Vay nóng Homecredit

Truyện:Thất hiệp ngũ nghĩa - Hồi 089

Thất hiệp ngũ nghĩa
Trọn bộ 100 hồi
Hồi 089: Nép Oai Cha, Mẫu Đơn Qua Hà Lệnh, Giả Tiểu Thử, Giai Huệ Gặp Thiệu Công.
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-100)

Siêu sale Shopee

Kim Công nghe lời Xảo Nương nên dằn giận, vào phòng yên nghỉ. Hôm sau đi ra thư phòng, gặp lúc Thi Tuấn mắc đi hội văn, bèn giở rương sách ra thấy có một cây Bạch Ngọc Xoa, xem kỹ thì thật là của con gái mình, bèn quày quả vào nhà trong hỏi Hà phu nhân rằng: "Đôi Ngọc Xoa của tôi cho con Mẫu Đơn bây giờ ở đâu?". Phu nhân nói: "Cho nó thời nó cất chớ ở đâu?". Kim Công nói: "Bảo nó đem đây tôi coi". Hà phu nhân liền sai liễu hoàn đi một lát cầm lại một cây Ngọc Xoa và nói rằng: "Tôi vào thư phòng thưa với tiểu thư lấy Ngọc Xoa, tiểu thư giở rương đồ nữ trang tìm rất lâu mà chỉ có một cây mà thôi, còn một cây nữa không biết ở đâu? Hỏi Giai Huệ thời nó đau mê man không biết, tiểu thư nói để chừng nào tìm được sẽ đem ra". Kim Công nghe dứt lời gầm một tiếng, nạt liễu hoàn lui ra nhà sau, rồi nói với Hà phu nhân rằng: "Con gái bà thật là tử tế quá!". Hà phu nhân nói: "Nó làm mất một cây xoa, sao ông nỡ buông lời như vậy?". Kim Công liền đưa khăn và tuội quạt cho phu nhân coi và nói: "Đây của con gái cưng của bà, nó làm ra". Vừa nói vừa móc luôn cây Ngọc Xoa ra nói tiếp: "Đây lại còn đối chứng, còn lời gì cãi với tôi nữa không?". Hà phu nhân hỏi: "Xoa ấy ở đâu mà ông được đó?". Kim Công bèn thuật chuyện tìm trong rương sách của Thi Tuấn cho phu nhân nghe, rồi nói: "Tôi nghĩ nó là con, nên để dung cho ba bữa, phải kiếm phương tự tận cho rồi, để còn sống gai mắt tôi mà mang khốn đa". Nói dứt, mặt lộ sắc giận hầm hầm đi thẳng ra ngoài thư phòng. Phu nhân thấy Kim Công đi rồi, lật đật vào phòng tiểu thư, vừa đi vừa khóc. Tiểu thư thấy vậy không rõ căn do thế nào bèn hỏi: "Thưa mẹ, vì sao mà mẹ khóc?". Phu nhân nói: "Mẫu Đơn con ơi? Nguy to rồi?". Nói đoạn khóc tức tưởi và thuật rõ đầu đuôi lại. Mẫu Đơn tiểu thư nghe thuật thất kinh, cũng khóc rồi nói: "Mẹ ơi! việc này nào con có hay biết, để con sai bà vú hỏi con Giai Huệ coi?" Bà vú là Lương Thị lăng xăng chạy đi. Chẳng dè từ ngày con Giai Huệ làm rớt mất gói khăn thời lo sợ quá mà thành bệnh, nằm mê man tới nay. Lương Thị liền hỏi nó không đối đáp được gì. Cực chẳng đã Lương Thị thở ra thưa rằng: "Con Giai Huệ nó nói không biết". Hà phu nhân hỏi: "Vậy mới tính làm sao bây giờ?". Mẫu Đơn khóc rằng: "Mẹ ơi? Cha con đã dạy con tự tận, con vâng lệnh cha, chết cũng đành rồi, nhưng mà ơn mẹ đẻ nuôi, con chưa chút đáp bồi, thời con có chết chẳng đành nhắm mắt!". Hà phu nhân nghe nói, bước tới ôm Mẫu Đơn vào lòng khóc mà rằng: "Con ơi! Con có chết thời mẹ cũng chết theo chớ còn sống làm chi". Mẫu Đơn khóc rằng: "Mẹ ơi! Mẹ đừng thương tiếc tới con làm gì nữa, mẹ nên yên dạ mà nuôi em con, nó còn thơ bé lắm, nếu mẹ chết thời nó nhờ cậy nương dựa vào ai, rồi e tuyệt phần nhang khói của họ Kim còn gì!". Nói đoạn ôm phu nhân khóc rống lên. Bà vú thấy vậy động lòng nói rằng: "Tiểu thư từ bé chí lớn không hề ra khỏi khuê phòng, đâu có làm điều chi tồi tệ như vậy, chắc là tại con Giai Huệ, vậy hãy đợi nó khỏe hỏi xem nó có biết không? Còn như bây giờ, sợ lão gia nóng giận thời bảo chồng tôi lén mướn một chiếc thuyền chở luôn con Giai Huệ theo tiểu thư qua bên huyện Đường ở với cậu ít lâu. Chờ con Giai Huệ mạnh, sẽ cậy ông tra hỏi nó, nếu như việc ấy được rõ ràng, ông làm ơn nói lại với lão gia thời việc êm như bàn thạch". Phu nhân nói: "Nhưng mà nó đi, ta không yên lòng". Lương Thị nói: "Hễ người lành thì có trời giúp". Mẫu Đơn nói: "Tôi từ nhỏ chí lớn chưa bước ra khỏi cửa một tấc đường, nay đi đây một là trái lệnh cha, hai là chường mặt ló mày cũng không tiện, thà là chết còn hơn". Hà phu nhân vội gạt đi: "Con ơi! Thế đã cùng rồi, phải chịu đỡ chớ biết sao. Nếu con chết thì việc này cũng không khỏi bại lộ". Tiểu thư nói: "Ngặt tôi không thể nào lìa mẹ tôi được " Lương Thị nói: "Đây là tính đỡ mà thôi, chừng yên việc thời mẹ con đoàn tụ. Còn như tiểu thư sợ chường mặt ra không tiện, tôi có một kế, cho Giai Huệ ăn mặc y phục của tiểu thư, giả tiểu thư có bệnh, qua cậu ở uống thuốc, còn tiểu thư giả dạng là liễu hoàn theo hầu, thời có ai biết được". Hà phu nhân nghe nói vừa lòng hối Lương Thị lo xếp đặt xong xuôi rồi hai mẹ con cứ ôm nhau mà khóc.

Nguyên chồng của bà vú Lương Thị tên là Ngô Năng, người thật thà lắm, khi nghe vợ bảo đi mướn thuyền thời cứ việc xuống mé sông kiếm, chứ không phân biệt kẻ dữ người lành. Lại gọi thêm ba cái kiệu lên rước tiểu thư, Giai Huệ và Lương Thị xuống bến. Bốn người đem hành lý xuống thuyền xong, bạn chèo liền nhổ sào trở lái.

Nói về Kim Công mặt giận hầm hầm, đi ra tới thư phòng, Thi Tuấn trông thấy liền bước tới thi lễ, ông không thèm đáp lại. Thi Tuấn thấy quang cảnh như thế, nghĩ thầm rằng: "Bữa nay sao ông lại đãi ta thế, hay là ta tới đây khiến ông chẳng bằng lòng? Mà ta có phải ăn chực ông đâu mà chịu cho ông eo xách". Nghĩ đoạn, bước tới thưa rằng: "Cháu lìa nhà đã lâu nay muốn trở về, xin bá bá cho phép". Kim Công nói: "Được, cứ về đi". Thi Tuấn liền kêu Cẩm Tiên thắng ngựa và gom góp hành lý rồi từ tạ Kim Công lên ngựa ra đi. Kim Công xem rương sách còn y nguyên, lại có bỏ sót cây quạt lại, nhưng không để ý tới, bước ra thư phòng rồi đi vào nhà trong, thấy Hà phu nhân khóc đỏ chạch hai con mắt, cũng không hỏi han gì. Hà phu nhân thấy chồng vào liền bước tới quỳ xuống đất khóc rằng: "Tôi lạy ông mà xin tội thất giáo". Kim Công hỏi: "Vậy chớ con cưng của bà, nó đã vâng lời tôi chưa". Phu nhân khóc đem việc Mẫu Đơn trốn qua cậu cho Kim Công nghe. Kim Công nghe xong hứ một cái mặt cũng còn hầm hầm, song thấy phu nhân quỳ mọp dưới đất khóc hoài, thời cũng thương nghĩ tới nghĩa tào khang trong khi tóc bạc, bèn bước tới đỡ dậy và nói rằng: "Chuyện đã lỡ rồi tôi cũng tạm bỏ ngoài tai. Song từ rày đừng nhắc đến con Mẫu Đơn nữa".

Mẫu Đơn cùng Giai Huệ và vợ chồng Lương Thị đi chiếc thuyền ấy, vốn là của anh em ông Đại, ông Nhị và một người bạn chèo là Vương Tam. Chúng nó là kẻ bất lương, thấy trong thuyền có nhiều đồ tuế nhuyễn tư trang thì động lòng tham. Thuyền đi vừa được một đỗi xa, ông Đại bỗng nói: "Trời sắp thổi dông to, vậy phải đậu thuyền lại". Nói rồi cắm sào ngồi lại chỗ nọ rất vắng vẻ hẻo lánh. Thuyền đậu ước một giờ mà không thấy sóng gió gì, Ngô Năng bèn nói: "Sóng gió ở đâu mà nói, thôi đi". Ông Đại nói: "Anh ra đây tôi chỉ đám mây cho mà coi". Ngô Năng chẳng dè đó là mưu gian, vừa bước ra mũi thuyền bị ông Đại xô nhào xuống sông. Lương Thị ngồi trong khoang thấy chồng bị hại kêu cứu om sòm. Vương Tam nhảy tới đấm Lương Thị nhào lăn như khúc gỗ. Mẫu Đơn thấy việc chẳng lành, bèn xô tấm cửa tre bên hông mui, rồi nhào đại xuống sông. Bấy giờ Giai Huệ đương lúc bệnh hoạn muốn chết cũng không chết được, muốn thoát thân cũng không thoát được, kinh hoảng quá, mồ hôi ra ướt áo, trong mình thấy nhẹ hẳn, bèn ráng sức kêu cứu.

Bỗng đâu, xa xa có một chiếc thuyền chèo tới như tên bay, người trên thuyền rất đông, kêu hỏi rằng: "Ai kêu cứu đó, có chúng ta đến đây ứng tiếp, chẳng sao đâu mà sợ!". Bọn bất lương nhắm thế không xong, ông Đại, ông Nhị sau rồi đến Vương Tam, mạnh đứa nào đứa nấy nhảy xuống sông kiếm đường thoát thân. Nãy giờ Lương Thị bị đánh nằm co dưới khoang, bấy giờ nghe có người kêu cứu liền bò ra khóc rằng: "Tội nghiệp chồng tôi bị kẻ cướp xô xuống nước chết chìm, con liễu hoàn cũng nhào xuống sông mất, còn tiểu thư bệnh nặng không day trở nổi xin các ngài cứu giùm làm nghĩa". Mấy người ấy nghe nói có tiểu thư nên không dám vào trong mui, lật đật bước trở lại thuyền mình bẩm cho Lão gia hay. Nhân lúc ấy. Lương Thị dặn Giai Huệ rằng: "Mi phải giả làm tiểu thư chớ không được lộ chuyện ra". Giai Huệ gật đầu, giây lát bên thuyền nọ bước qua, nào là bộc phụ, nào là liêu hoàn tiếp rước tiểu thư giả.

Tiểu thư giả bèn bảo Lương Thị đem rương gói qua tới thuyền bên này thấy cỏ một ông quan ngồi trong khoang vuốt râu hỏi rằng: "Nàng tên họ là gì? Ở đâu đi đến đây mà bị nạn?". Tiểu thư giả đáp: "Tôi là Kim Mẫu Đơn, con gái quan cựu Hình bộ thượng thư Kim Huy". Ông quan nọ nghe nói liền đứng dậy cười rằng: "Nói vậy cháu ta đây mà!". Tiểu thư giả thưa: "Chẳng hay Đại nhân quý tính đại danh là gì, cháu còn thơ chưa được rõ?". Ông quan nọ đáp: "Ta là Thiệu Ban Kiệt, cùng cha cháu kết nghĩa kim lang rất thân thiết, nay nhân vâng chỉ phó nhậm Trường Sa, nên cùng gia quyến ra đó, may dọc đường cứu được nạn cho cháu, ấy cũng là phước trời cho". Tiểu thư giả nghe nói bèn sụp lạy ra mắt chú.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-100)


<