Vay nóng Tima

Truyện:Ác Hán - Hồi 270

Ác Hán
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 270: Trương Nhiệm lộ tranh vanh
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Siêu sale Shopee

Đúng như Đổng Phi nói, khi tin Tây Xuyên thất thủ, Thành Đô bị chiếm truyền tới tai, Lưu Biểu tức thì rối loạn.

Đổng Phi đoạt được Tây Xuyên rồi?

Từ khi Lưu Chương chết tới nay mới có sáu tháng, tổng cộng 180 ngày thôi.

Lưu Biểu thậm chí có thể khẳng định, Lưu Chương bị Đổng Phi phái người giết chết, dù không có bất kỳ chứng cứ nào, nhưng Lưu Biểu biết rõ.

Sức chiến đấu của Vô Nan quân? Chuyện này không nên nói tới nữa.

Từ cái ngày mười ngày công hãm Hán Trung, Lưu Biểu đã biết sức chiến đấu của Vô Nan quân cực kỳ đáng sợ. Lần này ở Tây Xuyên chỉ chứng minh lại mà thôi. Nếu lúc này nhắc tới sự kiện đó thì đã kích người ta quá, thôi thì bàn cách làm sao ứng phó cục diện này đi.

Năm mới với Lưu Biểu mà nói là vô cùng ngột ngạt.

Từ tin dữ từ Tây Xuyên ra, Bàng Đức công Lộc Môn Sơn chẳng ngờ lại biến mất trước vành mắt của Lưu Biểu mà thần không biết, quỷ không hay.

Không chỉ Bàng Đức Công mà vợ chồng Bàng Sơn Dân, thậm chí cả nhà Gia Cát Quân ở Ngọa Long Cương đều biến mất trong một đêm.

Lưu Biểu giận Bàng gia là sự thực, nhưng bảo ông ta mốn giết Bàng Đức công thì không có. Dù sao thì thế tộc Kinh Tương dây mơ rễ má với nhau, Bàng Đức công có quan hệ nhân thân với Khoái gia, Thái gia, dù Lưu Biểu có muốn cũng chẳng hạ độc thủ được.

Ông ta muốn dùng cả nhà Bàng Đức công để đàm phán với Đổng Phi, giờ thì hay rồi, ngay vốn đàm phán cũng không có nữa. Khiến cho thái độ của Lưu Biểu với Gia Cát Lượng thay đổi trong một đêm.

Ít nhất không coi trọng nữa.

Tây Xuyên bị Quan Trung chiếm rồi, tiếp theo sẽ là ai đây? Liệu có phải là Kinh Tương? Đổng Phi sẽ dùng thủ đoạn gì đối phó với mình?

Lưu Biểu như chim sợ cành cong, hoảng loạn bất an.

- Các vị, nay Tây Xuyên bị Quan Trung lấy, chúng ta phải làm sao đây?

Văn võ bá quan ngồi đó người nào người nấy im thin thít, làm sao? Trời mới biết phải làm sao! Trừ đánh ra chả lẽ còn cách khác?

Lưu Ba đứng dậy nói:

- Chủ công, Tây Xuyên bị phá, mục tiêu tiếp theo của Đổng Tặc nhất định ở Kinh Tương. Võ Lăng chính là con đường thông từ Tây Xuyên tới Kinh Tương. Chu Hân tuy tiếng là ra sức cho chủ công, nhưng ngầm câu kết với Đổng tặc. Đoạt Võ Lăng là đóng cửa Tây Xuyên đông tiến. Hiện chủ công chỉ có cách hạ quyết tâm, tiêu diệt Ngũ Khê Man, nắm bốn quận Kinh Nam, đề phòng đại quân Đổng tặc xâm nhập.

Đánh hay không Võ Lăng là một điểm mấu chốt, trước kia Lưu Biểu có thể bỏ mặc cho Sa Ma Kha và Chu Hân, là vì có Tây Xuyên, ngăn cách liên hệ giữa Quan Trung và Võ Lăng. Ngũ Khê Man có lợi hại tới mấy cũng chẳng thành việc lớn, nhưng hiện thì sao? Tình hình khác rồi, Sa Ma Kha đã thành đại họa.

Nhưng một khi dùng binh với Võ Lăng đại biểu cho trở mặt với Đổng Phi, làm y có cái cớ tốt nhất thôn tính Kinh Tương.

Lưu Biểu khó xử, không ra quyết định được.

Tòng sự Phan Khởi đứng dậy nói:

- Cảnh Thăng công không thể do dự nữa, nay là khoảnh khắc tồn vong của Kinh Tương, chỉ có đánh mới có thể giữ cho Kinh Tương an bình. Cho dù ngài không trở mặt với Đổng tặc thì y sẽ tha cho Kinh Tương sao? Ngày sau một khi y bình định Tây Xuyên, một đạo thánh chỉ tới, lệnh ngài về Trường An, ngài có đi hay không? Không đi thì đánh, đi thì...

Không cần Phan Khởi nói hết Lư Biểu cũng biết kết quả là gì: Chết! Dù sao bất kể ông ta làm gì cũng cho Đổng Phi có cớ, đánh thôi, có lẽ đánh một trận, nếu thắng được, sẽ có thêm thời gian bố trí.

- Chủ công, Thừa Minh tiên sinh nói rất phải, nay chỉ đánh mới có đường thoát.

Giáo úy Liêu Lập cũng đứng dậy chắp tay:

- Chúng ta một mặt chuẩn bị giao phong với Đổng tặc, mặt khác liên kết chư hầu. Có thể phải người tới Hứa Xương, Từ Châu, Giang Đông, thậm chí Ký Châu cầu cứu. Các lộ chư hầu liên kết lại với nhau, dù Đổng tặc có lợi hại tới mấy cũng đau đầu.

- Vậy cứ theo ý các vị.

Lưu Biểu cắn răng hạ quyết tâm:

- Người đi sứ chư hầu cực kỳ trọng yếu, các vị ai nguyện chia sẻ ưu tư với ta.

Lưu Ba cười nói:

- Nhã nhạc lang là người quen cũ của Viên Bản Sơ, có thể đi du thuyết. Tân khách Đỗ Tập bốn đời nổi danh văn tài, từng giảng học ở Toánh Xuyên, nhiều người dưới trướng Tào công được Đỗ công dạy bảo, có thể đi Hứa Xương. Lưu Bị và chủ công có minh ước, lấy lợi nhỏ ra mà dụ, Hàn Kỵ thích hợp làm nhân tuyển đi Từ Châu.

Lưu Biểu trầm ngâm một chút rồi nói:

- Ba người này thì thích hợp rồi... Có điều Giang Đông do ai đảm nhiệm?

Mọi người im lặng, Lưu Ba không nói tới Tôn Sách, không phải vì tỏ ra cao thâm mạt trắc, mà vì đó là một phiền toái lớn. Hai năm trước vừa mới giao thủ với Tôn Sách, nếu Sa Ma Kha không xuất binh, Cam Ninh đánh lén Sài Tang thì hiện hai bên còn đang đánh nhau. Nên có thể nói đi sứ Giang Đông là nhiệm vụ gian nan, chưa nói thành công hay không, mà cái mạng nhỏ không khéo bỏ luôn ở đó.

Ai có thể đi? Nói cách khác ai dám đi.

Gia Cát Lượng ngồi bên cửa lúc này đứng lên:

- Nếu chư công đồng ý, Lượng nguyện đi Giang Đông, dùng ba tấc lưỡi du thuyết Tôn Bá Phù.

- Ngươi làm được sao?

Lưu Biểu hiển nhiên không yên tâm:

Gia Cát Lượng cười nhẹ, khẽ đập quạt vào lòng bàn tay:

- Có thể hay không phải thử mới biết, nếu chư vị không có nhân tuyển thích hợp, sao không cho Lượng thử.

Có lẽ vài ngày qua ta quá lãnh đạm với Khổng Minh rồi, huynh đệ của hắn không thấy đâu có liên hệ gì tới hắn/ Vả lại từ khi hắn theo ta tới nay luôn tận tâm tận lực.

Ánh mắt Lưu Biểu nhìn Gia Cát Lượng nhu hòa hơn nhiều, thở dài:

- Nếu Khổng Minh muốn thử lòng ta rất mừng, vậy theo ý ngươi, ba ngày sau đi Giang Đông. Nếu thành công là công lớn. Nếu thất bại... Ha ha ha, không sao, vẫn là công lớn. Ừm, vậy chúng ta quyết định như thế.

Vì muốn thể hiện quyết tâm, Lưu Biển phất mạnh tay.

Động tác này làm mạnh mẽ, có lẽ mang lại hiệu quả không tệ, nhưng động tác của ông ta yếu ớt, cho thấy lòng bàng hoàng.

- Ai nguyện đi đoạt Võ Lăng?

- Thúc phụ, cháu nguyện dẫn binh xuất chinh.

Lưu Biểu nhìn lại, ra là Lưu Bàn, ông ta rất thích đứa cháu này, một vì hắn giỏi võ nghệ, lại kiêu dũng, từng học ở Thủy Kính sơn trang. Văn thao võ lược đủ cả, năm nay 26, đúng tuổi nam nhi nhiệt huyết, hai năm trước từng ở Giang Đông chém tướng đoạt cờ, lập nên công lao.

Nay Lưu Bàn làm giáo úy Trường Sa, trong tay có Trương Hổ người Quế Dương có thể lấy đầu thượng tướng trong loạn quân.

Lưu Bàn xung phong làm Lưu Biểu rất mừng, vì thế gật đầu, lệnh hắn làm giáo úy Chiết Trùng, dẫn năm vạn binh mã xuất chinh Võ Lăng, lại lệnh Lưu Ba làm quân sư, Trương Hổ, Hình Đạo Vinh làm phó tướng. Thái thú Nam Quận Lý Nghiêm phụ trách cung ứng lương thảo.

Lại sai Phan Khởi làm thái thú Trường Sa, Lưu Độ làm thái thú Quế Dương, tập kích từ Kinh Nam, giúp Lưu Bàn đoạt Võ Lăng.

Thế là cả vùng Kinh Tương trở nên náo nhiệt.

Vố số sứ giả từ Tương Dương đi ra, tới các phía cầu viện. Ba ngày sau Lưu Bàn lãnh binh xuất chinh, đại quân rầm rọ hướng tới Võ Lăng.

Gần như cùng lúc Lưu Bàn xuất chinh thì phía Võ Lăng cũng có tin tức.

Chu Hân mời Sa Ma Kha, Hồ Chiêu, Trương Nhiệm, Cam Ninh tới Võ Lăng thương lượng kế phá địch.

Cách lần Đổng Phi gặp Chu Hân ở Lịch Dương đã hơn mười năm, lưng Chu Hân không còn thẳng tắp như xưa, tóc cũng đã bạc, tuổi sắp sỉ 60 rồi.

Ông ta có sáu đứa con trai đều đã trường thành, có học văn có học võ. Tứ tử Chu Thanh, ngũ tử Chu Định, lục tử Chu Dương đang học ở Trường An. Trưởng tử Chu Phương, thứ tử Chu Duyên võ nghệ tốt, có thể lên ngựa, địch mười tráng hán. Tam tử Chu Khánh là đệ tử ký danh của Hồ Chiêu, tinh thông binh pháp.

Còn có dánh sĩ Hoàn Giai làm biệt giá, Lại Cung làm tòng sự, hình thành nên cơ cấu thuộc về mình.

Ngoài ra còn có tư mã Dậu Dương là Chu Tân phụng lệnh tới Võ Lăng.

*****

Mọi người tụ tập tại sảnh đường, Chu Hân nói:

- Ta và các vị quen biết bao năm, nội tình Võ Lăng hẳn mọi người đều biết. Năm xưa Tần đại nhân bị đám tiểu nhân Quan Đông làm giận hộc máu mà chết, khi lâm chung từng bảo ta phò tá Lương vương thiên tuế. Chỉ là ta và Lương vương quen nhau không sâu, nay Lương vương muốn bình đình chiến loạn, trả cho thiên hạ bầu trời sáng trong. Lưu Cảnh Thăng uổng danh Hán thất tông thân, làm chuyện đại nghịch bất đạo, nay đã trở mặt rồi, Lưu Biểu phái Lưu Bàn làm soái chinh phạt Võ Lăng. Chư vị, nên làm sao, sớm ra quyết định.

Những lời này tất nhiên không phải nói với đám Sa Ma Kha, mà cho Hoàn Giai nghe, ý là các ngươi muốn lui còn kịp, ta không ép.

Hoàn Giai cười lớn:

- Đại Minh công nói những lời này là sai rồi, ta quen Lương vương từ 20 năm trước, khi ấy ta làm công tào Trường Sa, vừa khéo khi ấy Sa đại vương phái người tới ép mời Trương thái thú, còn gây ra chút hiểu lầm. 20 năm trước kết nghĩa vườn mai, ta là một trong số nhân chứng. Chỉ tiếc rằng khi ấy không thể cùng Lương vương chinh chiến, nay vẫn còn tiếc.

Chu Hân lần đầu tiên nghe Hoàn Giai nhắc tới chuyện này, không khỏi kinh ngạc.

Sa Ma Kha híp mắt hồi lâu, đột nhiên bật cười:

- Ông nói thế làm ta nhớ ra rồi, tối hôm đó ta và hai vị ca ca kết bái, hình như cũng có ông. Mã trung hành phái ông bày hương án... Ừm, khi ấy còn có Bàng Đức Công và Sĩ Nguyên nữa.

Những lời này kéo gần quan hệ mọi người không ít.

Hồ Chiêu nói:

- Ngày trước Lương vương phái người tới đưa tin, nói Tây Xuyên vừa mới lấy, còn chưa ổn định. Bàng Thống phái Hoắc Tuấn dẫn 8000 Vô Nan quân rời Xuyên hỗ trợ, lại có tướng Thục La Mông làm tiên phong. Có điều đường Thục khó đi, tiên phong tới nơi cũng phải trung tuần tháng ba.

Chu Hân gật đầu:

- Vậy từ giờ tới lúc đó chúng ta phải dựa vào bản thân rồi.

Cam Ninh đứng dậy:

- Sợ cái gì? Cho dù không có viện quân, một tên Lưu Bàn nhỏ nhoi làm gì được chúng ta? Cẩm Phàm doanh của ta có thể tập kích trên sông, làm quân Kinh Châu ăn không ngon ngủ không yên. Thái Mạo tuy có thanh danh, nhưng trong mắt ta chỉ là tên hề.

- Hưng Bá chớ nóng vội.

Sa Ma Kha lên tiếng:

- Trận này quan trọng e không phải trên sông, mà là trên bờ. Thúc Tuấn thấy sao?

Trương Nghiệm suy nghĩ rồi trầm giọng nói:

- Thực ra theo ý Nhiệm, Lưu Bàn không đáng ngại, Lưu Ba lại có chút thủ đoạn. Còn về Phan Khởi Trường Sa và Lưu Độ Quế Dương thì ta thấy bọn họ căn bản sẽ không chạy tới kiếm phiền toái đâu.

- Sau khi tới Hồ Đầu Sơn, Nhiệm có nghiên cứu tỉ mỉ về quan viên Kinh Tương. Ha ha ha, tư liệu chủ công cung tấp vô cùng chi tiết, trên từ Liêu Biểu, dưới huyện lệnh đều có ghi chép. Phan Khởi có đảm lượng, rất quyết đoán, nhưng chủ công đánh giá hắn thức thời, biết tiến thối. Nay chủ công đã chiếm Tây Xuyên, Phan Khởi nhất định nhìn ra được xu thế Kinh Tương. Cho nên hắn chỉ hư trương thanh thế, chú không chạy ra sinh sự. Chỉ cần Chu Tân huynh giữ Dậu Dương, diễn một vở kịch với hắn, được không?

Chu Tân cười:

- Chuyện này có gì khó.

- Lưu Độ là hạng nhát gan sợ chết, xin Tam gia viết một phong thư, mời Sơn Việt Hề Ni xuất binh, cứ nói nếu lấy được Quế Dương thì lương thực châu báu là của họ. Hề Ni là tên tham lam sẽ mắc câu. Hơn nữa Tam gia bại ở Đương Dương, Hề hi, Mạnh Đan đều dao động. Chỉ nhìn lần này Mạnh Đan tiếp nhận Lưu Tuấn, thậm chí ra tay tương trợ là rõ.

Sa Ma Kha hừm một tiếng:

- Ta thề giết Mạnh Đan.

Đám Chu Hân đều nhìn Trương Nhiệm với ánh mắt kính trọng.

Trương Nhiệm nay mới qua 30, nhìn qua giống một thư sinh mặt trắng. Khi mới tới trừ Sa Ma Kha và Hồ Chiêu thì không ai phục hắn. Nhưng với cái dũng của Cam Ninh, cũng phải hơn 300 chiêu mới thắng được, nói tới luyện binh, ở Võ Lăng càng chẳng có ai hơn.

Hoàn Giai, Lại Cung nhìn nhau thầm nghĩ:" Dưới trường Lương vương quả nhiên là ngọa hổ tàng long, tùy tiện phái ra một người đã có bản lĩnh thế này!"

Chu Hân hỏi:

- Theo ý Thúc Tuấn phải làm sao?

Trương Nhiệm đủng định nói:

- Điều nhiệm lo lắng chỉ có hai cái, một là thái thú Nam Quận Lý Nghiêm không tầm thường. Ngoài ra là Tôn Sách. Nếu Lưu Biểu và Tôn Sách liên thủ, Hưng Bá sẽ gặp đại địch ở thủy lộ, không thể không thận trọng. Cái khác ta nghĩ Lương vương đã có tính toán, Lưu Biểu muốn dấy binh là chuyện khó khăn. Còn Lưu Ba, không tới thì thôi, nếu tới cho hắn có đi mà không có về.

Chu Hân cảm thấy mình già rồi, nếu trước kia trẻ hơn mười tuổi đâu có vì Lưu Bàn nho nhoi mà lo lắng:

- Thúc Tuấn có kế hay gì?

Có lẽ vì sợ cho nên hành động của Lưu Biểu rất nhanh, trung tuần tháng một năm Thái Bình thứ tư, đại quân Lưu Bàn tiến vào biên cảnh Võ Lăng, Lý Nghiêm truân quân ba vạn, trú ở Di Đạo.

Di Đạo là cánh cửa vào Võ Lăng, đồng thời cũng là con đường từ Nam Quận tới Võ Lăng ắt phải qua.

Lưu Biểu hạ lệnh cho Lý Nghiêm vô cùng đơn giản, đó là đảm bảo lưu thông cho đường lương thảo của đại quân, đồng thời nếu Lưu Bàn gặp nguy, phải tiếp ứng đảm bảo an toàn cho Lưu Bàn, Lưu Ba. Ngoài ra Đại đô đốc thủy quân Thái Mạo phụng lệnh lập thủy trại từ Công An tới Tác Đường, đề phòng Cẩm Phàm doanh của Cam Ninh đánh úp, tiếp ứng.

Theo sắp đặt của Lưu Biểu, trận chiến này tổng cộng 20 vạn quân thủy lục, gần bằng một nửa binh lực Kinh Châu, ý đồ vô cùng rõ ràng. Phải chiếm được Võ Lăng, cắt đứt con đường từ Tây Xuyên đến Giang Nam.

Hiện Lưu Bàn cực kỳ phấn chấn, sau khi cắm trại tìm Lưu Ba tới:

- Quân sư, hai ta phân binh đánh một trận phá tan nghịch tặc.

Lưu Ba hỏi:

- Công tử định phân binh ra sao, đánh bại nghịch tặc thế nào.

- Trọng địa của Võ Lăng là ở hai trấn Lâm Hoán, Dậu Dương. Chúng ta chia binh đánh hai nơi đó, như vậy đám người man Hồ Đầu Sơn phải tới cứu Dậu Dương, ta sẽ đột ngột dẫn binh lại đoạt Hoán Nam huyện.

Hoán Nam là đất giao tiếp giữa Võ Lăng và Lâm Hoán.

Lưu Bàn thấy chủ ý này không tệ, có cái khéo của dương đông kích tây. Cắt đứt liên hệ giữa Ngũ Khê Man và Chu Hân, chỉ cần vận dụng thỏa đáng sẽ đạt được mục đích của trận chiến này. Đánh chiếm Lâm Hoán bằng với chặt đứt một cánh tay của Ngũ Khê Man.

- Kế này của công tử này diệu lắm, ti chức nguyện dẫn 5000 binh mã làm tinh binh đánh Man tử ở Hồ Đầu Sơn, công tử dẫn binh đánh Lâm Hoán, được chăng?

Lưu Bàn gật đầu:

- Quân sư khi vượt sông phải cẩn thận, đừng để bị nghịch tặc mai phụ. Ta nghi binh ở Lâm Hoán, một khi quân sư chiếm Hoán Nam, ta sẽ lập tức triển khai công kích, muộn nhất là 30 ngày đoạt được Lâm Hoán.

- Cứ theo ý công tử.

Lưu Ba sở dĩ làm thế, nguyên nhân rất đơn giản.

Đoạt Hoán Nam sẽ khó tránh khỏi bị Sa Ma Kha công kích, tuổi trẻ khí thịnh như Lưu Bàn, khó đảm bảo nhất thời kích động mà chọi cứng với Sa Ma Kha. Chẳng phải nói Lưu Bàn vô dụng, mà dù dốc hết võ tướng Kinh Tương, chẳng ai địch nổi Sa Ma Kha.

Cho nên đoạt Hoán Nam phải do hắn hoàn thành.

Hai người quyết định xong lập tức tong tốc, vì thế ngày 23 tháng 1 công phá Linh Dương, sau đó chia bình hai đường.

Lưu Bàn dẫn đại quân nhào bổ tới Lâm Hoán, lại lệnh Trương Hổ theo Lưu Ba hành động. Chẳng còn cách nào, dù sao Lưu Ba là văn sĩ, không giỏi chém giết giữa trận.

Hãy nói về Lưu Ba, dọc đường hắn dùng cách giảm binh tăng bếp, làm ra vẻ đại quân chủ lực muốn đoạt Dậu Dương. Đầu tháng hai, Lưu Ba đánh bại Chu Phương, tiến vào thành Đại Dung. Phái thám mã nghe ngóng tin tức, hai ngày sau biết Sa Ma Kha đích thân dẫn hai vạn người tăng binh cho Dậu Dương. Lưu Ba cười, xem ra kế của Lưu Bàn đã thành công, nay có thể quay lại đánh Hoán Nam.

Có điều Lưu Ba vẫn rất thận trọng, để lại 500 người trú ở Đại Dung, làm ra vẻ muốn nghỉ ngơi dưỡng sức ở đây. Còn hắn thì quay về đường cũ, chỉ ba ngày sau đã tới Hoán Thủy.

Căn cứ vào báo cáo của thám báo, lúc này Sa Ma Kha vừa mới tới được Dậu Dương, Hoán Nam chỉ có 800 người trs đóng, đồng thời trưng thu lương thảo cung ứng cho Ngũ Khê Man.

Lưu Ba mừng rỡ, không ngờ Hoán Nam lại là kho lương của Lâm Hoán, có điều vẫn không quên thận trọng. Hắn dẫn một nhóm binh mã nhỏ vượt sông, sau khi chắc chắn không có nguy hiểm mới phát tín hiệu cho Trương Hổ dẫn quân vượt Hoán Thủy.

Qua Hoán Thủy, chỉ cần tới phía nam, vượt Sư Tử lĩnh là có thể thấy Hoán Nam rồi.

Lưu Ba không hành quân ban ngày, mà lệnh cho quân sĩ ẩn trong lau sậy, nghỉ ngơi cả buổi sáng, đợi bóng đêm buống xuống mới lên đường tới Sư Tử Lĩnh. Nơi này là lãnh địa của Ngũ Khê Man rồi, hành quân ban đêm an toàn hơn.

Đêm trời đột nhiên đổ mưa, làm hành quân trở nên khó khăn hơn rất nhiều, bất cẩn một chút là ngã ngay. Mặc dù Sư Tử lính không cao nhưng đá núi lởm chởm, ngã xuống không chết cũng gãy xương.

Lưu Ba thấy đã qua canh hai mà tốc độ hành quân mỗi lúc một chậm, lòng không khỏi sốt ruột:

- Trương Hổ, đốc thúc mọi người đi nhanh lên, canh bột phải vượt qua Sư Tử lĩnh, đoạt được Hoán Nam trước khi trời sáng.

- Nhưng đường khó đi lắm, cần phải dò đường.

- Tới lúc này rồi còn do đường gì nữa, truyền lệnh của ta, ba quân cưỡng ép hành quân. Bất kể thương vong, phải vượt qua được Sư Tử lĩnh trước canh tư.

Trương Hỗ lập tức tổ chức đốc chiến đội, lệnh sĩ tốt tăng tốc. Thế là tiếng oán thán vang trời, nhưng đối diệt với cương đao sáng loáng của đốc chiến đội, bọn họ chỉ có cách cắn răng mà đi.

Cùng lúc đó, trên Sư Tử Lĩnh có đội nhân mã ẩn nấp sau những tảng đá lởm chởm, lặng lẽ nhìn quân Kinh Châu tiến lên.

Ba tướng lĩnh trẻ phủ phục sau một tảng đá lớn, nước mưa lạnh căm rơi trên người, nhưng bọn họ cứ như không có cảm giác, im lặng quan sát.

- Thúc Tuấn, vì sao không ra tay?

Chu Duyên tuổi trẻ không nhịn được hỏi khẽ:

Trương Nhiệm cười, lộ ra hàm răng trắng ở phát sợ:

- Nhìn thấy cái tên cưỡi ngựa không?

Hắn dùng roi ngựa chỉ vào Lưu Ba ở hậu phương:

- Bắt giặc phải bắt vua trước, tên kia là chủ tướng quân địch, chỉ cần giết hắn, quân Kinh Châu sẽ thành một đám ô hợp. Truyền lệnh ta, đợi tên đó tới Kỹ kích sĩ tiến hành công kích giết hắn, còn tên mặt đen đi bộ sách đao kia nữa, trông rất khỏe mạnh, cũng không được tha. Chu Khánh, chuẩn bị.

Chu Khánh lập tức ngậm còi hiệu do Ngu Khê Man đặc chế trong miệng.

Khi Lưu Ba dẫn người xuống núi, chợt nghe một tiếng động chói tai như ma quỷ kêu gào vang lên trong bóng đêm, tiếp sau đó phục binh bốn phía đứng dậy.

Cung cứng trong tay Kỹ kích sĩ nhắm chuẩn vào Lưu Ba, Lưu Ba vừa nghe thấy tiếng còi đã biết chuyện hỏng rồi, định lên tiếng hét lệnh thì mấy chục mũi tên bắn tới, toàn bộ trúng kích. Sau Kỹ kích sĩ, hơn 3000 cung thủ cũng phóng tên, trên núi vang lên những tiếng kêu gào thảm thiết.

Lưu Ba bị bắn thành con nhím, ngã lăn xuống ngựa. Trương Hổ thấy vậy thất kinh, mua đại thương xung phong lên núi, hò hét:

- Ba quân chớ hoảng, theo ta giết định.

Chưa dứt lời đã bị một múi tên xé gió bắn tới.

Trương Hổ giơ tay đánh bay mũi tên, không ngờ ẩn dẫu một mũi tên khác. Liên châu tiễn! Trương Hổ muốn né tránh nhưng không còn kịp nữa, phụt một tiếng trúng ngay trán Trương Hổ, lực xung kích quá mạnh đem thi thể Trương Hổ lăn xuống vực.

Trương Nhiệm mặt lạnh tanh thu trường cung lại:

- Chu Khánh, phát tín hiệu, không tha kẻ nào. Chu Duyên, xuất kích.

Nói xong chẳng thèm nhìn quân Kinh Châu phía dưới dẫn mấy chục Kỹ kích sĩ rời đi:

- Thông báo Tam gia, công chiếm Linh Dương.

- Vâng.

Thân vệ tuân lệnh.

Cùng lúc ấy tiếng hiệu lệnh chói lói vang vọng khắp bầu trời đêm, vô số binh sĩ Ngũ Khê Man cầm đao thương chém giết hung tàn. Bọn họ sống trong rừng núi, quen trèo đèo lội suối như đi trên đất bằng.

Đồng thời trang bị của bọn họ cũng khác với binh sĩ bình thường, dùng mây trăm năm đặc sản của Võ Lăng sơn, làm thành đằng giáp. Nhìn có vẻ nặng nề, nhưng nhẹ tênh, đi lại trong núi như ma quỷ. Mỗi người còn vác trên vai sáu mũi trúc thương, ném hết rồi mới xung phong.

*****************

Ngoài thành Bình Dư, Nhữ Nam.

Lữ Bố thần thái bay bổng, mặc khôi giáp, thắt đai lưng, hai cái lông gà bay trong gió, Xích Thố cảm nhận được cái gì, không ngừng hưng phấn phun phì phì.

Cao Thuận dẫn 800 sĩ tốt hãm trận doanh đứng sau lưng Nghiêm Thị và Lai Oanh Nhi, Lữ Bố ôm lấy Lữ Hân, hôn chụt lên cái má phấn:

- Con ngoan, phải nghe lời mẹ, không được nghịch ngợm.

Lữ Hân ôm cổ Lữ Bố, làm nũng:

- Cha đi cùng con đi, Hân Nhi không muốn rời cha.

Nghiêm Thị đi tới:

- Phụng Tiên, hay là... Suy nghĩ lại xem? Cách báo đám Đổng vương cũng không chỉ có một, cần gì nhà ta phải tách nhau ra.

Lữ Bố cười:

- Phu nhân, ta ngoài một thân võ nghệ này thì còn gì báo đáp được Đổng Tây Bình? Hơn nữa, có thể xung phong hãm trận, chinh chiến sa trường mới là số mệnh của nam nhi. Chẳng lẽ nàng muốn ta mỗi ngày uống rượu giải sầu như trước kia.

- Thiếp....

- Yên tâm đi, ta không sao đâu! Ta có hoa kích có ngựa Xích Thố, thiên hạ chỉ có Đổng Tây Bình ngăn được ta mà thôi. Các nàng chuyến này theo Cao Thuận tới Trường An, có họ Đổng chiếu cố là ta yên tâm rồi. Không bao lâu nữa ta tới Trường An tụ họp với các nàng... Oanh Nhi, chiếu cố cho Hân Nhi, tương lai nhất định phải kiếm cho nó một nam nhân đội trời đạp đất.

Lai Oanh Nhi thi lễ:

- Phu quân hãy bảo trọng.

Lữ Bố cười lớn, giao con gái cho Lai Oanh Nhi, sau đó đi tới trước mặt Cao Thuận, nhìn hán tử khôi ngô chất phác này. Từ khi hắn lĩnh binh tới nay, mãnh tướng dưới tay vô số, thế nhưng tới nay chỉ có Cao Thuận và Tào Tính vẫn thực lòng theo hắn.

Không nói gì cả, Lữ Bố giang tay ôm chặt lấy Cao Thuận.

- Thế Anh, Bố giao cả nhà lớn bé cho ngươi.

Cái mặt cứng nhắc của Cao Thuận co giật:

- Quân hầu...

- Đừng nói nữa.

Lữ Bố hít sâu một hơi, vỗ vai Cao Thuận:

- Nếu Bố tới được Trường An, chúng ta tiếp tục làm huynh đệ. Nếu như.. Thế Anh hãy phò tá Đổng Tây Bình, tên đó tuy mặt mũi khó coi, nhưng là một nhân vật lớn, kiếp sau chúng ta tiếp tục làm bạn.

Cao Thuận thấy lòng đau xót, muốn quỳ xuống.

Đừng thấy Lữ Bố nói nhẹ nhàng, lòng mọi người đều hiểu, Lữ Bố xuất binh lần này, bằng với phản lại Tào Tháo, đi vào Nam Dương, đánh vòng khắp Quan Đông, không có viện binh, không khéo tính mạng cũng chẳng con. Lữ Bố đang phó thác hậu sự.

- Thế Anh, đừng đàn bà như thế, đại trượng phu chiến tử sa trường, da ngựa bộc thây. Ngươi tới Trương An bảo tên họ Đổng, nói Lữ Phụng Tiên này trả hết nợ rồi, về sau không nợ gì hắn nữa.

Cao Thuận cắn răng gật đầu.

- Mi Thập Nhị.

Một đại hán tây bắc đi ra chắp tay với Lữ Bố.

Người này chính là Mi Long, cũng có thể gọi là Đổng Long, là thuộc hạ duy nhất còn lại năm xưa theo Đổng Phi đánh Kim thành. Về sau phụng lệnh tới Từ Châu, nằm vùng ở Mi gia.

Mi Long gật đầu nghiêm túc nói:

- Quân hầu cứ yên tâm, chỉ cần có Lương vương, không ai có thể khinh nhục phu nhân và tiểu thư.

Lư Bố cười:

- Vậy ta yên tâm rồi, mau mau lên đường đi.

Đám Lai Oanh Nhi vừa lên xe vừa quay đầu nhìn.

Cao Thuận và Mi Long lên ngựa, chắp tay nói:

- Quân hầu trân trọng. Chúng tôi đợi quân hầu ở Trường An say một trận.

- Trân trọng.

Lữ Bố xoay người đi.

Đội xe được sĩ tốt Hãm trận doanh hộ tống đi về phương xa.

Tào Tính đi tới nói nhỏ:

- Quân hầu, phu nhân và đám Thế Anh đi rồi.

- Ta biết.

Lữ Bố cố nén nỗi đau biệt ly, lạnh nhạt nói, với một người yêu thương gia đình như mạng sống mà nói, chia ly là nỗi đau lớn nhất.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-298)


<