Vay nóng Tinvay

Truyện:Hoạt sắc sinh kiêu - Hồi 359

Hoạt sắc sinh kiêu
Trọn bộ 403 hồi
Hồi 359: Lung lạc lòng người
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-403)

Siêu sale Shopee

Giống như Đỗ Thượng thư ở Phượng Hoàng thành nói: Thừa dịp bệnh muốn chết... Tống Dương chính là định thừa dịp bệnh muốn chết, lấy mạng Thổ Phiên.

Không phải vì Nam Lý ăn nhiều thiệt thòi, cũng không quan hệ nhiều lắm tới 'cha vợ' bị đánh, Tống Dương muốn đuổi tận giết tuyệt Thổ Phiên, xét đến cùng là vì Đại Yến.

Cho dù chết lại ba lần, Tống Dương cũng không muốn nhìn thấy kẻ thù đắc chí, vì báo thù cũng vì người Nam Lý được an khang sống qua ngày, hắn nhất định phải phá hủy 'kết minh' hùng mạnh giữa Đại Yến và Thổ Phiên. Đại Yến đã khó đối phó, nếu lại để chúng chiếm lấy Thổ Phiên, về sau mọi người không cần sống nữa.

Lúc này không thể nghi ngờ là thời cơ tốt: Đại Yến bị cuốn vào chiến sự thảo nguyên, khai chiến thì dễ nhưng muốn thoát ra lại khó khăn rồi. Cảnh Thái và Yến Đỉnh tạm thời bị lang tử quấn chân, cho dù có thể trợ giúp Thổ Phiên cũng sẽ bị yếu đi; về phần tình hình Thổ Phiên bây giờ lại càng không cần phải nói. Ngoại chiến thảm bại nội chiến kịch liệt, bị giáp công hai mặt... Cho dù có tham lam, Tống Dương cũng không nghĩ đến có một ngày hắn cùng Đại Khả Hãn Hồi Hột hợp lực phá thành. Khi hắn tính kế, chỉ cần hai mặt hùng binh có thể thắng vài trận trên cao nguyên, duy trì áp lực lớn cho Thổ Phiên, không bao lâu đế quốc cao nguyên này cũng sẽ tự loạn, như vậy là đủ.

Cao nguyên thống nhất bị Quốc sư nắm trong tay, có thể phát huy bao nhiêu lực lượng, bao nhiêu tác dụng, không cần nói cũng biết. Nhưng nếu bị chia năm xẻ bảy, Thổ Phiên nội đấu ngoại chiến loạn thành một mớ, sẽ có lợi gì có Yến Quốc? Huống chi toàn bộ âm mưu khống chế Thổ Phiên của Yến Đỉnh hoàn toàn nhờ vào thủ đoạn cầu hòa, không thể phơi bày, không nắm quyền lớn như Đại Lạt Ma Bác Kết. Chờ cao nguyên loạn, Yến Đỉnh không thể khống chế được nữa, liên hợp Đại Yến và Thổ Phiên tự nhiên sẽ sụp đổ.

Đến lúc này nhìn lại, vì mưu đoạt Thổ Phiên, Yến Đỉnh không tiếc dẫn Phiên binh nhập quan, không tiếc tự hủy Đại Lôi Âm Đài, không tiếc tự chịu đọa lạc nhận tội danh 'quân bán nước'... Ăn trộm gà bất thành còn mất nắm gạo!

...

Lúc trước Thổ Phiên xâm lấn Nam Lý, vì muốn tốc chiến tốc thắng nên sau khi chiếm được thành trì chỉ chừa lại một lực lượng cảnh vệ cơ bản nhất, trọng binh đều đi theo Nguyên soái tiếp tục hành quân để đảm bảo quy mô và ưu thế hùng mạnh của quân đoàn chủ lực. Hiện giờ chủ lực không còn, Phiên binh còn lại trên đất Nam Lý không có nhiều lực phản kháng. Mà đại quân Chinh Tây của Nam Lý sau khi được tu chỉnh ở Hồng Khẩu, chiến lực càng tăng khí thế như hồng thủy, quét ngang tàn quân Thổ Phiên. Trước mặt bọn họ, không còn tòa thành trì nào có thể giữ được ba ngày.

Ba mươi ngày sau, đại quân Chinh Tây công phá Khổ Thủy Quan. Nếu sắp xếp theo trình tự, đầu tiên là xuất binh ở phong ấp tiếp viện Thanh Dương, thứ hai là đại hỏa phá hủy Yến Tử Bình... Hiện giờ Tống Dương đã chắc chắn đứng vững ở bước thứ ba. Đến bây giờ, biên giới bị mất đều đã thu hồi, Phiên tử xâm lược Nam Lý đều thành tro bụi, cho dù còn có cá biệt lưu lại cũng là quân lính tản mạn, không đủ thành họa.

Đánh một đoạn đường từ Hồng Khẩu đến Khổ Thủy Quan, đại quân Chinh Tây bởi vì chiến đấu số lượng quân sĩ giảm, so với lúc trước bại binh Nam Lý bị Phiên tử đánh tan ngưng tụ lại ít hơn nhiều. Tới Hồng Khẩu, đại quân Tống Dương chẳng những không giảm bớt, ngược lại quy mô càng tăng thêm. Về phần thân tín bên cạnh Tống Dương, Sơn Khê Man, Thiền Dạ Xoa và các bộ phận tạo thành cường lực quân phong ấp, chỉ thương vong rất nhỏ.

Chiến sự tiến hành quá thuận lời, gần như không cần bọn yêu ma quỷ quái ra tay, chỉ có chiến dịch đặc biệt gặp khó khăn, Tống Dương mới để cho bọn họ xuất hiện. Các chiến sĩ cường lực không phụ hi vọng, ra trận tất thắng, không có gì bất lợi.

Triều đình khen ngợi đã chuẩn bị từ sớm, tuyên chỉ quan viên phải luôn theo đại quân, cho nên Tống Dương mới vào biên quan trọng trấn ngày thứ ba, ân chỉ đã đến Khổ Thủy, khen ngợi và khao quân không thể thiếu. Còn một trận đánh chưa xong, mặc dù có báo cáo toàn cảnh mai phục, trong tính toán của Tống Dương cũng chỉ tính giai đoạn thắng lợi, đại quân tiếp tục tu chỉnh. Quân tước mang theo chiến thư vỗ cánh bay về phía Sài Thố Tháp Đáp, sau đó không lâu Tống Dương lại tuyên thệ một lần nữa trước khi xuất quân, chính thức bắt đầu tấn công Thổ Phiên.

Mặt khác, việc đáng nhắc tới là, trong thánh chỉ từ triều đình ban bố, đại quân do Tống Dương suất lĩnh được ban thưởng danh hiệu độc lập: Nam Hỏa.

Tên này do Tống Dương nghĩ ra, đọc lên cũng không hay, miễn cưỡng cảm thấy uy phong vang dội, nhưng quan trọng nhất... hàm nghĩa của nó rất rõ ràng: Ngọn lửa mạnh đến từ Nam Lý.

Hiện giờ, ngọn lửa này sẽ thiêu đốt lên tận cao nguyên.

Binh mã Thổ Phiên xâm phạm Nam Lý, chủ yếu đến từ quân đội đóng doanh phía nam cao nguyên, lại phối hợp với viện trợ từ bên trong và phía đông. Khi đại quân thảm bại ở Nam Lý, quân sự trong nước chịu ảnh hưởng lớn nhất là phòng ngự phía đông nam trống trải. Trước mặt 'Nam Hỏa' là một mảng lớn địch cảnh, mặc dù không thể nói khoảng không thì không cần đề phòng, nhưng số lượng có sức chống cự cao không nhiều lắm.

Yến Đỉnh trời sinh cẩn thận, Ô Đạt làm người điềm đạm, chắc chắn. Từ lúc điều binh hai người đã tính đến xâm nhập phía nam chiến sự có lẽ sẽ có biến động, đại quân Thổ Phiên có lẽ nhất thời không đánh được Nam Lý, cho dù bại thì cùng lắm là rút quân về, người Nam Lý nhất định là không thể đánh.

Nhưng bọn họ cẩn thận, điềm đạm, cũng không ngờ rằng một đội quân khổng lồ như vậy toàn quân sẽ bị diệt trong tiểu quốc Nam Lý. Mấy chục vạn người đi ra, vô số vật chất quân nhu, mấy trăm vạn hộp dầu hỏa ủng hộ, cuối cùng đều đổ xuống sống xuống biển.

Từ khi Nam Lý bắt đầu phản kích đến lúc thu phục đất đai toàn diện rồi đến đánh cao nguyên, trước sau chỉ có thời gian hai tháng. Cao nguyên lại vội vàng điều binh, thời gian ngắn không thể đáp ứng được hết, chỉ có thể trơ mắt nhìn 'Nam Hỏa' càng đốt càng lớn trên lãnh thổ Thổ Phiên.

Kỳ thật mọi người đều biết cao nguyên là quốc gia 'dễ thủ khó công', ngoại trừ ưu thế địa hình, người Thổ Phiên còn có chỗ dựa: bệnh cao nguyên. Quân đội bình nguyên mới lên cao nguyên sẽ không thoải mái, nhẹ thì đau đầu ho khan, nặng thì bị chóng mặt, hôn mê mà chết, chiến lực suy yếu mạnh. Nhưng sự thực đáng giận là, trong 'Nam Hỏa' có đại phu đứng đầu thiên hạ, từ lúc xuất quan còn có chuẩn bị, đại quân đều dùng dược vật, mạnh mẽ ức chế bệnh trạng cao nguyên, cuối cùng gần như không bị ảnh hưởng gì.

Khi Thổ Phiên phía nam bị 'Nam Hỏa' làm cho tay chân luống cuống, tin dữ lại truyền đến: Thiên Quan bị phá!

Giống như phương bắc Nam Lý có Chiết Kiều Quan ngăn chặn Đại Yến, 'Thiên Quan' là pháo đài của người Bắc Thổ Phiên, ngăn cản Hồi Hột. Tòa thành trì này năm đó còn bị đem vào đặt cá cược trong Nhất Phẩm Lôi, đủ thấy nó quan trọng với người Thổ Phiên đến mức nào.

Hồi Hột đột nhiên tuyên chiến Thổ Phiên, mang binh về nam, mà Thổ Phiên đánh Nam Lý bên này lại đều là bộ phận đóng quân thuyên chuyển, không ảnh hưởng đến phòng ngự phương bắc. Khi hai nước khai chiến, binh mã tập kết chung quanh 'Thiên Quan' triển khai một cuộc chiến quy mô thật lớn.

Người Hồi Hột vừa mới thắng trận lớn trên thảo nguyên, sĩ khí chính vượng; người Thổ Phiên mới bại nam chiến, tuy rằng không liên quan đến phương Bắc, nhưng quân tâm chịu nhục, so về sĩ khí người Hồi Hột đã chiếm thượng phong.

Nhưng người cao nguyên là bản thổ tác chiến, Thiên Quan lại có nhiều năm phòng thủ kiên cố, Phiên binh chiếm ưu thế rõ ràng, điểm này không thể nghi ngờ và cũng không thể thay đổi.

Hồi Hột chiếm nhân hòa, Thổ Phiên chiếm địa lợi, xem như hòa nhau. Cộng thêm Hồi Hột là tộc du mục, bọn họ lợi hại ở kỵ binh tinh nhuệ, lại không am hiểu công thành. Vừa khai chiến, song phương một trận giằng co không xong. Nếu không phải Nhật Xuất Đông Phương 'xuất công không xuất lực' chỉ vì một trận thật sự khó đánh... Cho đến khi người Hồi Hột chiếm được 'thiên thời': Thiên Quan bị thiên tai!

Không hiểu sao một con sông chảy qua Thiên Quan lại đột nhiên tăng vọt mực nước, vỡ đê. Hồng thủy vừa đến, thậm chí quân đội Hồi Hột cũng bị liên lụy, may mà không ảnh hưởng lớn. Nhưng Phiên tử lại không may mắn như vậy, trong thành đại dương mênh mông. Khi hồng thủy rút xuống, hùng quan trọng trấn uy danh hiển hách trên Trung Thổ chỉ còn lại một đống bùn đất và vô tận tĩnh mịch.

May mắn đến thật sự quá đột ngột, ngay cả người Hồi Hột cũng trợn mắt há mồm. Chuyện này nếu gặp thêm vài lần nữa, Nhật Xuất Đông Phương nên suy xét xây một tòa Thần Thủy điện bên cạnh Thánh Hỏa cung.

Thiên Quan cáo phá, Hồi Hột đại thắng.

Kỵ binh hung mãnh từ đại mạc từ phương bắc tiến quân thần tốc ...

Thế giới Trung Thổ, năm nước giữ thế chân vạc. Hiện giờ thảm họa chiến tranh không ngừng, loạn thế bắt đầu hiện ra, có người vui mừng tự nhiên có người sầu lo. Khi người Hồi Hột chỉ mũi đao về phía Thổ Phiên, vui vẻ không chỉ có một nhà Nam Lý, còn có Lang tử trên thảo nguyên phía bắc.

Trước đây không lâu, hoàn cảnh của Khuyển Nhung cũng không tốt hơn so với Thổ Phiên bây giờ. Trên Tây tuyến bị liên quân Hồi Hột và Sa dân đánh cho sứt đầu mẻ trán, đánh mất một vùng quốc thổ lớn. Phòng tuyến Thần Lĩnh khó chống đỡ cường địch, thấy thế nào cũng phải thua thiệt lớn. Lúc này, người Yến lại nhân lúc cháy nhà đi hôi của, tấn công mạnh phía nam.

Thời điểm Đại Thiền Vu biết Yến quân bắc tiến, buồn bực ngủ không yên ba ngày hai đêm, ánh mắt đỏ bừng. Nhưng lại không có cách nào, cách duy nhất chỉ có thể ra sức chống cự. Yến binh khí thế hung mãnh, lang tốt liên tiếp bại lui, biên giới phía nam thảo nguyên báo nguy vài lần. Trong thời khắc hiểm nguy này từ Tây Cương bỗng nhiên truyền đến tin tức tốt, Sa dân đã giải tán, đại quân Hồi Hột cũng biến mất không thấy tăm hơi, xem ra không tiếp tục công kích Thần Lĩnh nữa.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-403)


<