Vay nóng Tima

Truyện:Tam Quốc diễn nghĩa - Hồi 061

Tam Quốc diễn nghĩa
Trọn bộ 119 hồi
Hồi 061: Giữa sông, Tử Long đoạt A Ðẩu Tôn Quyền hòa hoãn với Tào Man
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-119)

Siêu sale Shopee

Giữa sông, Tử Long đoạt A Ðẩu

Tôn Quyền hòa hoãn với Tào Man

Bàng Thống và Pháp Chánh đều khuyên nhủ Huyền Ðức nên sớm trừ Lưu Chương, nhưng Huyền Ðức nói:

- Ta mới vào nhà người mà làm chuyện ác độc như vậy không nên!

Hôm sau, dự yến, Huyền Ðức và Lưu Chương tâm sự với nhau thân mật lắm. Ðang tiệc rượu, Bàng Thống và Pháp Chánh nói ngầm với nhau là cứ ra tay, không chần chờ nữa...

Tức thời Ngụy Diên được lệnh lên công đường múa gươm giúp vui. Ánh gươm đưa loang loáng, thì có tướng của Lưu Chương là Trương Nhiệm cũng rút kiếm ra mà nói:

- Múa kiếm phải có đôi mới đũ.

Rồi nhảy vào quay múa trước tiệc. Lưu Phong cũng nhảy vào tiếp, thế là mấy tướng Thục như Lưu Hội, Lãnh Bào cũng đều cầm binh xông vào múa tít.

Huyền Ðức giật mình quát lớn:

- Anh em ta gặp nhau, đâu có phải tiệc Hồng Môn, ai nấy bỏ gươm xuống?

Lưu Chương cũng quát bọn hộ tướng của mình

Mọi người đành phải tuân lời.

Huyền Ðức lại tự tay rót mời mỗi người một chén rượu tiệc kéo dài tới tối.

Về dinh, Huyền Ðức trách mãi Bàng Thống, còn Lưu Chương cũng về bọn Lưu Hội:

- Anh ta không có lòng dạ nào đâu!

Chợt có tin báo Trương Lỗ xâm phạm ải Hà Manh, Lưu Chương yêu cầu Huyền Ðức đi cự địch.

Huyền Ðức lập tức nghe theo.

Huyền Ðức đi rồi, Lưu Chương nghe lời các tướng nói mãi phải cử Dương Hoài và Cao Bái đi trấn ở Phù Thủy quan, đoạn Lưu Chương về thành đô.

Tới Hà Manh quan, Huyền Ðức giữ quân luật rất nghiêm để lấy lòng dân. Tin này bay tới Ðông Ngô.

Tôn Quyền liền họp các quan lại bàn tính.

Cố Ung bài kế:

- Nhân lúc này ta nên sai quân chận cửa ngõ Tây Xuyên, cắt đường về của Lưu Bị, rồi cử binh đánh lấy lại Kinh Châu.

Tôn Quyền khen nức nở

Bỗng Ngô Quốc Thái từ sau bình phong bước ra quát lớn:

- Ðứa nào bày mưu dịnh giết con gái ta? Phu nhân mắng tiếp:

- Ðời tao có mụn con gái gã cho Lưu Bị, nay động binh thì tánh mạng con ta ra sao?

Tôn Quyền chỉ biết chắp tay vâng vâng dạ dạ...

Rồi cho các quan lui hết, Quốc Thái cũng giận dữ lui vào.

Tôn Quyền một mình buồn bã, thở dài... chợt Trương Chiêu hỏi:

- Chúa công lo việc gì thế?

Tôn Quyền đáp:

- Việc vừa rồi đó!

Trương Chiêu hiến kế:

- Xin chúa công cho người tâm phúc qua Kinh Châu đưa thư riêng cho Quận chúa nói thác là Quốc Thái bị đau nặng kêu Quận Chúa bồng A Ðẩu về thăm. Ta sẽ dùng A Ðẩu đđể đổi lấy Kinh Châu vậy.

Tôn Quyền vổ tay khen là diệu kế rồi nói:

- Ta có kẻ tâm phúc dưới trướng, gan lì và kín đáo, họ Chu tên Thiện, sai đi ắt nên việc.

Trương Chiêu nói:

- Việc cần rất kín, xin cho đi ngay.

Thế là Chu Thiện được trao mật thư, đem theo năm trăm quân ăn mặc lối khách buôn, dùng năm thuyền lớn với thông hành giả mà đi. Tới nơi Thiện vào thành, nhờ môn lại thông báo riêng với Tôn phu nhơn.

Phu nhơn cho vào, xem thư rồi khóc, hỏi han sự tình... Thiện bẩm:

- Chẳng may Quốc Thái lâm bịnh hiểm nghèo, chỉ mong được gặp Phu nhơn và xem mặt A Ðẩu một chút.

Phu nhơn gạt lệ mà rằng:

- Phu quân ta đi vắng, vậy để ta mời Quân sư tới nói rồi hãy đi.

Thiện nói:

- Việc khẩn cấp, nếu Quân sư không quyết định được, lại bảo chờ lệnh Hoàng Thúc e không kịp mất!

Phu nhơn lại nói:

- Nếu ta cứ tự tiện đi, có gì ngăn trở không?

Thiện trình khẽ:

- Thuyền đã chờ sẳn ở bên. Xin phu nhơn cứ lên xe mặc tôi lo liệu.

Phu nhân phần sợ Quốc Thái lâm nguy e không gặp mặt, phần sợ có ai trông thấy nên vội vàng bồng A Ðẩu lên xe, theo sau có khoảng mấy chục người hầu. Thẳng tới bờ sông, liền xuống ngay thuyền về Ngô.

Lúc trong phủ hay tin thì Phu nhân đã tới Sa Ðẩuu Trấn, Chu Thiện sắp nhổ neo, bỗng có tiếng kêu lớn: - Khoan cho tôi tiễn Phu nhân đã!

Té ra Triệu Vân đi tuần về, hay tin vội phi ngựa như gió, dọc bờ sông đuổi theo.

Chu Thiện la:

- Ngươi là ai mà dám cản Chủ Mẫu như vậy? Nói rồi thuyền nhổ neo, buồm thuận gió, thuyền đi vùn vụt.

Triệu Vân men sông đuổi theo hơn mười dặm chợt thấy chiếc thuyền chài bên lạch nước, liền nhảy xuống, trên thuyền chỉ có hai người chèo, cố đuổi theo thuyền Phu nhân.

Chu Thiện sai bắn tên như mưa, Vân múa tít cây giáo, bao nhiêu tên đều bị gạt rơi, khi cách thuyền Phu nhơn lối một trượng, quân Ngô cầm dáo dài đâm túi bụi.

Triệu Vân liền rút gươm báu Thanh cang chặt đứt hết dáo mác rồi nhảy vọt sang.

Quân Ngô lui hết. Triệu Vân xông vào khoang, phu nhơn liền mắng lớn:

- Sao ngươi dám vô lễ!

Vân thưa:

- Chủ mẫu đi đâu, sao không cho quân sư biết với?

Phu nhơn nói:

-Thân mẫu ta đau, ta vội về thăm, không kịp báo tin.

Vân lại nói:

- Sao chủ mẫu lại đem theo cả tiểu chủ?

Phu nhơn đáp:

- Tiểu chủ là con ta, sao ngươi lại can thiệp vào việc nhà ta?

Triệu Vân lại nói:

- Xin để tiểu chủ lại rồi phu nhơn hãy đi.

Phu nhơn nổi giận, thét thị nữ xông vào, Vân gạt một cái, thị nữ té hết. Vân liền giằng lấy A Ðẩu từ trong lòng phu nhơn rồi ra đứng ở mũi thuyền. Phu nhơn lại thét thị nữ xông tới. Triệu Vân không dám làm dữ, sợ trái đạo làm tôi, mà muốn nhãy xuống bơi thì tay lại bồng A Ðẩu!

Trong khi ấy Chu Thiện cứ cho chèo thuyền đi như tên baœy.

Giữa lúc đó, bỗng có một đoàn thuyền từ trong bến đổ ra, dàn hàng chữ nhất, trên thuyền trống đánh rầm rầm. Triệu Vân cả kinh bụng bảo dạ phen này chắc chết về tay Ðông Ngô! Chợt vị đại tướng ngồi trên thuyền chính giữaa hét lớn như sấm:

- Tẩu tẩu phải để cháu lại mới đi được!

Thì ra Trương Phi nghe tin phu nhơn về Ngô vội ghé cửa Du Giang chèo thuyền ra ngăn chận vừa kịp thuyền Giang Ðông đi tới.

Lúc đó Trương Phi đã cầm gươm nhãy sang thuyền của phu nhân, chém một nhát, Chu Thiện đầu rơi khỏi cổ.

Phu nhơn quát:

- Thúc thúc sao vô lễ?

Trương Phi cũng nói lớn:

- Tẩu tẩu đi không thèm báo anh tôi một lời, thế mới là vô lễ!

Phu nhơn uất ức:

- Mẹ ta đau mà thúc thúc ngăn cản, thôi thì ta gieo đầu ở đây mà chết cho rồi! Trương Phi và Triệu Vân cũng không dám làm quá, phần đã giành được A Ðẩu rồi, nên đồng thanh thưa:

- Xin phu nhơn cứ đi, nếu còn nghĩ tới anh tôi thì nên sớm trở về.

Dứ t lời nhẩy vội sang thuyền Kinh Châu, trên tay Triệu Vân vẫn còn bồng A Ðẩu mặc cho đoàn thuyền của Tôn phu nhơn tiếp tục về Ngô.

Hai tướng dành được A Ðẩu đang quay thuyền về thì thấy đại đội chiến thuyền Kinh Châu có Khổng Minh dẫn đầu ào tới thấy đoạt được A Ðẩu, mừng rỡ tất cả đều quay trở về Khổng Minh liền viết thư báo tin Huyền Ðức rõ ều

Tôn phu nhơn về tới Ngô kễ lại mọi chuyện, Tôn Quyền nổi giận mà rằng:

- Em đã về đây, từ đây chẳng còn tình nghĩa gì với họ nữa, thù này phải trả mới xong. Bỗng lại có tin Tào Tháo đang chuẩn bị binh mã để đánh báo thù trận Xích Bích!

Thế là Tôn Quyền lại cùng các quan xoay ra việc cự Tào. Lại có tin báo:

- Quan Trương Sử Trương Hoành vừa từ trần, có thư để lại chúa công.

Quyền xem thư, trong có câu: " Sông núi Mạt Lăng có linh khí đế vương, xin chúa công ra đấy mà lập nghiệp muôn đời..."

Tôn Quyền nhỏ nước mắt mà rằng:

- Tử Cương khi sắp mất còn để lại lời vàng cho ta, lẽ nào dám trái.

Lập tức sai quan quân sửa sang vùng Mạt Lăng, đắp thành Thạch Ðầu làm kinh đô.

Sau đó, Lã Mông hiến kế địch Tào:

- Ta nên đấp một cái thành nhỏ ở cửa sông Nhu Tu, cho quân ẩn vào đó chống cư.

Các tướng lấy làm lạ, Lã Mông nói:

- Việc binh cần địa lợi, chiến sĩ cần chổ giữ thân. Ðánh không phải lúc nào cũng thắng, bất thình lình địch tấn công, có khi chạy ra bờ sông không kịp chớ nói gì tới xuống thuyền nữa

Lúc đó mọi người đều khen Lữ Mông biết tính xa.

Tôn Quyền liền cho quân, bất kể ngày đêm, đấp cho xong thành ở vàm sông Nhu Tu.

Nói về Tào Tháo ở Hứa đô uy quyền ngày càng lớn mạnh. Một bữa có quan Trưởng Sử là Ðổng Chiêu trình rằng:

- Từ xưa tới nay, dẫu Chu Công, Lã Vọng cũng chưa có ai công lớn như Thừa Tướng. Vì vậy xét theo lẽ, Thừa Tướng nên lãnh ngôi Ngụy Công, gia thêm Cửu Tích cho rõ ràng công đức khắp thiên hạ.

Ðổng-Chiêu vừa dứt lời thì quan Thị Trung là Tuân Húc can rằng:

- Thừa Tướng khuông phò nhà Hớn, đã trọn chí trung thần vinh hoa cũng tột bậc, vậy chả cần thêm hư danh hay xa xỉ quá đáng, cốt ở đạo đức là hơn cả.

Tào Tháo tái mặt đi, Ðổng Chiêu tiếp:

- Chỉ có ông nghĩ vậy, còn chúng tôi nghĩ khác. Rồi viết biểu dâng ngay lên Hiến Ðế.

Năm Kiến An thứ 17, TàoTháo đi đánh Giang Nam, bảo Tuân Húc cùng đi, Húc biết Tháo có ý giết mình bèn cáo bệnh ở lại. Một hôm có người mang một hộp đồ ăn, bảo của Thừa Tướng ban cho Tuân Húc, mở ra, thì là hộp... không. Húc hiểu ý, bèn uống thuốc độc chết.

Tuân Vận liền trình thư cáo tang lên Tào Tháo, Tháo hối hận lắm, truy phong cho Húc làm Kính Hầu.

Khi quân Tào tới Nhu Du, Tào Tháo sai Tào Hồng đi tuần tiểu.

Tào Hồng về thưa lại:

- Suốt mé sông, cờ cắm la liệt mà chẳng thấy quân Ngô đâu cả!

Tháo đích thân dẫn quân đi xem, lên chỗ cao nhìn xuống sông thì thấy chiến thuyền Ðông Ngô đội ngũ chỉnh tề cờ hiệu năm sắc, binh khí sáng lòa. Ở giữa có chiếc thuyền lớn nhứt, che hai cái tàng vóc xanh, chính Tôn Quyền ngồi đường bệ, hai bên văn võ các quan đứng hầu.

Tháo quay lại bảo các quan:

- Có con mà như Tôn Trọng Mưu kia, kể cũng nên có! Chớ như con Lưu Cảnh Thăng thì có khác gì con heo, con chó.

Còn đang nhìn Tôn Quyền, tấm tắc khen thì chợt pháo lịnh nổ vang, chiến thuyền Ngô di động, rồi bộ quân Ðông núp ở thành đất kéo ùa ra đánh tràn vào quân Tào. Bị đánh bất ngờ quân Tào không sao chống cự nổi. Quân Ngô lại từ dưới thuyền đổ bộ lên bờ tiếp đánh, quân Tào liều chết mà chạy.

Tào Tháo dẫn hơn ngàn kỵ binh, chạy tới chân núi lại gặp ngay một tướng mảo vàng, giáp vàng, mắt biếc râu tía, chính là Tôn Quyền! Tào Tháo hoảng sợ chạy về, thì hai cánh quân Hàn Ðương, Chu Thới ập tới may có Hứa Chữ liều chết hộ vệ cho Tào Tháo mới thoát được về trại.

Canh hai đêm đó bỗng nhiên lửa cháy ngất trời, thì ra quân Ngô lại bất thần cướp thẳng trại lớn, quân Tào lại thua, lui hơn năm mươi dặm.

Tào Tháo buồn lắm, cả ngày mở binh thơ ra xem.... Xảy có Trình Dục tới bàn nên tạm rút lui vì Ðông Ngô đã chuẩn bị kỹ càng khó đánh lắm. Tào Tháo càng buồn bực, ngũ thiu thiu, bỗng thấy nước triều dâng như muôn ngàn ngựa phi kéo tới, giữa sông lại có một vầng mặt trời, sáng chói cả một. Tào Tháo ngữa mặt lên trời thì còn hai vầng mặt trời nữa đối chiếu nhau. Tào Tháo còn đang bỡ ngở thì chợt vầng mặt trời dưới sông bay lên, sa xuống giữa trại binh trên núi, tiếng nổ như sấm!

Tào Tháo giật mình thức giấc, thì ra vừa thấy chiêm bao. Lúc ấy bên ngoài vừa điểm giờ Ngọ.

Tào Tháo liền lên ngựa, dẫn mấy chục tên quân, tìm ra phía trại binh trên núi mà mặt trời sa xuống lúc chiêm bao, bỗng thấy một đoàn quân hiện ra, một tướng mắt biếc râu tía, lẫm liệt đi đầu đúng là Tôn Quyền.

Tôn Quyền cũng tức thời nhìn ra Tào Tháo bèn lấy roi mà trỏ mà gọi lớn:

- Thừa Tướng tọa hưỡng Trung Nguyên, phú quý tột bực, nay còn định cướp Giang Nam ta là ý làm sao?

TàoTháo đáp:

- Ngươi chỉ là phận thần tử mà ta thì có chiếu mạng vua ra đánh đây!

Tôn Quyền cười lớn:

- Khắp thiên hạ ai chẳng biết ngươi mới là kẽ uy hiếp thiên tử. Ta đánh ngươi, chính là để khuôn phò xã tắc vậy.

Tào Tháo thét chư tướng xông tới bắt Tôn Quyền. Tức thời trống ở đâu nỗi lên, bốn tướng Ðông Ngô Hàn Ðương, Châu Thới, Phan Chương, Trần Võ nhất loạt đổ ra, tên bắn như mưa.

Tào Tháo được Hứa Chữ hộ vệ chạy gấp về trại, Quân Ngô cả thắng.

Về dinh Tào Tháo nghĩ bụng, cứ như giấc chiêm bao thì Tôn Quyền chẳng phải kẽ là kẻ tầm thường.

Muốn rút binh, lại sợ người chê cười, đang lúc lưỡng lự lại nhận được thư của Tôn Quyền gởi tới.

Trong thư có đoạn: "... Thừa Tướng với Cô cùng là thần tử nhà Hớn, lẽ nên báo quốc an dân, sao lại khuấy động binh đao cho sinh linh đau khổ? Nay tiết xuân đã về con nước đang sinh, xin Thừa Tướng hãy lui về chớ để trận Xích Bích lại xẩy ra lần nữa..."

Lật sau trang thư, lại thấy hai hàng chữ viết của Tôn Quyền:

" Ông mà chưa chết

Thời tôi chưa yên! "

Tào Tháo phì cười, lấy làm đắc ý nói rằng:

- Tôn Quyền hiểu rõ ta lắm! Rồi hạ lệnh ban sư.

Quân Ngô cũng thâu về Mạt Lăng.

Trương Chiêu lại hiến kế với Tôn Quyền chiếm Kinh Châu.


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-119)


<