Vay nóng Tima

Truyện:Lưỡi gươm cứu quốc - Hồi 07

Lưỡi gươm cứu quốc
Trọn bộ 10 hồi
Hồi 07: Chương 7
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-10)

Siêu sale Shopee

Buổi tiệc mừng ngày đại thắng không kéo dài lắm, đến đầu giờ hợi là tan cát Từ Sinh muốn binh lính được nghĩ ngơi để ngày mai lấy sức làm việc.

Riêng chàng khi tan tiệc là về ngay quân trướng cho gọi Nguyễn Lộc, Vịnh và hai người tướng là Lê Phong và Huỳnh Phúc đến bàn việc. Lê Phong và Huỳnh Phúc là hai tay rất giỏi, do đoàn quân công cử lên để phụ lực với Từ Sinh, Nguyễn Lộc và Vịnh. Bây giờ Vịnh trở nên một vị quân sư trung thành của đoàn quân nghĩa dũng, anh ta được mọi người tin cậy nhờ công cán to lớn nhứt trong việc giải phóng cả trại tù.

Từ Sinh thấy đủ mặt mọi người liền hỏi:

- Bây giờ anh em có mưu kế gì giữ vững đoàn quân ta không?

Thấy mọi người ngồi im, Nguyễn Lộc lên tiếng đáp:

- Xin anh cho biết ý kiến trước.

Từ Sinh nhìn Lê Phong và Huỳnh Phúc rồi hỏi:

- Hai anh nghĩ thế nào? Xin cho biết ý kiến.

Huỳnh Phúc và Lê Phong đáp ngay:

- Tướng quân cao kiến hơn chúng tôi chắc có nhiều mưu hay.

Bây giờ Từ Sinh quay nhìn Vịnh như dò hỏi, nhưng Vịnh ngồi im không nói gì, trong phòng nhóm có vẻ quan trọng thêm lên.

Bỗng Vịnh cất tiếng:

- Lương trong trại nầy còn đủ dùng hai tháng nữa tôi. Qua thời gian ấy thì ta nguy. Vả lại ta phải giữ vững đoàn quân vì nếu giặc hay ta đã diệt cả trại lính của chúng và giết tướng Chu Quỳ thì làm sao chúng cũng đem quân đến đánh ta. Ðiều đó là điều mà tôi lo ngại nhất. Chúng ta mới lập quân, lính không rành đội ngũ, không biết chiến trận, không được rèn luyện thì làm sao

chống quân giặc thiện chiến.

Từ Sinh gật đầu nói:

- Anh luận chí lý. Vậy anh em nghĩ sao để đoàn quân ta được vững vàng.

Lê Phong nói:

- theo tôi, bây giờ ta phải thao luyện quân sĩ ngày đêm mới được. Ta đặt trạm cách xa trại nầy để canh gát phòng giặc kéo đến thì có đủ thì giờ chống cự

Nguyễn Lộc gật đầu tán thành:

- Việc thao luyện quân sĩ là cần yếu nhứt. Ðặt trại chận đường đến của giặc cũng là việc hay.

Huỳnh Phúc bàn vào:

- theo ý tôi không phải là nơi mà ta có thể yên thân lâu dài. Ta chỉ ở tạm trong thời kỳ luyện quân đặt ra đội ngũ và phải chọn một căn cứ bí mật khác rút đi

Từ Sinh gật đầu khen:

- Tính chuyện lâu dài như vậy là phải lắm. Nơi đây giặc đã từng lên xuống, chúng rõ cả đường lối ra vào, ta khó mà ở yên được, cho dù ta có đem quân ra chống cũng khó hơn được bọn chúng mãi.

Nguyễn Lộc nói:

- Luyện quân cho tinh nhuệ, có tinh thần kỷ luật, làm sao có đủ lương thực, tìm căn cứ chắc chắn để kháng cự với giặc là ba điều cần yếu.

Bắt đầu ngày mai ta luyện quân ngay và cho người đi tìm căn cứ tốt để chờ ngày rút đi. Còn việc làm cho có lương thực thực tôi nghĩ là việc rất khó khăn vô cùng. Chúng ta nên gấp đến căn cứ mới mở rừng phá đất trồng cây trái và phải làm sao liên lạc được với những tổ chức khác mới xong.

Từ Sinh bây giờ mới nói:

- Trong ba việc đó, ta đều phải làm cùng một lúc mới có thể kịp. Vậy việc luyện quân tôi giao phần cho phó tướng Nguyễn Lộc và phó tướng Huỳnh Phúc.

- Chúng tôi xin nhận việc ấy.

- Còn việc sắp đặt đội ngũ tôi xin tham mưu nên nhận lãnh việc trọng hệ đó. Khi nào tham mưu thảo xong chúng ta sẽ cùng nhau xem xét lại rồi đem ra thi hành.

Vịnh nhận lời:

- Tôi sẽ cố hết sức làm theo lời dạy của tướng quân.

- Về phần phó tướng Lê Phong, xin đem một toán quân đóng trại chẬn nơi đường lên của giặc để phòng lúc chinh chiến thì ta khỏi lo ngại giặc đánh úp.

Lê Phong xin tuân theo.

Bây giờ Từ Sinh nói:

- Còn phần tôi sẽ đi tìm chổ rút quân. Tôi cẦn phải về Lam Thôn để tìm cách mua lương thực và tổ chức thêm đội nghĩa quân phòng lúc cần đến.

Không ai nói lại điều chi cả, dường như không một ai tán thành việc Từ Sinh rời đại trại.

Từ Sinh nói tiếp:

- Tôi phải đích thân đi lo chuyện ấy vÀ để liên lạc với Nguyễn Ðạt là người thân của ta hiện còn ở Lam Thôn để chiêu tập người, tổ chức những lực lượng chống giặc chờ ngày nổi dậy. về đó ta sẽ có thêm người tài đến giúp sức và mới có thể định kế lâu dài được.

Vịnh lắc đầu nói:

- Tướng quân là người không thể xông pha vào chổ nguy hiểm đó được. Ta nên chọn người khác là hơn.

Mọi người đều tán thành ý của Vịnh làm Từ Sinh phải cố phân trần:

- Tôi phải đi mới xong. Anh em tin tôi rõ cả vùng đó và tôi sẽ thành công sớm lắm. Hiện ta đã có một lực lượng kha khá ở Lam Thôn mà chỉ có tôi về mới khiến họ được vì họ tin tôi.

Chàng tiếp thêm:

- Vả lại tôi cần đem vị võ sư của tôi với chị và em gái tôi lên đây mới yên lòng được.

Vịnh suy nghĩ giây lâu và nói:

- Tướng quân đi một mình tôi không làm sao yên lòng được. Vậy tôi cũng xin theo hộ vệ tướng quân mới xong, nhưng ít ra khi ta ban bố quy luật quân binh, sắp đặt đội ngũ cho xong rồi ta mới lên đường được.

Mọi người thấy Vịnh xin theo hộ vệ Từ Sinh nên hơi yên lòng vì họ thấy rõ Vịnh là người nhiều mưu kế có thể giúp Từ Sinh được việc lớn. Vịnh không nóng nảy, cang cường lắm, biết thế cang nhu nên có thể đỡ đần cho Từ Sinh.

Cuộc họp đến đó là tan, mọi người về trại riêng nghỉ ngơi để ngày mai bắt tay vào việc lớn.

Về phần Lam Hà từ lúc ở trong dinh tướng Hoàng Thành, nàng ngày đêm buồn khổ lo cho Từ Sinh giờ nầy không hiểu ra sao.

Ðược biết chàng bị đi đày, Lam Hà buồn vô hạn. Nâng gần như kẻ mất hồn, suốt ngày đêm sầu khổ như một cành hoa héo úa.

Hương Lan và vị võ sư hết lòng an ủi nàng mà nàng không làm sao yên lòng được. Nàng yếu đuối nên không đủ phấn đấu với cảnh gian truân của thời ly loạn, mà rồi càng lúc nàng yếu hơn xưa.

Tướng Hoàng Thành tin yêu vị võ sư vô cùng, ông ta cứ đinh ninh vị võ sư là một tay địa lý cao tài, có thể giúp hắn làm vua nước Nam được.

Hắn đối đãi với vị võ sư thật kính cẩn như cha mẹ, ngày ngày hai người bàn chuyện với nhau thật là tương đắc, không một ai ngoài vòng nghi ngờ cả

Vị võ sư nhân đó gây sự nghi ngờ và làm cho tướng Hoàng Thành cùng các vị tướng giặc chia rẽ nhau, ông âm mưu phá hoại nền móng thống trị của quân giặc mà xúi chúng hiếp đáp những người dân ta theo chúng để bọn kia trở lại oán ghét chúng.

Vị võ sư quả là một tay tài giỏi, một tay biện luận hay và giỏi tâm lý nên ông biết đánh trúng chổ yếu của Hoàng Thành làm hắn luôn luôn theo lời ông.

Nhờ ông mà bao nhiêu người ái quốc bị giam đều được thả và những kẻ theo giặc lập công phần nhiều đều bị chúng tàn hại, khiến một vùng Lam Giang không còn ai muốn theo giặc nữa. Nhờ ông mà Hương Lan với Lam Hà khỏi bị tàn hại bởi lũ giặc tham tàn.

Hôm nay tướng Hoàng Thành đi vắng, vị võ sư đến bảo Lam Hà và Hương Lan:

- Ngày mai hai con nên về nhà và tìm cách nào nghe tin tức Từ Sinh. Ta đã sai bao nhiêu người lên trại tù nhưng chúng có đi mà không về làm ta phát nghi và nóng ruột làm sao.

Lam Hà sợ sệt nói:

- Con làm sao được gặp chàng.

- Con nên nhờ Nguyễn Ðạt cho người dò xem thì ra mối.

Hương Lan thấy Lam Hà sợ sệt, nàng nói:

- Con sẽ làm việc ấy.

Nàng bảo Lam Hà:

- Em độ rày có vẻ yếu ớt quá. Chúng ta làm gái thời loạn sợ gì những cảnh nguy nan.

Lam Hà gần như không còn nghĩ gì hơn là làm sao được yên thân thì thôi Nàng sợ hãi vì gần đây nàng chứng kiến bao cảnh chết chóc ghê sợ do lũ giặc gây ra cho đồng bào mình. Xưa kia nàng có chút ít phấn đấu, nhưng ngày nay dường như nàng mất cả tinh thần rồi. Nàng không còn được như trước.

Vị võ sư bảo Lam Hà:

- Nếu con yếu đuối nhát sợ là con mất cả đời. Thời nầy phải phấn đấu chịu gian khổ mới nên người và mới bảo tồn sự sống còn cho ta và nói giống. Kẻ nào sợ giặc, sợ đói khát, khổ sở thì không sao sống yên được. Ta e cho con vì đấy mà bị nguy nếu không còn ai giúp con.

Lam Hà nghe tiếng động bên ngoài, nàng kinh sợ không dám nói gì, chỉ sợ giặc nghe được thì nguy.

Hương Lan không hiểu phải nói sao cho Lam Hà trở lại phấn đấu, nàng biết Lam Hà ở gần giặc thấy chúng hung dữ giết chóc người mà mất tinh thần không còn tin tưởng sự thành công của dân ta vùng dậy.

Vị võ sư bảo nhỏ Hương Lan:

- Con hãy về lo liệu cho xong việc ấy, còn ta và Lam Hà ở lại đây.

Hương Lan hỏi Lam Hà:

- Bây giờ em ở đây à?

- Vâng, em không dám về chị ạ! Về nhà nguy hiểm lắm. ở đây có tướng Hoàng Thành bảo vệ ta.

- Chị không ngờ nay em kém cỏi thế. Hãy mạnh bạo lên em nhé? Từ Sinh sẽ về với em, Từ Sinh sẽ bảo vệ em và em không còn sợ chi nữa.

Ðôi mắt Lam Hà sáng lên khi nghe tên Từ Sinh, nhưng sau đấy vài giây nàng trở lại như thường không có vẻ vì tin tưởng chàng ta lắm, dù nàng yêu Từ Sinh muốn là vợ chàng được chàng bảo vệ.

Vị võ sư vào trong, Hương Lan ra về nhà là trời sụp tối. Dinh tướng Hoàng Thành được quân lính canh giờ nghiêm nhặt làm sao, tưởng một con kiến cũng không sao lọt qua được.

Lam Hà bước.đi trong vườn hoa, nhìn ánh trăng non lấp lánh trên ngọn cây, lòng sầu buồn đau đớn cho cảnh chia ly tang tóc đang trùm lên đời mình, nàng chua xót và lo sợ cho ngày mai mù mịt của mình.

Bỗng nàng kinh sợ rú lên và lùi lại vì một bóng người núp sau vườn chạy vụt đến trước mặt nàng tay cầm gươm sáng loáng.

Thấy nàng lùi lại chực la, bóng người ấy lên tiếng thật mau:

- Lam Hà em, Từ Sinh đây. Mau mau theo anh ra khỏi đây, kẻo bọn kia đến đây thì nguy. Anh bị chúng đuổi tới đây.

Lam Hà ôm chầm lấy chàng, nàng kinh sợ nói:

- Anh làm sao đến đây được. Nguy lắm anh ạ!

Từ Sinh bình tĩnh nói:

- Anh về đón em đây. Chúng ta đi mau kẻo lũ giặc kia theo kịp đến đây thì nguy.

Chị Hương Lan về nhà rồi. Còn vị võ sư ở đây.

- Em hãy đi với anh. Anh đã lo cho chị Hương Lan và vị võ sư rồi. Mau đi em.

Chàng nắm tay Hương Lan kéo đi, nhưng vừa lúc đó tiếng la hét của quân giặc bên ngoài hỗn loạn lên:

- Bắt giặc, bắt giặc.

Lam Hà run sợ, nàng nhớ đến những cảnh đánh đập giết chóc của giặc đối với người bại trận mà rung mình kinh sợ. Cảnh tra tấn tàn khốc hàng ngày xảy ra cạnh dinh Hoàng Thành mà nàng đã trông thấy làm nàng sợ sệt vô cùng. Nàng không còn can đảm chạy theo Từ Sinh liền gỡ tay chàng và nói mau:

- Em không chạy nổi, anh chạy mau lên. Em sợ lắm anh ạ?

Từ Sinh nhìn Lam Hà, chàng không hiểu sao nàng lạ lùng như vậy thì Lam Hà vụt chạy trở vào dinh tướng Hoàng Thành.

Từ Sinh không còn thì giờ nghĩ ngợi, chàng lướt theo nàng, gọi mau:

- Lam Hà em?

Lam Hà hốt.hoảng chạy mau vào dinh không quay đầu lại nói lời gì cả.

Từ Sinh nghe tiếng quân giặc reo hò ngoài cổng, chàng thấy chần chờ lâu thì bị nguy nên vụt chạy nhanh ra sau vườn và nhảy rào ra ngoài.

Vịnh đã cầm cương ngựa chờ sẵn, thấy chàng ra anh ta ném cho chàng và Từ Sinh chụp lấy dây cương phóng lên mình ngựa phi thẳng.

Lũ giặc vây quanh dinh tướng Hoàng Thành và cho bọn lính gác biết có giặc đột nhập vào vườn, nhưng khi chúng được lịnh vào thì Từ Sinh với Vịnh đã đi xa rồi.

Hai người đã biết rõ đường lối nên thoát dễ dàng khiến toán quân tuần tiểu của lũ giặc thành bọn vô dụng.

Còn Lam Hà chạy vào phòng riêng, nàng run sợ hồi hộp khi nghe tiếng ngựa hí, tiếng gươm giáo khua bên ngoài. Nàng tưởng tượng đến lúc Từ Sinh bị bắt, bị tra tấn là rùng mình kinh sợ.

Mặt nàng tái xanh, môi nàng run run, nàng nép sát vào góc phòng run rẩy, khi nghe tiếng đập cửa phòng.

Nàng khiếp sợ không lên tiếng được thì cánh cửa phòng bật toang ra, vị võ sư bước vào, ông nhìn Lam Hà với đôi mắt lạ lùng, ông bước lại phía nàng, ngạc nhiên hỏi:

- Sao thế con, việc gì mà con có vẻ sợ sệt quá như thế?

Lam Hà ôm chầm lấy ông như nhờ sự che chở, nàng run sợ, nước mắt trào ra.

Vị võ sư bình tĩnh nói:

- Con yên lòng, có ta đây nào ai chạm đến con được. Mà việc gì làm con sợ. Họ chỉ rượt ai ngoài vườn và thôi chứ dám đâu vào dinh nầy. Vả lại ta là thầy của tướng Hoàng Thành nào ai dám phạm đến ta.

Lam Hà run sợ nói khẽ:

- Anh Từ Sinh.

Vị võ sư đỡ nàng ngồi xuống ghế và hỏi mau:

- Con nói gì?

- Anh Từ Sinh về đây.

Vị võ sư hỏi mau:

- Ở đâu?

- Anh ấy đi rồi. Giặc rượt anh ấy.

- Sao con thấy được.

- Anh ấy vào vườn hoa định đem con đi.

Vị võ sư nhìn Lam Hà và hỏi:

- Con định sao?

- Con không dám, sư phụ ạ! Nhỡ giặc bắt được thì chết cả.

Vị võ sư trầm tĩnh bảo Lam Hà:

- Con nên mạnh bạo một chút. Nếu con sợ sệt và thiếu sức phấn đấu, đời con sẽ mất. Ta càng sợ giặc càng bị nguy. Phải phấn đấu để sống yên lành. Con phải đi với Từ Sinh mới phải.

- Con sợ lắm. Ta không thể chống lại lũ giặc đông người mạnh bạo.

Vị võ sư bước lại khép cửa phòng và bảo khẽ:

- Nầy Lam Hà con. Chúng ta bất đắc dĩ mới đến ở đây là để cứu những người bị nguy trong một thời và làm cho giặc nghi kỵ nhau để lợi cho ta. Chúng ta không phải ở đây mà theo giặc mãi để cầu yên thân như con nghĩ. Con lầm rồi. Sợ giặc thì tự giết lấy mình. Ta không ngờ trong một thời gian ngắn mà con mất tinh thần. Xưa kia con dù yếu đuối nhưng đâu đến đỗi thế. Con chớ lầm con ạ? Nếu con giữ mãi tánh ấy thì hư việc của ta. Ngày mai con phải về nhà Hương Lan mới được cho.

Lam Hà vừa sợ vừa đau đớn, nàng bối rối, không còn trí sáng suốt chút nào cả. Nàng không còn biết gì cả.

Vị võ sư thấy tình cảnh như vậy, ông lo ngại thầm: Lam Hà đã mất cả tinh thần. Nàng bị đau đớn khổ sở quá nhiều, còn bị trông thấy những cảnh rùng rợn diễn ra mãi nên nàng đã mất cả tinh thần. Nàng chỉ mong sống yên thân, tránh khỏi đau đớn thôi chứ không còn ý chí nữa. Ðể nàng ở đây thì việc lớn của ta hư mất. Giặc cứ nhìn nàng là có thể xét ra việc ta, nếu chúng nghi. Hãy định liệu cho xong việc nầy mới hòng thành sự được.

Ông nói để khích lòng Lam Hà:

- Nầy con, con quên thù cho mẹ con sao. Lũ giặc giết cha mẹ con, con cả phải mạnh bạo để trả thù. Con quên Từ Sinh là người ơn của con sao?

Lam Hà ôm mặt khóc nức nở, nàng hối hận tại sao khi nãy nàng không theo Từ Sinh. Tại sao nàng không có theo chàng. Chao ôi? Nàng phản chàng mất rồi.

Sự hối hận đau đớn cắn rứt nàng vô cùng, nàng nhớ ngay cha mẹ nàng bị giết, Từ Sinh không ngại nguy hiểm giấu nàng để nuôi nấng. Chàng liều lĩnh giết hai tên giặc ngoài ven Lam Giang để cứu nàng. Nàng nhớ đêm nàng cùng Hương Lan lên đồi Bửu Minh chờ Từ Sinh đến. Những cảnh trốn, chạy, những cảnh nàng cùng chàng ngoài chòi lúa giúp đỡ Bạch Phượng. Từ Sinh, Hương Lan và những người chống giặc đã giúp nàng tinh thần bất khuất. Nàng sống chung cùng họ với kỷ niệm tuy hải hùng nhưng đáng quý mến, nhưng ngày nay nàng không còn như xưa nữa, nàng mất cả tinh thần phấn đấu của người dân Nam.

Tự nhiên Lam Hà hối hận vô cùng, nàng tiếc sao mình không theo Từ Sinh rồi có ra sao thì ra, nhưng sau đó vài phút nàng thấy mình không có can đảm theo chàng xông pha nguy hiểm.

Trong lúc dó có tiếng động cửa làm vị võ sư và Lam Hà giật mình lo lắng thì cánh cửa bật mở, tướng Hoàng Thành bước vào, hắn nhìn Lam Hà chầm chập.

Trước đôi mắt hung thần của Hoàng Thành, Lam Hà khiếp sợ như con nai nhỏ đứng trước đầu hổ.

Còn vị võ sư không muốn để Hoàng Thành nhìn Lam Hà lâu vì người ngại sắc đẹp nàng sẽ làm hắn mù quáng mà làm bậy. Ông cười và nói to như mừng rỡ:

- Kìa! Tướng quân sao về sớm thế. Lão phu không ngờ ngài về nên không đón tiếp. Xin tha lỗi cho.

Hoàng Thành cười và nói:

- Ta chào quân sư. Hôm nay ta về đây báo cho ngài hay là đã đem hài cốt cha ta sang gần đến đây.

- Tôi xin chúc mừng cho tướng quân. Xin ngài chớ quên thần khi lên làm vua nước Nam.

- Nào ta quên đâu, ta xin hứa khi đắc địa rồi thì ngài là quân sư của ta.

Bây giờ Hoàng Thành nhìn Lam Hà và cười hỏi:

- Cô nương vui chứ? Ta trông cô nương có điều chi phiền muộn. Hay là có ai làm mích lòng cô nương chăng?

Lam Hà run sợ không sao nói được thì Hoàng Thành tiếp:

- Hay có kẻ nào phạm đến cô nương? Ta sẵn sàng chém cổ nó làm gương cho kẻ khác.

Vị võ sư vội vã nói ngay:

- Ơn tướng quân lão phu và nữ tôn đời đời ghi nhớ. Từ ngày lão phu và nữ tôn vào gởi thân nơi dinh ngài thì mọi sự đều yên ổn, duy có Vương Thân cứ theo ám hại nữ tôn mãi. Vương Thân bề ngoài làm như không biết cháu của lão phu, nhưng kỳ thật ông ta bày mưu lập kế để chiếm cho kỳ được cháu của lão phu.

Thấy Hoàng Thành bừng bừng nổi giận, vị võ sư nói tiếp luôn:

- Lão phu xét thấy Vương Thân làm thế là quấy, nhưng ông ta như không sợ tướng quân vì có tướng Trần Trí bảo vệ hắn. Xin tướng quân nhịn hắn cho yên chuyện để ta lo việc lớn còn hơn. Tránh voi không hề xấu mặt.

Hoàng Thành thét lớn:

- Ta nào sợ bọn chuột đó. Nó từ theo quân ta mới được như thế. Nay nó cả gan xem thường ta thì ta phải giết ngay lập tức.

Hoàng Thành bước ra cửa phòng thét to:

- Bộ tướng.

Tức thì hai tên to lớn vác giáo chạy đến cúi rạp đầu xuống chờ lệnh.

- Ta truyền cho ngươi mau điểm binh sang dinh Vương Thân bắt hắn về đây.

Vị võ sư lật đật nói:

- Thưa tướng quân, làm như vậy không xong phải bận lòng chiến đấu. Tôi chắc Vương Thân không chịu nhịn đâu. Chi bằng tướng quân cho người sang mời hắn qua dự tiệc và khi hắn bất phòng lúc đi đường mà giết quách là xong.

Hoàng Thành vỗ tay khen:

- Ngài đáng mặt làm quân sư cho ta.

Hắn quay lại bảo hai tên bộ tướng:

- Mau sang dinh Vương Thân cho mời hắn sang đâu dự tiệc. Giọc đường các ngươi giết quách hắn cho xong. Phải đem đầu về đây lập tức mà lãnh thưởng

Hai tên bộ tướng đi rồi lão sư nói với Hoàng Thành:

- Cái thế của tướng quân ngày nay không thể cùng chung đứng được với chủ tướng. Nếu họ hay được mưu đồ của ta thì tướng quân khó mà thành sự. Tướng quân oai dõng có thừa, nhưng chức tước nhỏ hơn họ. Ta nên lừa dịp mà trừ hết kẻ thù thì mới thành được chuyện. Lão phu cảm ân tri ngộ của tướng quân quyết đem mạng già nầy đền ơn người cho đến chết, nhưng lão phu quyết sao sao cũng giúp tướng quân chuyện lớn.

- Cám ơn quân sư. Ta xin nghe theo lời dạy của ngài.

- Ðây là lời thật, xin tướng quân xét lấy. Tướng quân đã thấy rõ chủ tướng ghen ghét tài tướng quân chứ? Ðã vậy mà phẩm tước ngài nhỏ hơn thì sao cho khỏi bị hại. Một khi mà tướng quân có bị hại thì lão phu còn biết tìm đâu chơn chúa mà thờ.

Vị võ sư nói một hơi làm Hoàng Thành chuyển động, anh ta chỉ mong giết sạch hết bọn đồng liêu của mình để lên làm vua nước Nam ngay.

Còn Lam Hà kinh hồn mất vía khi rõ cảnh ấy, Vương Thân là một tay ác gian ghê gớm, tàn hại dân lành, gây bao thảm họa cho đồng bào nòi giống. Vì muốn lập công, Vương Thân không từ một việc gì ác mà có hại cho dân. Vì vậy hắn được tướng Trần Trí cho cai trị một vùng lớn. Hắn đắc thế nên càng lừng lẫy, hãm hại dân lành.

Ngày nay vị võ sư nhân lúc Hoàng Thành giận mà nói khích vào để giết quách hắn cho rồi, trừ cho dân Nam vô tội.

Lam Hà mới thấy rõ cái ghê gớm của lời nói, nàng sợ sệt không yên, nhưng vẫn cúi đầu như không lo chi cả để Hoàng Thành khỏi nghi.

Một lúc lâu, Hoàng Thành nhìn nàng và nói:

- Cô nương yên tâm, kẻ thù của cô nương ta đã diệt. Cô nương hãy bình tâm sống nơi đây dưới sự bảo vệ của ta.

Lam Hà cúi rạp đầu nói:

- Tiện nữ muôn đời đội ơn tướng quân.

Hoàng Thành nói với vị võ sư vài câu chuyện thì bọn bộ tướng về trình cái đầu của Vương Thân.

Lam Hà run rẩy, mặt tái xanh suýt ngã lăn ra bất tỉnh, còn vị võ sư chúc tụng tướng Hoàng Thành đắc thắng và nói:

- Lão phu có kế nầy xin ngài xét lấy.

- Quân sư dạy sao?

- Tướng quân hẳn rõ Chu Kiệt không ưa ngài. Ta nên phao đồn tướng Chu Kiệt chém đầu Vương Thân và đem đầu Vương Thân giấu đi là xong. Không ai rõ vì sao Vương Thân bị giết thì ai nghi ngờ ta được chứ? Như thế bọn kia ngờ lẫn nhau còn ta ở ngoài vòng mà lo chuyện lớn.

Hoàng Thành vỗ vai vị võ sư và nói:

- Thật trời đem ngài đến cho ta. Ta đắc địa thì ngài đời đời là khai quốc công thần.

Vị võ sư khiêm nhượng nói:

- Ðó là mệnh trời sắp về tướng quân. Lão phu chỉ vâng theo mệnh trời chứ nào dám nhận công cán.

Hoàng Thành lui ra và làm y như lời vị võ sư.

Bây giờ vị võ sư quay lại bảo Lam Hà:

- Ngày mai trở đi con hãy đổi tánh tình. Nếu con quá yếu đuối sợ sệt thì việc lớn của ta hỏng hết. Hay con nên về với Hương Lan là xong. Ta ở đây một mình mới tiện mà hành động cho đến ngày thành công.

Lam Hà không biết nói sao, cái đầu lâu đầy máu me của Vương Thân mà nàng trông thấy khi nãy hiện còn quá ám ảnh nàng không thôi.

Còn vị võ sư lui ra ngoài và cười thầm:

- Một tiên phong của giặc như tên Hoàng Thành mà muốn làm vua nước Nam thì quá. Lòng tham của bọn chúng còn đến đâu nữa. Không biết ngày nào hắn phải rơi đầu. Ta còn đây ngày nào thì chúng còn tàn hại nhau ngày nấy. Ta phải làm chúng tan tành cơ mưu mới nghe.

Về phần Từ Sinh và Vịnh thúc ngựa chạy như bay vào đường rừng để giặc không sao theo kịp.

Hai người đang phi ngựa bỗng từ trong bụi rậm mấy mươi ngọn giáo nhô ra và tiếng thét oai vệ của ai vang lên:

- Hãy đứng lại không thì chết.

Từ Sinh và Vịnh kềm ngựa lại thì một toán người xông ra, giáo mác sáng loè tua tủa vào người chàng và Vịnh.

Từ Sinh và Vịnh ngồi im trên lưng ngựa, chàng lên tiếng:

- Tôi có lời khen anh em canh gát cẩn mật. Hãy đề phóng giặc tiến lên đây.

Người chỉ huy toán lính gạt thấy rõ Từ Sinh và Vịnh liền ra lệnh cho lính rút vào bụi rậm và nói:

- Xin tướng quân cứ thẳng đường. Giặc có theo chúng tôi xin cản lại.

Từ Sinh và Vịnh thúc ngựa đi nhanh, cả hai cùng tiến sâu vào rừng và rẽ qua một đường khá rộng đến một trại nhỏ bên đồi và lên tiếng.

Tức thì trong bụi rậm nhô ra mấy ngọn giáo, ba người lực lưỡng bước ra.

Từ Sinh hỏi ngay:

- Có phó tướng Nguyễn Ðạt ở đây chứ?

- Vâng, xin ngài vào.

Từ Sinh và Vịnh xuống ngựa và đi mau vào trại nhỏ rồi đi vòng ra phía sau đồi rồi vào một gian nhà tranh cất thụt sâu trong bụi rậm. Có hai tên quân đưa chàng vào gian nhà ấy và lui ra khi tướng Nguyễn Ðạt đón chàng.

Từ Sinh lên tiếng:

- Anh lo xong mọi việc rồi chứ?

- Ðã xong cả. Mời các tướng quân và tham mưu vào.

Trong gian nhà tranh bây giờ có một người ngồi xếp bằng trên bộ phản bằng tre kết lại, ông ta cúi chào và nói:

- Mời chư vị ngồi.

Từ Sinh và Nguyễn Ðạt cùng Vịnh ngồi xuống. Bây giờ Từ Sinh mới chỉ người ấy và nói với Vịnh:

- Ðây là Ngôn, người cai quản một toán nghĩa quân lo việc khí giới cho chúng ta. Còn đây là tham mưu của quân ta.

Ngôn cúi đầu nói:

- Tôi là một tên thợ rèn hèn mọn, nhân lúc nước nhà loạn ly nên ra gánh vác một phần, được tướng quân giao cho trọng trách nên hết lòng làm cho tròn.

Từ Sinh nói ngay:

- Chúng ta nào nghĩ đến ngày nay ra làm tướng. Chí tôi chỉ muốn diệt giặc để ngày sau trở về lo việc ruộng nương là đủ rồi. Chúng ta tài học không ra chi đâu xứng tôi làm tướng. Chẳng qua nước nhà trong cơn điên đảo phải ra làm trọng trách nên phải vừa lòng mọi người để giết giặc trả thù cho nhà và đền nước mà thôi.

Nguyễn Ðạt nói:

- Ngày nay khí giới đã khá nhiều. Tôi đã cho người đem giấu kỹ một nơi, chờ ngày dùng đến. Chúng ta tuyển chọn người thu vào đội nghĩa quân đã được vài trăm. Ngày ngày họ cùng làm phận sự bí mật chờ ngày khởi nghĩa thì ra tay. Nhưng còn một điều mà tôi thắc mắc lo lắng là ta không còn tiền để lo thêm khí giới lương thực cho quân binh. Xin tướng quân lo liệu cho.

Thợ rèn Ngôn lên tiếng:

- Ðiều đó không thể trì hưỡn được. Ngày ngày chúng ta cần tiền để làm khí giới mới hòng khởi sự được. Tất cả đồng sắt trong vùng này ta xin cả, những người có tiền bạc giấu đút sợ giặc cướp hàọ đã giúp ta khá nhiều, ta không thể nhờ cậy họ nữa.

Từ Sinh không nói, chàng đưa mắt nhìn Vịnh như trao gánh nặng cho Vịnh.

Vịnh cúi đầu ngẫm nghĩ một chốc rồi nói:

- Anh em yên lòng. Trong một ngày gần đây tôi sẽ chu cấp cho anh em làm việc. Xin cứ đợi chúng tôi, lâu lắm là một tuần trăng nữa.

Bây giờ Từ Sinh mới hỏi Nguyễn Ðạt:

- Anh có được lệnh của tướng Trần Nhuế không?

- Tướng Trần Nhuế cũng như ta đang mộ nghĩa quân chờ ngày khởi nghĩa. Ðường đi vạn phần nguy hiểm nên ít người qua lại thường được.

- Còn vị võ sư của ta.

- Như anh đã biết, ông ở trại giặc âm mưu làm chúng hại nhau để làm hư chính trị của chúng. Còn việc anh đón Lam Hà ra sao?

Từ Sinh không vui nói:

- Lam Hà không muốn theo tôi. Chẳng hiểu vì nguyên do nào. Tôi tưởng nàng phải theo tôi ngay chứ. Về phần chị Hương Lan tôi đã cho người đem đi xa rồi. Chị ấy sẽ giúp ta việc quân thực quân trang cũng là có lợi.

Nguyễn Ðạt có ý lo hỏi Từ Sinh:

- Anh nghĩ sao về Lam Hà?

Từ Sinh nói ngay:

- Tôi cư xử với nàng như thế là trọn tình vẹn nghĩa. Ngày sau nàng không còn lý gì mà phiền trách tôi nữa. Bây giờ chúng ta nên lo cho nước mà thôi.

Nguyễn Ðạt không nói nữa.

Còn thợ rèn Ngôn nói:

- Tướng quân nghĩ thế là đúng. Bây giờ chúng ta nên nghĩ mưu kế bảo vệ đoàn nghĩa quân mới được.

Cuộc họp đến đây đã tan. Từ Sinh bảo Nguyễn Ðạt nên dò xét trong dinh Hoàng Thành để lấy mật thị của vị võ sư, chàng và Vịnh từ giả về nơi khác ngơi nghỉ.

Về đến chòi lá trong rừng, Từ Sinh và Vịnh ra ngồi nơi phiến đá để bàn chuyện.

Ánh trăng đã nhô lên soi mờ ngàn cây rừng đứng.im dưới trời sương trắng. Tiếng chim rừng, tiếng hổ gầm xa xa hòa với tiếng suối ngàn thành một khúc buồn rờn rợn như làm hăng lòng vì nước xa nhà.

Từ Sinh nhìn trăng, chàng suy nghĩ giây lâu rồi hỏi Vịnh:

- Nầy anh Vịnh, chúng ta ngày nay như anh em ruột thịt. Tuy ta mang danh tốt của đoàn nghĩa quân ban cho chức, thật tình tài ta không đáng. Ta phải lo cho họ, nhưng ta phải làm sao đây. Tôi xét thấy lo chiến đấu với giặc thì dễ mà làm sao cho thành công mới là chuyện khó. Vậy anh có mưu kế gì bảo vệ đoàn quân ta? Ta nên nói riêng với nhau. Ðây chỉ có hai ta, anh đừng lo ngại gì cả.

Vịnh nhìn Từ Sinh lòng vừa kính phục chàng, vừa thương mến chàng, anh ta nói:

- Tôi đã thấy chổ lo của tướng quân rồi. Có phải tướng quân lo ngày hết lương thực, quân lính sẽ bị tan rã chăng?

Từ Sinh đáp ngay:

- Tham mưu đã biết cả ruột gan tôi, vậy xin giúp tôi sao cho tròn vẹn.

Vịnh nhìn chàng và hỏi:

- Vậy chứ tướng quân còn giữ kỹ bức địa đồ kho châu báu mà ngày trước tôi giao cho tướng quân không?

Từ Sinh nói mau:

- Tôi luôn luôn giữ theo mình đây?

Vịnh có vẻ cảm động:

- Tuy tướng quân có địa đồ ấy, nhưng cũng không làm sao lấy được kho châu báu nếu không có tôi. Bây giờ tướng quân hãy bớt lo. Tôi đã cho người tin cậy đem quân về căn cứ mới thì ta sẽ lấy ra dùng việc quân và ta sẽ ra sức khai phá rừng lầy đất trồng trọt để tính chuyện lâu dài.

Từ Sinh nói với Vịnh:

- Nầy tham mưu, tôi thấy vùng nầy dù giặc có đem thiên binh vạn mã đến diệt ta cũng không làm gì nổi. Ðoàn quân ta ở đây là tiện lắm. Vả lại, vùng đất sâu trong rừng kia ta có thể trồng trọt được.

- Ðấy là quyền tướng quân định đoạt. Tôi thấy tướng quân sáng suốt lắm.

Ta đem quân về chiếm cứ vùng nầy và ẩn núp mà làm việc lớn. Nơi đây kín đáo không tên giặc nào lọt vào được mà rõ việc quân cơ địa thế của ta.

Hai người mới nói đến đó thì bên ngoài có tiếng vó ngựa dồn dập phi tới.

Từ Sinh và Vịnh lật đật nhảy xuống núp vào một mô đá và tuốt gươm ra.

Trong một loáng ba người ky mã phi ngựa đến và dừng lại, lôi trên ngựa xuống một bóng đen và đi ngay lại phía nhà tranh. Từ Sinh hiểu ngay quân tuần bắt được kẻ gian đem về nên bước ra hỏi:

- Thế nào? Có việc gì?

Ba tên quân lôi một tướng giặc đến trước mặt hai người và nói:

- Trình tướng quân, chúng tôi áp giải tên giặc do thám do nghĩa quân trong Lam thôn bắt được đến cho tướng quân phát lạt. Từ Sinh và Vinh tra gươm vào vỏ.

Từ Sinh nói:

- Các anh có công lắm. Vậy để hắn lại đây và lui ra ngoài làm phận sự.

May người ấy cúi chào và lui ra, phi ngựa đi thoáng trong khi Từ Sinh nhìn chăm chăm tướng giặc.

Thấy hắn là một gã con trai mặt mày lanh lợi, có sức mạnh, Từ Sinh hỏi:

- Anh ở đội quân nào?

Tên giặc biết tiếng dân Nam nhưng vờ như không biết, hắn không trả lời.

Từ Sinh nói với Vịnh:

- Anh đem tên nầy giết ngay. Nó khống biết tiếng Nam để vô ích.

Vinh hội ý Từ Sinh, anh ta rút gươm ra làm tên giặc hoảng sợ kêu lên:

- Xin ngài tha cho. Tôi xin nói rõ.

Từ Sinh cười và nói:

- À! Té ra mi thạo tiếng dân Nam lắm. Có lẻ mi là do thám quân nên mới học rành tiếng ta. Vậy mi nên nói thật ta tha cho.

- Thưa tướng quân tôi xin nói thật.

- Mi ở dội quân nào?

- Tôi là bộ tướng của tướng Trần Trí. Người phái tôi từ Ðông Ðôô đến Tây Ðô và đến Châu Trà Long nầy dò xét tình hình về phi báo lại.

Nghĩa là người là người tay trong của tướng Trần Trí. Khá lắm, thảo nào ngươi tài lắm. Tại sao người để cho quân ta bắt được?

Tên ấy nói ngay:

- Quân của tướng quân đến ai không biết, ở không ai hay, lui không người rõ thì tôi bị bắt là phải.

- Ngươi cũng biết chuyện lắm. Bây giờ ta không cần nghe lời mi nói dối làm gì? Giá một tên như mi mà là bộ tướng của đại tướng quân Trần Trí hay sao? Ta không cần nghe mi nói láo mà chỉ muốn giết mi mà thôi.

Chàng quay sang Vịnh và nói:

- Hãy trừ bỏ tên nầy cho xong.

Tên giặc sợ quá kêu van:

- Xin tướng quân cho tôi nói. Tôi quả thật là bộ tướng của đại tướng quân Trần Trí, không dám nói dối.

- Ngươi có gì làm bằng chứng không?

Vịnh thông minh, anh ta hiểu được ý Từ Sinh muốn gì rồi nên nói ngay:

- Tên nầy gian dối lắm. Xem bộ tịch hắn đâu phải là một tay bộ tướng hầu cận của Trần Trí là một vị tướng lãnh cai trị muôn người. Ðể tôi cho hắn một gươm là xong việc; Nói mãi e thất công. Nói xong Vịnh rút gươm ra toan chém tên giặc thì hắn xụp lạy và kêu van:

- Tôi nói thật. Xin chớ giết tôi.

Vịnh dừng gươm, còn Từ Sinh hỏi:

- Người có bằng cớ chi chăng?

- Thưa ngài tôi có chứng thư trong tay ngài cầm.

Từ Sinh lấy gói đồ của tên giặc mà toán lính giao cho chàng khi nãy, mở ra xem chứng thư tên nọ và nói:

- Chứng thư nầy không đề mi là bộ tướng mà chỉ là một tên quân xoàng thôi, vả lại mi không phải ở bên cạnh tướng Trần Trí.

- Trăm lạy hai ngài. Luật quân tôi là thế, người giữ trọng trách như tôi không được giữ chứng thư chức vụ trong mình vì e lộ bí mật. Thật tình tôi là bộ tướng của Trần Trí đại nhân. Tôi đi công việc lớn.

Vịnh nói mau:

- Nếu quả mi là tay bộ tướng thì tài tình lắm. Mi hãy đọc hết cả quân cơ quanh tướng Trần Trí cho ta nghe có đúng không. Nếu chẳng đúng thì ắt chết chứ chẳng chơi. Nào đọc lớn lên cho ta nghe.

Tên giặc sợ chết và bị gạt nên lớn tiếng đọc lớn tất cả quân cơ cho Vịnh nghe, anh ta kể hết không sót điều nào cả.

Từ Sinh nghe rõ ràng, chàng dụ:

- Mi nhờ học lỏm mà thuộc lòng chứ không phải mi biết được. Bây giờ ta không muốn nghe nữa. Chớ làm rườm rà tai ta.

Chàng quát Vịnh:

- Tại sao ngươi còn để tên vô dụng nầy làm gì?

Vịnh vờ sợ hãi nói:

- Xin ngài để cho nó sống vì nó sẽ nói rõ cơ mưu của Trần Trí mà chuộc tội.

- Nhưng ta biết nó nói dối. Trân Trí là tay tướng giỏi, danh vang bốn biển có đâu dùng tên tầm thường nầy làm bộ tướng.

Tên nọ run sợ nói:

- Tôi thuộc các sách binh thơ. Võ nghệ lầu thông cả.

Từ Sinh nhìn hắn, chàng cười nói:

- Tốt lắm, võ nghệ mi lầu thông cả à? Nếu mi hơn ta thì ta tin và tha cho. Còn mi không hơn ta thì là đồ vô dụng ta giết mi cho rồi.

Tên giặc chưa nói sao thì Từ Sinh vỗ tay ba tiếng lớn tức thì trong bụi rậm xông ra gần mười tên vũ sĩ, tên nào tên nấy to lớn, lưng đcó gươm, tay cầm giáo nhọn trông oai nghi làm sao, họ đứng vòng quanh chàng như bảo vệ.

Bây giờ Từ Sinh bảo Vịnh:

- Cắt trói cho tên nầy, trao cho hắn lưỡi gươm để hắn đấu với ta. Hắn đã vào đây còn chạy lên trời cũng không thoát được. Vũ sĩ, các người hãy giết ngay tên nầy nếu nó có ý định bỏ chạy.

Vịnh hiểu ý Từ Sinh và tin tài chàng nên cắt dây trói cho tên giặc và trao cho hắn thanh gươm.

Từ Sinh bảo tên giặc:

- Mi nói giỏi võ nghệ hãy thử cùng ta vài hiệp xem sao? Nếu vô dụng thì quả mi nói dối.

Chàng bảo tiếp:

- Hãy giữ mình nhé?

Nói xong chàng vung gươm chém nhẹ xuống đầu hắn làm hắn lùi lại và chém vào ngang lưng chàng.

Từ Sinh mỉm cười đưa gươm gạt mạnh và chém luôn vào cổ tên giặc một nhát. Tên giặc lẹ như chớp dỡ tay, chém vùn vụt vào người Từ Sinh làm mọi người bên ngoài phát sợ, ai cũng lo nên thủ sẵn giáo mác để phòng bị.

Tên giặc bỗng quát lên một tiếng và đâm vào bụng Từ Sinh nhanh như điện chớp, nhưng Từ Sinh lách mình qua một bên tránh khỏi.

Không kịp cho chàng trở bộ tên giặc nhào theo xả luôn vào đầu chàng một gươm và đợi chàng né là hắn chém tạt ngang hông chàng.

Từ Sinh lẹ làng lùi lại, chàng phóng chân đá vào cổ tay tên giặc làm hắn không tránh kịp nên để rơi lưỡi gươm xuống đất.

Lẹ làng, chàng lướt tới đưa mũi gươm ngay cổ họng hắn và đâm một nhát.

Tên giặc kinh hồn ngả mình về phía sau để tránh thì Từ Sinh đá vào khuỷu chân hắn làm hắn ngã luôn xuống đất.

Tức thì bao nhiêu ngọn giáo của võ sĩ chỉa ngay vào mình tên giặc làm hắn không dám cục cựa chút nào cả.

Từ Sinh tra gươm vào vỏ, chàng cười nói:

- Quả mi là kẻ dối trá. Ta lâ một tay tầm thường gươm pháp mà mi thắng không nổi thay. Thế mà tự xưng là bộ tướng hầu cận Trần Trí. Tội ngươi đáng chết, ta không cần nghe ngươi nói làm gì nữa. Hãy để mi chết cho ta khỏi bận lòng.

Vịnh bước lại nói:

- Xin tướng quân tha cho nó. Tôi xin cho nó nói xem khi nào không phải thì hãy hay.

Vịnh nhìn hắn và nói mau:

- Sao ngươi không nói hết để ta nghe và ta liệu mà xin cho. Chậm chạp e đứt đầu đó

Tên giặc thấy từ lúc bị bắt Từ Sinh đã không cho nói nên hắn thấy nói được là may rồi chứ không nghĩ cách giấu diếm nữa. Hắn nói mau vì lúc đó hắn mệt ngất, tinh thần không còn sáng suốt gì nữa:

- Thưa ngài, tướng quân Trần Trí sai tôi đi thanh tra kín vùng Ðông Ðô, Tây Ðô và Châu Trà Long nầy.

- Ngươi đã tra xét được những gì?

- Ðông Ðô khắp nơi đều có người ngầm chống lại chúng tôi. Tây Ðô cũng thế, đáng kể nhứt là người tên Lê Lợi ở Lam Sơn huyện Thụy Nguyên. Còn Châu Trà Long nầy tôi mới vừa đến là thấy tướng Hoàng Thành giết Vương Thân và đổ lỗi cho tướng Chu Kiệt. Tôi định về báo thì không may bị bắt đây. Xin các ngài tha cho.

Từ Sinh nghe đến tên Vương Thân bị giết, chàng giật mình thầm nhủ:

- Tại sao tướng Hoàng Thành lại giết Vương Thân mà đỗ lỗi cho Chu Kiệt?

Nhưng trong vòng một chốc chàng hiểu ngay cái lẽ nào mà Vương Thân chết. Chàng nhớ đến vị võ sư hiện giờ là quân sư của Hoàng Thành, ngoài ông gây ra sự đó thì còn ai nữa.

Nhưng bắt đầu từ lúc Từ Sinh nghe tên giặc nói đến tên Lê Lợi ở Lam Sơn, chàng muốn biết rõ người ấy vì lâu nay trong dân gian hay nói đến người luôn luôn, chính Nguyễn Lộc cũng ở cùng làng cùng huyện với ông ta.

Có lúc chàng hỏi Nguyễn Lộc, nhưng có lẽ lúc ấy Lộc chưa thân với chàng nên không dám nói rõ hành động của Lê Lợi. Từ Sinh đưa tay cho võ sĩ lui cả, chàng bảo tên tướng giặc:

- Lẽ thì ta giết mi, nhưng ta không giết mi làm gì cho nhơ gươm. Vậy mi phải thành thật trả lời những câu hỏi của ta.

- Xin vâng.

- Lê Lợi ở Lam Sơn là người thế nào?

- Ông ta là một bực anh hùng có chí lớn. Ðại tướng quân Trần Trí và đại nhân Lương Nhữ Hốt đều cho mời ra làm quan nhưng ông ta không nhận. Ông ta chiêu tập binh lính mưu đồ chống lại quân Minh đã lâu lắm rồi.

- Có nhiều người theo không?

- Rất đông thiên hạ phục ông mà về với ông rất nhiều. Ðã bao phen tướng Trần Trí muốn đem quân tiểu trừ, nhưng e gây rối loạn nên định dụ ông ra làm quan có lợi hơn.

Từ Sinh thấy không cần hiểu rõ nữa, chàng đưa mắt cho Vịnh thì Vịnh vổ tay một tiếng.

- Hai tên quân cầm giáo dài nhỏ ra trói quách tên giặc dẫn đi vào đường hẹp.

Bây giờ Từ Sinh hỏi Vịnh:

- Tham mưu nghe tên giặc nói về Lê Lợi chứ?

- Chính tôi nghe Lương Nhữ Hốt nói về ông ta rất nhiều. Ông ta không muốn làm quan với giặc tức là muốn làm gì hơn giặc nữa.

Từ Sinh gật đầu đáp:

- Từ lâu tôi cũng nghe nhiều người đều đã nói lén về ông ta rất nhiều. Nay quả như vậy. Chúng ta nên tìm cách liên lạc với ông để nương tựa với nhau chứ Trần Nhuế quân ít lương kém không thể nào làm to chuyện chóng được

Vịnh bảo Từ Sinh:

- Bây giờ tướng quân liệu sao về việc trại binh lính trên rừng, ở mãi nơi ấy lương thực cạn hết thì làm sao? Nước độc cũng làm cho quân lính không chịu nổi.

Từ Sinh nhìn Vịnh và nói:

- Tham mưu hãy lấy số vàng bạc trong kho kia giao cho Nguyễn Ðạt và chú thợ rèn Ngôn để họ lo việc chế tạo khí giới và mua lương thực dự trữ nơi nầy. Ngay bây giờ chúng ta nên về trại và kéo quân về đây cho yên, ở đây địa thế rất tốt mà tiện việc kéo ra chiến đấu nếu khi cần.

Vịnh suy nghĩ giây lâu và bảo nhỏ Từ Sinh:

- Lương thực khí giới mà thiếu là một sự nguy. Tôi nghĩ dù ta có mười kho châu báu cũng không đủ cung cấp cho đoàn quân sống lâu dài được.

- Nhưng ta sẽ vỡ rừng lấy đất trồng trọt cấy cày, tính kế lâu dài.

- Ðây mới là việc cần thiết. Phải làm ngay cho kịp, nhưng trước lúc kéo quân về đây, tôi xin bày một mưu kế nầy rất có lợi cho ta.

Từ Sinh nhìn Vịnh và nói:

- Tham mưu nghĩ sao?

- Ðích thân tôi sẽ đến trại tướng Hoàng Thành mà xin binh lính đem lương thảo lên trại tù với thuốc men áo quần. Tôi sẽ có cách nói cho tướng Hoàng Thành phát nhiều lương thực khí giới cho toán quân trên rừng vì hắn chắc nóng đợi tin toán quân đó.

Từ Sinh vỗ vai Vịnh và nói:

- Như vậy, chúng ta chỉ chận đường quân giặc tiến lên mà vây đánh bất ngờ để diệt chúng mà cướp khí giới lương thực.

Vịnh gật đầu đáp:

- Ðúng lắm. tôi sẽ đem chúng nó vào tử địa và rồi ta chỉ vẫy tay một cái là toàn thắng.

Từ Sinh bàn:

- Nếu vậy ta nên làm ngay là vừa. Việc ấy nếu để trễ là giặc nghi ngờ. Từ hôm ấy đến nay tên giặc nào liên lạc lên trại cũng đều bị ta giữ cả lại. Có lẽ nào tướng Hoàng Thành không nghi sao? Vả lại tham mưu đã chiếm mất kho châu báu của Lương Nhữ Hốt mà không liên lạc chi cho hắn yên lòng, thì hắn cũng sanh ra nghi ngờ.

Vịnh gật đầu nói:

- Tôi đã có gởi mấy bức thư cho Lương Nhữ Hốt hay vì đường xá khó khăn nên chưa về được. Xin ông ta phái quân đến đón tôi cho tiện. Như vậy khi ông ta phát binh thi ta chỉ đánh một trận là chúng tan tành. Diệt lần mòn vi cánh của chúng rất lợi cho ta.

Từ Sinh gật đầu, nói:

- Tham mưu bàn phải iắm. Vậy ta nên thi hành ngay cho chóng. Ðể diên trì e có hại cho đại cuộc. Ngày mai tham mưu cùng tôi tính toán kỹ và chia tay nhau để làm việc ấy cho rồi.

Ánh trăng sáng trùm xuống rừng núi âm u. Thỉnh thoảng vài tiếng cú rúc như canh chừng giờ khắc.

Từ Sinh và Vịnh lui vào nhà tranh để nghỉ ngơi lại sức cho ngày mai tung hoành.

Tướng Hoàng Thành ngồi chễm chệ trên ghế hổ nơi sảnh đường trông oai vệ như con hỗ giữa bầy chó. Sau lưng ông ta là hai tên hầu cận cầm giáo đứng hầu, dưới ông ta là những tỳ tướng im lặng không dám ngẩng nhìn lên.

Tướng Hoàng Thành là một tướng nổi danh, ông ta có tiếng là nghiêm khắc bạo ngược nên ai cũng sợ cho đến bộ tướng, tùy tướng dưới quyền ông cũng vậy.

Bây giờ quân lính đưa Vịnh vào yết kiến tướng Hoàng Thành làm ông ta dịu nỗi âu lo. Ông đưa tay trỏ ghế cho Vịnh ngồi và hỏi:

- Thế nào? Công việc trên trại tù ra sao mà suốt mấy tháng nay ta không nghe trình báo chi cả. Nhà ngươi là tay thân của họ Lương, ở sát trong trại ấy hẳn rõ mọi sự.

- Thưa tướng quân độ rày trên trại đã bắt được hơn mười thớt voi và tìm được ngà voi rất nhiều.

Hoàng Thành xoa tay hỏi với vẻ ngạc nhiên:

- Ðược nhiều thế à!

Vâng.

- Tại sao các người không sai báo cho ta hay?

- Chúng tôi đã cho mấy người về báo với tướng quân nhưng không hiểu sao vô âm tín. Tôi với năm tên hầu cận về đây, nhưng giọc dường bị hổ vồ cả bọn chúng, phần tôi nhờ ngựa giỏi mới thoát chết.

Hoàng Thành lại hỏi:

- Bây giờ ngươi yêu cầu chi ta?

- Xin tướng quân cho tiếp viện ngay một đội binh lên dấy giúp sức với đội binh trên trại. Lương thực trên ấy không còn lấy sống đến 10 ngày mà khí giới bị hư hao rất nhiều trong những trận thư hùng với voi. Ðược toán lính mạnh tôi sẽ đem mười thớt voi về giao cho tướng quân.

- Các ngươi đã tập luyện nó chưa?

- Thưa tướng quân, đàn voi gần thuần thục cả.

- Tốt lắm. Ta sẽ phái người đem lính lên giúp sức.

- Xin tướng quân phát lương và khí giới nhiều cho. Trên rừng gian nan khổ cực nếu không no ấm và không khí giới đủ tự vệ là quân lính nản lòng cả. Suốt ngày họ cực làm việc. Phải có cơm rượu nhiều cho họ.

Hoàng Thành chỉ nghĩ đến mười thớt voi, ông ta cười và nói:

- Ta sẽ phát lương thực tiền bạc nhiều cho họ.

Vịnh nói mau:

- Xin tướng quân cho phép tôi về thành Tây Ðô thăm đại nhân tôi.

Hoàng Thành lắc đầu nói:

- Không được. Nhà ngươi hãy ở đây lo việc nầy cho xong rồi sẽ liệu.

Vịnh kêu nài:

- Thưa ngài mấy tháng nay tôi chưa lãnh lương tiền chi cả, túng thiếu quá lắm.

Hoàng Thành cười và nói:

- Ta cấp cho mà dùng, hãy ở đây làm hướng đạo đưa toán lính đến trại và áp giải voi về cho ta mau mau. Ta sẽ thưởng to cho ngươi không kém gì họ thưởng đâu.

Vịnh cúi rạp nói:

- Ơn tướng quân rất trọng với tôi. Tôi xin theo lời tướng quân. Tướng quân định chừng nào lên đường. Xin cho mạt tướng biết.

Hoàng Thành nóng ruột nói ngay:

- Lên đường ngay ngày nay cho chóng xong công việc. Ta biết nhà ngươi mệt, nhưng hãy gắng sức chớ từ chối mà trễ nải ngày

giờ của ta. Ta sẽ cho ngươi ngựa tốt để đỡ mệt và ngươi sẽ dẫn toán lính lên trại tù.

Hoàng Thành nhìn xuống hàng bộ tướng và nói to như giọng thét:

- Tướng A Lên, mau ra điểm hai trăm ky binh mạnh khoẻ gấp, lấy trăm cỗ xe lớn bốn ngựa chở đầy lương thực và ba xe khí giới để sẵn đấy. Mau lên cho kịp giờ.

- Xin vâng thượng lịnh.

A Lên đi ra ngoài thì Vịnh nói ngay:

- Xin tướng quân cho tôi ra phụ giúp với tướng A Lên xem xét lương thực. Phải chọn xe thật chắc mới được, phải biết cách cột mới đủ sức đi trên rừng đầy gai góc, hang, hố.

Hoàng Thành nói ngay:

- Ðược, ta cho ngươi tự tiện. Lúc lên đường ta sẽ cấp cho ngươi lương tiền đầy đủ để ngươi khỏi lo.

- Xin tướng quân nhớ đến lương tiền của lính trên trại tù.

- Ta nhớ, chớ nói nhiều.

Vịnh đứng lên cúi rạp đầu sát đất chân tướng Hoàng Thành và lui ra.

Anh ta giúp A Lên hối quân chở lương thực khí giới tất lên xe và bảo họ hãy chọn ngựa thật tốt đóng vào xe. Bây giờ Vịnh sung sướng vô ngần, anh ta nghĩ đến ngay đoàn nghĩa quân chiếm được ngần nầy xe ngựa lương thực mà khoái chí.

Vịnh nghĩ đến lúc thành công Từ Sinh sẽ mừng rỡ làm sao, quân sĩ tôn sùng mình mà rồi đây địa vị quyền tước mình sẽ vững vàng như núi Thái Sơn

Xong việc nầy được trăm xe lương, mấy xe khí giới tốt, gần bảy trăm con ngựa trận, lại được ít ra cũng gần trăm vạn quan tiền, giết mấy trăm giặc, công mình to biết bao.

Như vậy là trại của tướng Hoàng Thành đã yếu đi phân nửa rồi.

Vịnh khoan khoái làm sao, anh ta tưởng tượng đến ngày khắp các nơi nghĩa quân đều ùng ùng nổi dậy chóng giặc và lúc ấy mình sẽ đem quân về làm cỏ trại nầy, kéo xuống Tây Ðô chiếm lấy thành.

Danh mình sẽ lưu truyền trong sử sách và tội ác ngày xưa mình làm hại dân hại nước sẽ không còn nữa. Ai cũng yêu mến mình mà không hề oán giận giết hại. Thật cám ơn Từ Sinh đã cứu mình ra khỏi vòng ngu tối mê muội. Từ Sinh cứu sống đời chàng và từ đây Vịnh sẽ thành một vị anh hùng của dân tộc, cầm đoàn nghĩa quân cứu nước giúp dân.

Vịnh sung sướng nhìn đoàn xe ngựa đầy lương thực, mong cho thì giờ chóng qua để lên đường.

Anh ta đi đi lại lại sai bảo bọn lính đổ lương cho đầy xe, thay con ngựa xấu lấy con tốt, như tận tâm lắm vậy.

Ðến cuối sân trại hơi vắng người, Vịnh nhìn xe khí giới như đắc ý lắm thì bỗng một bàn tay của ai nắm chặt lấy cổ Vịnh và một câu nói như sét đánh vào đầu chàng:

- Cha Chả? Mi có gan cùng Từ Sinh âm mưu phá trại tù còn dám lén về lựa xe ngựa lương thực để đem đi. Nầy ta nói cho biết, mi chỉ gạt được Hoàng Thành thôi chứ không gạt nổi ta đâu.

Vịnh bay hồn mất vía chàng vùng vẫy nhưng bàn tay kia như một kìm sắt nắm chặt cổ chàng và giọng nói kia lại vang lên:

- Người lắm mưu mô xảo quyệt. Ðã gạt giết cả trại tù còn có gan trốn về đây gạt cả chúng ta. Ta phải bắt ngươi giao cho Lương Nhữ Hốt tra xét mới được.

Vịnh kinh hồn tái xanh mặt, anh ta vùng mạnh nhưng bàn tay kẻ kia cứng như sắt nên anh không mong gì thoát.

Bỗng người kia buông Vịnh ra và cười nói:

- Nhưng ta cũng tha cho ngươi nếu ngươi chia hai cho ta tài vật mà ngươi chiếm được.

Vịnh quay nhìn chàng nhận ra người nắm cổ lâ một lão già hiên ngang quắc thước, trông ông ta oai vệ và nghiêm trang đáng kính làm sao, chàng cúi rạp đầu nói:

- Lão sư phụ nỡ làm hư kế của tôi sao. Bao nhiêu sanh mạnh toán quân Nam đều mong ở lòng tốt của cụ. Nếu cụ định làm hư việc nầy thì chính cụ đã giết dân cụ.

Lão già cười và nói:

- Ta nói đùa tướng quân ấy mà thôi, chớ ta đâu nỡ phá kế hoạch của tướng quân. Ta sẽ vào nói với Hoàng Thành cho tướng quân đi ngay nếu để hắn nghi ngờ mà đổi ý thì phiền cho tướng quân.

Vịnh mừng rỡ hỏi:

- Ơn cụ con xin ghi tạc muôn đời. Chẳng biết cụ là ai?

Lão già cười và nói:

- Ta là dân Nam, cũng yêu nước như tướng quân vậy. Có điều ta già cả vô dụng phải theo hầu giặc để yên tấm thân tàn được ngày nào hay ngày ấy.

Nói xong lão già đi ngay vào dinh tướng Hoàng Thành, Vịnh nhìn theo lão lòng phập phồng lo sợ, chỉ e cụ già lộ mưu kế của mình thì nguy tánh mạnh và hư đại cuộc.

Nhưng chỉ trong một lúc sau, có lịnh tướng Hoàng Thành ra thúc hối quân lính phải mau mau làm cho chóng và đòi Vịnh vào. Bây giờ Vịnh mất hồn, thấy lão già khi nãy ngồi ngang với tướng Hoàng Thành, mà Hoàng Thành đối xử với ông như là thầy vậy.

Vịnh cúi rạp mình chờ lệnh thì Hoàng Thành nói:

- Ta nóng lòng muốn được thấy mười thót voi. Nhà ngươi nên mau mau khởi hành ngay bây giờ và phải mau mau về gấp cho ta mừng. Ta sẽ trọng thưởng cho ngươi khi thành việc, còn bây giờ thì ta tạm thưởng cho ngươi trăm lạng bạc mà chi dụng lúc cần dùng. Ta sẽ cho Lương Nhữ Hốt hay về ngươi. Hãy cố lâm cho xong việc của ta mà lãnh thưởng nhé?

Vịnh cúi rạp đầu nói:

- Xin tuân lịnh ngài.

Hoàng Thành vỗ tay là toán lính hầu vác theo Vịnh hai bao bạc lớn ra. Sau khi chào Hoàng Thành và ra ngoài là Vịnh lên lưng ngựa đi với tướng Ðạt Ma là một tên bộ tướng giỏi của Hoàng Thành tiến lên trước vòng quân.

Hoàng Thành bước ra truyền lệnh và Ðạt Ma lãnh lệnh rồi hô quân sĩ lên đường

Tức thì toán kỵ binh phóng lên trước mở đường, một lão già chính là vị võ sư, ông nhìn theo đoàn ngựa xe rần rộ kéo đi và cười thầm: Uổng cho Hoàng Thành mang danh túc tướng, nay rõ lại hắn là kẻ vô mưu. Ðoàn kỵ binh oai vệ hống hách ấy chạm toán nghĩa quân do đám dân cày lập nên thì tan tác như lá mùa thu gặp gió.

Từ Sinh thật đáng là một đứa học trò ta. Không uổng công ta rèn luyện cho hắn trở nên người giỏi.

Vị võ sư nhìn trời tưng bừng sáng, lão nghĩ đến ngày mà tất cả các nhóm nghĩa quân khắp nơi đều nổi dậy đuổi lũ giặc mạnh ra khỏi đất nước, cứu quê hương hết hồi ly loạn và lão cũng hài lòng là công mình không bỏ.

Về phần Vịnh từ lúc kéo đoàn ky binh đi, anh ta nhìn họ và nghĩ thầm:

- Bọn nầy toàn là binh tinh nhuệ cả. Ta phải làm sao đây? Chúng rất quen chiến trận luyện tập cả ngày này qua năm nọ, còn quân ta tuy có lòng dũng cảm mà chưa quen chinh chiến thì khó đánh chúng bại ngay được. Tuy ta đưa chúng lọt vào vòng vây, nhưng diệt sạch bọn chúng nào phải dễ gì? Mạng quân ta đâu khỏi bị nguy khi chúng liều chết cự lại.

Vịnh ngồi trên ngựa chàng sực nhớ đến khi nãy lúc chàng sắp đi, vị võ sư có trao cho chàng một túi nhỏ bảo đấy là vật tặng thưởng cho chàng có lẽ trong ấy có vật gì hay lắm. Vịnh định bụng sẽ dở ra xem khi nào vắng người để biết trong ấy có gì.

Vừa lúc đó Ðạt Ma hỏi chàng:

Nghe nói Ðèo ông Hổ ghê gớm lắm?

- Ðúng như vậy. Ta phải qua đó cho được thì mới đến trại tù. Tôi chết hụt ở đó, ba tên bộ hạ tiêu mất mạng.

- Nầy anh, ta phải làm sao thoát khỏi.

- Ðến đó ta đốt pháo cho nhiều là hổ sợ. Vả lại ta là kỵ binh chứ nào phải bộ binh mà sợ. Có bề gì chúng ta thúc ngựa chạy mau thì cũng khỏi.

- Trên trại ra sao?

- Trên ấy nước độc lắm. Người ta chết như rạ. Ngày nào cũng có người chết.

Ðạt Ma ngao ngán nói:

- Tôi thật không có gan như Chu Quỳ. Ông ta dám lên trên chổ nguy hiểm đó thì gan thật.

Vịnh nhát luôn:

- Ở đây đêm tướng quân không nên để quân lính gác cho mình ngủ. Phải chính ta canh lấy. Quân lính thấy hổ là bõ chạy thì hổ vồ ta mất.

Ðạt Ma nhìn quanh nmg núi chập chùng mà lo sợ cho đàn hổ xông ra thình lình.

Còn Vịnh thấy tướng giặc như vậy nên cười thầm tự nhủ: Bọn nầy vô dụng chưa chi đã sợ bay hồn. Ta mới dọa mà nó xanh cả mặt rồi. Ðể ta cho nó một mẻ nghe kinh hồn chơi.

Vịnh vờ nói khẽ:

- Hổ còn chưa mấy sợ. Nghe đâu khắp các vùng rừng núi Tây Ðô đều có nghĩa quân của tướng quân họ Lê. Họ đợi chúng ta lọt vào vòng vây là cứ trong kẹt đá bắn tên thuốc ra như mưa. Có đoàn quân ta không còn một người nào chạy về.

Ðạt Ma giật mình hỏi:

- Thật vậy à?

Vịnh làm như quan trọng nói:

- Thật chứ? Ðại nhân họ Lương của tôi ở đó nên tôi rõ lắm. Có khi đến cả mấy trăm quân bị họ giết sạch trong một trận nhỏ.

- Thế thì ghê lắm. Sao tôi không nghe:

- Tướng Hoàng Thành đâu dám nói, ông ta sợ các ông nổi lên làm loạn trốn về Tàu. Ông chớ nói lộ mà tôi nguy đó.

Ðạt Ma đâm ra ngờ vực cái mạnh của mình và đoàn quân, ông ta đã thường thấy sự chống cự dũng cảm của dân Nam nên thầm mong mình chóng về nước cho yên thân.

Ðến chiều đoàn quân đến giữa một khu rừng cây cối sầm uất.

Vịnh nói với Ðạt Ma:

- Ðây là nơi nghỉ được. Ta đóng binh lại, đốt lửa lên, cắt người canh gác, sáng sẽ lên đường thì chỉ trong vòng trưa mai là ta qua Ðèo ông Hổ.

Thế là đoàn quân ngừng lại, hàng trăm đống lửa cháy cao ngọn hừng hực lên sáng rực cả một vùng làm vàng một phấn lá cây xanh đen vừa khuất trong màn tối buông mau của rừng già.

Vịnh đứng trên mô đá cao nói thật to:

- Anh em ngủ sẽ thức coi chừng hổ nhé? Hổ nhiều như ong. Ðoàn quân mất cả hăng hái, chúng sợ sệt nhìn quanh. Một luồng không khí lạnh lẽo của rừng sâu như vây chặt chúng.

Về phần Vịnh, chàng ngồi bên đống lửa và nhìn quanh xem có ai không rồi mỡ túi kia ra xem.

Trong túi của vị võ sư trao cho anh ta không có chi ngoài mấy gói giấy và một phong thư.

Mở phong thư ra Vịnh xem nhanh và bỏ thư vào đống lửa gương mặt vẫn giữ vẻ tự nhiên như thường. Bây giờ Vịnh sung sướng làm sao, chàng thấy lão già bí mật giúp cho mình ý kiến rất hay, hợp với sự dự tính của mình với Từ Sinh.

Vịnh dựa lưng vào gốc cây và nhìn lá rừng biến đổi màu sắc theo ánh lửa chớp lòe, lòng lo lắng mong cho ngày giờ trôi mau.

Bỗng Ðạt Ma đi lại phía chàng và nói:

- Nầy anh, chúng ta ăn bữa tối cho rồi.

Vịnh bước theo Ðạt Ma, đến ngồi trên phiến đá, dùng cơm tối với hắn.

Hai tên lính hầu bưng món ăn cho họ một cách kính cẩn và lùi ra đứng chờ lệnh.

Vịnh cố nuốt cho no, chàng thấy mình cần sức khoẻ để làm việc. Còn Ðạt Ma quen tật uống rượu nên hắn cứ rót uống mãi, dù Vịnh có giả vờ khuyên hắn thôi đi.

Bây giờ Ðạt Ma uống đã ngà ngà, anh ta nói:

- Nầy anh, nếu quả bọn lính của Lê Lợi tấn công quân ta như vậy thì sao tướng Hoàng Thành lại giấu kín quá.

- Tôi đã nói ông ta ngại quân sĩ sợ hãi mà nổi loạn chứ gì?

- Ðáng sợ thật. Tôi tuy là bộ tướng của ông ta, nhưng tôi chán ngán ở nước Nam nầy lắm.

Vịnh chêm vào:

- Chắc anh có vợ con chứ?

Nghe nhắc đến vợ con, Ðạt Ma không vui nói:

- Tức là không về nhà được. Nhà tôi tuy nghèo, nhưng làm ruộng rẫy vẫn sống được. Giá đừng chiến tranh thì tôi đã ở gần vợ con.

Vịnh đã hiểu lòng Ðạt Ma, nhưng anh ta thấy Ðạt Ma nhân lúc say mà thố lộ tâm tình, chứ anh đã không say thì cũng là một tay rất nguy hiểm cho bọn mình, vì dù sao anh ta cũng là một tay chân bộ hạ của Hoàng Thành phải tuân theo lệnh chủ tướng.

Bây giơ Vịnh vờ nói:

- Rừng đêm lạnh quá. Giá không rượu còn lạnh đến đâu, nghĩ làm tướng cạnh phải lăn lội khổ cực làm sao?

Ðạt Ma uống thêm mấy chén nữa, còn Vịnh xem chừng chàng ta đã quá say nên không cản anh ta nữa mà cáo từ đi nghỉ. Trước lúc đi Vịnh bảo hai tên quân hầu:

- Nơi đây hổ nhiều, mà rắn độc cũng lắm. Bọn ngươi phải giữ gìn tướng Ðạt Ma, vì người đang cơn say, rất để bị nguy.

Hai tên quân vâng lệnh chàng, thì chàng dọa thêm:

- Ở đây rắn độc nhiều lắm. Các người cũng phải cẩn thận đó.

Bóng đêm tràn xuống núi càng lúc càng dày sương lạnh pha khắp chốn làm bọn lính co ro bên đống lửa và dần dần ngủ thiếp đi sau một ngày lặn lội trong rừng sâu.

Sáng hôm sau Vịnh tỉnh giấc trước hơn ai hết, nhưng chàng ta không dậy mà chỉ nằm im chờ xem sự thế hôm nay.

Một lúc lâu bỗng hai tên lính đánh thức chàng dậy và nói:

- Xin ngài dậy mà lên đương.

Vịnh bảo chừng:

- Ðến đánh thức chủ tướng dậy ngay để còn đi.

Trong khi Vịnh lấy nước rửa mặt thì bỗng bọn lính báo động lên nơi trại tạm của tướng Ðạt Ma và vụt chốc chúng chạy đến báo cho chàng hay tướng Ðạt Ma bị chết rồi.

Vịnh vờ ngạc nhiên nói:

- Các người chớ nói xàm.

- Thưa ngài thật đấy. Tướng Ðạt Ma bị rắn độc cắn chết, sôi bọt mồm.

Vịnh lật đật chạy lại xem thì thấy Ðạt Ma nằm chết ngay chơn, miệng còn nước bọt, mặt tái xanh.

Vịnh thừa hiểu cái chết của Ðạt Ma do đâu, chàng giả vờ than thở:

- Thật không may cho Ðạt Ma. Bây giờ chuyện đã như thế ta chỉ còn lo chôn cất người. Ta đã nói ở đây rắn độc nhiều lắm mà ông ta không đề phòng để đến đỗi nầy.

Quân lính có người muốn đem thi hài của Ðạt Ma về, nhưng Vịnh gạt đi và nói:

- Tướng Hoàng Thành giao lệnh cho hai ta phải đi gấp ngày đêm lên trại tù đem voi về. Nay các ngươi làm thế e trễ nải ngày giờ mà bị tội cả lũ. Các ngươi nên chôn ông ta và đắp mộ cẩn thận rồi sau nầy sẽ liệu. Bổn phận làm tướng lấy da ngựa bọc thây chốn sa trường là vậy. Ta chớ làm theo bọn tham sanh uý tử mà lầm chuyện lớn để mang tội.

Quân lính không dám cãi lệnh Vịnh nên chôn sơ Ðạt Ma bên đường và rồi theo Vịnh lên đường.

Giết được một tên giặc ghê gớm mà không dụng đến gươm đao, Vịnh sung sướng và đỡ lo ngại, chàng thấy bọn binh lính nầy vô giá trị nếu mất Ðạt Ma điều khiển.

Vịnh ra lệnh lên đường nhanh chóng tức thì đoàn xe ngựa vùn vụt tiến lên. Ðường đá gồ ghề gai góc, nhưng đoàn ngựa xe vẫn tiến đều nhờ sức ngựa khỏe mạnh còn sung sức.

Cho đến trưa hôm ấy mới đến Ðèo ông Hổ, Vịnh ra lệnh nổ mấy mươi tiếng pháo, lính tuốt gươm đao rần rộ kéo qua đèo.

Qua khỏi Ðèo ông Hổ mà không sơ sẩy tí nào Vịnh mừng làm sao, nhưng anh ta không cho lính nghỉ, cứ hối thúc đoàn lính lên đường dù chúng mỏi mệt mà ngựa cũng đã nhừ tử rồi.

Nghe Vịnh dọa đường nguy hiểm đoàn lính sợ sệt cứ tiến lên không dám kêu ca vì cái chết của Ðạt Ma còn ăn sâu trong óc họ.

Họ lo ngại mình bỏ mạng trong rừng già không được về thấy mặt vợ con và họ đâm ra nản lòng.

Trời trưa nắng gắt đoàn xe ngựa tiến lên một đoạn đường gốc gay, gập ghềnh, xe ngựa tiến tư bước một thật khó đi.

Hai bên đường là núi cao, lá cây rậm rạp bao vây con đường độc đạo, như muốn nuốt sống đoàn xe ngựa trong lòng rừng núi.

Vịnh nhìn địa thế, anh ta phóng ngựa lên cao và la to:

- Ðốt pháo lên mau. Nơi đây có hổ nhiều.

Tức thì những tiếng pháo nổ rền trời dậy đất như xua tan đoàn hổ đói ngấp nghé trong rừng.

Vịnh ra lệnh cho đoàn ngựa xe dừng lại và bảo hai tên bộ tốt:

- Hai ngươi theo ta tiến tới trước dò đường mau lên cho kịp giờ.

Vịnh thúc ngựa phi nhanh về phía trước, hai tên kia phóng ngựa theo sau mà không làm sao kịp Vịnh.

Ðến một chổ đường hẹp, Vịnh phi ngựa rẽ qua làm hai tên kia cố quất ngựa theo cho kịp, nhưng chúng bỗng rú lên té nhào xuống ngựa.

Từ trong buội rậm hai mũi tên bay vụt ra cắm phập vào ngực chúng và mấy người xông ra, giáo mác sáng lòa.

Vịnh dừng ngựa thì mấy người nọ cúi chào chàng và nói:

- Mừng tham mưu thành công.

Vịnh hỏi mau:

- Tướng quân Từ Sinh đâu?

Vừa lúc đó Từ Sinh từ sau kẹt đá nhảy ra nói:

- Tôi đây. Mừng tham mưu thành công.

Vịnh ra hiệu cho mấy tên lính đem thây hai tên giặc đi và nói với Từ Sinh:

- Xong cả rồi. tôi đã giết tên Ðạt Ma đầu giọc bọn nầy và đem chúng đến đây

- Tham mưu nghĩ sao? Ta tấn công ngay chứ?

Vịnh cười và nói:

- Không cần gì phải tấn công gấp. Chỉ trong vòng nửa giờ nữa là bọn chúng gần tan. Tôi đã cho chúng đi cả ngày đêm nên chúng mệt mỏi vô cùng.

- Ngừng lại nghỉ ngơi, chúng uống nước thì bị chuốt độc cả lũ. Ðợi nửa giờ nữa ta sẽ bắt hết những tên còn lại là xong chuyện hôm nay.

Từ Sinh khen:

- Tham mưu tính hay lắm.

Vịnh cười và nói:

- Tính ra ngoài chương trình không phải tự ý tôi mà ý của một lão già bí mật, quân sư của tướng Hoàng Thành. Lão ấy đưa thư và độc dược cho tôi và bảo làm thế cho chắc thắng.

Từ Sinh hiểu ngay kẻ ấy là vị võ sư, chàng không còn giấu Vịnh nữa liền nói:

- Ðấy là thầy tôi, một lão tướng tài tình, mưu mô trí dõng bực nhứt.

Vịnh thở khì và nói:

- Thảo nào ông ấy có vẻ xuất chúng phi phàm.

Từ Sinh và Vịnh đi vào ngách đá và vòng đến chổ quân giặc ngừng nghỉ. Thấy quân mình vây quanh chúng không còn chổ nào trống, quân giặc ở trong lòng độc đạo nếu bị tấn công chỉ còn có chịu chết mà thôi chứ chạy cũng không được mà lùi hay tiến cũng không được.

Vịnh nhìn địa thế và nghĩ thầm: Cho giặc có thiên binh vạn mã mà lọt vào đây thì cũng chết sạch. Ta cứ lăn đá xuống chân hai đầu và dùng cung tên bắn xuống thì nó dù có biết bay cũng chẳng thoát khỏi.

Bây giờ Vịnh và Từ Sinh núp sau một mô đá to nhìn đoàn xe ngựa của giặc. Hai người thầy toán quân giặc vừa ăn vừa uống, chạy qua chạy lại lăng xăng, nhưng chi một ít lâu là có nhiều tên ngã lăn ra làm náo động cả lên.

Những tên còn sót lại sợ hãi vây quanh những tên bị nạn rồi thỉnh thoảng trong bọn chúng ngã lăn ra dãy dụa.

Từ Sinh không còn chần chờ nữa, chàng thấy quân giặc chỉ còn có chết mà thôi liền đốt ba tiếng pháo một lượt. Tức thì muôn ngàn mũi tên từ trong bụi rậm trong kẹt đá bay ra tua tủa vào quân giặc đang chòm nhom với nhau.

Vì bất phòng bọn giặc kinh sợ và chạy tán loạn lấy cung tên ra, nhưng chúng chỉ thấy tên từ đâu bay loạn đến mà không thấy một tên quân nào còn biết đâu mà bắn.

Vừa lúc đó tiếng quân reo rộ lên làm những giặc còn sống sót bay hồn mất vía, chúng run sợ và chỉ còn kiếm chổ trốn.

Từ Sinh thấy rõ quân giặc đã gần chết sạch chỉ còn lại độ vài mươi tên, chàng không muốn giết toan ra lệnh ngừng tấn công, gọi chúng đầu hàng, nhưng cùng lúc đó tiếng Nguyễn Lộc thét to lên tức thì những mũi tên bay xuống như cào cào làm những tên còn lại lăn ra như rạ.

Một tiếng thét thứ nhì là quân lính ào ra như thác đổ, gươm giáo, mã tấu vung lên loang loáng khiến Từ Sinh không còn cản kịp.

Nhưng cùng lúc đó chàng nghĩ đến những nỗi cơ cực đau khổ mà chàng và cả nước phải sống dưới móng sắt của giặc là chàng bớt hối hận ngay.

Vịnh vỗ vai chàng và nói:

- Chưa bao giờ giặc đánh quân ta được như thế. Ta không chết một ai mà hạ mấy trăm giặc như chơi. Chúng toàn là tinh binh của Hoàng Thành, chúng đã xông pha trăm trận, chỉ thắng mà không bại.

Từ Sinh bảo Vịnh:

- Chúng ta dùng lối đánh nầy mới thắng giặc được. Công lớn nhút là công tham mưu vào hang hùm dụ giặc ra đây chúng lại bị thuốc độc nên yếu sức.Vừa lúc đó tiếng quân reo vang trời, làm rúng động cả một khoảng rừng núi âm u, làm chim ngàn bạt vía bay vụt đi cả.

Nguyễn Lộc cặm cờ nghĩa quân trên xe, ném bỏ cờ giặc đi và cho mời Từ Sinh với Vịnh.

Từ Sinh và Vịnh bước xuống là tiếng reo hò của đoàn quân vang dậy.

Từ Sinh nói to:

- Công hôm nay thắng trận là do mưu mô và lòng can đảm của tham mưu. Chính tham mưu đã vào trong hang cọp để cứu sống đoàn quân ta.

Tiếng hoan hô Vịnh vang lừng, quân lính kiệu Vịnh lên vai tỏ sự kính trọng chàng làm Vịnh ứa nước mắt, chàng vô cùng hối hận khi nhớ đến ngày xưa mình đã nhẫn tâm tàn sát dân lành vô tôi.

Ðợi nỗi mừng vui của mọi người đã dịu, Từ Sinh lên tiếng nói:

- Chúng ta phải lo việc hiện tại cho xong. Anh em gom thây lũ giặc lại, chất củi cao lên xung quanh chúng và đốt đi. Một nhóm thì vận tải ngựa xe về trại cho chóng kẻo trễ giờ.

Chỉ trong một lúc sau, đống lửa to lớn chấy ngất trời đất tan theo xác giặc tham tàn và tiếng đoàn quân reo hò chiến thắng vang động cả một khu rừng khi họ kéo đoàn ngựa xe về trại.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-10)


<