Vay nóng Tima

Truyện:Tống y - Hồi 028

Tống y
Trọn bộ 549 hồi
Hồi 028: Hết thảy tùy duyên
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-549)

Siêu sale Shopee

Bàng Huyền úy thấy hắn biểu lộ chân tình thống thiết như vậy, trong lòng không khỏi có chút tán thưởng, thở dài an ủi: "Ôi, lệnh cao đường mệnh yểu sớm quy tiên, khiến cho con trẻ bơ vơ. Nhưng là, một khi cơ sự đã như vậy, tiên sinh không rõ còn gì mà lo lắng nữa vậy?"

Đỗ Văn Hạo hấp hấp cái mũi nói: "Ta hành tẩu giang hồ mấy năm nay, vốn vẫn dựa vào chút y thuật của mình tích súc chút tiền vốn, muốn tìm mua một gian lậu thất làm chỗ an cư, không nghĩ tới vài ngày trước, trên đường đi gặp cường đạo, tiền bạc bị cướp sạch không còn một xu, ngay cả bọc hành lý cùng các y cụ cũng bị cướp hết. Cũng may gặp được Lâm chưởng quỹ hảo tâm mời ta làm sư phó phụ trách điều chế dược liệu, rồi lại còn được tạm thời kiêm nhiệm tọa đường đại phu, vậy nên lúc này mới có một chỗ trú chân"

"Thật là tức mà, kẻ nào dám đánh cướp đồ của tiên sinh? Bổn quan nhất định bắt chúng về nha môn, trừng trị nghiêm khắc theo quốc pháp!"

Đỗ Văn Hạo thở dài: "Ôi! Vậy nên, đại nhân xem, như tình huống của ta hiện nay, nói thật không dễ nghe, đó chính là ký nhân ly hạ (ý nói đến bản thân mình còn phải đi ở nhờ)! Ngoài tấm thân này ra cũng chẳng có gì cả, ngay đến một gian nhà tranh đơn sơ cũng không có, lấy gì để nói đến chuyện lấy thê lập thất đây? Ta dù có trái tim thật lòng với lệnh ái, cũng không đành lòng làm cho nàng vì theo ta mà phải chịu khổ!"

Bàng Huyền úy bừng tỉnh đại ngộ, trầm ngâm mất cả nửa ngày, thấy rằng người ta chính là vì muốn tốt cho con gái mình, vậy nên có chút xấu hổ, liên tục gật đầu: "Tiên sinh nói vậy kỳ thực có chỗ khó! Vậy theo ý tiên sinh chuyện này làm sao bây giờ?"

"Ta còn trẻ, vừa mới bước chân vào nghề, trước tiên thiết nghĩ phải là làm nên một chút thành tựu sự nghiệp gì đó đã!"

"Khát vọng của tiên sinh đương nhiên đáng để người khác tán thưởng, bất quá, người xưa có nói thành gia lập nghiệp, ám chỉ việc thành gia phải ở phía trước, tiên có gia, tới mới là lập nghiệp. Cho nên trước hết tiên sinh phải lập gia đã, sau đó mới nói đến lập nghiệp. Cái nghiệp hành y này, muốn trở thành một danh y, cho dù y thuật cao siêu, chỉ sợ cũng mất không dưới tám năm mười năm. Tiểu nữ năm nay tuổi cũng đã không còn nhỏ, đợi đến khi tiên sinh thành tựu sự nghiệp một phen, chỉ sợ, ... ai!"

"Cho dù không lập nghiệp, mà nói đến chuyện lập gia trước thì chí ít cũng phải có một cái nhà mới được, trong khi ta bây giờ ký nhân ly hạ, thân không có vật gì đáng giá, vậy lập gia có cái gì làm trụ cột được đây?"

"Ha hả, tiền tài chuyện này thật dễ xử lý mà, tiên sinh lần này cứu sống Ngọc nhi của ta, ta tặng ngươi một trăm hai mươi lạng bạc trắng, gọi là tiền công chữa trị, dùng tiền này mua một tiểu viện cùng vài mẫu đất bạc màu, hơn nữa ngươi hành y kiếm tiền, nói để đủ nuôi cả nhà không phải là chuyện khó khăn gì!"

"Không, không, đại nhân, ta không thể thu nhận khoản tiền đó"

"Tại sao?" Bàng Huyền úy ngạc nhiên hỏi lại.

"Dựa theo đúng tục lệ, tọa đường chẩn bệnh, mỗi lần năm văn tiền, ra ngoài chẩn bệnh, mỗi lần mười văn tiền, dược tư cùng các khoản khác tính hết vào. Như vừa rồi ông trời có mắt, ta may mắn chữa tốt cho nhị nãi nãi, vậy cộng tất cả trên dưới trước sau, cũng nhiều nhất chỉ đến một trăm văn tiền là cùng, cũng không có lý gì mà có thể đến một trăm hai mươi lạng bạc trắng được?"

"Ha ha, tiên sinh thật sự đúng là người thật thà mà, bất quá, ta nghe nói đại phụ hành nghề y, chẩn kim (tiền công chẩn bệnh) cũng không có lệ nào quy định là bao nhiêu, đều là căn cứ vào gia tài người bệnh mà xác định, với những nhà giàu có, nhiều hơn mấy lần hay mấy chục lần cũng đều là thỏa đáng, với những nhà thường dân, một con gà mái, một rổ trứng gà, hoặc là một bó củi dùng để trả chẩn kim cũng khó nói là không thể, còn với những nhà nghèo khó, lương y luôn luôn không lấy chẩn kim, thậm chí còn tặng thêm thuốc uống. Ta cũng nghe nói tiên sinh từng chữa trị miễn phí cho hai mẹ con một phụ nhân nghèo khổ và một đứa nhỏ ở ngay Hằng Tường khách điếm đó thôi, chuyện này làm ai cũng kính nể. Tiên sinh cứu Ngọc nhi là ân nhân của Bàng gia chúng ta, lão thái thái trong lòng rất cảm kích, vậy có nói trả tiên sinh một trăm hai mươi lạng bạc trắng để đổi lấy mạng của Ngọc nhi, thực không có gì là không thể cả. Vậy tiên sinh vì cớ gì mà từ chối?"

Đỗ Văn Hạo vẫn cười nhẹ: "Nếu là người khác, đừng nói một trăm hai chẩn kim, kể cả hắn có nguyện ý đưa thêm nhiều lần như vậy ta cũng thoải mái mà nguyện ý nhận, chỉ là, đại nhân, chẩn kim của ngài ta thực sự không thể lấy nhiều!"

"Đây là vì sao?"

"Cứu tử phù thương vốn là bổn phận của những người hành nghề y, chuyện cứu tính mạng của người, có đại phu nào chưa từng trải qua? Đối với người hành nghề y mà nói, đó là những chuyện hết sức bình thường, không được mượn những chuyện này để nhân cơ hội xảo trá, thừa dịp người khác chi nguy! Cho nên, cũng theo đúng tục lệ, cho dù cứu được tính mạng của một người, cũng chỉ được phép nhận ba lần bốn mười hai tiền, bất kể giàu nghèo, chỉ một mức như nhau. Biếu tặng vượt mức mười hai tiền đã là phi thường hiếm thấy, nếu như đại nhân một lần biếu ta trăm hai mươi bạc trắng, chuyện này chỉ sợ trong có ẩn tình, khiến cho ngay lập tức trở thành đề tài tán dóc của ở đầu đường xó chợ, nơi trà dư tửu hậu!"

"Vậy thì có sao, bọn họ có lưỡi có mồm, họ thích thì kệ cho họ nói đi!"

"Nói vậy cũng không được, lúc này chuyện lão thái thái đem lệnh ái hứa gả cho ta đã lan truyền khắp trong thành, kể cả những người không muốn biết cũng đã biết rồi. Đại nhân dùng trọng kim để tạ ơn ta, hiển nhiên trong đó đại nhân cố tình giúp đỡ ta là chính, những người khác cũng sẽ cho ta là nhờ nhạc phụ trợ giúp mới mua được nhà để cưới vợ. Thực tế đâu có khác gì chuyện chuế tế (ở rể)? Như vậy sẽ khiến ta cả đời không ngẩng đầu lên được, bị mọi người xem thường, sợ rằng cả lệnh ái của người cũng sẽ bị ảnh hưởng không ít, như vậy có gì tốt đâu cơ chứ?"

Chuế tế tức là cho nam tử vào nhà nữ tử ở rể, ngày xưa do tư tưởng trọng nam khinh nữ, chuế tế cùng nam tôn nữ ti có địa vị trái ngược nhau trong tư tưởng lễ giáo phong kiến, thời Đường, Tống vẫn miệt thị chuế tế, gọi là "vưu chuế", bị cả xã hội coi thường.

Chính vì vậy mà khi Đỗ Văn Hạo nói tới điều này cũng khiến cho Bàng Huyền úy gật đầu lia lịa: "Tiên sinh suy nghĩ thật là thấu đáo, bằng không, ta cứ khăng khăng ý của mình, trả nhiều chẩn kim rồi gả con gái cho tiên sinh, cũng không hẳn là tốt, bị người khác nói này nói nọ. Nhưng nếu vậy thì giờ phải làm sao đây?"

Đỗ Văn Hạo trả lời: "Hiện tại việc thành gia chi tư dù sao cũng là việc nhỏ, chủ yếu là Đỗ mỗ không làm sao hướng lệnh ái mà giải thích cho rõ, nàng cũng không hiểu nội tình sâu xa đó, vẫn nói là hôn nhân đại sự, không giống trò đùa, vậy nên Đỗ mỗ thực muốn phải cân nhắc cẩn thận. Vẫn nói lại như khi trước, Đỗ mỗ quyết định tiên lập nghiệp, tái thành gia, thật lòng không hy vọng thê tử vì đi theo mình mà phải chịu khổ, cũng không muốn vì vướng bận gia đình mà chậm trễ sự nghiệp!"

Trên mặt Bàng Huyền úy đã không còn nét tươi cười, lạnh lùng hỏi: "Vậy ý tiên sinh muốn tiểu nữ chờ bao lâu?"

"Hết thảy tùy duyên!"

"Hay cho một câu hết thảy tùy duyên! Tiên sinh đây không phải là ý cự tuyệt hôn sự hay sao?"

"Không dám, chỉ là Đỗ mỗ hiện nay còn ký nhân ly hạ, đích xác không dám nghĩ tới việc cưới vợ lập gia thất, tránh việc vì mình mà hại người"

Bàng Huyền úy chăm chú nhìn Đỗ Văn Hạo thật lâu rồi mới chậm rãi nói: "Tiên sinh không kháng không ti, tự cường tự lập khiến kẻ khác không khỏi bội phục. Nếu đã như thế, vậy hết thảy tùy duyên. Cáo!" Dứt lời đứng dậy vung bào, hướng phía cửa đi thẳng.

Đỗ Văn Hạo nhìn bóng dáng hắn biến mất, lẳng lặng lắc đầu, trầm ngâm một chút rồi mới chậm rãi đi vào, thấy Tuyết Phi Nhi vẫn cùng Lâm Thanh Đại nói chuyện ở sảnh đường liền đi tới.

Tuyết Phi Nhi nhìn thấy Đỗ Văn Hạo, cười hì hì chào đón: "Đỗ đại phu, dẫn ta đến phòng ngươi xem con chó nhỏ một chút có được không vậy?"

"Tất nhiên là được!" Đỗ Văn Hạo biết nàng ta đích thật ra là muốn được ôm tiểu hổ mà thôi. Quả nhiên khi tới phòng, Tuyết Phi Nhi liền đóng then cửa lại, gấp giọng hỏi: "Tiểu hổ ở đâu? Còn sống không vậy?"

"Không biết, có thể còn sống"

Đỗ Văn Hạo bước nhanh đến bên giường, xốc chăn mền lên, thấy tiểu hổ nằm ở trong, hai mắt nhắm chặt, cuộn mình thành một hình tròn, người không ngớt run lên bần bật.

Tuyết Phi Nhi thấy vậy thật đáng thương, nghĩ muốn chạy lại ôm một cái, nhưng rồi lại không dám, hướng Đỗ Văn Hạo tỏ ra khẩn thiết: "Ngươi mau đưa nó đi ăn đi"

"Còn cần phải ngươi nói sao?" Đỗ Văn Hạo hay tay ôm tiểu hổ vào lòng, đi tới bên cạnh con chó mẹ, đặt tiểu hổ nằm cạnh con chó con.

Con chó mẹ phát giác có sự khác thường, quay đầu lại dùng cái mũi ngửi loạn trên người tiểu hổ.

Đỗ Văn Hạo vội nói: "Ngươi mau trấn an con chó mẹ, đừng cho nó thấy tiểu hổ không phải cẩu tử, nếu không nó sẽ không cho tiểu hổ bú đâu!"

Tuyết Phi Nhi vội ngồi xổm xuống, lấy tay nhẹ nhàng vuốt ve từ đầu tới cổ con chó mẹ. Con chó mẹ liền thu đầu lại, gác cằm lên tấm gỗ, bộ dáng đầy vẻ hưởng thụ.

Tiểu hổ nằm cạnh con chó nhỏ, trên thân đầy những hoa văn màu vàng, hai mắt vẫn nhắm nghiền, đưa cái đầu nhỏ quay loạn xạ xung quanh, tựa hồ nghe thấy có mùi sữa thơm mát, nhưng lại không tìm được nhũ hoa, gấp gáp đến độ không ngớt kêu ngao ngao, cố sức đem đầu hướng con chó nhỏ mà cọ cọ tranh ăn, bất chấp bản thân mình còn chưa mở mắt rõ ràng. Trong khi đó con chó nhỏ tựa hồ biết tiểu hổ không phải anh em cùng nhà của mình, giơ bốn chân cào loạn lên nhằm đẩy ra, trúng tiểu hổ hai ba phát liền, thân thể không ngừng run rẩy.

Tuyết Phi Nhi mắng: "Các ngươi thật là bá đạo!" Nói rồi đưa một tay gạt chân con chó nhỏ ra, đặt gọn về một phía, rồi hướng Đỗ Văn Hạo nói: "Mau đưa miệng tiểu hồ vào chỗ này đi, ngươi xem nó sắp chết rồi kìa?"

Đỗ Văn Hạo cười, thấp giọng nói: "Ai, ngươi không phải vẫn nói dưỡng hổ vi hoạn sao? Như thế nào giờ so với ta còn có vẻ lo lắng hơn vậy?"

"Hừm! Cùng ôm nó về, nói như vậy làm gì chứ? Nhanh lên một chút nào."

Đỗ Văn Hạo đưa tay kéo tiểu hổ lên, đặt miệng ở đúng chỗ một cái đầu vú của chó mẹ, cái miệng nhỏ nhắn của tiểu hổ liền mở ra, sờ soạng chung quanh một lát, rốt cục cũng ngậm được đầu vú, bắt đầu hút sùn sụt"

Đỗ Văn Hạo lúc này mới thở dài một hơi: "Tốt! chỉ cần tiểu hổ uống sữa của chó mẹ, trong người coi như đã có hương vị của chó mẹ, về sau chó mẹ cũng sẽ không xua đuổi nó đi mà không cho bú nữa"

"Vậy là tốt quá rồi! nhưng là sau này tiểu hổ lớn lên, vậy có thể hay không cắn con chó nhỏ này?"

"Sẽ không đâu, đều ăn sữa một mẫu thân mà lớn lên, dù sao cũng có tình huynh đệ trong đó, như thế nào lại cắn nhau. Hơn nữa, chưa tới lúc đó ta sẽ đưa tiểu hổ trở về trên núi."

"Ừm, nên là như vậy"

Tuyết Phi Nhi vẫn vuốt ve đầu con chó mẹ, con chó cũng không để ý gì tới việc đang bị tiểu hổ bú sữa của mình, chỉ chăm chăm hưởng thụ cảm giác lim dim buồn ngủ. Hai người hứng thú nhìn tiểu hổ ăn, Tuyết Phi Nhi thử đưa mấy ngón tay đẩy con chó nhỏ về phía gần tiểu hổ đang ăn, lúc này tiểu hổ uống được sữa đã có thêm chút khí lực, nhất định ngậm chặt đầu vú không chịu nhả ra, nhưng con chó nhỏ cũng không vì vậy mà đẩy nó ra, đúng là giống như trẻ con mà, mới vừa rồi tranh ăn với nhau, chỉ trong chốc lát đã lại quen nhau rồi.

Qua một lúc nữa, tiểu hổ ăn no, cuộn mình ngay cạnh con chó nhỏ ngủ vùi, Tuyết Phi Nhi lúc này mới yên tâm rời đi.

71:



Stickman AFK: Liên Minh Bóng Đêm

Hồi (1-549)


<