Vay nóng Tinvay

Truyện:Đại Đường đạo soái - Hồi 555

Đại Đường đạo soái
Trọn bộ 722 hồi
Hồi 555: Văn hóa há có thể nói diệt là diệt?
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-722)

Siêu sale Shopee

Về phần Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối không phát biểu ý kiến.

Bọn họ không nghiêng về bên nào, cũng không tham gia vào hàng ngũ tranh cãi.

Lấy xuất thân mà nói, hai người Phòng Đỗ đều sinh ra trong dòng dõi thư hương, là đệ tử Nho gia chính thống. Tuy nhiên bọn họ không cứng nhắc như phần lớn các học tử Nho gia khác, hiểu được biến báo. Ví dụ như trị quốc, hai người đều là anh kiệt đương đại, thân mang hùng tài, khi xử lý chính vụ, từ lâu phát giác tri thức Nho gia thông thường căn bản không đủ để xử lý rất nhiều chuyện trong thiên hạ, linh hoạt biến báo lấy cờ hiệu Nho gia, lấy thủ đoạn Pháp gia xử lý. Đối với tranh chấp Phật Nho này, bọn họ giữ thái độ trung lập.

Lý Thế Dân trước kia cũng có suy nghĩ như vậy, so với các đế vương tầm thường, tư tưởng của hắn khai sáng hơn nhiều. Hắn cũng không như Tần hoàng Hán Võ, lấy học thuyết trói buộc tư tưởng, đạt được mục đích khống chế bách tính, phương thức của hắn có khuynh hướng nghiêng về tư tưởng "Vô vi nhi trị" thời kỳ sơ Hán, nhà nước không can thiệp vào cuộc sống của người dân. Bách tính thích cái gì, để cho bọn họ tự do lựa chọn.

Cũng vì như vậy, Đại Đường mới có bầu không khí văn hóa trong sáng như ngọc.

Lý Thế Dân cũng không ghét hòa thượng. Trong ấn tượng của hắn, một đám hòa thượng còn từng giúp hắn một tay trong quân sự, đó là chuyện xảy ra khi hắn đánh Vương Thế Sung.

Mùa xuân năm Võ Đức thứ tư, lúc đó Lý Thế Dân chiến công đốc quân tác chiến với Vương Thế Sung. Vương Thế Sung cũng được xem là loạn thế kiêu hùng, nhưng so với Lý Thế Dân thì hoàn toàn không bằng. Chỉ trong hai tháng, Vương Thế Sung đã thất bại thảm bại, thế nhưng vì Đậu Kiến Đức suất binh tiếp viện, chiến cuộc tạm thời trở nên phức tạp. Chiến trường lúc đó chủ yếu ở gần Lạc Dương, ở giữa Lạc Dương và Thiếu Lâm Tự có một ngôi chùa được Tùy Văn Đế ban cho Thiếu Lâm Tự, ở phía tây bắc của chùa năm mươi dặm, địa thế hiểm yếu, là khu vực binh gia nhất định giao tranh. Vương Thế Sung chiếm cứ làm của riêng, biến thành cứ điểm quân sự, để cháu trai là Vương Nhân Tắc trú đóng, còn mình dẫn binh đóng ở Lạc Dương cách đó không xa, tiện lợi hô ứng cho nhau, chống cự Đường quân. Thiếu Lâm Tự làm sao cam tâm để gia viên bị chiếm lấy, ngày 27 tháng 4, hòa thượng Thiếu Lâm Tự liên hợp với thủ hạ của Vương Nhân Tắc là Hoàn châu tư mã Triệu Hiếu Tể, nội ứng ngoại hợp, bắt được Vương Nhân Tắc giao cho Đường quân. Ba ngày sau, Lý Thế Dân đã tiến hành ban thưởng một mảnh đất rộng 4000 mẫu, một cối nghiền bằng sức nước.

Đây chính là chân tướng lịch sử của "Mười ba côn tăng cứu Đường vương". Không có đao quang kiếm ảnh, không có máu chảy đầu rơi, không có mỹ nữ ái tình, tin rằng không ai ngờ rằng một câu chuyện lịch sử vô cùng đơn giản như vậy, sau này lại được hậu thế thổi thành sự tích "Mười ba côn tăng cứu Đường vương".

Mặc dù đây là công tích vô cùng nhỏ, nhưng Lý Thế Dân là người tương đối hoài niệm, cũng không quên được, nhưng chuyện hôm nay lại khiến hắn tăng thêm ác cảm với hòa thượng và Phật giáo, trong lòng cũng nổi lên ý niệm diệt Phật, mà ý niệm này càng lúc càng thêm hiện rõ trong đầu.

Ngụy Chinh cương trực, chính trực vô tư, nhưng nếu nghĩ hắn là một người thành thật hiền lành thì nhầm to. Chỉ có người quen biết Ngụy Chinh mới biết được, con người này mặt thiện tâm đen, hắn đã không làm chuyện xấu thì thôi, nếu đã làm sẽ làm cho đến cùng.

Ngụy Chinh là người từ trước đến nay không chủ chiến, diệt sạch chủng tộc, không chỉ giết sạch người Đột Quyết, còn muốn hủy diệt đồng cỏ mà người thảo nguyên dựa vào để sinh tồn, để cho bọn họ cả đời không thể xoay chuyện.

Kế sách này ngay cả Lý Thế Dân cũng giật nảy mình, cuối cùng hắn quyết định "Hưng diệt kế tuyệt", cũng không tiếp thu kế sách của Ngụy Chinh.

Lúc này người thành thật lại âm thầm lộ ra răng nanh của mình.

Một khi trái tim của người hiền lành đã bị nhuộm đen, kết quả sẽ rất đáng sợ.

Ngụy Chinh muốn diệt Phật, cũng không có tư tâm, chỉ là kiến giải cá nhân. Theo hắn thấy, trong Phật giáo có rất nhiều thứ hư vô mờ mịt, nhất là cách nói luân hồi, càng là lời nói vô căn cứ, là luận điểm lừa gạt bách tính, thuộc về tà ma ngoại đạo, đối với loại tà ma ngoại đạo này, nhất định phải tiêu diệt tận gốc.

Hắn không chút khách khí đắc đạo:

- Bệ hạ, lý luận Phật gia đều là lời nói vô căn cứ lừa dối bách tính... Bên trong xúi giục thế nhân chặt đứt thất tình lục dục, tứ đại giai không, nhưng thực sự là vô cùng buồn cười. Thần có một bằng hữu... Không, thần đã cắt dứt với hắn, hắn còn không có tư cách làm bằng hữu của Ngụy Chinh. Người này từ trẻ đã có tài học, ở địa phương có thể xem là tài tử có một không hai, người nhà hi vọng hắn có thể làm rạng rỡ tổ tông. Mẫu thân ngày đêm làm lụng vất vả, để hắn học bài, thê tử cày cấy ruộng đồng, nuôi hắn, chỉ mong nhìn thấy trượng phu có ngày thành đạt.

Nhưng khi trượng phu vào kinh đi thi, ở lại chùa miếu, bị hòa thượng lừa bịp, từ bỏ tất cả, xuất gia làm sư, vứt bỏ trần duyên. Kết quả lão nhân gia nghe nói tin tức, tức chết ở nhà. Nhưng tên khốn khiếp đó cũng không thèm để ý. Thê tử mang theo hài tử chưa tròn một tuổi, dọc đường nhai ăn xin, tìm đến chùa xin cầu kiến gặp mặt. Nhưng trượng phu vẫn né tránh không gặp, luôn miệng nói mình đã chặt đứt tất cả tình duyên, nguyện cả đời ở chùa. Hành vi như vậy có khác gì súc sinh?

Ngụy Chinh vô cùng đau đớn, chuyện này cũng không phải hắn nói bừa, mà là chuyện có thật. Trượng phu đó là hảo hữu đồng hương củ hắn, sau khi hắn biết tin, lập tức tuyệt giao với trượng phu kia, đồng thời kêu người đưa lộ phí sinh hoạt cho mẹ con nhà nọ.

Việc này Ngụy Chinh ghi nhớ trong lòng, cũng bởi vậy chán ghét Phật gia đến cực điểm.

Theo hắn thấy lý luận của Phật gia kêu một người vứt bỏ hiếu nghĩa thì chẳng khác nào súc sinh.

Hiện nay lại thấy các hòa thượng lấy tiền mồ hôi nước mắt của bách tính đi tiêu xài lãng khí, càng khiến hắn chán ghét hơn, nghiêm nghị nói:

- Học thuyết Phật gia không chỉ lừa gạt đầu độc nhân tâm, còn chiếm dụng vô số tài nguyên, ảnh hưởng đến phát triển của quốc gia. Vi thần đề nghị, phá huỷ tất cả tượng phật, thu hồi tất cả ruộng đồng, để tất cả tăng nhân hoàn tục. Tượng phật bị phá sẽ giảm bớt áp lực kinh tế, ruộng đồng phân phát cho bách tính, trấn an dân tâm, tăng thêm sản lượng lương thực, về phần tăng nhân hoàn tục để bọn họ làm nghề nông cũng tốt, thương nhân cũng được. Dù sao đi nữa đều có thể cống hiến cho Đại Đường ta, tốt hơn làm hòa thượng gì đó rất nhiều.

Lý Thế Dân liếc nhìn Ngụy Chinh, biết hắn đã hạ quyết tâm, cũng dị động theo, Đại Đường sắp sửa nghênh đón Tiết Duyên Đà chinh phạt, về mặt tài lực có chút căng thẳng, nếu phá hủy tất cả tượng phật trong cảnh nội Đại Đường sẽ tăng thêm một phần thu nhập cho quốc gia.

Về phần thu hồi ruộng đồng, để tăng nhân hoàn tục cũng là hành động lợi quốc.

Chỉ có điều diệt phật đại quy mô như vậy có thể dẫn tới rung chuyển cho quốc gia hay không.

Đây là chuyện mà bậc đế vương phải suy nghĩ trước tiên.

Lý Thế Dân nhìn Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, dự định trưng cầu ý kiến của hai phụ tá đắc lực.

Nhưng hai người bọn họ cũng không có nhiều lý giải về Phật gia, cũng không thể đưa ra ý kiến hợp lý.

Nhưng Đỗ Như Hối lại khó hiểu nói một câu:

- Văn hóa há có thể nói diệt là diệt?

Đúng vào lúc này, ngoài điện truyền đến tin tức Đỗ Hà cầu kiến.

Lý Thế Dân chấn động tinh thần, vội vàng kêu người truyền Đỗ Hà tiến điện. Bọn họ cũng không hiểu tình huống chi tiết, chỉ là căn cứ vào tin tức truyền đến bàn bạc thương nghị. Hắn vẫn muốn nghe Đỗ Hà kể xem chuyện này rút cuộc như thế nào, sau khi tìm hiểu tình huống thật sự mới đưa ra quyết định.

Đỗ Hà ở ngoài điện, vừa lúc nghe được lời nói của Ngụy Chinh cũng âm thầm líu lưỡi, không ngờ Ngụy Chinh lại là người âm độc như vậy. Đề nghị của hắn không thể gọi là không đại khoái nhân tâm, Đỗ Hà thật sự có tâm tình vỗ bàn trầm trồ khen ngợi. Nhưng sau đó nghe phụ thân nói, hắn lại nhíu mày. Hắn biết phụ thân mình, luận về mưu lược có lẽ không bằng Phòng Huyền Linh, nhưng tầm nhìn đại cục lại hơn xa rất nhiều người. Hắn sẽ không tùy tiện mở miệng, một khi mở miệng nhất định là đưa ra đáp án phù hợp chân lý nhất.

Đỗ Hà tỉ mỉ đẽo gọt, suy nghĩ hồi lâu mới minh bạch ý tứ của Đỗ Như Hối, trong lòng bội phục ánh mắt nhìn xa trông rộng của phụ thân, cũng có quyết định.

Sau khi được triệu kiến, Đỗ Hà tiến vào trong điện.

Dưới câu hỏi của Lý Thế Dân, Đỗ Hà cũng kể lại tường tận mọi chuyện. Nhưng đến vấn đề có liên quan đến Lý Thừa Càn, Đỗ Hà hầu như lướt qua không nói, thỉnh thoảng đề cập đến cũng chỉ là nói qua. Lý Thế Dân đối đãi với hắn không tệ, Đỗ Hà cũng không định trước mặt bao nhiêu người nói xấu nhi tử của hắn.

Nhưng không ai hiểu con bằng cha, cho dù Đỗ Hà không đề cập tới, Lý Thế Dân lẽ nào không nhìn ra vấn đề? Sắc mặt hắn cũng thoáng lộ vẻ khổ sở: làm người phụ mẫu, không ai không kỳ vọng vào hài nhi của mình, cho dù biết rõ Lý Thừa Càn làm người như thế nào, nhưng trong đáy lòng vẫn không thể nảy sinh chờ đợi, hi vọng hài tử có thể sửa đổi.

Nhưng biểu hiện của Lý Thừa Càn là xác minh chân chính cho một câu ngạn ngữ, giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, kỳ vọng càng lớn, thất vọng cũng lại càng lớn.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-722)


<