Vay nóng Homecredit

Truyện:Đường Chuyên - Hồi 0789

Đường Chuyên
Trọn bộ 1385 hồi
Hồi 0789: Gấu mèo và Hủy Tử
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-1385)

Siêu sale Shopee

Lão Tiền đi một vòng 7, 8 bàn, phía sau cũng chất đống 7, 8 vò rượu không, đều là rượu mạnh nên chẳng bao lâu sau đã có không ít người mê sảng.

Bữa tiệc ăn trong hơn một canh giờ, mắt thấy sắc trời không còn sớm, Trương Gián Chi lảo đảo đỡ con lợn chết Lôi Đồng rời Vân phủ, trong tay còn mang theo hai giỏ trúc, một quyển họa trục.

Trong giỏ trúc là đáp lễ của Vân gia, bốn loại điểm tâm tinh mỹ, ở giữa đặt một cái bánh bông lan, Trương Gián Chi cố gắng đỡ Lôi Đồng, sợ hắn đụng đổ giỏ trúc. Khi thấy xa phu tiến lên đón Lôi Đồng mới thở dài một hơi.

Lại đi hơn một canh giờ, khi gần đến nhà Trương Gián Chi thì mã phu của Lôi Đồng vội thúc ngựa phi nhanh về, vì thiếu gia của hắn đã nôn đến 3, 4 lượt, lại còn hô to đáng tiếc, đòi quay trở lại ăn bù.

Trời lúc này đã tối, Trương Gián Chi lại bị mã phu đưa đến tận Trường An. Đến Lôi gia hắn tự thân trả lại đồ của Triển Tử Kiền cho Lôi gia, đồng thời nói rõ lý do Vân phủ không nhận. Lôi lão gia với cao phong lượng tiết (đạo đức tốt) của các tiên sinh thư viện thì tán thán không thôi, lại hết lời khen lễ Vân gia hồi lại. Lôi lão gia nhìn ngũ sắc lễ bên trong, lại nhìn về phía nhi tử say mèm thì biết bọn chúng ở Vân phủ được ăn uống sảng khoái thế nào. Như vậy cũng tốt, như vậy cũng tốt, không khinh thường người nhà thương nhân là tốt rồi. Thấy Trương Gián Chi cũng đang liêu xiêu, Lôi lão gia liền bảo mã phu đưa hắn về nhà, còn dặn khi rảnh rỗi cứ đến nhà chơi.

Mắt thấy trời đã tối đen mà nhi tử vẫn chưa về, lão phụ nhân không khỏi bắt đầu lo lắng, lo nhi tử trong tiệc rượu bị người khác chế giễu, dù sao tình cảnh như vậy khi còn làm ca kỹ bà cũng đã gặp nhiều. Lòng bồn chồn lo lắng, biết bao lần cứ nghe có tiếng bước chân là bà lại ra mở cửa, rồi lại thất vọng đi vào.

Lúc này một chiếc xe ngựa dừng lại trước cửa nhà, mắt thấy nhi tử được mã xa đỡ lảo đảo đi vào thì vội vã chạy đến. Thấy nhi tử gặp mình mỉm cười, tuy bị hơi rượu nồng nặc làm váng đầu, nhưng cũng hiểu được chuyến này nhi tử tới Hầu phủ rất tốt, không bị người khi dễ.

Trương Gián Chi cố gắng từ Hầu phủ đến nhà, khi về tới giường thì cơn buồn ngủ ập tới không thể cưỡng được. Nhưng chợt nhớ ra gì đó liền gắng đứng lên, cầm giỏ trúc đặt trong tay mẫu thân nói:

- Mẹ hãy nếm thử đi, đây là điểm tâm Vân phủ, mẹ ăn xong sẽ biết mỹ vị là thế nào, đây là Hầu phủ đáp lễ.

Lão phụ nhân đỡ nhi tử nằm xuống, cởi áo ngoài rồi đút một ít nước, lại lấy khăn lau chân xong mới kéo chăn lên cho hắn. Ngẩn ra nhìn nhi tử một hồi mới quay về bàn bên cạnh ngồi xuống, mở giỏ trúc ra thì thấy điểm tâm bên trong tinh mỹ, hít một hơi thật dài hương thơm ngọt ngào từ trong tỏa ra, mùi vị ngon như vậy đã bao nhiêu năm bà chưa từng được thưởng thức?

Đầu ngón tay quệt một miếng bơ nhỏ cho vào miệng, bà không khỏi rên nhẹ, đây là thiên đường vị đạo sao?

**********

Nguyên nhân Vân Diệp không về được nhà thực ra không phải do hoàng đế không cho về, cũng không phải hoàng hậu giữ lại, mà là do y gặp nan đề. Thái tử điện hạ, Ngụy vương điện hạ, cùng với y phải thay công chúa được sủng ái nhất Đại Đường - Hủy Tử công chúa Lý Minh Đạt, giải quyết phiền phức to bằng trời của nàng, cẩu cẩu của nàng không chịu ăn cơm.

(Hủy: tê giác)

Vân Mộ tự nhận rất rành về việc này, mang theo đại cẩu của mình tới xem cẩu cẩu của Hủy Tử vì sao không ăn cơm, nhưng rất nhanh đã quay lại, Vượng Tài thì cụp đuôi chạy về, trông có vẻ rất chật vật. Xem chừng cẩu cẩu của công chúa không đơn giản, có thể đem dọa cho Vượng Tài hung hãn sợ đến như vậy, nhất định nó phải là một mãnh thú.

Ở Trường An, nhà phú quý có nuôi linh miêu (Lynx) hay báo không phải là điều gì quá kì lạ, cho nên việc công chúa được yêu quý nhất Đại Đường có nuôi hai con bò tót cũng là chuyện thường.

Phải biết rằng tiên sinh trong thư viện khi rảnh rỗi không có việc gì thì thường gây giống để tạo linh miêu đời thứ ba loại nhỏ. Hiện tại cũng đã có hiệu quả ban đầu, chí ít chòm lông quanh tai đã biến mất, hình thể cũng nhỏ bớt, tính cách cũng trở nên ôn hòa hơn. Theo như tiên sinh thư viện nói, khoảng hai đời nữa, linh miêu sinh mới chỉ còn chục cân, nhưng dù như vậy Vân Diệp cũng không dám tưởng tượng đến cảnh một thiếu nữ ôm một con linh miêu chục cân bước chậm rãi vào hoa viên.

Quý nhân trong cung thích nhất mèo Ba Tư, thậm chí xuất hiện thương đội chuyên môn vận chuyển mèo từ Ba Tư tới. Vốn từ đầu dùng để bắt chuột, nhưng hiện tại các quý phụ đều coi chúng như sủng vật.

- Cẩu cẩu không ăn cơm.

Hủy Tử bắt đầu nức nở lay áo Lý Thái, Lý Thái đấm đấm lên đầu nói với Hủy Tử:

- Hủy Tử à, tứ ca vẫn cho rằng thực thiết thú không ăn thiết, hẳn là phải ăn thứ gì đó khác mới đúng.

Nghe Lý Thái nói xong, Vân Diệp phụt cả trà ra ngoài, vội hỏi:

- Ngươi nói lại lần nữa, cái quái gì vậy? Cái gì ăn thiết vậy?

- Từ Tần Lĩnh chạy ra ba con hoa hùng (gấu mèo) bị dân chúng bắt được, lại do quan phủ địa phương đưa đến hoàng cung, nói là thượng cổ dị thú thực thiết thú. Nửa tháng nay Hủy Tử cho nó ăn thiết nhưng nó không chịu ăn, kể cả bách luyện thiết cũng không chịu ăn. Trước đây trong hoàng cung cũng có thứ này, kết quả không chịu ăn gì đều chết đói.

Vân Diệp nghe đến đần cả người, trong đầu xuất hiện một cảnh tượng đáng sợ, tiểu cô nương mặt hoa da phấn đang rưng rưng, nhét một khối thiết vào miệng con hùng miêu đang đói đến lả, đó không phải là thật, hùng miêu từ trước đến giờ có khi nào ăn thiết? Chưa từng có luôn. Nghĩ tới đây Vân Diệp có chút phát điên, phải cứu hùng miêu ngay, nó trong hoàng cung bị một đám bá vương long tàn nhẫn vây quanh, tuyệt đối không sống quá mùa đông này.

Y vội chạy đến lồng cẩu cẩu của Hủy Tử, quả nhiên có ba con hùng miêu hai to một nhỏ vô lực nằm sấp trong lồng, con nhỏ thì đói sắp chết, ba con hùng miêu đều suy nhược, bộ dạng rất đáng thương. Nếu như chuyện này xảy ra ở hậu thế, thì dù Hủy Tử có khả ái đến mấy cũng sẽ bị người của toàn thế giới chán ghét, chỉ cần nhìn từng cục thiết xanh trong lồng thì biết, chắc chắn là loại thiết tốt nhất. Để tiện cho hùng miêu ăn, Tương Tác giám còn chia thiết riêng thành từng thanh nhỏ. Đống thiết trong lồng còn được bôi mật ong lên, xem chừng là do đám thị thấy hùng miêu không chịu ăn nên bôi vào, cho rằng khi hùng miêu liếm mật thì tiện miệng ăn luôn cả thiết.

- Ta cũng thấy hoa hùng ăn thiết có chút quái lạ, cái tên thực thiết thú cũng vậy, giống như ngựa của ngươi là Vượng Tài, mèo của ta gọi Tố Phong giống nhau, đều chỉ là tên gọi.

Lý Thừa Càn gãi gãi đầu nói với Vân Diệp.

- Trước đây trong hoàng cung từng nuôi chúng rồi sao? Lẽ nào ta chưa nói cho các ngươi lai lịch của nó sao?

Vân Diệp kỳ quái hỏi, từ xưa đến nay Quan Trung, Thục trung, Lũng Nam là nơi hùng miêu sinh sống, mọi người đều gọi nó là hoa hùng, trong hoàng cung dị thú hiếm quý rất nhiều, sao có thể không có hùng miêu?

- Ây chà, Lan Lăng có từng nuôi, nhưng giờ Lan Lăng lúc nào cũng ở thư viện, cả ngày không thấy bóng dáng, Hủy Tử tuổi còn nhỏ, không biết cũng phải.

Lý Thái ra dáng chuyện gì cũng biết, như không có chuyện gì nói cho Vân Diệp tao ngộ bi thảm của hùng miêu trong hoàng cung, trong khi rõ ràng chính hắn cũng không biết.

Cũng may trong hoàng cung cũng có trúc, Vân Diệp bèn sai nội thị đi hái một ít lá non bỏ vào lồng, hùng miêu lập tức động đậy, vơ lấy lá trúc bắt đầu nhai ngấu nghiến, xem chừng rất đói. Về phần đống thiết Vân Diệp đã phân phó nội thị mang đi, chủ ý dại dột như thế cũng không biết là do ai nghĩ ra.

*****

Hủy Tử vỗ đôi tay nhỏ cười to, cười một lúc thì dừng lại, trong đầu nghĩ muốn ngày mai Vân Diệp tiếp tục vào hoàng cung giúp nàng nuôi cẩu cẩu. Cho tới bây giờ nàng vẫn coi hùng miêu là cẩu cẩu như cũ.

Mặc dù có thể lập một vườn nuôi hùng miêu, thế nhưng Lý Thừa Càn ôm Hủy Tử nói;

- Vân Diệp không thể chỉ nuôi cẩu cẩu cho muội được, y còn hải nghĩ cách giúp phụ hoàng chăm lo cho bách tính thiên hạ, Hủy Tử thiện lương chịu khó vậy, mang ba con hoa cẩu cẩu cho Vân Diệp, để y nuôi trong thư viện, rồi từng tháng đến thăm chúng là được.

Học sinh thư viện đang nghỉ định kì, trong thư viện vắng ngắt, chỉ còn vài học sinh học thêm ở lại ra sức học hành, vì thời gian nghỉ ngơi chỉ có nửa tháng, không đủ cho họ về nhà rồi quay lại.

Từ mùng một đến 15 là thời gian cả thiên hạ ăn mừng, học sinh ở lại khó tránh khỏi nhớ nhà, có điều những nỗi niềm này cũng không thể biến thành các áng thi ca mĩ lệ, bởi sự xuất hiện của ba con hùng miêu dáng điệu thơ ngây.

Trên núi vẫn còn một mảnh trắng xóa, trúc đều bị đại tuyết ép gẫy. Vào đông hùng miêu không tìm được nơi có thức ăn nên mới mò ra khỏi núi, tất cả động vật đều cần muối, cho nên khi hùng miêu vào nhà bách tính, phát hiện nồi sắt trong nhà bách tính còn dính chút muối mặn, lúc này mới liếm nồi sắt không ngừng. Có con hùng miêu hăng quá còn liếm nát cả nồi sắt, bị bách tính thấy được mới ngộ nhận hùng miêu là quái thú ăn thiết.

Khi chúng được chuyển đến thư viện thì không còn chuyện thê thảm như vậy xảy ra nữa, các học sinh ở lại khi nghe tao ngộ của hùng miêu thì rất thương cảm và quan tâm đến chúng. Lễ mừng năm mới mọi người đều được phát bánh ngọt, nhưng bọn họ thà nhỏ dãi bên cạnh cũng phải đút bánh cho hùng miêu. Về phần lá trúc thì phải chia buồn với đám cây trúc quanh thư viện, lá non lá già đều bị vặt trụi, còn có học sinh chịu khó chuyên môn đi tìm măng mùa đông cho chúng nữa.

Hùng miêu có lẽ thực sự chỉ thích hợp sống trong sự yêu thương của nhân loại, ba con hùng miêu nhanh chóng hồi phục lại thân thể tròn vo, giờ dù có xua chúng ra khỏi thư viện chúng cũng không chịu đi, cả ngày ở trong thư viện chạy đông chạy tây, còn chiếm tòa giả sơn làm cứ điểm của mình, rõ ràng là chúng biết học sinh đang phải hong chăn mền làm ổ cho chúng, vậy mà chúng cứ tiêu dao không để ý đến ai.

Chúng cũng không bộc lộ dã tính, không chặn đường học sinh bưng cơm, mà mỗi khi nghe tiếng chuông vang lên, một nhà ba con sẽ đến ngồi chờ ngoài cửa chứ không dám đi vào, chúng biết đầu bếp mập mạp sẽ dùng cán chổi đuổi chúng ra ngoài.

Đám đầu bếp thấy chúng thức thời thì cũng vui vẻ, nên mỗi lần nấu cơm đều nấu thừa ra một ít, rồi cho vào một cái máng để cho chúng ăn.

Hủy Tử đến thăm bọn chúng một hồi rồi về, Vân Diệp không cho nàng tới gần đám hùng miêu, ai biết lúc nào nó sẽ nổi điên. Hủy Tử luôn muốn được như Vân Mộ, lắp yên cho hùng miêu để cưỡi chúng đi dạo, đáng tiếc thân thể nàng nhu nhược, hơn nữa nàng bị bệnh tim bẩm sinh, cho nên mong muốn của nàng đều không thể thành hiện thực.

Tiểu Hủy Tử từ đáy mắt luôn xuất hiện tơ máu hồng, mười móng tay cũng có màu xanh trông yếu ớt, Tôn Tư Mạc đã dùng rất nhiều dược vật, thế nhưng cũng không có nhiều hiệu quả.

Vân Diệp biết đứa bé này không sống quá 12 tuổi, cho nên với nàng rất khoan dung. Lý Nhị, Trưởng Tôn, Lý Thừa Càn, Lý Thái đều biết, chỉ cần là thứ muội tử muốn, thì dù là sao trên trời cũng sẽ tìm cách hái xuống.

Chỉ cần Vân Mộ có thì Vân Diệp cũng chuẩn bị cho Hủy Tử một phần như vậy, đại cẩu trong nhà cũng tìm cho nàng một con ngoan ngoãn nhất. Lý Thừa Càn thì tìm thợ giày tốt nhất, chế tạo cho nàng một bộ yên ngựa vô cùng xinh đẹp, có thể đeo lên thân đại cẩu. Tuy rằng không được như Vân Mộ cưỡi Vượng Tài xung phong, nhưng để nội thị dắt đi dạo vài vòng thì cũng được.

Sống trong sự nuông chiều như vậy, Hủy Tử vẫn không bị nhiễm thói xấu, tiểu cô nương 5 tuổi đang cố gắng học thư pháp, hơn nữa tư chất thông minh, bản tính hiền lành càng làm cho tất cả mọi người trong hoàng cung thương yêu nàng.

Tấn Dương công chủ chính là phong hào của nàng, Lý Nhị dành tặng danh hiệu cao quý nhất này cho nữ nhi suy nhược, chỉ hy vọng phúc uy cường đại của đế quốc có thể giúp nàng kéo dài dương thọ.

Nhưng thời gian thì vẫn vội vã trôi đi, nên khi Hủy Tử nhận ra người trong thư viện càng ngày càng nhiều thì mới biết học kỳ mới đã bắt đầu rồi. Nàng vốn không thích hoàng cung hoàng cung thanh lãnh, chỉ thích được như những tiểu thiếu niên trong thư viện kia, còn có Lý Cương tiên sinh râu bạc, vì lão nhân gia luôn chơi đùa với nàng, còn được phó dịch trong thư viện dẫn đi dạo chơi. Thỉnh thoảng khi xem ba con cẩu cẩu ngủ, nàng cũng mơ màng ngủ theo.

- Vân Diệp, bệnh tình Hủy Tử thực sự ngươi không có cách nào sao?

Đôi khi Lý Cương nhìn tiểu hài tử đang ngủ mà hỏi Vân Diệp, không biết đã là lần thứ mấy hỏi rồi.

- Không có cách nào, bệnh của nàng là do bẩm sinh đã phát triển không được hoàn toàn, hơn nữa còn là tâm mạch thượng bệnh kinh khủng nhất. Tôn đạo trưởng nghiên cứu rất nhiều phương thuốc, tuy rằng có thể nhất thời đề cao khí huyết, thế nhưng không thể được như vốn có. Nếu như gia sư còn sống, nói không chừng có thể mở ngực tu bổ tâm mạch nàng. Nhưng chúng ta thì không thể làm được như vậy.

Vân Diệp mượn gia sư để nói thay phương pháp chữa bệnh hiện đại của hậu thế. Tại hậu thế, nếu có gia thế khổng lồ như vậy thì thậm chí có thể thay cả tim, bệnh của nàng hẳn là chữa không khó.

Lý Cương vỗ tay vịn ghế thở dài một trận, lại bắt đầu lên lớp Vân Diệp theo dị nhân mà không chịu học dị thuật, mà lại đi học vài thứ nhăng nhít.

Đối với việc này Vân Diệp cũng chỉ đành ậm ừ cho qua.

**********

(Phong thiện: lên Thái Sơn tế trời)

Khai trường xong, thư viện cũng trở lại không khí như ngày thường, ngoại trừ xuất hiện thêm ba con hùng miêu thì dường như không có gì thay đổi, các nữ hài tử rất thích đám hùng miêu xinh xắn, vì vậy rất nhanh các nữ tử trong thư viện đã rộ lên phong trào làm hùng miêu bố ngẫu (gấu vải), Hi Mạt Đế Á cũng không ngoại lệ, con bố ngẫu to nhất chính là của nàng.

Một năm qua Đại Đường xảy ra một sự kiện vô cùng trọng yếu. Lý Nhị thấy quốc khố tràn trề, tướng sĩ hung mãnh, vạn quốc đến triều, tự thấy chiến công của mình đã đủ để báo thiên, cho nên mới dự định đến Thái Sơn phong thiện, còn dẫn theo Tấn Dương, để nàng có thể hưởng một chút số mệnh quốc gia, nói không chừng bệnh tình Tấn Dương sẽ không thuốc mà lui.

Ngụy Trưng đánh chết cũng không đồng ý, dâng sớ nói quốc gia hiện tại từ Lạc Dương, Đông Trực đến bờ Đông Hải ngàn dặm hoang dã, người ở thưa thớt, chó gà không thấy, trăm nghề khó khăn, nếu lúc này đi Thái Sơn phong thiện, nhất định sẽ càng khiến bách tính Sơn Đông khổ sở nhiều hơn.

Chỉ bằng câu nói này, Vân Diệp thấy Lý Nhị có thể nói đã thất vọng về Ngụy Trưng đến cực điểm. Để ngăn hoàng đế đến Sơn Đông phân hoá hào môn, Ngụy Trưng bắt đầu nói nhảm.

Nếu như là 5 năm trước, những lời này của Ngụy Trưng không sai lấy một điểm, thế nhưng hiện tại những lời này không còn đúng. Khi hoàng đế hạ lệnh lưu dân quy điền, đã có vô số lưu dân trốn ở rừng sâu núi thẳm đã trở về với gia viên ngày trước, bắt đầu trùng kiến gia hương của mình. Pháp lệnh ba năm không thuế của triều đình đã chiêu cáo thiên hạ, khoai tây cũng được phổ biến khắp nơi, Đăg Châu, Lai Châu, những nơi này đã bắt đầu hình thành nên những thành thị lớn. Tấu chương của Thứ sử Đăng Châu muốn xây dựng thêm thành trì đã đặt trên bàn hoàng đế hơn một tháng. Bây giờ lão nói Sơn Đông khó khăn là thế quái nào?


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-1385)


<