Vay nóng Homecredit

Truyện:Nhất phẩm giang sơn - Hồi 085

Nhất phẩm giang sơn
Trọn bộ 355 hồi
Hồi 085: Chuyện bê bối
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-355)

Siêu sale Shopee

Mã Chí Thư tạo phản, quân Tống ở Lĩnh Nam thì tan tác, làm cho người Tống rất đau lòng. Không chỉ ở Tây Hạ độc lập, tất cả mọi người ai cũng đang hỏi nguyên do vì sao hai trăm ngàn lộ quân Quảng Nam Tây lộ lại dễ dàng bị đánh tan như vậy?

Hơn nữa ai cũng biết, lúc đầu Mã Chí Thư phát động chiến tranh. Tuy chỉ có năm nghìn nhân mã toàn người già yếu, nhưng lại dám tấn công nơi hiểm yếu như Hoành Sơn trại. Hai vạn quân thành Ung Châu ở đây đều bị gã đánh một trận là chiếm được. Cuối cùng là do dưới trướng Mã Chí Thư là thiên binh thiên tướng hay là do hệ thống quân đội Lĩnh Nam có vấn đề. Mọi người ai cũng rất muốn biết vấn đề đó, Trần Hi Lượng cũng là một trong số đó.

Hơn nữa làm Tri huyện ở Hành Dương, ông cũng có ưu thế mà người khác không thể có. Vật tư quân lương chuyển đến Lưỡng Quảng phần lớn đều phải chuyển qua đây. Hoặc là Tây Nam gửi cho Quảng Tây Quế Châu, Ung Châu, hoặc là Đông Nam gửi cho Quảng Châu, Huệ Châu. Mà binh mã bị bại trận cũng tập trung lại lần nữa ở chỗ này đợi lệnh.

Trong quá trình nhận nhiệm vụ an bài cho bại quân Lưỡng Quảng, Trần Hi Lượng đương nhiên muốn đem vấn đề vứt cho người có liền quan. Khi biết được đủ loại đáp án khiến cho người nghe được phải kinh sợ...

Đám bại binh nói, quân đội Lưỡng Quãng đã sớm mục nát. Sương quân đóng quân ở đó không được một nửa như quy định. Trong đó còn đa số là người già yếu, thanh niên đang tuổi cường tráng thì không được hai phần. Hơn nữa hầu như đều không có huấn luyện.

Trần Hi Lượng khó tin hỏi:

- Không huấn luyện thì ngày thường làm gì?

- Cũng không rảnh rỗi.

Đám quân lính tự giễu cười nói:

- Chúng ta đều phải làm việc buôn bán cho các tướng quân.

- Việc buôn bán...

Trần Hi Lượng hít một hơi khí lạnh. Chế độ tuyển lính của Bắc Tống, nói đơn giản chính là trong năm bị hạn hán, khi đám nông dân không thể sinh sống thì quốc gia đem họ vào quân đội. Để cho họ tham gia quân đội ăn cơm lính, từ nhân tố không ổn định trong xã hội trở thành bộ máy duy trì ổn định.

Quốc sách này quả thật có thể làm cho giang sơn của Triệu Tống không bị bùng phát những cuộc khởi nghĩa của nông dân quy mô lớn. Nhưng cũng là một loại thuốc độc mãn tính... Binh lính được chiêu mộ ít nhiều cũng đều trải qua huấn luyện quân sự, không hề thích ứng với cuộc sống nông canh. Quốc gia càng không dám thả họ đi. Không thể làm gì khác đành phải nuôi dưỡng bọn họ đến sáu mươi tuổi mới cho phép xuất ngũ. Cái này làm cho số lượng quân lính chỉ tăng không giảm, mỗi năm một nhiều hơn.

Hơn nửa tuyển binh là phải cấp quân lương. Hầu như toàn bộ quân đội đạt tới số lượng một triệu bốn trăm ngàn. Vượt qua cả những năm Thiên Bảo Đường triều. Mà nhân khẩu của triều Tống chỉ bằng một nửa trong những năm Thiên Bảo.

Đã ít nhân khẩu nhưng nhiều quân đội. Nếu là người thống trị triều đại khác nhất định sẽ cắt giảm quân lương. Nhưng người thống trị triều Tống không dám cắt giảm. Quốc gia chẳng những hậu dưỡng kẻ sĩ, mà đối với quân đội cũng không tệ. Mỗi tháng đều toàn lực cung cấp quân lương, quân y, đồ ăn... Bằng không đám binh lính sẽ tạo phản cho ngươi xem.

Tuy nhiên, sau này tài chính thật sự không thể tiếp tục cung dưỡng, chỉ có thể ưu tiên trước cho Cấm quân. Đối với Sương quân địa phương chỉ có thể cho nửa quân lương, còn một nửa thì để cho quân đội kinh thương tự giải quyết. Về lâu sau này, quân đội ở đây buông thả huấn luyện. Ngày thường đều chuyên kinh doanh vận chuyển thuyền trà thuyền rượu... Tiền buôn bán lời không ít, có kẻ địch đánh tới bọn họ mới phát hiện không có bao nhiêu người biết sử dụng cung tiễn nữa rồi.

Tiền bạc khiến người đỏ mắt, người mang lại tiền tài khiến cho ai cũng khiếp đảm. Các tướng lĩnh thu châu báu còn nhanh hơn thỏ gặm cỏ, binh lính phía dưới đương nhiên lập tức giải tán. Cho nên không phải do Mã Chí Thư lợi hại, mà thành trì bị ông ta đánh hạ hầu như là không bố trí phòng vệ.

Trần Hi Lượng phẫn nộ, ông hỏi:

- Tuy rằng triều đình chỉ cung cấp một nửa quân lương. Nhưng theo lời các ngươi nói thì binh lính cũng không đủ một nửa danh ngạch. Các ngươi cũng có thể lãnh toàn bộ quân lương, tại sao còn muốn kinh thương?!

- Mọi người đều hiểu rõ, ông lão tham gia quân ngũ bốn mươi năm vẫn luôn chỉ nhận được một nửa quân lương.

Bọn binh lính lắc đầu nói:

- Về phần những quân lương còn lại, tuyệt đối không đến lượt chúng ta.

- Chẵng những như thế, lương thảo quân giới triều đình cấp cũng đều bị cấp trên đầu cơ trục lợi.

- Kinh thương có lợi lớn cũng đều bị bọn họ âm thầm chiếm đoạt, chúng ta có thể được cái gì?

-...

Sự tố cáo này làm cho ngũ tạng của Trần Hi Lượng như bị thiêu đốt. Thật không thể ngờ, từ trước đến nay thanh danh của triều Đại Tống thanh liêm như vậy, lại có thể tồn tại những việc ghê tởm như vậy.

"Mặc kệ cơn gió này chỉ là ở Lĩnh Nam, hay là đã lan tràn ra cả nước thì đều nhất định phải vạch trần việc này! Để cho Hoàng thượng và các tể tướng biết chân tướng". Sĩ phu của Bắc Tống ít nhất trước khi chưa gặp phải trắc trở, phần lớn đều lấy nhiệm vụ thiên hạ làm của mình. Trần Hi Lượng hạ quyết tâm: "Nếu không một khi hư thối, Đại Tống nhất định sẽ vong là điều không thể nghi ngờ".

Nghĩ là làm, ở điểm này thì hai phụ tử Trần gia rất giống nhau. Đúng lúc đang có chiến sự, Kinh Hồ Nam lộ Chuyển Vận Ti chuyển sang trú đóng ở huyện nha Hành Dương. Một tri huyện Hành Dương có địa vị thấp như ông, cũng tạm thời nhận phải lấy nhiệm vụ quan rọng, nên ông tiện đó âm thầm kiểm toán.

Trải qua hơn một tháng điều tra, ông phát hiện Kinh Hồ Nam lộ mỗi lần phát phát cho quân Lưỡng Quảng là một trăm quan quân lương. Khấu trừ đi khoản chi khi ở Hộ Bộ bốn lượng bạc 'Đoản bình', lại khấu bớt lại bốn lượng. Ngoài ra, mấy vị đại nhân của Chuyển Vận Sứ còn lợi dụng chức quyền của mình giữ thêm hai lượng. Cứ giữ ba giữ hai như thế, cuối cùng chỉ còn có thể phát cho Lưỡng Quảng chín mươi lượng.

Đừng coi thường số lẻ này. Lưỡng Quảng có hai trăm ngàn quân, lương hàng năm của mỗi người phải là ba mươi lăm quan. Cắt xén như vậy sẽ dư ra bảy trăm ngàn quan.

Những kể công khaiviệc cắt xén này vẫn chỉ là việc nhỏ. Nếu là quân lương thật sự bị âm thầm chiếm một nửa, thì có ba triệu một trăm ngàn quan biến mất không rõ tung tích...

Còn có lương thảo, quân giới, giáp cụ, xe, ngựa trích cấp hàng năm. Nếu chỉ bán một nửa giá thì cũng có thể có được hai triệu quan...

Hơn nữa quân đội còn mở cửa hàng, cho vay nặng lãi, buôn trà, buôn muối, ủ rượu. Thậm chí lợi dụng quân thuyền để buôn bán trên biển... Gần như lũng đoạn những ngành sản xuất lãi lớn ở Lưỡng Quảng. Tính sơ ra, hàng năm cũng thu vào hơn năm triệu quan.

Ước chừng mười triệu quán! Tương đương với sáu phần tài chính thu vào một năm của Đại Tống. Còn chưa tính đến sổ sách, phương diện này cũng có không ít nội tình đen tối. Không biết sẽ lại liên lụy đến bao nhiêu người, nghĩ lại thôi cũng khiến cho người khác không rét mà run...

Nếu chỉ trong giới hạn trong suy đoán như vậy và quyền hạn để điều tra, cũng sẽ không ai phát hiện ra dị động của ông, ông cũng sẽ không gặp nguy hiểm. Nhưng ông biết mình thấp cổ bé họng, loại chuyện báo cáo điều tra này sẽ không gây nên được chút sóng gió nào. Muốn tiếp xúc đến cao tầng thì nhất định phải làm thật cứng rắn.

Trần Hi Lượng đúng là có biện pháp. Ông chủ động chịu trách nhiệm làm việc mà người khác theo không kịp – dẫn người tẩm liệm xác chết trong thành. Trong thời đài này, chướng khí Lĩnh Nam rất nghiêm trọng, những binh lính mang vết thương bị thối rữa không ít. Trong điều kiện chữa bệnh như vậy, mỗi ngày đều có một ít người tử vong. Trong thời tiết này, nhất định phải an táng ngay lập tức. Bằng không sẽ có bệnh ôn dịch.

Trong khi kiểm kê di vật người chết, chỉ cần có chữ, Trần Hi Lương một mảnh cũng không bỏ qua. Ông cẩn thẩn xem xét qua, nếu là có giá trị thì sẽ lưu lại, ghi chép lại. Biện pháp này tuy rằng rất ngốc, nhưng cũng rất chính xác... Bởi vì phần lớn nguyên nhân binh lính bị thương, trong đó có không ít người có nhận lợi ích. Có lẽ trong lòng mọi người đều biết, hoặc cũng do đề phòng trước khi gặp tai nạn. Rất nhiều tin tức được ghi chép lại, cũng theo bên người người chết, đều lọt vào tay ông.

Danh sách, hóa đơn, biên lai thuộc hạ thực lĩnh quân lương, những tin tức lộ ra từ những bức thư qua lại... Ngững chứng cứ nhỏ bế tương tự đều bị phát hiện. Ông dần dần đã tạo ra được một bức tranh đen về quân giới của Hồ Nam Lưỡng Quảng Tam lộ. Tuy rằng đã bị phá thành từng mảnh nhỏ, nhưng cũng hình thành một chuỗi bằng chứng đầy đủ. Chỉ cần là người hiểu biết đều có thể nhận ra được.

Ông làm việc sạch sẽ gọn gàng, lặng yên không một tiếng động. Lúc đầu vẫn không gây ra sự chú ý với ai. Nhưng nửa tháng trước, khi liệm một gã Thư ký quan. Trần Hi Lượng phát hiện một cuốn sổ sách kẹp trong xiêm y hai lớp của gã – Không ngờ trong đó lại ghi chép lại hướng đi của mỗi một khoản nhận vơ quân lương của Sương quân Ung Châu từ năm Khánh Lịch thứ hai đến nay!

Lúc ấy tim Trần Hi Lượng đập rất nhanh, máu dòn hết lên đầu. Ông đương nhiên biết thứ này sẽ mang đến họa sát thân. Nhưng đây là bằng chứng ông đang cực khổ tìm.

Không một chút do dự, ông quyết tâm giữ lại. Sau khi làm một bản ghi chép suốt một đêm, ông liền đem bản ghi chép này cùng với những bằng chứng thu được trước đó dấu đi.

Vừa làm xong, có một gã Ngu Hầu quân Ung Châu dẫn người tới hỏi di vật của Thư ký quan ở chỗ nào.

Trần Hi Lượng dẫn bọn chúng đến phòng, đưa một bao nặng giao cho Ngu Hầu nói:

- Bên trog có đồ châu báu, vật tùy thân. Xem cẩn thận rồi ký nhận đi.

Ngu Hầu mở ra thấy không có vật cần tìm thì trầm giọng nói:

- Không còn cái nào khác sao?

- Quần áo linh tinh không đáng giá tiền đều bị đưa đi đốt rồi.

Trần Hi Lượng thản nhiên nói:

- Ai biết trên đó có chứa mầm bệnh không?

Ngu Hầu nhất thời nóng nảy, gầm nhẹ nói:

- Đốt? Trong đó có công văn quan trọng của quân ta!

- Việc này...

Trần Hi Lượng vẻ mặt hờ hững nói:

- Các người không muốn chạm vào người chết, bắt ta làm rồi không nói. Chẳng lẽ mỗi kiện quận áo đều phải sờ một lần? Thiên hạ làm gì có đạo lý nào như vậy?

Đừng nói đối phương chỉ là Ngu Hầu. Cho dù có là Chỉ huy sứ ông cũng có thể nói như vậy.

Bởi vì đây là triều Đại Tống trọng văn khinh võ...

Ngu Hầu hừ một cái rồi đi. Trước lúc đi cũng nói đại nhân sẽ tự mình tìm đến Trần Hi Lượng nói chuyện, còn nói bóng nói gió sẽ truy hỏi bản công văn quan trọng kia. Ông cứ một mực chắc chắn đã đốt, cuối cùng cũng không nói ra một việc gì.

Nhưng khi ông trở về, phát hiện chỗ mình có dấu vết bị điều tra qua.

Việc này qua vài ngày, ngay lúc đối phương đã tin là thật. Trần Hi Lượng bị Chuyển Vận Sứ phái ông vận chuyển lượng thảo đến Thiều Quan. Trên đường đã gặp phỉ tặc cướp...

Phải nói là do ý trời, Trần Hi Lượng liệm người chết trong một thời gian dài. Sức miễn dịch của thân thể giảm sút, kết quả là gặp chướng khí liền ngã bệnh, lại may mắn tránh được một kiếp.

Trong nhà lao cũng không ai tới xem bệnh cho ông, nhưng ông mệnh dài, cứ thế mà qua. Đợi đến lúc Tống Đoan Bình xuất hiện...


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-355)


<