Vay nóng Tinvay

Truyện:Cực phẩm tài tuấn - Hồi 120

Cực phẩm tài tuấn
Trọn bộ 597 hồi
Hồi 120: Không vào triều đường
5.00
(một lượt)


Hồi (1-597)

Siêu sale Lazada

Trịnh Thắng mặt dù là tướng quân tòng tứ phẩm, nhưng quan gia dù sao không nhiều tiền bằng thương gia, cho nên Trịnh phủ mặc dù rất khí phái, nhưng thiếu phần tinh tế điển nhã, cũng nhỏ hơn Đường phủ rất nhiều, đi chừng một quãng đường bằng một phần tư quãng đường tới đại sảnh Đường phủ, chừng 300 mét thì tới cửa đại sảnh.

Trịnh Giang đi vào trước thông báo, Đường Kính Chi đứng ngoài chỉnh trang lại trang phục rồi mới thong thả đi vào, hộ vệ và hạ nhân tự giác khiêng lễ vật đặt ở giữa sân, đứng im lặng quy củ.

Tới đại ảnh, Đường Kính Chi nhìn tới chủ vị trước tiên, ở đó có một người trung niên khuôn mặt rắn rỏi, thân hình khôi ngô, chỉ ngồi yên một chỗ trên người tựa hồ có khí thế dồn ép, làm người ta không dám xem thường, từ khi tới đây tới nay, đây là lần đầu tiên y thấy một nhân vật uy nghiêm trên người phát ra có thể sánh với Đường lão thái quân.

Trịnh Kiếm Thu thấy y đi vào, liền đứng dậy tới nghênh đón.

- Vãn bối Đường Kính Chi ra mắt Trịnh tướng quân.

Đường Kính Chi không dám nhìn Trịnh Thắng lâu, chỉ liếc mắt qua liền cúi đầu xuống, đi nhanh tới vài bước, khom người thật sâu thi lễ.

Trịnh Thắng khách khí đứng dậy, cười vang:

- Hiền chất đừng đa lễ, mau mau đứng lên, lần này Đường gia cứu con ta một mạng, Trịnh mỗ rất cảm kích.

- Không dám, không dám, chỉ là chuyện nên làm thôi.

- Đường hiền đệ không cần câu nệ như thế, cứ coi đây như ở nhà là dược, nào, nào, ngồi xuống đi chứ.

Trịnh Kiếm Thu nhiệt tình định đi tới ấn Đường Kính Chi xuống ghế, nhưng y khéo léo tránh ra, cho tay vào lòng lấy ra một cái hộp ngọc màu xanh, khom lưng nói với Trịnh Thắng:

- Trịnh tướng quân, chuyến này vãn bối tới đây không mang theo cái gì hay, chỉ có một miếng ngọc như ý, là vãn bối mang tới chuyên môn hiếu kính Trịnh lão thái quân, mong tướng quân tiếp nhận.

Chưa nhìn ngọc như ý bên trong, chỉ nhìn cái hộp ngọc bên ngoài, chất ngọc sáng đều, chế tác tinh xảo, đã đáng giá không ít rồi.

Trịnh Thắng lăn lộn quan trường bao năm, tất nhiên cũng biết hàng, lại nghe Đường Kính Chi chuyên môn tặng mẫu thân mình, cười vui vẻ, ngọc như ý mang hàm nghĩa vạn sự như ý, cát tường, rất thích hợp tặng cho lão nhân, đặc biệt là lão phu nhân tuổi cao là món quà tốt nhất, có thể thấy trước khi tới Trịnh phủ, Đường Kính Chi đã tốn một phen tâm tư:

- Hiền chất khách khí quá, lão phu thay gia mẫu tạ ơn vậy.

Trịnh Thắng tuy là một võ phu, nhưng rất trọng hiếu đạo, trong lòng ông ta, mẫu thân cao hơn tất cả, lễ vật này của Đường Kính Chi gãi đúng chỗ ngứa rồi.

Thấy Trịnh Thắng thu lễ vật, Đường Kính Chi mới cùng Trịnh Kiếm Thu ngồi xuống, còn Trịnh quản gia nhận lệnh chủ tử lui ra, ra sân tiếp nhận lễ vật hạ nhân Đường gia mang theo.

Về phủ Trịnh Kiếm Thu đã tìm cha thương lượng xem có cách nào khuyên Đường Kính Chi đổi ý, bước vào sĩ đồ, vì thế sau một hồi trò chuyện, Trịnh Kiếm Thu liền nói:

- Đường hiền đệ, Đường gia có đại ân với ta, cho nên vi huynh có lời này để nghẹn trong lòng, không nói ra thì không thoải mái được.

- Ồ, Trịnh đại ca cứ nói.

Đường Kính Chi đoán không ra tên giỏi thay đổi này muốn nói cái gì.

Trịnh Kiếm Thu nghiêm mặt nói:

- Đường hiền đệ, vi huynh muốn khuyên đệ cầm lại sách thách hiền bút nghiên, suy nghĩ lại khả năng phát triển trong sĩ đồ, với tài hoa và bản lĩnh của hiền đệ, nếu bỏ tiền đồ rộng lớn gấm vóc như thế, chỉ muốn làm một thương gia không được ai trọng vọng, thực sự là đáng tiếc.

Vì cha mẹ nối nhau qua đời, Đường Kính Chi bị đả kích lập lời thề độc khiến không biết bao người thở dài tiếc nuối cho một tài năng, nhưng hiện giờ Đường Kính Chi lại thấy đó là việc tốt, ít nhất không khiến y phải múa bút làm thơ, lộ tẩy.

Nhưng cùng với việc đám cẩu quan Điền Cơ, Vương Mông có mưu đồ với gia sản Đường gia, y dần dần có thái độ khác với việc này.

Cái gì chưa nói, chỉ riêng việc Đường gia có một quan viên, Điền Cơ không dám làm càn.

Đương nhiên, nghĩ thì nghĩ, với việc phát triển trong triều đình, đi làm quan, Đường Kính Chi vẫn rất bài xích, vì kiếp trước y là dân đen dưới đáy xã hội, vật lộn kiếm sống, biết gì tới đạo làm quan, từ TV từ tiểu thuyết, biết làm quan tốt, thanh quan, không phải là cách sống lâu trăm tuổi.

Còn lưu danh muôn đời? Vâng, tìm nhầm người rồi.

Làm quan có đạo làm quan, giống như kinh doanh phải biết thuật kinh doanh, nếu không có ngộ tính, không nhìn thấu quy tắc và định luật trong đó, đừng nói là vinh diệu tổ tông, dù có muốn bảo toàn tính mạng, e cũng khó.

Không khéo còn liên lụy toàn gia, ở cái xã hội giống Trung Quốc thời cổ đại này, một người phạm tội rất có nhiều tội danh khiến liên lụy cả nhà, thậm chí chu di cửu tộc.

Thực ra thì e ngại của Đường Kính Chi cũng hơi quá, bao nhiêu thư sinh áo vải nuôi mộng đọc sách làm quan đổi đời, bọn họ cũng đâu hiểu gì về quan trường, bao nhiêu trong số họ chết? Hay phần nhiều "tệ nhất" chỉ là thành tham quan, sống sa đọa trong sung sướng?

Dù sao y thực sự không thích làm quan, không thích tranh đấu đau đầu, y chỉ muốn một gia đình yên ấm, đương nhiên giàu có nữa thì càng tốt.

Đường Kính Chi nghĩ như thế cho nên mày hơi nhíu lại, Trịnh Thắng thấy thế đột nhiên lên tiếng:

- Phải chăng hiền chất ngại lời thề độc năm xưa, không tiện nuốt lời, sợ bị người thiên hạ xem thường?

Nhân vô tín bất lập, huống hồ vừa trúng cử nhân không lâu thì Đường Kính Chi lập lời thề độc gây xôn xao thiên hạ, ai ai cũng biết, cho nên dù y có muốn bước vào quan đồ, cũng phải cân nhắc xem có chống nổi búa rìu dư luận không cái đã.

*** Người mà không biết trọng chữ tín, thì không làm nên được việc gì.

Thêm nữa, Đường Kính Chi thề độc là vì song thân qua đời, nếu y làm trái lời thề, há chẳng phải thành kẻ bất hiếu?

Vô tín, bất hiếu, chiếm hai cái "danh hiệu" to đùng như thế, nếu không có cái cớ tốt phản bác, dù y có tài hoa tới đâu cũng không được thiên hạ thừa nhận, tiền đồ đáng ngại.

Thử hỏi có hoàng đế nào dám trọng dụng một kẻ bị thiên hạ phỉ nhổ?

Chủ tử thế nào thì dùng nô tài như thế, nếu hoàng đế dám trọng dụng y, chẳng phải cũng mang danh vô tín bất hiếu.

Cho nên chuyện có bước vào quan trường hay không Đường Kính Chi đã suy nghĩ kỹ càng rồi, hơn nữa còn suy nghĩ rất thấu triệt, y vừa bài xích làm quan, lại hiểu thấu mấu chốt trong đó, cho nên thấy rằng nếu sau này không có kỳ ngộ, đời này y vô duyên với quan trường rồi.

- Bẩm Trịnh tướng quân...

Đường Kính Chi vừa mới lên tiếng thì Trịnh Thắng đã cắt ngang, nói thực, trừ muốn tác thành chuyện nhi tử muốn kết giao với Đường Kính Chi thì chuyện y có lòng tặng cho mảnh ngọc như ý cũng khiến Trịnh Thắng rất có thiện cảm với thanh niên này:

- Hiền chất đứng khách khí như thế, nơi này không phải triều đình, cũng chẳng phải quân doanh, cứ gọi ta một tiếng Trịnh bá bá là được.

- Vâng, Trịnh bá bá.

Đường Kính Chi còn đang nghĩ cách tiếp cận thì đối phương đã chủ động lên tiếng rồi, chuyện tốt thế này chẳng tội dị mà cự tuyệt, nói tiếp:

- Thú thực là tiểu chất sở dĩ không muốn bước vào sĩ đồ chủ yếu vì song thân qua đời tạo thành đả kích quá lớn với tiểu chất. Tiểu chất có thể thành danh đỗ đạt là nhờ song thân tận tình chăm sóc bồi dưỡng dạy bảo. Nhưng cuối cùng, tiểu chất vì thi lấy công danh, hại phụ mẫu lo âu sinh bệnh mà qua đời. Xin hỏi Trịnh ba bá, kẻ tự tư tự lợi như tiểu chất còn tư cách gì bước vào triều đình, thêm nữa, song thân đã không còn, cho dù trúng trạng nguyên, làm quan lớn cũng để ai xem! Lòng này đã chết rồi.


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-597)


<