Vay nóng Tinvay

Truyện:Bắc Tống phong lưu - Hồi 0744

Bắc Tống phong lưu
Trọn bộ 1753 hồi
Hồi 0744: Trật tự mới
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-1753)

Siêu sale Lazada

Mặc dù Lý Kỳ nói về thương nghiệp rất hùng hồn, nhưng hắn không thể không thừa nhận là lương thực xưa nay vẫn là căn bản của các vương triều cổ đại, không có vương triều nào dám coi nhẹ vấn đề này, như vậy có thể thấy tầm quan trọng của lương thực, đồng thời giá lương thực cũng trực tiếp ảnh hưởng tới vật giá, thậm chí là cả hệ thống kinh tế.

Thương Vụ Cục đã giành được quyền điều tiết tiền tệ, tuy nhiên, nếu như Thương Vụ Cục không thể nắm được giá lương thực, thì về căn bản sẽ không thể điều tiết một cách vĩ mô kinh tế toàn quốc.

Thế nhưng, do triều Tống không hạn chế việc thôn tính đất đai, dẫn đến đất đai của địa chủ ngày một nhiều. Hay nói cách khác, bọn họ có thể tùy ý đẩy giá lương thực lên cao, lại thêm sự thất bại của cải cách Vương An Thạch khi trước, đã cànglàm hiện tượng này trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là cái Thanh Miêu Pháp kia, vốn là trọng điểm của cải cách, có lợi cho dân cho nước, nhưng do việc chấp pháp không nghiêm, lợi tức quá cao, dẫn đến việc quan phủ các nơi bắt ép dân chúng vay tiền triều đình bằng hình thức vay nặng lãi. Kết quả là dân chúng trả không nổi lãi, đành phải bồi thường đất đai cho địa chủ, khiến cho đất đai trong tay địa chủ tăng lên chóng mặt, đây thực sự là làm phúc phải tội.

Kể cả là đối với triều đình thì như vậy cũng cực kì bất lợi, có nhiều quan lại bao che cho nhau, nhân lúc triều đình cần gấp lương thực, đã đánh tráo hàng rởm thay hàng tốt, dùng giá cao lừa đảo triều đình, làm cho quốc khố trống không.

Thực ra không chỉ có Lý Kỳ, phàm là người thực hiện cải cách, đều phải chú trọng tới vấn đề lương thực, điều này là không thể tránh khỏi, đó cũng là mấu chốt của việc cải cách có thành công hay không. Nhưng nói đến lương thực, thì đó lại làcái lợi mà các đại thần triều đình tranh giành nhau, tuy nhiên, bất luận thế nào, Lý Kỳ phải giải quyết cho tốt vấn đề này.

Cho nên hắn coi đây là điều kiện bắt buộc cho mình khi nhậm chức lại từ đầu. Hắn lấy đó làm cái cớ, bắt ép phe bảo thủ Tống Mặc Tuyền đưa ra vấn đề lương thực trước, như vậy có thể giảm bớt một phần lớn trở ngại, giúp hắn có thể giải quyết mọi việc đơn giản nhẹ nhàng hơn.

Tống Mặc Tuyền đứng ra nói trước:

- Khởi bẩm Hoàng Thượng, vi thần cho rằng triều đình nên hạ lệnh khống chế chặt chẽ giá lương thực, nhất định phải phải ngăn xu thế này lại.

- Hoàng Thượng, việc này quyết không thể được. Hoàng Tín Nhân vội đứng ra, nói:

- Hiện nay chính là thời kì khôi phục nông nghiệp của nước ta, nếu như cưỡng ép khống chế giá lương thực, thì chẳng nghi ngờ gì sẽ gây tổn hại cho lợi ích của nông dân, sẽ làm giảm tinh thần tích cực trồng trọt của nông dân, lại thêm việc kiến thiết kinh tế của Kinh Tế Sử, vi thần e rằng sẽ kích thích việc nông dân chuyển sang làm buôn bán.

Lý Kỳ nghe xong mà cười thầm, Tống Mặc Tuyền giỏi lắm, dám chơi ta cơ đấy, vậy để xem ai chơi được ai.

Hiển nhiên là Tống Mặc Tuyền cố tình nói vậy, thực ra Lý Kỳ không hề bảo y nói như thế, sở dĩ y nói thế là để cho phe bảo thủ cái cớ để phản đối, từ đó chặn họng Lý Kỳ lại, để ngăn việc Lý Kỳ nhúng tay vào vấn đề lương thực. Tống Huy Tông cau mày nói:

- Hoàng ái khanh nói có lí lắm, nếu như triều đình cưỡng chế giảm giá lương thực, chỉ e sẽ gây ra sự bất mãn của nông dân.

Ông ta nói rồi liếc mắt một lượt, rồi dừng lại chỗ Lý Kỳ, nói:

- Lý Kỳ, ngươi thân là Kinh Tế Sử, việc này cũng có liên quan tới ngươi, vậy ý ngươi thế nào?

Lý Kỳ cười nói:

- Vi thần thấy Tống Học Sĩ và Diêm Thiết Sử nói rất có lí. Tuy nhiên, vi thần cho rằng vấn đề quan trọng nhất bây giờ không phải giá lương thực, mà là nâng cao dự trữ lương thực quốc gia. Vài năm gần đây, quân đội năm nào cũng xuất chinh, kho lương trống rỗng, đã đến lúc phải bổ sung thêm cho kho lương rồi. Giả dụ năm nay lương thực triều đình đầy đủ, thì Phượng Tường vừa rồi đã không xảy ra cơ sự đó. Hơn nữa, chỉ cần quốc gia tích lũy đủ lương thực, thì vấn đề giá lương thực sẽ dễdàng được giải quyết.

Tống Mặc Tuyền nghe xong trợn trừng mắt, thầm nghĩ toi rồi, lại mắc lừa cái thằng tiểu tử này rồi, thì ra giá lương thực chỉ là cái bẫy, thật là không thể lường nổi.

Tống Huy Tông gật đầu nói:

- Ngươi nói có lí, dự trữ lương thực là việc lớn hàng đầu của quốc gia, vậy không biết ngươi đã có kế sách gì chưa?

Lý Kỳ nói:

- Hiện nay Thanh Miêu Pháp mới phế bỏ chưa lâu, triều đình cũng chưa có một bộ luật nông nghiệp hoàn thiện, dẫn tới việc trong ngành nông nghiệp xuất hiện một loạt những sưu cao thuế nặng khó hiểu, vi thần vô cùng lo lắng, vì thế gần đây nằm nhà khổ tâm suy nghĩ, cuối cùng đã nghĩ ra một bộ chế độ Thường Bình Thương kiểumới.

Thường Bình Thương là kho lương được chính phủ Trung Quốc cổ đại thiết lập nhằm điều tiết giá lương thực, dự trữ lương thực phòng mất mùa, để đáp ứng cho nhu cầu của quan lại và dân chúng. Chủ yếu vận dụng quy luật giá trị để điều tiết cung ứng lương thực, phát huy cao nhất tác dụng ổn định giá trị thị trường lương thực. Khi giá lương thực trên thị trường thấp, tiến hành mua lượng lớn lương thực với giá cao thích hợp, không chỉ giúp cho các kho lương Đại Cốc Thương, Nhất Thái Thương và Cam Tuyền Thương của triều đình dồi dào lương thực, mà kho lương các quận biên giới cũng tràn đầy. Khi giá lương thực thị trường lên cao, lại bán ra với giá thấp thích hợp. Biện pháp này vừa tránh được hiện tượng "giá gạo thấp dân buồn", cũng phòng ngừa hiện tượng "giá gạo cao dân lo", có tác dụng tích cực đối với việc bình ổn thị trường lương thực và củng cố chính quyền phong kiến, ở một mức độ nào đó phản ánh lợi ích và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Tống Huy Tông ồ một tiếng, rồi nói:

- Ngươi nói cụ thể xem.

- Vâng.

Lý Kỳ nói tiếp:

- Về phần Thường Bình Thương, tin là các vị ở đây còn rõ hơn thần, vậy thần không nói nhiều thêm nữa, cái mà thần nói là Thường Bình Thương kiểu mới, đó là do triều đình dựa vào điều kiện cung ứng và điều kiện giá cả nhất định, cho các điền chủ vay tiền với lương thực làm thế chấp. Nhưng khoản cho vay này là khoản cho vay có ý nghĩa khích lệ, không thể đòi người đi vay bồi thường. Cũng có nghĩa là, khi lương thực bội thu, giá lương thực trên thị trường hạ xuống, điền chủ có thể lựa chọn trả lương thực cho triều đình, triều đình không được đòi thêm giá chênh lệch trong đó, như thế nông dân mới không phải chịu lỗ, không ép giá thì giá lương thực tự nhiên sẽ không hạ, còn triều đình thì sẽ có thể lấy đó là cơ hội tốt để dự trữ lươngthực cho mình, khi mất mùa, giá lương thực thị trường cao hơn khi vay vốn, nông dân có thể bán lương thực ra thị trường, giành được nhiều lợi nhuận hơn, sau đó trả vốn vay và lãi suất cho triều đình, thì sẽ không bị ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân, triều đình cũng sẽ giành được lợi nhuận, còn có thể lấy lương thực thu hoạch vào mùa bội thu để điều chỉnh vĩ mô, tránh việc có kẻ tích trữ lương thực đầu cơ, nhất cử lưỡng tiện. Quan trọng hơn là luật này có thể khích lệ nông dân trồng trọt, đồng thời có thể bảo vệ ruộng đất của họ một cách tốt nhất, không để bị kẻ khác thôn tính.

Thái Kinh nghe xong sáng rực mắt, nhưng lại thấy kinh ngạc, nói:

- Đây---đây đều là do ngươi nghĩ ra?

*****

Ta đương nhiên làm quái gì có khả năng đó, đều là trong sách có dạy cả, tuy nhiên lúc này chỉ có thể coi như ta tự nghĩ ra vậy. Lý Kỳ cười rồi gật đầu nói:

- Tại hạ bất tài, chính là do tại hạ nghĩ ra.

Tưởng Đạo Ngôn nói:

- Nhưng nếu như người dân không có năng lực trả nợ, thì ngươi xử lí sao?

Lý Kỳ cười nói:

- Tưởng Ngự Sử, làm kinh doanh vốn là có thu có chi, ai dám quy định triều đình kinh doanh nhất định phải thu? Như thế thì thật không công bằng với bách tính đó. Triều đình nếu như không muốn chi, thì đương nhiên phải giúp nông dân cải thiện môi trường và điều kiện. Chỉ khi nông dân kiếm được tiền rồi, thì triều đình mới có thể kiếm được. Không thể nói rằng triều đình thì không được lỗ. Người dân trả khôngnổi nợ, thì đi tịch thu nhà người ta, cướp vợ người ta, điều này tuyệt đối không phải cái đạo làm kinh doanh. Giả dụ gặp thiên tai, triều đình vẫn phải viện trợ không hoàn lại đó sao.

Tưởng Đạo Ngôn bị Lý Kỳ trách móc mỉa mai như vậy, chẳng còn biết nói gì thêm.

Hoàng Tín Nhân cười nói:

- Luật này mặc dù nói là Thường Bình Thương, nhưng lại có nhiều điểm giống với Thành Miêu Pháp năm xưa của Vương An Thạch. Thế nhưng, Thanh Miêu Pháp năm xưa lại trở thành công cụ hốt bạc của rất nhiều người. Mấu chốt nằm ở chỗ khoản cho vay. Có rất nhiều quan lại địa phương ép buộc dân chúng vay tiền của quan phủ, đồng thời tự ý tăng lãi suất, lại thêm nhiều quan lại để khoe công trạng, đã vơ vét thêm bằng nhiều cách không chính đáng khác. Dân chúng khổ sở khốn đốn, tấtcả chỉ là nói suông, tính khả thi không lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân căn bản khiến cho Thanh Miêu Pháp phải dừng lại.

Lý Kỳ cười ha hả nói:

- Hoàng đại nhân thật là từng câu chữ đều là châu ngọc, tuy nhiên, lúc đó chỉ có thể trách Vương An Thạch Hiền tướng tiến hành không thỏa đáng, nghĩ đơn giản quá, mới tạo ra cái cục diện như vậy, đây gọi là tự làm tự chịu.

Thái Du thản nhiên nói:

- Nếu nói vậy thì Kinh Tế Sử dường như đã có cách ngăn không để tình huống đó xảy ra?

Lý Kỳ cười nói:

- Phàm là những gì do con người gây ra, đều có thể ngăn được. Lẽ nào bây giờcác nơi không có tình trạng đó sao? Ta thấy không phải vậy, điều này liên quan tới sự hoàn thiện của chế độ, chứ không phải cái biện pháp Thường Bình Thương này.

Cho nên, hoàn thiện chế độ mới là cái đảm bảo cho tính khả thi của cải cách. Triều đình có thể giao công việc này cho 4 cơ quan, làm đối trọng với nhau. Đầu tiên do các cơ quan trung ương triều đình như Tam Ti, Thương Vụ Cục, Môn Hạ Tỉnh căn cứ vào tình hình các địa phương để thiết đặt lợi tức cho từng nơi. Việc thiết đặt lợi tức này cũng chính là một trong những nguyên nhân thất bại của cải cách Vương An Thạch năm xưa. Do tình hình mỗi nơi một khác, lợi tức đương nhiên cũng không thể giống nhau, không thể lấy tình hình các khu vực quanh Trường Giang ra để thiết đặt lợi tức cho khu vực Thiểm Tây, điều đó rõ ràng là đào hố chôn người ta, đồng thời, nông dân cũng có thể lấy lương thực đền tiền, không cần bồi thường chênh lệch giá cả trong đó, điều này cũng có thể ngăn chặn hiện tượng trên. Một khi lợi tức được thiết đặt tốt rồi, sau đó Hoàng Thượng trao quyền, cấp cho các địa phương. Do các quan phủ địa phương đứng ra tuyên truyền, nhưng do Thương Vụ Cục tiến hành thẩm tra, cấp khoản tiền cho vay và thiết lập kế hoạch trồng trọt, tiền và lương thực không qua tay quan phủ, sau đó do Tam Ti tiến hành thu chi và thống kê lần cuối, Bộ Hình có thể theo đó mà lập pháp, bố cáo cho dân chúng biết, từ đó phát huy tác dụng giám sát.

Cứ như vậy, tiền tài không qua tay quan phủ các nơi, khi bọn họ tuyên truyền, tuyệt đối sẽ không ngu tới mức báo cáo láo lợi tức. Thương Vụ Cục chúng tôi khi người dân tới vay, còn giám sát xem có ai ép bọn họ tới hay không. Tuy nhiên, quan phủ sau khi nói rõ cho người dân về lợi tức, thì cũng lấy đó để hạn chế được Thương Vụ Cục báo cáo láo lợi tức, khi Thương Vụ Cục báo cáo các khoản vay của ngươi dân lên Tam Ti, cùng lúc với việc Tam Ti phê chuẩn các khoản mục, thì cũng có thể sơ bộ tính toán ra có thể thu hồi bao nhiêu, nhờ đó mà hạn chế được Thương Vụ Cục mưu lợi gì trong đó. Ngược lại, những ghi chép của Thương Vụ Cục cũng có thểgiám sát Tam Ti. Ngoài ra, Bộ Hình sau khi lập pháp, còn có thể thành lập một cơ quan giám sát, chuyên phụ trách thẩm tra các vấn đề về nông nghiệp. Đương nhiên, đây cũng mới chỉ là phác thảo sơ bộ của ta, phương án cụ thể thế nào, còn phải thảo luận sâu hơn, bắt buộc phải cụ thể hóa thành rất nhiều cơ quan, để có thể làm đối trọng với nhau một cách toàn diện, tuyệt đối không để bất cứ cơ quan nào độc quyền về lương thực, với mục đích xây dựng một cơ chế quản lí nông nghiệp lớn mạnh, thúc đẩy nông nghiệp Đại Tống phát triển.

Thái Kinh nói:

- Hoàng Thượng, lão thần vô cùng tán thành động thái này của Kinh Tế Sử, bộ luật này chắc chắn có thể làm hoàn thiện hơn Thanh Miêu Pháp và Thường Bình Thương trước kia, rất là khả thi. Đến nay triều đình đang quyết tâm phục hưng Giang Nam, còn phía trước lại có giặc Phương Lạp tác loạn, dân chúng nơi đó khổ sở cùng cực, đồng ruộng hoang phế, nếu như áp dụng bộ luật này, chắc chắn có thể giúp đỡđược dân chúng nơi đó, đẩy nhanh công cuộc phục hưng nông nghiệp vùng Giang Nam.

Triệu Hoàn đứng ra nói:

- Nhi thần tán thành.

Đám Lý Bang Ngạn cũng đứng ra.

Lý Kỳ thấy còn đa số vẫn chẳng có động thái gì, bèn cười ha hả nói:

- Hoàng Thượng, bộ luật này lợi nước lợi dân, chỉ có hại cho đám tài chủ cho vay nặng lãi trong dân gian, tin rằng chỉ có bọn họ mới không tán thành bộ luật này, bởi bộ luật này hoàn toàn ngăn chặn được bọn họ làm hại dân chúng.

Tống Huy Tông nghe xong, suýt thì bật cười, gật đầu nói:- Lời ái khanh có lí lắm.

- Vi thần cũng tán thành.

- Thần tán thành.

---

Những đại thần còn lại nghe xong, chẳng còn cách nào, bây giờ mà không đứng ra thì chẳng phải tự nhận là bọn cho vay nặng lãi sao, bèn vội đứng ra biểu thị sự tán thành. Bởi Lý Kỳ không hề để Thương Vụ Cục độc quyền, cho nên bọn họ thấy không đến mức không chấp nhận được.

Lý Kỳ nhân lúc mọi việc còn nóng hổi, nói:- Hoàng Thượng, việc dự trữ lương thực quốc gia liên quan đến đại kế của đất nước, không thể chậm trễ, nên mau chóng ban bố pháp lệnh, khích lệ sản xuất nông nghiệp. Không chỉ có vậy, triều đình còn phải khích lệ nhập khẩu lương thực, miễn trừ thuế nhập khẩu lương thực, đồng thời cấp ưu đãi cho thương nhân nước ngoài vận chuyển lương thực tới nước ta, còn phải khích lệ thương nhân Đại Tống ta tới các nước lân cận cướp bóc, à không, nhập khẩu lương thực của nước họ. Cho dù là có dùng phương thực buôn lậu cũng được, để bù đắp cho dự trữ nước ta. Ngoài ra, còn phải nghiêm cấm thương nhân trong dân gian xuất khẩu lương thực, đồng thời nếu phát hiện ra phải phạt thật nặng để cảnh cáo. Thương nông cùng phát triển, với mục đích chấn hưng nền nông nghiệp Đại Tống ta trong thời gian ngắn nhất.

Tống Huy Tông nghe xong gật đầu lia lịa nói:

- Hay lắm, hay lắm, nên làm như vậy. Đành rằng các ái khanh đều tán thành bộ Thường Bình Thương Pháp này của Lý Kỳ, vậy được, Lý Kỳ, ngươi mau chóng viếtmột bản kế hoạch trình lên cho ta.

- Vi thần tuân mệnh.

Lý Kỳ coi như đã được thở phào nhẹ nhõm.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-1753)


<