thương Diệu e trợ quân thiết kỵ kéo đến; nên truyền lệnh không thể tham công, chủ động rút khỏi cục diện có lợi, rút quân quay về. Hàn Quán, Tần Thiên cũng bỏ đối thủ theo Diệu quay về thành. Uyên và Hoảng nhìn thấy binh sĩ thương vong khá nhiều, nên cũng không tham đánh nữa, tuy trong lòng hết sức căm giận.

Đang lúc đó thấy Tào Hưu dẫn quân hổ báo, như một trận gió lướt đến doanh trại tìm đuổi Thương Diệu. Tiếc là phần lớn quân Thương đã kéo về thành, còn vài ba trăm quân rớt lại thì đều bị Tào Hưu giết sạch.

*

Lúc sau, Tháo đã đến trước. Hạ Hầu Uyên, Từ Hoảng đỏ mặt tía tai đến quỳ lạy xin nhận tội. Tháo đỡ hai người dậy, nói:

- Không phải chỉ có hai ông mới đánh giá thấp Thương Diệu. Hắn là người ôm ấp chí lớn, ẩn mình ở núi Thê Đẩu, không hề xuất đầu lộ diện, thế mới là mưu kế sâu sắc. Nhưng, qua tình hình này mới thấy hắn chưa có thiên thời phù trợ, địa lợi, nhân hoà cũng đều chưa có. Xét về thiên thời, quân ta hùng bá bắc phương. Tôn Quyền bàn c Giang Đông, Lưu Bị chiếm miền Tây Thục, tất cả không phải một sáng một chiều mà thay đổi được. Ngày nay Thương Diệu vẫn là một kẻ vô danh, thanh thế chưa bằng Trương Lỗ. Về địa lợi thì sao? Mã Siêu ở Quan Trung, Trương Lỗ giữ Hán Trung, Thương Diệu chẳng khác gì một mũi trơ trọi ở núi Thê Đẩu, chưa đủ để lập nghiệp, cứ coi như hắn định vơ Hán Trung, Quan Trung vào một mối, nhưng ai cũng biết rằng hai vùng đất ấy sẽ chẳng thoát khỏi tay ba nhà Tào, Tôn, Lưu. Lại nói đến nhân hoà: phàm những ai dùng yêu ngôn để mê hoặc người khác, người theo chỉ có hạn. Hắn chỉ khoác lác về mặt này thôi, nhưng dưới trướng hắn chỉ có ba vị tướng vậy, chỉ có vậy mà muốn làm chiếc chân thứ tư của chiếc đỉnh thì hơi quá sức. Ta nghe tin người này có cái chí lớn ấy và chỉ muốn tranh giành với mỗi mình ta, nên hôm nay mới đến xem. Hiện nay, hắn mạnh như vậy đó, làm sao mà phá được?

Vừa dứt lời thì ở hàng bên trái có một người bước ra nói:

- Những lời Thừa tướng vừa nói, ngay đến Thương Diệu nghe được chắc cũng phải phục lắm. Còn như muốn phá hắn, cũng chẳng phải tìm mưu tính kế gì cho ghê gớm!

Tháo nhìn xem ai thì đó là Trị thư thị ngự sử Trần Quần, tự là Trường Văn. Trần Quần hiến kế với mọi người:

- Xem ra Thương Diệu cũng là một tay có mưu kế. Nếu ta tính kế thì hắn cũng chẳng thiếu, đối phó lại ngay. Hắn lại ở trong thành ăn no mặc ấm. Ta ở ngoài đồng, lương thảo thiếu thốn có phần bất lợi. Chi bằng ta quyết chiến với hắn, Lý Điển, Trương Liêu đánh với Hàn Quán, Hạ Hầu Uyên, Từ Hoảng đánh với Tần Thiên; Tao Hưu, Vu Cấm chống lại A Hiểu; Tào Hồng, Từ Thứ đánh với Thương Diệu thì nhất định thắng, lo gì chẳng lấy lại được

Tháo nghe xong, cười nói:

-Như vậy là cậy đông mà thắng như trò trẻ con!

Trần Quần nói:

- Không phải cậy đông mà thắng, mà thắng Thương Diệu về mặt "nhân hoà". Hơn nữa nuôi binh cả năm để dùng trong một giờ thì có gì là sai trái?

Tháo nghe theo kế đó. Mờ sáng hôm sau, Tháo cho điểm binh mà bầy trận dưới thành. Thương Diệu đứng trên tường thành nhìn xuống thấy quân Tào giáp trụ rõ ràng, tướng lĩnh đông đúc. Tào Tháo có quân thị vệ hai bên, đứng dưới cờ soái. Diệu than rằng:

- Tào Tháo thật kiêu hung, bậc nhất trong thiên hạ. Tiếc là tuổi đã cao, sức yếu. Đánh nhau với quân Tào mới thật bõ công.

Nói xong, Diệu cho mở cổng thành ra nghênh địch.

Hai quân đối địch. Thương Diệu định nói mấy câu thì tướng Hạ Hầu Uyên đã xông tới, thét lớn:

- Yêu đạo Thương Diệu còn không mau mau nộp mạng?

Từ trong quân Thương Diệu, tướng Tần Thiên xông ra chém giết. Chưa được mươi hiệp, lại thấy Từ Hoảng vác búa xông ra, cùng Hạ Hầu Uyên kẹp đánh Tần Thiên.

Bên kia. Hàn Quán thấy vậy cũng đánh ngựa xông ra. Bên này thấy hai tướng Trương Liêu, Lý Điển cùng xông ra tiếp chiến. Lý A Hiểu thấy lạ lùng cũng xông liền bị Vu Cấm, Tào Hưu ngăn lại. Và như vậy hai bên có chín tướng chia thành ba nhóm quần nhau, thi nhau chém. , giết. Một lúc sau ba tướng Tần Thiên, Hàn Quán, Lý A Hiểu đã đuối sức, luôn luôn phải chống đỡ.

Tào Tháo nhìn hoa cả mắt, luôn miệng khen hay.

Từ xa đã nhìn thấy Thương Diệu chỉ huy đại quân rút lui, Tháo cho Hữu Chử, Tào Hồng xông thẳng đến chỗ Thương Diệu, còn mình thì dẫn đại quân theo sau đánh tiếp. Bên kia, Hàn Quán yếu thế đã bị Trương Liêu cho một kích ngã ngựa, Lý Điển xông tới bồi thêm một phát kiếm nữa là xong. Lý A Hiểu vừa đánh vừa rút, không ngờ ngựa đã vấp ngã, liền bị Vũ Cấm, Tào Hưu chặt mất thủ cấp; Tần Thiên tuy là người khoẻ nhất nhưng cuối cùng cũng không địch nổi Hạ Hầu Uyên và Từ Hoảng. Tất cả binh lính đều ra hàng hoặc trốn chạy.

Trong khi ba viên tướng yêu chết, Thương Diệu cảm thấy đau đớn ở huyệt mệnh môn trên lưng, khó thở và ngã ngựa, còn nói được mấy tiếng: Báo ứng! Báo ứng!

Ngày trước, sau khi Chi Lan đưa Thương Diệu trốn đến Vũ Đô, hai người suốt ngày ân ái, dâm dật. Cuối cùng Chi Lan yếu sức mà chết; còn Thương Diệu ở huyệt mệnh môn nẩy sinh một lỗ nhỏ bằng hạt đậu, luôn luôn cảm thấy đau đớn. Sau hai năm bế quan hành khí, mệnh môn đã liền lại như cũ. Nào ngờ trong lúc căng thẳng này nó lại tái phát. Thương Diệu than rằng: "Không phải Tào Tháo giết ta mà chính ông trời đã giết ta!"

Hứa Chử, Tào Hồng xông đến bắt sống Thương Diệu và cũng chẳng hiểu vì sao Thương Diệu ngã ngựa.

Tháo mở tiệc mừng công.

Tr9;c khi vào tiệc, Tháo cho tả hữu giải Thương Diệu lên. Thương Diệu hiên ngang bước vào. Tháo bước đến, cởi trói, rồi mời ngồi và nói:

- Tháo biết tiếng tiên sinh từ lâu, sức mạnh như cung tên đã sẵn sàng nhưng chưa bắn, làm người trung hoà. Lần này tiên sinh bỏ qua Hán Trung, Quan Trung, mũi tên nhằm vào Mạnh Đức ta là cớ làm sao? Như thế này thì đại nghiệp không thành, không còn là chiếc chân thứ tư của cái đỉnh! Nếu tiên sinh lấy Quan Trung, Hán Trung làm cứ, tuy là khó, nhưng còn có cơ giành lấy thiên hạ sau này. Tào Tháo muốn giữ tiên sinh để được cùng nhau trò chuyện.

Nói xong, lệnh tả hữu dâng rượu.

Thương Diệu uống liền ba chén, rồi mới nói:

- Tôi là bại quân mà còn được nói, thiên hạ không mấy người được như vậy. Tôi không phải là kim nhân mà là cổ nhân vậy. Vốn từ nhỏ đã hay làm điều phạm hiểm. Từ một tinh quân mắc tội bị đầy xuống trần gian. Đến khi tỉnh ngộ đưa mắt nhìn đời, thấy bọn Tôn, Lưu có đáng kể gì; ngay đến Trương Lỗ, Mã Đằng mà ngài nói đến cũng vậy thôi! Duy có ngài là người có lòng muốn thống nhất thiên hạ. Còn ai bảo chiếc chân thứ tư trong cái đỉnh là ý kiến của tôi? Đó chỉ là ý riêng của bọn A Hiểu mà thôi. Xem ra, thấy chỉ có ngài là anh hùng trong thiên hạ, nên tôi định bụng suốt đời ẩn ở núi Thê Đẩu, tụ tập môn đồ làm vui, một người thực sự tỉnh ngộ, chẳng tranh giành gì với ai. Khi biết ngài gặp khó mà thoái chí, chẳng khác gì bọn Tôn, Lưu không đáng kể kia. Tôi và ngài vốn là hai mệnh tinh đối địch.

Khi xem thiên tượng thấy tinh của ngài tối dần đi, mới nảy ý khác, muốn mình trở thành anh hùng xuất thế, trước hết phải hạ thủ từ ngài, biết việc ấy là khó làm nhưng vẫn muốn làm, lấy thân đọ với phép tắc của trời đất! Ngày nay bị ngài bắt được, đó là mệnh trời, là báo ứng thuở nhỏ của tôi. Khi tôi chết, thì tính mệnh của ngài cũng chẳng còn được bao lâu. Đã là giả anh hùng mà cứ sống với cái danh đó thì thật là xấu hổ!

Nói xong, Thương Diệu cất giọng ngâm nga:

(Chữ) Sắc trên đầu một lưỡi dao

Thủ cấp chẳng chặt, chặt vào ngang lưng

Giết trâu, giết lợn chẳng ngừng

Xích Bích ngọn lửa tưởng chừng lò than

Hán, Quan (Trung) hai chốn chẳng màng

Ngô Việt, Tây Thục lại càng nên tha

Dao kia đồ tể một người

Thái Nguyên đẫm máu chê cười A Man.

Ngâm xong, Thương Diệu cười to ba tiếng rồi cắn lưỡi chết.

Mọi người không ngờ Thương Diệu cao đạo như vậy. Tào Tháo mặt luôn biến sắc, mãi sau mới nói với Tuân Du, Trần Quần và mọi người rằng:

- Thương Diệu là một quái tài trong thời loạn, lời nói mập mờ, một kẻ yêu tà như vậy! Từ xưa, những kẻ điên cuồngường hay sai lầm, ta không ngờ Thương Diệu cũng rơi vào cảnh đó. Hắn nói lòng ta đã thay đối là mơ hồ. Chờ khi ta bình định Quan Trung rồi nam chinh, chắc hắn sẽ phải hối hận!

Mọi người đứng dậy thề rằng sẽ cùng Tào Tháo thống nhất giang sơn. Buổi dạ tiệc trở nên trầm lặng hơn. Hôm sau. Tháo lệnh hậu táng Thương Diệu ở núi Thê Đẩu, và từ đó, không bao giờ nhắc đến con người này nữa. Hình như Thương Diệu chưa từng có ở trên đời.


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-31)


<