Vay nóng Tima

Truyện:Anh hùng Lĩnh Nam - Hồi 29

Anh hùng Lĩnh Nam
Trọn bộ 40 hồi
Hồi 29: Bây Giờ Rõ Mặt Đôi Ta - Biết Đâu Rồi Nữa Chẳng Là Chiêm Bao
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-40)

Siêu sale Lazada

Một lát sau, hai tên gia nhân đến mở cửa khoang dẫn Đào Kỳ lên mặt thuyền. Thì ra, đây là một chiếc lâu thuyền của người đi biển. Trên boong có đến ba cột buồm lớn. Mỗi cột buồm có năm cây. Một cây thẳng đứng trên có móc sắt móc dây kéo cột buồm. Bốn góc tỏa ra bốn cột để treo các cánh buồm. Từ trên mặt có bốn cửa để đi xuống hai tầng dưới. Cửa có cánh đóng chắc chắn, tránh sóng gió tung nườc vào khoang thuyền. Đào Kỳ nhìn ra đó là một chiếc thuyền của người Hán. Thủy thủ đứng trên mặt để chiến đấu. Tầng thứ nhất chia thành nhiều phòng. Từng thứ nhì có nhiều cửa sổ, mỗi cửa sổ là hai mái chèo. Tầng này, thường ngày dùng làm phòng ăn. Khi hữu sự, đó là phòng của các thủy thủ chèo thuyền. Tầng dưới cùng để chứa lương thảo, nước ngọt và giam tù nhân.

Nghiêm Sơn là Lĩnh-nam công, ở Luy-lâu chàng có ba chiến thuyền được sửa đổi trang trí để du ngoạn. Chàng đã đưa Thiều Hoa, Đào Kỳ xuống du thuyền ngắm trăng. Nên khi vừa bước lên sàn thuyền, Đào Kỳ đã nhận ra. Chàng đưa mắt nhìn phía trước, cột buồm treo lá cờ màu đỏ, thêu chữ Thái-hà rất lớn. Trên thuyền tráng đinh đi lại hùng tráng, lưng đeo vũ khí, người đều nghiêm trang, tỏ ra chủ nhân trị người rất kỷ luật.

Chàng liếc nhìn phía trước, phía sau, bất giác giật mình: Tổng cộng có đến năm chiến thuyền, dàn thành hình chữ nhất, đang tiến xuôi dòng nước. ChànG tự hỏi:

– Trong năm con thuyền này, có đến trên ngàn tráng đinh. Những người này ta chưa hề gặp mặt, chắc không phải là người của Thái hà trang. Có lẽ thuộc những trang, những châu của đệ tử Lê Đạo Sinh. Lê đi đâu mà muốn tráng đinh theo thế này?

Tráng đinh mở cửa một phòng, đẩy chàng vào. Trong phòng chỉ có vợ chồng Song quái với Tường Quy bị trói ngồi đấy. Mặt nàng ủ rũ, nước mắt chảy dài, trông giống như một đóa hoa nhài đầy sương mai.

Vũ Hỷ nhìn Đào Kỳ cười ; – Đào công tử! Đêm qua ngủ ngon chứ?

Đào Kỳ nổi giận định lên tiếng thống mạ, nhưng chàng chợt nghĩ lại: Mình là con một chưởng môn phái Cửu chân, giòng dõi vua An Dương, trải qua bao đời là người nhân nghĩa đạo đức. Võ công mình lại đứng hàng đầu Lĩnh Nam, mình lại là người đọc sách, vậy phải áp dụng câu của Khổng tử: Người quân tử dù gặp cảnh ngộ nào cũng nhàn nhã, thanh thản. Chàng tự lập lại Quân tử thãn đãng đãng. Vi vậy, chàng cười đáp lại:

– Đa tạ Phong-châu nhị vị. Đêm qua tại hạ được ngủ một giấc ngon. Cảnh trí đêm trăng mười sáu, du thuyền trôi trên sông Hồng. Cảnh yên tỉnh của trăng, cảnh sóng reo của sông nước, trước vẻ hùng vĩ, nên thơ của đất Lĩnh Nam, tưởng không còn gì khoái lạc hơn.

Phương Anh cười tủm tỉm:

– Tôi tưởng ngày đêm qua Đào công tử bay lên cung trăng cùng với Hằng Nga chứ đâu có ở dưới trần thế? Công tử! Người giận chúng ta vô ích đấy. Ta nghe ngươi là đệ tử của Lục Mạnh Tân tiên sinh, tất đã thông đạt đạo lý mới phải chứ?

Đào Kỳ chợt nhớ lời cha dạy:

– Phàm làm người phải biết ân oán cho phân minh. Lễ nghĩa cho đầy đủ. Ơn là ơn, oán là oán. Không nên lấy ơn làm oán. Cái gì của quân thù tốt, phải công nhận là tốt. Cái gì của mình xấu, cũng phải biết là xấu. Đừng có cái lối: cái xấu của ta là của người, cái tốt của người là của ta. Như vậy là thiếu minh mẫn.

Đêm qua, chàng tuy bị khóa tay giam dưới khoang thuyền, nhưng được Tường Quy ở bên cạnh, quả tình chàng đã quên mất cả thế gian. Lời nói của Phương Anh không sai. Lời nói của Phương Anh không sai. Chàng tuy bị giam nhưng được gần Tường Quy, được hưởng diễm phúc hiếm có. Chàng nghĩ:

– Trên đời này ta chỉ có ba điều khoái lạc. Một là phục được VIệt phản được Hán. Điều này ta đã làm được nhiều rồi tuy chưa thành công, nhưng cũng gọi là có kết quả không ít. Thứ nhì là được sống bên cha mẹ ta. Điều này, ta đã được hưởng đến 13 năm, kể cũng không ít. Còn điều thứ ba, ta mơ ước được ở bên Tường Quy. Hồi ở Thái hà, ta được nàng đưa xuống thuyền đánh đàn cho nghe. Hồi ở Đăng-châu, ta với nàng được gần nhau suốt đêm trên hoang sơn. Sau nàng tặng cho ta bộ áo lụa xanh. Đêm đêm, ta thường áp mặt vào, hôn bộ quần áo đó. Y phục của nàng mang theo hương thơm, cho nên dù có Phương Dung bên cạnh, ta vẫn không quên được nàng. Chú thím ta đã hỏi Phương Dung cho ta. Nàng với ta là bạn tri kỷ, nhưng ta gặp nàng, khi hình bóng của Tường Quy đã in sâu trong lòng ta. Ừ nhỉ! Tại sao Tường Quy không làm được những việc như Phương Dung? Tình cảm của Phương Dung không được đằm thắm như Tường Quy.

Trong phút chốc Đào Kỳ tự than: Tường Quy là người ta yêu. Phương Dung là tri kỷ của ta. Than ôi! Người ta yêu không phải là tri kỷ, người tri kỷ lại chẳng phải là người ta yêu.

Chàng nhìn Tường Quy cười:

– Hai vị bảo rằng đêm qua ta được lên cung trăng, thực phải. Ta nghĩ chỉ được trông thấy ánh mắt long lanh, khuôn mặt nhu mì của nàng, dù có bị giam vào cũi chó, chuồng trâu ta cũng cam lòng. Huống hồ còn được nàng ở bên cạnh một đêm, ta không oán hận hai vị đâu, hai vị nói đúng, ta cảm ơn hai vị.

Phương Anh nhìn Tường Quy:

– Trương phu nhân! Trước đây tôi nghe nói phu nhân lấy Trương công tử rồi nhưng lòng không vui, thường tơ tưởng đến người yêu, tôi không tin. Sau này tôi nghe nói Đào công tử nửa đêm đột nhập Huyện đường Đăng châu, vượt thiên binh vạn mã thăm phu nhân. Y bị phu nhân đâm một kiếm, thích một dao, đánh một chưởng suýt bỏ mạng đến như vậy. Y muốn được chết dưới tay phu nhân đấy. Hồi đó ta tưởng phu nhân vì bảo vệ thanh danh mà đâm, mà giết y, nay ta mới biết là không phải. Võ công y đâu phải tầm thường. Y thuộc vào hàng cao nhân đệ nhất đương thời. Ngày nọ, tại Thái hà trang y một chưởng đánh bại vợ chồng ta. Y đã tự nguyện đứng yên, để được phu nhân đánh, giết, quả thật trên đời này không có người thứ hai đa tình như vậy đâu. Đào công tử đa tình như thế, trách gì phu nhân chẳng ngày tưởng, đêm mơ? Trương phu nhân ơi! Ở đời chỉ cần được một tình lang như vậy, dù có chết đến muôn ngàn lần cũng đáng, phải không phu nhân?

Nguyên trước đây, Vũ Hỷ, Phương Anh là hai anh em ruột, cùng là đệ tử Nguyễn Thành Công, phái Tản viên. Họ yêu thương nhau, bị thầy cấm đoán, mới phản môn hộ đi lại trên giang hồ. Họ ưa làm những điều trái với luân lý, nên đời đặt cho biệt hiệu Phong châu song quái. Theo luân lý đương thời, người đàn bà có chồng bị người đàn ông nắm lấy tay, phải chặt tay đi để giữ danh tiết. Chị dâu sắp chết đuối, em chồng được cầm tay kéo lên để cứu sống mà thôi. Luân lý Khổng Mạnh dạy rằng: Nam nữ thụ thụ, bất tương thân, nghĩa là nam nữ muốn đưa vật gì cho nhau, phải để xuống rồi người kia cầm lấy, chứ không được cầm tay trao cho nhau. Chỉ có thầy thuốc là được đụng vào thân hình bịnh nhân mà thôi. Luân lý đó không được phổ biến áp dụng tại những gia đình bình dân người Việt. Còn trong các gia đình quý tộc như Huyện-lệnh Đăng-châu, Huyện-úy Bắc-đái thì vô cùng khắt khe. Tường Quy là con Chu Bá lấy con trai Trương Thanh, cả hai gia đình đều thuộc loại quý tộc nên áp dụng luân lý rất chặt chẽ. Thế nhưng Tường Quy lại hẹn hò tình tự với Đào Kỳ, đó là tội nặng. Theo luật nhà Hán của Tiêu Hà, nàng sẽ bị tội phanh thây. Tội nhân sẽ bị xử như sau: Tội nhân sẽ bị đem ra giữa chợ, đánh trống tập hợp dân chúng đến xem đông đủ. Sau khi đọc bản án, người ta cột chân, tay, đầu tội nhân vào đầu năm con trâu, rồi dùng roi đánh chúng, cho chúng chạy ra năm phía. Tội nhân bị xé làm năm mảnh.

Thế nhưng Song quái lại khen, vì họ thấy nàng cũng có hành vi "quái" như họ.

Vũ Hỷ cầm cái bọc của Đào Kỳ để ra trước mặt:

– Đào công tử ta mạn phép lục lọi của ngươi đây. Phàm làm nam nhi đại trượng phu, phải làm cho đường đường chính chính. Chúng ta mời công tử tới đây, chỉ vì muốn tìm những võ công trong những tấm thẻ đồng của Vạn tín hầu để lại mà thôi. Ngươi đừng trách ta vô lễ.

Phương Anh mở bọc ra, đầu tiên thấy ba bộ quần áo của chàng, rồi tới một túi nhỏ, trong có mấy trăm đồng tiền, một nén vàng, mấy nén bạc. Đây là tiền Thiều Hoa cho chàng. Còn kho tàng của Lê Đạo Sinh, chàng chưa từng dùng tới. Phương Anh tiếp tục lục nữa thì thấy cái khăn gói một thẻ đồng. Y thị sáng mắt, mở ra coi, nhưng đó là lịnh bài của Lĩnh nam công mà Thiều Hoa đã cho chàng để dùng khi hữu sự. Từ khi có tấm lịnh bài đến giờ, chàng chưa dùng đến một lần.

Phương Anh cười:

– Đào công tử! Lệnh bài này do Quốc công cho ngươi hay ngươi lấy trộm? Ngươi cứ nói thực đi.

Đào Kỳ động tâm linh, vì hiện giờ, Vũ Hỷ là Đô sát quận Cửu chân, lại thống lĩnh hai trang Đào, Đinh, tức là dưới quyền sinh sát trực tiếp của Ngiêm Sơn. Chàng nghĩ có thể đem Nghiêm Sơn ra dọa y:

– Vũ phu nhân! Nghiêm đại ca là tỷ phu của tôi. Người đừng quên Tam sư tỷ Thiều Hoa là phu nhân Quốc công. Sư tỷ hồi nhỏ đã được cha mẹ tôi nuôi dạy cho tới ngày khôn lớn. Từ ngày lạc lõng cha mẹ, sư tỷ đã nuôi nấng tôi. Người là sư tỷ của tôi, nhưng thực ra đối với tôi e rằng còn hơn tình mẹ con nữa. Tôi ở với tỷ phu Nghiêm Sơn, dĩ nhiên tôi phải có lịnh bài này.

Vũ Hỷ nghĩ:

– Thằng nhỏ này con Đào Thế Kiệt, nó tự hào nhân nghĩa, lại là học trò Lục Mạnh Tân, chắc nó không nói sai đâu. Nghiêm Sơn lấy tam đệ tử của Đào trang là Thiều Hoa. Ta nghe nói Lĩnh nam công hết sức sủng ái cô vợ Việt này. Nàng nói gì cũng nghe. Phu nhân lại rất cưng chiều thằng nhỏ này. Tuy y đã 18 tuổi, mà phu nhân còn săn sóc y như vối một đứa trẻ. Đinh Công Thắng nói năm trước đây, phu nhân gặp Đào Kỳ ở trang Thượng hồng, đã không tỵ hiềm nam nữ, đến bồng y lên, khóc lóc thảm thiết. Bây giờ Lê Đạo Sinh bắt y, giao cho chúng ta khảo để tìm võ công. Tìm được thì không sao. Nếu không tìm được sẽ nguy to. Nếu tin này lan đến tai Nghiêm công, ta có thoát chết, cũng mất chức Đô sát Cửu chân. Thế là bao công phu, đạt được chút danh vọng, hóa ra một trường ảo mộng sao?

Y đưa mất nhìn vợ nh cùng thông cảm, rồi quyết định:

– Ta khám trong người y, nếu tìm được bí quyết võ công thì giết phắt y đi, rồi mai danh ẩn tích tập luyện. Khi ta đã có bản lãnh nghiêng trời lệch đất rồi, ta đâu cần sợ Nghiêm Sơn nữa? Còn nếu không có, ta phải đối xử với y thực tử tế. Sau này quốc công không trách ta được.

Y tiếp tục lục và thấy một tờ giấy. Y mở ra coi. Đó là sắc chỉ của Kiến vũ hoàng đế phong cho Tô Phương làm Đô sát quận Giao chỉ. Tờ sắc chỉ này, Đào Kỳ đã lấy được trong hành lý của Tô Phương ở Đăng châu.

Vũ Hỷ biết qua chuyện Tô Phương nên hỏi:

– Đào công tử! Cái này của Tô công tử, sao lại ở trong bọc của ngươi? Ngươi có biết Tô công tử hiện ra sao.

Đào Kỳ đã có lập trường cứ đổ tội lên đầu Ngũ kiếm là xong để chia rẽ Ngũ kiếm với Tô Định, nên trả lời:

– Ngũ kiếm với Tô Phương cùng kiếm được một kho tàng khá lớn, Ngũ kiếm giết Tô Phương đoạt hết. Tỷ phu ta khám Lan trang tìm thấy sắc chỉ này. Tỷ phu giao cho ta giữ để sáng mai đi cùng người vào phủ Thái thú, thì ta bị bắt tới đây.

Vũ Hỷ càng hoảng kinh:

– Vụ này lại liên quan đến phủ Thái thú nữa rồi.

Cuối cùng Vũ Hỷ thấy có một bọc nhỏ, rất nhẹ, gói bằng khăn lụa màu xanh, có giải đỏ buộc ngoài. Y từ từ mở ra và không khỏi ngẩn người. Bên trong có một bộ quần áo đàn bà bằng lụa xanh lá cây lợt. Chiếc áo có thêu một cành đào, màu sắc đỏ tươi trông rất sống động. Y lật ra xem trong có ghi chép bí quyết võ học gì không, nhưng chỉ thấy dưới cành đào có dòng chữ:

Thanh thanh tử khâm, Du du ngã tâm.

Nghĩa là: Tà áo xanh xanh, làm cho ta nhớ người, lòng buồn sầu không nguôi.

Nguyên bộ quần áo đó do Tường Quy gửi tặng Đào Kỳ ngày chia tay ở Đăng châu. Lúc nào Đào Kỳ cũng mang theo bên mình. Những lúc vắng vẻ, chàng lại đem ra ngắm, áp vào mặt tưởng tượng như đang áp mặt vào người nàng. Khi chia tay, Tường Quy đã viết cho chàng, nói rằng: Đã mặt bộ quần áo này một tuần, để quần áo mang hơi nàng theo chàng trên vạn dặm gian nan. Những uẩn khúc như vậy làm sao Vũ Hỷ hiểu nổi? Y nhìn Đào Kỳ và Tường Quy, thấy mặt hai người có sắc rất lạ lùng, nhưng y không đoán được chất lãng mạn trong người chàng và Tường Quy đến độ nào.

Phương Anh suy nghĩ không ra, hỏi:

– Đào công tử bộ quần áo này của Nghiêm phu nhân chăng?

Nhưng chợt mụ thấy rằng sai. Vì Thiều Hoa dáng người cao hơn. Nàng là đệ tử họ Đào, ắt không bao giờ dám thêu cành đào trước ngực như vậy. Thế bộ quần áo này chắc của Tường Quy, cho nên Đào Kỳ mới cất giữ cẩn thận như vậy.

Y thị nhìn Tường Quy:

– Trương phu nhân! Ngươi thực là người có diễm phúc. Ngươi cũng thực là người đa tình. Ngươi đã tặng cả quần áo của mình cho Đào công tử. Đào công tử lúc nào cũng mang theo bên cạnh. Trên thế gian này quả không có người thứ hai như Đào Kỳ đâu!

Tường Quy nhìn Đào Kỳ, trong lòng nàng cực kỳ sung sướng. Nàng đâu ngờ Đào Kỳ lại sủng ái nàng đến mức đó. Nàng bật thành tiếng khóc:

– Đào đại ca! Em... em dù có chết cũng không đền đáp được mối ân tình này của anh. Em... em làm anh bị bắt, anh có giận em không?

Đào Kỳ thở dài:

– Nếu bảo anh bị bắt là một tai họa, cũng không phải. Còn bảo anh bị bắt là điều không đúng. Anh đã nói: Chỉ cần được nhìn thấy em, dù có bị cắt da xẻo thịt anh cũng cam tâm. Huống hồ...huống hồ đêm qua, em đã ở cạnh anh suốt đêm, dù anh có chết đi mấy lần cũng không xứng đáng. Em đừng nghĩ đây là tai họa, có khi lại là điều may mắn của chúng ta.

Phong Châu song quái được Lê Đạo Sinh bày mưu thiết kế gây chia rẽ giữa Thái thú Nhâm Diên với Đào Thế Kiệt, Đinh Đại, đưa đến chuyện Nhâm Diên hành quân đánh phá hai trang, đưa Vũ Hỷ làm Đô sát thống lĩnh hai trang. Song quái đang là một cặp vơ(chồng nghèo khổ, lưu lạc giang hồ, đi đến đâu cũng bị đời khinh khi. Nay trở thành Đô sát, có hai trang cựu lớn, tiền rừng bạc biển, phú quý sung sướng, Vũ Hỷ lúc nào cũng nhớ ơn Lê Đạo Sinh. Nay nhân đại hội Tây hồ, vợ chồng y ra Bắc tham dự, rồi xảy ra vụ Lê Đạo Sinh bị Trần Đại Sinh đánh cho suýt mất mạng. Lê khám phá ra Đào Kỳ sở dĩ có võ công cao đến mức không tưởng tượng được, nhờ đã tìm được bộ Văn lang võ học kỳ thư. Lê bàn với vợ chồng Song quái bắt sống Đào Kỳ để tra hỏi các thẻ đồng. Họ nghĩ muốn bắt Đào Kỳ phải dùng Tường Quy. Lê Đạo Sinh viết thư cho Trương Thanh nói rằng y đau yếu, xin Thanh cho con dâu là Tường Quy về gặp ông ngoại. Tường Quy về gặp Lê Đạo Sinh, nàng đã khóc lóc thảm thiết vì ông chồng không ra gì. Lê Đạo Sinh lúc đầu không tin. Bảo rằng nếu đúng vậy, nàng phải tìm cách nào gọi Đào Kỳ đến, y sẽ gã nàng cho Đào Kỳ. Nàng tin thực. Không ngờ vì nàng mà Đào Kỳ bị bắt.

Song quái khám phá ra Đào Kỳ, Tường Quy là một cặp tình nhân hiếm có trên đời. Tự nhiên họ thấy có cảm tình với Tường Quy. Phương Anh nói:

– Trương phu nhân! Phu nhân muốn được cùng Đào công tử suốt đời bên nhau cũng không khó gì cả. Phu nhân chỉ cần khuyên Đào công tử trao cho ta các tấm thẻ đồng. Ta sẽ cúi đầu tạ lỗi, tha Đào công tử với phu nhân ra khỏi đây ngay. Hai vị tự do sống hạnh phúc bên nhau, có phải là duyên thắm, tình nồng không?

Tường Quy liếc mắt nhìn Đào Kỳ.

Đào Kỳ nghĩ:

– Song quái là hai đứa không có đạo nghĩa giang hồ, ta không thể tin chúng được. Hồi nãy thấy ta có thẻ bài của Quốc công, chúng đã sợ. Nhưng nay chúng lại dụ dỗ ta để hy vọng đoạt được võ công. Được võ công rồi, chúng chẳng ngại ngần giết ta và Tường Quy để đề phòng hậu hoạn. Dù y có tha ta chăng nữa, Lê Đạo Sinh cũng không tha cho ta. Tường Quy là cháu ngoại của Đạo Sinh, chắc Vũ Hỷ không dám hại nàng đâu.

Chàng trả lời:

– Vũ phu nhân! Sau khi luyện tập xong, tôi đã hủy bỏ các tấm thẻ đồng đó rồi. Võ kinh quý như thế, nếu tôi cất dấu, ắt có ngày sẽ lọt vào tay người khác. Tôi tội gì mà giữ lại?

Chàng nói với Tường Quy:

– Tường Quy! Biết vậy ngày ấy, khi luyện tập xong, anh cất thẻ đồng đi để nay đưa cho Vũ phu nhân, thì hạnh phúc biết bao? Nhưng làm thế nào bây giờ?

Vũ Hỷ cười:

– Thẻ đồng bị hủy rồi, thì công tử sẽ là thẻ đồng sống. Công tử chịu khó chép cho tôi, những yếu quyết công tử đã luyện, có được không? Điều đó đâu có gì khó?

Đào Kỳ lắc đầu:

– Hai vị đã luyện tập võ công chắc cũng biết. Khi lấy sách, theo đó luyện thì dễ. Nay chép lại để cho người khác là điều cực kỳ khó khăn. Sợ rằng tôi chép không được như nguyên bản.

Phương Anh gật đầu:

– Không sao Đào công tử, người cứ chép cho tôi đi. Phương Anh tiến lại lấy chìa khóa, mở một tay cho Đào Kỳ, khóa tay trái chàng vào tay phải Tường Quy, rồi lại khóa chân trái chàng vào chân phải nàng. Thành ra giữa chàng và Tường Quy dính với nhau bằng sợi xích sắt. Tay phải chàng được tự do để viết. Phương Anh gõ cửa một tiếng có người chạy vào. Phương Anh ra lệnh:

– Ngươi đi lấy giấy mực sang đây. Mang cho ta một bình trà và cây đờn, ống tiêu sang luôn.

Một lát người hầu mang đủ thứ đến. Vũ Hỷ nói:

– Đào công tử! Khoang thuyền này có cửa sổ thông ra sông. Có trà, có hoa quả, có đàn, có tiêu để Chu tiểu thư tấu nhạc cho công tử nghe. Công tử ngồi viết lại võ công thẻ đồng cho chúng ta. Chúng ta nguyện hậu tạ.

Nói rồi hai vợ chồng y ra ngoài, không quên đóng chặt cửa khoang thuyền lại.

Đào Kỳ suy nghĩ:

– Võ công ta may mắn học được, ta cũng không muốn giữ một mình, ta định đem truyền cho người khác. Nhưng nếu ta truyền cho Lê Đạo Sinh và Song quái, thực nguy cho thiên hạ không ít. Ta thà chết, thà Tường Quy chết, chứ không thể để đất nước điêu linh vì bọn chúng. Nhưng hoàn cảnh của ta phải làm sao đây?

Chàng chợt nhớ đến Nguyễn Phan khi bị bắt, bị giam, bị cắt chân rất tàn bạo. Nếu chàng không khai, có lẽ chúng sẽ cắt chân chàng như vậy cũng nên.

Tường Quy ngồi tựa đầu vào vai chàng. Chàng vuốt ve hai vai mềm mại của nàng. Người chàng lại bay bỗng lên mây, không tự chủ được, chàng lại kéo nàng vào lòng mình.

Đến trưa, có người đưa cơm vào cho chàng. Cơm nước rất tinh khiết. những món ăn đều được nấu nướng rất thơm ngon. Chàng cùng Tường Quy ngồi ăn. Đây là lần đầu tiên chàng được ngồi ăn cơm với Tường Quy.

Tường Quy như sợ mất chàng, không dám rời khỏi lòng chàng. Nàng ngồi trong lòng chàng, cả hai cùng ăn. Vừa ăn, chàng vừa nghĩ tìm cách nào để giải quyết vấn đề.

Chàng chợt nhớ đến hôm trước, Nguyễn Phan giảng nội công cho Hoàng Đức Tiết, Mai Huyền Sương, tất cả đều giảng đúng cho họ không ngờ, rồi bất thình lình giảng sai một chút cho chúng bị đứt mạch máu đầu, thành bán thân bất toại, tàn tật suốt đời.

Chàng không nỡ với Phong châu song quái, nhưng khi nghĩ tới Lê Đạo Sinh, chàng không tự chủ được:

– Phong châu song quái, Lê Đạo Sinh đều là những kẻ thù của gia đình ta và của Lĩnh Nam. Vậy ta có giết chúng cũng đáng. Nhưng có điều ta chép sai nhưng phải cẩn thận, kẻo chúng biết. Trong 36 chưởng dương cương Phục ngưu, Lê Đạo Sinh đã biết 12 chưởng. Trong 12 chưởng đó ta cứ chép đúng. Còn tất cả ta chép sai. Sai đôi chút cũng đủ vô hiệu lực rồi, cần gì phải sai hết.

Chàng ngồi dậy, cầm bút viết. Chàng chép Phục ngưu thần chưởng trước. Đầu tiên chàng chép bài ca quyết Tổng quyết 72 câu. Mỗi câu chàng đều đổi ý chính đi một chút. Như câu khí tụ đơn điền, chàng đổi là khí tụ hung trung, tức khí tụ lồntg ngực. Chép xong 72 câu, chàng buông bút nghỉ, vì đêm đãxuống.

Trong khi chàng chép võ kinh, thuyền vẫn tiếp tục chạy xuôi. Cơm chiều xong, chàng mệt quá, nằm gối đầu lên đùi Tường Quy ngủ.

Cứ thế chàng ở trong khoang thuyền với Tường Quy đầy hạnh phúc và chép võ kinh cho Phong châu song quái.

Một hôm thuyền ra đến biển và quay hướng về Nam. Đào Kỳ chép đến một câu mà chàng không hiểu: Nếu dẫn khí về đơn điền, không tâm, vận lực, thì cây cỏ cũng biến thành sắt thép.

Chàng ngẫm nghĩ: Không tâm là gì? Chàng lơ đãng xuất thần, tay cầm con dao nhỏ đâm xuống sàn thuyền. Mỗi nhát đâm đều nghe tiếng kịch, vì sàn thuyền bằng đồng. Nghĩ mãi không hiểu, chàng lơ đãng nghĩ đến ngày gặp cha, mẹ, rồi vận lực vào tay đâm xuống sàn thuyền, nghe đến chít một tiếng.

Tường Quy giật mình kêu lên:

– Anh... anh làm gì thế?

Đào Kỳ nhìn lại thì ra chàng đã đâm thủng sàn thuyền. Chàng tỉnh ngộ, thì ra khi dẫn khí về đơn điền, thì không là không nghĩ gì, để lòng trống rỗng, rồi vận lực, thì cây cỏ cũng cứng như sắt đá. Vì vậy, khi chàng vận lực vào con dao nhỏ, thì nó trở nên sắc bén vô cùng. Chàng thử lại một lần nữa, nhưng lại không có kết quả. Chàng nhớ ra một điều. Tại sao không vận lực ra Thủ tam âm kinh, khí tụ đơn điền, không tâm? Chàng làm thử, cầm con dao đâm xuống sàn. Chít một tiếng, con dao cắm ngập xuống sàn thuyền bằng đồng.

Chàng tỉnh ngộ:

– Như vậy ta có thể cắt xích sắt, cùng Tường Quy tẩu thoát. Khi chân tay ta tự do, thì đến mười Lê Đạo Sinh ta cũng không sợ. Hà! Ta cần phải kín đáo, nếu không, chúng sẽ bỏ thuốc độc cho ta với Tường Quy ăn vào thì nguy.

Tường Quy thấy mặc Đào Kỳ hiện ra vẻ khác lạ, nàng không hiểu và cho rằng chàng vì buồn bực mà thôi.

Đào Kỳ hỏi Tường Quy:

– Em ơi! Từ hôm xuống thuyền đến giờ, anh không thấy em luyện công, anh cũng vậy. Bây giờ, chúng ta cần luyện công. Nếu không, công lực sẽ dần mòn mất đi.

Tường Quy ngoan ngoãn, ngồi xếp bằng luyện công. Đào Kỳ thấy nàng dùng tâm pháp Tản viên, nhưng nghe hơi thở, chàng biết nàng chỉ được học những thức nhập môn. Chàng thấy tội nghiệp, bèn hỏi:

– Anh quên không hỏi, em đã học những gì về nội công tâm pháp?

Tường Quy kể sơ một lượt rồi hỏi:

– Em nghe người ta nói, anh luyện được cả nội công dương cương của thánh Tản viên, lẫn nội công âm nhu của Vạn tín hầu. Anh lại có thể hợp cả hai thứ nội công đó. Vạn-tín hầu chỉ có thể, lúc phát chiêu dương, lúc phát chiêu âm, còn anh có thể phát một lúc, cả dương lẫn âm ở hai tay khác nhau. Người ta còn nói anh có thể tay trái đánh dương, lập tức chuyển sang âm.

Đào Kỳ lắc đầu:

– Họ nói quá đấy. Điều họ phong cho anh, chính là điều mà anh đang ước mơ. Em thử nghĩ xem, nếu tay phải anh đánh một chưởng dương cương thuộc phái Cửu chân, tay trái ra chiêu Phục ngưu âm nhu, rồi bất thình lình tay trái đổi dương cương Phục ngưu, tay phải âm nhu Phục ngưu, địch thủ còn biết đâu mà tránh nữa? Hoặc cả hai tay toàn cương hoặc toàn nhu?

Đào Kỳ giảng cho nàng bài tổng quyết về nội công dương cương của Văn lang, rồi dạy cho nàng 12 thức nội công tâm pháp, cùng kinh nghiệm luyện. Tường Quy tập trung tinh thần luyện chỉ một lát đã thành thạo 12 thức dễ dàng.

Đào Kỳ ngẫm nghĩ:

– Tường Quy không phải là người thông minh như Trưng Nhị, Phương Dung, tại sao nàng luyện mau như vậy? Không lẽ do nàng với ta yêu thương nhau mà nảy ra?

Suy nghĩ một lúc, chàng thấy không phải. Nhưng chàng nhớ lời Khất đại phu kể với chàng rằng: Nội công Long-biên thuộc loại âm nhu, cần phải những người cực kỳ thông minh mới học được. Còn nội công Tản-viên thì ngược lại, người nào chân thật, tính tình nhu thuận, học sẽ dễ hơn. Cho nên trẻ con học mau hơn người lớn, vì tâm tính đơn thuần. Tường Quy tính tình đơn sơ, giản lược nên nàng luyện rất mau. Chàng để Tường Quy luyện. Còn chàng cũng trở về luyện thức Khí tụ đan điền, không tâm vận lực. Chàng vận sức, chu lưu chân khí theo kinh mạch ra tay, không tâm, cầm dao cắt thử một khoen xích, sột một tiếng khoen xích đứt ngon. Biết có kết quả, chàng cứ để nguyên vậy tiếp tục luyện tập.

Đợi đến khuya, lúc Tường Quy đã ngũ ngon, chàng vận sức khẽ kéo một cái, khoen xích đã mở ra. Chàng từ từ nhích xa nàng, chui qua cửa sổ trông ra biển. Chàng nhìn ra xa thấy ánh sáng, biết mình đang ở gần bờ. Trên thuyền hoàn toàn im lặng. Chàng nhìn sang phía trước thấy hai con thuyền lớn, cũng bỏ neo im lìm. Trên một con thuyền có ánh sáng chiếu xuống nước. Chàng bám vào sợi dây neo, từ từ tụt xuống biển, bơi đến chỗ con thuyền có ánh sáng, bám giây neo, leo lên. Trên sàn vắng lặng. Có lẽ thủy thủ đã đi ngủ. Chàng lần lại gần nơi có ánh sáng, đó là một khoang thuyền lớn, trong có người đang hội họp. Chàng ghé mắt vào kẽ hở giữa hai tấm ván, nhìn vào. Trước mắt chàng đủ cả: Lê Đạo Sinh, Đức Hiệp, vợ chồng Chu Bá, vợ chồng Song quái, vợ chồng Lục Mạnh Tân..

Vợ Chu Bá là Lê Thị Hảo mặt buồn rười rượi,nói:

– Thưa cha! Cháu Tường Quy từ bé đến giờ là đứa trẻ ngoan ngoãn, dễ dạy, ôn nhu văn nhã. Cha hứa gã cho con trai Trương Thanh, nó đã khóc lóc khốn khổ, vì nhiều người nói xa, nói gần rằng nó là một thứ Mỵ Châu. Con đã phải dỗ dành nó một thời gian mới tạm yên. Rồi trên đường về Thái hà trang tạm biệt cha trước khi đi lấy chồng, nó gặp Đào Kỳ. Chúng nó ngang tuổi nhau, gặp gỡ nhau, mối tình nảy nở. Khi về nhà chồng, gặp Trương Minh Đức là đứa lêu lôûng, bất tài, khiến nó u sầu thảm thiết. Đào Kỳ lại xuất hiện. Một bên Trương Minh Đức coi nó như tôi mọi. Một bên Đào Kỳ để cho nó đánh, nó giết... không đỡ, không tránh. Chúng nó đã qua đêm trong rừng với nhau, tình yêu như nước, như mây. Nhưng rồi cũng phải chia tay. Nó đau ốm một trận, chữa chạy mãi mới khỏi. Nay cha gọi nó về thăm, dùng nó làm bẫy bắt Đào Kỳ. Đã bắt được Đào Kỳ thì thôi, tại sao cha còn xích nó với Đào Kỳ gần tháng nay? Bây giờ, chúng nó đã như vợ chồng, sau này phải chia tay, con e nó sẽ chết, chứ không chịu nổi cái khổ này đâu.

Đức Hiệp thở dài:

– Cháu Tường Quy thực đáng thương. Nhưng, việc thiên hạ là việc lớn. Chúng ta đang mưu đồ lập một nước Lĩnh Nam, dù có hy sinh một cháu hay hy sinh tất cả chúng ta cũng đành phải chịu. Sư muội, ngươi nên nghĩ lại thì hơn. Khi đại cuộc thành rồi, chúng ta sẽ đền đáp cho Tường Quy.

Lục Mạnh Tân là thầy Đào Kỳ. Ông vốn có cảm tình với chàng, nên nói:

– Thưa nhạc phụ đại nhân! Đào Kỳ là thiếu niên văn võ kiêm toàn, hơn nữa lại anh tuấn.Tại sao cứ phải coi y là cừu thù, mà không coi y là người trong nhà? Con nghĩ, người nên đứng ra chủ trương gả Tường Quy cho y, y ắt cảm động, sẽ hiếu với nhạc phụ là Chu huynh đây. Ngày nọ, y hầu hạ Lan Phương, được con giảng sách cho, thế mà y nhớ mãi. Y nói cả đời y chỉ quỳ gối trước vua Hùng, vua An-dương và người trưởng thượng. Con là người Hán duy nhất mà y quỳ gối. Y chống Hán, nhưng không coi con là cừu thù, chỉ vì con đã dạy dỗ y. Y là một thiếu niên có chí khí, biết ơn, biết nghĩa như vậy, e rằng khó kiếm được hai người. Xin nhạc phụ nghĩ lại.

Song quái lắc đầu:

– Đào Kỳ có thể ơn ta, nhưng Đào Thế Kiệt rất khó. Lục sư đệ đừng quên, chúng ta đánh phá Đào, Đinh trang, làm cho Đào Thế Kiệt tan nát sự nghiệp, lúc nào y cũng nuôi chí phục thù.

Lục Mạnh Tân liếc nhìn Song quái, tỏ ý phản đối:

– Vũ huynh! Tôi cho rằng huynh đã nghi quá chăng? Nghiêm Sơn cầm quân đánh Đào trang, thế mà chính Đào Kỳ lại là người đưa ra ý tưởng cho sư tỷ Thiều Hoa kết hôn với y. Thiều Hoa lấy Nghiêm Sơn mà Thế Kiệt còn khen, không truy tội.. Nếu bây giờ ta gã Tường Quy cho Đào Kỳ, không chừng Thế Kiệt còn theo nữa.

Lê Đạo Sinh vuốt râu nói:

– Mạnh Tân! Con với Song quái bàn cãi chi cho mệt? Bây giờ cha đem tất cả võ công Đào Kỳ chép vừa rồi, coi lại thì biết y tốt hay xấu. Nếu y chép đúng, y là người tốt với ta. Nếu y chép sai, y là ngưới xấu. Trắntg đen sẽ phân biệt.

Đức Hiệp nói:

– Sư phụ! Làm thế nào sư phụ biết rằng thực?

Đạo Sinh cười:

– Có gì khó đâu? Trong 36 chưởng Phục ngưu ta đã biết được 12. Nếu 12 chưởng này y chép đúng, 36 chưởng kia đều đúng cả.

Song quái đưa tập sách Đào Kỳ chép trình cho Lê Đạo Sinh. Y liếc mắt đọc trang thứ nhất, gật đầu:

– Nó chép đúng cả! Phần tổng quyết không sai trật tí nào. Từ cách vận công, phát chiêu lẫn biến hóa. Mạnh Tân có lẽ con đoán đúng. Để ta đọc sang các chiêu xem sao.

Lê Đạo Sinh tiếp tục đọc. Tờ thứ nhất ghi Ác ngưu nan độ. Y cười:

– Đây Đào Kỳ chép chiêu Ác ngưu nan độ, các ngươi đều đã học qua. Ta đọc lên để các ngươi biết mà đo lường sự thực hư của y.

Nói rồi y đọc lớn:

– Ác ngưu nan độ là chiêu thuần dương, nhưng gần với âm nhất, được gọi là trong dương có âm, trong âm có dương. Chiêu thức dùng để tấn công thẳng về phía trước, như gặp phải con trâu dữ chặn đường. Mục đích dùng chưởng lực đánh thắng, nhưng vận kình đẩy xéo về một bên. Khi đối thủ bị đánh tạt sang một bên, kình lực lại đánh thẳng góc vào phía ngang.

Y đọc đến đâu, mọi người lại vận khí làm theo, thấy quả đúng như đã học, có điều Đào Kỳ chép chi tiết hơn. Lục Mạnh Tân nhìn Vũ Hỷ mặt tươi hẳn lên.

Đạo Sinh đọc tiếp:

– Về vận khí, khi phát chưởng phải hít một luồng không khí đầy phổi, chuyển vào Đơn điền, khí trầm tại đây. Một luồng lực đạo tự sinh, chuyển thẳng ra hai vai, tới cùi chỏ, bật tay phóng về phía trước.

Lê Đạo Sinh gật đầu, đọc tiếp:

– Biến chiêu: Chưởng có thể phát thẳng, có thể sang phải, sang trái. Vì chưởng thuộc loại dương, mạnh, nên khi đẩy sang phải thì bước xéo về trái. Khi đẩy sang trái thì bước xéo về phải.

Lê Đạo Sinh gật đầu:

– Chỗ này chúng ta bị thất truyền nên không có biến hóa, còn Đào Kỳ đã biết hết. Trước đây ta đã cảm thấy nguyên lý này, nhưng chưa đặt thành luật lệ.

Y đọc tiếp:

– Khi chưởng trúng đối thủ rồi, lập tức tay quay một vòng, thu trở về và phát tiếp các chiêu "Thanh ngưu ư hà, Ngưu thực ư dã, Lưỡng ngưu tranh phong". Khi phát chiêu tâm phải ghi ý niệm, đánh vỡ núi, gẫy cây, cường lực sẽ mạnh hơn lên.

Chu Bá gật đầu:

– Như vậy, thằng bé này chép đúng, chứ không phải nó chép sai đâu. Xin nhạc phụ đọc tiếp các chiêu khác xem.

Lê Đạo Sinh nói:

– Nó mới chép được tám chiêu. Trong đó có bốn chiêu ta đã biết, còn bốn chiêu chưa biết. Trong bốn chiêu đã biết này nó đều chép đúng cả. Thôi ta tạm tin được. Bây giờ chúng ta phải đối xử với nó thực tốt, nhưng vẫn không nên cởi xiềng, bởi bắt hổ thì khó, tha hổ thì dễ. Ở đây Đức Hiệp, Hoàng Đức có nhiều điều ác cảm với nó, không nên xuất hiện. Vợ chồng Chu Bá cũng không nên. Mạnh Tân, Lan Phương, hai con là người có nhiều thiện cảm với nó, nên sang ở chung thuyền, để cùng chuyện trò, mua cảm tình với nó. Vậy từ nay chỉ có vợ chồng Mạnh Tân ở với nó mà thôi. Nó với Tường Quy đã làm chuyện vu sơn rồi, không cần khóa chân tay Tường Quy nữa.

Ngưng một lúc, Đạo Sinh nói tiếp:

– Chúng ta mang 700 tráng đinh của ba trang Ngọc-cục, Xuân-trường, Linh-cơ đi kỳ này để giúp cho Vũ Hỷ. Cách nay bảy năm ta đã gây chia rẽ giữa Đào, Đinh trang với Thái thú Nhâm Diên, để Thái thú đánh phá Đào, Đinh trang và chín trang nữa họp thành huyện Biện-sơn. Sau vụ này, Lĩnh-nam công xử tử Nhâm Diên, nắm lấy Cửu-chân. Vũ Hỷ được cảm tình của người, nên đặc cách cho giữ chức Đô sát Cửu-chân. Ngươi nên nhớ các chức vụ Tế tác, không bao giờ giao cho người Việt, nhưng ngươi, một bước lên tới chức Đô-sát, thực tiền vô cổ lai. Người cũng cử Phùng Chính Hòa làm Huyện úy Ngọc-đường. Kể ra Lĩnh-nam công đối với ta quá tốt.

Ngừng một lát Đạo SInh tiếp:

– Nghiêm tốt với chúng ta, nhưng có một mối đe dọa Vũ Hỷ từ lâu nay. Nghiêm Sơn lấy vợ Việt. Nghiêm phu nhân lại là đệ tử thứ ba của Đào trang. Nghiêm sủng ái phu nhân đến độ phu nhân nói gì người cũng nghe. Người định tìm Đào Thế Kiệt về đặt vào chức vụ Thái thú, Đinh Đại vào chức vụ Đô úy. Các ngươi thử nghĩ xem, Đào, Đinh thù Vũ Hỷ biết chừng nào? Nếu Đào, Đinh trở về, Vũ Hỷ phải rời khỏi Đào, Đinh trang là điều không ổn. Vì vậy ta phải tổ chức cuộc hành quân bí mật tiêu diệt trọn vẹn người của Đào, Đinh trang, hầu tránh mối họa sau này.

Hoàng Đức nói:

– Sư phụ đã trình bày việc này cho Thái thú Giao-chỉ chưa?

Lê Đạo Sinh gật đầu:

– Chính Tô Định khuyên ta tổ chức cuộc hành quân này. Tô nói rằng, sau khi diệt xong Đào, Đinh, người sẽ tâu về triều rằng chính người đã diệt bọn cướp biển ngoài hải đảo. Bọn cướp này là sư phụ của phu nhân Lĩnh-nam công. Mã thái hậu sẽ căn cứ vào đó, xuống chỉ xử tử Hoàng Thiều Hoa.

Vũ Hỷ vỗ tay reo:

– Chắc chắn Lĩnh-nam công sẽ không tuân theo chỉ của triều đình. Một là người sẽ bỏ đi lưu lạc giang hồ. Hai là người sẽ làm phản.

Đức Hiệp hỏi:

– Liệu Lĩnh-nam công có làm phản không?

Lê Đạo Sinh lắc đầu:

– Nghiêm Sơn xuất thân là người nghĩa hiệp, coi tình bạn hơn tính mệnh. Nghiêm Sơn kết bạn sinh tử với Hoàng đế, Nghiêm sẽ không làm phản, mà chỉ bỏ chức, dắt Thiều Hoa đi tiêu dao sơn thủy.

Lục Mạnh Tân hỏi:

– Nhạc phụ! Tại sao mình phải về phe với Thái-thú Tô Định chống Nghiêm công? Theo con nghĩ, hai người họ tranh dành quyền lợi, cứ mặc họ. Mình cứ ôm gối ngồi cao, có hơn không?

Đạo Sinh lắc đầu:

– Con biết một mà không biết hai. Nếu ta không dựa vào Tô Định, sẽ không có quyền đánh Đào, Đinh. Để Đào, Đinh, Thế Kiệt gặp Nghiêm Sơn, có khác gì ta đã giết chết Vũ Hỷ, Phùng Chính Hòa không? Ta biết Quốc công đối với chúng ta ân nặng như núi, nếu chúng ta phản người thì có chỗ bất nhẫn. Nhưng con phải nhớ câu này:

Lượng tiểu phi quân tử, Vô độc bất trượng phu.

Vũ Hỹ hỏi:

– Kế hoạch đánh đảo, sư phụ định thế nào?

Đạo Sinh cười:

– Với 700 trang 1 đinh tinh nhuệ, ta sẽ đổ bộ lên đảo bao vây. Sau đó, chúng ta chính thức xuất hiện, sử dụng luật lệ võ lâm, dùng võ công thắng vợ chồng Đào Thế Kiệt với Đinh Đại. Đám đệ tử còn lại như rắn mất đầu, ta phất tay thu phục, ta sẽ được một lực lượng lớn. Chứ nếu chỉ dẫn tráng đinh đánh nhau, hai bên sẽ cùng tổn hại cả, trong khi ta đang cần người. Thôi các ngươi ai về thuyền nấy.

Đào Kỳ tuột xuống nước, bơi về thuyền mình, leo cửa sổ chui vào khoang. Tường Quy còn say sưa trong giấc mộng. Đào Kỳ hôn lên môi nàng một cái, lấy xích sắt của nàng móc vào xích mình, vận khí cho hai mắt xích khép lại như cũ.

Sang hôm sau, Đào Kỳ vừa ăn điểm tâm xong, thấy Lục Mạnh Tân với Phương Lan mở cửa vào. Chàng chấp tay:

– Đào Kỳ xin tham kiến thầy. Thầy cô vẫn được mạnh khỏe luôn?

Mạnh Tân nhìn chàng đầy vẻ ái ngại:

– Thầy biết con là người có ý chí phản Hán phục Việt. Con thấy thầy là người Hán, con không nghi ngờ, vẫn nhớ ơn thầy. Con biết Lĩnh-nam công là người Hán, Nghiêm còn xua quân đánh phá Đào trang, con cũng không thù, không oán. Còn có nhã ý giúp Nghiêm công và Tam sư tỷ nên vợ chồng. Như vậy quả con có tài xét đoán người rất giỏi. Con phục Việt, vì sợ đất Lĩnh-nam sẽ trở thành một quận của Trung-nguyên. Con chống Hán, là chống những bọn tham ô, ác độc. Hiện thầy là con rể của Lục-trúc tiên sinh, con là học trò thầy, thầy phải thương yêu con như con thầy, cho nên thầy đã nói với nhạc phụ không nên gây ác cảm với con nữa. Vì vậy, nhạc phụ để thầy cùng thuyền với con và đưa Song quái sang thuyền khác. Tuy nhiên, nhạc phụ dặn thầy, chỉ được mở khóa cho Tường Quy, mà không được mở khóa cho con. Sư đạo không cho phép thầy nhìn học trò bị xích. Thầy cãi lời nhạc phụ, mở xích cho con, dù biết rằng võ công của con rất cao. Con trở tay một cái là lấy được mạng thầy và những người trên thuyền.

Đào Kỳ đã biết chuyện này, chàng hiểu Mạnh Tân là người đạo đức, ông nói đúng sự thật. Đứng giữa tình thầy trò, và chữ hiếu của con rể đối với nhạc phụ, ông nghiêng về phía chàng.

Lục Mạnh Tân mở khóa cho chàng với Tường Quy. Hai người được tự do. Tường Quy hỏi Lan Phương:

– Dì Út ơi! Bố mẹ cháu đâu rồi?

Lan Phương chưa biết trả lời sao, Mạnh Tân đã nói:

– Cháu cứ yên tâm ở đây với Đào Kỳ. Chú với dì hứa sẽ đứng ra lo cho cháu với Đào Kỳ được mãi mãi bên nhau. Cha mẹ cháu ở thuyền phía trước. Việc này, mẹ cháu cũng đau lòng lắm, chứ có vui gì.

Đào Kỳ thấy Lục Mạnh Tân đối xử đúng ra vẻ người quân tử, thật thà ngay thẳng chàng càng phục. Chàng tiếp tục chép võ công cho Lê Đạo Sinh. Cứ chỗ nào Lê biết rồi, chàng chép thực đầy đủ chi tiết. Chỗ nào Lê chưa biết chàng chép sai.

Thuyền cứ tiếp tục đi về hướng Nam. Ngoài những lúc chép võ kinh ra, Đào Kỳ lại được Lục Mạnh Tân giảng giải về các sách của Hàn Phi, Thương Ưởng. Nhưng Đào Kỳ thích nhất được nghe giảng về chiến quốc sách. Mỗi đoạn trong sách chàng đều thu được kinh nghiệm, phương cách xử thế ở đời.

Một hôm thuyền đến cửa một con sông và buông neo, đậu lại. Đào Kỳ nhìn lên bờ thấy quen quen, nhưng chàng không nhớ ra là đâu. Lúc nhìn vào bờ, gần bãi biển thấy có một ngôi đền cổ với ba cây đa cao ngất tầng mây. Chàng chợt nhớ ra, đây là đền thờ Cao cảnh hầu, nơi chàng đã cùng sư bá Phạm Bách, sư tỷ Thiều Hoa đi qua. Trong đền thờ chàng đã mượn cây gậy đồng của Cao cảnh hầu biểu diễn côn pháp. Nhờ cây côn ấy chàng đã học được võ công kinh người. Chàng nghĩ?

– Vậy thuyền đi về phía Cửu chân đây.

Có một chiếc mủng nhỏ chở hai người từ thuyền khác sang thuyền chàng. Lục Mạnh Tân vội nói với Đào Kỳ:

– Chắc Song quái sang thuyền này để đổi cho thầy. Bây giờ thầy cô phải trở về thuyền bên kia. Con hãy vào khoang cho thầy khóa chân lại. Nếu không Vũ Hỷ sẽ kiếm chuyện với thầy. Thầy là văn nhân, không biết võ công, có nhiều phiền phức lắm.

Đào Kỳ vào khoang. Lục Mạnh Tân khóa chân chàng lại, song quái cũng vừa tới. Song quái bước vào khoang, hỏi chàng:

– Đào công tử! Chắc ngươi tự hỏi trong lòng rằng chúng ta đưa người đi đâu phải không? Ta nói cho công tử nghe cũng chẳng sao. Chúng ta đưa công tử về Cửu-chân chơi. Viếng lại cảnh cũ chắc công tử cảm động lắm.

Ký ức Đào Kỳ nhớ lại trước kia Lê Đạo Sinh giam chàng để làm mồi bắt cha mẹ chàng, không lẽ bây giờ chúng muốn làm nữa? Đối phó với cha mẹ chàng, cần gì chúng phải mời cả Lê Đạo Sinh theo? Vậy chủ ý của chúng là gì đây?

Sáng hôm sau thuyền dương buồm chạy thẳng về hướng Đông. Trên sàn thuyền, Song quái tụ họp tráng đinh lại, truyền lệnh phải chuẩn bị vũ khí để chiến đấu.

Đến chiều, thấy xa xa hiện ra một hải đảo, sóng vỗ vào bờ trắng xóa. Đào Kỳ vừa lo lắng, vừa vui mừng. Lo, vì không biết cha mẹ mình có chống đỡ nổi cuộc tấn công này không? Mừng, vì sắp sửa gặp mặt Cha Mẹ, Cậu, Mợ. Chàng ngó đầu ra ngoài cửa sổ nhìn, thấy trên đảo cũng có ba chiến thuyền rất lớn đậu ở đó. Chàng nghĩ, có lẽ đây là những chiến thuyền mà cha mẹ chàng đã cướp được trong trận đánh cảng Bắc xưa kia chăng?

Ba con thuyền của Thái hà trang đến gần đảo, trời đã hoàng hôn. Họ dàn hàng ngang, thả neo ở ngoài khơi.

Bỗng cánh cửa khoang bật mở. Vũ Hỷ vẫy Tường Quy:

– Cháu ra đây ta dẫn đi gặp ông ngoại và cha mẹ cháu.

Tường Quy lưỡng lự, rồi nhìn Đào Kỳ nói:

– Em sẽ xin với ông ngoại tha anh ra.

Đào Kỳ nhìn vào đảo. Chàng thấy xa xa có 6 cái mủng nhỏ. Trên mủng chở Lê Đạo Sinh, vợ chồng Chu Bá, Song quái, vợ chồng Lục Mạnh Tân, Hoàng Đức, Đức Hiệp, và cả Tường Quy nữa. Các mủng đang bơi vào bờ.

– Ta phải vào bờ khẩn cấp hầu có thể cứu viện bố mẹ, cậu mợ.

Trời tối dần, chàng vận sức vào tay kéo sợi xích, lấy bọc quần áo đội lên đầu cho khỏi ướt, rồi trườn theo cửa sổ, xuống nước bơi vào bờ.

Hồi thơ ấu Đào Kỳ thường cùng các anh, các sư huynh luyện võ dưới nước. Chàng được đặt cho biệt hiệu là con rái cá Cửu-chân. Vì vậy, chàng bơi rất nhanh. Lát sau đã tới bờ.

Chàng lên bãi cát, nhìn quanh. Đây là một đảo hoang khá lớn cây cối um tùm, xa xa có nhiều dãy nhà cùng một lối kiến trúc của Đào trang trước kia. Lòng tưởng nhớ bố mẹ, cậu mợ, các anh làm chàng muốn bay ngay vào giữa đảo.

Chàng nhìn những luống hoa, những bụi cây cắt xén, ký ức đưa chàng trở về thời thơ ấu, lòng chàng nôn nao khó tả.

Thình lình có tiếng hỏi:

– Quý khách là ai? Giá lâm đảo này vào giữa đêm khuya có việc gì chăng?

Đào Kỳ nghe rõ giọng nói vùng Cửu-chân, chàng cũng dùng giọng Cửu-chân đáp lại:

– Chúng tôi bị người của Thái-hà trang cầm tù, lợi dụng đêm tối, bơi vào bờ trốn. Xin nhân huynh rộng lượng cho tôi trú ngụ ít ngày.

Một toán mười người đeo kiếm cùng xuất hiện. Vì trời quá tối, Đào Kỳ không nhận ra người nào quen mặt. Toán người thấy Đào Kỳ chân tay có xích sắt thì tin ngay.

Một người nói:

– Tân sư đệ! Sư đệ dùng búa chặt xích cho thiếu niên này đi. Anh ta bơi vào bờ chắc đói rồi. Đưa anh ta vào nhà khách và cho ăn uống cẩn thận.

Người tên Tân kéo Đào Kỳ lại bên tảng đá, dùng búa chặt mấy nhát, bao nhiêu xích với khóa đã đứt rời ra. Anh ta vẫy Đào Kỳ đi theo.

Tân tuổi ngang Đào Kỳ, khổ người nhỏ nhắn. Anh ta dẫn Đào Kỳ đi giữa hai luống hoa, tỉa cắt công phu.

Tới một căn nhà lớn, Tân đẩy cửa dẫn Đào Kỳ vào, chỉ một cái giường bằng tre, nói:

– Nhân huynh chờ ở đây, để tôi trình đại sư ca đã.

Đào Kỳ ngắm nhìn căn nhà. Vẫn lối trang trí như hồi ở lục địa. Chỉ khác một điều, các vật dụng trong Đào trang thì cũ kỹ, còn các vật dụng ở đây đều mới làm sau này.

Một người dáng điệu hùng vĩ đi vào. Chàng nhận ra đại sư huynh Trần Dương Đức. Suýt chút nữa chàng đã đứng bật dậy chào. Tính trẻ con trở lại, khiến chàng bất động xem đại sư huynh có nhận ra chàng không?

Hồi rời Cửu-chân, Đào Kỳ mới có 13 tuổi, bây giờ chàng đã 20. Thời gian cách biệt, nay chàng đã thành người lớn, nên Dương Đức không nhận ra. Dương Đức thấy một chàng trai trẻ, người rất uy nghi ngồi đó, bèn hỏi:

– Chú em! Chú làm gì để Thái hà trang bắt giam?

Đào Kỳ cúi mặt xuống:

– Nguyên cha mẹ tôi đều là Lạc hầu, nhưng không chịu khuất phục người Hán. Thái thú sai Lê Đạo Sinh đánh phá trang ấp, tôi bị lạc mất cha mẹ, bị bắt giam làm nô bộc. Nhân người canh gác bất cẩn, tôi nhảy xuống biển, bơi vào bờ. Xin đaÏi ca làm ơn cho trú ngụ.

Trần Dương Đức bảo người sư đệ tên Tân:

– Sư đệ! Chú em này cũng đáng thương. Sư đệ lấy cho bộ quần áo mượn để thay. Dẫn chú sang phòng bên, ta có chuyện chưa thể tiếp chú được.

Tân lấy cho Đào Kỳ một bộ quần áo của đệ tử Đào trang thay bộ quần áo ướt. y dẫn chàng sang dãy nhà bên, chỉ vào một phòng, nói:

– Trong phòng có giường nhân huynh cư ngụ ở đó.

Đợi Tân ra rồi, Đào Kỳ nghĩ:

– Ta không nên xuất hiện vội. Ta cứ ẩn thân xem bọn Lê Đạo Sinh định làm gì cha mẹ ta, rồi ta hãy ra tay cứu viện cũng chưa muộn.

Chàng lấy con dao, cắt một ít tóc tỉa thành bộ râu, rồi chàng mở bọc lấy keo dán vào cằm. Tiếp đó chàng vận khí lên cổ khạc hai ba cái cho giọng nói trở thành khàn khàn. Chàng mở cửa, hướng đại sảnh đi tới.

Phía ngoài đại sảnh có nhiều người gác. Họ thấy chàng mặc quần áo giống đệ tử trong trang., trời lại tối, họ để cho chàng vào. Đào Kỳ vào sảnh đường hai bên đèn nến sáng trưng. Các đệ tử ngồi phía dưới. Phía trên là hai hàng ghế ngang đối diện nhau. Hàng thứ nhất có cha mẹ cậu chàng ngồi. Phía sau có đại sư huynh Trần Dương Đức, hai anh Nghi Sơn và Biện Sơn, hai người em họ con cô, con cậu là Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương và đệ tử của cậu là Quách Lãng.

Hàng ghế đối diện có: Lê Đạo Sinh, Đức Hiệp, Song quái....v.v... Tường Quy ngồi ở hàng ghế phía sau.

Thấy cha mẹ, chân tay chàng run lên, chỉ muốn chạy lại ôm chầm lấy mẹ. Chàng cố cầm lòng để xem biến chuyển ra thế nào.

Đức Hiệp đang đứng nói:

– Thưa Đào-hầu, Đinh-hầu. sư phụ tôi hiện là thái dương, bắc đẩu, người đã không ngại đường sá xa xôi dịu vợi, đến đây thưa chuyện với các vị. Thế nhưng quý vị nhất định bỏ lời nói của người ngoài tai. Thực các vị không tự biết mình.

Đào Kỳ cười thầm:

– Con mẹ mày, thằng Đức Hiệp. Chúng mày định dở trò thối tha gì đây? Chắc chúng mày muốn bố mẹ tao cúi đầu nhập vào hệ thống Thái-hà trang, ta e còn khó hơn bắc thang lên trời nữa.

Nguyên ba chiến thuyền Lê Đạo Sinh còn cách xa đảo, tráng đinh canh gác trên viễn vọng đài đã phát hiện và thổi tù và báo động. Đào Thế Kiệt cùng em vợ là Đinh Đại vội cho các đệ tử bố phòng nghiêm mật, vì ông tưởng Hải đội quân Hán tới tấn công.

Lát sau thấy sáu cái mủng chở hơn hai mươi người đổ bộ lên đảo, ông mới biết rằng không phải. Ông cùng Đinh Đại ra bãi biển đứng chờ. Bọn Lê Đạo Sinh mới cặp đảo, ông đã nhận ra Song quái.

Trong thâm tâm Đào Thế Kiệt, ông biết điều bất tường sắp xảy ra. Nhưng, ông vẫn thản nhiên coi như không có gì. Song quái giới thiệu từng người một. Đào Thế Kiệt chỉ tay vào sảnh đường.

– Thực hân hạnh cho Đào, Đinh gia chúng tôi được đón tiếp vị thái sơn bắc đẩu võ lâm tới thăm. Nào, mời chư vị.

Đại đệ tử Trần Dương Đức ra hiệu cho đệ tử tráng đinh chia lực lượng ra làm hai. Một nữa bố phòng trên bãi biển, một nữa vào đại sảnh đường ngồi.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-40)


<