Vay nóng Homecredit

Truyện:Lưỡi gươm cứu quốc - Hồi 03

Lưỡi gươm cứu quốc
Trọn bộ 10 hồi
Hồi 03: Chương 3
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-10)

Siêu sale Lazada

Ba ngày sau khi trời tạnh mưa thì Bạch Phượng đã khá mạnh. Tuy vết thương nàng hãy còn đau đôi chút nhưng nàng quyết từ giả Từ Sinh lên đường và Từ Sinh không cản nàng nữa. Ðêm hôm trước lúc trời hãy còn khuya, sương trắng còn bao phủ vạn vật là Từ Sinh đã thức dậy thổi cơm và gói thành mấy gói cho Bạch Phượng đem theo đường phòng khi đói khát.

Cho đến khi ánh nắng bừng lên, nhuộm vàng cây lá Bạch Phượng mới tỉnh giấc, nàng nhìn Từ Sinh và tự nhiên lưu luyến khác thường. Trước lúc chia tay người đã cứu sống nàng, đã giúp nàng bao ngày trong cảnh cô đơn nguy hiểm, nàng không khỏi buồn, nhưng Bạch Phượng không để nỗi buồn

ấy lấn áp lòng mình quá. Nàng chải tóc, mắt lơ đãng nhìn ánh nắng lung linh tươi đẹp trên ngàn vạn lá trong rừng, lắng nghe tiếng chim hót mừng ngày, lòng rạng rỡ lên như buổi bình minh tươi đẹp.

Nàng hỏi Từ Sinh:

- Có lẽ hôm nay đường truông hơi khô ráo.

Từ Sinh quay lại, chàng hơi thẹn trước cảnh thiếu nữ ngồi chải tóc bên mình. Chàng cảm thấy có sự gì thân mật ấm cúng giữa chàng và Bạch Phượng.

Bạch Phượng hôm nay gần bình phục, trông nàng đẹp và trẻ làm sao. Da mặt trắng mịn, má hồng, răng đen nổi bật giữa đôi môi đỏ thắm, nhất là đôi mắt nàng đẹp làm sao, đôi mắt có mãnh lực làm yếu lòng người.

Dưới bóng nắng lung linh của đất trời tươi sáng, Bạch Phượng càng thêm đẹp lạ thường, mỗi lần nàng đưa chiếc lược lên xuống làm mái tóc đen như huyền của nàng lấp lánh sáng, tia nắng vàng phản chiếu, đôi mắt nàng sáng càng thêm sáng đẹp, cử chỉ của nàng dịu dàng mà làm say lòng người.

Từ Sinh cảm thấy Bạch Phượng đẹp quá, nàng có vẻ là một tiểu thư con nhà trâm anh đài các, có lẽ nào nàng là ái nữ một ông quan nào đó mà chàng không thể hỏi.

- Hôm nay tiểu muội lên đường, ân huynh cần dạy bảo gì tiểu muội không?

Từ Sinh lắc đầu nói:

- Tôi không lời gì cả, chỉ mong ước cô nương về đến quê nhà bình an và đường xá cô nương nên cẩn thận.

Bạch Phượng ngước mắt nhìn Từ Sinh, nàng nói bằng giọng dịu dàng:

- Xin ân huynh ở lại bình an, nếu còn sống sót thì làm sao cũng có ngày ta lại gặp nhau. tiểu muội biếc nói sao để tỏ lòng tôn kính ân huynh, chỉ biết đời đời nhớ ơn và thờ phụng ân huynh trong tâm hồn.

Từ Sinh mỉm cười nói:

- Cô nương nói quá lời. Trong lúc loạn lạc chỉ có những người như cô nương là đáng kể. Tiếc thay tôi bận bịu mọi bề không thể theo hầu cô nương được, thật trái với lòng mong muốn của tôi.

Bạch Phượng nhìn Từ Sinh, nàng bảo chàng với giọng nhẹ nhàng nhưng quả quyết:

- Tiểu muội tin người như ân huynh không thế nào sống yên được trong tay giặc cướp nước này.

Từ Sinh không nói gì, chàng nghĩ đến bổn phận mình phải bảo tồn sự sống cho Lam Hà và chị Hương Lan, còn phải nuôi ông chú già và cậu em dại. Thật nặng nề thay cho bổn phận chàng trong tình cảnh nguy vong của đất nước, mà người dân bị đói khát cơ hàn bởi sự cướp bóc của bao kẻ bạo tàn.

Chàng nhìn trời và nói:

- Cô nương lên đường cho sớm. Ði ban ngày trong rừng ít nguy hiểm hơn ban đêm.

- Xin ân huynh cho tiểu muội kính lời thăm chị Hương Lan và Lam Hà.

- Vâng, tôi sẽ thưa lại lời cô nương.

Chàng mang đồ vật cần dùng của Bạch Phượng và cả hai cùng trên xuống chòi.

Bạch Phượng hướng mắt nhìn về phía đường xuyên qua nmg, lòng nàng sáng rạng rỡ lên như ngàn tia nắng bừng lên, nàng có cảm tưởng như chim bằng giam cánh lâu nay giờ đến phút tung bay vùng vẫy. Tiếng chim hót vang trên ngàn,.như mừng ngày tươi sáng, làm lòng Bạch Phượng sáng đẹp

lê, ấm áp như nắng tươi phủ khắp trời.

Từ Sinh, đưa nàng đến ven rừng vâ đi sâu vào đường truông khá lớn. Ðến một lùm nọ chàng vào buội rậm lôi cương một con ngựa to lớn ra và đặt hành lý trên lưng ngựa cột cẩn thận lại rồi bảo Bạch Phượng:

- Xin cô nương lên ngựa. Chúc cô nương lên đường bình an.

Nhìn con ngựa to lớn, Bạch Phượng hiểu ngay đấy là ngựa mà Từ sinh đoạt của giặc, nàng nói:

- Ơn ân huynh ngàn ngày tiểu muội ghi khắc nơi lòng. Cầu mong ân huynh sống khỏe mạnh yên lành đến ngày thanh bình trên đất nước.

Nàng cầm cương ngựa mà tự nhiên lòng quyến luyến lạ thường, tim nàng như se thắt lại. Ðến phút nầy, nàng mới cảm thấy lòng mình hướng về Từ Sinh quá nhiều và than ôi? Có lẽ nàng đã yêu chàng. Lòng Phượng thoáng một giây đau xót trước cảnh chia ly, mắt nàng mờ đi, óc nàng lung lấy

không còn rõ cảm giác mình, nhưng tự nhiên nàng lên mình ngựa và bình tĩnh lại, nàng cúi chào và nói:

- Kính lạy ân huynh, mong có ngày tiểu muội quỳ dưới chân người hầu hạ người cho thỏa lòng thương kính.

- Cô nương đi bình yên. Ðường xa nên cẩn thận.

Vó ngựa vồn lên, phi vút vào rừng mang người thiếu nữ xinh đẹp oai hùng khuất vào ngàn cây vàng cuối thu, để lại lòng chàng tráng sĩ Lam Giang nỗi vuồn lưu luyến.

Một buổi sáng Từ Sinh đang cuốc đất ngoài vườn thì Lam Hà chạy ra gọi chàng, nét mặt nàng có vẻ sợ sệt làm sao, nàng run run nói:

- Có tên lính giặc đến nhà ta với Giáp thủ anh!

Từ Sinh buông cuốc lo ngại hỏi:

- Chúng đến làm gì?

- Tên Giáp thủ đòi thuế gia cư anh ạ!

Ta đã đóng thuế điền rồi mà.

Lam Hà bảo chàng:

- Chúng đòi thuế gia cư, tính nóc nhân và người ở bao nhiêu và đánh thuế.

Từ Sinh nghiến răng, giọng căm tức.

- Quân khốn nạn, còn bao nhiêu thuế nữa. Như thế chúng ta chết chớ mong gì sống nổi.

Lam Hà nhìn Từ Sinh, gương mặt nàng buồn vô hạn, giọng nàng như tiếng đau buồn:

- Vì em mà anh khổ, giá không có em anh đỡ lo một phần.

Từ Sinh gạt đi:

- Em cứ nói chuyện không ích gì cả. Bây giờ ta phải làm sao đây?

Từ Sinh hiểu ngay câu hỏi vừa rồi của mình là vô lý, chàng chữa ngay:

- Thôi, em không cần lo, hãy để mặc anh. Dù sao anh cũng lo cho xong.

Lam Hà vẫn không yên lòng nàng nói:

- Nhà ta không còn lấy một quan nữa anh ạ? Mấy ngày nay không dệt được thước lụa nào.

Từ Sinh không nói gì, chàng bảo Lam Hà:

- Em ở đây, để anh vào xem chúng nói gì rồi sẽ hay.

Từ Sinh vào nhà thì gặp ngay tên Giáp thủ và tên lính giặc đang ngồi trên ghế giữa, chàng tức tối và ghét làm sao nhưng bề ngoài chàng cúi chào vờ như cung kính.

Tên Giáp thủ cất giọng:

- Nầy chú Từ Sinh, lệnh quan trên truyền xuống đóng thuế gia cư. Năm nay chú đóng mười lăm quan.

Từ Sinh nghe chúng đòi số tiền to tát nhưng chàng không biết làm sao, đành cố xin:

- Xin hai ngài thương, chúng tôi nghèo đói làm sao nộp nổi số thuế đó.

Tên Giáp thủ giở giọng đanh ác:

- Ðó là lệnh ta, chú phải lo cho xong, không thì ta cứ chiếu theo phép mà làm.

Anh ta hăm dọa thêm:

- Ðó là thượng lệnh của đại quan Lương Nhữ Hốt truyền xuống. Ai không thi hành sẽ bị hành phạt đó. Ta nói cho chú liệu mà làm. Kỳ hạn cho ba ngày nữa phải nộp cho xong để chúng ta còn lo việc khác.

Thấy tên Giáp thủ là kẻ theo giặc hà hiếp dân ta còn khắc nghiệt hơn lũ giặc. Từ Sinh chỉ muốn giết chết ngay hắn, nhưng chàng làm sao được nên đành van xin:

- Lạy ngài, xin châm chế cho tôi nhờ. Ngài thừa hiểu.

Giáp thủ quát to tỏ vẻ giận tức:

- Thằng khốn kia, mi kêu ca thì lên quan mà kêu. Ta không tha ngươi được.

Hương Lan lo sợ cho Từ Sinh, nâng lật đật rót rượu đem ra và mời:

- Kính mời hai ngài dùng rượu.

Giáp thủ nhìn trên khai rượu có mấy đồng tiền nên ông ta bớt giận, vội thò tay lấy nhét vào lưng và mời tên lính giặc uống rượu. Bỗng ông ta đặt mạnh ly xuống bàn và nói:

- Uống rượu lại thế nầy sao cho ngon được. Nhà cô không có gà vịt chi cả sao?

Từ Sinh sôi máu lên, chỉ muốn cho mỗi tên một gươm cho rồi, nhưng chàng hiểu nơi đây là thôn xóm chứ không phải ngoài rừng nên chẳng dám hành hung, sợ mang tai vạ vào thân. Trong khi ấy tên giặc cứ nhìn chầm chập vào mặt Hương Lan, hắn dường như mê man sắc đẹp của nàng.

Từ Sinh giận thầm chị mình sao ra làm gì, khêu gợi lòng hiếu sắc dâm ác của tên giặc, chàng cảm thấy vô cùng nguy, nếu hắn dở thủ đoạn hiếp đáp chị mình.

Lẽ tự nhiên.dù chết chàng cũng cho tên dâm ác ấy một gươm rồi có ra sao thì ra, quyết không để người chị cao quý của mình bị nhục. Bây giờ Hương Lan chạy vào trong tìm thức nhắm mang ra cho Giáp thủ.

Trong khi đó tên giặc thản nhiên nói với Giáp thủ dường như hắn không cần sự có mặt của Từ Sinh:

- Cô ấy đẹp quá. Ta không thể xa cô ta dược.

Giáp thủ kề miệng vào tai tên giặc nói thầm gì đấy làm tên giặc khoái chí cười mỉm, gật gù như thích lắm.

Từ Sinh như phát điên lên, chàng bảo thầm:

- Muốn sống bọn bây chớ chạm vào chị ta mà khốn.

Chàng lại thấy Hương Lan trở ra và mang thức nhắm cho tên Giáp thủ.

Giáp thủ không chút thẹn và ngượng miệng, hắn nhìn chầm chập vào mặt Hương Lan rồi đòi hỏi đủ thứ.

Giọng nói tham lam tồi hèn của hắn làm Từ Sinh gớm nhờm, chàng phát khùng lên, đôi mắt đỏ ngầu như sắp vặn cổ con chó săn ấy trong chớp mắt.

Hương Lan thấy vậy nàng đưa tay vuốt ngực ra hiệu cho Từ Sinh chớ giận, nàng kêu xin:

- Lạy hai ngài, xin tha thuế gia cư cho chúng tôi. Nhà chúng tôi nghèo không làm sao có số tiền to lớn ấy.

Tên Giáp thủ nhìn nàng nhcó mắt cười rất ý vị, hắn nói lẳng lơ:

- Này cô em, nếu cô em nghe theo lời ta thì ta sẽ bắt nhà khác đóng thuế cao để giúp vào chổ thiếu của cô em.

Hương Lan nhìn cử chỉ ấy nàng hơi hiểu nên ấp úng không dám kêu ca nữa.

Giáp thủ làm tuồng mặt khỉ, hắn nói:

- Quan nhân đây là họ hàng với tướng Hoàng Thành, người hạ cố mà nghĩ đến cô em. Vậy cô em hãy theo ý ngài mà được hưởng ân huệ.

Hương Lan là gái nhà nghèo, nhưng cũng là người có học, nghe vậy nàng tức giận, nhưng nàng nén lòng nói:

- Thưa ngày phận nghèo hên tôi đâu dám vậy.

Giáp thủ trơ tráo nói:

- Có sao đâu? Ðại quan hạ cố sao cô còn từ chối. Cô đã thấy ta và đại quan có nhiều ân huệ với cô chứ?

Từ Sinh lo ngại nghĩ thầm. Té ra thằng giặc này không phải là lính như Lam Hà bảo. Nó là người hầu của tướng Hoàng Thành. Thật là khó cho ta. Nếu nó dở thủ đoạn khốn kiếp ra e chỉ ta nguy mất.

Giáp thủ thấy Hương Lan như vậy nên dọa nạt:

- Nầy cô, cô không thấy đại quan muốn sao là được vậy à? Cô thấy bao nhiêu gương từ trước đến giờ rồi chứ? Cô may lắm đại quan dùng lễ độ. Cô làm ngài giận thì tôi e nguy cho cả nhà cô.

Không còn thể nào chịu nổi nữa, Từ Sinh quên cả việc nguy hiểm xảy ra về sau, chàng nói lớn:

- Xin hai ngài về, chúng tôi sẽ nộp thuế đủ kỳ hẹn. Việc hai ngài là đi đòi thuế thôi.

Lần đầu tên Giáp thủ nghe người dám nói với mình như vậy, hắn đứng ngay dậy tát vào mặt Từ Sinh.

Từ Sinh tuy giận đến cực điểm nhưng chàng cũng côn trí khôn nên né tránh mà không đánh lại. Còn Giáp thủ thấy mắt Từ Sinh quắc lên sáng như vậy nên hắn ngại sợ chàng liều. Hắn quay lại bảo tên giặc:

- Xin quan nhân về với tôi, rồi sẽ trị tội tên nầy sau. Nó cả gan dám chống với quan trên.

Hương Lan kinh sợ, nàng quỳ xuống kêu van với tên Tàu thì hắn chụp tay nàng kéo nàng vào lòng.

Lửa giận bừng lên Hương Lan gạt tay tên giặc và lùi lại chạy ngay vào phòng.

Tên giặc cười và nhìn Giáp thủ trong khi tên Giáp thủ trơ tráo nói:

- Ðại quan về rồi sẽ hay. Nó ở trong tay ta gấp gì mà phải thế.

Hắn nhcó mắt nhìn Từ Sinh rồi nói như hăm dọa:

- Thằng khốn kiếp kia? mi hãy liệu giữ đầu cho chặt nhé! Hôm nào ta cho mi biết tay.

Từ Sinh tuy tức giận, nhưng chàng nén lòng không đáp lại sự hăm dọa của kẻ kia.

Giáp thủ cùng tên giặc ra về là Từ Sinh vào nhà gặp Hương Lan sau khi đóng chặt cổng lại, chàng lên tiếng:

- Tên Giáp thủ khốn nạn kia đã đem họa tới nhà ta. Giá chúng gặp em ngoài rừng thì em đã cho nó một nhát rồi. Bây giờ chị nên liệu và đi ngay, nếu không chúng kéo đông tới là ta nguy mất.

Hương Lan thừa biết bọn giặc có quyền thế vâ tàn ác hơn loài sói, chúng mà ghét ai thì kẻ ấy phải bị giết không thì cũng bị roi đòn tàn nhẫn, nàng lo sợ cho Từ Sinh liền nói:

- Còn em tính sao! Chị mà trốn đi thì em và Lam Hà cũng nguy.

- Chị đem Lam Hà đi theo. Còn em là trai dễ liệu xử với bọn nó.

- Nhưng chi biết đi đâu hây giờ. Nơi nào cũng đều có giặc. Em nghĩ trốn đâu cho yên bây giờ. Giặc kiểm điểm từ nhà không sót một người và rồi không có tha cho chị đâu mà mong.

Từ Sinh ngao ngán, chàng biết chỉ có đánh đuổi hết kẻ thù ra khỏi đất nước thì dân mới yên được. Bất giác chàng nhớ lại những vị anh hùng khởi nghĩa khắp nơi và nhủ thầm:

- Bạch Phượng bảo thanh gươm của ta là của tướng quân Trần Nhuế. Hay người bí mật ấy là Trần Nhuế chăng? Không lý, tướng quân đâu lẻ hạ mình đi như vậy?

Ta nghe Trần Nhuế có người thân là Trần Hoài là tay khá lắm. Có lẻ đấy là Trần Hoài cũng nên.

Từ Sinh nghĩ ngay đến cách thoát khỏi cảnh khồ áp bức của kẻ thù, chàng muốn làm một người lính dưới tay Trần Nhuế để có cơ hội cùng lũ giặc một phen đọ gươm.

Chàng cắn chặc răng như tức tối vô cùng, lòng oán hờn uất ức như lộ lên gương mặt. Vừa lúc đó Lam Hà đã vào, nàng hỏi:

- Tên giặc kia di rồi hở anh? Chúng quả đáng ghét làm sao? Thấy tên Giáp thủ là em muốn hắn chết ngay. Lâu nay một tay hắn đánh đập giết chết bao người trong hương ta.

Từ Sinh khổ tâm quá, chàng nghĩ đến ngày mà Hương Lan với Lam Hà bị giặc bắt hãm hiếp như chúng đã làm lại bao nhiêu thiếu nữ khác là chàng như phát điên lên.

Chàng nghĩ từ mấy năm nay hai nàng cũng may lắm mới thoát khỏi tay họ và ngày nay tai họa mới sắp tới.

Nhìn gương mặt Từ Sinh, Hương Lan buồn rầu nói:

- Bây giờ không còn hy vọng đi trốn đâu cả em ạ! Chỉ còn có hai lẻ em nghĩ lẻ nào. Một là chị hy sinh thân mình cho gia đình ta yên, hai là liều với giặc rồi sẽ chết như bao kẻ đã làm rồi.

Từ Sinh cười, giọng cười quả quyết, chàng nói:

- Ðã đến nước nầy chúng ta cùng bọn chúng liều một phen rồi đến đâu thì đến.

Vừa lúc đó mọi người bỗng nhiên ngừng bặt vì nghe tiếng kêu khóc của người đàn bà hàng xóm:

- Lạy các ngài, tha cho em gái tôi, nó mới mười sáu tuổi đầu.

Có tiếng tên Giáp thủ la át tiếng bà ta, rồi có tiếng roi đánh đập chồng bà ta làm Từ Sinh như điên lên, chàng chụp ngay ngọn giáo dùng để phòng thú dữ và vụt chạy sang, nhưng Lam Hà với Hương Lan lật đật ôm Từ Sinh lại, họ cùng khóc nức nở làm chàng nản lòng phóng mạnh mũi giáo xuống đất và thở dài, ngao ngán nói:

- Chúng ta không côn là con người nữa? Dân ta mặc tình cho giặc đánh đập hãm hiếp. Cô bé Tâm mới ngần ấy tuổi đầu mà bị chúng hãm hiếp thì còn chi đâu đời; Cha cô ta mấy lần bị roi đòn vì thiếu thuế, nay ông ta bị vậy thì sống sao nổi.

Chàng nghiến chặt răng và đi nhanh vào phòng để khỏi nghe tiếng roi vọt, tiếng kêu khóc của người đàn bà bất hạnh.

Hương Lan và Lam Hà nghe tiếng kêu khóc van lạy của bà hẫng xóm, hai nàng rụng rời cả tay chân, họ không côn đứng vững nên ngồi xuống ghế, mặt tái lét, môi run run vì sợ hãi thương tâm. Bao nhiêu sự căm hờn đau đớn cắn rứt lòng họ, bao sự sợ hãi tức tối làm họ tê tái như khiến tim họ ngừng đập

Tiếng khóc của bà hàng xóm, tiếng roi đòn của kẻ giặc vọng vang như những nhát dao đâm vào lòng họ, họ ôm chầm nhau khóc vì đau đớn cho tình cảnh chung của người dân mất nước.

Tối hôm ấy gia đình Từ Sinh như một gia đình vừa có đám táng. Bữa cơm không ai buồn nuốt, không phải vì cơm trộn bắp nuốt không vô mà vì lòng họ chẳng còn bình thản nữa.

Từ Sinh cố nuốt một chén, còn Lam Hà và Hương Lan như hai kẻ mất hồn, nhứt là Lam Hà gần như người sắp chết. Mặt nàng tái xanh, vẻ lo sợ phảng phất trong đôi mắt đẹp mơ buồn, nàng như kẻ mất hồn không còn trí sáng suốt nữa.

Hương Lan dù sao cũng còn trí hơn Lam Hà dù việc xảy ra bên hàng xóm lúc ban chiều đập mạnh vào óc nàng.

Sau khi tên giặc gian ác và tên Giáp thủ ác độc ra đi thì cha cô Tâm nằm liệt vì roi đòn, cô Tâm mê mang vì tên giặc hãm hiếp, mẹ cô ngồi ôm mặt khóc, vật mình muốn chết ngay trong cảnh ấy. Trong khi hàng xóm chạy tới giúp đỡ.

Hình ảnh ấy diễn ra ngay trước mắt hai cô gái nên họ rùng mình kinh sợ, nghĩ tới số phận mình đang bị hăm dọa.

Còn Từ Sinh đau đớn, nhưng cố chịu đựng và quyết có một ngày diệt kẻ tham tàn nên chàng không đến đổi như Hương Lan và Lam Hà.

Thấy Hương Lan mỏi mệt chàng bảo:

- Chị nên đi ngủ cho khoẻ và để luôn con dao bên mình phòng lúc hữu dụng.

Hương Lan lẳng lặng đi vào trong.

Lam Hà toan đi theo, nhưng Từ Sinh bảo nàng:

- Em ở lại anh bảo việc nầy.

- Anh dạy chi?

- Anh khuyên em nên liều chết, nếu giặc chạm đến em. Ta phải giết nó rồi chết để những tên còn sống sót sợ dân ta và người mình xem gương ta mà bắt chước.

Lam Hà nghe câu ấy nàng tưởng như mình sắp bị hãm hiếp như cô Tâm, nàng rùng mình và lảo đảo như suýt ngã làm Từ Sinh phải đỡ nàng.

Lam Hà ôm chầm lấy chàng, giọng như khóc:

- Khổ cho ta quá, có lẽ chúng ta chết mất anh ơi?

Vừa lúc đó có tiếng vó ngựa bên ngoại và có tiếng đập phá cổng làm Từ Sinh giật mình nói mau:

- Em mau vào với chị Hương Lan. Anh quyết sanh tử với bọn khốn nầy. Có lẽ đêm nay là đêm cuối cùng của ta.

Từ Sinh chụp ngay ngọn giáo bên mình và đứng ngay cửa giữa chờ lũ giặc.

Lam Hà run sợ, nàng nắm tay chàng và nói:

- Chết anh ạ! Anh một mình làm sao chống lại số đông? Chúng ta có lẽ chết mất. Anh nên để chị Hương Lan và em liệu. Ta không tội gì, chúng không lý giết ta sao?

Từ Sinh cười gằn, giọng lạnh lùng:

- Dân ta bị giặc hãm hiếp giết chóc từ xưa nay đềy bị tội cả sao? Chúng ta phải chống cự rồi chết cho đáng? Em cố giết tên Giáp Thủ bán nước ấy trước rồi đến đứa khác, sau hết mới tới lũ giặc kia nhé?

Hương Lan vụt chạy ra, nàng nắm chặt tay Từ Sinh và nói mau:

- Từ Sinh, em điên rồi. Cự làm gì cho chết thân.

Từ Sinh gạt tay chị và nói:

- Chị và Lam Hâ không thể chịu nhục được. Chúng ta liều một phen.

Chàng nói mau trong khi lũ giặc phá cửa rầm rầm.

- Trong khi em chiến với bọn nó, chị và Lam Hà nên chạy ngả sau và nổi lửa đốt nhà. May ra trong lúc hỏa hoạn em chạy thoát được.

Hương Lan sấn lại nắm chặt áo Từ Sinh và nói:

- Em phải sống để trả thù cho chị vì em đủ sức chống giặc. Dân ta hàng vạn người bị khổ nhục há phải mình chị mà em tức giận làm liều. Sau này em giết giặc được chúng ra khỏi quê hương thì em đã làm xong bổn phận với dân ta và với chị.

Hương Lan bảo Từ Sinh với Lam Hà:

- Hai em, mau vào trong để mặc chị liệu.

Nói xong nàng ra hiệu cho Lam Hà tức thì Lam Hà nắm tay Từ Sinh kéo vào trong.

Bây giờ Hương Lan bước ra hỏi lớn:

- Ai phá cửa nhà tôi như vậy?

Có tiếng tên Giáp thủ thét to:

- Mau phá tan cửa đi. Chúng nó chứa chấp kẻ địch.

Hương Lan vừa mới châm mấy ngọn nến thì cánh cửa vỡ tan, một bọn đầu trâu mặt ngựa kéo vào vây quanh nàng. Nàng nhìn ngay mặt tên giặc đến nhà mình vào lúc trưa và nói:

- Xin ngài bảo lính ra khỏi nhà tôi ngay và hứa để em tôi yên ổn thì tôi xin vâng theo ngài.

Nàng quả quyết tiếp:

- Nếu không tôi thề sẽ chết ngay lập tức.

Tên giặc cười thỏa mãn trong khi tên Giáp thủ nhìn nàng như trêu cợt, hắn nói to:

- Còn tên Từ Sinh khốn nạn kia nữa. Phải đem hắn ra xử tử cho rồi.

Tên giặc quát lớn:

- Cho lính lui ra.

Thế là tên Giáp thủ và bọn lính lui nhanh ra sân đứng chờ ở đó. Tiếng cười nói, tiếng chân ngựa dậm nghe rờn rợn làm sao. Trong nhà tên giặc đứng im nhìn Hương Lan, sắc đẹp của nàng như làm ngọn lửa dâm ác trong lòng hắn cháy phừng phức lên, hắn bước tới bên nàng làm nàng kinh sợ lùi

lại. Tên giặc bước theo hắn đưa hai cánh tay tới trước như sắp ôm chầm lấy nàng vào mình khiến Hương Lan cảm thấy mình sắp nguy, nàng nói mau:

- Cầu xin ngài hãy tạm hoãn cho tôi ít lâu. Ngày nay tôi còn tang mẹ.

Tên giặc cười không nói gì, hắn bước tới nắm tay nàng.

Trong phút đang nguy hiểm nầy, Hương Lan kinh sợ vô cùng, nàng vùng vẫy mạnh miệng van xin tên giặc hãy tha cho nàng. Cùng lúc ấy nàng gần như rụng rời, tâm trí nàng như tan nát tê tái khi nhớ tới cũng chính tên giặc nầy lúc trưa đã làm tàn hại đời cô bé Tâm đáng thương và chính hắn đã đang

tay hạ lịnh đánh đập cha trong khi hắn đang hãm hiếp con.

Trời? Nàng có thể nào để đời trong sạch của mình tiêu tan vì một kẻ ghê gớm như loài sói, nguy hiểm hơn cả loài rắn độc.

Hương Lan vùng vẫy kịch liệt để thoát tay kẻ nguy hiểm đó, nhưng tên giặc như đã đến hồi không còn nghĩ gì hơn là chiếm được nàng nữa.

Lòng dâm ác của hắn như lên đến cực điểm, hắn nhứt định dùng sức mạnh cưỡng bức cho được nàng không kể chi cả.

Hương Lan không còn ý nghĩ hy sinh thân mình cho em nữa, nàng quên nếu mình cự, tên giặc nầy có thể hạ lịnh giết em nàng và không chắc đời nàng thoát khỏi tay hắn.

Mặc dù tên giặc vừa hăm dọa vừa cưỡng ép, Hương Lan cũng không khỏi chống lại đó là sự tự nhiên của bất cứ một cô gái nào gặp cảnh ấy.

Tên giặc thấy nàng vùng vẫy mãi, hắn giận lắm nên ôm chặt lấy nàng và xé toát áo nàng ra.

Hương Lan kinh sợ rú lên, nàng cào cấu tên giặc, nhưng cảm thấy mình bất lực. Ðầu nâng choáng váng, mắt nàng hoa lên, toàn thân nâng như rời rạc không đủ sức đứng vững nữa.

Tên giặc xô nàng trên bộ ván và toan thi hành thủ đoạn dâm ô trong khi nàng mệt ngất thì ầm một tiếng Từ Sinh đạp cửa bước ra, chàng xốc lại kẻ thù tay cầm thanh gươm sáng chói.

Tên giặc kinh sợ, hắn bỏ Hương Lan ra và rút ngay thanh gươm đcó bên cạnh sườn ra rồi quát hỏi:

- Tên khốn kia, mi muốn chết à?

Từ Sinh nói như gầm lên:

- Loài dâm tặc, mi tàn hại bao người mà còn chưa đủ sao. Ta quyết giết kẻ như mi và sẽ làm bọn mi không còn một mống.

Lập tức chàng xốc tới xả xuống đầu tên giặc một gươm làm hắn đưa gươm lên đỡ.

Keng một tiếng mạnh làm sao, tên giặc loạng choạng dội lại vì đà kiếm Từ Sinh mạnh làm sao, hắn không ngờ chàng khỏe như vậy.

Còn Hương Lan lúc ấy biết thế nào cũng nguy, nàng kéo mảnh áo rách che kín ngực và chạy mau lại khép cánh cửa mà giặc đã phá hư để chúng không thể tràn vào được.

Trong lúc đó Lam Hà cũng chạy ra phụ lợ với nàng khiêng bàn ghế tấn

cửa lại.

Tên giặc kinh sợ, hắn toan la lối cho toán lính bên ngoài chạy vào, nhưng Tư Sinh chém vùn vụt tới làm hắn phải lùi lại và bị chàng tấn riết khiến hắn lùi vào nhà trong.

Lam Hà và Hương Lan mừng quá cả hai khép cửa vào nhà trong lại và cầm đao quyết liều với kẻ thù.

Từ Sinh chém ào xuống đầu tên giặc một gươm thì hắn nhảy lùi lại tránh và lẹ làng phóng tới đâm ngay ngực chàng một nhát. Từ Sinh không hề sợ chàng vung gương đỡ thì tên giặc chém luôn một gươm ngang hông chàng.

Từ Sinh né tránh và chuyển mình đến sát tên giặc rồi đâm mạnh vào nách hắn.

Tên giặc quả là tay khá, hắn lách mình tránh khỏi và đưa ngay một nhát vào cổ chàng làm Hương Lan với Lam Hà kinh sợ há hốc mồm nhìn cảnh nguy hiểm ấy.

Từ Sinh hụp dầu tránh, chàng chưa kịp trở bộ thì tên giặc xả xuống đầu chàng một nhát thật mạnh.

Chàng đưa gươm lên đỡ là hai lưỡi gươm chạm nhau lòe lửa. Từ Sinh chém một gươm, tên giặc đỡ khỏi và rít lên giọng the thé ghê rợn, hắn đưa ngang xuống đầu chàng một nhát. Từ Sinh đưa gươm lên gạt mạnh nhưng tên giặc lẹ như chớp thu gươm về mà đâm vụt mũi gươm vào yết hầu chàng.

Thật là một lối đánh vô cùng nguy hiểm, Từ Sinh đã đưa gươm lên cao khỏi đầu còn đâu thu về kịp mà đỡ khỏi, chàng kinh sợ ngả mình ra phía sau để tránh nhưng tên giặc phóng cơn đá chàng té nhào và cầm gươm xốc lại.

Lam Hà không còn suy ngũ gì hơn là quyết giết kẻ thù bảo vệ cho người nàng yêu kính nên liền xốc lại đưa con dao lên cao bổ xuống vai tên giặc.

Thoáng nghe tiếng gió, tên giặc quay nhanh lại vâ đưa gươm gạt mạnh làm lưỡi dao của nàng văng ra xa.

Hắn toan cho nàng một gươm thì Từ Sinh đã phóng mình dậy và đưa ngang đầu hắn một gươm làm hắn kinh sợ nhảy tránh.

Từ Sinh mím chặt môi chàng bước tới nhắm ngay cổ tên giặc đưa một gươm nữa.

Tên giặc đỡ rồi đánh lại. Cả hai cố hết sức để hạ nhau nhưng không ai hơn ai được.

Từ Sinh vì trong lúc liều lĩnh tức giận nên sức chàng mạnh không biết bao nhiêu, lối đánh của chàng táo bạo vô cùng làm tên giặc nhiều phen mất vía.

Còn tên giặc là tay thiện chiến, hắn có phần giỏi gươm hơn Từ Sinh, nhưng vì Từ Sinh mạnh và liều nên hắn không làm gì được.

Trong khi hai người liều mạng đấu với với nhau, bỗng ầm một tiếng cánh cửa bật mở toang, một tướng giặc có vẻ già bước vào, ông ta đứng nhìn hai người với đôi mắt tức giận.

Ông ta thét to:

- Hai tên kia hãy lùi ra kẻo ta giết cả đó.

Hương Lan và Lam Hà, kinh sợ không rõ tên tướng giặc già là ai, nếu hắn xông vào giúp thì nguy, nhưng khi thấy thái độ của ông ta như vậy hai nàng đứng im nhìn, lòng rối loạn.

Tên giặc dâm ác khi thấy tướng giặc già hiện ra và lên tiếng như vậy, hắn kinh sợ gạt mạnh gươm của Từ Sinh ra và nhảy ra khỏi vòng chiến.

Tên giặc già trỏ tay vào mặt tên dâm ác và nói:

- Tội mi đáng hành hình, mau theo lính về trại ngay lập tức và hãy ở yên đấy chờ ta.

Tên dâm ác sợ chạy như chuột chạy ra sân và rồi toán lính giặc cùng kéo đi theo hắn. Bây giờ tên giặc già nhìn Từ Sinh và Hương Lan và Lam Hà, ông ta cười và hỏi:

- Các người cả gan dám giết người của thượng quốc à? Tội ác các người khó dung tha được.

Từ Sinh nhìn tên giặc, chàng nói:

- Tên giặc già kia. Lũ người đến cướp nước ta, lại hãm hiếp dân ta, làm nhiều điều càn dỡ. Ngày nay ta liều chết với mi mà thôi.

Tên giặc già nhìn hai cô gái rồi nhìn Từ Sinh, ông ta thản nhiên nói:

- Tên khốn kia phạm tội ta đã đud nó đi rồi, Chắc từ nay không còn một ai dám đến đây làm tàn nữa đâu. Các người đừng sợ vì từ nay ta sẽ bảo vệ các người.

Từ Sinh nhìn tên tướng giặc, chàng ngạc nhiên thầm nhủ:

- Tên này muốn lợi dụng điều chi đây? Có lẽ hắn vờ như thế đặng mua lòng bọn ta, đợi có dịp là dở trò bất lương.

Chàng hỏi:

- Ông muốn nói gì?

- Ta muốn nói ta yêu mến các người vì các người có gan dám chống lại đội quân Trần Trí. Các người phải nhớ tướng Hoàng Thành hiện ở đây và ông ta có thể giết hết sạch thôn nầy nếu các ngươi hành động như vừa rồi.

- Ông yêu mến chúng tôi?

Tướng giặc già cười và đáp:

- Các người đừng ngạc nhiên và hỏi. Rồi sau các người sẽ rõ ta. Bây giờ ta lui về. Cứ yên tâm ở lại, đừng trốn lánh mà nguy hiểm ở lại như thường, không việc gì mà sợ.

Nói xong lão bỏ đi ra ngoài vâ lên ngựa trở về đồn trại, trước sự ngạc nhiên của ba người.

Từ Sinh nghĩ ngợi nhiều, chàng không rõ tại sao có chuyện lạ vậy. Một tên giặc mà tử tế với dân ta sao?

Chàng đâm ra nghi ngờ chúng âm mưu gì đây. Bọn chúng sang đây nếu không cướp giựt cho thỏa lòng tham thì còn gì nữa kia?

Câu hỏi của Lam Hà làm chàng bối rối:

- Sao lạ quá anh, tại sao tên giặc già không bắt tội bọn ta kìa?

Hương Lan cũng lạ lùng nói:

- Việc nầy thật kỳ dị lắm. Có lý nào giặc lại mến ta như lời nói. Chị chắc lão già ấy âm mưu gì ghê gớm lắm.

Từ Sinh cười và nói:

- Dù sao hắn cũng chỉ giết ta là cùng. Từ nay chúng ta nên giao kết với nhau điều này: Bất cứ lúc nào nếu giặc định bắt ta thì ta liều chết giết lại chúng.

Hương Lan không cãi lại, còn Lam Hâ gật đầu như vâng lời Từ Sinh. Gia đình Hương Lan qua cơn nguy hiểm, họ lo sửa lại cửa nhà và đi ngủ, tuy họ hồi hộp lo sợ chuyện lạ thường ghê gớm sẽ xảy ra trong những ngày sắp đến.

Sau mấy hôm xảy ra vụ ấu đả kia, nhà Từ Sinh được yên hơn. Tên giặc không đến khuấy phá và tên Giáp thủ bán nước cũng chẳng đến hành hung nữa. Từ Sinh hơi yên lòng vì theo chàng dò xét thì tên giặc già kia là người tốt, ông ta bao giờ cũng can thiệp đến việc bọn lính ông làm quấy.

Từ Sinh tuy không cám ơn ông ta, nhưng cũng có một phần mến thầm, nhưng dù vậy chàng cũng không làm sao thân với một người cướp nước mình.

Hôm nay Từ Sinh ở ngoài chòi để giữ gìn ruộng lúa thì lão giặc già ấy đến.

Chàng lạ lùng và lo lắng không hiểu lão đến làm gì thì lão gọi chàng xuống và bảo:

- Cậu Từ Sinh, tôi không muốn dài giòng với cậu làm gì, tôi muốn cậu cho tôi biết ý cậu đối với tôi ra sao?

Từ Sinh nhìn quanh, xem ông ta đi với những ai, đến lúc thấy có mỗi một con ngựa gần đó chàng mới yên lòng nói:

- Ông muốn tôi nói thật ý tôi à? Tôi tưởng ông thừa biết dân tôi đối với ông ra sao?

Tên giặc già nhìn cây trên núi, lão đứng yên một chút rồi nói:

- Ta mến anh, anh nên nói rõ lòng anh đối với ta, vì ta là người ơn của gia đình anh.

Từ Sinh cười rồi nói:

- Ở vào cảnh tôi ông nghĩ sao? Ông yêu mến người cướp nước hại nhà ông chứ? Nầy ông, tôi thà chết ngay lập tức quyết không hề sợ ông đâu.

Chàng nói như một kẻ liều:

- Các ông là lũ tàn ác, bắt chúng tôi làm mọi chuyện để phụng sự các ông, chúng tôi sống cũng như chết còn sợ gì chết nữa. Thuế má trăm thứ, dân tôi đói khát, đàn bà bị hãm hiếp, con trẻ bị tàn hại, nhà cửa ruộng nương tan tành thì có ai muốn sống chịu khổ thân chịu nhục cả đời.

Từ Sinh tuốt gươm ra khỏi vỏ và nói:

- Lão già kia, nhà ngươi không làm sao thoát khỏi nơi nầy được. Ðem thân đến đây ngươi phải chết nơi ven rừng nầy.

Lão tướng giặc tuốt ngay gươm ra thì Từ Sinh xốc tới đâm mạnh vào ngực lão một nhát. Tướng giặc vung gươm gạt mạnh và chém vút vào gươm chàng làm nó văng ra xa lắc. Nhanh nhẹn lão tướng giặc đá chàng ngã nhào dưới đất và đưa mũi gươm đâm mạnh xuống cổ chàng.

Từ Sinh kinh hồn, chàng chắc chết trăm phần nhưng tên giặc già dừng tay lại và bảo chàng:

- Hãy đứng lên người tráng sĩ đáng mến kia. Ta đến đây có ý tốt chứ không định hại người đâu.

Từ Sinh lăn mình đến nhặt thanh gươm và đứng dậy nhìn lườm lườm tên giặc, chàng kinh cho tài ba của hắn, nhưng vẫn không hề sợ.

Tên giặc già nói:

- Ta đến đây có ý định truyền dạy võ nghệ cho tráng sĩ để mai sau người có dùng được. Võ nghệ của tráng sĩ bây giờ chỉ có thể làm một tên lính khá mà thôi.

Từ Sinh ngạc nhiên không hiểu tại sao có chuyện lạ như vậy thì lão tướng giặc cất giọng:

- Nầy tráng sĩ ta muốn dạy cho ngươi vài đường gươm vài đường quyền chứ không có ý chi lợi dụng người cả.

Ông ta chậm rãi tiếp:

- Nhưng ta khuyên tráng sĩ nên kín tiếng để tránh cho ta sự phiền phức về sau. Tráng sĩ đừng nghi ngờ làm gì? Sau nầy người sẽ rõ ta là hạng người nào.

Ông ta bước lại vỗ vai chàng và nói:

- Trời rộng mênh mông, muốn làm chim tung bay phải có đôi cánh mạnh. Muốn làm việc lớn ít ra cũng phải có tài và có trí. Ta sẽ đào luyện cho tráng sĩ trở thành một mãnh tướng mai sau.

Từ sinh càng lạ lùng, chàng nói:

- Ông chớ mong tôi theo giặc mà lầm.

- Không, tráng sĩ chớ có hiểu lầm, ta không bao giờ buộc người làm gì theo ý ta cả. Nào hãy bước lại đây và hãy đứng ngay mặt ta, rồi chú ý đến phép cầm gươm của ta.

Thế là Từ Sinh bị lão giặc già thu phục, bởi chàng mê thích ham mộ tài của lão. Từ đó đêm đêm lão tướng giặc cứ đến truyền dạy võ nghệ cung kiếm cho Từ Sinh làm chàng tráng sĩ Lam giang trở thành một tay tài giỏi.

Ðêm nay trăng vừa lên đến đâu rặng cây là lão tướng giặc ra đến chòi Từ Sinh. Ông ta ngồi đối diện với chàng bên đóng lửa hồng và cùng uống trà, bàn chuyện.

Lão tướng giặc nhìn chàng và nói:

- Nầy Từ Sinh con, từ lâu ta biết con nghi ngờ ta và muốn rõ hết việc riêng của ta, nhưng con không hỏi vì giữ lễ và nghi ngờ. Ngày nay ta có thể nói cho con rõ hết cả mọi việc riêng và những ý nghĩ của ta để con thấy. Ở quê nhà, ta cũng là một nhà nông như con, ta có vợ và ba con, sống cơ hàn nơi một làng nhỏ. Tuy vậy mà cảnh gia đình ta rất vui vì luôn luôn vợ con chồng vợ xúm họp làm ăn. Nhưng vì việc binh lửa gây ra bởi vua ta và các quan võ tướng mà ba con ta phải bị bắt ra lính và bị bỏ thân lúc nước ta và nước con tranh chiến. Vợ ta buồn rầu khóc lóc vì ruộng đất không ai làm nổi, phần thì quan thuế đè lên đầu cổ nên khổ sở vô cùng. Ta cũng đau lòng trước cảnh ấy và oán ghét lũ vua quan dùng quyền thế hiếp đáp dân lành. Chúng ta phải xa lìa nhà cửa ruộng nương để đi lính theo lệnh của vua quan, sang đánh nước con, chịu tên đạn cho lũ quan, tướng cướp bóc của cải dân con. Con chúng ta đã chết không biết bao nhiêu sau những trận đánh xảy ra, mà lòng ta không muốn có. Ta chỉ muốn ở nhà cày ruộng vui sống với vợ con, có đâu ham thích đến xứ người nguy hiểm thế nầy cho lũ vua quan làm giàu có. Bọn a tùng theo chúng giết chóc hãm hại dân con chỉ là lũ cướp bóc xung vào lính để làm chuyện vô lương chứ không phải dân lành như ta đâu. Bên xứ ta dân cũng không sống yên với bọn chúng. Cướp bóc đầy dấy khắp nơi mà nào vua quan có dám làm chi chúng. Bọn họ chỉ lo thuế má cho đầy kho, lo hà khắc dân lành để những dân lành như ta trăm phần khổ não con ạ!

Ta già từng tuổi nầy mà chúng còn bắt ta ra lính đem sang đây vì chúng biết ta võ giỏi. Bọn quan trong hạt bắt ta ra lính chỉ vì ta không có tiền bạc đút lót chúng mà ngày nay ta sống ở đây trong khi vợ ta già yếu mong chờ ta về mòn mỏi mắt.

Ngừng lại giây lát, ông tiếp:

- Tuy ta mang tiếng giặc nhưng ta cũng đồng cảnh ngộ bị khổ như con, Từ Sinh ạ? Ta chỉ muốn sống nơi quê hương ta cày cấy làm ăn bên cạnh gia đình, có đâu ham sang đây chịu khổ chục làm mộc che cho lũ cướp bóc đâu.

Ông thở dài, đưa tay vuốt tóc và tiếp:

- Ta mong có vị anh hùng nào ở nước con làm bọn Trần Trí, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trương Phụ sợ mà rút quân về để ta được yên ổn khỏi ăn gởi nằm nhờ trong chổ hiểm nguy nầy thì ta mừng biết mấy. Không khéo một ngày kia ta bỏ thân già nơi đất nầy như ba đứa con ta thì khổ cho bợ ta biết bao.

Từ Sinh nghe rõ những lời của lão tướng, chàng buồn bã nghĩ thầm:

- Phải lắm, lão tướng, nào muốn đến chi đất ta để chịu điều nguy hiểm. Chẳng qua lũ vua quân cướp bóc gây ra tai vạ cho ông mà thôi. Từ Sinh nhìn vị lão tướng đồng cảnh khổ như mình, chàng nói với giọng thành thật:

- Không ngờ sư phụ khổ như con vì bọn vua quan cướp bóc. Lâu nay con hiểu lầm người, xin người tha tội cho.

Lão tướng giặc cầm tay Từ Sinh nói:

- Ngày mai ta lên đường theo lệnh trên. Ta mong con ở lại bình an và hãy cố tránh những sự xung đột với bọn cướp bóc để chờ thời cơ vùng vẫy.

Từ Sinh không khỏi buồn lưu luyến khi nghe lão tướng nói đến lúc đi, chàng nói:

- Sư phù đi, con đâu cản được, nhưng con chưa rõ được phương danh sư phụ là chi để ghi khắc vào lòng.

- Ta là Sầm Hưng. Ta ước mong khi ta đi rồi con sẽ tránh được mọi sự nguy nan.

Ông vuốt râu và thở dài:

- Từ Sinh con, thầy sẽ cáo bệnh và xin về xứ, nhưng không biết có được không. Thầy hy vọng thầy trò ta không gặp nơi chiến trường. Thầy có một đứa con là Sầm Sang cũng bị cảnh như thầy. Sau nầy nếu có gặp nó xin con nghĩ ta đồng cảnh khổ mà tìm cách cứu vớt nó con nhé?

Ông cười nói như tin tưởng.

- Ta biết rồi đây bọn cướp bóc không sao yên được. Chúng sẽ bại, nhưng tội nghiệp cho dân lành của ta bị chết vì tội ác của chúng.

Ông cầm tay Từ Sinh và nói:

- Ta cần về ngay bây giờ. Thầy trò ta gặp nhau lần nầy là lần chót. Xin từ giả con.

Từ Sinh cảm động chàng nói mấy lời tỏ lòng biết ơn lão tướng và cúi lạy theo lễ thầy trò rồi tiễn chân lão tướng ra đi.

Ngậm ngùi trông bóng người tóc bạc khuất trong màn đêm, Từ Sinh chép miệng:

- Tội nghiệp sư phụ ta. Không biết người có thể nào về được quê nhà với vợ được chăng? Lũ giặc vua quan quả là lũ khát máu tham tàn.

Từ Sinh quay lại, chàng giật mình vì thấy một người to lớn đang đứng nhìn chàng, anh ta cầm gươm sáng và nói:

- Này Tư Sinh, nhà ngươi theo giặc, làm hại dân ta, ta phải giết ngươi.

Từ Sinh toan phân trần thì lữ li gươm kẻ địch vụt xuống đầu làm chàng phải nhảy lùi lại tránh.

Nhanh như chớp người kia phóng mình theo chém luôn một gươm ngang hông chàng và đợi Từ Sinh nhảy né là anh ta nhào theo đâm ngay yết hầu chàng một nhát thật mạnh.

Từ Sinh kinh sợ hụp đầu xuống tránh và nhảy ra ngoài tuốt gươm ra, vì chàng nhận thấy người kia là một tay nhuệ kiếm, nếu mình không dùng khí giới thì có thể nguy hiểm đến tính mạnh.

Thấy chàng tuốt gươm người kia cười dòn, nói:

- Ta thử xem tài lực kẻ phản quốc ra sao?

Từ Sinh nói ngay:

- Người kia, hãy để ta nói rõ.

- À ngươi sợ chết nên tìm chuyện bâng quơ gạt ta sao? Hãy liệu giữ mình cho toàn vẹn.

Nói xong anh ta đưa thanh gươm lên cao và bổ xuống đầu Từ Sinh khiến chàng tráng sĩ Lam Giang nhảy ra tránh. Bây giờ Từ Sinh bừng giận nghĩ thầm: anh chàng nầy ở đâu mà lỗ mãng thế. Ta hãy cho anh ta một phen rồi sẽ hay.

Bây giờ có nói gì chắc anh ta cũng không chịu nghe. Nghĩ vậy chàng đưa gươm đỡ nhát gươm của người kia vụt đến và trả lại một gươm thật mạnh.

Người kia đưa gươm đỡ vâ buột miệng khen:

- Khá lắm đó, nhưng hãy cố thắng cho được ta.

Nói xong anh ta vung gươm nhanh như chớp nhoáng vâ chém tới tấp làm Từ Sinh phải né tránh và đỡ gạt luôn tay.

Từ ngày được lão tướng Sầm Hưng truyền dạy võ nghệ. Từ Sinh hơn ngày xưa một trời một vực nên chàng đủ sức đánh với người kia là một tay tài giỏi.

Thấy anh ta tấn công mình không ngừng, Từ Sinh không hề sợ sệt, chàng để ý nhận rõ phép gươm của kẻ địch mà tránh đỡ mau lẹ. Sau một lúc nhận xét, Từ Sinh thấy rõ chổ hay và chổ yếu của kẻ địch, chàng không hề sợ vẫn bình tĩnh đón đỡ.

Có hơn vài mươi hiệp chiến đấy, Từ Sinh thấy kẻ địch không còn sức khoẻ như trước nữa liền dở thế công ra.

Người kia thấy chàng bỗng nhiên thay đổi lối đánh, anh ta để ý nhìn, nhưng cùng lúc đó Từ Sinh vung gươm như gió áp đảo anh ta tơi bời. Lúc bây giờ người kia kinh sợ không thể nào ngờ Từ Sinh tài giỏi như vậy nên hết sức dè dặt đón đỡ, nhưng xem chưng anh ta bối rối.

Từ Sinh đem những thế lạ ra dùng làm chàng ta càng lúc càng lâm vào vòng nguy hiểm và nếu Từ Sinh cố tình làm hại thì anh ta làm sao tránh khỏi chết được.

Bỗng Từ Sinh thét lên một tiếng, chàng đâm ngay lưỡi gươm vào ngực anh ta làm anh ta vung gươm đỡ thì chàng thu nhanh gươm về chém ngang hông nghe vụt một tiếng. Từ Sinh lẹ như tên xẹt ngay vào yết hầu anh ta.

Chắc mình nguy, người kia kinh hồn vì không còn làm sao đỡ tránh thế gươm thần tốc ấy, nhưng Từ Sinh dừng tay lại và nói:

- Bây giờ anh nên bình tĩnh mà nói chuyện với tôi cho rõ ràng.

Người kia không nói gì cả, anh ta vụt chạy lại phía buội cây nhanh làm sao.

Từ Sinh toan đuổi theo phân trần thì chàng nghe tiếng vó ngựa dồn dập trên đường cồm cộp và chàng kia và tuấn mã khuất mất trong màn đêm.

Nhìn quanh để dò xét, Từ Sinh tra gươm vào vỏ và trở lại chòi, chàng nhớ đến sư phụ mình, thầm mong cho ông gặp nhiều điều may mắn. Cùng lúc ấy lòng oán giận căm hờn lũ giặc cướp nước càng tăng.

Gió rừng loạn tơi bời như thổi tan niềm uất hận của người tráng sĩ Lam Giang đi khắp nơi, hòa với niềm uất hận của toàn dân đang chổi dậy.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-10)


<