Vay nóng Homecredit

Truyện:Viên Nguyệt loan đao - Hồi 14

Viên Nguyệt loan đao
Trọn bộ 32 hồi
Hồi 14: Quyết Đấu
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-32)

Siêu sale Shopee

Khi Tạ tiên sinh đưa thuyền đợt hai, đón năm vị quý khách tới trước cửa trang, trước cửa Tạ gia đã sắp hàng đội ngũ chỉnh tề nghinh tiếp.

Nhưng Đinh Bằng chưa vào trang, vẫn ngồi trong xe thảnh thơi, nhắm mắt mơ màng. A Cổ cũng ngồi trong bất động trên hiên xe, tay nhịp nhịp cây roi, như luôn sẵn sàng khởi hành.

Tạ tiên sinh không dám thất lễ, rất cung kính bước tới lên tiếng mời Đinh Bằng vào trang, nhung chàng cự tuyệt nói:

- Tại hạ đến gặp chủ nhân các hạ để quyết đấu, chớ không đến làm khách.

Câu nói này như đẩy Tạ tiên sinh ra tuốt muời trượng xa; nhưng tỳ khí của Tạ tiên sinh rất nhẫn nại, vẫn tươi cười:

- Cuộc chiến của Đinh công tử với gia chủ nhân đương nhiên không giống bọn thất phu dung tục; khoa chân múa tay ngoài đường phố, và lễ nghi cũng không thể bỏ qua, xin mời Đinh công tử vào trang ngồi chờ một lát.

- Chủ nhân các hạ có nhà không?

Trước khi trả lời, Tạ tiên sinh phải tốn chứt công phu, suy nghĩ một lúc, rồi trả lời một câu rất khó lường:

- Không rõ!

Đinh Bằng bất giác kinh ngạc:

- Cái gì? Các hạ không rõ?

Tạ tiên sinh khẽ gật đầu, hơi bẽn lẽn:

- Dạ phải, tại hạ quả thực không rõ, gia chủ nhân gần đây hành tung như thần long dã hạc, không có định hướng. Từ trước tới giờ không ai hiểu rõ chỗ ở đích xác của gia chủ nhân. Có lúc mấy tháng không gặp mặt, rồi đột nhiên xuất hiện trong nhà; có lúc ở yên trong nhà mười mấy ngày, cũng không gặp mặt một gia nhân nào, cho nên tại hạ thực tình không rõ.

Đối với câu trả lời này, Đinh Bằng có vẻ vừa ý. Chàng suy nghĩ giây lát, hỏi tiếp:

- Ông ta có biết tại hạ muốn gặp để quyết đấu không?

Tạ tiên sinh cười:

- Điều này tại hạ biết rõ. Khi tiểu thư từ Viên Nguyệt sơn trang về, đúng lúc gia chủ nhân có nhà, nên tiểu thư đã bẫm báo lời của Đinh công tử với gia chủ nhân ngay.

- Vậy à! Ông ta có biểu thị gì?

- Gia chủ nhân rất cảm kích chuyện Đinh công tử cứu tiểu thư, nói có cơ hội gặp công tử nhất định sẽ cảm tạ.

- Tại hạ không có ý muốn ông ta cảm tạ. Nếu ông ta có ý này thì trong thời hạn mười ngày qua ông ta đã đến Viên Nguyệt sơn trang. Quá kỳ hạn không tới, rõ ràng ông ta cố ý muốn cùng tại hạ quyết...

Tạ tiên sinh mỉn cười khiêm tốn:

- Gia chủ nhân cũng không nói thế.

- Ông ta nói sao về việc quyết đấu?

- Không nói gì cả.

- Không nói gì cả sao? - Đinh Bằng cảm thấy kỳ quái.

Tạ tiên sinh vội tươi cười giải thích:

- Ý hướng của gia chủ nhân từ trước tới giờ rất khó hiểu biết. Khi người không nói, đương nhiên chúng tại hạ cũng không tiện hỏi, có điều gia chủ nhân đã nghe lời nhắn của Đinh công tử, tất nhiên người đã có cách xử lý công bằng.

Đinh Bằng thủng thỉnh hỏi:

- Đây là lời hứa của ông ta hay của các hạ?

Trước kia tại Liễu Nhược Tùng sơn trang, địa vị Tạ tiên sinh cao quý dường nào, nhưng lúc này, dưới mắt Đinh Bằng, biến thành chẳng đáng kể, mà Đinh Bằng đối với lão ta như có cảm giác khinh ghét khôn tả.

Tuy nhiên, Tạ tiên sinh vẫn giữ hòa khí trả lời:

- Dĩ nhiên đây là lời tại hạ nói. Tại hạ căn cứ vào tính tình của gia chủ nhân mà suy đoán vậy thôi.

Đinh Bằng lạnh lùng:

- Các hạ chẳng phải Tạ Hiểu Phong, cũng chẳng thể thay ông ta nói chuyện, vả lại lời suy đoán cũng chẳng được kể là gì. Đã là lời chẳng được kể, có khác gì hơi.... phóng ra từ sau khố.

Tạ tiên sinh hơi biến sắc. Một người đã được tôn kính khắp nơi, nay trước mặt mọi người, bị vũ nhục như vậy quả thực rất khó chịu.

Tuy nhiên Tạ tiên sinh vẫn là Tạ tiên sinh, Tổng quản của Thần Kiếm sơn trang quả có chỗ hơn người. Nét giận chỉ thoáng qua, rồi vẫn tươi cười:

- Đinh công tử khéo nói...

Đinh Bằng ngắt lời:

- Câu này chẳng chút khéo đẹp gì. Tụt khố phóng hơi.... Vốn đã quá thừa; hơi... phóng ra còn quá thừa hơn, ta đến tìm gặp gia chủ nhân ngươi để n6i chuyện, chớ không phải đến nghe nhà ngươi phóng hơi....

Dù công phu hàm dưỡng nhẫn nại tới đâu, cuối cùng, cũng chẳng thể mặt dày đến trình độ như Liễu Nhược Tùng, nên nghe xong câu này, lão ta làm thinh bỏ đi, tự bước lên thuyền, sang đối ngạn đón ngưòi khác.

Đinh Bằng cũng chẳng buồn để ý, dựa thành xe, thảnh thơi nhắm mắt...

Khi Tạ tiên sinh đón tiếp người về, Đinh Bằng vẫn nhắm mắt ngồi ngủ.

Tạ tiên sinh không muốn bị nhạo báng, khi dể lần thứ hai trước một số nguời khác nữa, nên lão ta làm ngơ như không thấy.

Nhưng có năm người, thấy thái độ kiêu căng vô lễ của Đinh Bằng, đã không nhịn nổi. Người thứ nhất bước ra là Lâm Nhược Bình phái Nga My. Trong đám năm người, người này trẻ nhất, mới khoảng bốn mươi lăm tuổi mà đã thành danh kiếm chủ một phái.

Kiếm thuật của ông ta đã được chân truyền của Nga My, khí thế nổi bật trong số năm đại môn phái.

Ông ta bước tới trước xe Đinh Bằng, vòng tay ngạo nghễ, làm như hành lễ, tỏ vẻ khí độ của một chưởng môn nhân, nhưng trên thực chất chẳng có vẻ gì là thành ý.

Vì vậy, Đinh Bằng không đáp lễ, cũng không ai cảm thấy Đinh Bằng thất lễ.

Với thái độ lạnh nhạt của Đinh Bằng, Lâm Nhược Bình càng thêm bất mãn, nếu chẳng phải e dè về thân phận, ông ta đã cho tên tiểu tử cuồng vọng này một kiếm rồi.

Ông ta chỉ lạnh lùng hỏi:

- Các hạ có phải là Ma Đao Đinh Bằng, một người tuổi trẻ mới quật khởi gần đây không?

Câu hỏi này của ông tuy có vẻ hơi miễn cưỡng, nhưng có chút ý vị tâng bốc.

Đây cũng là cách tự đề cao thân phận của mình. Nếu Đinh Bằng là một vô danh tiểu tốt, mà ông ta là chí tôn một phái, tự động gợi chuyện trước, há chẳng tự hạ thấp thân phận của mình hay sao?

Người này thông minh tuyệt đỉnh, mỗi lời nói cử chỉ đều có thâm ý, cho nên phái Nga My được hưng thịnh bởi tay ông ta cũng chẳng phải ngẫu nhiên.

Không dè, hôm nay ông ta gặp phải Đinh Bằng, khiến ông ta phải tức giận gần chết.

Ông ta muốn có thể diện, nhưng Đinh Bằng lại không cho ông ta có thể diện.

Chàng lạnh lùng nhìn ông ta và nói:

- Tại hạ là Đinh Bằng không sai, rất gần đây, tại hạ mời khách đến Viên Nguyệt sơn trang, số khách đến dự quá đông, các hạ nhận biết tại hạ cũng đâu phải chuyện lạ.

Lâm Nhược Bình tức tối muốn nhảy dựng lên, giọng lạnh lùng:

- Tệ nhân Lâm Nhược Binh.....

Nghe ông ta báo thân phận, Đinh Bằng bật cười, nói:

- Thì ra các hạ là Lâm Nhược Bình. Lúc tại hạ mời khách tại Viên Nguyệt sơn trang, các hạ nguyên cũng được một tấm thiệp mời, nhưng các hạ có một vị bái huynh tên Liễu Nhược Tùng đến xin làm đệ tử của tại hạ và nói các hạ la?ãn bối của y, không xứng để nhận thiệp mời, còn nói, vài bữa sau sẽ gọi các hạ tới thỉnh an. Hôm nay quả nhiên các hạ đã tới.

Lâm Nhược Bình uất ức muốn phun máu, ông ta là người đến làm phiền Đinh Bằng, chủ yếu cũng là vì chuyện Liễu Nhược Tùng.

Liễu Nhược Tùng là bái huynh của Lâm Nhược Bình, Liễu Nhược Tùng đối với ngôi vị chưởng môn phái Võ Đang cũng có dã tâm ngấp nghé, chỉ vì kiếm thuật không bằng Linh Hư, thông minh cũng kém hơn, nên chưa dám tranh, mà cố nghĩ phương pháp cầu tiến, gia tâng danh vọng và kiếm thuật, chờ có một ngày sẽ lấn trùm người khác.

Liễu Nhược Tùng tính toán không sai, chỉ có điều không may, sai lầm chí tử, chọn nhằm Đinh Bằng, bày cạm bẫy đánh lừa để đoạt lấy chiêu kiếm "Thiên Ngoại Lưu Tinh" tổ truyền của Đinh Bằng. Để rồi cuối cùng từ một đại kiếm khách cái thế, biến thành một tiểu nhân bị mọi người trong võ lâm khinh bỉ.

Lâm Nhược Bình tự hào được kết bạn với nhóm ba người "Tuế Hàn tam hữu", là chuyện rất cao hứng. Nhưng không dè, Liễu Nhược Tùng làm được một chuyện rất tuyệt, tức là bái Đinh Bằng làm sư phụ để được miễn chết.

Liễu Nhược Tùng làm chuyện này thật tuyệt vời, khiến Lâm Nhược Bình mất hết thể diện, hỏa khí bốc cao mười trượng, nên ông ta vội vã xuất đầu kiếm Đinh Bằng với hy vọng vãn hồi thể diện.

Nào ngờ, chưa bàn vào chính đề, Đinh Bằng đã giáng xuống đầu ông ta một gậy, tuy chưa phải là một đòn thích đáng, nhưng đã làm ông ta tá hỏa tam tinh.

Khó khăn lắm, Lâm Nhược Bình mới trấn tĩnh, trầm giọng:

- Đinh Bằng, Liễu Nhược Tùng đã không còn liên hệ với ta nữa, ta đến là để cho ngươi biết chuyện này đó.

Đinh Bằng thản nhiên:

- Vậy thì tốt, ta đang phát sầu, có một đồ đệ như y, ta đã chịu đựng đủ rồi, nếu thêm một sư điệt như ngươi, và một đám Nga My đồ tôn, chắc ta phiền đến chết luôn.

Lâm Nhược Bình không thể nhịn được nữa, lớn tiếng:

- Tiễu bối, ngươi quá cuồng vọng, đừng tưởng có cây ma đao trong tay là vô địch rồi hả?

Đinh Bằng cười:

- Điều này chưa dám nói, ít ra, ta chưa giao thủ với Tạ Hiểu Phong. Đợi khi ta đánh bại ông ta, đại khái củng không sai mấy.

- Ngươi quá kiêu căng, coi dưới mắt không ai, trước Thần Kiếm sơn trang mà ngươi dám cuồng vọng lớn lối như vậy....

Ngoài miệng lão ta tuy nói dữ, nhưng trong bụng cũng hơi khớp. Chuyện Đinh Bằng một đao chặt đứt bàn tay của Thiết Yến song phi, lão ta đã có nghe.

Người chỉ một đao chặt đứt bàn tay Thiết Yến không nhiều. Tối đa, chỉ có hai người thôi. Một là Tạ Hiểu Phong, một người họ cho rằng đã chết, mà cũng là người mà họ ngày đêm lo sợ. Tuy họ cho rằng người đó đã chết; họ cũng hy vọng đã chết thật, nhưng chết không thấy xác, nên vẫn chưa dám xác định, do đó, trong long họ vẫn hồi hộp lo ngại.

Người đó tuy chưa xuất hiện nhưng cây đao đó đã xuất hiện; chiêu đao pháp đó cũng xuất hiện, xuất hiện trên tay Đinh Bằng.

Bọn họ cần phải đến dò hỏi cho rõ, đao của Đinh Bằng từ đâu có? Đao pháp học của ai? Có quan hệ gì với người đó?

Nếu có thể, tốt nhất là giết chết Đinh Bằng, hủy cây đao đó đi.

Chỉ có điều họ nhận tin tức quá trễ, Đinh Bằng đã đến Thần Kiếm sơn trang trước họ. Tại Thần Kiếm sơn trang có Tạ Hiểu Phong, họ cũng có phần yên tâm hơn, nỗi lo ngại bị chết dưới cây Viên Nguyệt loan đao cũng giảm bớt.

Mặt dù nói gì, cây đao đó đã tái hiện giang hồ; đao pháp đó cũng đã tái hiện giang hồ, họ cần phải tìm hiểu cho thật rõ; vì thế họ đã đến Thần Kiếm sơn trang.

Trong số năm người này, ấn tượng của Lâm Nhược Bình về cây đao đó rất ít, vì lúc cây đao đó uy hiếp võ lâm rất kịch liệt, lão chưa xuất sư.

Lời thề bí mật của năm đại môn phái, chỉ sau khi tiếp nhiệm Chưởng môn, lão ta mới được biết rõ. Lão biết cây đao đó đáng sợ, nhưng không rõ đáng sợ tới mức nào?

Hình như bốn người khác trong bọn cũng không nói cho lão rõ, nên lão ta mới có gan đứng trước Đinh Bằng thốt ra câu:

- Ngươi hãy rút đao ra!

Trên giang hồ, đây là một câu rất bình thường, tùy nơi, tùy lúc, chỉ vì một chuyện rất nhỏ nhặt, đều có thể nghe thấy.

Nhưng, câu này không nên nói trước mặt chủ nhân Viên Nguyệt loan đao.

Trước kia, không rõ đã có bao nhiêu người làm chuyện ngu xuẩn này, những người đó đều đã phải trả một giá quá đắt; tức là bằng mạng sống của họ, cho nên, cũng không ai còn sống để cho người khác biết mà tránh khỏi sai lầm này.

Bây giờ, Lâm Nhược Bình lại là người phạm phải cái tật nhỏ này. Nhưng lão ta có vận may, gặp được Đinh Bằng, tuy trong tay có cây ma đao, nhưng chưa cảm nhiễm ma tính của đao; chàng chỉ thích chọc ghẹo người, chớ không thích giết người.

Cho nên, sau câu nói đó, Lâm Nhược Bình vẫn còn đứng đó, thân thể nguyên vẹn, chưa bị chẻ làm hai mảnh từ đầu đến chân.

Tuy nhiên, thần thái Đinh Bằng cũng hơi có chút ma ý, chàng từ trong xe bước xuống, lạnh lùnh hỏi:

- Vừa rồi ngươi nói cái gì?

Lâm Nhược Bằng tháo lui một bước, quay nhìn đồng bạn, thấy biểu tình lộ trong ánh mắt của họ, lão ta mới hận hối.

Thần tình của bốn lãnh tụ đại kiếm phái khác này rất phức tạp. Đó là một hỗn hợp thể: năm phần hạnh tai lạc họa (mừng thấy người khác gặp tai họa); hai phần hưng phấn; ba phần sợ hãi.

Hưng phấn, vì họ được nhìn thấy cây đáo đó trong tay Đinh Bằng, không cần chứng nghiệm, họ cũng có thể xác định là cây đao họ mong được thấy.

Lo sợ, tự nhiên cũng là cây đao đó.

Nhưng đao là vật chết, đáng sợ là người xử dụng đao; đao trong tay Đinh Bằng, phải chăng cũng đáng sợ như đao trên tay người đó chăng?

Tuy một đao, Đinh Bằng làm vỡ mật Liễu Nhược Tùng; một đao, Đinh Bằng chặt đứt bàn tay Thiết Yến song phi, nhưng vẫn chỉ là lời đồn, chưa phải chính mắt họ thấy.

Lời đồn tuy tuyệt đối khả tín, nhưng trong lòng họ có một ý nghĩ khác, vì trước kia, họ đã thấy qua nguời đó, cây đao đó. Họ có cảm giác rất sâu đậm, rõ rệt về uy lực của cây đao đó; bây giờ, tốt nhất là có người đứng ra thử uy lực của câu đao, để họ có dịp so sánh.

Mỗi người đều muốn thử; mỗi người lại đều chẳng dám. Hiện tại, có Lâm Nhược Bình đứng ra, đây là phần "hạnh tai lạc họa" họ biểu lộ.

Lâm Nhược Bình đột nhiên hiểu rõ, vì sao trên đường đi, bốn người họ rất ít bàn đến chuyện uy lực cây đao, mà chỉ bàn nhiều về chuyện Liễu Nhược Tùng.

Thì ra, họ có ý muốn mình làm chuyện ngu xuẩn này.

Lâm Nhược Bình tuy đã làm một chuyện ngu, nhưng không đến nỗi quá ngu xuẩn, vì vậy, lão ta chỉ hơi ngập ngừng một chút, cố nén tâm ý, trả lời:

- Ta kêu ngươi rút đao của ngươi ra là để cho mọi người nhìn xem có phải là cây đao đó không?

Đinh Bằng cười:

- Nếu ngươi chỉ muốn biết trên cây đao có khắc bảy chữ "Đêm xuân lầu vắng nghe mưa rơi" hay không, tại hạ có thể cho ngươi biết, không sai, đúng là cây đao đó.

Lâm Nhược Bình cười lạnh một tiếng:

- Đó chẳng thể chứng minh được gì, ai ai đều có thể đúc một cây đao, và khắc lên bảy chữ đó được mà.

Đinh Bằng cười cười:

- Đúng, không sai, lời ngươi nói rất có đao lý. Ngươi quả thực là một thiên tài nhi đồng, chẳng trách ngươi có thể nắm chức Chưởng môn. Chỉ có điều nếu cây đao này chẳng thể chứng minh được gì, vậy ta rút ra cho ngươi coi thì sao?

Lâm Nhược Bình lại một lần nữa bị khó xử, nhưng lần này lão ta đã thông minh hơn, không còn xung động sinh khí như lần trước, nên chỉ cười cười:

- Cái đó cần phải hỏi mấy vị kia, vì trước kia, các vị ấy đã thấy qua cây đao, mà còn được nếm mùi khốn khổ dưới cây đao đó....

Đoạn lão ta đưa ta trỏ bốn nguời, đẩy hết mọi hung hiễm qua cho họ.

Bốn người này đều cả sợ, họ không ngờ Lâm Nhược Bình giở ngón trò này; ánh mắt họ đều nhắm ngay mặt Lâm Nhược Bình đầy vẻ hằn hộc.

Nếu những luồng nhỡ quang có thể coi như những quả đấm, chắc chắn Lâm Nhược Bình đã bị mỗi người thoi hai đấm giữa mặt. Chỉ tiếc nhỡn quang tuy độc, nhưng không phải quả đấm, nên gương mặt Lâm Nhược Bình vẫn lành lặn.

Mà chú ý lực của Đinh Bằng cũng chuyển sang phía bốn người nọ. Chàng nhìn qua bốn người một lượt rồi cười nói:

- Chẳng trách có người rất chú ý cây đao của tại hạ, thì ra nó đã nổi tiếng như thế, chỉ tiếc không rõ bốn vị cũng rất có danh tiếng trong võ lâm hay không?

Lâm Nhược Bình cười, hỏi:

- Ngươi không nhận biết các vị ấy sao?

Đinh Bằng lắc đầu:

- Không quen biết, ta mới ra giang hồ không bao lâu, cũng chưa gặp nhiều người, nếu không vì bái huynh Liễu Nhược Tùng của ngươi làm đồ đệ của ta, chắc ta cũng không nhận biết ngươi; một người trước khi thu nhận đồ đệ, cũng cần phải dò hỏi để biết thân thế của đồ đệ mình sắp thâu nhận, chứ các ngươi thấy có phải không?

Lâm Nhược Bình lại như muốn ói máu, nhưng lão cố nhịn, nói:

- Bốn vị này đều là đại nhân vật, danh tiếng vang rền, nếu ngươi không nhận biết họ thì chưa đủ tư cách là người giang hồ.....

Đinh Bằng ngắt lời lão ta, khẽ mỉm cười nói:

- Ngươi chẳng cần nói thêm nữa, ta cũng không muốn quen biết họ, vì ta không muốn làm người giang hồ.

Câu nói này của Đinh Bằng làm mọi người sững sờ, cả Lâm Nhược Bình cũng ngạc nhiên hỏi lại:

- Ngươi không muốn làm người giang hồ?

Đinh Bằng gật đầu:

- Đúng, tuy ta không quen biết nhiều người giang hồ, nhưng ta có gặp qua mấy người, người nào cũng tham sống sợ chết, đều là kẻ đê tiện, vô liêm sỉ.

Một người như vậy, mười người như vậy; càng có danh vọng, càng như vậy, nếu họ là người nổi danh phi thường, thà ta không biết họ tốt hơn.

Mấy lời vừa rồi, Đinh Bằng đã chê mắng hết cả mọi người hiện diện, nhất là năm vị lãnh tụ của năm đại môn phái, còn bị chê mắng nặng hơn.

Trên nét mặt ai nấy đề lộ vẻ tức giận, chuẩn bị ra tay....

Đột nhiên, một tràng vỗ tay từ phía trong cửa trang viên vang ra, tiếp theo là chuỗi cười trong trẻo:

- Hay! hay! Mắng rất hay! Gan các hạ còn lớn hơn cha ta, cha ta chỉ dám nói họ như vậy sau lưng, còn các hạ dám chỉ ngay mũi họ, mắng trước mặt, tiểu muội rất bội phục.

Tiếp theo là một nữ lang xinh đẹp tuyệt vời, với tư thế dịu dàng bước ra cùng với nụ cuời cũng tươi đẹp vô cùng.

Cặp mắt mọi người đều rực sáng.

Từ trong cửa Thần Kiếm sơn trang đi ra và dám nói những lời này, chỉ có là đại tiểu thư, con gái của Tạ Hiểu Phong, Tạ Tiểu Ngọc.

Thấy nữ lang này, mọi người đều khó tin là Tạ Tiểu Ngọc họ đã gặp lần trước tại Viên Nguyệt sơn trang.

Trong nàng như đã thành thục hơn nhiều; bộ áo bó chẽn, để lộ đường cong tuyệt vời, phát xuất ma lực mê người.

Đinh Bằng đã từng là nam nhân rất có định lực. Vì chàng đã từng sa ngã bởi một nữ nhân xinh dẹp tuyệt vời.

Đó là người đàn bà có tên Tần Khả Tình đáng chết.... Là thê tử Liễu Nhược Tùng...... đã dùng một tên giả Khả Tiếu, khiến chàng lãnh một phen xấu hổ rất nực cười.

Hai nữa, vì chàng đã có người vợ là "Hồ".

Hồ rất thiện nghệ mê hoặc người, hồ đực mê hoặc đàn bà, hồ cái mê hoặc đàn ông, mà còn có thể mê hoặc khiến cho người chết không đất chôn.

Cho nên khi một nam nhân đã lấy đuợc hồ nữ làm vợ, ít ra, không còn bị nữa nhân khác mê hoặc nữa. Nhưng chẳng hiểu sao, khi Đinh Bằng nhìn thấy nụ cười mê người của Tiểu Ngọc, tim vẫn rạo rực....

Đây cũng chẳng thể oán trách Đinh Bằng. Đứng ngoài cửa trang viện còn có hai người xuất gia, một hòa thượng và một đạo nhân.

Thiên giới Thượng nhân là thủ tòa trưởng lão Đạt Ma viện Thiếu Lâm; Tu Dương đạo trưởng là trưởng lão danh vị tối cao của Võ Đang. Tuổi hai người đều đã rất cao, định lực tu vi cũng cũng đã ở ngưỡng cửa của cõi vô ngã, vậy mà cả hai đều trợn mắt, há miệng, ngẩn ngơ vì phong tư tuyệt thế của Tạ Tiểu Ngọc Cô nàng nhìn năm người, triển hiện nụ cười mê người, nói:

- Xin lỗi năm vị, mấy lời vừa rồi không phải của tiểu nữ, mà là lời của gia phụ. Lời của gia phụ tuy không giống từng câu từng chữ như lời nói vừa rồi của Đinh đại ca, nhưng ý thì không khác. Nếu các vị có buồn phiền, xin tìm gặp gia phụ.

Thiên Giới Thượng Nhân nghe nàng giải thích, dù có tức khí tới mấy cũng không tiện phát tác với Tiểu Ngọc, chỉ hỏi:

- Tạ đại hiệp có nhà không?

Tạ Tiểu Ngọc tươi cuời đáp:

- Gia phụ vừa từ thư phòng bước ra, thì nói với tiểu nữ những lời này; xem chừng ấn tượng của gia phụ đối với các vị cũng không mấy gì tốt, vì vậy tiểu nữ không dám mời quý vị vào trang.

Câu nói của Tạ Tiểu Ngọc càng khiến năm vị Đại chưởng môn tức đến trợn mắt há mồm.

Tạ Tiểu Ngọc không buồn thắc mắc gì thêm, quay sang Đinh Bằng cuời nói:

- Tại sao Đinh đại ca cũng khách sáo quá vậy? đã tới rồi còn đứng ngoài cửa, không chịu vào?

Đinh Bằng nói:

- Tạ tiểu thư, tại hạ đến để gặp lệnh tôn quyết đấu.

- Tiểu muội đã chuyển cáo lời của đại ca tới gia phụ rồi; chuyện gia phụ quyết đấu với đại ca là chuyện của hai người. Còn đại ca là ân nhân cứu mạng của tiểu muội, bất kể thế nào, tiểu muội cần phải bày tỏ cảm tạ ơn cứu mạng của đại ca trước; sau đó mới nói tới chuyện khác. Đi, đi, chúng ta vào trang.

Nàng ngang nhiên bước tới kéo tay Đinh Bằng, chàng bất giác có vẻ trì nghi:

- Tại.......

Tạ Tiểu Ngọc cười, ngắt lời:

- Chuyện có trước sau, chuyện cứu mạng tiểu muội trước, chuyện khiêu chiến với gia phụ sau. Vì vậy, đại ca muốn gặp gia phụ quyết đấu cũng phải nhận sự khoản đãi của tiểu muội trước, để hoàn lại cái tình của đại ca đối với tiểu muội, như vậy, khi gia phụ ứng chiến, sẽ không bị ảnh hưởng, vì nghĩ đến chuyện thiếu tình, mà ra tay e ngại, đại ca thấy có đúng không?

Lời từ cửa miệng một nữ lang xinh đẹp như nàng nói ra, đương nhiên đều đúng, huống chi, lời nàng nói quả thực không sai.

Đinh Bằng đành phải chịu để nàng kéo tay đi, nhưng vừa được mấy bước, chàng chợt gỡ tay nàng ra, nói:

- Đợi một chút, tại hạ có chuyện cần phải giải quyết.

Chàng bước tới trước Lâm Nhược Bình, lạnh nhạt hỏi:

- Có phải vừa rồi các hạ muốn tại hạ rút đao ra cho các hạ coi phải không?

Lâm Nhược Bình lại lùi thêm một bước.

Đinh Bằng lạnh lùng tiếp:

- Tại hạ không thích giết người, nhưng cũng không thích người khác nói câu này đối với tại hạ. Các hạ thấy con người của tại hạ, còn muốn coi cây đao của tại hạ nữa. Như vậy, chứng tỏ các hạ chỉ để ý về đao, chẳng để ý về người. Có đúng không? Rất tốt, hiện giờ, tại hạ sẽ cho các hạ coi cây đao của tại hạ, có điều, trước giờ, đao tại hạ không vô cớ rút khỏi bao, tốt nhất, các hạ cũng rút kiếm ra.

Sắc mặt Lâm nhược Bình trở thành nhợt nhạt, há miệng cứng lưỡi, không hiểu nên nói sao mới đúng. Đinh Bằng bèn lắc đầu than:

- Đại trượng phu chết là cùng, hà tất phải sợ đến thế? Nếu đã sợ, lại hà tất xưng là hảo hán nói ra câu đó?

Lâm Nhược Bình quả thực hãi sợ, nhưng dù sao cũng là danh vị một chưởng môn, chẳng thể biểu hiện thái độ hèn kém như vậy được nữa, lão ta liền rút kiếm, lớn tiếng:

- Nói bậy, ai sợ ngươi?

Khi một người không chịu thừa nhận sợ hãi, thì chính là lúc họ hãi sợ nhất.

Đinh Bằng liền nhắm Lâm Nhược Bình bước tới, rút đao.

Một cây đao phổ thông, chỉ có điều khác là thân đao cong cong, cong như lưỡi liềm, vành trắng nõn.

Mọi người đều nhìn thấy cây đao, nhưng không nhìn rõ Đinh Bằng xuất thủ ra sao, chỉ thấy chàng nhắm mũi kiếm Lâm Nhược Bình bước tới......

Thế rồi kiếm của Lâm Nhược Bình bỗng biến dạng. Một cây biến thành hai, chẳng khác một thanh trúc đẽo thành cây kiếm rồi bị một lợi khí chẻ làm đôi từ mũi đến chuôi, một tả, một hữu, thành hai thanh kiếm.

Lâm Nhược Bình đứng ngây người một chỗ, như một pho tượng đá.

Đinh Bằng nói thêm một câu:

- Lần sau, nếu muốn kêu tại hạ rút đao, cần phải tự lượng sức mình trước.

Chàng cũng quay sang nói với bốn người:

- Các vị cũng vậy.

Dứt lời, chàng theo Tạ Tiểu Ngọc vào Thần Kiếm sơn trang.

*****

Một số đông người bị cản lại bờ sông bên ngoài. Nhưng số người trước cửa trang cũng không ít, họ đều đứng ngẩn người, giống như Lâm Nhược Bình.

Họ đều thấy cây đao, cây đao rất bình thường, cong cong, chẳng có điểm gì đặc biệt.

Chẳng ai nhìn thấy Đinh Bằng xuất thủ, chỉ thấy Đinh Bằng nhắm mũi kiếm của Lâm Nhược Bằng bước tới, rồi thấy thanh kiếm bị chẻ làm hai.

Trong quyết đấu, tàn hủy binh khí đối phương là chuyện rất thường; bị gãy kiếm cũng chảng phải chuyện hiếm thấy. Nhưng thanh kiếm của Lâm Nhược Bình chẳng phải đúc bằng loại sắt thường, là cây kiếm nổi danh, lưu truyền mấy đời, đều do chưởng môn nhân sử dụng, tuy không có khắc trên kiếm những chữ như "kiếm tại nhân tại, kiếm vong nhân vong", nhưng cũng có ý nghĩa không sai mấy.

Hiện tại, thanh kiếm này đã bị hủy, hầu như dưới một loại thần đao ma pháp, một chuyện nhân lực không thể làm. Dù có một thợ đúc kiếm nổi danh, đưa kiếm vào lò rèn, cũng không có cách làm kiếm thành hai được.

Nhưng Đinh Bằng đã làm được.

Rốt cuộc, Lâm Nhược Bình cũng tỉnh táo lại. Đinh Bằng đã vào trang, chỉ còn A Cổ vẫn nghiễm nhiên trung thành ngồi chờ trên xe.

Lâm Nhược Bình cúi lượm tàn kiếm dưới đất khẽ than:

- Cuối cùng ta đã rõ tại sao các ngươi sợ hãi đến như vậy; và cuối cùng, cũng đã nhìn thấy cây đao đó rồi.

Thiên Giới Thượng Nhân vội hỏi:

- Lâm thí chủ có thấy rõ y xuất thủ hay không?

Lâm Nhược Bình lắc đầu:

- Không. Trước hết, tại hạ chỉ nhìn thấy thanh đao của y, không nhìn thấy người của y; đến khi nhìn thấy người của y, đao đã không còn trên tay y. Hình như đao là đao, người là người, cả hai đều không liên quan với nhau.

Năm người đều kinh hãi. Tu Dương đạo trưởng vội hỏi thêm:

- Có phải Lâm thí chủ cảm giác như vậy thực không?

Lâm Nhược Bình nhìn đạo trưởng một cái, rồi cũng lạnh lùng hỏi:

- Các vị chẳng phải đã tự mình nếm qua tư vị này, hà tất phải hỏi tại hạ?

Thiên Giới Thượng Nhân khẽ chép miệng than:

- Không phải vậy, chưởng môn nhân. Bọn lão nạp trước kia được nếm tư vị khác hẳn với thí chủ. Đao chưa tới mình đã có kình khí xô tới, lạnh buốt cắt da, nếu không nhờ Tạ đại hiệp kịp thời cứu giúp, đón đỡ một đao đó, bọn bốn người lã nạp cùng lệnh sư, ai nấy đều đã thân mình bị chẻ thành hai mảnh; thật là một cây ma đao đáng sợ.

Tu Dương Đạo Trưởng nói:

- Không sai, cây Viên Nguyệt ma đao đó, mới nhìn chẳng có gì kỳ lạ, nhưng khi vào tay của chủ nhân nó, thi triển một chiêu ma đao, lập tức hiện xuất một luồng đao khí quái dị, khiến địch thủ đối diện bị chấn động mê hoặc.....

Lâm Nhược Bình lắc đầu, nói:

- Tại hạ không có bất cứ cảm giác gì; cũng không nhìn thấy gì, chỉ thấy cây đao nhắm đưa tới phía tại hạ, rồi đột nhiên thấy người y đứng trước mặt tại hạ, còn kiếm của tại hạ bị chẻ ra làm hai như thế nào, tại hạ chẳng rõ chút gì, cũng không có cảm giác như các vị đã cảm nhận. Có thể trình độ tạo nghệ của Đinh Bằng chưa cao bằng người các vị nói, cũng chưa đến mức đáng sợ như thế.

Thiên Giới Thượng Nhân lắc đầu:

- Không, thí chủ lầm rồi. Trình độ tạo nghệ của Đinh Bằng đã cao hơn người đó, và cũng đáng sợ hơn, vì y đã có thể điểu khiển ma đao, chớ không bị ma tính của đao điều khiển.

Thế nào là bị đao sai khiến? Đao tức là người, người tức là đao, người với đao bất phân, đao cảm thụ sát tính của người, người bẩm phụ ác tính của đao, người biến thành nô lệ của đao, đao biến thành linh hồn của người.

Bản thân đao là hung khí, mà cây đao đó lại là hung khí tối hung trong hung khí.

Thế nào là điều khiển đao? Đao tức là ta, ta vẫn là đao. Đao là sự nối dài của cách tay người, là ý lực trong tâm, mà thực thể biểu hiện bên ngoài. Cho nên, trong tâm muốn phá hoại một vật thể nào đó, và phá hoại đếm mức độ nào, đao có thể làm cho ta. Người là linh hồn của đao; đao là nô lệ của người.

Hai ý niệm này đại biểu cho cảnh giới của hai trình độ tạo nghệ, tự phân rõ cao thấp, ai cũng có thể nhận ra; chỉ có một điểm khó khiến người ta hiểu rõ, đó là giữa người và đao, vẫn tồn tại một mật thiết bất khả phân. Đao là hung khí, nguời tuy không hung, nhưng ít nhiều vẫn bị cảm nhiễm.

Bản thân đao tuy là vật chết, nhưng nó cũng có thể cho người cầm nó một ảnh hưởng vô hình; loại ảnh hưởng này có lúc củng trở thành cảm thụ cụ thể, giống như một khối sắt nung đỏ, đến gần sẽ cảm thấy sức nóng, nhưng khi sờ vào sẽ bị phỏng cháy da thịt.

Viên Nguyệt loan đao là ma trung chi bảo, vì nó có ma tính, người nào cầm nó, sẻ cảm thụ ma tính của nó.

Ngoại trừ bậc đại tuệ, đại trí, chí tình, chí tính.

*****

Ngoài cửa Thân Kiếm sơn trang, trên nét mặt của lãnh tụ năm đại môn phái, lộ vẻ rất lo âu; lo âu của họ có lý do.

Theo lời trình bày của Lâm Nhược Bình, sức tạo nghệ của Đinh Bằng đã đạt trình độ "nhân dịch đao" thiên hạ không ai có thể khống chế y nổi nữa.

Tu Dương đạo trưởng trầm ngâm một lát, mới hỏi:

- Tạ tiên sinh, theo nhận xét của tiên sinh, kiếm của Tạ Hiểu Phong có thể khắc chế được đao của Đinh Bằng không?

Tạ tiên sinh đưa lời lập luận có vẻ vững chãi:

- Mười năm trước, tại hạ có thể khẳng định một câu..... Không thể. Nhưng mười năm gần đây, thành tựu của gia chủ nhân đã đạt mức không thể lường được. Vì vậy tại hạ chỉ có thể nói "không rõ".

Câu trả lời cũng như không, khiến người nghe càng thêm ưu phiền.

Tuy nhiên, cũng đề ra một chút manh mối, hiện tại Tạ Hiểu Phong ra sao, không ai rõ, nhưng Tạ Hiểu Phong của mười năm trước, mọi người đều thấy, kiếm thuật tạo nghệ của ông ta đã tới mức khiến người kinh dị.

Vậy mà Ta tiên sinh lại nói không bằng Đinh Bằng lúc này.

Hoa Sơn chưởng môn Linh Phi kiếm khách Lăng Nhất Hồng thấp giọng:

- Dù Tạ đại hiệp có thể thắng được Đinh Bằng, chúng ta cũng chẳng có nhiều kỳ vọng; vì mời được ông ta xuất hiện tiếp giúp, e rằng còn khó hơn tự chúng ta đi đối phó Đinh Bằng.

Mọi người lại cúi đầu trầm tư, những lời Tạ Tiểu Ngọc vừa nói còn vẫn văng vẳng bên tai, lời phê bình của Tạ Hiểu Phong về họ, đã đủ rõ ràng rồi.

Bọn họ không dám nổi giận với Tạ Hiểu Phong vì Tạ Hiểu Phong có đủ tư cách phê bình họ.

Hy vọng duy nhất của họ là cầu mong lời phê bình này không loan truyền ra ngoài giang hồ.

*****

Lúc năm người này tới thì rất oai phong, ngồi trên chiếc thuyền mới của Tạ gia như những đại tân khách, được nghinh tiếp vào sơn trang. Nhưng lúc đi, rất lặng lẽ, mặc dầu vẫn được Tạ tiên sinh đưa tiễn, và ngồi trên chiếc thuyền mới hào hoa. Những đôi kiếm thủ trẻ tuổi dàn hàng nghinh tiếp đã triệt thoái, mà còn triệt thoái trước khi họ lên thuyền. Điểm này khiến nét mặt vốn đã không vui của họ, còn thêm phần hổ thẹn.

Nhất là khi thuyền cặp bờ bên kia, tiếp xúc với những ánh mắt ngạc nhiên dò hỏi của những người giang hồ, họ càng có cảm giác muốn kiếm chỗ lẩn tránh.

Tuy nhiên, khi tại trước cửa Thần Kiếm sơn trang, họ đã bị chê cười nhạo báng, nhưng dưới tâm mục của những người giang hồ, địa vị họ vẫn được coi như thần thánh cao quý.

Cho nên, chẳng ai dám đến hỏi han để biết chuyện gì đã xảy ra bên bờ đối ngạn, mà họ còn quan tâm một chuyện nữa.

Đó là cuộc chiến giữa Tạ Hiểu Phong với Đinh Bằng ra sao?

May, có Tạ tiên sinh cùng đưa năm vị khách sang, mà trên giang hồ, Tạ tiên sinh vốn nổi tiếng có hòa khí và cảm tình tốt. Vì vậy, có một người đã nhằm hướng tới gần Tạ tiên sinh, chuẩn bị chào hỏi.

Tạ tiên sinh tuy bình dị hòa khí, nhưng người có thể tiếp xúc thân cận với ông ta, ít nhiều cũng phải là người có chút danh vọng.

Người đó tên La Khải Đinh, tổng tiêu đầu của một tiêu cục không lớn, củng không nhỏ, nên danh vọng của người này cũng không lớn không nhỏ. Ngoài ra, giữa người này với Tạ tiên sinh trước kia đã có chút giao tình. Đó là lần Tạ tiên sinh có dịp đi qua địa phương sở tại của tiêu cục này, và được La Khải Đinh khoản đãi là khách trong một ngày.

Vì vậy, La Khải Đinh thấy đây chính là dịp để biểu hiện giao tình, nhưng Tạ tiên sinh đã thấy hắn truớc, và không đợi hắn lên tiếng, đã kêu hô trước:

- Thất lễ, thất lễ, Khải Đình huynh đến bao giờ, cũng không thông báo trước cho huynh đệ một tiếng, thật huynh đệ quá sơ sót.

Trước đám đông, được chào hỏi thân thiết như vậy khiến La Khải Đình cảm đông đến sa lệ; Tạ tiên sinh tỏ tình thân mật với hắn như vậy, khiến địa vị hắn trong đám đông người này đột nhiên cao quý hẳn lên.

Sau này, dù Tạ tiên sinh có muốn hắn đi chết, hắn cũng lập tức đi ngay, không do dự, nhiệt huyết của người giang hồ chỉ được trao cho kẻ biết nhìn người.

Cho nên, giữa lúc La Khải Đinh còn khích động, không biết trả lời ra sao, Tạ tiên sinh đã tươi cười nói:

- Có phải Khải Đinh huynh đến để coi trận quyết đấu của tệ chủ nhân với Đinh Bằng, e rằng sẽ thất vọng, vì trận đấu này có thể không xảy ra.

La Khải Đình vội hỏi ngay:

- Tại sao vậy?

Tạ tiên sinh cười cười đáp:

- Vì Đinh công tử đã cùng Tạ tiểu thư kết thành bạn, đang đàm đạo rất vui vẻ.

- Vậy chuyện quyết đấu thế nào?

- Không rõ, không nghe hai người bàn tới; nếu quả Đinh công tử trở thành bạn thân của Tạ tiểu thơ thực thì chẳng còn có lý nào Đinh công tử tìm cha nàng quyết đấu nữa.

Lời thuyết minh của Tạ tiên sinh chẳng nói rõ ra được điều gì; đối với chuyện quyết đấu giữa Tạ Hiểu Phong với Đinh Bằng, cũng chỉ là phát biểu theo suy đoán của ông ta thôi.

Suy đoán, đương nhiên chẳng thể kể là đáp án, nhưng sự suy đoán của Tạ tiên sinh được coi gần như là đáp án. Vì Tạ tiên sinh là vị Tổng quản của Thần Kiếm sơn trang. Vì Tạ tiên sinh trên giang hồ có đủ oai lực nhất ngôn cử đỉnh; nếu không nắm vững vấn đề một cách tương đối, thì dù là suy đoán, ông ta củng chẳng dễ gì nói ra.

Vì vậy, sự việc coi như đã có đáp án.

Trong đám đông bỗng nỗi lên nhiều tiếng thở dài. Hầu như tiếc rẻ, lại hầu như cao hứng.

Từ xa xôi, họ kéo đến để coi nhiệt náo, nhưng hầu như họ củng chẳng hy vọng muốn thấy kết quả của trận đấu, bất luận ai thắng, ai bại.

Trong tâm mục mọi người, Tạ Hiểu Phong là một vị thần; một kiếm thủ chí cao vô thượng; tượng trưng của vinh dự, đương nhiên, chẳng ai muốn vị thần trong lòng mình bị hạ bệ.

Trong tâm của một số người, Đinh Bằng là ngẫu tượng; nhất là trong tâm của đám trẻ tuổi và nữ nhân. Quang mang đột nhiên quật khởi; phương pháp hành sự đầy tính lãng mạn, sự đột phá truyền thống, ngạo thị và khiêu chiến với lớp người già và tôn sư thành danh.... Khiến trong lòng lớp tuổi trẻ nhóm lên niềm xung kích và đồng tình. Vì vậy họ cũng không muốn Đinh Bằng bị đánh bại.

Cho nên, đáp án theo sự suy đoán của Tạ tiên sinh, tuy không đủ kích thích, nhưng ai nấy đều cảm thấy vui vẻ, mãn ý.


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-32)


<