Vay nóng Tima

Truyện:Nhất phẩm giang sơn - Hồi 035

Nhất phẩm giang sơn
Trọn bộ 355 hồi
Hồi 035: Cấp lực!
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-355)

Siêu sale Lazada

Ở đời Tống thịnh hành việc định hôn ước từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Những người môn đăng hộ đối thường thích dùng loại phương pháp trông có vẻ lãng mạn như thế này để quyết định hôn nhân của con cái mười mấy năm sau.

Trần Khác đối với cái tục lệ này chỉ khịt mũi khinh bỉ. Thử nghĩ mà coi, mười mấy năm sau, con cái người ta trưởng thành chẳng may biến thành một tên vô lại, hoặc một bên gia đình trở nên nghèo đói, hoặc lần lượt qua đời, hoặc sớm đã dọn đi nơi khác, đây không phải là tự làm khổ con nhà mình hay sao?

Sự thật cũng chính xác là vậy. Ở triều Đại Tống, các châu các huyện thường có chuyện trước đó định hôn nhân, sau này vì không hài lòng với gia đình bên kia, liền bội tín bội ước, trở mặt thành thù, thầm chí đánh nhau rồi đưa lên tận quan phủ, những chuyện như thế tuyệt đối không ít... Đương nhiên, đây cũng là do thái độ của triều Tống đối với việc ly hôn vô cùng khoan dung, ngay cả vợ chồng mới cưới cũng có thể dễ dàng chia tay, thì đối với việc gạo chưa nấu thành cơm mà cả hai bên đều muốn chấm dứt cũng sẽ không phải là việc khiến người khác khinh thường.

Nhưng cho dù xã hội có khoan dung với việc từ hôn đi nữa thì cũng không thể giảm bớt sự thống khổ mà gia đình bị từ hôn phải chịu đựng, bởi vì những người bị từ hôn thường sẽ bị mọi người ghét bỏ, chê cười, đây đúng là đả kích nghiêm trọng đối với danh dự của người đó.

******************

Khi nghe Nhị Lang vừa nói như vậy, Trần Khác nhớ lại nói:

- Chính là thằng cha hống hách kiêu ngạo, mắt cao hơn trán vừa tới nhà chúng ta tháng trước phải không?

- Chính y.

Trần Thầm gật đầu nói:

- Trước kia Mã bá bá rất hòa khí, nhưng lần trước tới đây thấy nhà chúng ta chỉ có bốn bức tường, trần không che nổi mưa, gia cảnh nghèo túng, đúng là một chút tươi cười cũng không có, lại thấy phụ thân chúng ta không đi dự thi, vậy nên cơm cũng chả thèm ăn mà bỏ đi.

- Hiển nhiên là ghét bỏ chúng ta rồi.

Thấy không phải do bản thân mình làm tổn thương cha, tảng đá trong lòng Trần Khác cuối cùng cũng buông xuống, cười nói:

- Có thể hiểu được mà. Con gái rượu của người ta, đương nhiên không thể đẩy con mình vào hố lửa được.

- Cũng là đệ nghĩ thoáng!

Trần Thầm thở dài nói:

- Nhưng việc này đối với phụ thân đúng là đả kích quá nặng, ta đoán chừng phụ thân vừa rồi nhìn thấy toàn bộ mọi việc xảy ra trong phòng này, chắc chắn là có cảm nhận riêng của mình.

- Ừ.

Trần Khác gật gật đầu, đĩnh đạc nói:

- Nam nhân đầu tiên phải chịu được nhục nhã rồi sau đó mới mạnh mẽ lên được, như vậy mới có thể thành người tài!

- Đệ thật ra cũng là một người tài giỏi a!

Trần Thầm trừng mắt nhìn hắn, nói:

- Chuyện từ hôn này, đệ thấy thế nào?

- Đây là may mắn cho gia đình chúng ta, sẽ có ngày bọn họ hối hận đến xanh ruột thôi.

Trần Khác cười lạnh lùng, nói:

- Đệ đây không phải là con vịt nấu chín mà mạnh miệng đâu, mà là đệ đang trình bày một sự thật.

- Đúng vậy, đối với loại trọng phú khinh bần này chắc chắn cũng không thể dạy ra được một đứa con gái tốt lành gì!

Trần Thầm bị hào khí của tam đệ lây nhiễm, cũng mạnh mẽ gật đầu nói:

- Mà Trần gia chúng ta cũng sẽ không mãi nghèo như vậy, chắc chắn sẽ có ngày gia đình chúng ta vinh hoa phú quý!

- Nói rất hay!

Trần Khác vươn nắm đấm nói:

- Không thèm tranh hơi với loại người đó, chúng ta chỉ cần "cấp lực" (cố gắng) hết sức là được!

Sau khi học tập cổ thư, hắn mới biết được từ "cấp lực" đúng là cổ ngữ, lần đầu hắn thấy được từ này là trong "Ngụy thư".

- Ừ, phải cố gắng!

Trần Thầm gật đầu thật mạnh, giơ tay nắm chặt nắm đấu của tam đệ.

- ...

Ngũ Lang không nói tiếng nào, cũng dùng sức nắm tay của hai ca ca.

- Đệ cũng muốn, đệ cũng muốn...

Lục Lang đứng trên ghế, đánh đu cơ thể mình lên cánh tay mấy ca ca.

Ở ngay cửa phòng, vì sợ bọn nhỏ lo lắng nên Trần Hi Lượng đã quay lại, lúc này ông ta nghe được lời nói của đám nhỏ, liền mỉm cười, cũng không phải là giả vờ cười vui mà là nụ cười phát ra từ sâu trong nội tâm. Ông ta xoay người đi nhanh ra ngoài, đơn giản là vì không muốn cho đàn con thấy được những giọt nước mắt đang chảy trên khuôn mặt mình.

Có được những đứa con như vậy, người làm cha còn mong gì hơn nữa chứ!

*********************

Từ sau ngày hôm đó, phụ tử Trần gia thật sự không còn như trước kia. Bốn huynh đệ đối với việc học hành tự giác hơn rất nhiều, ngay cả người không thích học nhất như Ngũ Lang cũng như người nhỏ tuổi nhất là Lục Lang cũng đồng thời không cần đốc thúc mà đều tự giác học bài. Việc thế này lại càng không cần đề cập đến hai người chăm chỉ như Nhị Lang và Tam Lang.

Trần Hi Lượng cũng không còn lơ là việc học như trước, ông ta một lần nữa sắp xếp lại sách vở, cho dù mỗi ngày có mệt ra sao thì buổi tối đều dành thời gian khêu đèn đọc sách, mãi cho tới tận sáng mới chịu đi ngủ. Đương nhiên, ông ta có thể dưới áp lực của việc mưu sinh mà còn có sức lực để đọc sách chính là bởi vì trong quá trình làm người hầu cho quan phủ, anh ta thể hiện ra năng lực hơn người, hơn nữa còn rất thật thà, chăm chỉ nên rất được tri huyện đại nhân tán thưởng. Sau khi kết thúc việc trưng thu lương thực vụ chiêm, tri huyện đại nhân đã mời ông ta đến huyện nha làm "thiếp ty".

Đời Tống, tại một huyện lớn, thông thường triều đình sẽ lập ra đám người tri huyện, huyện thừa, chủ bộ, huyện úy, khoảng từ bốn đến năm viên quan thân dân. Đối với huyện nhỏ thì chỉ sắp xếp có hai người. Nói thì như vậy, nhưng việc quản lý tiền tài của cải trưng thu được trong một huyện, rồi kiện cáo, xét xử, rồi cứu trợ thiên tai, vân vân, những việc đó phức tạp hơn xa khả năng đảm nhiệm của ba đến năm viên quan lại hành chính.

Giống như huyện Thanh Thần này, trừ tri huyện ra thì chỉ còn có một gã chủ bộ là quan viên. Tất nhiên hai vị này sẽ cần rất nhiều quan viên cấp dưới để hỗ trợ mới có thể hoàn thành sứ mạng do triều đình giao phó.

Những quan lại cấp dưới ở đời Tống được chia ra để giải quyết những công việc cụ thể như áp ty, thủ phân, lục sự, tất cả đều được gọi là "lại nhân". Cùng làm việc với những "lại nhân" này là đám người như cai ngục, nha dịch, tuần thị, được gọi là "công nhân". Dựa theo quy định trong năm của Thái Tổ, lấy số hộ gia đình trong huyện Thanh Thần, có thể sắp xếp mười lăm "lại nhân" và ba mươi "công nhân", tất cả đều do triều đình cấp phát lương bổng.

Nhưng ngoài những danh ngạch chính kể trên, quan viên địa phương cũng sẽ căn cứ theo nhu cầu của huyện, rồi tự động chiêu mộ thêm một số người ngoài biên chế được gọi là "lại dịch". Trong đó, chịu trách nhiệm tính toán công việc được gọi là "thiếp ty". Những "lại dịch" có địa vị thấp hơn so với "lại nhân", tiền lương cũng không được triều đình chu cấp, mà là do quan phủ địa phương tự mình chi trả. Nhưng nếu số lượng "lại nhân" còn thiếu thì những "lại dịch" này có thể được thăng cấp thành "lại nhân", trở thành quan viên chính thức của quốc gia.

Ở trong huyện thành, muốn tìm một người đọc sách có khả năng tính toán rất không dễ dàng. Tri huyện đại nhân sau khi phát hiện Trần Hi Lượng là một nhân tài khó có được, liền gắng sức mời ông ta vào trong phủ đảm nhiệm chức "thiếp ty", hơn nữa còn đồng ý một khi thiếu hụt "lại nhân" thì sẽ ưu tiên cho ông ta được trở thành "lại nhân" trước.

Đối với lời mời của đại lệnh, Trần Hi Lượng tự nhiên sẽ nghiêm túc suy nghĩ, bởi vì nếu nhận công việc này, trừ đầu tháng và cuối tháng công việc có phần bề bộn thì bình thường công việc cũng nhàn nhã, chính mình cũng có thể tận dụng thời gian để đọc sách. Nhưng điều khiến ông ta do dự không quyết chính là mỗi tháng chỉ thu được có ba quan tiền, đương nhiên...từ trước tới nay nhà nước đều trông nom việc ăn ở và quần áo cho quan lại.

Mỗi tháng thu được ba nghìn tiền, so với ông ta làm công ở bến tàu thì ít hơn một nửa, trong nhà lúc này lại đang thiếu tiền, quả thật là thu không đủ bù chi. Ngay khi ông ta còn đang do dự thì Thái Truyền Phú đã đến, việc này lập tức khiến cho ông ta không còn băn khoăn gì nữa.

Đó là ngày mùng hai tháng tám, lúc Truyền Phú đến thì ông ta không có nhà. Mặc dù vậy, Truyền Phú cũng không phải đến để tìm ông ta mà chính là tìm Tam Lang...

************************

Tháng tám tiết trời vào thu, thời tiết nóng bức cũng theo những cơn gió tây thổi tới mà biến mất.

Trần Khác và Lục Lang lúc này cũng đã khoác lên mình những chiếc áo hai lớp, chỉ có Hắc Ngũ Lang với thân thể cường tráng thì vẫn đang để trần hai cánh tay, hồng hộc mỗi tay nâng một khối đá nặng mười cân, khiến tên này đổ mồ hôi như tắm.

Khi nghe được tiếng kêu cửa, tên này lập tức ném ngay hai khối đá lên mặt đất, rồi chạy ra mở cửa, sau đó nó lập tức thấy được một người đã lâu không tới đây, người đó là Truyền Phú.

Mặc dù được xem là một người đàn ông thành công, nhưng trên mặt Truyền phú vẫn lộ ra vẻ thật thà chất phác, tươi cười nói:

- Sư thúc, sự phụ ta có nhà không?

Ngũ Lang gật gật đầu, rồi nhận lấy túi lớn túi nhỏ trong tay Truyền Phú, sau đó nó dẫn Truyền Phú đến căn phòng phía đông, ồm ồm nói:

- Tam ca, Truyền Phú ca đến nè.

- Ừ, đệ dẫn anh ta tới phòng phía bắc ngồi trước đi.

Bên trong truyền đến giọng nói của Trần Khác. Trong lúc nghỉ ngơi, hắn chỉ cần không ở trong sân rèn luyện thì chính là sẽ tránh ở trong căn phòng này để tính toán kinh doanh. Ngay cả Truyền Phù cũng biết rõ, căn phòng phía đông hiện nay là phòng chuyên dụng của Tam Lang, người không phận sự thì không được phép vào, cho nên Truyền Phú y mới ngoan ngoãn chờ ở bên ngoài như vậy.

Chỉ một lúc sau, cửa mở ra, Tam Lang đem theo hai cái bình ra ngoài, nhìn Truyền Phù, nhếch miệng cười nói:

- Hôm nay sao lại rảnh rỗi đến đây thế?

- Tửu lầu vừa quyết toán sổ sách xong nên đệ tử tới đưa tiền lời cho sự phụ.

- Thời gian trôi nhanh thật, thoáng cái đã khai trương được một tháng rồi.

Trần Khác đem bình rượu đưa cho Truyền Phù nói:

- Vào trong nhà ngồi đi, ta đi rửa tay trước đã.

Sau một lúc, hai thầy trò ngồi vào chỗ của mình bên cạnh một chiếc bàn. Truyền Phú lúc này mới chú ý tới trong ngoài của căn phòng, ngạc nhiên nói:

- Sư phụ, nhà của người sửa lại khi nào thế?

- Mới sửa lại trước đó vài ngày thôi...

Trần Khác mở ra một vò rượu quất, rót cho Truyền Phú một chén. Cũng không phải do nhà hắn không có trà mới lấy rượu đãi khách, mà thật sự là hắn không cách nào chịu được phương pháp uống trà ở đời Tống này... Hắn từng một lần hiếu kỳ quan sát Trần Hi Lượng pha trà, phát hiện người đời Tống thích đem trà ngâm cho mặt lá trà mềm ra, hơn nữa còn phải ngâm thành "lãnh chúc diện" thì mới được xem là tốt nhất. Khi uống mùi thơm của trà sẽ không bị mất đi, mà sẽ đọng lại ngào ngạt trong miệng. Điều này khiến hắn đột nhiên nghĩ tới cách uống trà của người phương Tây, xem ra thì cách uống trà của đám quỷ Tây dương đó không phải do bọn chúng tự nghĩ ra, mà là rập khuôn theo thói quen uống trà như hiện tại, Đại Tống ta thật sự đã làm lỡ con người khác rồi...

Kỳ thật hắn không biết rằng, lần đó, Trần Hi Lượng pha trà là dùng trà bánh, đây là nửa khối hàng tốt nhất của tri huyện đại nhân cho. Chứ như bá tánh bình dân uống trà, làm gì có chuyện ngâm trà như thế, mà là hoàn toàn giống với cách uống trà sau này. Chính là bởi vì một sự hiểu lầm như vậy mà khiến hắn nhiều năm sau này không thèm uống trà, mãi cho đến khi gặp được cô gái thực sự hiểu trà kia.

***************~~

Nghe nói Phan thợ mộc giúp Trần gia sửa nhà, vẻ măt Truyền Phú lộ chút uể oải nói:

- Ôi, vốn định sau khi kiếm được tiền, đệ tử liền giúp sư phụ sửa nhà, không ngờ lại bị tên kia đoạt trước.

- Không có gì, bây giờ ngươi chịu lỗ là được mà.

Trần Khác nhẹ nhàng nhấp một ngụm rượu quất, chậm rãi nói.

- Phù...

Truyền Phù thiếu chút nữa phun hết rượu trong miệng ra, cười gượng nói:

- Sư phụ, người lại trêu con nữa rồi.

- Đừng lãng phí rượu của ta, vất vả lắm mới ủ ra được đó.

Trần Khác lại nhấp thêm một ngụm, vẻ mặt say mê nói:

- Không tồi, không tồi, không có vị chát giống như lần trước a.

- Ừ, uống ngon thât, sự phụ quả nhiên đem quất ủ ra rượu rồi.

Trên mặt Truyền Phú lộ vẻ khâm phục nói:

- Thật sự là rất "cấp lực"!

Cùng Trần Khác ở chung lâu ngày, tự nhiên y cũng học được từ hắn mấy từ cổ quái này.

- Ít vuốt mông ngựa thôi.

Mặc dù nói vậy, nhưng Trần Khác không dấu được vẻ tự đắc nói:

- Nói một chút đi, tháng trước kiếm được bao nhiêu?

- Sư phụ đoán xem?

Truyền Phù nháy mắt mấy cái.

- Ha, theo ta thì tới bây giờ kiếm được khoảng...

Trần Khác hỏi:

- Hai mươi quan?

- Cho người đoán lại đó.

Truyền Phú cười ha hả nói:

- Lớn hơn nhiêu đó.

- Ba mươi quan?

Trần Khác đối với việc làm ăn ở tửu lầu thực sự tính không ra, hắn chẳng qua chỉ ở đó mấy ngày đầu khai trương, còn về sau thì ở luôn trong nhà làm con ngoan trò giỏi.

- Quá ít!

Truyền Phù nói:

- Cho sư phụ đoán thêm lần nữa.

- Bốn mươi quan?

- Sai hết, là một trăm ba mươi quan!

Truyền Phù cuối cùng cũng không nhịn được, xòe mười ngón tay ngắn cũn cỡn ra, lớn tiếng nói:

- Sư phụ, tháng trước chúng ta buôn bán lời được mười ba vạn tiền a! Là tiền kiếm được một cách trong sạch a!

- Ta ngất, điều này cũng quá cấp lực đi!

Trần Khác bị choáng váng một lúc, rồi mới nói:

- Từ từ đã, ta cần bình tĩnh bình tĩnh.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-355)


<