Vay nóng Tinvay

Truyện:Cực phẩm tài tuấn - Hồi 502

Cực phẩm tài tuấn
Trọn bộ 597 hồi
Hồi 502: Bảo kiếm kim châm
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-597)

Siêu sale Lazada

Đường Kính Chi dẫn một trăm cấm quân trở về làm Nhu Nhi và Uyển Nhi giật mình, may mà nhìn thấy y đi bên cạnh, nếu không các nàng nghĩ lại có người tới gây chuyện rồi.

- Nhu Nhi, Uyển Nhi, vị này là Tần đại nhân, về sau an toàn trong nhà giao cho ông ấy, nếu các nàng gặp phải chuyện gì không giải quyết được, cũng có thể nhờ ông ấy giúp đỡ.

Đường Kính Chi giải thích cho các nàng biết:

Tần Tranh dẫn một trăm hộ vệ thỉnh an hai vị di nương.

Uyển Nhi mừng lắm, có một trăm người này nàng tính chia ra để bọn họ canh gác phủ và nơi làm đồ thêu, sẽ không còn sợ kẻ mang dụng tâm xấu xa nữa, liền gọi Đường Uy tới để hắn dẫn Tần Tranh đi một vòng làm quen tình hình bên này.

Đường Kính Chi thì kéo Nhu Nhi vào đại sảnh, bảo nàng đưa cho cuốn sách vẽ chuyện Cậu bé hồ lô, Nhu Nhi không nghĩ gì cả, tướng công bảo sao thì làm vậy, Uyển Nhi căn dặn Đường Uy xong theo vào, thấy thế nghi hoặc hỏi:

- Tướng công, chàng lấy cuốn sách đó làm cái gì?

Đường Kính Chi thấy cũng chẳng có gì cần phải dấu diếm, đem chuyện nhận lời với Hoàng thái hậu, trước khi trời tối sẽ vẽ nửa cuối câu chuyện đưa vào hoàng cung.

Thời gian gấp gáp, y vừa nói vừa sai nha hoàn chuẩn bị bút mực, rồi ngồi xuống bàn bắt đầu cầm bút vẽ tranh, chợt nghĩ, thế là mình thành họa sĩ truyện tranh đầu tiên ở thế giới này rồi.

Mặc dù hai nàng dự liệu được Hoàng thái hậu nhất định thích câu chuyện thần thoại hấp dẫn đó, nhưng nghe thấy Hoàng thái hậu cao quý cấp bách muốn xem nửa sau câu chuyện thì vui mừng hết sức, mắt nhìn chằm chằm Đường Kính Chi không chớp.

Đường Kính Chi vẽ được một lúc mới phát hiện hai nàng đứng nhìn mình, đưa tay lên sờ mặt:

- Mặt bị dính mực à?

- Hết rồi sao? Chàng không còn gì để nói nữa à?

Nhu Nhi có chút sốt ruột hỏi, mắt đầy vẻ trông đợi.

Đường Kính Chi chẳng hiểu Nhu Nhi nói cái gì, Uyển Nhi nhắc:

- Tướng công nói, nếu Hoàng thái hậu thích món quá đó, sẽ khen Nhu Nhi tỷ tỷ mấy câu, khi ấy nói không chừng Hoàng thái hậu cao hứng sẽ ban lễ vật cho tỷ ấy mà.

Đường Kính Chi à một tiếng, đưa tay vỗ trán, sao mình quên béng mất chuyện này.

Có điều trước đó ở cửa Từ Ninh cung, y bị cho đợi nửa canh giờ làm y nghĩ ngợi lung tung, về sau nghĩ đủ cách chiếm đoạt trái tim Hoàng thái hậu, còn thời gian đâu mà nhắc tới chuyện đó.

Nhìn động tác của Đường Kính Chi, Nhu Nhi thất vọng vô cùng, với nữ tử luôn tự ti về xuất thân của mình so với các tỷ muội như nàng mà nói, được Hoàng thái hậu tặng lễ vật là một sự thừa nhận, có ý nghĩa lớn lao.

Uyển Nhi cảm thấy tiếc thay cho Nhu Nhi.

Đường Kính Chi nhìn Nhu Nhi cuối đầu buồn bã mà đau lòng, nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của nàng an ủi:

- Đừng buồn, đợi ta vẽ xong nửa cuối câu chuyện, sẽ thêm vào vài câu thỉnh công cho nàng, khi đó Hoàng thái hậu đọc xong chuyện, đang vui, nhất định sẽ ban lễ vật cho nàng.

- Thật chứ?

Hai mắt Nhu Nhi lại sáng lên hi vọng.

Đường Kính Chi gật đầu khẳng định, với quan hệ giữa y và Hoàng thái hậu hiện nay, chỉ cần y viết khéo léo một chút, hẳn Hoàng thái hậu sẽ nể mặt.

Nhu Nhi sung sướng reo lên một tiếng, thúc dục Đường Kính Chi làm việc, rồi kéo Uyển Nhi ra ngoài, tránh làm phiền y.

Đường Kính Chi tĩnh tâm lại, bút đưa như bay, cuối cùng trước khi trời tối đã sao chép xong, giao cho Vương quản gia để ông ta phái người đưa vào hoàng cung.

Mọi việc chuẩn bị đã xong, chỉ còn đợi ngày mai lên đường, lần này rời kinh không còn lo có kẻ thù sinh tử như Điền Cơ dồn mình vào chỗ chết nữa, Đường Kính Chi chỉ mang theo một mình Đường Uy, tất nhiên các ám vệ khác được bố trí khắp nơi rồi.

Thực ra Đường Kính Chi vốn không định đưa Đường Uy theo, có điều thuận lợi xin được người từ Hoàng thái hậu, nên an toàn không cần phải lo nữa.

Lại nói tới Điền Cơ, lão ta và gia quyến đã bị đưa lên kinh, hiện đang ở trong thiên lao, đợi tam ti hội thẩm.

Nếu như kết quả nhận định Điền Cơ mưu phản, thì không chỉ nhà lão ta, chỉ cần có chút thân thích xa với Điền gia sẽ bị rụng đầu.

Có thể nói người Điền gia bị Điền Cơ hại thảm rồi.

Trời tối dần, Hồng Phong cuối cùng tới phủ Trung Nghĩa bá, đây là lần đầu tiên hắn tới đây, thấy Đường Kính Chi chúc mừng một phen.

Đương nhiên Hồng Phong sẽ không quỳ xuống khấu đầu vấn an, Đường Kính Chi cũng không để ý tới chút lễ tiết đó, nhiệt tình kéo hắn cùng tới nhà ăn dùng cơm, đám nha hoàn chia thức ăn làm hai bàn, ba vị di nương cũng ngồi bàn bên cạnh ăn cơm.

Trịnh Hân Như giờ đã được Đường Kính Chi giúp khôi phục hộ tịch, không còn là hạ nhân trong phủ nữa, không phải tới hầu hạ.

Đường Kính Chi tất nhiên không bỏ qua cơ hội trêu ghẹo hắn và Trịnh Hân Như một phen, đi vào chính đề:

- Hồng huynh, lần này đệ rời kinh làm ăn, nhanh thì ba tháng, chậm có khi mất cả năm mới về, trong thời gian đó đệ nhờ huynh tới chiếu cố trong phủ một phần.

- Yên tâm đi, kẻ kia gần đây không có động tĩnh gì, ta nhất định sẽ bỏ thời gian ra tới để ý chuyện bên này.

Hồng phong gật đầu hết sức thống khoái:

Mọi người ăn uống chuyện trò vui vẻ, lúc sắp tàn tiệc thì chợt nghe bên ngoài có tiếng nha hoàn rối rít chạy vào báo có một vị thái giám tới nhà truyền chỉ.

Đường Kính Chi vội dẫn ba vị di nương rời nhà ăn tới đại sảnh nghênh đón, Hồng Phong không đi, hắn đang ngầm theo dõi Bùi Đạc, tiếp xúc với càng ít người càng tốt, tránh bị người ta nhớ mặt nhận ra.

Thấy Đường Kính Chi, vị thám giám trẻ cao giọng hô:

- Trung Nghĩa bá Đường Kính Chi cùng nhị di nương Nhu di nương quỳ xuống tiếp ý chỉ của Hoàng thái hậu.

Đường Kính Chi ngạc nhiên lắm, Hoàng thái hậu đúng là nể mặt mình, không ngờ hạ chỉ ban lễ vật cho Nhu Nhi và buổi tối, phải biết rằng cửa cung tới chập tối là đóng cửa, phải tới giờ Mão hôm sau mới mở ra, hơn nữa cửa một khi đóng lại, vì bảo vệ an toàn của hoàng đế, bất luận có chuyện gì xảy ra cũng không mở cửa.

Dù có người khởi binh tạo phản cũng không mở.

Hiện giờ vị thái giám này tới tuyên đọc ý chí, chắc là ban ngày ra ngoài làm việc không về kịp, ý chỉ tất nhiên bên trong cho vào giỏ thả xống.

Đầu suy nghĩ, Đường Kính Chi cũng chẳng nhàn, dẫn đầu ba vị di nương quỳ xuống khấu đầu, y làm việc này tới quen rồi, giờ khấu đầu rất chuyên nghiệp, cũng không thấy khó chịu như trước kia nữa.

Thấy mọi người bốn xung quanh đã quỳ xuống rồi, thái giám mới mở thư vàng ra đọc:

- Nay, có Trung Nghĩa bá hiến cho ai gia một bộ sách thêu trên gấm, ai gia rất thích, đặc biệt ban cho một thanh bảo kiếm. Ai gia được nghe di nương thứ hai của Trung Nghĩa bá, tâm tư mẫn tiệp đôi tay khéo léo, có thể thêu tranh tựa vật sống, làm người ta kinh ngạc, ban cho một cây kím vàng, chỉ thêu thượng đẳng một cuộn, đồng thời phong danh hiệu " thợ thêu nhất đẳng hoàng gia!".

Ý chỉ của hoàng thái hậu tất nhiên không cầu kỳ như thánh chỉ của hoàng đế, nhưng vinh dự không kém phần.

- Tạ long ân Hoàng thái hậu.

Ai cũng nghe ra ý chỉ này thực chất là để phong thưởng cho Nhu Nhi, còn Đường Kính Chi thì chỉ hưởng sái, nhưng Đường Kính Chi lại nghĩ khác, y không bận tâm tới thanh bảo kiếm, rõ ràng Hoàng thái hậu có thiện cảm với y, nên mới nhanh chóng ban ý chỉ như vậy, còn cả Nhu Nhi tâm nguyện đã thành, chắc chắn vui mừng vô hạn.

Mọi người khấu đầu, từ từ đứng dậy, Đường Kính Chi đi tới nhận lấy sách vàng.

Tiếp đó mấy tiểu thái giám đem vật phẩm Hoàng thái hậu ban tặng giao cho người Đường gia, Đường Kính Chi sai Thị Mặc đưa phong bao cho mấy vị thái giám, thế là mọi người cùng vui.

Mấy thái giám vừa lui khỏi đại sảnh, Nhu Nhi không kìm nén được nữa, nhảy cẫng lên chạy tới bên bàn, đưa tay lật tấm vải màu vàng, mở một chiếc hộp gỗ tinh xảo nhỏ, tức thì một cây kim vàng óng ánh xuất hiện trước mắt mọi người.

Nhu Nhi tay run run, hết hít thật sâu lại lau tay đẫm mồ hôi vào áo, rồi dùng hai ngón tay cầm cây kim châm lên, nhìn không chớp mắt!

Mình không mơ, đây là kim châm Hoàng thái hậu ban thưởng.

Uyển Nhi đứng bên cạnh suýt xoa, nghĩ chẳng biết bao giờ mình mới có được may mắn được Hoàng thái hậu ban cho món quà.

Ngọc Nhi nhìn ngõ một hồi, nghĩ nếu dùng làm ám khí thì mảnh quá, vừa bay không xa, sức sát thương chẳng lớn. Nàng cũng mừng cho Nhu Nhi, nhưng đồ của hoàng gia nàng chẳng ham, tính nàng cô độc, cũng chẳng bận tâm lắm đám tỷ muội nghĩ gì về mình.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-597)


<