Vay nóng Tima

Truyện:Dương Gia Tướng truyền kỳ - Hồi 32

Dương Gia Tướng truyền kỳ
Trọn bộ 51 hồi
Hồi 32: Tiêu Thái Hậu Treo Bảng Mộ Binh Vướng Toàn Tiết Đánh Quân Đại Liêu
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-51)

Siêu sale Shopee

Tiêu Thiên Tả từ sau khi bại trận quay về, Tiêu hậu ngày đêm lo lắng Trung Quốc đến đánh. Ngày nọ cùng quần thần nghị rằng: "Gần đây quân Bắc lại nghe thấy Nam triều đang có ý đến chinh thảo. Nay Dương gia binh mã hùng tráng, nếu như dẫn quân Bắc chinh, ai có thể ngăn địch?" Chưa dứt lời, Hàn Diên Thọ tâu rằng: "Tục ngữ nói: "Nước lớn mà có quân chinh phạt, tiểu bang cũng có sự chống giữ. Nay Đại Liêu ta tướng giỏi lão soái đã không thể đảm nhiệm, mong bệ hạ theo pháp lệ tuyển cử, ra bảng văn, chiêu mộ anh hùng nghĩa sĩ để đảm nhiệm chức nguyên soái, phòng bị người Tống đến xâm lược, đó là kế sách bảo vệ lâu dài vậy". Hậu chuẩn tấu, sai văn thần thảo bảng văn chiêu mộ dâng lên. Bảng viết:

"Đại Liêu Tiêu thái hậu vì chiêu mộ anh hùng, để phòng khi nước nhà có nạn; Thường nghe rằng: "Binh dĩ tướng vi quý, tướng dĩ tài vi năng. Nay nước Đại Liêu ta đang ở vào lúc nhiều việc, nhung mã tương tầm, can qua chưa tắt, nên nay ra bảng văn tìm kiếm hào kiệt các nơi. Hoặc có mưu lược mà ở nơi sơn cốc, hoặc có võ nghệ mà ở nơi nghèo hèn, đoạt cờ chém tướng, đánh ải lấy thành. Bất kể có tài năng gì, chỉ cần là người có thể phò nước dẹp loạn, đều có thể đến U Châu. Có thân thủ tài năng. Nếu quả có thể xứng chức, lập tức trao cho quyền lớn, tôn lên tước vị phù hợp. Nay ra bảng văn cho biết vậy".

Tiêu hậu xem xong bảng văn, liền lệnh cho treo ở cửa thành, chiêu thu anh hùng. Có người là Xuân Nham lập tức bái từ sư phụ, gầm thét như sấm, xuống đến Bắc Phiên, vào đến thành U Châu, gặp lúc tráng dũng ở khắp nơi đang đứng vây lấy cửa quan xem bảng. Xuân Nham tiến vào kêu rằng: "Để ta xé bảng". Chúng nhìn thấy, người này mặt như sắt khô, mắt như hạt châu vàng, thân cao hơn trượng, hai vai bắp thịt nhô lên, tướng mạo rất kỳ dị. Thủ quân thấy hắn xé bảng văn, liền dẫn vào triều gặp Tiêu hậu. Tiêu hậu nhìn thấy hoảng sợ nói: "Trên đời lại còn có người tướng mạo quái dị vậy sao?" Rồi hỏi rằng, tráng sĩ người ở đâu, Xuân Nham đáp rằng: "Tiểu thần tổ cư Bích La sơn, họ Xuân tên Nham". Tiêu hậu nói: "Ngươi có võ nghệ gì?" Nham nói: "Binh thư chiến sách thập bát ban võ nghệ, không có gì là không thông'. Tiêu hậu mừng rỡ, liền cùng nghị với văn võ phong cho quan chức. Tiêu Thiên Tả tâu rằng: "Tráng sĩ mới tới, chưa thấy tài năng, bệ hạ phong tạm cho chức quan vừa phải, đợi khi kiến lập kỳ công, mới nghị cũng chưa muộn". Hậu chuẩn tấu, liền phong Xuân Nham làm Đoàn doanh đô tổng sứ, Xuân Nham tạ ơn mà lui.

Ở đây nói về Tống Chơn Tông muốn rửa mối nhục ở Ngụy phủ, triệu tập quần thần bàn cách. Bát Vương tâu rằng: "Bệ hạ có cả thiên hạ thống nhất, chỉ một nơi U Châu hẻo lánh, lấy thì không khó, chỉ là quân sĩ chưa tập hợp được, hãy đợi từ từ mà bàn". Vua chưa trả lời, chợt một người ra tâu: "Không nhân lúc này tiến binh, còn chờ lúc nào?" Chúng nhìn xem, thì ra là Quang châu Tiết độ sứ Vương Toàn Tiết, tới trước tâu rằng: "Thần có một kế, có thể lập tức khiến Bắc Phiên khoanh tay xin hàng" Vua nói: "Khanh có kế gì?". Toàn Tiết nói: "Nếu khởi quân của Trung Quốc, thì khó mà thắng, xin bệ hạ đẳng sắc chỉ lấy một lộ quân ở Đại Châu, một lộ quân ở Hùng Châu, một lộ quân ở Sơn Hậu. Ba lộ này vốn là yết hầu của U Châu, dễ lấy lương thảo. Thần đích thân dẫn một đạo quân cùng bốn lộ mà tiến. Tuy Bắc Phiên có tướng hùng dũng, nhưng làm sao chống đỡ nổi". Vua y tấu liền hạ sắc cho ba lộ xuất binh, phong Vương Toàn Tiết làm Nam-Bắc Chiêu Thảo sứ, Lý Minh làm phó sứ, dẫn năm vạn quân xuất phát. Toàn Tiết được chỉ, ngay hôm đó, dẫn quân rời Biện Kinh hướng về U Châu tiến phát. Lúc này trời vào mùa Xuân, gió êm trời ấm. Chỉ thấy:

Lộ thượng dã hoa vô ý thái,

Lâm trung đỗ vũ động nhân tình.

(Hoa dại bên đường không khoe sắc,

Trong rừng đỗ vũ rộn tình người).

Đại quân đi đến Cửu Long cốc hạ trại, tin tức truyền vào U Châu, cận thần tâu với Tiêu hậu: "Trung Quốc khởi bốn lộ quân mã, thanh thế rất thịnh". Tiêu hậu hoảng sợ nói: "Không ngờ đến nhanh như vậy". Liền hỏi ai có thể dẫn quân nghênh địch. Chưa dứt lời, Xuân Nham ứng tiếng ra nói: "Bệ hạ đừng lo, thần cử một người lui quân Tống dễ như trở bàn tay, lấy Trung Nguyên như lấy đồ trong túi". Tiêu hậu hỏi rằng: "Khanh cử người nào?" Nham nói: "Sư phụ của thần, họ Lữ tên Khách, hiện ở ngoài cửa cung, chưa dám tự tiện vào. Nếu dùng người này lui địch, sợ gì không thắng?" Hậu liền tuyên Lữ Khách vào dưới bệ ra mắt. Thấy người này tướng mạo thanh nhã, cử chỉ khác thường, nghĩ thầm người này ắt có kỳ tài, liền hỏi rằng: "Khanh muốn đến ứng mộ cầu tiến thân phải không?"

Lữ Khách đáp rằng: "Thần nghe bệ hạ muốn tranh bá cùng Nam triều, nên cố ý đến đây giúp một tay, để đoạt lấy thiên hạ". Hậu nói: ""Khanh muốn bao nhiêu người ngựa để đi?" Lữ Khách đáp: "Kẻ thiện chiến của người Tống rất nhiều, phải dùng trận đồ mà đấu. Theo ý thần, binh mã của U Châu không đủ để sai khiến, bệ hạ cần phải mượn quân của năm nước mới thành được việc lớn". Hậu nói: "Là năm nước nào? Lữ Khách nói: "Có thể viết một bức thư, sai sứ đến Liêu tây tiên ti quốc, gặp quốc vương là Gia Luật Khánh, hiến tặng vàng ngọc để lấy lòng rồi hỏi mượn tinh binh năm vạn, hắn tất không chối từ; lại viết thư sai quan cáo tới Tân La quốc, ban thưởng cho quốc vương là Mạnh Thiên Năng, lệnh hắn phát năm vạn binh tương trợ, lại sai một sứ đến Hắc Thủy quốc, hứa sẽ cắt dãi đất Tây Khương để cảm tạ sau khi chiến thắng, nhờ giúp quân năm vạn, tất vui vẻ mà nghe theo; lại sai một sứ tới Tây Hạ quốc gặp quốc vương là Hoàng Kha Hoàn, nói cho biết sự lợi hại của Trung Quốc, mượn quân năm vạn; riêng sai cận thần tới Lưu Sa quốc, gặp quốc vương là Tiêu Hoắc Vương mượn quân năm vạn. Nếu được quân của năm nước này đến đây, rồi dựa vào sở học bình sinh của thần, bày ra trận Nam thiên thất thập nhị trận, khiến vua tôi nhà Tống nhìn thấy mà hoảng hồn bạt vía, khoanh tay quy thuận vậy?" Tiêu hậu nghe xong, vô cùng mừng rỡ nói: "Khanh đúng là Tư Nha trùng xuất, Gia Cát tái sinh". Ngay hôm đó phong Lữ Khách làm Phụ quốc quân sư, Bắc đô nội ngoại binh mã chánh sứ. Lữ Khách tạ ơn mà lui.

Tiêu thái hậu lại sai năm nơi sứ thần, mang vàng ngọc lệnh chỉ đến các nước Tiên Ti... Lúc đó mỗi sứ thần lĩnh chỉ phân biệt tấn kiến vua các nước, các nước được ban vàng bạc châu báu, tự nhiên vui vẻ nghe theo. Tiên ti quốc vương sai Hắc Đát lệnh công Mã Vinh làm soái; Tân La quốc vương sai Hạng Kim Long Thái tử làm soái; Hắc Thủy quốc vương sai Thiết Đầu Hắc Thái Tuế làm soái; Tây Hạ quốc vương sai công chúa Hoàng Quỳnh nữ làm soái; Lưu Sa quốc vương sai phò mã Tô Hà Khánh cùng công chúa Tiêu Bá Chân làm soái. Mỗi nước trợ giúp tinh binh năm vạn, lục tục kéo đến. Không đến vài mươi ngày, đều tập trung ở U Châu đợi lệnh. Cận thần tâu với Tiêu thái hậu: "Binh mã của năm nước đã tới, quân sứ sai khiến thế nào?" Lữ Khách tâu rằng: "Quân của năm nước Thần đi chuyến này không phải là tầm thường, bệ hạ hãy triệu bọn Gia Luật Hưu Ca ở Vân Châu, Tiêu Thác Lãn ở Úy Châu, khởi quân của cả nước để thần điều khiển, sai khiến mà khắc phục Trung Nguyên. " Hậu chuẩn tấu, lập tức hạ sắc cho hai châu Vân, Úy điều về quân mã ở các nơi, phong Thái Đát lệnh công Hàn Diên Thọ làm giám quân đô bộ xứ, Thổ Kim Tú trở xuống đều phải nghe sự sai khiến, thống suất 25 vạn tinh binh, hợp quân của năm nước tổng cộng 50 vạn tinh binh, theo Lữ quân sư tiến đánh. Hàn Diên Thọ được chỉ, ra giáo trường thao luyện chuẩn bị. Vài ngày sau, quân mã hai châu Vân, Uý đến nơi liền cùng Lữ quân sư suất tinh binh năm nước, ra lệnh người ngựa Bắc Phiên rời U Châu, cuồn cuộn mênh mông, hướng về Cửu Long cốc mà tiến. Chuyến đi này có bài thơ:

Toàn bằng hưng quốc phò vương sách,

Năng sử anh hùng hiển trí lai.

Tam thiên thế giới phong văn thất,

Thất thập thiên môn chiến trận khai.

(Toàn theo vương sách phò hưng quốc,

Bèn giúp anh hùng lộ trí tài.

Ba ngàn thế giới gió mưa hết,

Bảy mươi cửa khuyết chiến trường khai).

Quân mã Bắc Phiên đi đến Cửu Long cốc, đóng trại nơi đất đồng cỏ bằng phẳng, đối diện với trại quân Tống. Ngày hôm sau, Lữ quân sư triệu tập đến dặn dò: "Tháng ba Bính Thân là ngày can chi tương khắc, ta sẽ bày trận, các ngươi cần phải nghe lệnh. Nếu có kẻ đến chậm, sẽ chém trước tâu sau". Hàn Diên Thọ đáp: "Lệnh chỉ của quân sư, ai dám chống lại!"


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-51)


<